Xu Hướng 6/2023 # Ai Cũng Thích Ăn Bò Bía Ngọt, Nhưng Rốt Cuộc Nó Có Nguồn Gốc Từ Đâu? # Top 12 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ai Cũng Thích Ăn Bò Bía Ngọt, Nhưng Rốt Cuộc Nó Có Nguồn Gốc Từ Đâu? # Top 12 View

Bạn đang xem bài viết Ai Cũng Thích Ăn Bò Bía Ngọt, Nhưng Rốt Cuộc Nó Có Nguồn Gốc Từ Đâu? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khi nhắc tới Bò Bía, có lẽ ai cũng cảm thấy một cảm giác trong trẻo, nhẹ nhàng của tuổi học trò như dòng nước mát chảy về trong tâm hồn…

Bò Bía rất quen thuộc với mỗi thế hệ học sinh, nhưng ít ai biết thứ quà vặt quen thuộc của tuổi học trò ấy đến từ đâu, mà lại làm những người Hà Nội sành ăn phải lưu luyến. Và cũng không ít người phải ồ lên ngạc nhiên đầy thích thú khi biết rằng, món ăn này còn có một phiên bản khác, mặn mà và cũng làm say đắm biết bao tâm hồn yêu ẩm thực Sài Thành.

Chiều nào cũng vậy, trước cổng trường học, giữa đám đông những phụ huynh chờ con, và những học sinh nhỏ chờ ba mẹ, ta lại dễ dàng bắt gặp những chiếc xe đạp cũ chở một chiếc thùng trắng nhỏ, với dòng chữ đỏ khá bắt mắt “Bò bía ngọt”.

Xung quanh chiếc xe, những ánh mắt nhỏ lấp lánh, háo hức đưa theo đôi tay khéo léo của người bán hàng. Lũ trẻ biết khi những hạt vừng đen tròn mẩy tí tách rơi xuống chiếc bánh với những nguyên liệu mang màu trắng ngà bên dưới chính là lúc chúng sắp được thưởng thức thứ quà ngọt lịm, bùi ngậy lại giòn dai mà chúng hằng ao ước.

Tuổi thơ của nhiều người đã đi qua trong những chiều tan trường cùng chiếc Bò Bía cuốn trắng muốt xinh xắn trên tay, vừa ăn vừa ôn lại một ngày nhiều niềm vui và những câu chuyện còn chưa kịp kể lúc giờ chơi…

Nhưng không biết, đã có ai từng thắc mắc: những chiếc cuốn nhỏ xinh, mang hương vị của kẹo nha, cơm dừa và bánh tráng làm từ bột mì dai dai ấy có từ đâu?

Bò Bía ngọt đã theo ra tới Hà Nội được hơn một thập kỉ. Những người bán hàng cho biết, ở Hà Nội này, người ở mỗi tỉnh khác nhau lên đây làm ăn thường có cái duyên với những nghề khác nhau: Người Nam Định thì bán bún, phở, cơm bụi,… người Hà Nam thì giao bánh mì… còn Bò bía là cái duyên của người Vĩnh Phúc.

Theo câu chuyện được kể lại, bác Vinh, một người dân quê ở Lập Thạch, Vĩnh Phúc hơn chục năm trước vào Nam làm thuê, đã học được nghề làm bò bía ngọt. Sau đó bác khởi hành ra Bắc, khởi nghiệp với nghề bán thứ “đồ ăn chơi” mà rất đắt khách này.

Bác Vinh chia sẻ, làm bò bía ngọt không khó: Muốn làm bánh tráng chỉ cần bột mì, chút đường, tráng mỏng như tráng bánh đa nem. Kẹo thanh giòn rụm kẹp vào giữa bò bía được làm từ mạch nha (cô đặc từ mầm lúa gạo), thêm chút dừa thật già, cho cùi thật giòn, bùi, béo nạo thành sợi mảnh và một vài hạt vừng đen là đủ để làm được một chiếc trắng tinh ngon lành.

Ở Sài Gòn, những chiếc xe bán bánh bía ngọt cũng giản dị hệt như ở Hà Nội. Nhưng có môt điều khiến nhiều người phải ngạc nhiên, “bò bía” trong Nam có phiên bản mặn và cũng là một trong những món ăn đắt khách nhất của mảnh đất này.

Bò bía mặn được làm bằng các nguyên liệu gồm lạp xưởng, trứng gà tráng, cà rốt, rau xà lách, củ sắn thái sợi luộc chín, hay su hào, tôm khô, rau thơm… tất cả thái nhỏ và cuộn trong bánh tráng làm từ bột mì. Gia vị dùng kèm là tương đen, và món ăn kèm là đậu phộng rang giòn, hành phi thơm nức, trộn cùng chút ớt xay nhuyễn.

Không biết vì món ăn đã thông dụng đến trở thành một phần của ẩm thực Sài Gòn, hay vì cái tên rất lạ của nó nhưng đã có người nơi đây tìm được một thông tin khác về nguồn gốc xa xôi của Bò bía:

“Bò bía (tiếng Phúc Kiến: pȯh-piáⁿ, 薄皮卷, tiếng Hán Việt là Bạc bính, nghĩa là bánh mỏng) là món cuốn theo phong cách ẩm thực Triều Châu (Quảng Đông) và Phúc Kiến, Trung Quốc, hiện phổ biến ở Đài Loan, Singapore và Malaysia. Tại Phúc Kiến, món này thường dùng ở Hạ Môn, còn ở Quảng Đông, món ăn phổ biến tại vùng Triều Sán ở phía đông của tỉnh trong lễ thanh minh. Tại Việt Nam, món này có thể do các di dân Triều Châu hoặc người Peranakan (hay còn gọi là Baba Nyonya, tục gọi người Bà Ba) du nhập vào.” ( Trích bài viết của tác giả kí tên PKH )

Vậy ra cái tên kì lạ của món bò bía có xuất phát điểm từ tiếng Hoa, và món ăn cũng đến từ nền ầm thực giàu có Trung Hoa.

Theo thời gian phiên bản bò bía mặn đã được thay đổi nhiều, lớp bánh cuốn ngoài không còn làm bằng bột mì nữa. Nó được thay bằng loại bánh tráng bột gạo, mà các bà nội trợ ngày nay thường dùng để cuốn nem, cuốn gỏi. Sự thay đổi này có lẽ bắt nguồn từ việc nguồn dự trữ gạo địa phương phong phú, người Hoa ở miền Nam đã sử dụng bột gạo để thay thế cho nguyên liệu bột mì trong bánh tráng bía, cũng từ đó thay đổi cách gói bò bía.

Kết thúc hành trình tìm về cội nguồn của một ‘món quà nơi khác’ đã làm xiêu lòng biết bao người Hà Nội, ta lại tìm thấy những cây cầu xưa cũ, đã nối cuộc sống của con người lại gần nhau hơn. Từ cách tráng bánh khéo léo của người Hoa, đến cái chịu thương chịu khó của người Vĩnh Phúc, qua cái tâm hồn cởi mở và hồn hậu của người Hà Nội, Bò bía ngọt đã có một hành trình thật dài, để góp cái duyên dáng của mình vào danh sách những thức quà thanh tao mà người dân Hà Nội ưa thích.

Tết Trung Thu: Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Không Phải Ai Cũng Biết

Từ ngàn năm nay, cứ mỗi dịp thu về, người ta lại nô nức chào đón tết trung thu vào ngày 15/8 âm lịch. Dưới ánh trăng sáng vành vạch cùng nhau phá cỗ trò chuyện và ước nguyện một đời bình an. Nhưng không phải ai cũng biết được nguồn gốc và ý nghĩa của tết trung thu.

Nhiều người bảo rằng tết Trung Thu của Việt Nam có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng trên thực tế khi đi vào những giai thoại thì người Việt Nam và Trung Quốc đều có những nguồn gốc về tết trung thu khác nhau. Nếu như trung thu của người dân Trung Quốc nhắc đến chuyện tình của Hằng Nga và Hậu Nghệ thì ở Việt Nam lại thêu dệt nên câu chuyện về chú Cuội chị Hằng.

Hay từ câu chuyện lịch sử Trung Quốc thời nhà Đường, nguồn gốc của tết trung thu gắn liền với nàng Dương Qúy Phi. Nàng là một trong tứ đại mỹ nhân làm nên giai thoại đất nước Trung Hoa bấy giờ. Cũng chính vì vẻ đẹp nghiêng nước nghiêng thành mà bị triều thần cho rằng nàng mê hoặc nhà vua Đường Huyền Tông chìm đắm trong tửu sắc bỏ bê triều chính. Đường Huyền Tông buộc phải ban phát cho sủng phi của mình dải lụa trắng để củng cố triều đình trong niềm tiếc thương vô hạn. Vì niềm thương tiếc khôn nguôi ấy đã làm lay động các tiên nữ, vào đêm trăng sáng nhất của mùa thu, vua đã được đưa lên trời gặp lại Dương Qúy Phi. Sau khi về trần gian ông đặt ra tết trung thu để tưởng nhớ đến vị sủng phi của mình.

Còn ở Việt Nam, nhiều tài liệu ghi chép lại rằng, tết trung thu được tổ chức dưới thời nhà Lý tại kinh thành Thăng Long. Là dịp mà vua Lý muốn tạ ơn thần Rồng đã mang mưa tới cho mùa màng bội thu, cho con dân ấm no.

2. Lý giải phong tục tết trung thu về tục chơi đèn lồng

Tết trung thu không thể thiếu đi hình ảnh chiếc đèn lồng nhiều màu sắc sáng rực rỡ dưới ánh trăng vàng. Đối với người dân Trung Hoa, đèn lồng được treo trước cửa nhà và tượng trưng cho sự may mắn bình an.

Một số lại được làm thành dạng đèn hoa đăng, sau khi ghi những ước nguyện vào thì thả trôi bờ sông mang lời cầu nguyện đi xa.

Nói về nét văn hóa nữa của người Trung Hoa dịp trung thu được lưu truyền đến nay phải kể đến đèn Khổng Minh. Đèn Khổng Minh thường có kích thức lớn, dán giấy xung quanh và thắp nến ở giữa, sau khi viết ước nguyện lên đèn thì thả lên bầu trời. Trong ánh trăng vàng thì từng ngọn đèn được đồng loạt thả làm sáng rực cả một vùng trời, từng ngọn đèn tựa như những ngôi sao sáng lấp lánh gửi thời thỉnh cầu của con dân tới các vị thần linh.

Còn đối với người Việt, đèn lồng trung thu được làm cho trẻ em chơi trung thu là chính. Những chiếc đèn với vô số hình dáng từ bông hóa, cá, gấu…vô cùng xinh đẹp sáng rực đêm trung thu.

Đèn lồng Việt Nam làm thủ công từ tre và giấy gió, tô vẽ bên ngoài đèn là những nét vẽ đường thêu vô cùng đặc sắc. Đèn lồng của người Việt Nam là sự biểu hiện của ấm no và hạnh phúc gia đình.

3. Lý giải phong tục tết trung thu về tục ngắm trăng

Vào dịp tết trung thu hầu hết người dân Trung Hoa sẽ đổ ra đường để chiêm ngưỡng vẻ đẹp trăng trằm. Khoảnh khắc trăng lên vô cùng thiêng liêng với nhiều người, ánh trăng là biểu hiện sự sum vầy của các thành viên trong gia đình với nhau.

Còn ở Việt Nam, trăng có một ý nghĩa rất to lớn của đất nước có nền văn hóa lúa nước. Ngày rằm tháng 8 là lúc cảnh trời đất đẹp nhất, khí hậu mát mẻ, ánh trăng sáng soi rõ từng cảnh vật về đêm. Thời điểm này cũng là lúc việc nông nhàn nhất, mọi người khi đó có thể thảnh thơi ngắm cảnh thưởng nguyệt mà hòa mình vào đất trời.

Sau khi quây quần cùng nhau phá cỗ thì các gia đình sẽ sum vầy trên ban công hay tìm chỗ trên cao để cùng nhau ngắm ánh trăng rằm. Dưới ánh trăng sáng các ông bố bà mẹ cũng thường kể về giai thoại chú Cuội ngồi gốc đa cho con mình nghe.

4. Lý giải phong tục tết trung thu về việc phá cỗ

Vào dịp trung thu mỗi gia đình Việt đều bày cỗ với đầy đủ nào là bánh trung thu, kẹo, mía, thị,bưởi, dưa hấu…tùy vào từng gia đình mà cỗ được trang trí khác nhau.

Khi ánh trăng lên tới đỉnh đầu chính là lúc mà mọi người cùng nhau phá cỗ và thưởng thức hương vị của tết trung thu. Mâm cỗ trung thu là để cũng trăng và tế trời đất cùng cầu mong cuộc sống tốt lành, mùa màng bội thu và sự đoàn viên trong gia đình.

5. Lý giải phong tục tết trung thu về múa Lân

Tết trung thu đường phố nhộn nhịp tiếng trống cùng những điệu múa Lân. Người Trung Quốc múa lân vào dịp tết Nguyên Đán còn người Việt lại múa Lân vào dịp tết trung thu. Thường múa Lân sẽ được tổ chức vào đêm 14 và đêm 15. Đội múa Lân gồm có một người đội chiếc đầu lân và chỉ huy cả đội múa những điệu bộ của con vật này theo nhịp trống. Con Lân tượng trưng cho điềm lành vì vậy múa Lân đêm trung thu là ước mong cho những điềm lành đến với mọi nhà.

6. Lý giải phong tục cắt bánh trung thu

Dường như bánh trung thu đã trở thành một thức bánh chỉ có vào dịp tết trung thu và không thể thiếu của mọi nhà. Được làm từ bột mì nhân hạt sen và bột đường, bánh trung thu biểu tượng cho sự đoàn tụ và hòa thuận của gia đình.

Thường bánh trung thu sẽ được cắt bằng với đúng số thành viên trong gia đình. Miếng bánh càng đều thì gia đình càng hạnh phúc hòa thuận.

Tết trung thu là một phong tục ý nghĩa từ lâu đời không chỉ ở Việt Nam mà còn ở các nước trong châu Á khác. Sau khi đã đi lý giải phong tục tết trung thu chắc hẳn mọi người đã biết được phần nào về nguồn gốc và ý nghĩa của ngày tết đoàn viên.

✅ Lễ hội Trung Thu năm nay có tổ chức không?

Theo báo chí đưa tin thì lễ hội Trung Thu truyền thống lớn như ở Tuyên Quang hay Phan Thiết sẽ ngưng không tổ chức để đảm bảo an toàn trong dịch Covid 19.

✅ Có Lễ hội Trung Thu ở Hà Nội không?

Lễ hội Trung Thu 2020 sẽ được tổ chức từ ngày 28/9 đến 1/10, tại số 2 Hoa Lư, quận Hai Bà Trưng, Hà Nội với nhiều hoạt động đặc sắc hướng đến trẻ em vui chơi an toàn lành mạnh trong đêm trung Thu.

Ngày Valentine Có Nguồn Gốc Từ Đâu Và Có Ý Nghĩa Gì?

Trong lịch sử có một vị thánh tên Valentine

Có một điều mà nhiều người chưa biết Valentine là tên người. Chính xác hơn, đó là tên của một vị linh mục ở thành Rome. Ông được biết đến khi tử vì đạo vào năm 269 và được đặt thi hài tại nhà thờ của thánh Praxed tại Rome. Ông trở thành giám mục của Interamna vào năm 197 và tử vì đạo dưới cuộc đàn áp của hoàng đế Aurelianus.

Một tài liệu khác ghi lại rằng, một vị thánh tên Valentine đã tử vì đạo ngày 14 tháng 2. Ông chịu trách nhiệm cho một cuộc nổi loạn. Cuộc nổi loạn ấy nhằm đấu tranh cho quyền lợi và sự phát triển của giai cấp. Nhưng bởi chưa đủ tiềm lực và đủ sức mạnh, nên nó sớm lụi tàn. Chính vì sự thất bại đó, nhiều người không biết gì thêm về ông. Ngoại trừ việc ông chết ở châu Phi cùng các chiến hữu trên sa trường.

Nguồn gốc về ngày Valentine – ngày Valentine có ý nghĩa gì?

Nhiều nguồn tin về ngày lễ Valentine, nhưng giả thuyết được nhiều người chấp nhận nhất là câu chuyện sau.

Linh mục Valentine đã không quản ngại nguy hiểm, đã chống lại sắc lệnh của vị hoàng đế. Bởi ông cho rằng tình yêu là một điều thiêng liêng, không nên ngăn cản. Ông thực hiện bằng cách bí mật tiến hành lễ cưới cho các cặp đôi. Nhưng đang giữa chừng thì bị phát hiện rồi ra lệnh tử hình. Trước khi ra pháp trường, ông gửi tấm thiệp cho cô con gái viên quản ngục. Người mà ông trước đó chữa lành bệnh mù lòa. Tấm thiệp đó ký tên “dal vostro Valentino” – from your Valentine (“Từ Valentine của em”). Từ đó, các cặp tình nhân vẫn giữ truyền thống ấy, lưu truyền thông điệp “From your Valentine” đó cũng là ý nghĩa của ngày Valentine ngày các cặp đôi thể hiện tình cảm của mình dành cho nhau.

Theo thời gian, ngày 14 tháng 2 trở thành sự kiện quan trọng. Đó là dịp mà người ta dành tình cảm và chia sẻ tình thương đến với nhau. Đó cũng là lúc người ta trao đến nhau những thông điệp, gửi đến nhau những sẻ chia. Sự xuất hiện của ngày lễ tình nhân là thời khắc để mỗi con người được hòa chung một nhịp đập. Bên cạnh người mình thương quý.

Jemmia, đây là đơn vị uy tín trong lĩnh vực trang sức. Những mẫu nhẫn phong thuỷ, bông tai vàng đẹp, nhẫn cặp vàng cao cấp của chúng tôi luôn đạt đến độ hoàn thiện cao, đặc biệt nhận thiết kế trang sức theo yêu cầu với giá cả hợp lý nhất thị trường.

Ngày 8/3 Là Ngày Gì, Nguồn Gốc Và Ý Nghĩa Ngày 8/3 Không Phải Ai Cũng Biết

hay còn có tên gọi khác là ngày Quốc tế Phụ nữ hay ngày Liên Hiệp Quốc vì Nữ quyền và Hòa bình quốc tế.

Ngày lễ kỷ niệm ngày Quốc tế Phụ nữ đầu tiên được tổ chức vào ngày 28/2/2909 tại New York do Đảng xã hội Mỹ tổ chức.

Theo lịch sử, vào ngày 8/3/1917, tại Petrograd đã diễn ra một cuộc biểu tình. Sau đó, Liên bang Xô Viết (Liên Xô) đã tuyên bố ngày này là ngày nghỉ quốc gia kể từ năm 1917.

Ngày 8/3 là ngày lễ kỷ niệm của các chị em phụ nữ. Ảnh: Internet

Năm 1977, Liên Hiệp Quốc đã chính thức chọn ngày 8/3 làm ngày Quốc tế phụ nữ.

Năm nay ngày 8/3/2020 rơi vào Chủ nhật tuần đầu tiên của tháng 3.

Nguồn gốc và ý nghĩa của ngày 8/3

Ngày 8/3 cũng là dịp để tôn vinh phụ nữ. Ảnh: Internet

– Ngày 8/3 bắt đầu từ phong trào của nữ công nhân ngành dệt nước Mỹ vào cuối thế kỷ XIX.

Theo đó, vào 8/3/1857, các công nhân ngành dệt đứng dậy chống lại những điều kiện làm việc khó khăn và tồi tàn của họ tại thành phố New York.

Sau đó 2 năm cũng trong tháng 3, các nữ công nhân Hoa Kỳ trong hãng dệt thành lập công đoàn đầu tiên đã được bảo vệ và giành được một số quyền lợi.

Khoảng 50 năm sau, ngày 8/3/1908, 15.000 phụ nữ diễu hành trên các đường phố New York đòi tăng lương, giảm giờ làm việc và hủy bỏ việc bắt trẻ con làm việc. Sau đó, Đảng Xã hội Hoa Kỳ tuyên bố Ngày Quốc tế Phụ nữ là ngày 28/2/1909.

Ngày 8/3/1910, tại Hội nghị phụ nữ do Quốc tế thứ 2 (Quốc tế Xã hội chủ nghĩa) tổ chức, 100 đại biểu phụ nữ thuộc 17 nước đòi quyền bầu cử cho phụ nữ.

Chủ tịch Hội nghị là bà Clara Zetkin, phụ nữ Đức, đã đề nghị chọn một ngày quốc tế phụ nữ để nhớ ơn những phụ nữ đã đấu tranh trên toàn thế giới.

Hội nghị đã quyết định chọn ngày 8/3 làm Ngày Quốc tế Phụ nữ, ngày đoàn kết đấu tranh của phụ nữ với những khẩu hiệu: “Ngày làm việc 8 giờ”, “Việc làm ngang nhau”, “Bảo vệ bà mẹ và trẻ em”.

Kể từ đó, ngày 8/3 hàng năm đã trở thành ngày đấu tranh chung của phụ nữ lao động trên toàn thế giới.

– Ngày 8/3 biểu dương ý chí đấu tranh của người phụ nữ khắp nơi trên toàn thế giới, đấu tranh vì độc lập dân tộc, dân chủ, hòa bình và tiến bộ xã hội, vì quyền, hạnh phúc của phụ nữ và nhi đồng.

Tại Việt Nam, ngày 8/3 là ngày kỷ niệm của cuộc khởi nghĩa Hai Bà Trưng- người đã có công đánh đuổi giặc ngoại xâm, giữ toàn vẹn lãnh thổ.

Ngày 8/3 cũng là dịp để tôn vinh phụ nữ, những người đã âm thầm hy sinh, giỏi việc nước, đảm việc nhà.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ai Cũng Thích Ăn Bò Bía Ngọt, Nhưng Rốt Cuộc Nó Có Nguồn Gốc Từ Đâu? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!