Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Có Nên Nhổ Tóc Bạc Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Trong suốt quá trình mang thai, cơ thể của người phụ nữ có khá nhiều sự thay đổi, từ ngoại hình đến vóc dáng và cả mái tóc. Đối với cơ thể của người bình thường, mái tóc thường trải qua 3 giai đoạn chính: phát triển, nghỉ ngơi và rụng. Trung bình mỗi ngày có thể rụng khoảng 100 sợi tóc. Tuy nhiên, khi mang thai, nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi cùng với chế độ sinh hoạt có thể làm thay đổi chu kỳ của tóc. Các sợi tóc sẽ phát triển liên tục và ở lại trên da đầu nên ít xảy ra hiện tóc tóc gãy rụng nhiều. Thậm chí, một số trường hợp khác, mẹ bầu có thể cảm nhận đường kính của sợi tóc còn lớn hơn bình thường.
Nhiều phụ nữ cảm thấy tóc mình bị thay đổi khá nhiều trong suốt quá trình mang thai. Thông thường, mái tóc đen được quy định bởi các sắc tố melanin. Do những sự thay đổi khi mang thai, quá trình sản sinh melanin của tế bào melanocyte ở nang tóc dẫn đến hiện tượng tóc bạc, tóc có màu nhạt hơn hoặc chuyển sang màu nâu hay màu trắng.
Ngoài yếu tố nội tiết tố của cơ thể bị thay đổi, còn nhiều yếu tố khác cũng tác động không kém dẫn đến tóc bạc khi mang thai. Điển hình:
– Tóc bạc khi mang thai do yếu tố tâm lý:Xuyên suốt khoảng thời gian mang thai, chị em phụ nữ thường khá nhạy cảm và có nhiều suy nghĩ lo lắng hơn bình thường. Những lo lắng thường tập trung cho gia đình, công việc, thai nhi,… đã khiến cho các bà mẹ thường xuyên lo âu và căng thẳng. Và đây cũng chính là nguyên nhân điển hình gây ra tình trạng tóc bạc khi mang thai. Khi tinh thần bị căng thẳng nhiều lần sẽ làm tăng sinh nhiều yếu tố oxy hóa mạnh trong cơ thể, chủ yếu là hydroperoxide. Việc tích tụ ngày một nhiều ở mái tóc sẽ làm phá hủy sắc tố melanin và khiến tóc bạc xuất hiện mạnh mẽ.
Bên cạnh đó, ở những bà bầu thường xuyên bị ốm nghén khi về đêm gây mất ngủ có thể khiến cơ thể phải tiết hàng hoạt các chất để giúp cơ thể thích ứng. Tình trạng này nếu bị kéo dài liên tục, cơ thể của người mẹ rất dễ bị suy nhược, ốm yếu và làm cho số lượng tế bào melanocyte ở nang tóc bị cạn kiệt, từ đó gây ra hiện tượng tóc bạc khi mang thai.
Mặt khác, khi cơ thể rơi vào trạng thái stress sẽ làm chậm quá trình trao đổi chất, máu lưu thông kém. Lúc này, cơ thể không cung cấp đủ oxy và chất dinh dưỡng nuôi tóc khiến chúng bị yếu đi, từ đó gây ra hiện tượng tóc gãy rụng nhiều và thúc đẩy quá trình lão hóa nhanh.
– Tóc bạc khi mang thai do cơ thể thiếu một số dưỡng chất cho mái tóc:Dân gian thường bảo rằng, phụ nữ mang thai không chỉ ăn để nuôi 1 người mà nuôi thêm người khác là do. Phần lớn, các dưỡng chất được dung nạp vào cơ thể của người mẹ tập trung để nuôi dưỡng thai nhi. Điều này có thể khiến cơ thể của người mẹ bị hao hụt một số chất dinh dưỡng. Nhất là thiếu hụt chất sắt làm cho máu tuần hoàn đến nang tóc không đủ. Từ đó khiến tóc bị yếu, dễ gãy rụng và bạc sớm.
Bên cạnh đó, do việc kiêng cữ nhiều thứ trong khoảng thời gian mang thai có thể khiến cơ thể bị thiếu hụt một số vitamin và khoáng chất khác như vitamin nhóm B, vitamin H, vitamin D, đồng, kẽm,… cũng có thể dẫn đến tình trạng tóc bạc sớm.
Tóc bạc khi mang thai không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng có khả năng làm ảnh hưởng đến tâm lý của các bà bầu. Nhiều sợi tóc màu trắng xen lẫn với tóc đen có thể khiến bà bầu lo lắng và kém tự tin khi xuất hiện trước đám đông. Nghiêm trọng hơn có thể dẫn đến tình trạng trầm cảm. Do đó, bà bầu cần có những giải pháp tích cực để thay đổi tình trạng này.
Bà bầu có nên nhổ tóc bạc không? – Giải đáp thắc mắcBà bầu có nên nhổ tóc bạc không là một trong những thắc mắc của không ít bà bầu khi mắc phải. Sau khoảng thời gian nghiên cứu và chứng minh, các chuyên gia hàng đầu cho biết, phụ nữ không nên nhổ tóc bạc trong quá trình mang thai và cả khi không mang thai. Đối với các trường hợp tóc màu trắng xuất hiện vài cọng, bạn hoàn toàn có thể loại bỏ chúng thông qua việc nhổ bỏ. Nhưng với trường hợp tóc bạc xuất hiện với số lượng nhiều và phân bố rộng rãi trên da đầu thì nhổ bỏ không phải là giải pháp tốt nhất.
Các chuyên gia y tế hàng đầu còn dẫn chứng thêm một số tác hại khó ngờ của việc nhổ tóc bạc như:
Hói đầu: Do việc kéo và giật tóc đã sẽ khiến cho cho cả nang tóc và da đầu bị tổn thương. Việc nhổ tóc bạc cũng không ngoại lệ. Không những vậy, nhổ tóc thường xuyên còn làm phá vỡ các dây thần kinh và các mạch máu nhỏ ở dưới nang tóc. Hơn thế nữa, việc nhổ tóc bạc quá nhiều sẽ khiến tóc mọc chậm, ngày càng thưa dần đi, từ đó gây nên tình trạng hói đầu;
Tóc bạc nhanh và nhiều hơn: Tóc bạc là do melanin không được duy trì ở tế bào chân tóc. Cơ thể càng có ít melanin thì đồng nghĩa với việc tóc nhanh bạc đi. Đồng thời, khi các tế bào sắc tố trong nang tóc đã chết thì nhổ hết tóc bạc thì tóc mới mọc lên không thể đen trở lại;
Da đầu nổi mụn nhọt: Việc nhổ tóc bạc đã vô tình làm mất đi lớp màng mỏng bao quanh lấy tóc. Lớp màng này có tác dụng định hướng mọc cho các sợi tóc. Nếu lớp màng này bị phá vỡ có thể khiến tóc mọc ngược vào trong, gây ngứa khó chịu. Lâu ngày có thể xuất hiện các mụn nhọt.
Trên thực tế, nhổ tóc bạc chỉ là biện pháp tạm thời và hầu như không lại ích lợi gì cho việc giúp tóc đen trở lại. Việc xuất hiện vài sợi tóc bạc không phải là vấn đề đáng lo lắng, do đó, bà bầu không nên nhổ bỏ tóc bạc nếu không mong muốn gặp phải các hệ lụy trên.
Bà bầu nhuộm tóc trị loại bỏ tóc bạc được không?Nhuộm tóc là giải pháp mà nhiều bà bầu hướng đến để loại bỏ tóc bạc nếu không được phép nhổ bỏ. Nhuộm đen tóc hay nhuộm tóc có màu tuy làm che đi những sợi tóc màu trắng nhưng cách làm này có tác động không hề nhỏ đến sức khỏe của thai nhi. Nhiều tài liệu cho biết, phụ nữ trong khi mang thai hoặc chuẩn bị mang thai mà nhuộm tóc thì thai nhi có nguy cơ mắc bệnh ung thư lớn hơn gấp 10 lần so với người không nhuộm tóc. Chính vì sự nguy hiểm này, bà bầu bị tóc bạc sớm cần xem xét lại quyết định nhuộm tóc để che đi tóc bạc của mình.
Không dừng lại ở đó, nhuộm tóc còn để lại nhiều tác hại khác mà không phải ai cũng đều biết rõ. Đó có thể là các tác hại sau:
Ảnh hưởng đến nội tiết tố: Trong thuốc nhuộm tóc thường có chứa chất Alkylphenol ethoxylate (APE) – đây là một chất thường có trong thuốc trừ sâu. Chất này nếu được hấp thụ vào cơ thể có thể gây rối loạn nội tiết tố;
Gây nhức đầu: Trong thuốc nhuộm còn chứa chất I sopropyl alcohol . Chất này có thể gây ra tình trạng đau đầu, nghiêm trọng hơn có thể gây ra chứng trầm cảm;
Ảnh hưởng đến da đầu và mắt: Một số loại thuốc nhuộm có chứa thành phần gây kích ứng da đầu và làm đỏ mắt. Đối với những đối tượng có làn da nhạy cảm với thuốc nhuộm rất dễ bị kích ứng, gây ngứa ngáy, thậm chí lở loét da;
Nhuộm tóc có thể gây ung thư: Theo nghiên cứu của nhà khoa học cho biết, người nhuộm tóc nhiều rất dễ có nguy cơ mắc ung thư hạch (một dạng ung thư tấn công vào hệ bạch huyết) so với người không sử dụng. Bên cạnh đó, chất hóa học Para -phenylenediamine (PPED) trong thuốc nhuộm có thể gây bệnh ung thư vú hoặc ung thư bàng quang.
Làm thế nào để loại bỏ các sợi tóc bạc khi mang thai?Có rất nhiều ý kiến xoay quanh vấn đề loại bỏ sợi tóc bạc khi mang thai thay vì nhổ bỏ. Nhiều chuyên gia cho rằng, bà bầu nên tránh tuyệt đối các loại thuốc nhuộm. Trong khi đó, thiểu số lại cho rằng bà bầu hoàn toàn có thể nhuộm tóc nhưng cần kiêng cữ trong 3 tháng đầu để tránh làm ảnh hưởng đến thai nhi. Thay vì nhuộm toàn bộ tóc, bà bầu có thể sử dụng thuốc nhuộm ở phần ngọn tóc và tránh nhuộm chân tóc.
Đối với việc uốn hay duỗi tóc, bà bầu cần tuyệt đối kiêng cữ. Bởi những hóa chất được sử dụng thường chứa một lượng lớn formaldehyde. Đây là một chất độc có thể gây biến dị các nhiễm sắc thể, có khả năng cao tác động tiêu cực cho bào thai.
Bên cạnh đó, bạn cần kiểm tra sản phẩm tắm gội đang sử dụng có thật sự an toàn cho sức khỏe của người phụ nữ mang thai. Nếu không phù hợp, bạn nên nhanh chóng thay đổi. Lời khuyên từ chuyên gia hàng đầu, bà bầu nên sử dụng sản phẩm tắm gội chuyên dụng hoặc được chiết xuất từ các loại thảo dược lành tính thay vì sử dụng sản phẩm có chứa nhiều chất tẩy rửa mạnh.
Ngoài ra, điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học và xây dựng lối sinh hoạt lành mạnh cũng chính là biện pháp giúp kìm hãm quá trình mọc tóc bạc khi mang thai. Không những vậy, nhiều bà bầu còn cắt ngắn tóc và cột gọn lại thay đổi diện mạo cũng như che bớt những sợi tóc bạc đang len lỏi với nền đen. Điều này còn tạo sự thuận lợi cho quá trình sinh nở và chăm sóc con trẻ khi chào đời.
Các giải pháp ngăn ngừa bạc tóc khi mang thai 1. Giải tỏa căng thẳng và mệt mỏiChị em phụ nữ nên chuẩn bị tâm lý luôn sẵn sàng và thư thái để đối diện với mọi chuyện xảy ra trong 9 tháng 10 ngày. Nhất là đối tượng lần đầu mang thai, vẫn còn nhiều bỡ ngỡ.
Trước hết, bà bầu nên có một tinh thần khỏe mạnh, thư thái và tránh bị căng thẳng quá nhiều thông qua việc tâm sự hay chia sẻ với người chồng hoặc người thân của mình. Bên cạnh đó, bạn cũng nên một chút thời gian để thư giãn cơ thể và đầu óc sau một ngày làm việc áp lực thông qua việc luyện tập thể dục, nghe những bản nhạc yêu thích, trồng cây, nấu ăn hay tán gẫu cùng bạn bè. Điều này sẽ giúp tâm trạng trở nên tốt hơn, từ đó giúp hạn chế tình trạng tóc bạc.
2. Xây dựng thực đơn đầy đủ dưỡng chất cần thiết cho mái tócMặc dù chị em phụ nữ cần kiêng cữ một số thực phẩm trong khoảng thời gian mang thai nhưng cũng cần xây dựng cho mình một chế độ ăn uống đủ dưỡng chất dinh dưỡng để đảm bảo cho sức khỏe của bản thân và sự phát triển của thai nhi.
Trong khẩu phần ăn mỗi ngày, bà bầu nên chú ý bổ sung thêm các thực phẩm có chứa các dưỡng chất tốt cho mái tóc. Nhất là các loại rau có màu xanh đậm, thực phẩm này có chứa nhiều chất sắt và acid folic, chẳng hạn như: bông cải xanh, rau mồng tơi, măng tây, rau bina,… Song song, tăng cường bổ sung các thực phẩm giàu vitamin nhóm B, vitamin A, vitamin C, vitamin E và các khoáng chất khác có trong củ quả, trái cây, các loại đậu, thịt nạc, cá, trứng, sữa,…
Bên cạnh đó, bà bầu nên đủ 2 – 2,5 lít nước mỗi ngày để cân bằng điện giải của cơ thể cũng như cung cấp độ ẩm cho mái tóc, giúp tóc phát triển khỏe mạnh. Ngoài ra, bà bầu có thể bổ sung thêm các loại đồ uống từ hoa quả, rau củ. Các loại đồ uống này không chỉ cung cấp lượng nước mà còn bổ sung cho cơ thể những dưỡng chất thiết yếu khác.
3. Điều chỉnh lối sinh hoạt hằng ngàyBên cạnh việc điều chỉnh chế độ ăn uống khoa học, bà bầu cũng cần điều chỉnh lối sinh hoạt hằng ngày sao cho phù hợp để không làm ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. Tốt nhất, nên tạo thói đi ngủ đúng giờ, hạn chế sử dụng thiết bị thông minh nếu không cần thiết, cố gắng ngủ đủ giấc. Đặc biệt, không quá cố gắng làm việc để có đủ kinh phí nuôi con sau này. Một lối sống khoa học vừa giúp làm giảm căng thẳng mệt mỏi vừa giúp mái tóc chắc khỏe và ngăn ngừa tóc bạc sớm.
4. Chăm sóc mái tóc bằng các sản phẩm chuyên dụngVào những khoảng thời gian cuối, nhiều bà bầu thường trở nên lười gội đầu hay chăm sóc mái tóc thường xuyên. Một phần là do sức nặng của con trẻ khiến cơ thể kém linh hoạt, phần khác là lo sợ các sản phẩm sử dụng sẽ khiến thai nhi bị dị tật. Tuy nhiên, bà bầu không nên quá lo lắng, với nền kinh tế và y học ngày một phát triển đã cho ra đời nhiều sản phẩm chăm sóc da dầu và mái tóc cho bà bầu. Những sản phẩm này đều được nghiên cứu kỹ lưỡng từ khâu chọn thành phần đến sản xuất.
Việc gội đầu mỗi ngày không phải là giải pháp tốt nhất để làm sạch da đầu. Bà bầu chỉ nên gội đầu chừng 3 – 4 lần mỗi tuần. Có thể sử dụng thêm một số kem xả khác để giữ tóc luôn vào nếp và óng mượt.
5. Uống thực phẩm chức năng để ngăn chặn tình trạng tóc bạcĐối với các trường hợp tóc bạc xuất hiện ngày một nhiều, bà bầu thường tìm đến một số thực phẩm chức năng để ngăn chặn tình trạng này. Trên thị trường hiện nay xuất hiện không ít các viên uống bổ trở được bào chế từ các loại thành phần có tác dụng bổ thận âm, ích tinh huyết, làm đen tóc và giúp mượt tóc. Bà bầu có thể tìm mua và sử dụng.
Tuy nhiên, trước khi sử dụng, bà bầu cần cân nhắc kỹ lưỡng. Bởi việc sử dụng thực phẩm chức năng có thể ít nhiều tác động đến sức khỏe của thai nhi. Do đó, bạn nên trao đổi thông tin này cùng với bác sĩ để nhận được sự tư vấn và hỗ trợ.
Xuất hiện tóc bạc trong quá trình mang thai không phải là bệnh lý nghiêm trọng nhưng nó lại khiến không ít bà bầu tự tin và lo lắng về vẻ bề ngoài. Vì sức khỏe của bản thân và thai nhi, bà bầu chỉ cần cung cấp cho cơ thể đủ những dưỡng chất thiết yếu và có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không nên nhuộm hay sử dụng chất hóa học tác động lên da đầu. Nếu cần thiết, bà mẹ có thể áp dụng thường xuyên các mẹo vặt dân gian và hạn chế nhổ bỏ tóc bạc.
Những thông tin hữu ích cho bà bầu:
Bà Bầu Uống Oresol Có Tốt Không, 5 Lưu Ý Và Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Bà bầu bị sốt là một hiện tượng hoàn toàn bình thường trong thai kỳ. Tuy nhiên, việc chăm sóc bà bầu bị sốt cực kỳ quan trọng, cần được lưu ý kỹ càng vì chỉ cần sơ sẩy một chút cũng có thể làm ảnh hưởng đến sự phát triển và cả tính mạng của thai nhi. Vậy khi bị sốt, bà bầu uống Oresol có được không?
Mẹ Đang Chuẩn Bị Mang Thai Nên Ăn Uống Gì Để Sinh Con Khỏe?
Oresol là thuốc gì?Oresol là loại thuốc được sử dụng để bù nước và điện giải, bao gồm các loại muối vốn có trong cơ thể ở nồng độ và tỷ lệ phù hợp. Oresol được sử dụng khi cơ thể bị sốt, tiêu chảy bị mất nước hoặc các chất điện giải bị thất thoát một cách trầm trọng.
Thuốc Oresol ngoài việc giúp người bệnh khắc phục triệu chứng sốt thông thường thì thuốc này còn có tác dụng cực hiệu quả trong những triệu chứng bệnh khác như: sốt virus, say nóng, tiêu chảy, nôn ói, sốt rét,… khi cơ thể bị mất nước.
Oresol là loại thuốc được sử dụng để bù nước và điện giải
Bà bầu bị sốt có uống được Oresol không?Thuốc Oresol được dùng ở đường uống nên có tác dụng khá nhanh và hiệu quả. Do đó, giúp người bệnh cũng nhanh khỏi hơn, tuy nhiên loại thuốc này chỉ có tác dụng đối với một vài đối tượng cụ thể chứ không phải là tất cả.
Chẳng hạn như theo khuyến cáo của các chuyên gia thì những đối tượng đặc biệt không nên dùng Oresol là: những người mắc bệnh tim mạch, người có vấn đề về thận, những người bị mất nước kèm theo các triệu chứng sốc, những người bị vô niệu hoặc ít niệu, những người đang bị tiêu chảy cấp.
Đối với trường hợp bà bầu bị sốt thì theo các bác sĩ chuyên khoa vẫn có thể sử dụng Oresol được để bù lượng nước và các chất điện giải bị thất thoát trong lúc cơ thể bị sốt. Tuy nhiên, khi cơ thể đã xuất hiện dấu hiệu bị sốt thì mẹ hãy đến ngay bệnh viện để được thăm khám trước hết và chỉ nên uống thuốc Oresol khi được các bác sĩ cho phép.
Bà bầu bị sốt muốn uống Oresol cần hỏi ý kiến của bác sĩ
Bên cạnh đó, nếu trong thời điểm bà bầu đang bị sốt mà bác sĩ không chỉ định uống Oresol thì tốt nhất mẹ bầu nên thay thế bằng việc uống nước gạo rang, uống thật nhiều nước lọc hoặc các loại nước ép trái cây giàu vitamin C. Đồng thời, kết hợp với việc chườm mát ở trán và lau mát người ở các vùng trán, bẹn, nách và cả thái dương để hạ nhiệt cơ thể nhanh nhất có thể.
Tuyệt đối không để tình trạng bà bầu bị sốt kéo dài mà không áp dụng bất cứ cách hạ sốt nào cho bà bầu. Bởi vì bị sốt càng cao thì tỷ lệ thai nhi trong bụng bị ảnh hưởng nặng nề lại càng tăng lên. Thậm chí, có trường hợp mẹ bầu bị sốt quá cao có thể gây sảy thai hay sinh non.
Bà bầu bị sốt uống Oresol thế nào mới đúng cách?Hiện nay, trên thị trường Việt Nam có bán rất nhiều loại thuốc Oresol để bù nước và các chất điện giải cho cơ thể. Trong đó có thể kể đến như:
Oresol dạng gói pha trong 1 lít nước;
Oresol dạng gói pha trong 200ml nước;
Oresol dạng gói pha trong 250ml nước.
Tùy vào lượng thuốc Oresol mà các chị em phụ nữ mang thai phải pha với nước theo đúng tỷ lệ mà nhà sản xuất đã hướng dẫn và quy định. Vì khi pha đúng tỷ lệ, chúng ta mới có được dung dịch có nồng độ điện giải thích hợp nhất đối với cơ thể đang bị mất nước và điện giải. Cũng theo đó, việc pha sai tỷ lệ thuốc sẽ không thể cho kết quả hạ sốt nhanh nhất, thậm chí còn gây ra những tác dụng ngược lại.
Cách uống Oresol còn tùy thuộc vào từng tình trạng bệnh của mỗi chị em phụ nữ mang thai khác nhau, do đó hiệu quả mà thuốc đem lại cũng sẽ khác nhau. Chẳng hạn như:
Trường hợp bà bầu bị sốt kèm theo ra nhiều mồ hôi: Có thể uống Oresol thay cho uống nước bình thường. Nhưng để đạt được kết quả nhanh nhất thì bà bầu có thể uống từng ngụm nhỏ, giữ lại ngụm thuốc hơi lâu hơn bình thường 1 chút ở trong khoang miệng rồi sau đó mới nuốt.
Mẹ bầu cần tuân thủ đúng hướng dẫn để đảm bảo hiệu quả tốt nhất
Trường hợp bà bầu bị sốt kèm theo triệu chứng tiêu chảy, nôn thốc tháo: Phải uống từng thìa nhỏ để sao cho lượng nước vào miệng ít nhất. Lượng nước khi đó chỉ đủ để làm ướt khoang miệng sẽ giúp cho nước và các chất điện giải trong Oresol được hấp thu hết ngay tại khoang miệng. Có như vậy mới hạn chế thấp nhất lượng thuốc bị trôi xuống dạ dày. Bởi vì khi uống hết thuốc một lần thì thuốc sẽ nằm hết ở trong dạ dày, khiến cho dạ dày bị kích thích, từ đó sẽ tống dung dịch xuống ruột ngay lập tức, dẫn đến đi ngoài liên tục (tiêu chảy) hoặc sẽ tống ngược trở lên cuống họng gây nôn.
Mẹ bầu nên làm gì trong trường hợp uống Oresol quá liều?Trong trường hợp mẹ bầu bị sốt, mất nước trầm trọng, cần được bù nước khẩn cấp hoặc bà bầu uống Oresol bị quá liều, gọi ngay cho Trung tâm cấp cứu 115 hoặc đưa ngay người bệnh đến trạm Y tế địa phương gần nhất để kịp thời hỗ trợ.
Triệu chứng quá liều khi uống Oresol bao gồm có: tăng lượng natri huyết (gây hoa mắt, chóng mặt, tim đập nhanh, tụt huyết áp, tăng huyết áp,…) do uống Oresol pha quá đậm đặc và triệu chứng bị thừa nước (mí mắt sưng húp nặng, phù toàn thân, thậm chí là suy tim). Khi đó các bác sĩ sẽ tiến hành:
Điều trị tình trạng tăng natri huyết: Bằng cách truyền vào tĩnh mạch một cách chậm rãi dung dịch nhược trương và kết hợp cho uống nước.
Điều trị tình trạng thừa nước: Ngừng uống dung dịch Oresol để bù nước và điện giải, cho dùng thuốc lợi tiểu ngay, nếu cần.
Những tác dụng phụ nào mẹ bầu có thể gặp phải khi dùng thuốc Oresol?Một số đối tượng chống chỉ định, không được sử dụng thuốc bù nước và điện giải Oresol như:
Người bị rối loạn khả năng dung nạp glucose;
Bệnh nhân bị suy thận cấp, người bị xơ gan;
Người bị viêm ruột, tắc ruột, liệt ruột, thủng ruột;
Bệnh nhân vô niệu hoặc giảm niệu;
Mất nước nghiêm trọng kèm triệu chứng sốc;
Quá mẫn cảm với bất cứ thành phần nào của thuốc.
Mẹ bầu không cần lo lắng bởi sẽ không gặp phải những tác dụng không mong muốn như trên nếu biết pha đúng cách, đúng thể tích, tỷ lệ nước và dùng đúng liều lượng theo chỉ định của bác sĩ.
Một số tác dụng phụ khi dùng thuốc bù nước và điện giải Oresol không đúng cách đó là có thể xảy ra:
Trường hợp thường gặp: nôn nhẹ;
Trường hợp ít gặp: tình trạng tăng natri huyết, bù nước quá mức gây ra hiện tượng mi mắt bị nặng do quá thừa nước.
Trường hợp hiếm gặp: bị suy tim do bù nước quá mức cần thiết.
Khi dùng thuốc Oresol không đúng cách có thể gây ra những tác dụng phụ
Bà bầu cần lưu ý gì để phòng tránh bị sốt?
Để phòng chống căn bệnh sốt xuất huyết một cách tốt và hiệu quả nhất, cần có sự chủ động vào cuộc của tất cả mọi người, mọi nhà trong việc vệ sinh môi trường, tiêu diệt muỗi, lăng quăng/ bọ gậy, giữ vệ sinh môi trường và nằm màn để phòng chống muỗi đốt.
Để phòng tránh tình trạng mắc bệnh sốt xuất huyết khi đang mang thai, các mẹ bầu hãy phòng tránh căn bệnh này ngay từ những tháng thai kỳ đầu. Cụ thể:
Chủ động phòng ngừa bệnh sốt xuất huyết bằng cách dọn dẹp nơi có muỗi sinh sôi như: phát quang các bụi rậm, sắp xếp đồ đạc, giường chiếu ngăn nắp, thông thoáng. Không để tình trạng ao tù, nước đọng trong chum, thùng,… mà hãy úp hết các lu, chậu không sử dụng.
Mẹ bầu hãy tránh bị muỗi đốt bằng cách nằm ngủ hay sinh hoạt ở trong mùng, màn nếu đang ở những vùng núi, rừng có mật độ muỗi cao.
Tránh đi du lịch hay di chuyển đến những vùng đang có dịch sốt xuất huyết.
Nên uống nhiều nước, ăn nhiều các loại hoa quả có chứa vitamin C như cam, chanh, bưởi,… đặc biệt là không tự ý dùng thuốc hạ sốt hay bất cứ thuốc gì khi chưa rõ nguyên nhân.
Đặc biệt, bà bầu nên lập tức đi khám ngay khi mới xuất hiện các triệu chứng nghi ngờ bị sốt xuất huyết như: sốt cao, chảy máu chân răng, chảy máu cam, xuất huyết dưới da hay tự nhiên bị đau cơ, đau họng, đau khớp, viêm long, xuất tiết, ho nhiều,… không rõ nguyên nhân.
Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết thì cần phải nhập viện để được các bác sĩ theo dõi và điều trị đúng cách. Bởi lẽ, việc dùng thuốc trị sốt xuất huyết cho phụ nữ mang thai cũng rất đặc biệt, không giống như người bình thường.
Nếu không được kiểm soát tốt, bệnh sốt xuất huyết trong thai kỳ có thể gây xuất huyết âm đạo, thậm chí là sảy thai, cực kỳ nguy hiểm cho cả mẹ bầu lẫn thai nhi.
Nếu mẹ bầu nghi ngờ mình bị sốt xuất huyết thì cần phải nhập viện
Cho nên, khi mới có các dấu hiệu bị sốt, việc đầu tiên các mẹ bầu cần làm là ngay lập tức đến gặp các bác sĩ để thăm khám bệnh, nhận lời khuyên và xem xét mức độ bệnh tình của bản thân đang ở giai đoạn nào. Từ đó mới có cách điều trị đúng đắn, hiệu quả nhất.
Tiếp theo, khi đã mắc sốt xuất huyết thì các bà bầu cũng không được tự ý mua thuốc, uống thuốc hay đi tiêm, truyền nước. Vì làm như vậy chỉ khiến cho bệnh tình của bà bầu càng trở nên nghiêm trọng hơn mà thôi. Thậm chí nếu nghiêm trọng còn ảnh hưởng đến cả tính mạng của thai nhi.
Kết luận
Bài viết trên đã giải đáp thắc mắc về vấn đề bà bầu uống Oresol có được không cho các chị em bầu bí. Cần biết rằng tình trạng bà bầu bị sốt là một trong những “cơn ác mộng” khủng khiếp, khiến cho nhiều chị em vô cùng lo lắng. Đồng thời, khi mang thai cũng là thời gian mà mẹ cần hạn chế dùng thuốc. Do đó, mẹ cần đến ngay các bệnh viện hoặc cơ sở y tế để thăm khám.
Đau Dạ Dày Có Nên Uống Cafe? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Cafe là một trong những thức uống nổi tiếng và được ưa chuộng nhất thế giới. Nhiều người thích uống cafe vào buổi sáng để tinh thần thêm tỉnh táo, phấn chấn cho một ngày mới tràn đầy năng lượng.
Tuy nhiên, bên cạnh nhiều lợi ích tuyệt vời như tăng cường trí nhớ, ngăn ngừa đột quỵ và hỗ trợ điều trị bệnh ung thư, tiểu đường… cafe còn chứa các kích thích gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của những người bị đau dạ dày. Nếu dùng cafe thường xuyên, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với hàng loạt biến chứng nguy hiểm.
Để giải đáp câu hỏi “Đau dạ dày có nên uống cafe không?”, các nhà khoa học đã tiến hành nghiên cứu vấn đề này một cách chuyên sâu và bài bản. Một số nghiên cứu đã chỉ ra rằng vị đắng của cà phê có thể kích thích quá trình sản xuất axit trong dạ dày. Đây chính là nguyên nhân khiến nhiều người bệnh bị ợ nóng, buồn nôn, khó tiêu, trào ngược axit… sau khi uống cafe. Do đó, câu trả lời của thắc mắc này là người bị đau dạ dày không nên uống cafe.
Tại sao uống cafe lại gây đau dạ dày? 1. Tăng lượng axit trong dạ dàyCafe chứa nhiều axit, dầu và một số hợp chất khác, trong đó có Caffeine. Chất này có thể kích thích lớp niêm mạc, khiến dạ dày sản sinh một lượng lớn axit clohydric (HCl). Đặc biệt, nếu uống cafe vào buổi sáng, khi đang đói bụng, bạn sẽ bị đau bụng, buồn nôn, ợ chua, ợ hơi, đau nhói ở bụng…
Nếu tình trạng tiếp tục kéo dài, người bệnh sẽ bị viêm loét, tổn thương tại dạ dày. Theo thời gian, những vết loét ấy sẽ trở nên nghiêm trọng và khó trị hơn rất nhiều, gây ra các bệnh lý sau: viêm dạ dày, viêm đại tràng co thắt, bệnh Crohn, thậm chí là xuất huyết, ung thư dạ dày.
Ngoài ra, theo các bác sĩ, cơ thể con người có thể tự động điều chỉnh lượng axit trong dạ dày vào từng thời điểm khác nhau sao cho phù hợp. Tuy nhiên, ở những người bị đau dạ dày, khả năng này bị giới hạn rõ rệt khi uống cafe.
2. Đầy hơiKhi dạ dày không tiết đủ axit, cơ thể sẽ gặp phải khó khăn trong quá trình tiêu hóa thức ăn. Khi vào đến ruột non, thức ăn chưa được tiêu hóa xong sẽ tạo điều kiện để hại khuẩn đường ruột sinh sôi và phát triển (tiết ra khí ga gây đầy hơi). Đây chính là lý do bệnh nhân cảm thấy đầy bụng, khó tiêu và đau thắt dạ dày sau khi uống cafe.
3. Ợ nóng, trào ngược dạ dàyBằng cách làm giãn cơ vòng thực quản dưới (cơ này có tác dụng đóng kín nhằm đảm bảo thức ăn và axit trong dạ dày không trào ngược vào thực quản), cafe có thể dẫn đến hiện tượng ợ nóng và trào ngược dạ dày.
4. Rối loạn tiêu hóaCafe làm suy giảm khả năng hấp thụ khoáng chất (kẽm, canxi, magie…) của thận. Đó là các chất khoáng đóng vai trò quan trọng trong hoạt động tiêu hóa thức ăn, duy trì sức đề kháng. Sự thiếu hụt các thành phần này khiến những bệnh lý đường tiêu hóa càng thêm nghiêm trọng. Vì vậy, người bệnh đau dạ dày sẽ bị rối loạn tiêu hóa, viêm loét dạ dày tá tràng …
5. Mất nước, đi tiểu nhiềuKhi vào bên trong cơ thể, caffeine hoạt động như một loại thuốc lợi tiểu. Việc uống nhiều cafe có thể tăng nhanh dịch lỏng chảy qua thận, gây mất nước, mất khoáng chất cùng các dưỡng chất quan trọng khác thông qua việc đi tiểu nhiều lần.
Bạn có biết, tình trạng mất nước sẽ khiến chúng ta tăng cân theo vòng tuần hoàn. Khi bị mất nước, cơ thể cần bổ sung rất nhiều nước. Tuy nhiên, bộ não lại nhầm lẫn và cho đó là dấu hiệu của cảm giác đói. Điều này khiến chúng ta ăn nhiều hơn (thay vì uống nước), do đó tăng cân nhanh chóng. Ngoài ra, khi dùng nhiều cafe, bạn còn phải đối diện với nguy cơ táo bón cao (do mất quá nhiều nước).
6. Thiếu máu dạ dàyCác nhà khoa học đã chứng minh rằng hợp chất Tanin (một dạng Polyphenol) trong cafe có thể cản trở quá trình hấp thụ sắt của cơ thể. Theo thời gian, hiện tượng thiếu sắt (thiếu máu) thường xuyên sẽ gây ảnh hưởng trực tiếp đến nội tạng, trong đó có dạ dày.
7. Làm thủng dạ dàyBên cạnh tác dụng kích thích bộ não và hệ thần kinh trung ương, giúp chúng ta trở nên tỉnh táo, năng động hơn, Caffeine còn đẩy mạnh sự tiết dịch vị tại dạ dày. Việc sử dụng kết hợp cafe và sữa làm tổn thương ở niêm mạc dạ dày càng thêm trầm trọng. Về lâu dài, tác nhân này sẽ khiến người bệnh bị co thắt cơ bụng, thậm chí thủng dạ dày.
8. Gia tăng căng thẳng (mất ngủ, lo lắng, rối loạn nhịp tim)Việc uống cafe có thể làm gia tăng các hormone làm căng thẳng thần kinh như Norepinephrine, Cortisol, Epinephrine (Adrenaline), dẫn đến hiện tượng hồi hộp, lo lắng, tim đập nhanh, huyết áp tăng đồng thời kích thích các phản ứng phòng vệ. Thêm vào đó, sự gia tăng của các hormone này còn ức chế quá trình cung cấp máu cho dạ dày. Đây có thể là nguyên nhân gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm về sau.
Làm sao để uống cafe mà không bị đau dạ dày?Nếu không thể cưỡng lại sức hấp dẫn không thể chối từ của ly cafe ấm nóng, người bị đau dạ dày cần cố gắng dùng càng ít cafe càng tốt đồng thời tuân theo một số hướng dẫn sau đây:
Uống từng ngụm cafe một cách chậm rãi giúp dạ dày cảm thấy thoải mái, dễ chịu hơn
Tuyệt đối không dùng cafe khi đang đói bụng
Nên uống cafe trong lúc ăn trưa vì điều này giúp làm giảm mức độ hấp thụ caffeine của cơ thể
Chọn hạt cafe tối màu vì chúng (được rang lâu hơn, ở nhiệt độ cao hơn) có tính axit thấp hơn.
Dùng cafe lạnh: Một số nghiên cứu phát hiện rằng cafe lạnh mang tính axit thấp hơn cafe nóng.
Chỉ tiêu thụ cafe chất lượng (không trộn thêm ngô hoặc đậu nành rang cháy) và có nguồn gốc, xuất xứ rõ ràng
Nếu thích uống cafe sữa nhưng cơ thể không dung nạp được đường lactose thì bạn có thể chuyển sang uống cafe với sữa đậu nành hoặc hạnh nhân.
Lời Khuyên Của Bác Sĩ Cho Bệnh Nhân Nhổ Răng
Nhổ răng không đau, vì thuốc tê (Thường là lidocain, xylocain, hoặc carbocain) hiện nay rất tốt, bệnh nhân chỉ cảm thấy hơi đau do mũi kim lúc tiêm vào có lực ép (pressure) vào mô răng, sau đó thuốc tê ngấm vào, thuốc có thê làm tê 2 giờ sau khi nhổ. Cho nên lúc nhổ răng bệnh nhân sẽ có cảm giác tê cứng và không đau.
Thông thường bệnh nhân chỉ thấy đau nhẹ sau khi nhổ nếu là răng nhổ không khó. Trường hợp răng nhổ khó, thời gian nhổ lâu và dụng cụ nhổ răng làm chấn thương các mô xung quanh nhiều, lúc đó bệnh nhân cần phải dùng thuốc giảm đau sau khi nhổ và nếu có sưng và phù nề phải dùng thêm thuốc kháng sinh và kháng viêm do BS chỉ định.
Đối với bệnh nhân có thể trạng bình thường nhưng quá sợ hãi cũng có thể gây khó khăn cho BS vì bệnh nhân sẽ dễ rơi vào trạng thái lơ mơ, chuyên môn gọi là bị ngất xanh, mạch nhảy chậm huyết áp thấp. Những trường hợp như vậy là do tâm lý vì quá sợ hãi, thường những bệnh nhân nầy chỉ là yếu thần kinh và yếu tim tức là tim dễ bị khích thích, chứ không phải có bệnh lý về tim, BS chỉ giải thích để bệnh nhân yên tâm và trấn tỉnh lại. Có khi phải cho bệnh nhân uống thuốc an thần nhẹ trước khi nhổ.
Nhổ một răng là lấy răng đó ra khỏi xương hàm, nhổ răng tốt là không để sót chân răng. nhổ răng hoàn toàn không ảnh hưởng gì đến dây thần kinh mặt hay mắt như một số bệnh nhân thường hay sợ hãi.
Cảm giác đau sau khi nhổ tùy theo từng bệnh nhân, tùy theo răng nhổ khó hay dễ, nhưng hiện nay có thuốc tốt để làm giảm đau cho bệnh nhân.
Sau khi nhổ rất ít khi chảy máu kéo dài và chậm đông máu, ở bệnh nhân bình thường thời gian chảy máu từ 3 phút đến 6 phút, còn thời gian đông máu từ 9-12 phút, tình trạng chảy máu kéo dài và chậm đông là những trường hợp bệnh lý như: – Bệnh nhân bị bệnh huyết hữu (haemophiliac, haemophilia) vì thiếu yếu tố đông máu factor VII và VIII, đây là bệnh máu không đông bẫm sinh và rất hiếm (1/200.000 người). Bệnh nhân bị bệnh huyết hữu thường biết rõ bệnh của mình nên sẽ báo cho BS nha khoa biết để đối phó, nếu thật sự răng cần phải nhổ. – Bệnh nhân đang bị cảm sốt có uống thuốc aspirine. – Bệnh nhân tim mạch đang uống thuốc chống đông máu. – Bệnh nhân đang trong thời kỳ viêm nhiễm ổ răng và xương hàm đang trong tình trạng nhiễm trùng sẽ làm máu khó đông, trong máu có ít tiểu cầu, tiểu cầu giảm làm thời gian đông máu lâu. – Bệnh nhân nữ trong thời kỳ kinh nguyệt, máu khó đông Trường hợp bình thường không có bệnh lý mà bệnh nhân sau nhổ răng bị chảy máu kéo dài có nhiều nguyên nhân như: – Do thiếu kiến thức và không nghe chỉ dẫn của BS, bệnh nhân không cắn chặc gòn để cầm máu trong thời gian 1 giờ sau khi nhổ. Bệnh nhân theo chỉ bảo của người khác thường là phương pháp sai lầm của dân gian và thiếu hiểu biết là ngậm muối, rắc muối vào vết thương để cầm máu!!!. Bệnh nhân không biết là vô tình đã dùng muối để biến máu của mình thành tiết canh, giống như khi ăn tiết canh vịt, khi cho muối và nước mắm vào, máu sẽ không đông và được dùng để ăn với gỏi vịt. – Bệnh nhân ngậm nước đá ngay vết thương nhổ răng làm máu bị loảng khó đông.
Trường hợp xương ổ răng có dị vật như mảnh vụn của răng rơi vào, hoặc xương ổ có nang răng, có mô hạt nhiễm trùng lâu ngày, lúc nhỗ không được nạo sạch thì có thể vết thương chỗ nhổ răng, máu chảy kéo dài hơn và chậm đông hơn. cấp cứu chảy máu sau nhổ răng không khó, bệnh nhân phải trở lại để được nạo sạch mô nhiễm trùng, đặt thuốc cầm máu (Haemostatic spongel) và khâu lại để cầm máu, máu sẽ hết chảy nhanh chóng. Tuy nhiên nếu có bệnh lý về máu, bệnh nhân được cho chích thêm vitamin K, nhưng thuốc tác dụng rất chậm thường sau 2 ngày mới có hiệu quả. Những trường họp nặng phải vào BV Truyền Máu và Huyết học để chữa trị. nhổ răng lúc nào trong ngày là tốt nhất? Có phải nhổ răng buổi sáng tốt hơn buổi chiều và tối? nhổ răng buổi sáng hay chiều hoặc tối đều như nhau ở một bệnh nhân bình thường, hoặc trong trường hợp bệnh nhân đau quá cần nhổ gấp thì nhổ ban đêm để giải quyết hết đau còn tốt hơn để chờ đến sáng hôm sau mới nhổ.Nhiều khi nhổ ban đêm còn tốt hơn ban ngày vì sau khi nhổ bệnh nhân ngủ một giấc ngon lành và quên đi cái đau.
Khi nhổ răng ban đêm nếu gặp răng khó và chảy máu sau khi nhổ thì nữa đêm khuya bệnh nhân có thể sẽ trở lại gọi cửa BS để xin cấp cứu vì đau hay chảy máu!!!. Nha khoa CHÂU Á thường hẹn bệnh nhân đến nhổ răng buổi sáng vì nhiều lý do: – Buổi sáng thường là bệnh nhân khoẻ hơn sau một đêm dài ngủ ngon giấc. Sau khi nhổ suốt một ngày bệnh nhân có thể được theo dõi để xem có chảy máu nhiều không. Nếu có vấn đề bệnh nhân sẽ quay trở lại khám trong ngày dễ cho các BS xử lý. – Buổi sáng nhổ răng tiện cho y tá hơn là BS vì dụng cụ , kiềm nhổ răng đã thao tác xong còn có thời giờ để hấp khử trùng cho ngày hôm sau. – Đối với các phòng nha khoa ngoài giờ phải hoạt động về ban đêm thì việc nhổ răng vào ban đêm không có vấn đề gì trở ngại, miễn là BS phải tiên liệu được các biến chứng sẽ xảy ra để giải quyết an toàn cho bệnh nhân.
Có Nên Bôi Dầu Dừa Lên Môi Xăm? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Xăm môi xong bôi gì? chính là câu hỏi thường gặp nhất của nhiều chị em phụ nữ. Nhiều chị em được khuyên là nên bôi dầu dừa sau khi xăm môi, tuy nhiên một số lại lo ngại không biết việc làm này có gây nên tác dụng phụ nào hay không.
Theo các nghiên cứu khoa học, trong dầu dừa có thành phần chủ yếu là axit béo Triglyceride. Cùng với đó là thành phần khác như: Axit Lauric, axit Myristic, axit Caprylic… Đây là những chất có khả năng chống viêm và kháng khuẩn rất tốt. Vì vậy, việc bôi dầu dừa lên môi xăm sẽ giúp cho môi không bị sưng đỏ, giảm thiểu tình trạng đau rát.
Bôi dầu dừa sau khi xăm sẽ giúp cho đôi môi của bạn không bị sưng đỏ
Ngoài ra, trong dầu dừa còn chứa vitamin E, K, khoáng chất sắt giúp cho môi được căng mọng và lên màu đẹp hơn. Chính vì vậy, trong thời gian chờ môi xăm lành hẳn thì bạn có thể dưỡng môi bằng việc bôi dầu dừa vào buổi tối.
Sau khi xăm môi nên bôi gì? Thuốc mỡBôi thuốc mỡ sau khi xăm môi chính là lời khuyên mà các chuyên viên xăm môi vẫn thường tư vấn cho khách hàng. Bởi trong thuốc mỡ có chứa nhiều chất béo, giúp bảo vệ những làn da mỏng như môi rất tốt, đồng thời hạn chế được quá trình hình thành sẹo, thâm và giúp môi lên màu tốt hơn. Vì vậy, sau khi phun, xăm môi, bạn có thể chăm sóc bằng việc bôi thuốc mỡ.
Bôi thuốc mỡ giúp hạn chế việc hành thành sẹo ở môi sau khi phun
Kem vaselineKem vaseline là một trong những sản phẩm được nhiều chị em dùng vào mùa đông để ngăn ngừa tình trạng khô môi. Vì vậy, sản phẩm này chính là câu trả lời cho thắc mắc sau khi xăm môi nên bôi thuốc gì. Thành phần chính trong vaseline là Petroleum jelly, có tác dụng sát khuẩn và ngăn ngừa sự thoát hơi nước trên da. Vì vậy, để tránh môi bị sưng đỏ sau khi xăm, bạn có thể dưỡng môi bằng vaseline.
Son dưỡng môiNgoài việc bôi dầu dừa lên môi xăm thì bạn cũng có thể sử dụng son dưỡng môi để giúp môi được căng mọng và lên màu tốt hơn. Tuy nhiên, bạn nên chú ý là chọn những sản phẩm son dưỡng với thành phần tự nhiên, chất lượng tốt. Để đảm bảo thì bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng.
Bên cạnh việc quan tâm đến bôi gì sau khi xăm môi thì bạn cũng cần quan tâm đến chế độ dinh dưỡng hằng ngày, để đôi môi được khỏe đẹp. Cụ thể, bạn nên bổ sung thêm nước, các thực phẩm giàu vitamin. Đặc biệt, nên tránh xa các thực phẩm có thể gây hại cho môi sau khi xăm như: thịt bò, thịt gà, rau muống, đồ uống có chất kích thích.
Chế độ dinh dưỡng cũng ảnh hưởng đến đôi môi sau khi xăm
“Yoga trẻ hóa và làm đẹp cho khuôn mặt” – bí quyết để nàng luôn có một vẻ đẹp căng tràn sức sốngKhóa học “Yoga trẻ hóa và làm đẹp cho khuôn mặt”
“Nhất dáng nhì da, thứ ba mái tóc, khuôn mặt và làn da chính là “mặt tiền” mà bất cứ chị em nào cũng dành sự quan tâm đặc biệt. Và nếu bạn đang đi tìm một khóa học làm đẹp tại nhà cho làn da và khuôn mặt của mình bằng những phương pháp tự nhiên bạn rất nên tham khảo ngay trọn bộ bí quyết làm đẹp – ” Yoga trẻ hóa và làm đẹp cho khuôn mặt ” của Đại sứ Yoga Nguyễn Hiếu.
Tham gia khóa học này bạn sẽ có được những tuyệt chiêu, những bí kíp cực hay và hiệu quả nhanh chóng để lấy lại vẻ đẹp thanh xuân đầy sức sống cho làn da và khuôn mặt của mình bằng liệu pháp Yoga, các bài luyện tập hiệu quả sẽ tác động sâu tới 18 khối cơ vùng mặt, giúp cho cơ mặt thêm đàn hồi, căng bóng xóa nếp nhăn, đồng thời kéo dài sự trẻ trung cho làn da của bạn, tạo nên vẻ đẹp tự nhiên ‘hack tuổi’ thật dễ dàng.
Bạn có muốn bản thân mình trông trẻ ra cả chục tuổi?
Tẩy Trắng Răng Khi Niềng Và Những Lời Khuyên Từ Bác Sĩ
Tẩy trắng răng khi niềng có nên hay không là thắc mắc của nhiều bạn. Việc đeo niềng răng 1 – 3 năm có thể làm răng bị ngả màu hoặc ố vàng, tẩy trắng răng là giải pháp giúp bạn có hàm răng trắng sáng. Tuy nhiên nó không tốt cho những người đang niềng răng vì nhiều lý do.
Tẩy trắng răng là gì?Hiện nay nhu cầu làm đẹp cho bản thân ngày càng cao, trong đó nhu cầu làm đẹp và cải thiện cho răng cũng là một điều rất quan trọng đối với mỗi người. Không phải ai sinh ra cũng có ngay một hàm răng đẹp, trắng bóng như ý.
Từ đó công nghệ tẩy trắng răng đã ra đời và ngày càng phổ biến rộng rãi để đáp ứng nhu cầu làm đẹp của mọi người. Tuy nhiên, tẩy trắng răng ngay khi đang niềng có được hay không? Đó là thắc mắc của rất nhiều bạn trẻ đang có ý định thực hiện phương pháp này.
Hàm răng đóng một vai trò quan trọng, không chỉ đáp ứng chức năng ăn nhai cần thiết mà còn phải mang lại sự thẩm mỹ hài hòa cho khuôn mặt. Ai cũng mong muốn có được hàm răng trắng sáng mang đến cho họ một nụ cười đẹp và sự tự tin trong giao tiếp.
Bên cạnh đó, khi tuổi tác lớn dần hay do những thói quen khác như thường dùng các thức ăn, nước uống có màu sậm, hút thuốc lá… sẽ làm cho màu răng ngày càng sậm dần, gọi là bị nhiễm màu. Vì thế, công nghệ tẩy trắng răng ra đời, được xem như một phương pháp cải thiện thẩm mỹ hiệu quả, đáng tin cậy.
Tẩy trắng răng (hay làm trắng răng) là quá trình làm màu răng sáng hơn (trắng hơn so với màu răng ban đầu). Để làm màu răng sáng hơn, người ta dùng hóa chất hoặc kết hợp hóa chất với năng lượng ánh sáng để làm răng trắng ra bằng phản ứng oxi – hóa cắt đứt các nối đôi của chất hữu cơ tạo màu trong răng.
Nguyên nhân khiến răng bị ố vàng, nhiễm màuChăm sóc răng miệng hàng ngày không đúng cách: không chải răng thường xuyên trong quá trình ăn uống, không vệ sinh kẽ răng sạch sau khi ăn, ăn thức ăn ngọt, có màu gây ảnh hưởng đến răng…
Các bệnh lý tổn thương ở răng: sâu răng, viêm nướu là những yếu tố tác động làm ngả màu răng. Sâu răng sẽ phân hủy các tế bào men, ngà răng dần dần hoặc răng bị chết tủy sẽ tạo nên những lỗ sẫm màu hoặc đen trên răng.
Sử dụng các loại thuốc kháng sinh: Nếu bà mẹ uống các loại thuốc kháng sinh như tetracycline, minocycline, oxytetracycline khi đang mang thai hay trẻ uống thuốc này trước 7 – 8 tuổi thì có thể làm cho răng sậm màu. Tùy thuộc vào thời điểm và thời gian dùng thuốc, liều lượng và loại thuốc kháng sinh mà răng ngả màu có nhiều mức độ. Màu răng có thể trở nên vàng, nâu hay xám xanh.
Tẩy trắng răng tại nhà giá rẻ nhưng cũng có nhiều nguy cơ Phương pháp tẩy trắng răng hiệu quảCó hai cách để tẩy trắng răng cơ bản là tẩy trắng răng tại nha khoa và tẩy trắng răng tại nhà. Còn có thêm một cách nữa đó chính là kết hợp giữa hai cách trên, cách này thường mang lại hiệu quả cao nhất cho khách hàng.
Cách làm trắng răng tại nhàCác cách làm trắng răng hiệu quả có thể thực hiện tại nhà như dùng thuốc tẩy trắng răng, dùng miếng dán hay sử dụng máng tẩy được sử dụng phổ biến bởi sự tiện lợi và giá thành rẻ.
Tuy nhiên chính những lý do này lại tiềm ẩn những nguy cơ gây tổn thương cho răng miệng, đặc biệt là khi không có sự giám sát chặt chẽ của bác sĩ nha khoa. Sản phẩm làm trắng không rõ nguồn gốc trong thành phần hóa học chứa nồng độ chất tẩy trắng răng quá cao là một trong những nguyên nhân khiến răng bị tổn hại.
Quá trình tự thực hiện tại nhà không được bảo hộ chuyên nghiệp, thao tác không đúng quy trình, căn chỉnh thời gian cho thuốc tiếp xúc với răng quá thời hạn. Điều này có thể gây sưng viêm, ê buốt, thậm chí dẫn tới hoại tử, tụt nướu. Vì vậy, khi tẩy trắng răng phải tuân thủ quy trình một cách nghiêm ngặt, không được tự ý dùng bừa bãi.
Các sản phẩm tẩy trắng răng tại nhà được bán rộng rãi trên thị trường, tuy nhiên người dùng phải biết đánh giá chất lượng sản phẩm và theo dõi quá trình tẩy trắng răng sao cho an toàn nhất. Tuyệt đối không dùng sản phẩm không rõ nguồn gốc xuất xứ. Người dùng nên có sự tư vấn và tham gia của bác sĩ chuyên khoa Răng Hàm Mặt.
Cách làm trắng răng tại Nha khoaNếu áp dụng cách tẩy trắng răng tại phòng khám, bạn sẽ được sử dụng thuốc tẩy trắng cùng với hệ thống đèn Laser dưới sự thực hiện và kiểm soát chặt chẽ của bác sĩ chuyên khoa.
Trước khi tiến hành tẩy trắng, bạn sẽ được thăm khám kỹ lưỡng, lấy sạch vôi răng và nếu đang bị sâu răng hoặc các vấn đề bệnh lý khác, bạn sẽ được điều trị kịp thời rồi mới tiến hành tẩy trắng.
Có nên tẩy trắng răng khi đang trong quá trình niềng?Theo các chuyên gia nha khoa, chúng ta không thể tẩy trắng khi niềng răng được. Trong quá trình niềng răng, bạn không nên tẩy trắng răng vì những lý do sau đây: Trong giai đoạn niềng răng, các khâu và mắc cài được gắn lên răng sẽ làm quá trình tẩy trắng trở nên khó khăn hơn.
Thêm vào đó, răng đang dịch chuyển nên sẽ nhạy cảm hơn, và dễ bị ê buốt nhiều hơn. Thông thường, sau khi tháo mắc cài khoảng 3-6 tháng, khi răng đã ổn định thì bạn mới nên tiến hành quá trình tẩy trắng răng nếu muốn.
Vì trong quá trình niềng răng, thức ăn và mảng bám tồn đọng nhiều trên răng có thể gây sưng nướu, nhiều cao răng. Do đó, những người này cần phải lấy cao răng, đợi nướu ổn định bình thường trở lại sau đó 1 – 2 tuần rồi tẩy trắng răng. Để chắc chắn hơn, bạn nên tham khảo ý kiến của Bác sĩ thời điểm nào tẩy trắng răng sau khi niềng răng thích hợp nhất.
Nhiều người sau khi niềng răng đã bỏ đi được khuyết điểm của răng lệch lạc hay hàm hô móm… nhưng màu răng tối mà bị xỉn màu. Trong suốt quá trình niềng răng kéo dài từ 1 – 3 năm cùng với việc phải đeo mắc cài, dây cung trên răng khiến thức ăn khó được làm sạch và ngấm màu vào men răng. Dần dần, hàm răng sau khi được tháo mắc cài ra sẽ bị vàng ố.
Để cải thiện được điều này nhiều người đã tẩy trắng răng sau khi niềng răng. Vì hàm răng mọc đều không thể thiếu đi sự trắng sáng để đem lại nụ cười tươi tắn và đẹp nhất.
Sau khi hoàn tất ca niềng răng – chỉnh nha, bạn có thể tiến hành tẩy trắng răng như bình thường. Thủ thuật này hoàn toàn không gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe răng miệng, nên bạn hãy yên tâm. Tuy nhiên, cần lưu ý, bạn không được phép tẩy trắng ngay sau khi vừa tháo niềng răng.
Bởi vì trải qua 18 – 24 tháng đeo khí cụ chỉnh nha, men răng và mô nướu vẫn còn rất yếu và chưa ổn định. Do đó, nếu bạn tiến hành tẩy trắng răng ngay, thuốc tẩy trắng và năng lượng ánh sáng có thể gây ra những tổn thương ở răng và nướu, dẫn đến các biến chứng nguy hiểm như răng bị ê buốt – đau nhức kéo dài, viêm lợi, mòn men răng, tiêu chân răng…
Chính vì thế, sau khi tháo niềng răng ít nhất 1 tháng, bạn mới có thể tiến hành tẩy trắng răng. Ngoài ra, thủ thuật tẩy trắng răng sau khi niềng răng – chỉnh nha chỉ được thực hiện cho những bệnh nhân trên 17 tuổi, còn những trẻ em từ 16 tuổi trở xuống thì việc tẩy trắng là rất có hại.
Khi niềng răng không nên tẩy trắng răng Một số lưu ý để có hàm răng trắng đều sau khi niềng Lưu ý khi đánh răng và sử dụng bàn chảiBạn nên dùng bàn chải mềm với một lực vừa phải và kem đánh răng có chứa Fluor. Đặt bàn chải phía trên nướu với độ nghiêng vừa phải và nhẹ nhàng “vuốt” dọc theo bề mặt của răng . Chải thật sạch từng mặt răng của tất cả các răng, bao gồm các vùng phía trên, dưới, giữa mỗi mắc cài.
Bạn nên chải răng ít nhất 3 lần một ngày: Sau mỗi bữa ăn và trước khi đi ngủ. Bàn chải đánh răng của bạn sẽ hư nhanh chóng vì những cái mắc cài, do đó bạn cần thay bàn chải ngay khi nó bị xơ tua.
Ngoài ra bạn nên tránh xa những thực phẩm quá cứng, quá lạnh hoặc quá nóng…vì chúng dễ có nguy cơ gây vỡ và tổn hại tới các khí cụ, mắc cài. Bạn cũng không nên tiếp xúc quá nhiều với đồ ăn quá dẻo, dễ gây dính răng và dính vào các mắc cài, gây khó khăn cho việc vệ sinh…
Thăm khám định kỳ khi niềng răngThăm khám định kỳ là điều rất cần thiết nếu bạn muốn có được hàm răng đẹp và khỏe mạnh. Thăm khám giúp bác sĩ nắm rõ tình trạng răng hiện tại và xử lý nhanh chóng nếu có vấn đề gì xảy ra. Tại nha khoa Up Dental, nhân viên chăm sóc khách hàng sẽ gọi điện thoại nhắc lịch tái khám và hẹn thời gian trước với bác sĩ, đảm bảo cho bạn sự thoải mái và thuận tiện nhất.
UP DENTAL – NIỀNG RĂNG CAO CẤP DÀNH CHO BẠN TRẺ
100% ĐỘI NGŨ BÁC SĨ TỐT NGHIỆP ĐẠI HỌC Y DƯỢC chúng tôi – ĐƯỢC ĐÀO TẠO CHUYÊN SÂU VỀ NIỀNG RĂNG
Địa chỉ: Số 02 đường Võ Oanh, Phường 25, Quận Bình Thạnh, TP. HCM
Liên hệ: 0981.805.250 – 0902.657.078
Website: https://updental.vn/
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Có Nên Nhổ Tóc Bạc Không? Lời Khuyên Từ Bác Sĩ trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!