Xu Hướng 6/2023 # Ăn Chuối Và Khoai Lang Chữa Đau Xương Khớp Dứt Điểm Tại Nhà # Top 13 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Ăn Chuối Và Khoai Lang Chữa Đau Xương Khớp Dứt Điểm Tại Nhà # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Ăn Chuối Và Khoai Lang Chữa Đau Xương Khớp Dứt Điểm Tại Nhà được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Tìm hiểu về chuối và khoai lang chữa viêm khớp

Trước khi đi sâu vào tìm hiểu về công dụng của trong việc sử dụng chuối với khoai lang giúp cải thiện viêm khớp, đau nhức xương khớp như thế nào, chúng ta cùng điểm qua một vài thông tin về 2 loại thực phẩm dinh dưỡng này:

Chuối và tác dụng của chuối chữa viêm khớp

Chuối là loại cây được trồng phổ biến ở tất cả các tỉnh thành ở Việt Nam hiện nay. Chuối có vị ngọt và mùi thơm hấp dẫn đặc trưng nên được nhiều người ưa thích, trở thành hoa quả chính trong bữa cơm hàng ngày của người dân nước ta.

Tìm hiểu về khoai lang

Từ lâu khoai lang đã là một trong những món ăn yêu thích của nhiều gia đình người Việt. Đây là loại củ có vị bùi, ngọt, mùi thơm riêng đặc trưng thường được sử dụng làm món ăn, canh chính trong thực đơn hàng ngày.

Ăn chuối với khoai lang chữa viêm khớp

Viêm khớp là tình trạng bệnh cực kỳ phổ biến ở đối tượng người già, người cao tuổi, nhân viên văn phòng hoặc những người có thói quen làm việc trong tư thế sai lệch, cong vẹo cột sống. Bệnh gây ra bao nỗi đớn đau, nhức mỏi khắp các khớp xương trong cơ thể từ đó gây ảnh hưởng tiêu cực đến tinh thần, công việc và chất lượng cuộc sống.

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Trong YHCT, có một phương pháp giúp cải thiện tốt tình trạng đau nhức xương khớp, viêm khớp ở người bệnh đó chính là sử dụng kết hợp chuối và khoai lang thành phương pháp dân gian chữa bệnh hiệu quả. Ngoài hiệu quả trị bệnh, thành phần hoàn toàn có trong tự nhiên vô cùng lành tính không đem lại tác dụng phụ giúp cho triệu chứng bệnh và sức khỏe người bệnh cải thiện tốt hơn.

Chuẩn bị: 1/2 cốc chuối chín đã được nghiền nát, 1/2 cốc khoai lang chín đã được nghiền nát

Thực hiện: Cho chuối và khoai lang nghiền vào trong 1 chiếc bát, trộn đều rồi sử dụng hàng ngày sau mỗi bữa ăn. Kiên trì thực hiện trong một thời gian khoảng 1-2 tháng, các triệu chứng bệnh viêm khớp sẽ được đánh bay một cách nhanh chóng.

Bên cạnh đó, các chuyên gia khuyên bạn nên kết hợp thêm phương pháp vật lý trị liệu và tập luyện thể dục thể thao nhẹ nhàng hàng ngày như yoga, đi bộ, đạp xe, bơi lội, tập dưỡng sinh… đây là những bài tập có tác dụng giảm tình trạng cứng khớp, viêm khớp, đau khớp cực hiệu quả.

Một số lưu ý khi sử dụng khoai lang và chuối

Khi muốn kết hợp 2 loại thực phẩm trên để chữa bệnh viêm khớp thì người bệnh cần chú ý tới một số vấn đề sau để tránh ảnh hưởng xấu đến sức khỏe:

Ăn ít, ăn vừa đủ: Nhiều người lầm tưởng cả 2 loại thực phẩm trên đều có lợi cho sức khỏe nên ăn càng nhiều sẽ càng tốt, điều này là hoàn toàn sai lầm vì chúng có thể khiến người bệnh cảm giác bị khó tiêu, chán ăn.

Tránh ăn vào buổi tối: Khoai lang và chuối có thời gian tiêu hóa và hấp tụ rất lâu, nếu ăn vào buổi tối sẽ kích thích dạ dày tiết ra một lượng axit rất lớn để tiêu hóa. Khi nằm ngủ có thể dẫn tới hiện tượng axit trong dạ dày bị trào ngược ra ngoài có hại đến hệ tiêu hóa của cơ thể.

Không ăn khoai lang và chuối khi đói: Khi cơ thể quá đói nếu thấy khoai lang và chuối thì tuyệt nhiên không nên ăn vì nó có thể phản tác dụng đem lại những hậu quả vô cùng khôn lường đối với người bệnh. Khi ăn khoai và chuối sẽ khiến dạ dày tiết dịch mạnh, gây ra cảm giác nóng ruột, ợ chua, thậm chí nhiều trường hợp có thể bị ngộ độc thực phẩm…

Không nên ăn nhiều chuối xanh: Các chuyên gia khuyến cáo, mọi người không nên sử dụng nhiều chuối xanh, chưa chín bởi vì có thể ảnh hưởng đến hệ tiêu hóa, dạ dày gây chướng bụng, khó tiêu, đầy hơi…Nên sử dụng chuối xanh với các loại thực phẩm khác.

Hạn chế ăn khoai lang sống hoặc đã mọc mầm: Khoai lang khi mọc mầm có chứa nhiều độc tố gây hại đến sức khỏe như nôn mửa, hoa mắt, chóng mặt, đau bụng, chóng mặt…

Nếu đang gặp vấn đề về sức khoẻ, ĐỪNG NGẠI chia sẻ. Bác sĩ sẽ TƯ VẤN MIỄN PHÍ giúp bạn!

Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương sinh ngày 19/11/1957, tại Yên Phụ, Tây Hồ Hà Nội. Nguyên là giảng viên ưu tú của trường Học viện y học cổ truyền Tuệ Tĩnh. Cô đã đóng góp tâm trí trong việc xây dựng phác đồ châm cứu chuyên biệt Vladivostok cho bệnh nhân thoát vị đĩa đệm nói riêng và các bệnh xương khớp nói chung.Bác sĩ Hoàng Thị Lan Hương là người đại diện pháp lý, chịu trách nhiệm chuyên môn tại nhà thuốc Tâm Minh Đường và thông tin y học truyền tải trên website:thoaihoacotsong.vn/

thoaihoacotsong.vn/bac-si-hoang-thi-lan-huong/

Đau Nhức Xương Khớp Nên Ăn Gì Và Kiêng Gì Để Mau Khỏi?

Dinh dưỡng là nhân tố có tầm quan trọng thiết yếu trong việc chăm sóc và bảo vệ sức khỏe xương khớp. Bổ sung đầy đủ các dưỡng chất cần thiết giúp hệ xương phát triển toàn diện, dẻo dai và cứng cáp. Trái lại, thiếu hụt các dưỡng chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển của xương như canxi, vitamin D, kali, magie… có thể gây ra nhiều vấn đề xương khớp như loãng xương, yếu xương… và thoái hóa khớp.

Một chế độ dinh dưỡng cân bằng không chỉ có khả năng phòng ngừa đau nhức xương khớp và làm chậm tốc độ lão hóa mà còn hỗ trợ tích cực cho quá trình phục hồi các khớp bị tổn thương. Bởi vậy, bên cạnh việc sử dụng thuốc và tập luyện, người bệnh cần chủ động điều chỉnh chế độ ăn, lựa chọn những loại thực phẩm phù hợp để đẩy nhanh tốc độ điều trị và ngăn ngừa bệnh tái phát về sau.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì?

Người đau xương khớp nên ăn gì? – Thực phẩm giàu omega 3

Omega 3 là một loại axit béo không bão hòa rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Khi được hấp thụ vào cơ thể sẽ góp phần nuôi dưỡng sụn khớp, kích thích lưu thông máu, hỗ trợ giảm đau và giảm viêm hiệu quả.

Omega 3 có nhiều trong các loại cá biển như cá hồi, cá bơn, cá trích, cá thu, cá mòi. Trong đó, cá hồi là loại cá chứa nhiều dưỡng chất tốt cho người bị bệnh xương khớp nhất. Các bệnh nhân nên ăn khoảng 180g cá hồi mỗi tuần. Đây là khẩu phần tiêu chuẩn giúp cung cấp đủ lượng omega 3 cần thiết cho quá trình tái tạo sụn khớp của cơ thể.

Bạn có thể biến tấu rất nhiều món ăn đa dạng với cá hồi như cá hồi sốt cà chua, cá hồi hấp, cá hồi áp chảo… Đây đều là các món ăn chữa đau nhức xương khớp được khuyên dùng. Tuy nhiên, nếu không thích ăn cá hoặc muốn đổi món, người bệnh có thể dùng đậu phụ. Đậu không chỉ là nguồn cung cấp omega 3 thay thế tuyệt vời mà còn là loại thực phẩm giàu protein và chất xơ rất tốt cho cơ thể.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì? – Thực phẩm chứa chất chống oxy hóa

Các chất chống oxy hóa là nguồn dinh dưỡng phát huy tác dụng tích cực trong việc giảm đau, chống viêm và cải thiện chức năng xương khớp. Một số chất chống chống oxy hóa đặc biệt tốt cho sức khỏe xương có thể kể đến như:

Beta Carotene: là một chất chống oxy hóa mạnh mẽ giúp làm giảm những tổn thương xương khớp hiệu quả. Beta carotene là thành phần xuất hiện trong nhiều thực phẩm quen thuộc như: khoai lang, củ cải, rau bina, cà chua, cà rốt, dưa lưới…

Bioflavonoid: là hoạt chất chống oxy hóa có khả năng chống viêm cao. Bệnh nhân bị viêm khớp nên bổ sung các thực phẩm giàu bioflavonoid như: hành tây, tỏi tây, cải xoăn, bông cải xanh, táo, mơ… vào chế độ ăn hàng ngày.

Curcumin: khả năng hỗ trợ giảm đau và cải thiện chức năng xương khớp của hợp chất chống oxy hóa này đã được chứng minh bằng nghiên cứu lâm sàng. Curcumin có nhiều trong củ nghệ, vì vậy các bệnh nhân bị bệnh xương khớp nên thường xuyên bổ sung loại gia vị này trong quá trình chế biến thức ăn.

Đau nhức xương khớp ăn gì? – Thực phẩm giàu canxi

Canxi là khoáng chất thiết yếu cho sự hình thành và phát triển của xương. Bổ sung đủ lượng canxi cần thiết giúp xương chắc khỏe, ngăn ngừa bệnh loãng xương; đồng thời hỗ trợ giảm đau và giúp cho các vết nứt gãy trên xương mau lành.

Sữa và các sản phẩm từ sữa, các loại đậu và các loại hạt là nguồn cung cấp canxi dồi dào mà người bệnh không nên bỏ lỡ.

Nên ăn gì khi bị đau nhức xương khớp? – Thực phẩm giàu vitamin và khoáng chất

Vitamin và khoáng chất cũng là các dưỡng chất thiết yếu góp phần tạo nên một hệ xương chắc khỏe.

Các loại vitamin như vitamin C, vitamin D, vitamin E, vitamin K cung cấp và sản sinh ra nhiều collagen giúp tăng cường chất lượng sụn khớp và phòng ngừa các phản ứng viêm. Các khoáng chất thiết yếu như kali, magie… giúp tăng khả năng hấp thụ canxi cho cơ thể,vì vậy mà rất có ích cho quá trình hồi phục của xương khớp sau những tổn thương. Ngoài ra, bổ sung đa dạng vitamin và khoáng chất còn giúp tăng cường hệ miễn dịch để cơ thể phòng chống bệnh tật hiệu quả hơn.

Vitamin và khoáng chất có rất nhiều trong rau xanh và trái cây. Một số loại rau củ quả đặc biệt tốt cho người bị bệnh xương khớp có thể kể đến như: súp lơ xanh, cà chua, chuối, cam, quýt, dứa, táo, xoài…

Ăn gì trị đau nhức xương khớp? – Ngũ cốc nguyên hạt

Ngũ cốc nguyên hạt là loại thực phẩm khi hấp thụ vào cơ thể sẽ kích thích các tế bào sụn khớp sản sinh ra nhiều collagen, giúp xương chắc khỏe hơn và hỗ trợ điều trị đau nhức xương khớp hiệu quả. Các loại ngũ cốc phổ biến như như lúa mì, lúa mạch, gạo lứt, đậu nành… đều rất tốt cho sức khỏe xương khớp.

Trong đó, đậu nành là loại thực phẩm được đánh giá cao hơn cả vì không chỉ có khả năng sản xuất lượng collagen dồi dào mà còn là nguồn cung cấp protein, chất béo và chất xơ lành mạnh cho cơ thể.

Đau nhức xương khớp nên ăn gì? – Các loại hạt

Các loại hạt như hạt điều, óc chó, hạnh nhân… chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất và các chất chống oxy hóa có lợi cho sức khỏe xương khớp. Sử dụng chúng thường xuyên sẽ góp phần tích cực cho việc giảm đau và chống viêm cho các khớp xương.

Tuy nhiên, đây là loại thực phẩm cung cấp lượng calo cao. Vì vậy, các bệnh nhân chỉ nên dùng khoảng 5-6 hạt mỗi ngày để tránh nạp dư thừa năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Bị đau nhức xương khớp nên ăn gì? – Nấm

Các loại nấm nhìn chung không chỉ giàu protein mà còn là nguồn cung cấp canxi, chất xơ cùng rất nhiều vitamin và khoáng chất thiết yếu cho cơ thể. Bổ sung nấm vào thực đơn thường xuyên giúp đẩy lùi quá trình lão hóa xương, hỗ trợ chống viêm và ngăn ngừa biến chứng bệnh xương khớp hiệu quả.

Đau nhức xương khớp nên kiêng ăn gì?

Đau nhức xương khớp kiêng ăn gì? – Thức ăn chế biến sẵn

Các loại thức ăn chế biến sẵn như xúc xích, thịt hộp… chứa rất nhiều đạm, dầu mỡ và chất bảo quản. Sử dụng loại thực phẩm này thường xuyên sẽ làm gia tăng nguy cơ loãng xương, đau khớp và viêm khớp. Hơn thế nữa còn có thể gây ra nhiều vấn đề sức khỏe nghiêm trọng khác như béo phì, tim mạch, cao huyết áp… Bởi vậy, người mắc bệnh xương khớp tốt nhất nên loại trừ thực phẩm chế biến sẵn khỏi thực đơn hàng ngày.

Thức ăn nhiều đường

Tiêu thụ đồ ăn nhiều đường là nguyên nhân khiến cho xương khớp thoái hóa nhanh và làm nghiêm trọng hơn tình trạng viêm, sưng khớp. Bởi vậy khi bị đau nhức xương, người bệnh nên hạn chế tối đa việc sử dụng các thực phẩm nhiều đường như bánh kẹo, nước ngọt…

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì? – Thức ăn nhiều dầu mỡ

Các món chiên xào nhiều dầu mỡ chứa rất nhiều axit béo bão hòa. Khi dung nạp vào cơ thể, lượng axit béo này theo thời gian sẽ lắng đọng ở các sụn khớp, làm suy yếu sụn gây ra tình trạng đau và viêm.

Thức ăn nhiều muối

Tiêu thụ quá nhiều muối là một trong những nguyên nhân gây thiếu hụt canxi trong xương, làm gia tăng nguy cơ loãng xương và khiến cho tình trạng viêm khớp trở nên trầm trọng hơn.

Mặc dù bổ sung muối vào chế độ ăn hàng ngày là cần thiết, các bệnh nhân đau nhức xương khớp cần chú ý liều lượng sử dụng. Không nên vượt quá lượng khuyến cáo là 5g/ngày.

Người đau xương khớp kiêng ăn gì? – Thức ăn làm từ bột tinh chế

Người có bệnh xương khớp cũng nên kiêng các loại thực phẩm làm từ bột tinh chế như bánh mỳ, mỳ ống, ngũ cốc dinh dưỡng đóng gói… Chúng là tác nhân kích thích phản ứng viêm của cơ thể, làm cho các cơn đau nhức xương trở nên dữ dội hơn.

Bị đau xương khớp kiêng ăn gì? – Thực phẩm giàu axit oxalic

Các loại thực phẩm giàu axit oxalic như dưa muối, cà pháo, mận, củ cải, chuối tiêu… nếu sử dụng thường xuyên sẽ làm gia tăng phản ứng viêm, làm cho tình trạng sưng đau tại các khớp trở nên trầm trọng hơn. Người đang gặp các vấn đề về xương khớp vì vậy nên tránh sử dụng loại thực phẩm này hàng ngày.

Đau nhức xương khớp không nên ăn gì? – Thực phẩm chứa nhiều photpho

Photpho làm cản trở việc hấp thụ canxi của cơ thể, khiến cho sức khỏe xương suy giảm và tình trạng đau nhức gia tăng. Người bị bệnh xương khớp vì vậy nên hạn chế tiêu thụ nhóm thực phẩm giàu photpho mà điển hình là các loại thịt đỏ và nội tạng động vật.

Thực phẩm chứa nhiều axit béo Omega-6

Không phải loại chất béo không bão hòa nào cũng tốt cho sức khỏe xương khớp. Nếu axit béo omega 3 có lợi thì omega 6 lại có thể làm gia tăng tình trạng viêm và khiến các cơn đau khớp trở nên nặng nề hơn. Vì vậy, các bệnh nhân cần tránh sử dụng thường xuyên các loại thực phẩm chứa nhiều omega 6 như thịt bò, thịt dê, thịt ngựa, lòng đỏ trứng, dầu đậu nành, dầu lạc…

Thực phẩm chứa chất kích thích và nước ngọt có gas

Các loại đồ uống chứa chất kích thích như rượu bia, cà phê… và nước ngọt có gas khi đi vào cơ thể sẽ làm cản trở quá trình hấp thu dinh dưỡng của xương, làm cho xương suy yếu và gia tăng tình trạng đau nhức. Hơn thế nữa còn có khả năng làm ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc điều trị.

Bởi vậy, các bệnh nhân bị đau nhức xương khớp được khuyến cáo nên loại bỏ nhóm thực phẩm này khỏi thực đơn hàng ngày. Bên cạnh đó, cũng nên từ bỏ thói quen sử dụng thuốc lá để phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh viêm khớp dạng thấp.

Đau nhức xương khớp có nên ăn thịt gà không?

Thịt gà chứa đầy đủ protein, vitamin và các khoáng chất cần thiết cho cơ thể như canxi, đồng, vitamin A, vitamin D, vitamin K… Tuy nhiên chất kẽm có nhiều trong thịt gà có thể gây ra những ảnh hưởng không tốt cho xương khớp. Vì vậy, bệnh nhân bị đau nhức xương vẫn có thể sử dụng thịt gà trong chế độ ăn, tuy nhiên lời khuyên là chỉ nên ăn phần thịt nạc ở ức và đùi, không nên ăn da. Đồng thời, khẩu phần ăn không nên vượt quá 150mg thịt gà/ngày.

Đau nhức xương khớp có nên ăn chuối?

Chuối là loại thực phẩm rất tốt cho sức khỏe xương khớp. Trong chuối chứa nhiều Magie, Kali, Serotonin và Tryptophan giúp tăng cường mật độ xương và đặc biệt là kích thích sản xuất chất nhờn ở đầu khớp để tăng độ linh hoạt cho các khớp xương.

Tuy nhiên, không phải loại chuối nào cũng tốt. Như đã nói ở trên, trong chuối tiêu có chứa axit oxalic làm gia tăng các phản ứng viêm. Bởi vậy, các bệnh nhân nên hạn chế sử dụng loại chuối này.

Ăn hải sản có tốt cho người bị đau nhức xương khớp?

Nhiều người cho rằng ăn hải sản không tốt cho người bị đau nhức xương khớp. Điều này không sai, hải sản có chứa nhiều đạm, tiêu thụ quá thường xuyên có thể làm gia tăng nguy cơ bị bệnh gút.

Tuy nhiên, không phải loại hải sản nào cũng gây hại, các loại cá biển giàu omega 3 như cá hồi, cá ngừ, cá mòi… đều là những thực phẩm rất tốt cho xương. Tiêu thụ các loại cá này ở mức hợp lý giúp hỗ trợ hiệu quả cho quá trình điều trị bệnh xương khớp.

Đau nhức xương khớp có nên ăn măng không?

Theo các chuyên gia, trong măng có chứa Cyanide, một chất rất dễ chuyển hóa thành acid cyanhydric gây cản trở quá trình oxy lưu thông trong máu, làm cho tình trạng đau nhức trở nên tồi tệ hơn. Bởi vậy, lời khuyên cho các bệnh nhân bị đau khớp là nên hạn chế tối đa việc sử dụng măng trong bữa ăn hàng ngày.

Đau nhức xương khớp có nên ăn rau muống?

Rau muống là một loại thực phẩm nữa mà người bị đau nhức xương khớp nên kiêng. Bởi rau muống chứa nhiều purin – chất kích hoạt các phản ứng viêm trong cơ thể, làm gia tăng tình trạng đau nhức xương, đặc biệt là ở các bệnh nhân bị viêm khớp và gút.

Lưu ý chung về thực phẩm và dinh dưỡng cho người bị đau nhức xương khớp

Ngoài việc nhận diện các loại thực phẩm nên ăn và không nên ăn, bệnh nhân đau nhức xương khớp còn nên chú ý điều chỉnh thói quen lựa chọn và sử dụng thực phẩm. Các nguyên tắc cơ bản nhất bao gồm:

Đảm bảo chế độ ăn hàng ngày chứa đầy đủ 4 nhóm chất cơ bản, bao gồm tinh bột, chất đạm, chất béo và khoáng chất. Đồng thời nên luân phiên đổi món để đa dạng nguồn dinh dưỡng và tránh gây nhàm chán.

Luôn lựa chọn và sử dụng thực phẩm tươi, tránh cất trữ lâu ngày trong tủ lạnh làm giảm đi hương vị và giá trị dinh dưỡng của thực phẩm.

Không nên sử dụng một loại thực phẩm quá nhiều và liên tục trong thời gian dài vì nó có thể tốt cho xương khớp nhưng lại tác động xấu tới các cơ quan khác.

Bổ sung canxi và các khoáng chất là cần thiết để giúp xương chắc khỏe. Tuy nhiên, cần tránh sử dụng quá nhiều đến mức dư thừa, dẫn tới biến chứng sang các bệnh lý khác.

Bên cạnh đó, nên uống đủ từ 1,5-2 lít nước mỗi ngày để hỗ trợ bôi trơn và tăng độ đàn hồi cho khớp, tránh tình trạng khô dịch khớp gây ra đau nhức.

Thuốc Reduze Chữa Thoái Hóa Khớp, Đau Khớp, Thấp Khớp, Viêm Khớp.

Chi tiết sản phẩm

REDUZÉ

REDUZÉ

AUST L 119334

Visa No. (SĐK): VN-18433-14

Đọc kỹ hướng dẫn sử dụng trước khi dùng. Để xa tầm tay trẻ em

 

Thành phần

Mỗi viên nang cứng có chứa:

Glucosamine Sulfate Posstasium Chloride………………………………. 

500 mg

(tương đương Glucosamine Sulfate 375 mg, 

tương đương Glucosamine 295 mg)

Shark Chondroitin Sulfate (chiết xuất từ sụn vây cá mập)…………… 

10 mg

Cao đặc Gừng (Extractum Rhizoma Zingiberis)…………………………. 

40 mg

tương đương Gừng khô………………………………………………………….. 

200 mg

Cao đặc Hoàng Bá (Extractum Cortex Phellodendri amurensis)…… 

10 mg

tương đương Hoàng Bá khô…………………………………………………….. 

50 mg

Tá dược: 

Silica Colloidal Anhydrous:…..8.00 mg

Magnesium Stearat:………………6.00 mg

Cellulose Microcrystalline:….25.00 mg

Methyl P-Hydroxybenzoate:….0.28 mg

Propyl P-Hydroxybenzoate: ….0.02 mg

Macrogol 6000:……………………0.70 mg

 

Thành phần vỏ nang: 

Gelatin:…………………………….78.94 mg 

Sodium Lauryl Sulfate:…………0.15 mg

Brilliant Blue FCF:………………0.01 mg

Amaranth:…………………………..0.99 mg

Allura Red AC:……………………0.66 mg

Titanium Dioxyde:……………….0.85 mg

Potable Water:……………………14.40 mg

Các đặc tính dược lực học

Glucosamine:

là một amino monosaccharide được sử dụng trong các quá trình sinh tổng hợp các đại phân tử bao gồm sụn khớp. Glucosamine có vai trò tổng hợp, tái tạo sụn, có tác dụng chống viêm.

Chondroitin sulfate:

là một khối các phân tử proteoglycan trong các mô sụn. Chondroitin sulfate được thấy có ảnh hưởng tới việc hình thành sụn mới nhờ kích thích sự chuyển hóa các tế bào sụn và tổng hợp

collagen

proteoglycan

.

Nhiều thành phần được tìm thấy trong gừng có đặc tính chống viêm.

Gừng

được thấy là có tác dụng ức chế sự tổng hợp

prostagladin

.

Phellodendron (Hoàng Bá)

có tính chống viêm. Thành phần chính của phellodendron là

berberine

.

Các đặc tính dược động học

Glucosamine

được hấp thu từ ruột non và được chuyển hóa đáng kể lần đầu qua gan. Glucosamine phần lớn được thải trừ qua nước tiểu, một lượng nhỏ được thải trừ qua phân.

Chondroitin sulfate

được thải trừ phần lớn qua nước tiểu. Sinh khả dụng qua đường uống là 7-12%, nồng độ huyết tương đạt mức tối đa sau khoảng 190 phút, thời gian bán thải là 6 giờ.

Berberine

(hoạt chất chính của phellodendron): được chuyển hóa phase 1 tại gan.

Chỉ định

Giảm triệu chứng trong các trường hợp bị viêm khớp gối nhẹ và trung bình.

Liều lượng và cách dùng

Người lớn:

2 viên/lần, 2-3 lần/ngày, hoặc theo chỉ định của bác sỹ. Uống trong hoặc sau bữa ăn. Thời gian dùng thuốc tùy theo từng bệnh nhân, ít nhất dùng liên tục trong 2-3 tháng để đảm bảo hiệu quả điều trị.

Thận trọng

Thận trọng ở bệnh nhân đái tháo đường.

Nếu triệu chứng không thuyên giảm xin tham khảo ý kiến bác sỹ.

Sản phẩm có chứa hydrobenzoates.

Thuốc có thành phần có nguồn gốc từ hải sản.

Chứa 64,6 mg potassium. Những người mắc bệnh thận hoặc đang dùng thuốc tim mạch, thuốc huyết áp nên tham khảo ý kiến bác sỹ trước khi dùng thuốc này.

Để ngoài tầm tay trẻ em.

Phụ nữ mang thai và cho con bú

Không nên dùng cho phụ nữ có thai và cho con bú.

Tác động đối với khả năng lái xe và vận hành máy móc

Dùng được khi lái xe và vận hành máy móc.

Chống chỉ định 

Chống chỉ định với các bệnh nhân mẫn cảm với bất kỳ thành phần nào của thuốc. Phụ nữ có thai, phụ nữ cho con bú và trẻ em, vị thành niên dưới 18 tuổi do chưa có số liệu về độ an toàn và hiệu quả điều trị.

Tác dụng phụ

Các phản ứng dị ứng ngoài da như ban đỏ,phù quink, mày đay, phát ban và ngứa.

Thuốc chỉ dùng theo sự kê đơn của bác sỹ. Nếu cần biết thêm thông tin, xin hỏi 

ý kiến bác sỹ. Thông báo cho bác sỹ nếu có phản ứng phụ khi dùng thuốc.

Tương tác thuốc 

Chưa thấy có.

Quá liều

Liều rất cao có thể gây ra sự rối loạn trong tiêu hóa như phân lỏng, buồn nôn hoặc tiêu chảy. Nếu gặp hiện tượng này nên ngừng dùng thuốc và chờ cho hết những triệu chứng này trước khi sử dụng tiếp thuốc ở đúng liều chỉ định.

Đóng gói

Hộp 5 vỉ, mỗi vỉ chứa 12 viên nang cứng.

Hạn dùng

36 tháng kể từ ngày sản xuất.

Bảo quản

Bảo quản không quá 30℃, tránh nóng và ánh sáng. Tránh ẩm.

Tiêu chuẩn

Nhà sản xuất.

Đăng ký tại

Úc

AUST L No.119334

 

Sản phẩm của

AUS BIOPHARM

6 Hedgeley Close, Wantirna South, VIC 3152,

Australia.

Sản xuất bởi

PROBIOTEC PHARMA PTY.LTD

73-83 Cherry Lane, Laverton North, VIC 3026,

Australia.

Khoai Lang Tím Bao Nhiêu Calo Và Ăn Khoai Lang Tím Có Giảm Cân Không?

Khoai lang là loại rau củ ngọt và nằm ở dưới đất. Chúng có nhiều kích cỡ và màu sắc khác nhau bao gồm: cam, trắng, tím, và vàng. Trong đó có khoai lang tím được tất nhiều người ưa thích.

Khoai lang tím còn có tên gọi khác là khoai lang Peru vì nó có nguồn gốc từ Nam Mỹ, tên khoa học là Solanum andigenum. Loại khoai màu tím giàu chất anthocyanin. Phần vỏ có chứa chất anthocyanin nhiều hơn trong ruột. Hơn nữa, màu nạc bột khoai có màu sậm, chứa nhiều anthocyanin hơn.

Vậy khoai lang tím bao nhiêu calo? Dựa theo những thông tin trong bảng dinh dưỡng thuộc viện dinh dưỡng Quốc gia thì trong 100g khoai lang tím có chứa khoảng 86 calo. Bên cạnh đó, trong khoai lang tím còn chứa nhiều vitamin và khoáng chất như vitamin A, C, D, E… những loại khoáng chất như canxi, kali, sắt, mangan. Ngoài ra, thực phẩm này còn chứa nhiều hợp chất thực vật tốt cho sức khỏe.

Ăn khoai lang tím có giảm cân không?

Theo các chuyên gia dinh dưỡng thì 1 người trưởng thành cần nạp 2000 calo mỗi ngày để duy trì các hoạt động của cơ thể. Nếu 1 ngày bạn ăn 3 bữa thì lượng calo mà bạn cần nạp cho cơ thể trong mỗi bữa ăn là 667 calo. Do đó nếu bạn nạp vượt quá 2000 calo/ 1 ngày chắc chắn sẽ gây dư thừa năng lượng dẫn đến tăng cân.

Như đã nói ở trên thì trong 100g khoai lang tím chứa 86 calo. Nếu bạn ăn no khoai lang tím trong 1 bữa mà không ăn thêm các loại thực phẩm khác thì cần khoảng 600g. Lúc này, lượng calo mà bạn nạp vào cơ thể là khoảng 516 calo.

Như vậy có thể thấy lượng calo mà khoai lang tím cung cấp cho cơ thể thấp hơn so với lượng calo mà bạn cần cho 1 bữa ăn. Hơn nữa, trong khoai lang tím rất giàu chất xơ và khoáng chất giúp bạn no lâu, hạn chế cơn đói. Đồng thời, chất xơ còn giúp cho hệ tiêu hóa được hoạt động tốt hơn, nhờ vậy mà cho cơ thể không bị ứ đọng chất cặn bã, căn nguyên chính khiến cơ thể tăng cân.

Bên cạnh đó, trong thành phần của khoai lang tím không có chất béo và cholesterol. Nên có tác dụng rất tốt trong việc ngăn ngừa chuyển hóa thành chất béo trong cơ thể và đào thải cholesterol hiệu quả.

Ngoài ra, việc bạn bổ sung khoai lang tím vào khẩu phần ăn của mình còn đem lại rất nhiều lợi ích cho cơ thể như:

Tốt cho đường huyết

Giảm nguy cơ mắc các bệnh mãn tính

Phòng chống ung thư

Cải thiện triệu chứng hen suyễn

Tăng cường sức khỏe đường ruột

Giúp giảm viêm và làm mờ vết thâm

Mặc dù có rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe, tuy nhiên để đạt được điều đó thì khi ăn các bạn cần phải lưu ý một số điều như sau:

Vỏ khoai chứa nhiều vitamin và khoáng chất, do đó khi chế biến không cần gọt vỏ nếu không cần thiết.

Các bạn nên ăn khoai lang tím giảm béo vào buổi sáng và bữa phụ buổi chiều, tránh ăn vào buổi tối, vì dễ gây trào ngược dạ dày, đầy bụng, gây mất ngủ.

Nên kết hợp với thực phẩm có đạm động vật hoặc thực vật sẽ phát huy tác dụng tối đa.

Trong phần thịt củ có chất đường, nếu ăn nhiều, nhất là khi đói, sẽ gây tăng tiết dịch vị làm nóng ruột, ợ chua, đầy hơi, chướng bụng.

Khi chế biến, khoai phải được nấu, luộc, nướng thật chín để phá hủy chất men.

Không được ăn khoai lang đã mọc mầm vì khi đó dinh dưỡng có trong khoai lang đã bị biến chất, gây hại cho cơ thể.

Biên tập viên Bùi Thị Thảo Tốt nghiệp Trung cấp y, trường y dược Văn Hiến Thanh Hóa (2010-2012) – chuyên ngành y sỹ đa khoa. Tốt nghiệp Học viện báo chí và tuyên truyền (2012-2016) chuyên ngành xã hội học. Trên 5 năm viết bài về lĩnh vực sức khỏe nói chung, sức khỏe mẹ và bé nói riêng.

Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Chuối Và Khoai Lang Chữa Đau Xương Khớp Dứt Điểm Tại Nhà trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!