Xu Hướng 3/2023 # Ăn Chao Có Tốt Không Và Cách Làm Chao Tại Nhà Cực Ngon Cho Gia Đình # Top 8 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Ăn Chao Có Tốt Không Và Cách Làm Chao Tại Nhà Cực Ngon Cho Gia Đình # Top 8 View

Bạn đang xem bài viết Ăn Chao Có Tốt Không Và Cách Làm Chao Tại Nhà Cực Ngon Cho Gia Đình được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chao là gì ?

Chao hay còn được gọi là đậu phụ nhự (đậu hũ nhũ) là một loại đậu phụ lên men. Đây là món ăn nổi tiếng trong ẩm thực Quảng Đông (Trung Quốc). Tuy có nguồn gốc từ Trung Quốc nhưng chao lại được biết đến rất nhiều ở miền trung và miền nam Việt Nam.

Chao hay đậu phụ nhự là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng rất cao. Nó có hương vị thơm ngon, béo ngậy đặc trưng; mang lại cảm giác ngon miệng cho nguời ăn. Chao có thể sử dụng như một món ăn, một loại nước chấm hoặc làm gia vị trong chế biến thực phẩm.

Chao được mệnh danh là “phô mai châu Á”; bởi lớp mốc bên ngoài của chao béo ngậy y chang các loại phô mai Roquefort hay Camembert. Mặc dù chao có mùi khá khó chịu; thế nhưng nó vẫn là một món ăn rất được ưa chuộng ở Trung Quốc và các nước Đông Nam Á.

Thành phần chất dinh dưỡng có trong chao

Đạm tổng là 2,3 đến 2,6%

Chất béo là 9,0 đến 10%

Độ chua là 0,1/N

Cũng bởi chứa giá trị dinh dưỡng cao như vậy; vì thế chao từ lâu đã trở thành một món ăn ngon trong bữa cơm của rất nhiều gia đình.

Bạn có thể sử dụng chao làm nước chấm rau củ luộc hay làm gia vị chế biến một số món ăn như: vịt nấu chao… Món ăn sẽ đậm đà vị ngậy đặc trưng của protein trong đậu nành!

Ăn chao có tốt không ?

Chao là một món ẩm thực được nhiều người yêu thích. Vì thế câu hỏi ăn chao nhiều có tốt không ? cũng là vấn đề rất được quan tâm.

Về bản chất, chao được hình thành từ quá trình thủy phân protein có trong đậu hũ thành các axit amin; thông qua phương pháp vi sinh vật nhờ enzim proteaza do các chủng nấm mốc tham gia vào quá trình lên men. Bởi vậy mà hàm luợng chất dinh dưỡng và hệ số tiêu hóa có trong chao còn cao hơn gấp nhiều lần đậu phụ.

Chao có nhiều dạng khác nhau như chao nước, chao đặc, chao bánh và chao bột. Mỗi dạng chao lại có thành phần dinh dưỡng khác nhau; có hương vị đặc trưng riêng với đầy đủ các loại axit amin không thể thay thế như: peptit, các este chất béo…

Ăn chao có tốt không ? Nhờ hàm lượng protein lớn cùng với rất nhiều loại vitamin và khoáng chất; ăn chao có tác dụng phòng ngừa bệnh thiếu máu. Chao được xếp vào top những món ăn ngon và đặc sắc của phương Đông và được coi như một loại thịt dạng thực vật.

Lượng vitamin B2 và B12 có trong chao là rất lớn; hơn đến 6 – 7 lần so với đậu hũ. Trong đó chao đậu đỏ là dạng chao có hàm lượng chất dinh dưỡng cao nhất; chứa nhiều khoáng chất như canxi, magie, phốt pho.

Không những cung cấp nhiều chất dinh dưỡng đa dạng; sau quá trình lên men vi sinh, hàm lượng axit phytic sẽ giảm. Nhờ đó giúp tang khả năng hấp thụ chất sắt.

Ăn nhiều chao có tốt không?

Các chuyên gia cho hay, ăn chao thường xuyên sẽ mang đến rất nhiều công dụng tốt đối với sức khỏe. Nhất là đối với những người mắc bệnh huyết khối; làm giảm nguy cơ mắc bệnh.

Không những thế, các bạn có thể sử dụng chao như một loại gia vị giúp tăng hương vị thơm ngon của món ăn. Hoặc dung để nêm nếm nước dùng mì nhằm làm tăng vị ngon của mì.

Chất cồn trong chao được hình thành do chất men tự tạo ra trong quá trình ủ chao; bạn đừng lo bởi ăn chao không thể say được đâu. Vấn đề gây nguy hiểm cho sức khỏe ở đây là muối.

Để bảo quản chao được lâu, người ta phải ủ chao trong muối với tỉ lệ khá cao. Chính vì thế nếu ăn quá nhiều chao, cơ thể bạn cũng sẽ hấp thụ thêm một lượng muối quá lớn.  Khiến cho thận phải hoạt động với công suất lớn hơn; làm tăng huyết áp gây hại cho sức khỏe. Không những thế muối còn giữ nước khiến bạn dễ bị béo phì hơn.

Các chuyên gia khuyên rằng: không nên ăn quá 6 grs chao mỗi ngày để đảm bảo sức khỏe tốt nhất.

Lưu ý khi ăn chao cần nhớ ?

Không thể phủ nhận những giá trị dinh dưỡng mà ăn chao mang lại cho cơ thể. Tuy nhiên, ăn chao có tốt không thì vẫn có những trường hợp không nên như:

Những người huyết áp cao, người mắc bệnh thận; bởi trong chao có chứa nhiều muối.

Với những trường hợp bị thấp khớp cũng nên hạn chết ăn chao; bởi món này có chứa purine sẽ khiến tình trạng bệnh xấu đi.

Những người bị viêm loét đường tiêu hóa cũng không nên ăn chao.

Bên cạnh đó, chao là một loại thực phẩm kỵ với mật ong; nếu kết hợp 2 món này với nhau sẽ không tốt cho cơ thể, gây tình trạng tiêu chảy.

Nếu bạn có sức khỏe bình thường thì có thể ăn chao với lượng vừa phải cũng rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên cũng cần lưu ý những trường hợp không nên ăn chao.

Ăn chao như thế nào là đúng cách

Chao là loại gia vị quen thuộc trong chế biến những món ăn chay. Không những thế, nó còn được sử dụng phổ biến để ướp thịt, cá, tôm mực, các món xào như khổ qua xào trứng, mướp xào thịt bằm… nhờ hàm lượng muối có sẵn trong lúc lên men cùng tác dụng tăng sự hấp dẫn của món ăn.

Chao còn được dung để làm gia vị ướp thay nước tương, nước mắm để xào nấu các món ăn mặn; giúp hương vị món ăn trở nên phong phú và hấp dẫn hơn, kích thích vị giác ăn ngon miệng. Cùng với đó giá trị dinh dưỡng và protein của chao cũng cao hơn so với nước tương, nước mắm.

Cách làm chao tại nhà như thế nào ?

Dùng chao làm nước chấm, gia vị nêm nếm hoặc chế biến thành món ăn đều ngon. Cách làm cũng hết sức đơn giản, các bạn chỉ cần bỏ một chút thời gian là hoàn toàn có thể tự tay làm ra vài hũ chao ngon, đảo bảo vệ sinh cho cả nhà cùng thưởng thức rồi.

Nguyên liệu:

4 bìa đậu hũ loại chắc; 50g muối, rượu gạo: 100ml 200ml, nước đun sôi để nguội, 30g ớt bột, hũ thủy tinh để đựng chao.

Cách làm chao ngon tại nhà:

Lấy đậu hũ trắng rửa sạch cho vào nước sôi luộc tầm 2 phút. Sau đó vớt nhẹ nhàng đậu hũ bỏ ra mâm đã lót sẵn khăn sạch.

Xếp đậu hũ thành từng lớp, rồi phủ thêm một lớp khăn nữa lên trên. Thấm nhẹ nhàng để đậu hũ thật khô nước rồi cắt thành từng miếng vuông vừa ăn.

Cho muối vào chảo rang cho đến khi hạt muối săn lại. Trộn đều 1/2 lượng muối rang với ớt bột. Bỏ những miếng đậu hũ đã cắt miếng vuông vào hỗn hợp muối ớt trên và lăn đều.

Chuẩn bị 1 cái thố lớn, vệ sinh sạch và lau khô. Lót một lớp lá chuối hoặc vải màn mỏng vào.

Xếp các miếng đậu hũ tẩm muối ớt vào thành từng lớp trong thố; phủ thêm một lớp lá chuối lê trên; sau đó đậy kín nắp, hầm hơi cho đậu nổi men. Đem phơi đậu hũ ngoài nắng, ủ trong khoảng 2 – 3 ngày cho đến khi đậu lên men.

Còn 1/2 lượng muối rang còn lại đem hòa tan với nước sôi để nguội rồi lọc bỏ cặn. Cho đậu hũ đã lên men vào hũ thủy tinh; sau đó đổ nước muối và rượu vào. Đậy kín nắp, để nơi thoáng mát trong khoảng 10 – 15 ngày; cho đế khi chao nổi lên trên bề mặt hũ là có thể ăn được rồi.

Vịt Nấu Chao Ăn Với Rau Gì Thì Ngon, Đúng Vị?

Khi chế biến món này, mùi hương ngào ngạt được tỏa ra nghi ngút, nóng hổi khiến cho thực khách không thể nào kìm lòng được. Nói chung là thịt vịt được nấu cực kỳ mềm, ngọt vừa nhưng có vị hơi hơi dai, béo ngậy hòa quyện với khoai môn bùi bùi. Bên cạnh đó, món này còn chế biến thêm cả nước sốt có độ sánh vừa, đậm đà hương vị của chao và tiêu thơm nức mũi. Món này được ăn kèm với bún và rau là số một.

Bài viết sẽ giải đáp cho câu hỏi của nhiều người thưởng thức món vịt nấu chao ăn với rau gì thì hợp, ngon đúng bài, giúp cho món ăn đỡ bị ngán mà còn thanh mát hơn, không bị nóng trong người. Vịt nấu chao ăn với rau gì? Món này bạn có thể ăn kèm chung với rau muống, hoặc rau xà lách cũng có thể là món rau cải cay và tất cả các loại rau thơm khác như là mùi tàu, mùi ta chúng ta hay dùng thường ngày.

Còn nếu món này bạn không có rau sống để dùng kèm thì khuyên bạn nên ăn kèm với giá sống là hợp lý nhất. Vậy là câu hỏi: “Vịt nấu chao ăn với rau gì?” đã được trả lời rồi đúng không nào. Tiếp theo đó là nguyên liệu nước sốt. Đây là một sự kết hợp tuyệt vời của cả nước dừa cùng với chao, có thể nói rằng đây là phần nước mà chảy từ thịt ra, vừa ngọt vừa béo ngậy lại quyện cùng với vị thơm thơm của chao, ăn kèm với rau sống thì thật là tuyệt cú mèo. Đảm bảo sau khi ăn xong, bạn sẽ không có chữ nào diễn tả nổi độ tuyệt vời của nó được. Nước sốt chính là linh hồn của món vịt, nó quyết định món đó có ngon hay không nhờ vào đấy.

Ngoài ra, bạn cũng có thể làm món vịt nấu chao thành món lẩu, thêm chút nước và nêm cho thật đậm đà thì trở thành món lẩu ngay thôi. Vậy thì món lẩu vịt nấu chao ăn với rau gì mới là ngon nhất, hợp nhất?

Cách Làm Kem Chuối Ngon &Amp; Đơn Giản Tại Nhà

Cách làm kem từ chuối cực dễ, không chỉ có những nguyên liệu thân thuộc, sẵn có khắp nơi mà các bước làm cũng đơn giản không kém. Vì thế, nó luôn là món quà vặt yêu thích mà các bà các mẹ dễ dàng chế biến để chiêu đãi con cháu. Món kem này có thể coi như là một món kem “quốc dân” đối với những đứa trẻ Việt.

Và không chỉ các bạn nhỏ, món ăn này cũng hớp hồn cả người lớn chúng mình đấy. Nhanh tay vào bếp làm và chiêu đãi chúng mình thôi!

Cách Làm Kem Chuối

Cách làm kem chuối chi tiết

Bước 1: Rang lạc

Các bạn cho lạc 🥜 vào chảo sau đó cho một chút muối vào và rang đều với lửa nhỏ. Rang lạc cho đến khi lạc vỏ lạc chuyển màu vàng sậm, nứt hạt là được. Có thể các bạn thắc mắc tại sao lại cho muối khi rang lạc? Bởi vì khi cho muối rang cùng với lạc sẽ giúp lạc chín đều hơn.

Sau khi rang xong, các bạn để lạc nguội và tuốt sạch vỏ. Lạc được tuốt sạch vỏ, các bạn cho vào một túi nilon và giã nhỏ. Không nên giã nhỏ quá mà chỉ cần hơi nát là được.

Bước 2: Cách Làm Kem Chuối – Nấu nước cốt dừa

Các bạn cho 400 ml nước cốt dừa vào nổi. Lưu ý là đổ từ từ và bỏ đi phần cặn của nước cốt dừa. Sau đó, bật bếp đun nước cốt dừa đến khi sôi thì bạn cho sữa đặc vào. Tiếp theo, các bạn cho 2 muỗng đường và một chút muối rồi khuấy đều cho mọi thứ tan hết vào nhau.

Trong quá trình đợi nước cốt dừa sôi thì bạn lấy phần bột năng đã chuẩn bị sẵn và cho thêm 50 ml nước lọc và khuấy đều lên cho bột tan ra. Sau khi đổ hết phần bột năng vào nước cốt dừa, các bạn khuấy đều tay đến khi nước cốt dừa hơi sệt lại thì tắt bếp.

Bước 3: Làm kem chuối

Nước cốt dừa đã hoàn thành thì các bạn xử lý đến phần chuối 🍌. Đem 1 nải chuối lột vỏ và bỏ vào một tô lớn. Sau khi lột vỏ xong, các bạn sử dụng một túi nilon cỡ vừa để chuối vào và ép. Khi ép chuối, lưu ý sử dụng vật năng có diện tích lớn để không làm nát chuối. Bạn ép đến khi chuối dẹp vừa, không mỏng quá là được. Thời gian ép chuối là thời gian đợi nước cốt dừa vừa nấu nguội.

Sau khi công việc ép chuối hoàn thành thì bạn chờ đến nước cốt dừa nguội hẳn. Sau đó, bạn lấy khay làm kem ra và đặt miếng chuối đã được ép lên. Lưu ý là lấy khay làm kem rộng hơn so với miếng chuối để còn khoảng trống chứa nước cốt dừa.

Bạn có thể thay thế khay đựng kem bằng túi nilon cỡ vừa. Để thuận tiện khi ăn bạn nên đặt một chiếc que gỗ hoặc que kem nhựa để khi món kem chuối hoàn thành sẽ giúp bạn thưởng thức món kem dễ dàng hơn.

Khi nước cốt dừa đã nguội các bạn đổ nước cốt dừa vào khay kem có chuối hoặc đổ vào túi nilon có chuối và rắc một chút lạc vào. Nếu các bạn sử dụng túi nilon để làm kem thì các bạn nên cho quả chuối vào một bên sau đó khi đổ nước cốt dừa vào thì bạn gấp túi nilon đó gọn lại về bên có chứa chuối để được một que kem đúng chuẩn.

Sau khi hoàn thành bước làm kem thì bạn cho khay kem hoặc túi kem vào ngăn đá tủ lạnh và để khoảng 5 tiếng. Đây là khoảng thời gian đủ để kem đông đặc lại.

Bước 4: Cách Làm Kem Chuối – Hoàn thành

Sản phẩm cuối cùng trong bài viết cách làm kem chuối này có màu trắng ngà của nước cốt dừa bao phủ chuối. Chiếc kem không bị quá cứng mà vẫn có sự mềm dẻo đúng chất kem. Ăn có vị thơm ngọt của nước cốt dừa 🥥, béo ngậy của chuối 🍌 và thơm lừng của lac rang 🥜.

Kem chuối – món ăn vặt của tuổi thơ

Hiện nay, xã hội phát triển, đời sống vật chất của con người được nâng lên. Có thể người ta không còn nhớ đến những món ăn vặt rất đỗi đơn giản như kem chuối này. Đời sống bận rộn hơn làm người ta không còn có thời gian để làm những món ăn này mà thường sử dụng những gì có sẵn. Nhưng món kem chuối đối với tuổi thơ của thế hệ 8x, 9x là một món ăn vặt không thể nào quên. Nó là món quà kỷ niệm cho tuổi thơ vui vẻ và dữ dội.

Khi đó có ít nhà nào có tủ lạnh, đặc biệt là đối với những gia đình ở nông thôn. Những ngày hè nóng như lửa đốt, những đứa bé chỉ mong sao có được một chút nước đá 🧊 để uống giải nhiệt. Những chiếc kem chuối có thể là những món quà xa xỉ vì để được ăn một chiếc kem chuối chúng phải tích cực nhặt những chai lọ đã dùng rồi để đem đi đổi.

Thường những người bán kem 🍧 cho kem vào một hộp xốp và đi rao khắp phố, khắp làng. Đó là khoảng thời gian háo hức nhất đối với mỗi đứa trẻ vì chúng phải cân đo đong đếm xem chỗ sắt vụn của mình có thể đổi được một que kem hay không.

Khi đổi được một chiếc kem thì tất cả cùng ăn chung, mỗi đứa cắn một miếng. Vị ngọt dịu và thơm lừng của kem chuối 🍌 bao trùm cả tuổi thơ ngọt ngào.

Khi gia đình có điều kiện hơn một chút và sắm được một chiếc tủ lạnh thì không có điều gì sung sướng hơn khi thấy mẹ làm kem chuối. Anh em trong nhà quây quanh bếp của mẹ, háo hức theo dõi từng công đoạn mẹ làm và kiên nhẫn đợi cho đến lúc kem đông đủ độ.

Có thể nói đây là món ăn gắn liền với tuổi thơ. Khi người ta lớn lên sẽ không còn có được cái cảm giác háo hức chờ đợi một hộp kem chuối mẹ làm nữa. Tuy là một món ăn rất bình dị nhưng nó gợi nhớ cho nhiều người về một tuổi thơ êm đềm, hạnh phúc.

Kem chuối để được bao lâu?

Vì kem chuối 🍦 đều được làm từ những nguyên liệu tự nhiên nên không thể để được lâu như những loại kem được sản xuất với công nghệ cao. Để món kem không bị mất chất dinh dưỡng và giữ được hương vị thơm ngon, bạn không nên để quá lâu.

Món kem này được các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng không nên để quá một tuần vì chuối để lâu sẽ biến chất. Dù được bảo quản ở nhiệt độ thấp trong ngăn đá tủ lạnh nhưng chất dinh dưỡng trong chuối vẫn bị thay đổi. Các bạn nên ăn ngay khi kem chuối hoàn thành và bảo quản càng ngắn ngày càng có lợi cho sức khỏe.

Kem chuối có tốt không?

Đây có thể là câu hỏi của nhiều người vì mỗi người khi ăn đều muốn ăn những thứ tốt cho sức khỏe của mình. Kem chuối được làm từ những nguyên liệu tự nhiên tốt cho sức khỏe. Chắc hẳn ai cũng biết chuối 🍌 tốt như thế nào đối với cơ thể con người. Các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyên rằng mỗi ngày một người nên ăn hai quả chuối thì sẽ có nhiều lợi ích cho cơ thể.

Nhưng bất cứ món ăn nào cũng vậy, ăn nhiều quá đều không tốt.

Kem chuối ngoài được làm từ nguyên liệu chính là chuối thì cũng có những nguyên liệu như nước cốt dừa, sữa đặc, sữa tươi 🥛,… Những nguyên liệu này rất dễ gây béo khi các bạn ăn quá nhiều. Nên mỗi ngày chỉ nên ăn từ một đến hai que là đảm bảo sức khỏe. Nhất là đối với trẻ em, việc ăn nhiều dễ khiến các bé bị viêm họng.

Món kem chuối 🍦 từ Thật Là Ngon này là món vô cùng quen thuộc và dễ làm. Để giải tỏa cơn nóng mùa hè, các bạn có thể làm món kem chuối này bất cứ khi nào các bạn muốn với những nguyên liệu dễ tìm. Món kem chuối thơm dịu, mát lạnh và béo ngọt sẽ giúp các bạn dễ chịu hơn khi hứng chịu những cơn nóng.

Nguồn ảnh: Internet

Sữa Óc Chó Cho Bà Bầu: Tác Dụng &Amp; Cách Làm Thơm Ngon Tại Nhà

Chắc hẳn bạn đã biết tác dụng tuyệt vời của hạt óc chó đối với sức khỏe bà bầu và thai nhi. Ngoài ăn trực tiếp, hạt óc chó còn được chế biến thành những món thơm ngon vô cùng bổ dưỡng như sữa óc chó cho bà bầu.

Trên thị trường hiện tại có rất nhiều loại sữa óc chó được sản xuất, đóng gói tiện dụng cho người dùng.

Tuy nhiên, nếu mẹ có nhiều thời gian và kỹ tính trong việc lựa chọn sữa thì có thể tự làm sữa óc chó tại nhà.

Đảm bảo các nguyên liệu được lựa chọn kỹ càng, có nguồn gốc xuất xứ cũng như kiểm soát được độ tươi ngon của các hạt.

Các mẹ có thể lựa chọn hạt kết hợp với hạt óc chó tùy theo sở thích hay mục đích sử dụng.

Hàm lượng đường trong sữa phù hợp với khẩu vị. Nhiều mẹ không thích đường có thể kết hợp với mật ong hay thích uống nhạt thì kết hợp với đường thốt nốt.

Sữa tự làm tại nhà sẽ đảm bảo không có chất bảo quản hay những thành phần hóa học gia tăng mùi vị, chất nhũ hóa không tốt cho việc chăm sóc sức khỏe bà bầu và thai nhi.

Các bước thực hiện làm sữa óc chó thơm ngon hoàn toàn đơn giản, dễ dàng.

Sữa hạt óc chó để thơm ngon và bổ dưỡng cần kết hợp với các loại hạt nguyên liệu khác tùy theo khẩu vị và sở thích của các mẹ.

Về cơ bản cách làm sữa hạt óc chó đều trải qua 6 bước cơ bản như nhau, chỉ khác cách chọn nguyên liệu.

Vì mỗi loại hạt có cách lựa chọn, rang, ngâm khác nhau.

Cách chọn nguyên liệu kết hợp với hạt óc chó:

a) Hạt óc chó: Tốt cho sự phát triển trí não của trẻ.

b) Hạt mè đen: Tăng tiết sữa, làm đẹp da.

c) Hạt hạnh nhân: Tốt cho tim mạch, và kiểm soát cân nặng.

d) Hạt đậu Hà Lan, đậu đỏ, đậu ngự, đậu xanh: Cung cấp chất sắt, cùng các vitamin khác hỗ trợ bổ sung máu, tăng cường trí nhớ, cải thiện tiêu hóa.

e) Hạt yến mạch: Tốt cho sự phát triển trí não của trẻ và duy trì cân nặng cho mẹ.

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

Hạt óc chó: 100g.

Mè đen: 50g (các nguyên liệu khác mẹ cho tỉ lệ 1:1 với hạt óc chó hoặc tùy khẩu vị cho nhiều hơn hoặc ít hơn).

Nước hoặc sữa tươi: 1 lít

Máy xay sinh tố.

Rây lọc hoặc vải lọc.

Nồi nấu, chai đựng sữa.

Bước 2: Ngâm hoặc rang hạt óc chó

Có 2 phương án ngâm hạt hoặc rang hạt.

Ngâm hạt óc chó: các mẹ tiến hành ngâm hạt với nước trong thời gian như bảng trên. Lưu ý trong quá trình ngâm nên thay nước, sau 2 – 3 tiếng

Rang hạt óc chó: Các mẹ rang từng loại hạt trên chảo với lửa nhỏ, đảo đều tay đến khi hạt chín thơm.

Bước 3: Xay hạt óc chó

Cho hạt óc chó và hạt mè đen cùng 1 lít nước vào máy xay sinh tố và xay thật nhuyễn.

Đổ sữa hạt vừa xay vào rây lọc hoặc túi vải lọc để chắt lấy phần nước.

Nếu bạn chọn cách rang hạt thì có thể dừng lại ở bước này và cho sữa vào chai đựng để thưởng thức.

Nếu chọn cách ngâm hạt óc chó thì tiếp tục đến bước 5.

Bước 5: Đun sữa óc chó

Cho sữa hạt óc chó và mè đen đã lọc vào nồi, đặt lên bếp đun nhỏ lửa.

Trong quá trình đun khuấy đều tay. Để lửa nhỏ và đun 10 – 15 phút ( tùy loại hạt mà thời gian đun sẽ lâu hơn).

Sau khi đun xong bạn tắt bếp, để nguội rồi rót vào chai hoặc ly thưởng thức.

Nếu các mẹ không uống nhạt có thể thêm đường hoặc mật ong khi uống.

Bước 6: Bảo quản sữa hạt óc chó

Vì sữa hạt tự làm nên thời gian bảo quản sẽ không lâu như sữa hạt đóng sẵn.

Thường mẹ nên bảo quản sữa óc chó trong tủ lạnh 2 ngày là tốt nhất.

Các mẹ nên điều chỉnh lượng sữa mỗi lần làm để không phải để quá lâu sẽ không ngon.

Dù sữa hạt óc chó có nhiều lợi ích cho sức khỏe nhưng mẹ bầu nên sử dụng một cách điều độ để hấp thu tối đa chất dinh dưỡng.

Mỗi ngày chỉ nên sử dụng tối đa 2 cốc sữa là hợp lý. Không nên lạm dụng uống quá nhiều có thể sẽ gây ra tác dụng phụ.

Thời điểm uống sữa tốt nhất vào buổi sáng và buổi chiều. Buổi sáng cung cấp năng lượng cho một ngày hiệu quả. Còn buổi chiều giúp mẹ bầu chống đói, giảm cảm giác thèm ăn vặt.

Sữa đã đổ ra ly không nên để qua đêm vì sẽ mất chất dinh dưỡng và gây ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa.

D. Một số loại sữa hạt óc chó chất lượng trên thị trường

Hiện nay trên thị trường có nhiều nhà sản xuất sữa hạt óc chó được tin dùng và có nguồn gốc đa dạng cả nội địa và nhập khẩu.

Có thể kể đến một số sản phẩm được rất nhiều mẹ bỉm sữa tin dùng lựa chọn như:

1. Sữa óc chó hạnh nhân Hàn Quốc

Thành phần sữa: Đây là yếu tố cần thiết khi mua sản phẩm sữa. Vì mỗi loại sữa có những thành phần khác nhau đi kèm với đó là lợi ích, tác dụng khác nhau. Các mẹ cần tìm hiểu kỹ các thành phần trong sữa và so sánh với các loại sữa khác khi đưa ra quyết định.

Mùi vị và đặc điểm: Tùy theo sở thích của mình các mẹ nên chọn mua loại sữa có mùi vị dễ uống.

Nguồn gốc xuất xứ rõ ràng: Các mẹ cần tìm đến những đại lý, cửa hàng uy tín để chọn mua sữa hạt óc chó có nhãn hiệu, được kiểm định chất lượng. Tránh vì rẻ mua phải hàng kém chất lượng gây ảnh hưởng đến sức khỏe.

Khuyến nghị của bác sĩ: Tùy từng cơ địa và tình trạng thai kỳ mà mẹ bầu cần cân nhắc hỏi ý kiến bác sĩ trước khi chọn mua sữa. Nên chọn loại sữa không có chứa thành phần mà bác sĩ khuyến cáo.

E. Các câu hỏi thường gặp khi mẹ bầu uống sữa óc chó

Có rất nhiều câu hỏi thắc mắc của các mẹ về việc sử dụng sữa hạt óc chó.

Do vậy, mình xin phép được trả lời một số thắc mắc phổ biến của các mẹ như sau:

1. Sữa óc chó có tốt cho bà bầu không?

Vì sữa óc chó được làm từ hạt quả óc chó với nhiều giá trị dinh dưỡng cao rất tốt cho sức khỏe của mẹ và thai nhi.

Một ly sữa óc chó chứa nhiều dưỡng dưỡng chất cần thiết, giúp:

Bổ sung năng lượng cho mẹ bầu.

Cung cấp và tăng cường phát triển trí não cho bé.

Cải thiện giấc ngủ cho mẹ.

Hỗ trợ tiêu hóa, tim mạch, phòng ngừa ung thư.

Cải thiện làn da của các mẹ.

Ngăn ngừa các bệnh phụ khoa.

2. Uống sữa óc chó có thay thế cho sữa bầu được không?

Có nhiều mẹ lo ngại về chất lượng sữa bầu cũng như không thích mùi vị của sữa bầu có thể tìm đến sữa hạt.

Sữa óc chó hoàn toàn có thể thay thế được sữa bầu vì những lợi ích và giá trị dinh dưỡng không thua kém gì.

3. Bà bầu 3 tháng đầu uống sữa óc chó được không?

Câu trả lời là ĐƯỢC.

Các mẹ có thể uống sữa óc chó trước khi mang thai để cung cấp dinh dưỡng chuẩn bị cho thai kỳ.

Trong 3 tháng đầu uống sữa hạt óc chó còn giúp các mẹ giảm buồn nôn, ốm nghén khó chịu nữa đấy.

4. Bà bầu có nên uống sữa đậu nành óc chó?

Sữa óc chó cho bà bầu có thể kết hợp với các loại hạt khác nhau để tăng thêm mùi vị thơm ngon.

Vì vậy kết hợp sữa óc chó đậu nành không chỉ giúp tăng hương vị cho sữa còn tăng cường protein dồi dào rất tốt cho sức khỏe của mẹ bầu.

5. Ngoài sữa óc chó, còn có cách chế biến hạt óc chó nào khác?

Hạt óc chó rất dễ kết hợp với nhiều món. Các mẹ có thể kết hợp hạt óc chó với các món khác để thay đổi khẩu vị như: salad gà táo hạt óc chó, snack hạt óc chó tẩm mật ong hay chỉ cần ăn kèm với chuối …

Tổng kết

Chúc mẹ khỏe mạnh!

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Chao Có Tốt Không Và Cách Làm Chao Tại Nhà Cực Ngon Cho Gia Đình trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!