Bạn đang xem bài viết Bài 6: Xây Dựng Tình Bạn Trong Sáng Lành Mạnh được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
1) Khái niệm:Tình bạn là tình cảm gắn bó giữa hai hay nhiều người trên cơ sở hợp nhau về tính tình sở thích hoặc có chung xu hướng hoạt động, có cùng lí tưởng sống.
2) Đặc điểm:
– Phù hợp về quan niệm sống — Bình đẳng tôn trọng lẫn nhau
– Chân thành, tin cậy và có trách nhiệm đối với nhau
– Thông cảm, đồng cảm sâu sắc với nhau
3) Ý nghĩa:
– Giúp con người tự tin yêu cuộc sống.
-Tự hoàn thiện mình để sống tốt hơn.
4) Rèn luyện:
– Có thiện chí
– Hai bên cùng cố gắng
– Luôn cư xử đúng mực
* BÀI TẬP: 1. Em tán thành hay không tán thành với các ý kiến nào sau đây ? Vì sao ? a) Tình bạn đẹp chỉ có trong sách vở b) Bạn bè phải biết bao che, bảo vệ nhau trong mọi trường hợp c) Tình bạn trong sáng, lành mạnh dựa trên sự bình đẳng, tôn trọng, tin cậy, chân thành, không vụ lợi, có trách nhiệm, luôn thông cảm, chia sẻ giúp đỡ nhau tiến bộ d) Tụ tập, rủ rê nhau hội hè, ăn chơi đàn đúm không phải là tình bạn trong sáng, lành mạnh. đ) Tình bạn trong sáng, lành mạnh giúp con người sống tốt hơn, yêu cuộc sống hơn e) Không thể có tình bạn trong sáng, lành mạnh giữa hai người khác giới f) Tình bạn trong sáng, lành mạnh không thể có từ một phía
Trả lời :
– Em không tán thành với ý kiến (a), (b), (d), (e)
Bởi vì đó làn những tình bạn không trong sáng, lành mạnh.
– Em tán thành với ý kiến (c), (đ) và (f)
Vì đó là đặc điểm tình bạn trong sáng, lành mạnh, nhờ có tình bạn trong sáng, lành mạnh mà con người sống tốt hơn, yêu đời hơn. Không thể có tình bạn một phía để xây dựng một tình bạn trong sáng, lành mạnh mà phải có thiện chí và cố gắng từ cả hai phía
2. Em sẽ làm gì nếu thấy bạn mình : a) Mắc khuyết điểm hoặc vi phạm pháp luật b) Bị người khác rủ rê, lôi kéo sử dụng ma túy c) Có chuyện buồn hoặc gặp khó khăn, rủi ro trong cuộc sống d) Có chuyện vui đ) Không che giấu khuyết điểm cho em e) Đối xử thân mật với một người bạn trong lớp Trả lời
– Tình huống (a), (b) : Chỉ ra những khuyết điểm hoặc những gì bạn vi phạm pháp luật, tìm cách khuyên ngăn bạn để bạn không tiếp tục mắc khuyết điểm và lao vào con đường sử dụng ma túy.
– Tình huống (c) : Em hỏi thăm, an ủi, động viên và giúp đỡ bạn
– Tình huống (d) : Em sẽ chúc mừng bạn
– Tình huống (đ) : Em hiểu ý tốt của bạn, không giận bạn và cố gắng sửa chữa khuyết điểm
– Tình huống (e) : Coi đó là chuyện bình thường, là quyền bình đẳng của bạn và không khó chịu, giận bạn vì chuyện đó
3. Hãy sưu tầm một câu chuyện, tấm gương về tình bạn trong sáng, lành mạnh ? Trả lời :
Tấm gương về tình bạn cao đẹp của hai em học sinh Nguyễn Ngọc Yến và Nguyễn Thị Thùy Dung lớp 9 B Trường THCS Vân Hồ đã làm nhiều bạn đọc xúc động. Chỉ vì một sự bất cẩn của người lớn mà Dung phải mang tật suốt đời, em không tự đi lại được và giọng nói cũng bị biến dạng.
Trong lúc khó khăn ấy thì Yến đã đến với Dung bằng một tình bạn chân thành. Ngày ngày trên quãng đường gần 1km từ nhà đến trường, hình ảnh Yến cần mẫn cõng Dung đi học đã trở nên quen thuộc với thầy cô và bạn bè. Câu chuyện ấy hiện diện trong cuộc sống chúng ta như một nốt nhạc đẹp làm mọi người phải nhìn lại mình và suy ngẫm.
Bài 9 : Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa
1. Gia đình văn hoá là gì?
Là gia đình :
– Hoà thuận, hạnh phúc, tiến bộ.
– Thực hiện kế hoạch hoá gia đình.
– Đoàn kết với xóm giềng.
– Thực hiện tốt nghĩa vụ công dân.
– Thực hiện sinh đẻ có kế hoạch.
– Lao động xây dựng kinh tế gia đình ổn định.
– Thực hiện bảo vệ môi trường .
– Thực hiện nghĩa vụ quân sự.
– Hoạt động từ thiện.
-Tránh xa và bài trừ tệ nạn xã hội
2. Bổn phận và trách nhiệm.
– Thực hiện tốt bổn phận trách nhiệm của mình.
– Sống giản dị, không ham những thú vui thiếu lành mạnh, không sa vào tệ nạn XH.
+ Kính trọng, csóc ông bà, bố mẹ.
+ Học tập tốt.
+ Ăn mặc giản dị.
+ Không đua đòi, không ăn chơi.
+ Không rượu chè, cờ bạc
3. Ý nghĩa.
– Gia đình thực sự là tổ ấm nuôi dưỡng, giáo dục mỗi con người.
– Gia đình có bình yên, thì xã hội mới ổn định.
– Xây dựng gia đình văn hoá là góp phần xây dựng xã hội văn minh, tiến bộ.
4. HS cần phải:
– Chăm ngoan học giỏi.
– Kính trọng giúp đỡ ông bà cha mẹ.
– Không đua đòi ăn chơi .
– Không ham những thu vui thiếu lành mạnh.
* HƯỚNG DẪN TRẢ LỜI CÂU HỎI
1. Em hãy nhận xét về đời sống vật chất và tinh thần của các loại gia đình sau : – Gia đình đông con – Gia đình giàu có nhưng có con cái ăn chơi, đua đòi – Gia đình có 2 con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm. Trả lời :
– Gia đình đông con : nghèo túng, vất vả, bất hạnh không thể hạnh phúc được
– Gia đình giầu có nhưng con cái ăn chơi, đua đỏi : Đời sống vật chất có thể có đầy đủ nhưng đời sống tinh thần không lành mạnh, con cái ăn chơi, đua đòi, dễ sa ngã vào các tệ nạn xã hội, trở thành nỗi bất hạnh của gia đình, danh dự gia đình bị tổn hại.
– Gia đình có hai con đều ngoan ngoãn, chăm học, chăm làm : Đây là loại gia đình văn hóa. Có thể đời sống vật chất đầy đủ hay còn khó khăn nhưng con cái của gia đình có trách nhiệm và bổn phận với gia đình, chăm ngoan, học giỏi, hiếu thảo.
2. Trong gia đình, mỗi người đều có những thói quen và sở thích khác nhau. Làm thế nào để có được sự hòa thuận trong gia đình ?
Trả lời :
Trước hết mọi người trong gia đình phải tôn trọng sở thích cá nhân của từng thành viên, không can thiệp thô bạo.
– Nhường nhịn nhau
– Trao đổi, góp ý cho nhau khi có những thói quen chưa tốt.
3. Em đồng ý với những ý kiến nào sau đây ? Giải thích vì sao em đồng ý hay không đồng ý ? (1) Việc nhà là việc của mẹ và em gái (2) Trong gia đình nhất thiết phải có con trai (3) Không cần có sự phân công chặt chẽ công việc trong gia đình (4) Gia đình có nhiều con là gia đình hạnh phúc (5) Con cái có thể tham gia bàn bạc công việc trong gia đình (6) Trong gia đình, mỗi người chỉ cần hoàn thành công việc của mình (7) Trẻ em không thể tham gia xây dựng gia đình văn hóa Trả lời :
– Em đồng ý ới ý kiến (5) : Bởi vì con cái là một thành viên trong gia đình cho nên có thể tham gia bàn bạc công việc của gia đình mình và phải có trách nhiệm và bổn phận đối với gia đình
– Em không đồng ý với các ý kiến : (1), (2), (3), (4), (6), (7)
+ (1) và (2) : Thể hiện quan điểm lạc hậu trọng nam khinh nữ
+ (3) và (6) : Trong gia đình cần có sự phân công công việc cụ thể để mọi người có trách nhiệm đối với gia đình của mình, nhưng không có nghĩa là mỗi người trong gia đình chỉ cần hoàn thành công việc của mình là đủ mà cần có sự chia sẻ, tương trợ, giúp đỡ lẫn nhau, tất cả vì sự êm ấm, hạnh phúc của gia đình bé nhỏ.
+ (4) : ý kiến gia đình có nhiều con là hạnh phúc là chưa đúng bởi vì nếu đông con, chăm sóc, nuôi dạy sẽ vất vả, khó khăn hơn những gia đình ít con :
# Đông con sẽ ảnh hưởng đến sức khỏa của cha mẹ, nhất là người mẹ
# Đông con sẽ làm ảnh hưởng đến công tác (công việc) của cha mẹ
# Nếu đông con và nghèo túng là gia đình bất hạnh chứ không thể là gia đình hạnh phúc
+ (7) : Trẻ em là một thành viên của gia đình cho nên trẻ em có trách nhiệm và bổn phận bàn bạc công việc gia đình, góp sức mình để xây dựng gia đình văn hóa.
4. Em có rút ra nhận xét gì về vai trò của con cái trong gia đình qua kinh nghiệm bản thân và qua câu nói của Xu-khôm-lin-xki : “…gia đình có thể phòng ngừa những đứa con hư như phòng ngừa hỏa hoạn. Điều này không chỉ phụ thuộc vào cha mẹ các em mà còn tùy thuộc vào các em là những đứa con”. Trả lời :
Gia đình nào cũng có thể phòng ngừa hỏa hoạn và phòng ngừa những đứa con hư hỏng nếu có biện pháp phòng ngứa tốt. Song biện pháp giáo dục của cha mẹ dù có tốt đến đâu nhưng điều quyết định trở thành những đứa con ngoan hay hư hỏng là từ bản thân, ý chí, nghị lực, ý thức, trách nhiệm và bổn phận của những đứa con.
5. Theo em, những gia đình sau đây có ảnh hưởng đến cộng động và xã hội như thế nào ? – Gia đình có cha mẹ bất hòa – Gia đình có cha mẹ thiếu gương mẫu (làm ăn bất chính, nghiện hút..) – Gia đình có con cái hư hỏng ( ăn chơi quậy phá, nghiện hút, đua xe…) Trả lời
Mỗi gia đình là một tế bào của xã hội, vì thế những kiểu gia đình trên sẽ ảnh hưởng đến cộng đồng, đến sự bình yên của môi trường sống ( của bà con làng xóm, nếu suốt ngày nhà bên cạnh mình có một gia đình bố mẹ luôn cãi vã). Sự bất hòa của cha mẹ dẫn đến gia đình tan nát, con cái không có người nuôi dạy, những đứa cón sẽ là gánh nặng của xã hội.
Khi bố mẹ thiếu gương mẫu, làm ăn bất chính, nghiện hút thì đó không thể là một gia đình hạnh phúc, một môi trường tốt để con cái trưởng thành, nó cũng sẽ bị ảnh hưởng rất lớn và gia đình đó khó có thể có những đứa con ngoan mà là những đứa con hư hỏng, ăn chơi, quậy phá, nghiện hút, đua xe, gây ra không biết bao điều xấu cho xã hội.
6. Hãy kể những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia. Em dự kiến sẽ làm gì để góp phần xây dựng gia đình văn hóa ? Trả lời :
Những việc làm của gia đình mà em có thể tham gia :
– Giúp bố mẹ dọn dẹp nhà cửa, chăm sóc cây trồng, nấu cơm, têm trầu cho bà
– Giúp bố mẹ đưa đón, chăm sóc em
– Chăm chỉ học hành để đạt kết quả tốt
– Chăm sóc bố mẹ khi bố mẹ đau ốm
Để góp phần xây dựng gia đình văn hóa, em sẽ chăm ngoan, học giỏi. Biết kính trọng, giúp đỡ ông bà, cha mẹ, thương yêu em nhỏ. Không đua đòi ăn diện, không làm điều tổn hạn đến danh dự gia đình mình.
Xây Dựng Gia Đình Văn Hóa Gắn Với Xây Dựng Nông Thôn Mới
Trong lịch sử xã hội loài người, quan hệ nhân loại đã bắt đầu từ quan hệ trong gia đình. Mỗi quốc gia, mỗi dân tộc muốn tồn tại và phát triển đều phải biết chăm sóc và bảo vệ gia đình. Gia đình chính là cái nôi để tái tạo con người, duy trì truyền thống văn hoá dân tộc, nhà trường đầu tiên của trẻ em và cũng là trường học suốt đời cho các thế hệ, xây dựng gia đình là vấn đề lớn hết sức hệ trọng của dân tộc và của cả thời đại, có ý nghĩa rất quan trọng trong chiến lược xây dựng con người, xây dựng xã hội văn minh hiện đại, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, đặc biệt là trong bối cảnh cả nước đang chung tay xây dựng nông thôn mới hiện nay.
Xây dựng nông thôn mới là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước ta, nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Do vậy, xây dựng nông thôn mới đặt ra nhiều vấn đề cần tập trung giải quyết, trong đó vấn đề cơ bản và lâu dài là phải xây dựng gia đình văn hóa, no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh bởi vì hạt nhân của xã hội là gia đình, gia đình tốt thì xã hội mới tốt và nông thôn như là một xã hội thu nhỏ được tạo lập bởi nhiều gia đình. Điều này cho thấy tầm quan trọng to lớn của việc xây dựng gia đình văn hóa trong Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới.
Trải qua nhiều thế hệ, gia đình Việt Nam được hình thành và phát triển với những chuẩn mực giá trị tốt đẹp góp phần xây dựng bản sắc văn hóa dân tộc. Văn hóa gia đình là một bộ phận, là cái “gốc” của văn hóa làng, văn hóa nước. Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, muốn nước mạnh, việc đầu tiên là phải phát triển văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa bởi vì một trong những động lực quan trọng thúc đẩy sự phát triển đất nước, chính là sự vững mạnh từ bên trong của mỗi gia đình.
Nhận thức việc xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh là cơ sở, nguồn lực để xây dựng và phát triển xã hội, Đảng, Nhà nước ta luôn chú trọng đến công tác xây dựng gia đình văn hoá, thường xuyên quan tâm củng cố gia đình bằng những quyết sách quan trọng.
Kể từ năm 1960, phong trào xây dựng gia đình văn hóa đã được khởi nguồn từ thôn Ngọc Tỉnh, xã Ngọc Long, huyện Yên Mỹ, tỉnh Hưng Yên. Trải qua hơn 5 thập kỷ, đến nay phong trào xây dựng gia đình văn hóa ở khắp các địa phương trong cả nước vẫn tiếp tục được duy trì và mang lại hiệu quả thiết thực.
Nghị quyết Trung ương 5 (khóa VIII) về xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc đã nêu: “Giữ gìn và phát huy những đạo lý tốt đẹp của gia đình Việt Nam. Nêu cao vai trò gương mẫu của các bậc cha mẹ. Coi trọng xây dựng gia đình văn hóa. Xây dựng mối quan hệ khăng khít giữa gia đình, nhà trường và xã hội.”
Nghị quyết Đại hội X của Đảng nhấn mạnh:”Phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, thích ứng với những đòi hỏi của quá trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa. Xây dựng gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tổ ấm của mỗi người, là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng hình thành, nuôi dưỡng và giáo dục nhân cách con người, bảo tồn và phát huy văn hóa truyền thống tốt đẹp, tạo nguồn nhân lực phục vụ sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc”.
Tại Đại hội XI của Đảng, vấn đề vai trò của gia đình và xây dựng gia đình văn hóa trong thời kỳ mới được Đảng ta tiếp tục nhấn mạnh và làm sâu sắc hơn. Đảng ta đã chỉ rõ “Xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, thật sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là môi trường quan trọng trực tiếp giáo dục nếp sống và hình thành nhân cách”, góp phần chăm lo xây dựng con người Việt Nam giàu lòng yêu nước, có ý thức làm chủ, trách nhiệm công dân, có tri thức, sức khỏe, lao động giỏi, sống có văn hóa, nghĩa tình, có tinh thần quốc tế chân chính.
Nghị quyết Hội nghị Trung ương IX (Khóa XI) đề ra nhiệm vụ: “thực hiện chiến lược phát triển gia đình Việt Nam, xây dựng gia đình thực sự là nơi hình thành, nuôi dưỡng nhân cách văn hóa và giáo dục nếp sống cho con người. Phát huy giá trị truyền thống tốt đẹp, xây dựng gia đình no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, văn minh. Xây dựng và nhân rộng các mô hình gia đình văn hóa tiêu biểu, có nền nếp, ông bà, cha mẹ mẫu mực, con cháu hiếu thảo, vợ chồng hòa thuận, anh chị em đoàn kết, thương yêu nhau”.
Ngoài ra, Đảng và Nhà nước ta còn có nhiều văn bản quan trọng khác như: Chỉ thị số 49/CT-TW ngày 21/02/2005 của Ban Chấp hành Trung ương Đảng về xây dựng gia đình thời kỳ Công nghiệp hóa, Hiện đại hóa đất nước; Quyết định số 629/QĐ-TTg ngày 29/5/2012 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chiến lược Phát triển gia đình Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030…
Hiện nay, nước ta đang thực hiện tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa và hội nhập kinh tế quốc tế trong xu thế toàn cầu hóa. Sự giao lưu mở cửa hội nhập đã đem đến cho gia đình Việt Nam nhiều cơ hội phát triển kinh tế, giao lưu với các nền văn hóa tiên tiến, văn minh của các nước. Song, bên cạnh những mặt tích cực đó, mặt trái của cơ chế thị trường cũng nảy sinh nhiều vấn đề tác động đến đời sống gia đình Việt Nam, làm cho gia đình Việt Nam đang đứng trước những thử thách. Cuộc sống của xã hội hiện đại với sự phát triển mạnh mẽ của các thành phần kinh tế đã tác động đến đời sống gia đình, ở một góc độ nào đó đã phá vỡ nền nếp gia phong đạo đức của gia đình truyền thống Việt Nam. Tình trạng ly hôn, ly thân, sống chung như vợ chồng không đăng ký kết hôn, quan hệ tình dục trước hôn nhân và việc nạo phá thai trong giới trẻ gia tăng, để lại những hậu quả nặng nề về nhiều mặt đối với gia đình và xã hội. Xu hướng hôn nhân với người nước ngoài ngày càng nhiều và sau hôn nhân nhiều phụ nữ di cư theo chồng sinh sống ở nước ngoài cũng đặt ra mối quan tâm lo lắng của toàn xã hội. Các giá trị văn hóa gia đình truyền thống tốt đẹp của người Việt Nam đang có biểu hiện xuống cấp, mai một. Nhiều tệ nạn xã hội như ma túy, cờ bạc, rượu chè, mại dâm, HIV/AIDS đã và đang xâm nhập vào một bộ phận gia đình. Mâu thuẫn xung đột giữa các thế hệ về phép ứng xử, lối sống và vấn đề chăm sóc người cao tuổi đang đặt ra những thách thức mới. Tình trạng bạo lực trong gia đình có chiều hướng ngày càng gia tăng. Nhiều gia đình nếu không được hỗ trợ, không được chuẩn bị đầy đủ sẽ không đủ năng lực đối phó với những thay đổi nhanh chóng về kinh tế – xã hội và không làm tròn các chức năng vốn có của mình.
Do đó, để phát triển văn hoá nông thôn, xây dựng nông thôn mới nhất thiết cần chăm lo xây dựng gia đình Việt Nam với tư cách là một thực thể văn hoá bền vững và phù hợp với sự vận động của xã hội trong thời kỳ công nghiệp hoá, hiện đại hoá. Vì vậy, việc xây dựng gia đình văn hóa hiện nay luôn là một nhiệm vụ trọng tâm của sự nghiệp xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, trong đó có xây dựng nông thôn mới nhằm làm cho văn hóa thấm sâu vào toàn bộ đời sống và hoạt động của từng cá nhân, từng gia đình, từng tập thể, từng địa bàn dân cư và toàn thể cộng đồng, đồng thời cũng nhằm tạo ra cho xã hội chúng ta một đời sống tinh thần, mặt bằng trình độ dân trí và khoa học kỹ thuật phát triển cao, xây dựng con người, gia đình, cộng đồng nông thôn và môi trường văn hóa nông thôn lành mạnh, phong phú, giàu bản sắc văn hóa dân tộc, tạo động lực thúc đẩy phát triển nông nghiệp và nông thôn mới. Cố Thủ tướng Phạm Văn Đồng nói: “Ba trụ cột của ý thức cộng đồng người Việt, đó là gia đình (nhà), làng và nước. Ngày nay, xây dựng một xã hội công bằng, văn minh đòi hỏi chúng ta phải trở lại với những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp từ gia đình.”
Cuộc vận động xây dựng gia đình văn hóa và tiêu chí gia đình văn hóa hiện nay phải dựa trên những giá trị văn hóa truyền thống của gia đình Việt Nam. Đồng thời trong quá trình xây dựng gia đình văn hóa phải biết giữ gìn, phát huy bản sắc văn hóa dân tộc. Đó là cơ sở xây dựng tư tưởng, đạo đức lối sống tốt đẹp, xây dựng đời sống văn hóa lành mạnh từ trong mỗi gia đình, lấy gia đình làm “pháo đài” chống lại sự xâm nhập của các tệ nạn xã hội và những tác động xấu từ mặt trái của cơ chế thị trường. Xây dựng gia đình văn hóa là xây dựng mô hình gia đình Việt Nam hiện đại, phù hợp với tiến trình công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước và hội nhập quốc tế. Mục tiêu chúng ta cần vươn tới và thực hiện là xây dựng gia đình văn hóa truyền thống – hiện đại, vừa phải kế thừa và phát huy những giá trị văn hóa truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, vừa kết hợp với những giá trị tiên tiến của gia đình hiện đại để phù hợp với sự vận động phát triển tất yếu của xã hội. Tất cả nhằm hướng tới thực hiện mục tiêu làm cho gia đình thực sự là tế bào lành mạnh của xã hội, là tổ ấm của mỗi người, nhằm làm cho kinh tế nông thôn phát triển, đời sống vật chất và tinh thần của người dân tăng lên, hạ tầng kinh tế – xã hội hiện đại, môi trường xanh, sạch, đẹp, giữ gìn và phát huy bản sắc văn hóa dân tộc.
Từ năm 1987 Tiền Giang đã triển khai thực hiện cuộc vận động “Xây dựng gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình” theo tinh thần Chỉ thị 05/CT-TU của Tỉnh ủy Tiền Giang, đến ngày 8/3/1996 Tỉnh ủy Tiền Giang ban hành Thông tri số 12-TT/TU về việc “Tiếp tục thực hiện Chỉ thị của Tỉnh ủy về xây dựng Gia đình văn hóa mới, bảo đảm hạnh phúc gia đình”. Cuộc vận động đã đạt được một số thành tựu trong việc vận động nhân dân xây dựng Nếp sống văn minh – Gia đình văn hóa và bước đầu tạo chuyển biến tốt trong công tác xây dựng đời sống văn hóa cơ sở ở Tiền Giang.
Năm 1998 sau khi có Nghị quyết Trung ương 5 khóa VIII về Xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiển tiến đậm đà bản sắc văn hóa dân tộc. Tỉnh ủy, UBND tỉnh xây dựng Chương trình hành động và đề ra Kế hoạch vận động Toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa. BCĐ phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh Tiền Giang luôn tập trung triển khai và nâng chất cuộc vận động xây dựng Gia đình văn hoá để làm nền tảng vững chắc cho các cuộc vận động khác trong phong trào TDĐKXDĐSVH.
Xác định nhiệm vụ xây dựng gia đình văn hóa là trọng tâm, cốt lõi của phong trào TDĐKXDĐSVH, từ khi phát động đến nay số lượng và chất lượng gia đình đạt GĐVH ngày càng tăng. Ban Chỉ đạo Phong trào TDĐKXDĐSVH tỉnh chỉ đạo các huyện, thành phố, thị xã tập trung nâng cao chất lượng cuộc vận động xây dựng GĐVH thông qua việc đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến các nội dung, tiêu chuẩn xây dựng GĐVH để người dân hiểu rõ hơn về ý nghĩa cũng như tác động tích cực của phong trào xây dựng GĐVH đối với xã hội. Động viên các gia đình phát triển kinh tế, nuôi dạy con cháu thành đạt, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, ngành cũng đã chú trọng đề cao việc xây dựng gia đình truyền thống, đoàn kết, biết yêu thương, đùm bọc, chia sẻ khó khăn, đồng thời có những cống hiến, đóng góp cho xã hội…Qua triển khai thực hiện, cuộc vận động xây dựng GĐVH đã trở thành nề nếp và mục tiêu phấn đấu của hầu hết các gia đình trên địa bàn tỉnh. Hàng năm, mỗi địa phương đều làm tốt việc vinh danh các GĐVH tiêu biểu nhân ngày hội Đoàn kết toàn dân (18-11) nhằm động viên các gia đình chung tay, phấn đấu xây dựng quê hương ngày càng phát triển.
Với sự nỗ lực của Ban Chỉ đạo tỉnh, huyện và cơ sở cùng sự hưởng ứng thực hiện tích cực của nhân dân trong tỉnh, trong những năm qua phong trào xây dựng gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang ngày càng phát triển về số lượng: nếu như năm 1998 có 272/553/317.136 hộ trong toàn tỉnh đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, kết quả có 181.280 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 57,16% thì đến năm 2013 có 429.088/429.159 hộ trong toàn tỉnh đăng ký xây dựng gia đình văn hóa, kết quả có 441.016 hộ đạt gia đình văn hóa, chiếm tỷ lệ 95,55%. Toàn tỉnh có trên 80% hộ đạt danh hiệu gia đình văn hóa 3 năm liền.
Ngoài việc tăng về số lượng, chất lượng cuộc vận động xây dựng GĐVH hiện nay ở tỉnh Tiền Giang ngày càng được chú trọng. BCĐ tỉnh và BCĐ cấp huyện đã thường xuyên quan tâm chỉ đạo và hướng dẫn cấp cơ sở thực hiện đúng quy trình đăng ký, bình xét và công nhận danh hiệu GĐVH. Việc tuyên truyền vận động nhân dân đăng ký, bình xét ngày càng đi vào nề nếp, đúng quy trình do tỉnh hướng dẫn, đảm bảo tính công khai, dân chủ và tạo niềm phấn khởi cho nhân dân khi được bình chọn. Hiện nay đã có 85% xã (phường, thị trấn) có tổ chức Liên hoan gia đình văn hóa hàng năm. Các huyện, TP, TX trong tỉnh cũng tổ chức tốt Liên hoan GĐVH cấp huyện 3 năm 1 lần để biểu dương và nhân rộng phong trào. Đặc biệt từ năm 2006 đến nay nhân ngày Gia đình Việt Nam 28/6 các huyện, thành phố Mỹ Tho, Thị xã Gò Công đều tổ chức các hoạt động gắn với cuộc vận động xây dựng GĐVH như Liên hoan Gia đình văn hoá tiêu biểu xuất sắc, Liên hoan Gia đình văn hoá tài năng, Thi Kiến thức Gia đình văn hoá….
Từ năm 1998 đến nay, Sở Văn hoá, Thể thao và Du lịch đã tham mưu cho BCĐ tỉnh tổ chức 4 lần Hội nghị Tuyên dương Gia đình văn hoá cấp tỉnh vào năm 2000, năm 2003, năm 2007 và năm 2013. Qua các lần Đại hội nêu trên đã có trên 1500 hộ GĐVH tiêu biểu được UBND cấp huyện tặng giấy khen, 767 GĐVH tiêu biểu xuất sắc được Ủy ban nhân dân tỉnh tặng Bằng khen và có 23 GĐVH được cử dự Hội nghị biểu dương GĐVH tiêu biểu xuất sắc toàn quốc tổ chức tại Hà Nội năm 2007 và tháng 9 năm 2013; 01 GĐVH tiêu biểu dự Liên hoan Gia đình văn hoá các vùng miền do Bộ VHTT&DL phối họp cùng các ban ngành Trung ương tổ chức tại Hà Nội năm 2009; 01 GĐVH tiêu biểu dự Hội nghị Tổng kết 10 năm thực hiện phong trào TDĐKXDĐSVH ở Hà Nội năm 2010; 10 GĐVH tiêu biểu xuất sắc dự Hội nghị Tuyên dương GĐVH tiêu biểu xuất sắc toàn quốc lần thứ II tại Thủ đô Hà Nội năm 2013.
Hàng năm, các ngành, đoàn thể tổ chức nhiều hoạt động bổ ích như hội thi, hội diễn văn nghệ, sinh hoạt câu lạc bộ thu hút đông đảo các tầng lớp nhân dân nhằm giáo dục đạo đức, lối sống cho mọi người, nhất là lớp trẻ, hướng mọi người vào việc chấp hành tốt chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước, đấu tranh phòng chống tội phạm; yêu thương đùm bọc, giúp đỡ lẫn nhau. Đặc biệt, nhiều ngành có cách làm sáng tạo nhằm chung tay nâng cao chất lượng phong trào gia đình văn hóa như: Hội Phụ nữ với phong trào xây dựng “Gia đình no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc” ‘5 không, 3 sạch”; Hội Nông dân với phong trào “Gia đình nông dân hạnh phúc”; Hội CCB hình thành phong trào “Gia đình hội viên gương mẫu”; Hội Người cao tuổi thực hiện “Ông bà mẫu mực, con cháu hiếu thảo”… Các Phong trào đã khơi dậy và phát huy khả năng sáng tạo của nhân dân, làm cho mọi người, mọi gia đình ngày càng nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của việc giáo dục đạo đức và nếp sống văn hoá gia đình trong nền kinh tế thị trường định hướng XHCN ở nước ta hiện nay.
Từ những kết quả vừa nêu trên đã làm nền tảng vững chắc cho việc triển khai thực hiện thắng lợi các cuộc vận động khác trong phong trào TDĐKXDĐSVH như Ấp (khu phố) văn hóa, xã (phường, thị trấn) văn hóa, nếp sống văn hoá nơi công cộng, đặc biệt là tạo nền tảng vững chắc để xây dựng thành công nông thôn mới. Đến nay, toàn tỉnh có 956/1018 ấp, khu phố văn hoá, tỷ lệ 93,90%; 18 xã (phường, thị trấn) văn hoá, 39 xã đạt chuẩn văn hóa nông thôn mới; 15 phường, thị trấn đạt chuẩn văn minh đô thị; 32 chợ văn hoá, 11 công viên văn hoá, 260 con đường văn hoá, 327 cơ sở thờ tự văn hoá.
Gia đình phát triển bền vững không chỉ là niềm hạnh phúc cho mỗi người, mỗi nhà mà còn là nhân tố quan trọng góp phần giữ gìn sự phát triển lành mạnh, an toàn, bền vững của xã hội. Từ phong trào xây dựng Gia đình văn hoá của tỉnh đã xuất hiện nhiều điển hình gia đình văn hoá tiêu biểu trên các lĩnh vực: xoá đói giảm nghèo, khuyến học khuyến tài, ông bà mẫu mực, con cháu thảo hiền… được tuyên dương, khen thưởng trong Họp mặt Ngày Gia đình Việt Nam và Tuyên dương khen thưởng gia đình văn hóa tiêu biểu xuất sắc tỉnh Tiền Giang. Họ xứng đáng là những tấm gương sáng, những hạt nhân tiêu biểu trong phát triển kinh tế, nuôi dạy con cháu thành đạt, thực hiện tốt chủ trương, đường lối, chính sách pháp luật của Đảng và Nhà nước, giữ gìn truyền thống văn hoá gia đình, đoàn kết, biết yêu thương, đùm bọc, chia sẻ khó khăn, đồng thời có những cống hiến, đóng góp cho xã hội… góp phần thiết thực chung tay xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang thời gian qua.
Tuy nhiên, phong trào xây dựng gia đình văn hóa của tỉnh trong thời gian qua vẫn còn một số mặt hạn chế cần phải nhanh chóng khắc phục như: Công tác tuyên truyền vận động nhân dân chưa được thường xuyên, sâu rộng, nội dung và hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng; Một số ít địa phương và cơ sở còn có biểu hiện chạy theo thành tích, triển khai thực hiện phong trào còn mang tính hình thức, chưa chú trọng chất lượng, chiều sâu của phong trào; chưa thực hiện đúng qui trình vận động nhân dân đăng ký và bình xét công nhận theo qui định, tạo dư luận không tốt về chất lượng danh hiệu gia đình văn hóa. Kinh phí dành cho cuộc vận động còn rất hạn chế, hầu hết ở cơ sở không có nguồn chi cho phong trào nên việc động viên khen thưởng còn chưa kịp thời, thường xuyên; cán bộ cơ sở lại kiêm nhiệm nhiều việc nên chưa tập trung cao cho cuộc vận động.
Qua thực tiễn tổ chức thực hiện Công tác xây dựng Gia đình văn hóa trên địa bàn tỉnh Tiền Giang có thể rút ra một số bài học kinh nghiệm như sau:
1. Phải có sự quan tâm lãnh, chỉ đạo của cấp ủy Đảng, chính quyền gắn với kiểm tra, giám sát kịp thời. Hàng năm, phải có chương trình, kế hoạch cụ thể gắn với lộ trình thực hiện cụ thể.
2. Phát huy tính chủ động, sáng tạo của Ban Chỉ đạo trong tham mưu, đề xuất cũng như xây dựng kế hoạch cụ thể gắn với việc kiểm tra giám sát, duy trì đảm bảo giao ban định kỳ và kiện toàn, củng cố Ban Chỉ đạo (nếu có thay đổi)
3. Thường xuyên sơ, tổng kết đánh giá rút kinh nghiệm trong quá trình triển khai thực hiện để đề ra nhiệm vụ giải pháp thiết thực hiệu quả cho thời gian tới.
4. Ủy ban Mặt trận Tổ quốc và Phòng VHTT cấp huyện phải thường xuyên phối hợp chỉ đạo, hướng dẫn về chuyên môn nghiệp vụ, kiểm tra, giám sát việc tổ chức thực hiện của cơ sở để kịp thời chấn chỉnh những mặt còn hạn chế, đề ra các biện pháp khắc phục hiệu quả, thiết thực.
5. Phải huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị các cấp và đặc biệt là sự đồng thuận của nhân dân trong quá trình triển khai thực hiện.
Trong những năm tới, để nâng cao chất lượng xây dựng gia đình văn hóa góp phần thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới thì cần phải đề cao giá trị văn hóa gia đình và xây dựng gia đình văn hóa là mục tiêu vừa có tính chiến lược, vừa có tính cấp bách trong sự nghiệp xây dựng, phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước, xây dựng nông thôn mới, phù hợp với truyền thống đạo lý của dân tộc và quy luật phát triển tất yếu của xã hội. Do đó, việc xây dựng văn hóa gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới cần tập trung vào một số giải pháp sau:
Thứ nhất, tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác xây dựng gia đình văn hóa, tiếp tục đẩy mạnh công tác tuyên truyền để các cấp ủy, chính quyền, các tổ chức đoàn thể từ tỉnh đến cơ sở nhận thức sâu sắc về vị trí, vai trò và tầm quan trọng của văn hóa gia đình và công tác xây dựng gia đình văn hóa; coi đây là một trong những động lực quan trọng quyết định thành công sự phát triển bền vững kinh tế – xã hội, xây dựng nông thôn mới. Cấp ủy và chính quyền các cấp phải đưa nội dung công tác xây dựng văn hóa gia đình và gia đình văn hóa vào chiến lược phát triển kinh tế – xã hội và chương trình kế hoạch công tác hằng năm của các sở, ngành, địa phương. Trước hết, tiếp tục quán triệt sâu sắc chủ trương, đường lối của Đảng, Nhà nước về công tác xây dựng gia đình văn hóa gắn với phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới theo những tiêu chí đã đề ra. Tập trung đẩy mạnh phát triển kinh tế, cơ cấu lao động nâng cao năng suất và chất lượng cuộc sống trên cơ sở đó từng bước nâng cao chất lượng gia đình văn hóa.
Thứ hai, tăng cường công tác giáo dục đời sống gia đình. Cung cấp tới từng gia đình các kiến thức, kỹ năng sống như: kỹ năng làm cha mẹ, kỹ năng ứng xử giữa các thành viên trong gia đình với nhau và với cộng đồng. Giáo dục và vận động mọi gia đình tự nguyện, tự giác, tích cực thực hiện nếp sống văn minh. Vận động các gia đình tích cực tham gia xây dựng và thực hiện quy ước, quy chế dân chủ cơ sở; phát triển các hình thức tổ hòa giải, các câu lạc bộ gia đình tại cộng đồng; giữ gìn và phát huy văn hóa gia đình và truyền thống tốt đẹp của dòng họ; xây dựng tình làng nghĩa xóm, đoàn kết, giúp đỡ lẫn nhau, nhắc nhở, động viên nhau thực hiện tốt chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước. Trong giáo dục, phải kế thừa và phát huy những giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam gắn với xây dựng những giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển. Giáo dục văn hóa gia đình là chăm lo xây dựng con người có nhân cách, lối sống tốt đẹp, với các đặc tính cơ bản: yêu nước, nhân ái, nghĩa tình, trung thực, đoàn kết, cần cù, sáng tạo trong đó trọng tâm là bồi dưỡng tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc, đạo đức, lối sống và nhân cách. Tạo chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức, ý thức tôn trọng pháp luật, mọi người Việt Nam đều hiểu biết sâu sắc, tự hào, tôn vinh lịch sử, văn hóa dân tộc… theo tinh thần Nghị quyết Hội nghị Trung ương IX (Khóa XI).
Thứ ba, chú trọng các biện pháp nhằm duy trì và nâng cao chất lượng công tác xây dựng gia đình văn hóa và nội dung các tiêu chí công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, tránh xu hướng chạy theo thành tích, phản ánh không đúng thực chất và chất lượng gia đình văn hóa. Các tiêu chí xây dựng gia đình văn hóa phải phù hợp và có ý nghĩa thiết thực với đời sống của nhân dân, công tác bình xét danh hiệu gia đình văn hóa phải được tiến hành theo tiêu chí thống nhất, trên nguyên tắc công bằng, dân chủ, đáp ứng được nguyện vọng, tâm tư, tình cảm, tạo được sự đồng tình hưởng ứng của nhân dân. Đây cũng là một trong những yếu tố quan trọng quyết định sự thành công của phong trào xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.
Thứ tư, làm tốt công tác tuyên truyền, phổ biến về nội dung, tiêu chuẩn, xây dựng gia đình văn hóa, xây dựng nông thôn mới, làm cho phong trào thực sự thấm sâu vào mỗi người dân, gia đình, cộng đồng dân cư, góp phần xây dựng quê hương giàu đẹp, văn minh. Nâng cao nhận thức của người dân về văn hóa gia đình, tiêu chuẩn công nhận danh hiệu gia đình văn hóa, ý thức tự nguyện, tự giác của các gia đình trong việc xây dựng, giữ vững và phát huy danh hiệu “Gia đình văn hóa”; Tăng cường đầu tư các nguồn lực cho công tác xây dựng gia đình văn hóa kết hợp với phương châm xã hội hóa, tạo nền tảng cho sự phát triển chung của toàn xã hội. Thường xuyên tổng kết, sơ kết phong trào, đánh giá kết quả xây dựng gia đình văn hóa từng giai đoạn kết hợp với các phong trào khác để đạt được hiệu quả thiết thực, đưa hoạt động này thành định kỳ thường xuyên của các cấp từ tỉnh đến cơ sở.
Thứ năm, phải thường xuyên tập huấn, bồi dưỡng, cung cấp kiến thức văn hóa gia đình và nội dung công tác xây dựng gia đình văn hóa cho cán bộ chỉ đạo hướng dẫn phong trào xây dựng gia đình văn hóa các cấp, nhằm trang bị kiến thức xây dựng gia đình văn hóa trong đời sống xã hội hiện đại để cập nhật trước yêu cầu đổi mới của thời đại và có định hướng hướng dẫn nhân dân thực hiện lâu dài.
Thứ sáu, tiếp tục nghiên cứu xây dựng các mô hình gia đình văn hóa trong phát triển văn hóa nông thôn, xây dựng nông thôn mới. Tổ chức xây dựng gia đình phát triển bền vững, phòng chống bạo lực gia đình ở cộng đồng dân cư. Coi trọng việc giới thiệu các nhân tố mới, điển hình tiên tiến, phổ biến nhân rộng mô hình gia đình văn hóa ở nông thôn làm giàu từ sản xuất nông nghiệp hàng hóa và dịch vụ nông thôn; Xây dựng gia đình văn hóa điển hình, mẫu mực ở nông thôn: no ấm, tiến bộ, hạnh phúc, kỷ cương, nề nếp, có đời sống kinh tế ổn định và phát triển, kế thừa và phát huy các giá trị truyền thống tốt đẹp của gia đình Việt Nam, tiếp thu có chọn lọc các giá trị tiên tiến của gia đình trong xã hội phát triển, có tinh thần tương thân, tương ái, tính tự quản, dân chủ và năng lực làm chủ trong sinh hoạt cộng đồng.
Thứ bảy, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát việc tổ chức đăng ký, bình xét, công nhận gia đình văn hóa hàng năm để kịp thời đánh giá rút kinh nghiệm, phát huy những mặt mạnh, khắc phục những mặt còn hạn chế trong việc nâng cao chất lượng PTTDĐKXDĐSVH nói chung, công tác xây dựng Gia đình văn hóa nói riêng theo hướng thiết thực, hiệu quả, đúng thực chất.
Xây dựng gia đình văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới là sự vun bồi cho những giá trị tốt đẹp đã và đang tồn tại, làm cho phong trào ngày càng đi vào chiều sâu, khơi gợi được tinh thần, ý thức tự giác tham gia của người dân. Đây là một quá trình lâu dài, xuất phát từ nhận thức cá nhân đồng thời với việc quan tâm của các ngành, đoàn thể, hướng đến lợi ích của từng gia đình gắn với lợi ích cộng đồng, lợi ích xã hội. Sự quyết tâm, đồng thuận ấy sẽ giúp phong trào xây dựng gia đình văn hóa ngày càng thiết thực và hiệu quả hơn, làm nền tảng vững chắc để thực hiện thắng lợi Chương trình Mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Tiền Giang trong thời gian tới./.
NGUYỄN MINH PHÚC
Ý Nghĩa Của Dấu Hoàn Công Trong Hoạt Động Xây Dựng
Bản vẽ hoàn công là bản vẽ các bộ phận của công trình, công trình xây dựng. Trong bản vẽ đó thể hiện kích thước thực tế so với kích thước thiết kế và được lập trên cơ sở bản vẽ thiết kế thi công đã qua phê duyệt. Mọi sửa đổi so với thiết kế trước đó được duyệt phải được thể hiện trên bản vẽ hoàn công.
Con dấu bản vẽ hoàn công là một loại dấu rất quan trọng để đóng vào bản hoàn công công trình xây dựng. Cũng mang lại ý nghĩa giống như các loại con dấu khác, nó như chữ ký cá nhân, dùng để nhận biết và công nhận bản vẽ hoàn công. Đặc biệt vì nó là loại dấu dành riêng cho mảng xây dựng nên mẫu dấu hoàn công được pháp luật quy định tại phụ lục II – thông tư 26/2016/TT-BXD của Bộ xây dựng. Đó là khung dấu hình chữ nhật, chữ in nội dung về tên đơn vị…
Dấu hoàn công không có quy định cụ thể về màu mực sử dụng. Do đó đơn vị khắc dấu có thể dùng mực đỏ hoặc mực xanh dương đều được. Kích thước con dấu hoàn công tùy thuộc kích cỡ của chữ, tùy ý lựa chọn.
Xét về yếu tố hình thức thì dấu hoàn công chia làm hai loại: liền mực và chấm mực ngoài. Dấu hoàn công chấm mực ngoài có mặt dấu bằng cao su, cán được làm bằng gỗ. Dấu hoàn công chấm mực ngoài có ưu điểm là giá rẻ hơn, kích thước tùy theo yêu cầu. Nhưng lại không tiện lợi bằng liền mực trong việc mang đi mang lại khi đi công trình.
Dấu hoàn công liền mực có ưu điểm của loại dấu liền mực có chất lượng, độ sắc nét rất cao, đặc biệt là rất bền và đẹp. Cán dấu bằng nhựa và mặt dấu bằng cao su. Con dấu này có 3 màu mực để lựa chọn. Tuy nhiên hạn chế là kích thước thường theo chuẩn nhất định. Kích thước phổ biến thông thường là 60mm x 100mm, còn kích cỡ tối đa 80mm x 120mm. Giá cả sẽ tùy theo vào kích thước khách hàng lựa chọn và đắt hơn so với dấu hoàn công chấm mực ngoài một chút.
Quy trình khắc dấu hoàn công của Việt Tín chúng tôi bao gồm các bước như sau:
Bước 1: Lấy thông tin quý khách hàng yêu cầu về chất liệu, hình thức con dấu. Tư vấn cho khách hàng về mẫu dấu, màu mực dấu.
Bước 2: Thiết kế market dấu, chọn chất liệu phù hợp với từng loại con dấu.
Bước 3: Cho máy chạy tạo hình con dấu trên bề mặt cao su.
Bước 4: Dán các nội dung đã được khắc tỉ mỉ vào con dấu.
Bước 5: Đóng gói con dấu và gửi tận tay quý khách hàng.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bài 6: Xây Dựng Tình Bạn Trong Sáng Lành Mạnh trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!