Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Bị Mèo Cào Có Sao Không, Có Sảy Thai Không? được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Khi đang mang thai, mẹ bầu không thể tiêm phòng bệnh dại. Do vậy, tốt nhất là không để mèo cào, cắn làm chảy máu.
Bởi nếu bị mèo cào, cắn làm chảy máu có thể dẫn tới nguy cơ:
– Nhiễm trùng vết thương. Nguy hiểm hơn dẫn tới nhiễm trùng máu.
– Nhiễm bệnh dại.
Do vậy, khi bị mèo cào, cắn cần vệ sinh cẩn thận vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, đồng thời theo dõi sức khoẻ của mèo trong vòng 14 ngày.
Trong các trường hợp sau đây sẽ có cách xử trí khác nhau:
– Nếu mèo khoẻ mạnh bình thường trong vòng 14 ngày: Bạn có thể yên tâm vì nguy cơ mắc bệnh dại bị loại trừ.
– Nếu mèo bỏ đi đâu mất hoặc bị bệnh trong vòng 14 ngày, bạn cần tham vấn ý kiến bác sĩ sản phụ khoa và bác sĩ về bệnh truyền nhiễm ngay lập tức để có phương án phù hợp.
Bị mèo cào, cắn có sảy thai không?
Nguy cơ sảy thay không phải đến từ việc bị mèo cào, cắn mà Toxoplamosis mới là thủ phạm.
Toxoplamosis là một bệnh truyền nhiễm do vi-rút toxoplasma gondii gây ra. Vi-rút này có trong đất cát, thịt sống và phân mèo.
Những người khỏe mạnh dù bị vi-rút này tấn công cũng không bị ảnh hưởng gì.
Thế nhưng phụ nữ khi mang thai nếu bị vi-rút toxoplasma gondii tấn công sẽ có nguy cơ rủi ro bị sẩy thai, hoặc ảnh hưởng đến sự phát triển của thai nhi, em bé sinh ra có khả năng bị dị tật.
Vì thế, trong thời gian mang thai, tốt nhất bạn hạn chế tiếp xúc với mèo.
Xử trí khi bị mèo cào
Người bị chó, mèo cắn vết thương bị bầm tím, rách da, chảy máu. Đầu tiên cần rửa ngay thật kỹ vết thương bằng xà phòng dưới vòi nước mạnh ít nhất là 5 phút rồi tiến hành sát trùng vết thương bằng dung dịch cồn 70% hoặc dung dịch iode, nhằm làm giảm tối thiểu lượng vi rút xâm nhập nơi vết cắn. Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại. Tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập. Đặc biệt, không được tùy tiện sử dụng thuốc Nam để điều trị. Sau khi sơ cứu, cần đưa người bị chó (mèo) cắn đến các cơ sở y tế để các bác sĩ khám và có chỉ định điều trị thích hợp.
Nếu vết cắn nhẹ, xa thần kinh trung ương thì có thể tiêm phòng uốn ván và theo dõi con vật đã cắn. Vì vết thương do chó cắn đều làm da bị xé rách, dễ nhiễm các loại tạp khuẩn, đặc biệt là vi rút bệnh dại từ nước bọt của chó và vi rút uốn ván từ móng của chó. Nếu sau 10 ngày mà chúng vẫn bình thường thì có nghĩa là khi cắn người nó chưa bị dại, không thể lây bệnh sang người. Tuy nhiên trong thời gian theo dõi, nếu con vật phát bệnh, bị ốm hoặc bị chết (với bất cứ nguyên nhân nào) hoặc bỏ đi… thì cần phải tiêm phòng ngay. Chó bị bệnh dại có 2 thể lâm sàng là thể điên cuồng và thể liệt. Sau thời gian ủ bệnh từ 3 – 5 ngày, chó dại thường bỏ ăn, những thói quen hàng ngày của nó bị thay đổi; nhiều khi thể hiện sự vui mừng hay hung dữ quá độ trong vòng vài giờ đến vài ngày. Sau đó là giai đoạn lên cơn, con vật luôn vận động, tiếng kêu khàn giọng, sủa kéo dài rồi rướn cao lên thành tiếng rú ghê rợn. Những kích thích nhỏ đều làm nó lên cơn điên dại, thường chồm vào người, súc vật hoặc đồ vật chung quanh và cắn rất mạnh. Chó dại thường bỏ nhà, chạy rông và gặp bất kỳ ai cũng cắn. Sau vài ngày, nó phờ phạc, gầy mòn, kêu thất thanh rồi bị liệt và chết trong vòng 7 ngày. Trái lại, có loại chó dại lên cơn nhưng không hung dữ, chỉ nằm im một chỗ, nước bọt chảy nhiều, chó không sủa, không cắn và chết trong vòng từ 3 – 5 ngày.
Nếu bị cắn nhiều chỗ hoặc bị cắn ở những vùng gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay, bất kể con vật cắn có bị dại hay không. Nếu đến tiêm muộn, hiệu quả phòng bệnh sẽ giảm hoặc không còn tác dụng. Ngoài ra, những người có nguy cơ bị nhiễm virus dại như: nhân viên thú y, chăm sóc thú rừng, làm trong phòng thí nghiệm có tiếp xúc với virus dại… cũng cần tiêm vaccin phòng bệnh dại.
Khi con vật đã bị dại thì trong tuyến nước bọt và các dây thần kinh đều có vi rút dại, các bộ phận khác cũng có thể chứa vi rút nên rất nguy hiểm. Do đó tuyệt đối không được tiếp xúc trực tiếp và không dùng làm thức ăn cho người và gia súc.
Hiện nay, tại các bệnh viện, trung tâm y tế dự phòng, đều có thể tiếp nhận bệnh nhân đến tiêm phòng bệnh dại. Mặt khác, để đẩy lùi bệnh dại nhất là vào thời điểm hiện nay nên hạn chế việc nuôi chó, mèo. Nếu nuôi thì phải xích, nhốt rọ mõm lại, tránh để chó, mèo chạy rông và phải tiêm phòng dại cho vật nuôi theo quy định.
Bị Mèo Cào Chảy Máu Có Sao Không Bác Sĩ?
Chào Kim Chi,
Phần lớn trường hợp bị mèo cào nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm thì sẽ mau lành. Tuy nhiên thường các nạn nhân bị mèo cào hay được khuyên đến khám bác sĩ là do nguy cơ mắc phải bệnh dại và nhiễm trùng vết thương.
Bệnh dại từ chó mèo khi cắn lây sang người có thể gây tử vong. Tuy nhiên, nếu con mèo đã cào em sau 15 ngày mà vẫn khỏe mạnh bình thường và còn sống, thì em không cần điều trị dự phòng dại sau phơi nhiễm, điều này an toàn vì con vật kia chắc chắn không bị dại và không lây bệnh cho em. Nhưng em chú ý chăm sóc vết thương kỹ để tránh nhiễm trùng, nếu có biểu hiện sưng nóng đỏ đau hành sốt, tụ mủ thì phải đến cơ sở y tế để được xử trí thích hợp.
Con “lãi” hay sán dải mèo không lây từ vết cào chảy máu vào trong cơ thể người được. Nguồn lây của giun là từ trứng dính trên các thức ăn tươi sống, sàn nhà, đồ vật trong nhà… do ăn uống thức ăn không vệ sinh bị nhiễm bẩn do bụi hoặc phân chó mèo có trứng giun. Khi thấy con mèo sống chung đi cầu ra lãi thì nhiều khả năng cả gia đình sống chung với mèo cũng bị nhiễm sán dải mèo (có hoặc không triệu chứng).
Thân mến.
Sau khi bị mèo cào, nếu được sát trùng đúng phương pháp và vết thương không quá sâu hoặc nằm ở những vị trí nguy hiểm thì sẽ mau lành. Tuy nhiên thường các nạn nhân bị mèo cào hay được khuyên đến khám bác sĩ là do nguy cơ mắc phải một số bệnh nghiêm trọng sau:
– Bệnh dại– Bệnh tụ huyết trùng– Các bệnh do mèo cào…
Khi bị mèo cào, rửa ngay vùng da bị cào bằng xà bông và nước. Nếu bạn có xà phòng chống vi khuẩn dùng nó là tốt nhất, nếu không có thể sử dụng bất kỳ loại xà phòng nào.
Bảo vệ các khu vực bị thương, nếu vết cào quá sâu có thể gây chảy máu. Tùy thuộc vào kích thước vết thương, có thể sử dụng băng hoặc một miếng gạc y tế để che vùng bị thương, tuy nhiên không được băng quá kín. Không được sử dụng bất kỳ loại thuốc mỡ nào để bôi lên vết thương. Thuốc mỡ sẽ làm tích tụ các bụi bẩn và vi trùng bên trong vết thương, khuyến khích sự phát triển của vi khuẩn dẫn đến nhiễm trùng.
Xem xét vết thương có dấu hiệu nhiễm trùng. Dấu hiệu nhiễm trùng bao gồm sưng, đỏ, đau và rò nước. Nếu những dấu hiệu này xuất hiện, bạn cần đi khám để có được sự tư vấn của bác sĩ.
Theo dõi dấu hiệu sốt do vết thương mèo cào, đặc biệt là ở trẻ em. Nếu người bị mèo cào có biểu hiện sốt cần tham khảo ý kiến bác sĩ.
Bà Bầu Ăn Dứa: Có Được Không? Ăn Khi Nào? Sảy Thai Không
Mình vốn là một đứa thích dứa, mê tất cả các thể loại món về dứa trên đời như: dứa xào, dứa nướng, sinh tố dứa, mứt dứa,… có thể xơi dứa bất tận quanh năm suốt tháng mà không thấy chán tẹo nào. Thế nhưng ai mà ngờ được rằng đến khi mang bầu, mình lại nghe hung tin không tốt, phụ nữ ăn dứa bị xẩy thai….tức là mình sẽ phải tạm chia tay món khoái khẩu chua chua, thơm nức ấy trong vòng 9 tháng thai nghén.
Mình cũng không biết luôn! Cho đến khi phát hiện có baby và được bạn bè chỉ bảo.
Theo các nhà khoa học, trong dứa chứa 1 chất là Bromelain gây mềm tử cung, chảy máu bất thường – cực kỳ không tốt cho phụ nữ mang thai. Phần lớn mọi người đều kiêng ăn dứa lúc có bầu là vì lẽ đó.
Search Google xong mà mình giật thót người các bạn ạ! Mình lấy chồng được 5 tháng thì mới biết có baby 3 weeks sau một lần ngẫu hứng thử que.
Liệu trong vòng nửa năm trước, có khi nào mình lỡ ăn dứa hồn nhiên quá nên em bé chưa ở lại với mình không nhỉ???…Mình cứ cố vắt óc ra nghĩ lại xem từng dấu hiệu bất thường nào không. Càng cố nhớ mình lại càng thấy lo.
Mẹ mình ở quê mới báo tin em bé nhà chị dâu mình bị hỏng. Chị ấy chỉ có sau mình tầm nửa tháng thôi, mới hôm trước còn gọi điện khoe là chị hay thèm ngọt lắm, thế mà chỉ sau một trận đau bụng đột ngột, vào đến viện thì bác sĩ đã lắc đầu…
Đúng là làm mẹ rồi, đúng là từ việc ăn uống – đi lại – ngủ nghỉ – … đều phải để ý từng li từng tý, không thể tự do phóng túng như thông thường được. Thế là dù rất khoái dứa, dù 3 tháng đầu mình đặc biệt thèm chua nhưng cũng tuyệt – đối – không – động – mình dứa lần nào nữa!
“Ôi dào, đợt mang thai tao ăn dứa có làm sao đâu!…”Nghe chị bạn bảo thế, mình trố mắt. Chị bạn mình tên Tâm, sinh năm 92, làm mẹ 2 đứa rồi nên có thể xét vào hạng dày dạn kinh nghiệm.
– Hồi bầu đứa thứ nhất đấy, tao cũng có biết là được hay không được ăn dứa đâu. Bầu đến tầm tháng thứ 7, thứ 8 thì trúng mùa dứa. Tao mua dứa về ăn suốt ngày.
– Ôi thế á? Vậy hồi đấy đứa đầu nhà chị có bị sinh non không?
– Không! Đủ ngày đủ tháng mới ra. Thậm chí còn muộn hơn dự sinh vài ngày mới kinh chứ…
Bà chị kể vậy mình lại đâm bối rối. Sao lại thế được nhỉ? Mình quyết tâm tìm hiểu cho ra.
Sự thật: ăn dứa lúc mang thai có tốt không?Thực tế, phần lớn các thông tin trên Internet đều cho rằng phụ nữ mang thai ăn dứa không hề tốt. Bởi thứ nhất là dứa có tính nóng, thứ hai là dứa chứa chất gây sảy thai như đã nói ở trên. Tuy nhiên, hầu hết các thông tin này đều đăng tải trên nguồn không chính thống như trang tin, blog chia sẻ, hội nhóm… Và mình tìm thấy một bài viết khác trên báo Dân Trí , nó đã khiến suy nghĩ của mình về việc kiêng dứa thay đổi một cách bất ngờ!
Theo ThS.BS. Trần Thu Nguyệt (Viện Y học Ứng Dụng Việt Nam): đúng là trong dứa có chứa bromelain không tốt cho bào thai. Thế nhưng, lượng chất này trong 1 quả dứa hoàn toàn không đủ để gây hại tới mẹ và em bé. Trừ khi, bà bầu ăn liền một lúc 7-8 quả dứa thì mới sinh chuyện mà thôi!
Bên cạnh đó, trái dứa chứa rất nhiều dưỡng chất thiết yếu cho sự phát triển của thai nhi như vitamin C, folate, sắt, magie, mangan, đồng, vitamin B6,… Vì thế, nếu mẹ bầu ăn với lượng vừa đủ thì có thể:
Giúp thai nhi khỏe mạnh hơn trong bụng.
Tăng cường hệ miễn dịch, kháng lại những lần ốm vặt trong thời gian mang thai.
Bổ sung canxi cho xương chắc khỏe, hình thành hệ xương cho em bé.
Giảm đi sự khó chịu do ốm nghén.
Bà bầu nên ăn dứa khi nào và ra sao cho tốt?Có thể thấy, về mặt lý thuyết như phát biểu của các chuyên gia thì việc ăn dứa lúc mang bầu là hoàn toàn có thể. Chỉ cần chị em chúng ta dùng dứa với lượng vừa phải và hạn chế nếu có hiện tượng ợ chua, ợ nóng, dị ứng… ( do dứa nhiều axit không tốt cho dạ dày ) là ổn.
Còn theo kinh nghiệm của mình sau khi đúc rút từ chính thời gian mang bầu và từ những người xung quanh:
Mỗi người chúng ta có cơ địa và sức khỏe hoàn toàn khác nhau. Có chị rất mắn, có cô lại rất khó đậu thai, có mẹ sức khỏe tốt, có mẹ lại không thật sự dồi dào sinh lực, có bà bầu ốm nghén rất nặng nhưng cũng có người mang thai chẳng thấy nghén ngẩm gì… Vì thế, không nên áp dụng lý thuyết cứng nhắc lên tất cả.
Chẳng hạn như chị dâu mình, lấy chồng 3 năm mới có tin vui, lúc mang bầu cũng hết sức cẩn thận, thế nhưng không rõ vì lý do nào lại xảy ra chuyện đáng tiếc. Đến lúc ấy, dẫu có làm gì đi nữa thì cũng đã muộn rồi…
– Nhóm 1, nhóm 2 nên tuyệt đối kiêng dứa để tránh chuyện ngoài ý muốn.3 tháng đầu – khi bào thai chưa ổn định trong bụng:
– Nhóm 3 có thể dùng vài lát dứa nhỏ để đỡ lạt miệng hơn.
– Nhóm 1, 2 vẫn nên kiêng dứa là tốt nhất.3 tháng giữa – khi em bé đã ổn định và đang phát triển nhanh:
– Nhóm 3 có thể đưa dứa vào bữa ăn khoảng 2 lần/ tuần.
– Nhóm 1, 2 nếu cẩn thận chỉ nên ăn dứa vào 2 – 3 tuần cuối thai kỳ để làm mềm khung xương chậu, giúp cho việc sinh nở thuận lợi hơn.3 tháng cuối – khi baby đang sắp sửa chào đời:
– Nhóm 3 thì thoải con gà mái, có thể chén luôn từ tháng thứ 7-8 như bà chị Tâm trâu bò của mình vậy.
Để tăng thêm hương vị thơm ngon của dứa, chị em có thể dùng chúng dưới dạng trái cây, sinh tố, sữa chua hoa quả, bánh nướng,…
Bà Bầu Ăn Dứa Ba Tháng Đầu Có Gây Sảy Thai Không?
Câu hỏi: Khi mới mang thai tôi rất thèm ăn dứa nhưng có người mách không nên ăn vì bà bầu ăn dứa 3 tháng đầu có thể gây sảy thai. Điều đó có đúng không và bà bầu có nên ăn dứa không? Trả lời: Chào bạn, Bà bầu có nên ăn dứa không là câu hỏi mà khá nhiều chị em phụ nữ khi mang thai thắc mắc. Theo bác sĩ chuyên khoa sản, dứa là một loại quả rất tốt cho sức khỏe con người với nhiều công dụng như: tăng sức đề kháng, hỗ trợ phát triển xương, và làm đẹp. Do đó, dứa cũng là một loại quả rất tốt dành cho các mẹ bầu mang thai. Lợi ích của dứa với bà bầu
Hỗ trợ hệ miễn dịch: Vitamin C trong dứa giúp tăng sức đề kháng và miễn dịch cho mẹ bầu. Khi bị cảm lạnh hoặc đau họng, các chị em có thể ăn một vài lát dứa sẽ thấy nhẹ người và đỡ hơn nhờ tác dụng của chất bromelain có trong dứa.
Giúp xương chắc khỏe: trong dứa có chứa nhiều mangan có vai trò quan trọng trong việc phát triển xương và mô liên kết của thai nhi. Bà bầu ăn dứa có thể cũng cấp 70% nhu cầu mangan mà cơ thể cần.
Ngăn ngừa táo bón: Chất xơ có trong dứa sẽ giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón các mẹ bầu hay gặp phải trong thai kỳ. Cùng với đó, bromelain còn có tác dụng phân hủy protein hỗ trợ quá trình tiêu hóa.
Kể từ tuần thứ 38 trở đi, khi em bé sẵn sàng ra ngoài, lúc này enzyme bromelain có trong dứa sẽ giúp làm mềm cổ tử cung giúp cho việc chuyển dạ dễ dàng hơn. Do đó, vào tháng cuối của thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn nhiều dứa hơn một chút. Ăn dứa có gây sảy thai cho mẹ bầu? Bromelain trong dứa với hàm lượng cao kích thích gây co thắt cổ tử cung, đặc biệt chất này có nhiều trong dứa xanh. Nhưng các mẹ cũng không cần quá lo lắng vì theo nghiên cứu mang thai 3 tháng đầu ăn 7 quả dứa xanh mới có nguy cơ gây sảy thai. Ngoài ra, mẹ bầu cũng không nên ăn dứa nhiều vì có thể gây ra ợ nóng hoặc tiêu chảy do dứa chứa nhiều axit gây ợ nóng. Những lưu ý khi mẹ bầu ăn dứa
Bỏ lõi khi ăn vì chúng có thể hình thành những búi xơ trong ruột
Không nên ăn/uống nước ép dứa chưa chín vì có thể gây ngộ độc.
Ăn nhiều dứa còn có thể gây rát lưỡi, thậm chí có trường hợp phát ban, khó thở. Trường hợp này mẹ bầu có thể ăn dứa đã nấu chín như: dứa xào, nấu canh chua
Gọt xong nên ăn ngay, không nên mua những miếng dứa đã gọt sẵn đựng trong túi nilon đã lâu.
Bị Mèo Cào Có Cần Chích Ngừa Không?
“Bác sỹ ơi em bị mèo cào có cần đi chích ngừa không?”
Chắc ai cũng biết mèo có vũ khí rất lợi hại là bộ móng vuốt của chúng. Vì một số lí do nào đó các bạn sẽ bị mèo cào trên tay hay trên cơ thể. Điều này có khi là những vết cào bình thường nhưng cũng có khi đó là hành động vô cùng nguy hiểm.
Thật ra không phải cứ bị mèo cào là chúng ta phải đi chích ngừa ngay. À chích ngừa ở đây là mình đi chích ngừa dại đó các bạn. Điều này cho thấy bệnh dại rất quan trọng cần phải phòng ngừa nha. Với những bạn đã có kinh nghiệm nuôi mèo rồi thì rất yên tâm. Vì hằng năm đều chích ngừa dại cho mèo. Nếu lỡ có bị mèo cào hay cắn trúng cũng không có vấn đề gì cả.
LÀM SAO BIẾT BỊ MÈO CÀO, CẮN PHẢI ĐI CHÍCH NGỪA?Bệnh dại là bệnh truyền nhiễm có khả năng lây nhiễm chéo giữa người nuôi chó mèo với nhau. Đường lây chủ yếu lây qua vết thương, vết cắn có chứa virus dại. Khi chó mèo mắc bệnh dại thì virus dại có hầu hết trong dịch tiết cơ thể vật nuôi.
Thời gian ủ bệnh của virus dại trên chó mèo ít nhất là 7 ngày cho đến vài tháng. Tùy vào vị trí cắn, vết thương sâu rộng mà thời gian ủ bệnh sẽ có tốc độ nhanh hay chậm.
Vậy làm sao chúng ta biết khi bị mèo cào, cắn cần phải đi chích ngừa?
Đó là chúng ta phải quan sát hành vi của chúng. Khi mèo cào, cắn bạn mà có lý do thì đó là hành vi tự vệ.
Ví dụ: Bạn dắt mèo vào nhà tắm và chuẩn bị tắm thì bị mèo cào. Do nhiều bé mèo không thích nước, chưa quen với việc tắm rửa. Thì vết cào đó là có lý do. Hoặc một ví dụ khác là bạn vô tình dẫm lên đuôi của chúng, hành vi phản xạ là chúng sẽ cắn bạn…
Trường hợp mà bạn cần đi chích ngừa đó là: hành vi của mèo không tự chủ, mất ý thức, không nhận ra chủ nuôi. Có những biểu hiện của bệnh dại như: miệng chảy nhiều nước dãi, chảy nước mũi, sợ ánh sáng (trốn trong bóng tối), sợ tiếng động lớn, cắn phá đồ vật vô ý thức, (gặp cái gì cũng cắn), ăn những thứ khác thường, có những cơn co giật không tự chủ…
CÁCH XỬ LÝ VẾT THƯƠNG KHI BỊ MÈO CÀO, CẮN TRƯỚC KHI CHÍCH NGỪACách xử lý vết thương, trường hợp mà các bạn nghi ngờ mèo mắc bệnh dại.
Vệ sinh kỹ với chất sát khuẩn ở vết thương như: cồn, povidine
Tuyệt đối không băng bó, bịt kín vết thương, không nặn máu, hút máu hay bôi lên vết thương như chanh, kem đánh răng,… điều này làm vết thương trở nên dễ nhiễm trùng hơn.
Đến các cơ quan y tế gần nhất để chích ngừa. Đồng thời theo dõi sức khỏe mèo trong 14 ngày như thế nào? Trường hợp mèo đang ủ bệnh sẽ không có triệu chứng rõ ràng. Khi mèo phát dại thì mới có triệu chứng thấy rõ.
Với thông điệp: “Chia sẻ, kết nối cùng nhau chăm sóc thú cưng”.
Bài viết số: 47
BSTY – Hồ Minh Hoàng
Hominhhoang.com
Địa chỉ: 51 Đặng Nhữ Lâm, Khu phố 6, Thị Trấn Nhà Bè, Tp.HCM
Điện thoại: 090 252 9302
Trẻ Nhỏ Bị Mèo Cào Có Sao Không? Những Điều Bố Mẹ Cần Biết
Thông thường người ta hay nghĩ chỉ có nguy cơ lây bệnh dại nếu bị chó, mèo hoặc các động vật mang virus dại cắn. Trên thực tế, trẻ nhỏ bị mèo cào cũng có khả năng cao bị bệnh dại. Nếu bị các động vật mang virus bệnh dại cào, cắn và không được tiêm ngừa kịp thời thì nguy cơ tử vong cũng rất cao.
Theo khuyến cáo của Cục Y tế dự phòng, khi bị chó mèo cắn buộc phải tiến hành điều trị, theo dõi trong vòng 10 ngày.
Nguyên nhân trẻ nhỏ bị mèo cào
Những gia đình có nuôi mèo, thỉnh thoảng vẫn có thể bị mèo cào trong lúc vui đùa. Mèo có móng sắc nhọn để tự vệ, đôi khi chúng có thể gây ra những vết cào khá sâu.
Trẻ chưa có kỹ năng phòng vệ cho bản thân
Trẻ tiếp xúc, chọc ghẹo mèo hoang
Trẻ vui đùa, la hét, chạy, đánh hoặc có những động tác bất ngờ về phía thú cưng
Dấu hiệu trẻ nhỏ bị dại do mèo càoKhi trẻ bị nhiễm bệnh dại từ chó mèo, thời gian ủ bệnh có thể kéo dài từ một vài ngày đến vài tháng. Trong khi thời gian phát bệnh cho đến khi chết chỉ dao động từ 1 đến 7 ngày. Trên 80% người mắc bệnh dại có các dấu hiệu đau hoặc ngứa ở vết cắn, kèm theo đó là sốt, mệt mỏi, đau đầu kéo dài 2-4 ngày. Ngoài ra, trẻ còn có thể bị chứng sợ nước, tăng động, tức giận, không chịu được tiếng ồn, ánh sáng hoặc không khí. Đặc biệt ở giai đoạn sau, chỉ thoáng nhìn thấy hình ảnh nước đã có thể gây co thắt ở cổ và họng, tỏ ra sợ hãi khi thấy cái chết sắp xảy ra.
Biến chứng nguy hiểm khi trẻ bị mèo càoMột số vết thương do mèo cào và hầu hết vết thương do mèo cắn có thể gây viêm nhiễm. Bên cạnh bệnh dại, bệnh mèo cào cũng khá phổ biến do vi khuẩn bartonella henselae gây ra. Mèo đóng vai trò là nguồn lây bệnh, nhất là mèo con và mèo có bọ chét. Trẻ bị lây bệnh sẽ có biểu hiện như: Sưng nhỏ ở vùng mèo cào hay cắn, kèm theo đó là sưng hạch bạch huyết ở nách, háng hoặc cổ. Tiếp đến là sốt, mệt mỏi, mắt đỏ, đau khớp và đau họng. Bệnh mèo cào ở người có thể gây ra những chứng bệnh nghiêm trọng về mắt, não, gan hoặc tổn thương lách. Trẻ thiếu sức đề kháng có nguy cơ biến chứng cao hoặc thậm chí tử vong do bệnh sốt mèo cào.
Cách chăm sóc khi trẻ nhỏ bị mèo càoĐối với mèo chưa được hoặc không rõ đã được tiêm vaccine hay chưa, thì trẻ cần được điều trị phòng ngừa nhiễm vi khuẩn, uốn ván hoặc bệnh dại. Bác sĩ sẽ đánh giá vết thương và có cách điều trị thích hợp dựa vào độ nghiêm trọng của vết thương.
Xử lý vết thương ngoài daChỉ nên điều trị tại nhà đối với vết thương ngoài da nhẹ do mèo nhà đã tiêm vaccine cào:
Rửa tay trước khi xử lý vùng da bị mèo cào, cần đảm bảo tay phải sạch và vô trùng.
Rửa vùng da bị mèo cào. Dùng xà phòng rửa kỹ vùng da bị tổn thương. Cố gắng rửa cả vết thương và vùng da xung quanh. Sau khi rửa bằng xà phòng, xả kỹ lại bằng nước sạch. Không chà xát lên vùng da trầy xước, vì như vậy có thể sẽ gây thêm tổn thương cho các mô.
Thoa thuốc mỡ lên vết cào. Hãy trao đổi với nhân viên y tế để xử lý vết mèo cào bằng thuốc mỡ sát trùng phù hợp. Có thể bôi thuốc mỡ kháng sinh tổng hợp lên vết thương ba lần một ngày.
Không băng kín vết thương. Giữ sạch vết thương trong thời gian chữa trị, nhưng nên để vết thương tiếp xúc với không khí trong lành.
Xử lý vết thương sâuCác vết thương sâu hơn có thể kèm chảy nhiều máu cần điều trị y tế và uống thuốc kháng sinh để ngừa viêm nhiễm (cho dù mèo đã được tiêm phòng đầy đủ). Trước khi được chăm sóc y tế, bố mẹ có thể sơ cứu tại nhà cho trẻ bằng cách:
Cầm máu. Nếu vết thương chảy nhiều máu, dùng khăn sạch để ép lên vết thương. Ép chặt vào chỗ chảy máu và giữ nguyên cho đến khi máu bớt chảy. Có thể cần để vết thương cao hơn đầu.
Rửa sạch vùng da bị thương. Sau khi rửa tay thật sạch, nhẹ nhàng rửa vùng da tổn thương bằng xà phòng và rửa lại bằng nước sạch. Không chà xát khi rửa vì vết thương có thể chảy máu lại.
Dùng khăn sạch khác để thấm khô hoàn toàn vết thương và vùng da xung quanh.
Các vết thương sâu cần được băng lại bằng băng dính cá nhân hoặc gạc sạch.
Lưu ý: nhất định phải đến bác sĩ sau khi thực hiện các bước sơ cứu để được kiểm tra tình trạng chính xác tránh những biến chứng về sau.
Phòng ngừa cho trẻ nhỏ bị mèo cào
Chích ngừa đầy đủ cho thú cưng.
Không phạt mèo vì đã cào người. Cào là hành vi tự vệ bình thường của mèo, do đó trừng phạt mèo vì cào có thể khiến nó hung hăng hơn về sau.
Tránh cho trẻ chơi đùa mạnh bạo với cả mèo trưởng thành và cả mèo con.
Hạn chế nuôi mèo con khi nhà cho trẻ nhỏ. Hầu hết mèo sẽ tự bỏ được tật cắn và cào khi qua tuổi mới lớn (từ 1 đến 2 năm)
Cắt móng cho mèo mỗi tuần một lần có thể hạn chế tổn thương do mèo cào
Qua những thông tin Medplus đã tổng hợp, mong rằng sẽ giúp các bố mẹ giải đáp thắc mắc về trẻ nhỏ bị mèo cào phải làm sao? Trẻ nhỏ bị mèo cào có sao không và những lưu ý khi bố mẹ cần phải biết.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Bị Mèo Cào Có Sao Không, Có Sảy Thai Không? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!