Bạn đang xem bài viết Ăn Đậu Ván Có Tốt Không? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Đậu ván là một loại dây leo, được trồng ở khắp nơi, để lấy quả non ăn, còn quả già lấy hạt để dùng thuốc. Trong Đông y, hạt đậu ván có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn đậu ván có tốt không?
Ăn đậu ván có tốt không?
Đậu ván là một loại dây leo, được trồng ở khắp nơi, để lấy quả non ăn, còn quả già lấy hạt để dùng thuốc. Trong Đông y, hạt đậu ván có chứa rất nhiều thành phần dinh dưỡng rất tốt cho sức khỏe. Vậy ăn đậu ván có tốt không?
Đậu ván là đậu gì?
Đậu ván là loại cây được trồng ở nhiều nơi vùng quê, thường trồng để lấy quả non để xào ăn hoặc lấy hạt già để nấu chè, làm thuốc, pha nước uống. Đậu ván thường có 2 loại là đậu ván trắng và đậu ván tím, trong đó, đậu ván trắng được sử dụng nhiều hơn, phần lớn đậu ván chủ yếu được dùng để nấu chè, rang làm nước uống thanh nhiệt.
Đặc điểm của cây đậu ván
Đậu ván với đặc thù là loại dây leo sống 1-3 năm, dài tới 5m. Thân có góc, hơi có rãnh, có lông thưa. Lá kép mọc so le, có 3 lá chét hình trứng chỉ có ít lông ở mặt dưới. Hoa đậu ván có màu trắng hoặc tím nhạt, mọc thành chùm ở ngọn cành hoặc nách lá. Quả đậu ván màu lục nhạt, khi chín có màu vàng nhạt, đầu quả có mỏ nhọn cong. Hạt hình trứng tròn, dẹt, rộng 6 – 8mm, dài 8 – 15mm, dày 2 – 4mm. Vỏ hạt màu trắng ngà, có khi có chấm đen, nhẵn, hơi bóng, ở mép có rốn lồi lên, màu trắng. Ra hoa kết quả chủ yếu vào mùa thu và đông.
Thành phần dinh dưỡng của đậu ván
So với đậu ván tím thì giá trị dinh dưỡng của hạt đậu ván trắng rất cao. qua phân tích, người ta thấy trong hạt đậu ván trắng chưa một tỷ lệ protid cao tới 22,7%, tức là nhiều hơn cả thịt lợn nạc (19%) và thịt bê nạc (20%). Lượng tinh bột có trong đậu ván trắng cũng nhiều tới 57%, tương đương với nhiều loại lương thực thường dùng.
Ngoài ra hạt đậu ván trắng còn là nguồn vitamin phong phú, cả những vitamin tan trong nước như vitamin C, vitamin B và những vitamin tan trong dầu như vitamin A.
Vậy ăn đậu ván có tốt không?
Với những thành phần dinh dưỡng được nêu trên thì những thắc mắc về việc: “Ăn đậu ván có tốt không?” câu trả lời là có. Việc chế đậu ván để ăn hay uống đều rất tốt cho sức khỏe của chúng ta. Với tác dụng thanh nhiệt, làm mát cơ thể, lợi tiểu, nước đậu ván rang còn có nhiều tác dụng cực kỳ tốt như:
Uống nước đậu ván rang có công dụng tuyệt vời trong việc chữa trị nôn ói, tiêu chảy, viêm đường ruột cấp.
Là thức uống thanh nhiệt, chống nắng trong các ngày hè nóng bức.
Tăng cường chức năng hệ tiêu hóa, điều trị chứng biếng ăn, giúp ăn ngon miệng hơn.
Thức uống tốt cho trẻ nhỏ bị đổ mồ hôi trộm hoặc ra nhiều mồ hôi.
Hỗ trợ điều trị chứng kinh nguyệt không đều, khí hư bạch đới ở các chị em.
Bồi bổ, điều dưỡng cho các chị em thai nhi yếu, động thai.
Có tác dụng giải độc cho da ở trẻ nhỏ nếu bị nhiễm đậu, lở loét.
Giải dị ứng hoặc ngộ độc thức ăn khi ăn phải các loại thức ăn gây dị ứng ngứa ngáy, mẩn đỏ…
Tác dụng làm giảm các cơn đau khi chân tay bị tê, khớp xương đau nhức.
Nước đậu ván rang là thức uống tuyệt vời để giữ vóc dáng, giúp da săn chắc, đẹp hơn.
Đậu ván dùng làm thực phẩm
Từ đậu ván trắng, bà con ta đã chế biến thành nhiều món ăn ngon, bỗ dưỡng cho gia đình.
Sữa đậu ván trắng
Quả đậu ván trắng phơi khô, bóc hạt rang như rang lạc, xát, bóc vỏ, cho vào cối xay bột, xay với nước sẽ thu được sữa đậu ván trắng. Đem sữa này đun sôi để nguội rồi lọc qua, trước khi uống cho thêm đường. Sữa đậu ván trắng thơm ngon có tác dụng bồi bổ sức khỏe, giải khát và giải nhiệt, chống mệt mỏi.
Bột dinh dưỡng
Tán hạt đậu ván trắng thành bột, bỏ vào lọ sạch dùng dần. Hàng ngày nấu bột cho trẻ em, cho thêm vài thìa bột đậu ván trắng để tăng thêm giá trị dinh dưỡng của bát bột.
Chè đậu ván:
Nguyên liệu: đậu ván tốt, hạt mẩy, căng đều (mới thu hoạch càng tốt) 500g, đường cát trắng hoặc đường mía vàng 200 – 250g, bột năng 50 – 100g, lá dứa (lá nếp) 5 lá cái, hoặc dùng 1 ống bột vani, muối 5g. Hộp nước cốt dừa: 1 hộp.
Cách làm: đậu ván vo sạch, đem ngâm nước ấm khoảng 6 – 10 giờ, tốt nhất nên ngâm qua đêm. Khi vỏ đậu đã tách, bỏ hạt đậu nổi, đãi sạch vỏ, để ráo nước. Cho đậu vào nồi cùng với 5g muối, hấp chín khoảng 30 phút.
Hòa thật đều bột năng với 1 chén nước (khoảng 100ml), không để bột bị vón cục, nếu muốn chè không bị đặc, có thể giảm bớt lượng bột năng. Lá dứa rửa sạch, để ráo, cột thành bó.
Cho đường và lá dứa vào nồi cùng với 1,5 – 2 lít nước. Bắc lên bếp và đun cho thật sôi sau đó giảm thật nhỏ lửa xuống, khuấy nhẹ để đường tan, nước lá dứa thơm. Đun sôi hỗn hợp trên trong khoảng 5 – 10 phút thì vớt bỏ lá dứa. Nêm nếm lại vị ngọt cho vừa ăn.
Đổ từ từ chén bột năng vào, khuấy đều tay cho bột tan và chín đều. Khi nào nồi bột sánh và trong lại, từ từ cho phần đậu đã hấp chín vào nồi, khuấy nhẹ để đậu không bị nát. Tiếp tục đun thêm khoảng 2 – 3 phút nữa thì tắt bếp.
Nếu thích ăn chè đậu ván nước, thì nấu nước đường xong, thả đậu đã hấp vào, quấy đều, không dùng bột năng, chỉ dùng bột vani cho thơm.
Chờ cho chè nguội bớt thì múc ra chén hoặc ly, cho nước cốt dừa lên trên, lượng nước cốt dừa tùy theo sở thích của từng người, có thể cho thêm dừa tươi nạo sợi.
Chế biến nước cốt dừa dùng trong món chè đậu ván: trộn đều 200ml sữa tươi với hộp nước cốt dừa đã chế biến sẵn, đun sôi trên bếp, để nguội.
Chè đậu ván đặc có vị ngọt thanh, mùi thơm hấp dẫn, béo bùi, ăn rất ngon miệng, bổ dưỡng, giải thử, giải khát.
Chè đậu ván, nếp:
Người ta còn nấu chè đậu ván với nếp. Hương vị đậu ván quyện với hương nếp dẻo mềm, hương vị cay nồng của gừng, tạo ra một món ăn rất ngon miệng. đem đến sự ấm áp, xua tan đi cái lạnh của những ngày đông.
Hoặc chế món mứt đậu ván trắng, có vị ngọt, thơm, béo bùi, dùng trong dịp Tết.
Người dân miền Trung, còn dùng quả đậu còn xanh non, luộc chín, chấm mắm, ớt, tỏi; hoặc xào với tôm, thịt, ăn rất ngon.
Hạt đậu già, khô, rang chín vàng sậm, nấu với nước sôi thành nước mát, thơm, giải khát rất tốt.
Cách dùng đậu ván trong các bài thuốc Đông y
Video Clip – Cách Làm Mứt Đậu Ván Mới Nhất
Ăn Đậu Phộng Có Tốt Không
Đậu phộng (hay còn gọi là lạc), cùng với các loại đậu xanh, đậu đỏ và vô vàn những thành viên trong họ hàng nhà đậu đều là những nguồn cung cấp protein thực vật tốt bậc nhất trên Thế giới.
Nghiên Cứu Đáng Ngạc Nhiên Về Đậu Phộng
Những nghiên cứu uy tín được công bố trên tạp chí International Journal of Epidemiology cho biết, dùng 10 gram đậu phộng mỗi ngày có sức khỏe tốt, tỷ lệ mắc các bệnh tim mạch thấp và ít có nguy cơ tử vong do ung thư hơn so với những người không sử dụng chúng.
Nghiên cứu thực hiện tại Hà Lan thu hút sự tham gia của hơn 120.000 người và trả về kết quả thật đáng ngạc nhiên. Những người dùng đậu phộng thường xuyên có xu hướng trẻ hóa, học vấn cao, thích ăn các loại hoa trái và rau củ, uống nhiều nước và không gặp các vấn đề về huyết áp. Ngoài ra, phụ nữ ăn đậu phộng còn gầy hơn nhóm không.
Trong đậu phộng chứa một hàm lượng lớn các loại Vitamin, chất xơ, các axit béo không bão hòa đơn và các hợp chất chống ô xy hóa quý giá. Đáng kể hơn, các loại đậu phộng rang, hoặc luộc có tác dụng cao hơn các sản phẩm như bơ đậu phộng hoặc đậu tẩm gia vị do muối trong những chế phẩm này có khả năng ức chế và giảm bớt các tác dụng tốt của đậu.
Lợi Ích Của Đậu Phộng
Ngày nay, hầu như chúng ta đều dành một sự quan tâm đáng kể đến việc mỗi ngày mình sẽ nạp những loại thức ăn gì vào? Thành phần dinh dưỡng (nutrition) của chúng ra sao? Tác động của chúng tới sức khỏe và đặc biệt là vóc dáng ra sao….
Với đậu phộng, những lợi ích của chúng đối với sức khỏe con người có thể kể đến như:
Cân bằng lượng cholesterol trong máu: Bao gồm hạ thấp nồng độ cholesterol xấu (LDL) và gia tăng hàm lượng cholesterol tốt (HDL). Các chất dinh dưỡng như vitamin B3 và Niacin trong đậu phộng được cho là có khả năng kiểm soát tốt lượng cholesterol trong máu.
Bảo vệ sức khỏe tim mạch: Thành phần chất béo không bão hòa đơn và nhóm chất chống oxy hóa tốt như Acid Oleic có trong đậu phộng làm giảm khả năng mắc các bệnh về tim mạch ở người trung niên và lớn tuổi. Hãy cân nhắc thêm chúng vào khẩu phần ăn của bạn, lý tưởng nhất là tầm 4 lần/ tuần để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh tim và xơ vữa động mạch.
Tăng cường trí nhớ: Đậu phộng tốt cho trí não đến mức được ưu ái gọi bằng cái tên “thực phẩm dành cho não bộ”. Tốt cho tế bào não, thúc đẩy hoạt động của nhóm tế bào não, giúp bạn dễ dàng ghi nhớ thông tin và giữ được chúng lâu hơn.
Giảm nguy cơ mắc các bệnh về suy giảm khả năng nhận thức ở người lớn tuổi: Trong khẩu phần ăn của những người cao tuổi, cần đặc biệt bổ sung các nhóm thức ăn có chứa Niacin để phòng tránh nguy cơ mắc bệnh Alzheimer hoặc các bệnh tuổi già. Ngoài lạc, quả óc chó, hạnh nhân, hạt macca…cũng là những thực phẩm khuyên dùng.
Ngăn ngừa trầm cảm: Trong đậu phộng có chứa Trytophan – đây là một loại axit amin rất thiết yếu và cực kỳ quan trọng trong quá trình hình thành Seronin, hoạt chất trong não quyết định tâm trạng. Khi một người có vấn đề về trầm cảm, các tế bào thần kinh sẽ tiết ra hoạt chất Seronin này nhằm ổn định cảm xúc và chống lại trầm cảm.
Hỗ trợ hoạt động tuần hoàn máu: Theo các nghiên cứu đáng tin cậy, trong 30gram đậu phộng khô cung cấp cho cơ thể 35% lượng Mangan cần thiết cho hoạt động sống. Khoáng chất này đóng vai trò thiết yếu trong hoạt động luân chuyển máu đi khắp cơ thế. Ngoài ra, Mangan còn ảnh hưởng đến quá trình chuyển hóa chất béo và tinh bột, tăng hấp thụ Canxi và quyết định lượng đường trong máu.
Tăng khả năng sinh sản: Người ta thường nói về Acid Folic và Sắt khi nói đến những dưỡng chất cần thiết cho phụ nữ trước và trong giai đoạn mang thai. Bổ sung 400 – 600 mcg Acid Folic trong giai đoạn mang thai giúp ngăn ngừa dị tật bẩm sinh của não bộ và tủy sống. Thật đáng ngạc nhiên là đậu phộng lại chứa vô cùng nhiều hoạt chất này.
Các công dụng khác: Không chỉ dừng ở đó, chất dinh dưỡng trong đậu phộng được xem là có thêm một số khả năng khác như giúp ngăn ngừa sỏi mật, ảnh hưởng đến cân nặng (tác động đến việc tăng và giảm cân của người dùng, và ức chế sự phát triển của các tế bào ung thư và ngăn ngừa chúng lan rộng ra.
Dầu Ép Từ Đậu Phộng – Dầu Phộng Có Tốt Không?
Dầu phộng – hay còn gọi là dầu là dầu ăn được ép từ hạt đậu phộng, có màu vàng trong hấp dẫn, hương vị mạnh và thơm ngon đặc biệt.
Dầu phộng rất phổ biến trong ẩm thực châu Á, đặc biệt là các quốc gia như Ấn Độ, Trung Quốc, các nước Nam A và Đông Nam A. Thành phần chính của dầu phộng là chất béo, ngoài ra chúng còn chứa rất nhiều chất chống oxy hóa.
Cũng như các loại dầu ăn thực vật khác, dầu đậu phộng tự nhiên, được ép 100% trực tiếp từ hạt đậu phộng rất tốt cho sức khỏe con người, và xuất săc hơn tất cả các loại dầu ăn chiết xuất công nghiệp. Có nhiệt độ sôi khá cao, dầu phộng thường được dùng để chiên, xào. Đặc biệt chúng còn có thể làm dầu massage do có ảnh hưởng tốt đến tuần hoàn máu và có khả năng giúp thư giãn.
Tuy tốt cho sức khỏe con người, nhưng khuyết điểm duy nhất của dầu đậu phộng đó là giá thành cao. Nếu có điều kiện, bạn có thể sử dụng dầu đậu phộng cho bếp ăn của gia đình mình thay thế cho các loại dầu ăn công nghiệp khác để hấp thụ những dưỡng chất tốt nhất từ thiên nhiên.
Tác Hại Của Đậu Phộng – Những Người Tuyệt Đối Không Nên Ăn Đậu:
Còn về mặt trái của đậu phộng thì sao? Có rất nhiều thắc mắc xoay quanh tác hại của đậu nếu ta dùng quá nhiều như: “ăn đậu phộng có nổi mụn không?”, “ăn đậu phộng rang có mập không?” hay “ăn nhiều lạc có hại không?”…
Người đã phẫu thuật cắt túi mật: tiêu hóa đậu cần một lượng lớn dịch mật, nếu bạn đã cắt túi mật, hãy tránh xa đậu phộng.
Người bị bệnh nặng về dạ dày: hàm lượng chất béo cao trong đậu sẽ gây khó tiêu, đau bụng mãn tính hoặc tiêu chảy cho người bệnh
Người hay bị bốc hỏa: và mắc các triệu chứng như viêm lưỡi, khoang miệng, bị lở loét miệng lưỡi hoặc bị chảy máu mũi…
Người mắc bệnh gout: chất béo cao trong đậu dễ gây giảm bài tiết Acid Uric khiến bệnh gout có xu hướng nặng hơn.
Người có hàm lượng mỡ trong máu cao, người đang ăn kiêng nghiêm ngặt: calo, chất béo cao, đặc biệt là nếu được chế biến bằng cách chiên xào khiến lượng mỡ và calo trong đậu phộng tăng lên gấp nhiều lần.
Người tì yếu, phân nát: người yếu tì dễ bị viêm ruột, kiết lị và tiêu hóa kém khi ăn đậu phộng.
Đậu Xanh Có Tác Dụng Gì, Ăn Nhiều Đậu Xanh Có Tốt Không?
Giá trị dinh dưỡng của đậu xanh
Theo báo cáo nghiên cứu khoa học, thì đậu xanh có giá trị dinh dưỡng vô cùng phong phú. Cụ thể: nước 14%; protid 23,4%, lipid 2,4%, glucid 53,10%, cellulose 4,7%. Còn có các nguyên tố vi lượng Ca, P, Fe và các vitamin (tiền sinh tố A, B1, B2, PP, C). Bên cạnh đo,s loại ngũ cốc này còn có hàng loạt những hợp chất như: phosphatidyl choline, phosphatidylethanolamine, phosphtidylinositol, phosphatidylserine; phosphatidicacid.
Đậu xanh có tác dụng gì, ăn nhiều đậu xanh có tốt không ?
Chữa bệnh gút: Đậu xanh có tác dụng thanh nhiệt giải độc, trừ phiền nhiệt, bớt sưng phù, điều hòa ngũ tạng, nấu ăn bổ mát và trừ được các bệnh thuộc nhiệt. Cách làm: Đậu xanh để nguyên vỏ, ninh nhừ (không cho thêm gia vị). Hằng ngày sử dụng một bát thay cơm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy; ăn một bát vào buổi tối trước khi đi ngủ, tiến hành đều đặn trong vòng 30 ngày.
Giúp tim khỏe: Bởi chứa hàm lượng chất kháng viêm, vitamin B cao, nên đậu xanh có khả năng tăng tuần hoàn máu, giảm mức triglyceride và cholesterol xấu, nên rất có ích cho sức khỏe tim.
Làm giảm nguy cơ ung thư vú và tuyến tiền liệt: Trong vỏ đậu xanh có hàm lượng lớn hợp chất thuộc nhóm flavonoid, nên có tác dụng rất lớn trong việc ức chế quá trình tăng trưởng các tế bào ung thư đặc biệt là làm giảm nguy cơ mắc bệnh ung thư vú và tuyến tiền liệt.
Ngừa ung thư dạ dày: Do chứa hàm lượng cao chất chống ôxy hóa coumestrol – một loại polyphenol, nên đậu xanh có thể giúp bảo vệ sức khỏe. Ngoài ra, các hợp chất phytonutrient chứa trong đậu xanh còn có tác dụng phòng tránh ung thư dạ dày.
Tăng cường hệ miễn dịch: Nếu hằng ngày bạn sử dụng 1 chén cháo đậu xanh, thì sẽ giúp tăng cường cường hệ miễn dịch, hạ thấp 20% lượng cholesterol trong 3 tuần, nguy cơ mắc bệnh tim mạch và huyết áp giảm 40%.
Tốt cho người tiểu đường và giảm cân: Đậu xanh còn là nguồn cung cấp chất xơ hòa tan. Chất này đi qua đường tiêu hóa, lấy đi những chất béo thừa và loại bỏ khỏi cơ thể trước khi hấp thụ, nhất là cholesterol.
Cập nhật thông tin chi tiết về Ăn Đậu Ván Có Tốt Không? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!