Bạn đang xem bài viết Bạn Muốn Sống Ở Việt Nam Hay Ra Nước Ngoài Định Cư ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Thế giới ngày càng ” phẳng” hơn, việc ra nước ngoài định cư và nhập tịch cũng đơn giản hơn trước rất nhiều, người Việt nam cũng nghĩ thoáng hơn suy nghĩ vượt ra khỏi lũy tre làng ,chứ không còn bao bọc bởi lối suy nghĩ bảo thủ và lạc hậu , sinh ra nơi nào là phải sống và chết ở nơi đấy. Xã hội và thiên nhiên Việt nam ngày càng thay đổi theo chiều hướng tiêu cực hơn , chúng ta hoàn toàn có quyền lựa chọn môi trường sống tốt hơn ,xã hội công bằng và thân thiện hơn, lựa chọn một cuộc sống mới .
Xã hội, chính phủ ( cũng phải nói thêm một chút là chính phủ và Đồng Bào khác nhau, Đồng bào không bao giờ sai, nhưng chính phủ thì có thể sai )môi trường sống ở Việt nam hiện tại ngày càng bị hủy hoại, độc hại ( Bởi ô nhiễm môi trường,tham nhũng,tệ nạn xã hội,dân trí kém…) các bạn có bao giờ đặt câu hỏi là liệu 30,40 năm nữa xã hội ,chính phủ,môi trường sống ở Việt nam sẽ ra sao và cuộc sống núc ấy như thế nào không ? Nếu ta nhìn về tương lai 30,40 năm sau cuộc sống ở Việt Nam sẽ ngày càng độc hại khó sống bởi các nguyên nhân chính sau.
1. Việt Nam là một trong 3 nước chịu ảnh hướng lớn nhất thế giới bởi biến đổi khí hậu (Theo báo cáo của OECD) . Cũng theo nghiên cứu do Climate Central, tổ chức khoa học có trụ sở tại New Jersey, thực hiện và được công bố trên trên san Nature hôm 29/10 ,thì đến năm 2050 gần như cả miền nam Việt Nam sẽ ngập dước nước bởi đỉnh triều cường, miền nam có thể sẽ biến mất và hơn 20 triệu người dân sẽ bị mất nhà cửa, hiện nay thì tình trạng sạt nở đất ở miền tây cũng rất nguy hại (nguyên nhân chủ yếu do biến đổi khí hậu,khai thác cát,Trung quốc xây thủy điện ở thượng nguồn sông Mekong chặn ròng chảy) . Đây là vấn đề cực kỳ nghiêm trọng nguy hiểm và cấp bách vậy mà người dân chính phủ có vẻ quá thờ ơ,không quan tâm đến những vấn đề trên , rất nhiều kỳ họp quốc hội nhưng không một ai đưa ra vấn đề biến đổi khí hậu, không có một động thái hiệu quả nào của chính phủ để cải thiện hay ngăn chặn nó . Và rồi hãy tưởng tượng 30 năm sau mất đất thì người miền nam,trung sẽ đi đâu ? chắc chắn sẽ ra ngoài bắc sống, như vậy đất ngày càng hẹp dân ngày càng đông.
Bảng so sánh kết quả nghiên cứu cũ và nghiên cứu mới công bố về ảnh hưởng của nước biển dâng đối với miền Nam Việt Nam. Đồ họa: New York Times.
2. Xã hội, chính phủ, môi trường ngày càng bị hủy hoại. độc hạy hơn. Xã hội họ giết nhau bằng thực phẩm bẩn,lừa đảo quá nhiều,tệ nạn xã hội ngày càng gia tăng, tai nạn giao thông nhiều,người thanh liêm thì bị đào thải ” nước trong thì không có cá” , Chính phủ thì tham nhũng, nợ xấu,quản lí không hiệu quả, chỉ số Nhận thức tham nhũng của Việt nam năm 2023 là 33/100 điểm ở mức độ rất nghiêm trọng xếp hạng 117/180 nước ( Theo công bố của tổ chức minh bạch quốc tế TI) … “dân kêu trời, trời không thấu”. Môi trường ô nhiễm ,ô nhiễm đất,nước,không khí .
Việt Nam nằm trong top 11 quốc gia ô nhiễm khói bụi nhất thế giớiChỉ số nhận thức tham nhũng của các nước năm 2023
3. Mật độ dân số quá cao đến 30 năm sau chắc chắn còn cao hơn nhiều vì, VN không có một biệm pháp thiết thực hiệu quả nào để ngăn chặn sự tăng trưởng dân số quá nhanh, chỉ dừng lại ở vận động và tuyên truyền, cái gì cũng vận động tuyên truyền :(( , mật độ dân số ở VN hiện tại là 305 người/km2 , ở Mỹ 35 người/km2, Canada 4 người/km2 (số liệu năm 2023). Như vậy sẽ sinh ra nhiều vấn đề như giá đất quá cao, ô nhiềm môi trường, tệ nạn xã hội nhiều… VN cũng không hề tận dụng phát triển được lợi thế từ thời kỳ dân số vàng sắp qua, đến 30 năm sau thì VN sẽ thành nước có dân số già.
Qúa tồi tệ :((
Trên là 3 lí do chính khiến VN hiện tại cũng như tương lai sẽ ngày càng tệ hại và không đáng sống, bên cạnh đó có 6 vấn đề nhức nhối nhất ở VN hiện nay là giao thông, y tế, giáo dục, quản lí công, ô nhiễm môi trường, thiên tai biến đổi khí hậu mà chính phủ không thể nào giải quyết được qua bao nhiêu năm,ngày càng tệ hơn trước. Hiện tại có rất nhiều nước thuận lợi để định cư sinh sống, ví dụ như Mỹ, Canada , Đức . Canada có chính phủ minh bạch ( chỉ số minh bạch xếp hạng 8 TG) ,thiên nhiên phong phú ít chịu ảnh hưởng bởi biến đổi khí hậu, kinh tế phát triển (thứ 10 TG), mật độ dân số thấp (4 người/km2), môi trường sống sạch thân thiện, (không có thực phẩm bẩn,không ô nhiễm không khí, tỉ lệ tội phạm rất thấp,người dân có trình độ dân trí cao…) hệ thống an sinh xã hội, giáo dục y tế hàng đầu thế giới…
Toronto Canada :))
Nhiều người giàu có bị ru ngủ, ảo tưởng bởi những lời nói hoa mỹ về phát triển kinh tế, xã hội yên bình, người dân thân thiện (thực tế ngày càng độc hại và độc ác )…, họ xây biệt thự vài chục tỉ ở VN thay vì sang nước ngoài định cư, nhập tịch mua nhà, họ nghĩ rằng mình sướng , nhưng họ chỉ no cuộc sống trước mắt mà không no tương lai bản thân, con cháu giống nòi rồi đến 30 năm sau, thế hệ con cháu có tiền vẫn khổ ở nơi này.
Vậy bạn muốn sống ở Việt Nam hay ra nước ngoài định cư ?
Bảo Lãnh Người Nước Ngoài Về Việt Nam Sinh Sống
Câu 1: Tôi là người Việt Nam, chồng tôi là người Singapore. Nay tôi có nguyện vọng bảo lãnh cho chồng tôi về Việt Nam sinh sống. Xin LS tư vấn cho tôi là tôi phải làm những thủ tục gì? Chồng tôi được nhập cảnh vào Việt Nam tối đa 15 ngày, trong 15 ngày đó tôi có thể xin bảo lãnh để chồng tôi không phải quay về Singapore có được không? Nếu được thì cần làm thủ tục như thế nào và ở đâu?
Trả lời: Thứ nhất, về nguyện vọng bảo lãnh cho chồng bạn về Việt Nam sinh sống lâu dài:
Do chồng bạn là người Singapore nên để chồng bạn được sinh sống lâu dài tại Việt Nam (thường trú) thì chồng bạn phải thuộc các trường hợp được xét cho thường trú quy định tại Điều 39 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014. Theo đó, chồng bạn phải thuộc các trường hợp sau:
– Người nước ngoài có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước.
– Người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam.
– Người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
– Người không quốc tịch đã tạm trú liên tục tại Việt Nam từ năm 2000 trở về trước.
Bên cạnh đó, Điều 40 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 còn quy định điều kiện để xét cho người nước ngoài thường trú như sau:
– Phải có chỗ ở hợp pháp và có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam.
– Đối với người nước ngoài là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam phải được Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn của người đó đề nghị.
– Đối với người nước ngoài được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì người này phải đáp ứng điều kiện là đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
Như vậy, để chồng bạn được thường trú tại Việt Nam thì bạn phải bảo lãnh cho chồng bạn, đồng thời chồng bạn phải đáp ứng được các điều kiện là có chỗ ở hợp pháp, có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam và đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên. Nếu chồng bạn đáp ứng đủ các điều kiện này thì sẽ được làm thủ tục đăng ký thường trú tại Việt Nam.
Trong trường hợp chồng bạn chưa đủ điều kiện được thường trú tại Việt Nam như chồng bạn chưa có chỗ ở hợp pháp, không có thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam hoặc/và chưa tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên thì phải khắc phục vấn đề đó. Vấn đề chỗ ở hợp pháp và thu nhập ổn định bảo đảm cuộc sống tại Việt Nam phụ thuộc vào điều kiện của các bạn. Đối với vấn đề chưa đủ 03 năm tạm trú tại Việt Nam thì chồng bạn có thể đăng ký tạm trú.
Theo đó, Khoản 3 Điều 38 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 quy định: “Thẻ tạm trú có ký hiệu NN1, NN2, TT có thời hạn không quá 03 năm”, trong đó thẻ tạm trú có ký hiệu TT là thẻ được cấp cho người nước ngoài là vợ, chồng, con dưới 18 tuổi của người nước ngoài được cấp thị thực ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ hoặc người nước ngoài là cha, mẹ, vợ, chồng, con của công dân Việt Nam (khoản 18 Điều 8 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014). Căn cứ theo các quy định này, chồng bạn có thể đăng ký tạm trú tại Việt Nam thời hạn 03 năm, sau khi đã tạm trú tại Việt Nam được 03 năm thì bạn có thể bảo lãnh cho chồng bạn để chồng bạn sinh sống lâu dài tại Việt Nam nếu chồng bạn đủ các điều kiện được thường trú tại Việt Nam.
Thứ hai, về vấn đề bảo lãnh cho chồng bạn ở lại Việt Nam:
Theo quy định tại Điều 35 Luật Nhập cảnh, Xuất cảnh, Quá cảnh, Cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam năm 2014 thì việc gia hạn tạm trú cho chồng bạn được thực hiện như sau:
Chồng bạn đang tạm trú tại Việt Nam có nhu cầu gia hạn tạm trú phải đề nghị cơ quan, tổ chức, cá nhân mời, bảo lãnh làm thủ tục tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh hoặc cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao. Sau đó, bạn (người bảo lãnh) trực tiếp gửi văn bản đề nghị gia hạn tạm trú kèm theo hộ chiếu hoặc giấy tờ có giá trị đi lại quốc tế của chồng bạn tại cơ quan quản lý xuất nhập cảnh. Trong thời hạn 05 ngày làm việc kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, cơ quan quản lý xuất nhập cảnh xem xét gia hạn tạm trú cho chồng bạn.
Lúc Còn Trẻ Nên Sinh Sống Ở Nước Ngoài, Khi Về Già Hãy Trở Về Việt Nam Dù Chuyện Gì Xảy Ra Đi Chăng Nữa!!
Chắc hẳn đa số mọi người ở đây đều mong muốn được sinh sống, được định cư ở nước ngoài để có được một cuộc sống tốt đẹp hơn, đúng không? Tôi cũng cho như như vậy, nhưng đó là khi bạn còn trẻ, còn khi về già hãy sống ở quê nhà dù cho mức sống có thay đổi, hay dù cho chiến tranh có xảy ra đi chăng nữa!!
Tôi là một người đàn ông đã ngoài 40 tuổi. Tôi sinh sống và làm việc ở nước ngoài (cụ thể là Mỹ) đã được khoảng 25 năm. Tức là tôi đã sang đây từ lúc tôi bắt đầu học cấp 3. Thay vì học ở một trường cấp 3 trong thành phố, tôi đã quyết định sang Mỹ du học để có thể tiếp thu được những tinh hoa văn hóa, những thành tựu học thuật, phát triển tư duy.
Ngay khi mới đến Mỹ, tôi nhận thấy quả thật nơi này khác xa với Việt Nam, mọi thứ đều trở nên xa lạ và mới mẻ đối với tôi, một thằng con trai mới lớn thích giao du, khám phá cuộc sống tấp nập, mới lạ bên ngoài. Đúng là không phải ngẫu nhiên mà Mỹ là quốc gia đứng đầu danh sách được các sinh viên, học sinh quốc tế lựa chọn là địa điểm học tập nhiều nhất thế giới. Tôi cảm thấy may mắn và hạnh phúc khi bắt đầu hành trình trải nghiệm tuổi trẻ ở nơi hào nhoáng này biết bao.
Chính vì thế, khi còn trẻ, bạn sang sinh sống, học tập và làm việc tại nước ngoài là một quyết định đúng đắn. Tuổi trẻ là phải xông xáo, phải học tập, phải làm việc, phải trải nghiệm hết mình; chính vì thế, bạn hãy dám bước đi, dám phấn đấu và dám làm dám chịu,… chứ không được để tuổi trẻ trôi qua trong vô nghĩa, đừng lãng phí sức trẻ quá nhiều cho những điều không đáng.
Đó là khi bạn còn trẻ, nhưng khi bạn đã luống tuổi, đã già, như tôi đây, sắp già rồi, thì hãy quay trở về Việt Nam. Thật đấy bạn ạ!
Có thể bạn cho rằng tôi quá ngu ngốc! Tại sao không định cư ở nước ngoài, ở Mỹ? Tại sao không sống ở một đất nước phồn vinh, một đất nước phát triển để có thể sống thoải mái, sống khỏe khoắn? Tại sao lại trở về Việt Nam, một đất nước mà không thể nào có thể so sánh với Mỹ, một đất nước với bao tệ nạn xã hội đang ngày càng gia tăng?
Thực ra, trước đây tôi cũng đã từng nghĩ, mình nên định cư luôn ở nước ngoài để nhận một cuộc sống tốt hơn, an toàn hơn. Nhưng, cuộc trò chuyện giữa tôi và hai vợ chồng già trên chuyến bay trở về Việt Nam mấy tháng gần đây đã làm cho tôi thay đổi suy nghĩ của mình!
Hôm đó, tôi bay về Việt Nam để thăm gia đình, vô tình trên máy bay, tôi được ngồi cạnh đôi vợ chồng già. Vừa hay hỏi chuyện, tôi mới biết hai người đã sinh sống và làm việc ở Mỹ hơn 60 năm và bây giờ họ về Việt Nam và sẽ ở luôn tại đó.
Tôi đã hỏi rằng:
– Hai bác tại sao không sinh sống tại Mỹ luôn cho tốt mà về Việt Nam làm gì ạ?
Hai người nhìn nhau cười và đáp:
– Về an hưởng tuổi già chú ạ.
– Ở Mỹ không tốt hơn sao bác? Môi trường tốt này, thực phẩm sạch này, đảm bảo sức khỏe, nhất là với những người già cả như hai bác đó. Việt Nam dạo này nhiều tệ nạn lắm, không có cái gì gọi là đảm bảo cả!
– Thôi thôi, mình già cả rồi, còn sống được bao lâu nữa đâu mà lo lắng, mà sợ chi nhiều. Với ở Mỹ, mình cô đơn lắm chú ạ, cả ngày chỉ có hai vơ chồng già quây quần bên nhau. Lắm lúc nghĩ, nếu như mà tôi hay ổng mà ra đi trước, thì người còn lại biết sống sao? Thà như về với quê hương, có khó khăn một chút nhưng quan trọng là mình được sống ở nơi mà mình đã từng sinh ra và lớn lên, ở nơi mà mình yêu thương, ở nơi có gia đình mình, được nghe tiếng quê mình, được ăn những món ăn mang hương vị đặc trưng quê mình, thích lắm chú ạ. Chỉ cần đơn giản như thế là chúng tôi đã vui lắm rồi!
Tôi chợt nhận ra rằng, có lẽ, dù Mỹ có phát triển đến như thế nào, chế độ phúc lợi xã hội có cao ra làm sao, cuộc sống có thoải mái, có sung sướng đến thế nào đi nữa thì nó vẫn thiếu một cái gì đó – một cái gọi là gia đình, là quê hương, là tổ quốc!
Theo quehuong
Có Nên Kết Hôn Với Người Nước Ngoài Tại Việt Nam Hay Không?
Có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hay không là băn khoăn của khá nhiều bạn đang có ý định đăng ký kết hôn với người nước ngoài.
Ở rất nhiều bài viết về kết hôn với người nước ngoài trước đây, chúng tôi đã chỉ ra 02 cơ quan có thẩm quyền đăng ký kết hôn với người nước ngoài, bao gồm:
Cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt Nam;
Cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
Trong khi thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn còn nhiều vấn đề bất cập, phức tạp cho người thực hiện thì kết hôn tại nước ngoài lại phải xin visa để ra nước ngoài đăng ký kết hôn.
Vậy câu hỏi đặt ra là có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam hay nên ra nước ngoài đăng ký kết hôn?
1. Tư vấn có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam 1.1. Kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của Việt Nam tại Việt NamVới đặc thù nền hành chính có nhiều vấn đề cần khắc phục, thì việc đăng ký kết hôn tại Việt Nam cũng có những khó khăn mà các bạn cần lưu ý.
a. Khó khăn khi chuẩn bị giấy tờ và thực hiện thủ tục đăng ký kết hônSo với các quốc gia khác thì thủ tục hành chính của Việt Nam vẫn được đánh giá là rất phức tạp. Trong đó nổi bật là những vấn đề sau: Giấy tờ cần chuẩn bị phức tạp; thủ tục rườm rà và thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn kéo dài.
Mặc dù pháp luật về hộ tịch quy định các giấy tờ cần chuẩn bị không nhiều nhưng trong thực tế một bộ hồ sơ hoàn chỉnh để kết hôn với người nước ngoài sẽ bao gồm khá nhiều loại giấy tờ mà cặp đôi cần chuẩn bị.
Sau khi đã có đầy đủ giấy tờ thì người nước ngoài và người Việt cần có mặt để nộp hồ sơ và nhận kết quả. Thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn tại 15 ngày làm việc, không tính thời gian xác minh nên sẽ khiến người nước ngoài rất khó có thể thu xếp công việc trong một khoảng thời gian dài như vậy.
Nếu bạn biết rằng tại Hàn Quốc có thể đăng ký kết hôn vắng mặt người nước ngoài và tại Trung Quốc hồ sơ chỉ cần mỗi giấy tờ độc thân và thời gian giải quyết việc đăng ký kết hôn luôn trong ngày thì bạn sẽ thấy thủ tục của đất nước chúng ta phức tạp như thế nào.
b. Hai là những trở ngại đến từ phía cán bộ, công chức gây raViệc cán bộ, công chức tuy trình độ chuyên môn yếu kém nhưng có thái độ hách dịch, cửa quyền và đặt ra những luật lệ riêng để gây khó dễ cho công dân đăng ký kết hôn với người nước ngoài không phải là hiếm gặp, thậm chí còn khá phổ biến tại Việt Nam.
1.2. Kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền của quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịchHiện nay trên thế giới có gần 200 quốc gia khác nhau. Mỗi quốc gia lại có những quy định riêng về điều kiện kết hôn, thủ tục kết hôn. Vì vậy, rất khó để chỉ ra điểm chung khi so sánh kết hôn tại Việt Nam hay tại quốc gia mà người nước ngoài có quốc tịch.
a. Kết hôn với công dân của Mỹ hoặc một số nước Châu ÂuThông thường khi đăng ký kết hôn với công dân của các quốc gia phát triển như Mỹ và một số nước Châu Âu thì việc kết hôn tại Việt Nam sẽ thuận lợi hơn.
Bởi lẽ những quốc gia này có chính sách quản lý xuất nhập cảnh rất chặt chẽ. Việc có được visa để đặt chân lên những quốc gia này để kết hôn là điều không hề dễ dàng. Các bạn phải trải qua một loạt các quy trình ngặt ngèo mới có thể có mặt tại Sứ quán những nước này để nộp hồ sơ. Thậm chí, ngay cả khi đã hoàn thiện việc nộp hồ sơ thì cũng không có gì bảo đảm bạn sẽ chắc chắn nhận được visa.
b. Kết hôn với công dân của một số nước Châu Á như Trung Quốc và Hàn QuốcTuy nhiên, nếu các bạn kết hôn với công dân một số nước tại khu vực Châu Á như Trung Quốc, Hàn Quốc thì việc kết hôn tại các quốc gia này lại dễ dàng hơn so với kết hôn tại Việt Nam.
Khác biệt hoàn toàn so với thủ tục kết hôn tại Việt Nam, giấy tờ và thủ tục kết hôn tại Trung Quốc và Hàn Quốc rất đơn giản. Thậm chí, bạn có thể kết hôn vắng mặt tại Hàn Quốc. Khi kết hôn tại Trung Quốc và Hàn Quốc thì các bạn sớm nhận được kết quả. Thậm chí kết quả đăng ký kết hôn được trả luôn trong ngày nếu bạn kết hôn tại Trung Quốc.
Như vậy, tùy theo việc kết hôn với công dân của quốc gia nào mà các bạn lựa chọn cơ quan đăng ký kết hôn cho phù hợp.
2. Tư vấn thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt NamĐăng ký kết hôn tại cơ quan này phù hợp trong trường hợp cả người Việt và người nước ngoài đang cùng sinh sống tại Việt Nam hoặc cũng sẽ phù hợp trong trường hợp bạn kết hôn với công dân các quốc gia phát triển như đã nói ở trên.
Để kết hôn tại cơ quan này, bạn và người nước ngoài cần chuẩn bị giấy tờ và thực hiện theo đúng trình tự đã được pháp luật quy định.
Đây cũng là nội dung mà Công ty chúng tôi đã có bài viết: Thủ tục kết hôn với người nước ngoài tại Việt Nam rất chi tiết. Tin rằng, đọc xong bài viết đó là bạn và người nước ngoài sẽ biết phải làm gì để có thể đăng ký kết hôn với nhau tại Việt Nam.
Để tránh trùng lặp nội dung thì trong bài viết này chúng tôi xin phép không trình bày lại.
3. Kết luận có nên kết hôn với người nước ngoài tại Việt NamNhư vậy, dựa trên kinh nghiệm nhiều năm hoạt động trong lĩnh vực tư vấn kết hôn với người nước ngoài, Anzlaw đã chỉ ra cho bạn những trường hợp nào thì nên kết hôn tại Việt Nam cũng như thủ tục đăng ký kết hôn tại cơ quan có thẩm quyền.
Kết hôn tại Việt Nam thì khó khăn nhất vẫn là chuẩn bị chính xác một bộ hồ sơ đăng ký kết hôn. Thậm chí, chuẩn bị mỗi một giấy tờ trong hồ sơ đăng ký kết hôn lại là một thủ tục con. Và đúng là với những bạn không am hiểu, trong khi hầu hết đều không hề có kinh nghiệm thì việc hoàn thiện giấy tờ là hết sức khó khăn và thường có nhiều sai sót.
Anzlaw tin rằng với bề dầy kinh nghiệm cùng đội ngũ luật sư và chuyên viên chuyên nghiệp, Anzlaw có thể hỗ trợ bạn đạt kết quả tốt nhất.
Nên Học Ielts Với Giáo Viên Việt Nam Hay Giáo Viên Nước Ngoài
Theo bạn thì nên học IELTS với giáo viên Nước ngoài hay giáo viên Việt Nam? Học IELTS bao lâu thì có thể đi thi và luyện thi như thê nào là hợp lý? Mời các bạn xem các thông tin bên dưới để có thể luyện thi IELTS một cách hiệu quả nhất.
Nên lựa chọn học tiếng Anh IELTS giáo viên nước ngoài hay giáo viên Việt Nam?Nên học IELTS với giáo viên Việt Nam hay giáo viên nước ngoài? Đây là một trong những câu hỏi mà học sinh đi thi IELTS rất hay thắc mắc. Dựa vào kinh nghiệm của mình, thấy rằng giáo viên VN rất chú trọng đến kĩ năng ôn thi IELTS, nhất là phần đọc và viết.
Ngoài ra, giáo viên Việt Nam thường có nhiều kinh nghiệm hơn về những lỗi mà học sinh Việt Nam thường mắc phải khi học tiếng Anh. Vì thế, giáo viên Việt Nam có những chiến lược giúp học sinh VN giảm thiểu những lỗi này để nâng cao trình độ tiếng Anh của mình.
Học IELTS với giáo viên nước ngoài ra sao?Đối với giáo viên Nước ngoài, rất khó để biết ai dạy tốt ai dạy không tốt. Một số học sinh có tâm lý là cứ giáo viên Nước ngoài là tốt. Điều này không phải lúc nào cũng đúng. Nếu các bạn tìm được giáo viên Nước ngoài là giám khảo, người chấm hoặc ra đề thi IELTS, họ sẽ có rất nhiều kinh nghiệm về luyện thi IELTS.
Những giáo viên Nước ngoài khác chỉ giỏi về luyện thi IELTS ở kĩ năng nghe và nói, đặc biệt là phần thi nói IELTS. Lí do là vì họ có thể sửa cho mình cách phát âm và nói theo ngữ điệu để phần thi nói của mình nghe sẽ tự nhiên hơn.
Học IELTS bao nhiêu tháng trước khi đi thi?Câu trả lời còn tùy thuộc vào trình độ tiếng Anh của bạn và điểm IELTS mà bạn muốn có được. Trước khi luyện thi IELTS, các bạn nên kiểm tra trình độ của mình để tìm khóa học IELTS phù hợp.
Có rất nhiều lớp dạy IELTS ngày nào cũng ôn luyện 4 kĩ năng với thời gian dành cho mọi kĩ năng là gần như nhau. Điều này sẽ tốt nếu như 4 kĩ năng nghe nói đọc viết của học sinh đều ở trình độ tương đương nhưng sẽ không có lợi cho học sinh mà trình độ kĩ năng không tương đương nhau.
Ví dụ như học sinh đọc và viết tốt nhưng nghe và nói không tốt thì không nên học theo lớp dạy IELTS như vậy. Nếu học sẽ phí thời gian và tiền của mà chưa chắc đã mang lại kết quả như mình mong đợi.
Để học IELTS hiệu quả, các bạn nên có kiến thức tương đương với 4.5 đến 5.0 IELTS. Nếu thấp hơn mức này, các bạn nên học lớp dự bị IELTS (pre-IELTS) để chuẩn bị những kĩ năng và kiến thức cần có trước khi vào luyện thi IELTS.
Tiêu chuẩn chọn lớp học IELTS với giáo viên hợp lý với bản thân
Đối với lớp học IELTS mang tính chất tập trung (intensive – chương trình học nặng hơn và thời gian học nhiều hơn dành cho những học sinh muốn ôn thi IELTS trong thời gian cấp tốc để đạt điểm IELTS như mong muốn), một lớp nên chỉ có 5 – 7 người để thời gian trao đổi giữa giáo viên và học sinh ở mức tối đa.
Nên tìm hiểu phần nào đó về giáo viên dạy IELTS (bằng cấp, chứng chỉ và phương pháp, chủ trương dạy học). Nếu giáo viên có bằng cấp, chứng chỉ tốt nhưng phương pháp dạy rất lạc hậu thì các bạn cần xem lại. Ngoài ra, nếu giáo viên có bằng cấp và phương pháp dạy hiện đại nhưng không xem trình độ của học sinh mà đã xếp lớp học thì các bạn cũng nên cẩn thận.
Giáo viên tốt cũng cần biết lắng nghe học sinh của mình nếu như học sinh có thắc mắc hoặc khó khăn trong quá trình học. Một điều quan trọng nữa là giáo viên nên theo dõi quá trình học của học sinh để biết được học sinh đó đã tiến bộ hay chưa và điều chỉnh chương trình học nếu cần thiết.
Những tư liệu hay để ôn thi IELTSNgoài việc học IELTS trên lớp, các bạn cũng nên tham khảo những tài liệu IELTS khi có thời gian rỗi để nâng cao kĩ năng thi IELTS của mình thay vì chỉ dựa vào giáo viên. Có rất nhiều cuốn sách hay mà các bạn có thể mua ở hiệu sách. Danh sách mình đưa ra là một số quyển sách có bán mà bạn nên mua để luyện tập khi bạn rảnh rỗi:
IELTS Cambridge: 1 – 8 (quyển 8 là quyển mới nhất, được phát hành vào năm 2011). Mỗi cuốn sách có 4 bài thi IELTS được lấy từ những bài thi IELTS của những năm trước)
Insight into IELTS: có nhiều bài thi IELTS Academic Writing IELTS kĩ năng viết trong IELTS Cambridge Grammar for IELTS: grammar cho IELTS (cũng rất hữu ích cho những ai muốn nâng cao grammar) Cambridge Vocabulary for IELTS: Vocabulary cho IELTS (cũng rất hữu ích cho những ai muốn nâng cao Vocabulary)
Người Nước Ngoài Muốn Sinh Sống Và Làm Việc Tại Vn, Làm Thế Nào?
* Hỏi: Tôi có một người bạn quốc tịch Singapore. Sau một lần đến VN du lịch, người bạn ấy bảo rằng rất có hứng thú với cuộc sống nơi đây nên muốn xin tư vấn làm thế nào để có thể sinh sống và làm việc tại Việt Nam. Mong Tòa soạn và Văn phòng Luật tư vấn giúp bạn tôi có thể tạm trú/ thường trú ở Việt Nam.
Để được sinh sống và làm việc lâu dài tại Việt Nam, bạn của bạn cần đăng ký tạm trú hoặc thường trú tại Việt Nam như sau:
Đầu tiên sau khi nhập cảnh vào Việt Nam, người bạn của bạn cần thực hiện thủ tục xin chứng nhận tạm trú tại Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh, theo đó Đơn vị kiểm soát xuất nhập cảnh sẽ đóng dấu chứng nhận cho phép tạm trú vào hộ chiếu hoặc vào thị thực rời với thời hạn tạm trú bằng với thời hạn thị thực. Riêng trường hợp thị thực có ký hiệu ĐT, LĐ thì cấp tạm trú không quá 12 tháng và được xem xét cấp thẻ tạm trú. Để nắm thêm thông tin về thủ tục này, bạn tham khảo quy định tại Điều 31 Luật nhập cảnh, xuất cảnh, quá cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam 2014 (“Luật xuất nhập cảnh 2014”).
Sau khi được cấp chứng nhận tạm trú, tuỳ thuộc vào nhu cầu của người bạn của bạn mà bạn đó có thể thực hiện thêm thủ tục cấp thẻ tạm trú. Tuy nhiên, lưu ý rằng để được cấp thẻ tạm trú, bạn của bạn phải thuộc các trường hợp được nêu tại Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014. Bạn tham khảo cụ thể về các loại thị thực, thẻ tạm trú tương ứng và các trường hợp được cấp thẻ tạm trú tại Điều 8, Điều 36 Luật Xuất nhập cảnh 2014.
Theo quy định tại Khoản 1 Điều 36 Nghị định 21/2001 /NĐ-CP hướng dẫn Pháp lệnh nhập cảnh, xuất cảnh, cư trú của người nước ngoài tại Việt Nam , Mục IV, Thông tư liên tịch 04/2002/TTLT-BCA-BNG ngày 29/01/2002, và Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014:
– Cơ quan có thẩm quyền của Bộ Ngoại giao đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu NG3 (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Cục Quản lý xuất nhập cảnh Bộ Công an hoặc Phòng Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương đối với hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú ký hiệu LV1, LV2, ĐT, NN1, NN2, DH, PV1, LĐ, TT (xem cụ thể tại Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014).
gồm các loại giấy tờ sau: Hồ sơ đề nghị cấp thẻ tạm trú: (Khoản 1 Điều 37 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Văn bản đề nghị của cá nhân làm thủ tục mời, bảo lãnh;
– Tờ khai đề nghị cấp thẻ tạm trú có dán ảnh;
– Hộ chiếu của người xin cấp thẻ tạm trú;
– Giấy tờ chứng minh thuộc trường hợp được cấp thẻ tạm trú như thị thực lao động, thị thực đầu tư… (Điều 36, Điều 8 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
Để được xét cho đăng ký thường trú tại Việt Nam, bạn của bạn cần phải thuộc một trong các trường hợp sau đây:
– Có công lao, đóng góp cho sự nghiệp xây dựng và bảo vệ Tổ quốc Việt Nam được nhà nước Việt Nam tặng huân chương hoặc danh hiệu vinh dự nhà nước;
– Là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam;
– Được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh;
Và đáp ứng điều kiện:
– Có chỗ ở hợp pháp, có thu nhập ổn định đảm bảo cuộc sống tại Việt Nam;
– Nếu là nhà khoa học, chuyên gia đang tạm trú tại Việt Nam thì phải có đề nghị của Bộ trưởng, Thủ trưởng cơ quan ngang bộ, cơ quan thuộc Chính phủ quản lý nhà nước về lĩnh vực chuyên môn;
– Nếu được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh thì phải đã tạm trú tại Việt Nam liên tục từ 03 năm trở lên.
(Điều 39, Điều 40 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
Hồ sơ đăng ký thường trú bao gồm: (Điều 41 Luật Xuất nhập cảnh 2014)
– Đơn xin thường trú;
– Lý lịch tư pháp do cơ quan có thẩm quyền của nước mà người đó là công dân cấp;
– Công hàm của cơ quan đại diện của nước mà người đó là công dân đề nghị Việt Nam giải quyết cho người đó thường trú;
– Bản sao hộ chiếu có chứng thực;
– Giấy tờ chứng minh đủ điều kiện được xét cho thường trú;
– Giấy bảo lãnh đối với trường hợp được cha, mẹ, vợ, chồng, con là công dân Việt Nam đang thường trú tại Việt Nam bảo lãnh.
Trong thời hạn 04 tháng kể từ ngày nhận đủ hồ sơ, Bộ trưởng Bộ Công an xem xét, quyết định cho thường trú; trường hợp xét thấy cần phải thẩm tra bổ sung thì có thể kéo dài thêm nhưng không quá 02 tháng. Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh có trách nhiệm thông báo bằng văn bản kết quả giải quyết cho người xin thường trú và Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi người nước ngoài xin thường trú.
Trong thời hạn 03 tháng kể từ khi nhận được thông báo giải quyết cho thường trú, bạn của bạn phải đến Cơ quan Quản lý xuất nhập cảnh Công an tỉnh, thành phố trực thuộc trung ương nơi xin thường trú để nhận thẻ thường trú.
Văn phòng Luật sư NHQuang và Cộng sựB23, Khu Biệt thự Trung Hòa – Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội
Cập nhật thông tin chi tiết về Bạn Muốn Sống Ở Việt Nam Hay Ra Nước Ngoài Định Cư ? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!