Bạn đang xem bài viết Bà Bầu Nên Ăn Rau Gì Trong 3 Tháng Đầu? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu thai kỳ đóng vai trò gì?
Giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ rất quan trọng với mẹ bầu và thai nhi. Đây là giai đoạn nhạy cảm nên việc mẹ bầu bổ sung dinh dưỡng như thế nào rất quan trọng. Cụ thể:
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu ảnh hưởng tới sự phát triển, tạo tiền đề cho 6 tháng tiếp theo của thai kỳ.
Dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong sự hình thành của thai nhi với các bộ phận như não, tim, gan, phổi, tủy sống…
Dinh dưỡng 3 tháng đầu ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe mẹ bầu. Nhất là với các mẹ bị ốm nghén.
Dinh dưỡng trong 3 tháng đầu cực kỳ quan trọng với mẹ bầu và thai nhi nên mẹ cần hết sức chú ý. Hãy cân nhắc các nhóm thực phẩm cần bổ sung để giúp thai nhi khỏe mạnh, mẹ bớt nghén và giảm bớt stress, căng thẳng.
Dinh dưỡng không thể thiếu trong 3 tháng đầu tiên mang thai
Những tháng đầu tiên mới bắt đầu mang thai, sự hình thành và phát triển bào thai khá quan trọng. Lúc này cần bổ sung dinh dưỡng cần thiết để phôi thai phát triển được đầy đủ và khỏe mạnh.
Nhu cầu về các dưỡng chất cần thiết như:
Protein (Chất đạm)
Trong 3 tháng đầu thai kỳ, bà bầu thường mệt mỏi, chán ăn, nôn nghén nghiêm trọng. Điều này dễ dẫn đến việc thiếu dinh dưỡng cần thiết cho thai nhi và mẹ, cần bổ sung đầy đủ các chất để duy trì có thể khỏe mạnh.
Trong đó, chất đạm (hay còn được biết đến là protein) góp phần bổ sung nhiều dưỡng chất giúp hình thành hệ thần kinh cho phôi thai. Vậy nên, các mẹ bầu cần lưu ý điều này để bồi bổ thật đầy đủ cho cả 2 người.
Axit folic (Vitamin B9)
Những tháng đầu tiên khi mang thai cần bổ sung vitamin B9 (còn được biết đến là axit folic). Đây là một trong những dinh dưỡng cực kỳ cần thiết cho sự phát triển cột sống và não bộ. Hàng ngày, hàm lượng vitamin B9 mà các bà bầu cần phải bổ sung là khoang 400mg.
Canxi
Canxi là dưỡng chất thiết yếu giúp hình thành cột sống chắc chắn và khỏe mạnh cho thai nhi. Đồng thời, giúp cho các bà bầu khi mang thai không gặp phải các bệnh loãng xương, đau khớp.
Kẽm và Sắt
Khi mang thai, nhất là trong ba tháng đầu tiên, mẹ bầu thường thấy tim hoạt động nhanh và hay bị thiếu máu, choáng váng, mệt mỏi. Việc cần bổ sung kẽm và sắt để tăng cường và lưu thông máu là không thể thiếu dành cho mẹ bầu và bé.
Mách bạn bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu tiên khi mang thai?
Bên cạnh việc cần bổ sung các dưỡng chất cần thiết thì thai phụ cũng nên bổ sung các thực phẩm nhiều dinh dưỡng như rau củ, thịt cá, trứng sữa…Đặc biệt là những thực phẩm rau xanh là không thể thiếu, giúp hỗ trợ hệ tiêu hóa và bổ sung chất xơ cho cơ thể mẹ bầu và thai nhi.
Cải bó xôi
Được biết đến với tên gọi như rau chân vịt, rau bina, cải bó xôi – là thực phẩm cực kỳ bổ ích dành cho các bà bầu. Thành phần dinh dưỡng có trong cải bó xôi có hàm lượng vitamin B9, kẽm cực kỳ thích hợp cho thai phụ.
Nhưng cải bố xôi không nên ăn nhiều bởi trong thành phần cải bó xôi có chứa chất axit oxalic khiến làm giảm khả năng hấp thu chất sắt cho bà bầu.
Súp lơ xanh
Chứa nhiều chất sắt, vitamin B9 (axit folic), súp lơ xanh là lời khẳng định nên dùng cho câu hỏi bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu tiên. Những dưỡng chất có trong thực phẩm giúp cho sự phát triển và hình thành cột sống, não bộ của thai nhi thêm khỏe mạnh.
Súp lơ xanh được chế biến đa dạng vừa để luộc chấm ăn tiện lợi, vừa dùng xào với những thực phẩm khác hoặc để nấu canh. Cho nên, trong thực đơn rau nên ăn của bà bầu 3 tháng đầu không thể thiếu thực phẩm có ích này.[2]
Rau cải
Các loại rau cải như:
Cải ngọt
Cải xoăn
Cải xoong
Cải cầu vồng
Cải thìa
Cải cúc
Bắp cải
Đều cực kỳ có ích cho phụ nữ mới mang thai, những loại rau cải này không những dễ ăn. Ngoài ra, quanh năm đều có các loại rau cải này, màu sắc của thực phẩm nào càng đậm thì càng nhiều chất dinh dưỡng.
Rau muống
Rau khoai lang
Có nhiều vitamin cùng khoáng chất bổ dưỡng, rau khoai lang là thực phẩm không thể thiếu cho thai phụ. Hương vị thơm ngọt tự nhiên, chế biến luộc hay xào đều gây kích thích vị giác, thèm ăn cho bà bầu. Chứa nhiều hàm lượng chất xơ trong rau đảm bảo cho việc hỗ trợ chứng khó tiêu, đầy bụng khi mang thai mấy tháng đầu. [3]
Rau đay
Vào mùa hè nóng nực, phụ nữ mang thai thường thèm những món ăn thanh mát. Rau đay là món ăn bổ dưỡng giúp giải nhiệt cũng như hỗ trợ giảm triệu chứng ốm nghén khi mới mang thai 3 tháng đầu. Việc bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu thì thật thiếu sót nếu không có rau đay trong danh sách thực đơn nên ăn.
Rau dền
Thực phẩm hỗ trợ và ngăn ngừa thiếu máu cho các bà bầu trong thời kỳ đầu mang thai. Là loại rau thuộc tính mát, luộc lên chấm kèm nước mắm đem lại cảm giác ăn ngon miệng cho chị em phụ nữ bầu.[5]
Đậu xanh
Đậu xanh cũng thuộc họ rau, giàu khoáng chất, protein, vitamin vô cùng bổ dưỡng. Khi mang thai những tháng đầu tiên, nên sử dụng đậu xanh và quả của nó để hỗ trợ cho cơ thể phát triển khỏe mạnh và đầy đủ.
Măng tây
Măng tây chứa lượng axit folic và vitamin cao, nhất là vitamin D và vitamin K hỗ trợ rất nhiều cho sự phát triển khỏe mạnh của thai nhi. Bên cạnh đó, món măng tây được chế biến thành nhiều kiểu và kết hợp với các thực phẩm như tôm, gà, nấm…nhằm đem lại món ăn thơm ngon, bổ dưỡng cho bà bầu.[3]
Lưu ý lựa chọn thực phẩm cho bà bầu khi mới mang thai
Bên cạnh việc lựa chọn đúng các loại rau củ để làm thực đơn ăn uống đầy đủ dưỡng chất cho các bà bầu. Tuyệt đối nên lưu ý những điểm sau để bảo vệ tốt cho cơ thể mẹ và bé:
Nên lựa chọn nguồn thực phẩm rau sạch, đảm bảo hợp vệ sinh và tươi trước khi sử dụng
Nên nấu chín rau và đồ ăn khác, không nên nấu quá nhừ rau để đảm bảo đầy đủ dinh dưỡng
Bà bầu mang thai 3 tháng đầu nên hạn chế đồ ăn quá nhiều dầu mỡ
Nên chế biến đúng cách để phù hợp với khẩu vị người mới mang thai
Các chất dinh dưỡng giàu vitamin, canxi, chất đạm…cần được kết hợp tinh tế nhằm bổ sung đầy đủ các thành phần quan trọng
Hạn chế sử dụng loại rau cho bà bầu mang thai 3 tháng
Để đảm bảo an toàn trong suốt quá trình mang thai, thì ngoài việc bổ sung một số loại rau, thực phẩm cần thiết thì mẹ bầu cũng cần hạn chế sử dụng một số loại rau, thịt, đồ uống. Cụ thể là:
Các loại rau không nên ăn khi mang thai
Có một số loại thực phẩm rau mà bà bầu mới mang thai nên hạn chế ăn đó là:
Rau ngót
Lời khuyên từ các chuyên gia nên hạn chế ăn rau ngót, trong rau có nhiều hợp chất làm co bóp tử cung. Không nên ăn sống và sử dụng quá nhiều khi mới mang thai, sẽ không tốt cho sự phát triển của thai nhi. Tất nhiên là nấu chín lên rồi vẫn ăn được rau ngót, nhưng để an toàn, các mẹ bầu vẫn nên là hạn chế ăn.
Rau sam
Được xếp vào thảo dược chữa bệnh nhưng rau sam không tốt cho các bà bầu, nhất là với những người ở thai kỳ đầu. Ăn vào sẽ thấy hơi ngứa, hương vị hơi khó ăn và dễ dẫn đến tình trạng sảy thai.
Ngải cứu
Ngải cứu được biết đến là loại thảo mộc tự nhiên khá tốt cho sức khỏe con người. Tuy nhiên, khi mới mang thai 3 tháng đầu không nên ăn ngải cứu bởi thực phẩm kích thích co bóp tử cung, chảy máu dễ dẫn đến nguy cơ sảy thai.
Rau răm
Ăn rau răm khi mới mang thai 3 tháng đầu có thể dẫn đến thiếu máu trầm trọng. Đặc biệt, có không ít bà bầu gặp phải tình trạng co bóp tử cung dẫn tới bị sảy thai.
Rau chùm ngây
Các loại quả không nên ăn khi mang thai
Có một số loại trái cây khi mang thai mẹ bầu không nên chạm để đảm bảo an toàn tuyệt đối cho con gồm:
Đu đủ xanh
Thành phần của đu đủ có chứa chất latex. Đây chính là chất tạo thành các cơn co thắt tử cung và có thể dẫn sinh non hoặc sẩy thai. Các enzyme trong đu đủ xanh không chỉ gây hại mà nó còn ảnh hưởng xấu tới sự phát triển của thai nhi trong suốt chu kỳ.
Quả nhãn
Theo Đông y, các bà bầu không nên ăn nhãn bởi khi ăn sẽ gây ra các triệu chứng nóng trong người và hay bị táo bón. Đặc biệt với các mẹ có thể trạng nhạy cảm hoặc có triệu chứng dọa sảy thai thì càng nên tránh xa loại quả này.
Quả thơm
Theo khoa học chứng minh, trong quả thơm có chứa chất Bromelain. Chất này có tác dụng làm mềm tử cung, hình thành ra các cơn co bóp. Đặc biệt khi còn xanh thì hàm lượng chất Bromelain trong quả này là rất cao nên càng có nguy cơ bị sảy thai.
Dưa hấu
Ăn quá nhiều dưa hấu lạnh có thể khiến mẹ bầu đau bụng và tiêu chảy.
Khi thời kỳ tam nguyệt thai nhi không ổn định, các mẹ càng cần chú ý kỹ hơn về quá trình ăn uống. Tốt nhất, hãy lên một thực đơn ăn uống khoa học, hợp lý, đảm bảo chất dinh dưỡng ngay từ đầu. Và nói không với những thực phẩm có thể gây hại cho sức khỏe của mẹ với thai nhi.
Các loại thịt không nên ăn khi mang thai
Thịt chưa được nấu chín
Khi mang thai các mẹ tuyệt đối không nên ăn thịt sống hoặc thịt tái. Bởi những thức ăn này có thể chứa toxoplasma và nhiều vi khuẩn gây tác động xấu cho sức khỏe của cả mẹ và thai nhi. Mẹ bầu chỉ nên ăn những thực phẩm đã được nấu chín kỹ càng.
Thịt nguội, xúc xích
Những thực phẩm này đều được làm từ các nguyên liệu tươi sống. Nên trong chúng có thể sẽ có các vi khuẩn gây ngộ độc thực phẩm. Để đảm bảo, khi ăn mẹ bầu nên chưng hoặc làm chín chúng, nên nhớ ăn ngay sau khi làm.
Các loại cá không nên ăn khi mang thai
Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Có một số loại cá được xếp vào nhóm mẹ bầu không nên ăn trong 3 tháng đầu bởi trong chúng có chứa lượng thủy ngân cao. Khi thủy ngân đi vào cơ thể sẽ gây ảnh hưởng tới thần kinh và sự phát triển của em bé. Danh sách các loại cá cần tránh là:
Cá kiếm
Cá thu
Cá kình
Cá ngừ
Các loại thức uống cần tránh
Sữa tươi chưa tiệt trùng
Trong sữa tươi có thể tồn tại mầm bệnh và chứa các vi khuẩn có hại. Điều này sẽ ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe của mẹ và bé.
Thức uống có cồn
Các loại nước uống có cồn như rượu, bia sẽ gây ra các tác động xấu tới thai nhi như: dị dạng hình thái, chậm phát triển, ngôn ngữ có vấn đề…Chỉ một lượng nhỏ cũng tạo thành nguy hiểm cho mẹ bầu. Nên khi mang thai, phụ nữ cần tuyệt đối nên tránh những loại nước uống này.
Thức uống có ga
Sử dụng nước uống có ga có thể gây ảnh hưởng xấu tới não bộ của thai nhi. Em bé khi sinh ra có nguy cơ rất cao bị mắc bệnh Down. Do đó, đây luôn là đồ uống mà các mẹ bầu cần tránh.
Cà phê
Rất nhiều nghiên cứu đã chỉ ra caffeine ở trong cà phê có thể đi qua nhau thai để gây ảnh hưởng tới thai nhi, các nguy cơ sảy cũng tăng cao. Nên mẹ bầu chỉ nên uống khoảng 200mg cà phê mỗi ngày.
Trà thảo mộc
Bà bầu nên ăn rau gì trong 3 tháng đầu? Mẹ bầu cũng cần phải tránh uống trà thảo mộc trừ khi được bác sĩ đồng ý. Bởi chúng ta không thể biết chắc được trà thảo mộc có thể có tác động gì tới phát triển của thai nhi. Vì thế, để đảm bảo an toàn tuyệt đối thì nên tránh dùng thức uống này.
Và để các mẹ bầu có thể bổ sung dinh dưỡng tốt cho cơ thể bằng cách sử dụng sản phẩm Prenacy Gold của Gani. Đây là loại thực phẩm sức khỏe tốt cho các bà bầu khi mang thai.
Sản phẩm được các bác sĩ bệnh viện phụ sản thành phố Hồ Chí Minh khuyên dùng bởi sở hữu nhiều ưu điểm nổi bật. Hỗ trợ và tăng cường đề kháng cho sức khỏe mẹ bầu và thai nhi. Bổ sung đầy đủ các khoáng chất, vitamin cho cơ thể đã và đang mang thai, cho con bú. Đồng thời, giúp hỗ trợ và phát triển thị giác, não bộ phôi thai cực tốt.
Chế độ dinh dưỡng cụ thể cho mẹ bầu trong từng tháng đầu tiên của thai kỳ
Qua mỗi tháng, dinh dưỡng cần đáp ứng cho mẹ bầu sẽ thay đổi. Vì thế trong 3 tháng đầu, mẹ bầu hãy chú ý chế độ dinh dưỡng cụ thể sau:
Dinh dưỡng cho tháng đầu tiên
Thường thì tháng đầu tiên nhiều mẹ bầu sẽ chỉ thấy những biểu hiện chưa rõ ràng của thai kỳ. Vì thế nên trong tháng đầu tiên thai nhi có thể chưa cần quá nhiều dinh dưỡng. Thậm chí có nhiều mẹ bầu không biết mình đã có “em” trong tháng đầu tiên. Nếu mẹ bầu nào đã biết thì hãy chú ý dinh dưỡng như sau:
Hãy ăn uống bình thường và bổ sung thêm các loại thịt, cá và tinh bột.
Uống thêm sữa vào buổi sáng, có thể là sữa tươi không đường hoặc sữa dành cho bà bầu.
Mẹ bầu có thể bổ sung vitamin tổng hợp, sắt ngay khi biết mình mang bầu.
Dinh dưỡng cho tháng thứ hai
Mẹ bầu nên bổ sung sắt và acid folic từ các loại thực phẩm như thịt bò, thịt lợn nạc, quả bơ, măng tây…
Bổ sung các loại hạt dinh dưỡng như hạnh nhân, óc chó, sữa, trứng rau xanh đậm…
Uống đủ nước mỗi ngày và đảm bảo no bụng để tránh bị đói dẫn tới các triệu chứng nôn nghén.
Dinh dưỡng cho tháng thứ ba
Tháng thứ ba mẹ bầu nên tăng cường nhiều dinh dưỡng hơn với các loải rau xanh, hoa quả.
Bổ sung các loại nước từ trái cây, sữa cho mẹ bầu
4.8
/
5
(
16
bình chọn
)
Mẹ Bầu Nên Uống Sữa Gì Trong 3 Tháng Đầu?
Mẹ bầu nên uống sữa gì trong 3 tháng đầu?
Trong quá trình mang thai, mẹ bầu luôn thắc mắc bé cưng trong bụng sẽ phát triển như thế nào và cơ thể mình sẽ thay đổi ra sao trong 3 tháng đầu thai kỳ. Bởi thế chế độ dinh dưỡng trong 3 tháng đầu cũng vô cùng quan trọng. Và uống sữa trong thai kỳ rất cần thiết và tốt cho bà bầu nhưng không phải ai cũng biết nên uống loại sữa gì, uống bao nhiêu cho đủ,…
1. Những lợi ích tuyệt vời khi mẹ bầu chăm uống sữa:
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén. Bởi sữa chứa rất nhiều can xi cũng như cá loại vitamin, khoáng chất giúp mẹ và bé khỏe mạnh. Trên thị trường hiện nay cũng có rất nhiều loại sữa đặc chế cho bà bầu nên bổ sung nhiều vi chất quan trọng khác: axitfolic, omega-3, omega-6,… tốt cho sức khỏe của mẹ. Hỗ trợ cho quá trình phát triển não bộ của thai nhi trong bụng mẹ. Cho dù mẹ có ăn uống đầy đủ hằng ngày thì vẫn cần bổ sung thêm lượng canxi, do nhu cầu của mẹ mang thai nên việc uống sữa trong 3 tháng đầu là rất cần thiết.
Sữa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cần thiết và rất tốt cho phụ nữ trong thời kỳ thai nghén
2. Mang thai 3 tháng đầu nên uống sữa gì?
– Sữa bầu đặc : Hiện nay có nhiều thương hiệu khác nhau, các mẹ bầu đã có thói quen uống bữa bột dành riêng cho phụ nữ mang thai. Các loại sữa này được đặc chế với công thức dành riêng cho phụ nữ mang thai như bổ sung thêm axitfolic, DHA,…Tất cả đều là những dưỡng chất quan trọng trong 3 tháng đầu thai kỳ để ngăn ngừa dị tật ống thần kinh, phát triển trí não của thai nhi. Với mỗi thương hiệu thì sẽ có những hương vị cũng như giá thành khác nhau. Mẹ bầu có thể thoải mái lựa chọn sữa dự trên sở thích, điều kiện kinh tế… Tuy nhiên, cần chú ý đến hạn sử dụng cũng như cách phân biệt hàng thật – giả để tránh sữa kém chất lượng. – Sữa chua: Trong 3 tháng đầu thai kỳ, mẹ bầu có thể ăn 1-2 hộp sữa chua mỗi ngày. Ngoài ra, mẹ bầu cũng có thể kết hợp ăn sữa chua với các loại trái cây tươi vừa ngon miệng lại bổ sung thêm các loại vitamin có ích khác.
Sữa chua rất tốt cho sức khỏe mẹ bầu
– Sữa hạt: Trên thị trường có nhiều loại sữa được sản xuất và đóng hộp sẵn có thể dễ dàng mua và sử dụng. Nhiều mẹ còn nghiên cứu tự làm các loại sữa từ hạt như: quả óc chó, đậu xanh, hạnh ngô… cũng rất bổ dưỡng và đảm bảo. – Sữa dê, sữa bò đã qua tiệt trùng: Đây là những loại sữa được lấy trực tiếp từ dê, bò và phải được tuyệt trùng bằng công nghệ hiện đại để loại bỏ những vi khuẩn gây hại. Sữa dê có hàm lượng đạm cao hơn sữa bò nhưng lại ít chất béo hơn. Bên cạnh đó, sữa dê cũng chứa nhiều vitamin A, B2 có tác dụng tăng cường hệ miễn dịch cần thiết cho mẹ trong 3 tháng đầu thai kỳ.
Sữa dê, sữa bò có hàm lượng chất đạm cao tốt cho mẹ bầu
– Sữa đậu nành: Loại sữa này phù hợp với những mẹ bầu bị dị ứng sữa bò. Sữa đậu nành cung cấp một loạt những dưỡng chất quan trọng cho thai như: vitaminA,E,B1 và axitfolic, chất béo thực vật hữu ích. – Sữa nguyên kem: Trong chế độ ăn hàng ngày các mẹ mới mang thai đã đủ chất béo thì không cần phải uống sữa nguyên kem thường xuyên. Với mỗi cốc sữa nguyên kem thì có chứa khoảng 5g chất béo tương đương với khoảng 149 calo(chiếm 20% nhu cầu chất béo cần thiết mỗi ngày). – Sữa tách béo:
Sữa tách béo được làm từ sữa bò những đã được tách bớt lượng chất béo bão hòa. Chính vì thế mà sữa rất phù hợp với những mẹ bầu đã quá cân trước khi mang thai. Việc tách béo cũng khiến một phần các vitamin A,E và D tan trong chất béo bị mất nhưng lại bổ sung 300mg canxi cùng 80 calo.
Bà Bầu Đau Lưng Khi Mang Thai 3 Tháng Đầu &Amp; 3 Tháng Cuối Có Sao Không? Nên Lưu Ý Điều Gì?
Đau lưng khi mang thai 3 tháng đầu & 3 tháng cuối có thật sự nguy hiểm hay không, có ảnh hưởng gì tới thai nhi, đây là hiện tượng bình thường hay nguy hiểm, cần thiết nên lưu ý những điều gì để tráng gặp phải rủi ro không mong muốn? Toàn bộ những thắc mắc ấy sẽ được giải đáp cặn kẽ trong khuôn khổ bài viết hôm nay nhằm giúp các mẹ bầu an tâm hơn trong vài tháng tới. Khi mang thai, cơ thể người phụ nữ phải thay đổi không chỉ bên ngoài mà còn bên trong cơ thể để thích nghi với sự phát triển của thai nhi, thế nên không chỉ có đau lưng mà các triệu chứng khác như ốm nghén, chảy máu âm đạo, tăng cân, thèm ăn, mệt mỏi, đau đầu, sốt về chiều tối,…cũng xuất hiện cùng lúc. Nhiều mẹ do mới bắt đầu mang thai chưa quen nên thường xuyên bị cơn đau nhức lưng hành hạ dẫn tới mất ngủ, khó ngủ và stress ngày càng nặng nề hơn. Và ước muốn của nhiều thai phụ lúc này là làm sao để đẩy lùi và giảm bớt phần nào chứng đau lưng dai dẳng theo từng thời điểm tam cá nguyệt thai kỳ. Hiểu được nỗi lòng ấy nên chuyên mục mang thai sinh con kì này xin mách nước cho bạn vài mẹo nhỏ để sớm thoát ra khỏi tình cảnh “sống chung với lũ” bấy lâu nay.
1. Mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng có sao không? Có vấn đề gì không? Cách khắc phục thế nào?
Có bầu 3 tháng đầu bị đau lưng là bình thường vì đây là triệu chứng phổ biến khi mang thai. Do tử cung và bụng to lên chèn vào cột sống, các cơ cột sống vùng thắt lưng giãn ra quá mức hoặc do giãn khớp cột sống.
1.1 Nguyên nhân khiến mang thai 3 tháng đầu bị đau lưng
Theo các bác sĩ sản khoa, phụ nữ có thai thường hay bị đau lưng, đặc biệt là vào 3 tháng đầu, 3 tháng cuối thai kỳ. Cơn đau sẽ tăng khi thai bắt đầu lớn dần. Việc vệ sinh sạch sẽ, luyện tập một tư thế đúng… có thể giảm hoặc phòng ngừa những cơn đau lưng thỉnh thoảng nhức nhối và khó chịu trong lúc mang thai.
Gần phần nửa phụ nữ mang thai thường hay bị đau sống lưng. Điều đó không có gì là lạ vì trọng lượng thai làm bụng trở nên nặng. Các hoóc môn mà thai phụ tiết ra cũng làm căng các dây cơ bụng và giảm hoạt động của dây chằng.
Như vậy, đến tháng thứ 5 thì cơn đau lưng mỗi lúc một tăng cho đến khi sinh. Thường cơn đau xuất hiện vào cuối ngày, khi mà cơ thể người mẹ bắt đầu mệt mỏi.
1.2 Cách khắc phục giảm đau lưng khi có bầu 3 tháng đầu
Bác sĩ sản khoa cho biết, để giảm đau lưng và hạn chế những nguy cơ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ và bé, bà bầu nên thực hiện các biện pháp sau:
Cần có chế độ lao động và nghỉ ngơi hợp lý, vận động nhẹ nhàng.
Nên chọn quần áo thoáng rộng dễ mặc, giày đế bằng, quai dễ xỏ… Khi mặc quần áo, mang giày… cần ngồi xuống hoặc đứng có chỗ dựa.
Luyện tập tư thế đúng: Khi thai nhi dần phát triển, trọng tâm của cơ thể sẽ dồn về phía trước. Lúc này, tư thế thường gặp ở các bà bầu là ưỡn ngực về phía sau để cơ thể không bị chồm về phía trước quá nhiều. Điều này có thể làm phần cơ ở vùng phía dưới lưng bị kéo căng, gây ra các cơn đau lưng. Do vậy, cần chỉnh sửa tư thế đúng bằng cách hạ mông xuống, kéo thẳng hai vai về phía sau và đứng thẳng, vươn người lên cao.
Mát-xa: Mát-xa vùng lưng dưới giúp làm dịu các cơ đang bị đau và mỏi
Tắm nước ấm, chườm khăn nóng hoặc sử dụng các tia nước ấm của vòi hoa sen xịt vào những vùng bị đau cũng là cách giúp bạn giảm bớt cơn đau.
Tư thế ngủ: Cần phải nằm nghiêng, không được nằm ngửa khi ngủ. Có thể đặt thêm gối ở giữa hai đầu gối và vùng xung quanh bụng hoặc sử dụng gối ôm dài. Biện pháp này giúp bạn giảm bớt cơn đau lưng khá hiệu quả.
Cẩn thận khi ngồi và đứng: Tư thế ngồi phải thật vững sao cho hai chân có thể nâng lên nhẹ nhàng. Chọn ghế ngồi có phần tựa và đặt thêm chiếc gối nhỏ phía sau lưng. Hãy chú ý thay đổi tư thế, vị trí thường xuyên, tránh đứng quá lâu. Nếu phải đứng, hãy đứng trụ trên một chân để chân còn lại có thể nghỉ ngơi và đổi chân trụ thường xuyên.
Tập luyện các bài tập tăng cường sức mạnh và độ bền: Tham khảo sự tư vấn và làm theo hướng dẫn của Bác sĩ sản khoa.
Trong quá trình mang thai, cơ thể sẽ có nhiều thay đổi. Một số thay đổi sẽ làm các mẹ cảm thấy không thoải mái, dễ chịu, điều này hoàn toàn bình thường. Đau lưng cũng chính là một trong những điều phiền toái phổ biến nhất khi mang thai.
Áp dụng những bí quyết nêu trên và cố gắng tập luyện để tăng cường sự dẻo dai cho các cơ, chắc chắn sẽ làm dịu được những cơn đau. Nếu có biểu hiện đau tăng, đau âm ỉ kéo dài, cần đến ngay cơ sở y tế chuyên khoa sản để khám và được tư vấn điều trị.
2.1 Tìm hiểu về đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối
* Nguyên liệu: Gừng tươi, rượu trắng.
* Cách làm:
Dùng gừng tươi rửa sạch, đập dập ngâm với vài cốc rượu trắng để 3 ngày. Sẽ tốt hơn nếu các bạn ủ trong 15-30 ngày
Chăm chỉ xoa bóp mỗi buổi tối ở những nơi bạn bị đau nhức sẽ đem lại hiệu quả.
2.3 Chữa đau lưng khi mang thai bằng ngải cứu
* Nguyên liệu: Lá ngải cứu (già càng tốt), muối hạt to, túi vải hoặc khăn mỏng.
* Cách làm:
Lá ngải cứu rửa sạch trộn lẫn muối hạt to đem nướng nóng hoặc rang lên.
Bọc lá ngải trộn muối đã nướng hoặc rang vào chiếc khăn mỏng hoặc cho vào túi vải.
Chườm vào phần bị đau nhiều lần vào buổi tối trước khi đi ngủ.
Thường xuyên làm hàng ngày trong hai tuần liên tiếp.
2.4 Một số cách đơn giản khắc phục chứng đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối của sản phụ
Không ăn nhiều nhưng ăn đủ: giảm bớt việc tăng khối lượng không cần thiết.
Thường xuyên luyện tập các các bài thể dục nhẹ (đi bộ, thể dục tay không, yoga, bơi lội…)
Thư giãn nghỉ ngơi thích hợp, không mang, xách vật nặng, ăn ngủ điều độ, đúng giấc. Không nên làm các việc nặng, chọn các việc làm nhẹ nhàng, phù hợp. Khi nâng một vật gì đó, bạn cần chú ý tư thế: từ từ ngồi xổm xuống, hai chân rộng ra tạo thế vững chắc. Với những vật nặng, bạn đừng cố nâng mà hãy tìm sự trợ giúp của người khác. Đặc biệt không được uốn vòng eo hay va đập mạnh vào lưng.
Hãy xoa bóp vùng lưng một cách nhẹ nhàng và thường xuyên sau một ngày mệt mỏi. Nên đến các chuyên gia tư vấn về xoa bóp, về xương, cột sống và về châm cứu để có những lời khuyên phù hợp
Đến bác sĩ ngay để theo dõi đúng lúc nếu cơn đau lưng lan rộng khắp vùng lưng, mông, đùi, cẳng chân, và đôi khi đến cả bàn chân, hoặc đau kéo dài.
Sử dụng đai đỡ bụng dưới và quần đặc biệt cho thai phụ cũng giúp bạn hạn chế đau lưng khi mang thai 3 tháng cuối.
Khi ngủ, sử dụng thêm đệm hoặc gối đỡ bụng và lưng. Nếu bạn nằm ngủ nghiêng, chèn thêm gối vào giữa hai chân để tạo cân bằng cho hông. Đầu tư thêm gối chuyên dụng cho bà bầu không phải là quá xa xỉ, nhất là khi đệm nằm của bạn không khiến bạn thoải mái.
Thai phụ nên đi giày có đế bằng và thấp, có độ rộng và mềm mại, vừa chân là tốt nhất. Giày cao gót sẽ làm cho cơ thể hướng về phía trước nhiều hơn, gây đau lưng ở thai phụ. Ngoài ra mặc quần đặc biệt dành cho bà bầu với đường thắt lưng thấp và có thể hỗ trợ vùng bụng.
Đây là biện pháp hiệu quả giúp giảm đau ngay lập tức. Có thể làm ấm lưng bằng cách chườm nước nóng hoặc nhờ người thân chà xát. Dùng ngải cứu rang muối, rượu gừng để chườm và xoa bóp lưng vào mỗi tối trước khi đi ngủ để giảm thiểu các triệu chứng đau lưng.
Cuối cùng nhưng cũng rất quan trọng là cho dù đau lưng là triệu chứng phổ biến ở người mang thai thì bạn cũng không nên coi nhẹ. Nếu các cơn đau không giảm hoặc kèm thêm một số triệu chứng lạ bạn hãy đi gặp bác sĩ để có những lời khuyên tốt nhất giúp mẹ giảm đau và an toàn cho bé.
3. Chia sẻ kinh nghiệm giúp giảm bớt cơn đau lưng hành hạ khi mang thai
3.1 Chia sẻ của mẹ Na Linh
3.2 Chia sẻ của mẹ bé Gấu
3.3 Chia sẻ của mẹ Nấm
Đau lưng khi mang thai thì đừng dán Salonpas, trong hướng dẫn sử dụng nhà sản xuất có ghi chú là không sử dụng cho phụ nữ có thai hoặc đang cho con bú cơ mà.
3.4 Chia sẻ của Me Cu Teu
3.5 Chia sẻ của mẹ Lien ròm
Lúc mang thai bị đau lưng thì khi về nhà buổi tối em hãy quì trên 2 đầu gối, còn 2 tay chống xuống đất, cái lưng em vì thế sẽ song song với mặt đất – em xem có dễ thở được chút nào không??? Hoặc là em ngồi xếp bằng và lưng dựa sát vô tường, nhắm mắt lại và relax khoảng 1/2 tiếng trở lại.
Điều cần nhất khi mang thai là đừng bao giờ cong người để lượm hay lấy vật gì dưới đất cả, muốn làm gì thì cứ ngồi xuống và nhặt hoặc lấy đồ mình muốn. Còn khi ngồi trên ghế thì ngồi thẳng lưng lên, hoặc là có cái gối nhỏ kê sau lưng. Nếu nằm trên sofa hoặc giường thì nên để chân cao hơn đầu. Đây là kinh nghiệm của riêng chị mà cho tới bây giờ mặc dù đã 2 đứa rồi mà chị không hề bị đau lưng gì cả.
3.6 Chia sẻ của mẹ vanganh
Chào các bà mẹ, mình mang thai gần 3 tháng. Dạo gần đây, mình rất hay bị đau lưng – phần cuối cột sống, đau lắm, trở mình cũng khó. Có bà mẹ nào có bài tập thể dục dành cho phụ nữ đang mang thai hay hay thì giới thiệu cho mình với? Cảm ơn nhiều.
Chia sẻ nỗi đau với các bà mẹ tương lai và cả các bà mẹ đã sinh rồi mà vẫn bị đau.
Bà Bầu 3 Tháng Đầu Có Quan Hệ Được Không? Bạn Nên Biết
Tại sao bà bầu lại muốn quan hệ tình dục trong thời gian này?
Trong thời gian 3 tháng đầu mang bầu, lượng hormones trong cơ thể nữ giới tăng cao. Điều này chứng minh cho việc ngực của bà bầu to hơn và nhạy cảm hơn, tuần hoàn máu ở âm hộ tăng nhanh hơn. Thậm chí, vào mỗi buổi sáng sớm, chị em còn cảm thấy tràn đầy năng lượng, không còn dấu hiệu buồn nôn như thời kỳ thai nghén. Do đó, nhu cầu quan hệ tình dục tăng cao trong thời gian này là hoàn toàn dễ hiểu. Thậm chí, chị em còn có cảm giác ham muốn mạnh mẽ hơn cả trước khi có thai.
Mang thai 3 tháng đầu có quan hệ được không?
Tuy nhiên, theo các báo cáo y khoa từ các Tổ chức y tế uy tín trên thế giới thì bên việc bà bầu 3 tháng đầu có quan hệ được không là hoàn toàn khả thi và không ảnh hưởng nhiều tới mẹ bầu và thai nhi, nếu như tình trạng sức khỏe của bạn ổn định. Việc thăm khám sức khỏe thai kỳ từ tuần thứ 6 là việc làm cần thiết để kiểm tra sức khỏe của bạn có đủ để thực hiện quan hệ tình dục không. Bạn cũng nên trò chuyện với bác sĩ chuyên khoa để có thêm thông tin chi tiết về vấn đề này.
Thậm chí, trong thời gian 3 tháng đầu, phụ nữ còn cảm thấy sung sướng và hưng phấn hơn trong cuộc yêu. Vì lúc này chất bôi trơn được tiết nhiều hơn, đồng thời, lượng máu ở vùng kín tăng cao, thúc đẩy các dây thần kinh cảm xúc, khiến chị em dễ dàng tìm được khoái cảm trong cuộc yêu. Hơn nữa, trong thời kỳ này tử cung của chị em chưa bị chèn ép bởi bất kỳ điều gì, nên chị em hoàn toàn có thể an toàn tận hưởng “cuộc yêu”.
Đây là thắc mắc của không ít bố mẹ, ngoài câu hỏi về bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không? Thậm chí nhiều người còn lo lắng rằng quan hệ tình dục trong thời gian này khiến tỉ lệ sảy thai, lưu thai cao hơn bình thường. Các bác sĩ chuyên khoa tại PKDK Thủ Đô xin giải thích rằng, trong thời gian 3 tháng đầu, thai nhi nằm trọn trong dịch ối của người mẹ – đây là một môi trường vô cùng an toàn, bảo vệ em bé trước các sang chấn từ bên ngoài.
Nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai khi nào?
bà bầu có thai ba tháng có quan hệ được khôngTuy nhiên, chị em cũng nên cẩn trọng khi quan hệ tình dục, đồng thời, tránh lạm dụng điều này quá nhiều. Tuyệt đối nên tránh quan hệ tình dục khi mang thai và có các triệu chứng kể sau:
Chị em đã từng có tiền sử sảy thai, lưu thai, chửa ngoài dạ con,….đều không nên quan hệ tình dục. Vì tử cung vốn đã bị tổn thương nay rất dễ bị tác động bởi ngoại lực.
Chị em đang mắc các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, bệnh lây qua đường tình dục cũng nên tránh quan hệ để lây nhiễm cho đối tác. Đồng thời, phải chữa trị dứt điểm các bệnh này trước khi tiến hành sinh con.
Chị em đang mang song thai, hoặc đa thai sẽ có dịch ối lớn hơn bình thường rất nhiều. Chúng dễ bị vỡ hơn so với chị em đang mang đơn thai.
Có nhau thai thấp cũng khiến chị em có nguy cơ viêm nhiễm, sinh non, lưu thai cao hơn. Do đó, ngừng quan hệ tình dục chính là một cách bảo vệ thai nhi.
Đối với các trường hợp này thì “bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không” thì câu trả lời không. Nếu chị em cảm thấy bất kỳ dấu hiệu bất thường nào như chuột rút, đau bụng, vùng kín chảy máu ồ ạt kéo dài,… thì nên dừng ngay lại việc quan hệ tình dục và tới các cơ sở y tế để thăm khám.
Các tư thế quan hệ an toàn cho mẹ bầu khi quan hệ tình dục, tư vấn miễn phí TẠI ĐÂY
Khám thai kỳ ở đâu an toàn?
Việc chọn lựa ra một cơ sở uy tín để thăm khám chính là điều mà các mẹ bầu nên làm để bảo vệ sức khỏe của cả mẹ và bé. Nếu bạn chưa biết tới đâu thì có thể tham khảo Phòng Khám Đa Khoa Thủ Đô Vĩnh Phúc.
Phòng khám sở hữu những dụng cụ y tế, máy móc xét nghiệm hiện đại, nhập khẩu chủ yếu từ Châu Âu. Do đó, hình ảnh siêu âm thai nhi sắc nét, rõ ràng, bạn có thể nghe nhịp đập của thai nhi vô cùng sinh động. Hơn nữa, các bác sĩ y khoa hàng đầu sẽ giúp mẹ bầu chẩn đoán sức khỏe của thai nhi, chỉ ra những bất ổn nguy hiểm mà không phải nơi nào cũng làm được.
Gọi tới số 18006714 – 0866749118 để được tư vấn thêm về vấn đề “bà bầu 3 tháng đầu có được quan hệ không?”. Bạn cũng có thể tới địa chỉ số 88 Nguyễn Tất Thành – Liên Bảo – Vĩnh Yên -Vĩnh Phúc (Đối diện Cao đẳng Nghề Vĩnh Phúc) để tiến hành thăm khám ngay trong hôm nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bà Bầu Nên Ăn Rau Gì Trong 3 Tháng Đầu? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!