Bạn đang xem bài viết Bị Dơi Cắn Có Sao Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bị dơi cắn có sao không? Dơi có thể là tác nhân truyền bệnh dại sang người qua phân và vết cắn trực tiếp của chúng. Tuy không phải con dơi nào cũng nhiễm bệnh nhưng chúng ta cần thận trọng khi bị chúng cắn.
Đặc điểm của loài dơiDơi là loài vật thuộc lớp thú, có cấu tạo hai chi trước giống như bàn tay con người với các ngón tay được nối liền bởi màng da và tạo thành đôi cánh.
Dơi là loài thú duy nhất có thể bay được. Một số loài thú khác như chồn bay, sóc bay… trong có vẻ như có thể bay nhưng thực chất chúng chỉ có thể lượn trong một khoảng cách nhất định.
Dơi là loài có số lượng rất đa dạng, đến nay các nhà khoa học đã phát hiện khoảng 1240 loài dơi khác nhau.
Bị dơi cắn có sao không? Dơi là loài thú duy nhất biết bay
Có khoảng 70% số loài dơi ăn sâu bọ, số còn lại chủ yếu ăn hoa quả và chỉ có vài loài ăn thịt. Dơi cần thiết cho sinh thái bởi chúng đóng vai trò thụ phấn hoa hay phát tán hạt cây, sự phân tán của nhiều loài cây lệ thuộc hoàn toàn vào dơi.
Trong nông nghiệp, loài dơi được đánh giá là một trong những công cụ giúp người nông dân diệt trừ côn trùng gây hại cho các loại cây trồng.
Loài dơi có thể hút máu là rơi quỷ, chúng sẽ không thể sống sót trong nhiều ngày nếu không được hút máu. Mũi của chúng có 3 cơ quan cảm thụ nhiệt giúp dơi phát hiện đối tượng ở khoảng cách xa và cả những bộ phận có các mạch máu dễ tiếp cận nhất. Khi cắn, nước bọt của dơi có chứa chất khiến máu khó đông , nhờ đó chúng sẽ dễ dàng hút máu hơn.
Có một số loài dơi lại ăn thịt các động vật khác, trong đó có một số loài có thể bắt cá. Dơi ma ở Australia thích săn các động vật gặm nhấm, thằn lằn, ếch, tổ chim và thậm chí ăn thịt các loài dơi khác. Chúng quắp con mồi bằng cánh trước khi giết chết bằng một vết cắn ở cổ.
Bị dơi cắn có sao không?Dơi là loài vật không có độc, tuy nhiên loài động vật này lại chứa nhiều mầm bệnh truyền nhiễm như bệnh dại, virus lyssa…
Đã có nhiều trường hợp bị dơi cắn mắc bệnh dại. Thời gian ủ bệnh dại phụ thuộc vào chỗ nào mà người đó bị cắn hoặc bị nhiễm vi rút. Chẳng hạn, người bị cắn ở mặt thì thời gian ủ bệnh ngắn hơn người bị cắn ở chân. Thời gian ủ bệnh này có thể là vài ngày đến vài tháng.
Bị dơi cắn có sao không? Bị dơi cắn rất nguy hiểm bởi chúng có thể gây bệnh dại cho bạn
Người bị cắn sẽ có dấu hiệu như sốt cao và đau đầu. Sau đó, vi rút bệnh dại này đã đi đến não, gây viêm não. Bệnh nhân có thể bị co giật và hôn mê. Phần lớn trong số họ đều tử vong.
Một căn bệnh nguy hiểm khác là dơi có thể lây nhiễm virus lyssa. Cho đến nay vẫn chưa có cách chữa trị hữu hiệu cho người nhiễm virus này.
Các bác sĩ cũng đưa ra khuyến cao nên tránh xa các loài dơi trên thế giới. Không chỉ vì sự nguy hiểm của loài vật này mà còn là vì nguy cơ virus lyssa lây lan từ người sang người.
Xử lý vết thương khi bị rơi cắnNếu bị dơi cắn, bạn cần được xử lý vết thương ngay lập tức:
– Rửa sạch vết thương bằng xà bông và nước.
– Nếu bị rách da phải làm mọi cách để cầm máu.
– Cố gắng tìm hiểu xem con dơi cắn bạn có bị bênh dại không.
– Đến cơ sở y tế gần nhất để kiểm tả vết thương và xem bạn có bị lây bệnh truyền nhiễm nào từ dơi không.
Cách chắc chắn nhất để biết một con vật có bệnh dại hay không là tìm thấy virut trong não chúng sau khi nó chết. Trong trường hợp bạn ở nơi hoang vắng thì có thể quan sát những con dơi còn sống có nhiễm bệnh hay không.
Nếu dơi mắc bệnh dại thì sẽ có điểm đặc biệt là thích gần người. Chúng sẽ có vẻ ngoài hiền lành và không trốn người ngay cả trong đêm tối. Hoặc nếu chúng điên cuồng tấn công người khi không hề bị khiêu khích thì cũng có khả năng đã mắc bệnh.
Thậm chí ngay cả khi bạn chắc chắn con dơi đó không mắc bệnh thì vẫn nên đến bệnh viện kiểm tra khi có điều kiện.
Bị dơi cắn có sao không? Bị dơi cắn rất nguy hiểm bởi có thể lây bệnh truyền nhiễm cho bạn Công dụng từ dơi
Dơi tuy là loài vật có thể mang lại nguy hiểm cho con người nếu bị chúng cắn, tuy nhiên chắc bạn chưa biết, dơi còn được sử dụng để làm thuốc chữa bệnh.
Sách Nam dược thần hiệu của Tuệ Tĩnh có ghi: Con dơi có thịt vi ngọt, khí bình, không độc Làm khoan khoái trong lòng, lợi tiểu, tiêu phù, sáng mắt, trị băng huyết, bạch đới, nhọt lở, hen xuyễn, sốt rét cơn.
Theo ý kiến của Ds Bùi Kim Tùng nếu hệ thống lại những tính chất đó thì thịt dơi có đặc tính độc đáo nằm trong mạch khí của âm kiểu. Thịt dơi làm thông âm kiểu và bổ thận âm.
Phân dơi là vị thuốc được dùng phổ biến có vị cay, tính bình, không độc. Nó được dùng để trị mắt mờ, trứng cá trên mặt, tràng nhạc, hồi hộp, kinh sợ tích tụ, thai chết, thai ngang…
Cách dùng dơi làm thuốc: Bạn bắt dơi vào bạn ngày. Khi làm thịt chỉ cần bắt từng con nhúng vào nước sôi cho kết, kỳ sạch lông rồi mổ bụng dơi bỏ hết nội tạng. Chỉ lấy phần thịt rửa sạch máu rồi đem chế biến làm các món ăn.
– Máu rơi: Pha rượu uống để có sức khỏe sung mãn.
– Óc dơi: Chữa bệnh ung nhọt trong cơ thể.
– Thịt dơi: Chữa bệnh cho trẻ em bị ốm yếu, nhiều đàm (hen xuyễn) cổ nổi nhiều hạch. Dùng thịt dơi băm với thịt heo nạc tương muối chưng cho trẻ ăn. Hoặc nấu thành canh để ăn với cơm. Có hiệu quả rõ ở những trường hợp bệnh do đàm.
– Chữa ung nhọt: Dùng 10 con dơi làm thịt rồi chưng lấy nước uống. Uống liên tục cho đến khi khỏi.
– Chữa bệnh phụ khoa: thiếu máu sau sinh, bế kinh, bạch đới, tử cung lạnh không sinh đẻ, suy nhược mệt mỏi, phong tê… Dùng thịt dơi phối hợp thịt heo, gà, thêm các vị thuốc thanh bổ như hoài sơn, kỷ tử rồi chưng lên ăn.
– Chữa ho lâu ngày: Xào thịt dơi với củ cải.
– Chữa chứng đau nhức đầu chóng mặt: Nấu ăn thịt dơi với bí đỏ.
Ngoài ra, thịt dơi có thể nấu hoặc xào với hoa hẹ, mướp đắng, hành…
Bị Rết Cắn Có Sao Không?
Bị rết cắn có sao không? Rết là loài động vật chân đốt có hình thù đáng sợ. Đây cũng là loài vật gây ra nhiều ca tử vong trên thế giới. Do loài vật này có độc và khi bị chúng cắn nếu không lý kịp thời nạn nhân sẽ bị trúng độc dẫn đến tử vong.
Bị rết cắn có nguy hiểm không?Rết là loài côn trùng chân đốt thuộc lớp Chilopoda có hình thù đáng sợ. Trong dân gian rết còn được sử dụng để điều trị một số bệnh lý như: chữa trĩ ngoại, trị động kinh, uốn ván, co giật hoặc trị đau dây thần kinh ở mặt, trị viêm cột sống, chữa viêm tinh hoàn, chữa mụn nhọt, sưng đau vỡ loét,…
Tuy nhiên loài côn trùng tưởng như có ích này lại chứa độc. Chất độc được chứa trong cặp vuốt ở vùng miệng. Do vậy khi bạn bị rết cắn, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân và gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê.
Bị rết cắn có sao không? Rết là loài côn trùng chứa độc, và độc rết có thể gây nguy hiểm cho con người
Kích thước con rết càng lớn thì khối lượng chất độc được bơm vào cơ thể càng nhiều và có thể gây nguy hiểm cho tính mạng nếu không được điều trị kịp thời.
Triệu chứng ngộ độc khi bị rết cắnTất cả các loài rết đều có độc và mức độ độc nặng hay nhẹ còn phụ thuộc vào số lần đốt hay kích thước của chúng. Nếu nhẹ ta có thể xử lý vết thương tại nhà được. Tuy nhiên sẽ không xử lý tại nhà được nếu như có những triệu chứng ngộ độc sau:
– Triệu chứng tại cỗ có 2 vết răng, từ nhẹ đến nặng: Bệnh nhân sẽ có các triệu chứng sau:
+ Đau dữ dội, sưng nóng đỏ, bọng nước, có thể gây hoại tử nông tại vết cắn kéo dài vài tuần.
+ Có thể gây chảy máu nhưng thoáng qua.
+ Gây yếu cơ tại chỗ.
+ Nổi hạch.
+ Dị cảm.
+ Ngứa.
+ Phù.
– Với các triệu chứng toàn thân thì người bệnh sẽ có các dấu hiệu như:
+ Sốt, mệt mỏi, đau nhức toàn thân.
+ Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy.
+ Viêm hệ bạch huyết, hạch to.
+ Thở nhanh, ho, đau họng.
Thông thường nếu cơ thể xuất hiện những dấu hiệu trên thì có nghĩa bệnh nhân đã bị nhiễm độc nặng và chất độc đang phát tác. Hầu hết với những triệu chứng tại chỗ sẽ tự giảm dần trong 1-2 ngày. Còn những triệu chứng toàn thân thì có thể kéo dài 4 – 5 giờ.
Bởi vậy khi phát hiện cơ thể có những dấu hiệu bất thường thì cần đưa nạn nhân đến cơ sở y tế gần nhất để được bác sĩ kịp thời chữa trị. Đặc biệt tránh xoa bóp vùng da quanh vết thương bởi sẽ khiến cho chất độc phát tác nhanh hơn.
Nếu như bị nhiễm độc nặng do rết cắn mà không được điều trị kịp thời, chất độc sẽ theo vuốt đi vào trong cơ thể nạn nhân gây nhức đầu, sốt, buồn nôn, co giật và thậm chí là hôn mê sâu.
Bị rết cắn có sao không? Bị rết cắn có thể gây nhiễm độc toàn thân sẽ nguy hiểm đến tính mạng nếu không cấp cứu kịp thời
Tuy nhiên nọc độc của nó chỉ có thể làm tê liệt thần kinh đối với những loài côn trùng nhỏ không đủ mạnh để gây chết người. Hơn nữa, phần lớn các vết cắn của rết là lành tính và thường từ khỏi hiếm khi để lại di chứng.
Cách chữa trị rết cắn?Tùy vào từng trường hợp nặng hay nhẹ mà ta có những cách điều trị vết cắn của rết khác nhau.
– Nếu rết cắn vết thương nhỏ, không có độc bơm vào cơ thể thì bạn có thể dùng dầu gió để bôi vào vết thương là được.
– Nếu bị rết cắn mà cơ thể xuất hiện các triệu chứng như: chóng mặt, ù tai, thậm chí là nôn mửa và co giật. Điều này chứng tỏ nạn nhân đã bị nhiễm độc của rết và các chất độc trong cơ thể gây ra hiện tượng ngộ độc.
Có nhiều loại thuốc dùng để chữa trị vết rết cắn. Bạn có thể đến các trung tâm y tế để được điều trị sớm nhất, nhanh để tình trạng thêm nặng.
Một số bài thuốc dân gian trị rết cắnDùng nước dãi gà để trị rết cắn là bài thuốc của người dân tộc Dao. Nước dãi gà có thể vô hiệu hoá nọc độc của rết và tiêu hoá con rết thành thức ăn ngon cho gà. Bởi vậy đây trở thành bài thuốc chữa rết cắn rất hiệu nghiệm. Các bạn thực hiện các bước như sau:
– Khi bị rết cắn, trước hết phải lấy dây hay thứ gì để buộc vào phía trên vết cắn (thắt ga-rô) nhằm hạn chế nọc rết truyền về tim.
– Tìm bắt ngay một con gà, dùng ngón tay móc họng gà lấy nước dãi rồi bôi vào vết rết cắn. Làm như thế hai hay ba lần thì cơn đau sẽ dịu bớt.
Bị rết cắn có sao không? Khi bị rết cắn có thể dùng dãi gà để chữa trị rất tốt
Những mẹo trị rết cắn khác:
– Hạt cây hoa mào gà nhai nhỏ hoặc giã nhuyễn, uống nước cốt còn bã đắp vào nơi rết cắn.
– Dùng tỏi đã giã nát để đắp vào vết cắn, vết cắn sẽ rất nhanh hết đau nhức.
– Dùng rau húng chanh hay tỏi giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu đắp vào vết cắn.
– Cọng khoai môn tước bỏ vỏ, giã nhuyễn, trộn với cặn dầu dừa và vôi ăn trầu, đắp vào vết cắn, rất mau khỏi.
– Rau sam một nắm rửa sạch, giã nát, đắp vào chỗ rết cắn.
– Củ gấu rửa sạch, giã nát để đắp.
– Vừng hạt một nhúm nhỏ, nghiền nát, đắp vào vết thương.
– Hạt mướp đắng rửa sạch, giã nhuyễn để đắp hoặc thêm ít dấm rồi cho vào miệng ngậm, nuốt nước từ từ, bã đắp vào chỗ đau.
– Lá bạc hà một nắm rửa sạch, giã nát để đắp.
– Lá ớt giã nhỏ, đắp vào vết thương cho đến khi hết đau nhức, ngày đắp 1-2 lần cho đến khi khỏi.
– Bắt ngay con rết vừa cắn, đập chết lấy ruột của nó bôi vào chỗ bị cắn, chỉ trong giây lát sẽ dịu dần vết đau buốt.
– Nhai nhuyễn một nắm mè sống, đắp vào vết thương để làm giảm nhức và buốt.
Cách phòng chống rết vào nhàMặc dù, không phải là con vật đe dọa trực tiếp đến tính mạng con người, nhưng để tránh rơi vào những trường hợp nguy hiểm khi bị rết cắn, cách đơn giản và tốt nhất cho bạn là nên tránh xa nơi ở và tránh chạm trán với chúng theo những cách như:
– Thực hiện tổng vệ sinh quanh nhà, lấp kín cống rãnh để diệt rết.
– Dọn hết các vật dụng như chổi, đồ gỗ cũ, thảm, vải ướt ra ngoài hoặc kê lên cao để tránh rết làm tổ.
– Không để trẻ em chơi nơi ẩm thấp có nhiều đồ đạc, gạch ngói mục cũ mà dễ bị rết cắn.
Bị Gián Cắn Có Sao Không?
Bị gián cắn có sao không? Gián là loài côn trùng gây hại cho cuộc sống sinh hoạt cũng như sức khỏe con người. Đây là loài côn trùng ăn bẩn và mang rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh. Vậy bị gián cắn có gây nguy hiểm gì không?
Gián thường sống ở đâu?Gián là một loại côn trùng thường xuyên đem đến những phiền toái cho cuộc sống sinh hoạt của con người. Chúng thường xuất hiện ở những nơi ẩm thấp, những ngóc ngách trong nhà và gây ra mùi hôi khó chịu. Gián còn gây nhiễm khuẩn cho những nơi chúng bò qua, trong đó có thức ăn của con người.
Bị gián cắn có sao không? Gián là côn trùng có hại lại mang rất nhiều vi khuẩn, mầm bệnh dịch
Gián thường tập trung nhiều nhất tại những vùng có khí hậu nhiệt đới, ôn đới, ẩm thấp. Chúng sống theo đàn và hoạt động vào ban đêm. Còn ban ngày chúng thường chốn ở những nơi ẩm thấp, tối tăm như nhà vệ sinh, ống nước, cống rãnh, chuồng gia súc, ố hốc, kẽ tường, kẽ tủ, tủ đựng thức ăn và bát đĩa… để trú ẩn. Về đêm, gián bò đi tìm thức ăn ở nhà bếp, thùng rác, tủ đựng thức ăn, chén bát, cống rãnh..
Gián là loài côn trùng ăn tạp và rất phàm ăn. Chúng ăn tất cả các loại thức ăn của con người, nhất là thức ăn cho chất bột và đường như bánh ngọt, sữa, socola…
Khi không có gì để ăn, gián còn gặm nhấm cả sách vở, đồ đạc… những thứ có chất bột. Thậm chí gián còn ăn cả đế giày, tấm lót giày, phân, rác thải hay chân người.
Gián có 3 giai đoạn sinh trưởng: trứng, thiếu trùng và con trưởng thành. Tùy theo từng điều kiện và nhiệt độ, độ ẩm thích hợp trứng gián có thể nở thành thiếu trùng sau 1-3 tháng.
Thiếu trùng thường không có cánh và chỉ dài vài milimet. Khi mới nở gián con có màu trắng và đen dần sau vài giờ. Khi gián con lột xác và lớn lên, chúng sẽ phát triển thành gián trưởng thành từ sau vài tháng đến hơn một năm tùy loại. Gián trưởng thành có thể có cánh hoặc không có cánh.
Vì sao gián cắn người?Gián không có khả năng cắn người khi chúng ta thức giấc ngoại trừ tại khu vực đó gián đang phát triển mạnh mẽ với số lượng quá lớn, hơn nữa khi nơi đó thiếu nguồn nước và thức ăn cho chúng.
Trong nhiều tình huống, căn nhà có rất nhiều gián nhưng chúng không cắn người có thể là do bên ngoài có nhiều thức ăn cho chúng.
Bị gián cắn có sao không? Vì thiếu thức ăn nên gián sẽ cắn người
Khi lượng gián phát triển không được kiểm soát, chúng bắt đầu sinh sản nhiều hơn và nguồn thức ăn sẽ cạn dần. Cuối cùng chúng sẽ cắn người để lấp đầy cái bụng đói của mình.
Trường hợp bị gián cắn nhiều nhất là ở trên tàu thuyền. Nơi mà gián trở thành nỗi ám ảnh của các thủy thủ. Những thủy thủ trên thuyền phải đeo bao tay trước khi ngủ để không bị chúng cắn móng tay hay da của mình.
Theo nghiên cứu thì loài gián nào cũng có khả năng cắn người. Tuy nhiên periplaneta americana và periplaneta australasiae là hai loại gián có nhiều tỷ lệ cắn người nhất trên tàu.
Bị gián cắn có sao không?Gián đã được ghi nhận là ăn thịt người, thịt của người sống lẫn xác chết. Chúng có khả năng cắn móng tay, móng chân, lông mi, bàn chân và tay của bạn. Các vết cắn của gián có thể gây dị dững, tổn thương và sưng tấy. Nặng hơn nữa, những vết gián cắn còn có thể gây nhiễm trùng.
Gián là côn trùng phát ra mùi hôi rất khó chịu, nhiều người còn không thể chịu được cái mùi hôi này gây ảnh hưởng rất nhiều đến chất lượng cuộc sống. Ngoài ra phân của gián không may bị lẫn vào thức ăn khiến chúng ta có nguy cơ mắc phải căn bệnh lao rất cao nếu ăn phải chúng.
Bị gián cắn có sao không? Gián là nguyên nhân truyền bệnh sang con người
Mặt khác khoa học cũng đã chứng minh gián là nơi sinh sống và hội tụ của hàng nghìn loại vi khuẩn, virút gây nguy hiểm đến sức khỏe của chúng ta. Do gián thường sống ở những nơi ẩm thấp, tối tăm, bẩn thỉu như ống cống, bãi rác, góc tường ẩm mốc… từ đó sinh ra trên người có hàng nghìn ký sinh trùng nguy hiểm.
Gián tuy không phải là tác nhân gây bệnh trực tiếp đến con người nhưng nó là trung gian truyền và phát tán một số loại bệnh. Do những con gián mang nhiều mầm bệnh nguy hiểm như tiêu chảy, kiết lỵ, dịch tả, dịch hạch hay virus bại liệt…
Chưa hết, gián còn mang các loại trứng giun đường ruột, gây tác động kích thích dị ứng, ngứa, viêm da, mí mắt và các rối loạn hô hấp khác tùy theo các cấp độ khác nhau.
Ngoài ra chính thói quen sinh hoạt của của con người đã tạo điều kiện cho loài gián sinh sôi, nảy nở. Nếu bạn không thường xuyên dọn dẹp vệ sinh, lau chùi nơi mình sinh sống, đồ đạc bừa bãi, lung tung khiến lũ gián cần tấn công dữ dội hơn. Khi gián tập trung quá nhiều thì nguy cơ bạn bị chúng cắn là điều có thể xảy ra.
Bị Lợn Cắn Có Sao Không?
Bị lợn cắn có sao không? Lợn là động vật nuôi hiền lành, tuy nhiên trong một số trường hợp bạn có thể bị lợn cắn. Vậy liệu lợn cắn có gây nguy hiểm gì không?
Lợn vốn là loài động vật hiền lành mà con người không cần phải đề phòng. Tuy nhiên vào một số trường hợp những con lợn này trở lên hung dữ và có thể gây nguy hiểm cho con người.
Khi bị lợn cắn bạn cần phải có những phương pháp điều trị đúng đắn nếu không có thể gây nguy hiểm đến tính mạng con người.
Lợn cắn có nguy hiểm không?Thực chất vết thương bị lợn cắn không gây nguy hiểm mà việc vết thương bị nhiễm trùng với gây nguy hiểm. Thực tế khi bạn bị lợn cắn, vết thương bị hở rất dễ bị yếm khí từ phân heo và gây nhiễm trùng. Khi bị nhiễm vi trùng yếm khí từ phân heo, vi khuẩn đã tấn công vào máu và hủy hoại các mô của cơ thể.
Dù vết thương rất nhỏ nhưng do chủ quan và không được xử lý ban đầu tốt nên tỷ lệ nhiễm trùng từ vết thương dạng này rất cao.
Bị lợn cắn có sao không? Bị lợn cắn là trường hợp hy hữu nhưng có thể gây nguy hiểm đến tính mạng
Bên cạnh đó bệnh nhân có nguy cơ mắc nhiễm trùng uốn ván. Nhiễm trùng uốn ván là do vi khuẩn Clostridium tetani xâm nhập. Đây là loại vi khuẩn tồn tại dưới dạng nha bào và thường có trong đất cát, môi trường xung quanh.
Khi bạn bì thương dù nhất nhỏ nhưng nếu xử lý không tốt thì nha bào sẽ thoát vỏ thành vi khuẩn và tiết ra độc tố gây uốn ván. Nó gây ra nhiễm độc hệ thần kinh vận động khiến bệnh nhân bị co cứng toàn thân và co giật liên tục.
Khi bị lợn cắn bạn có thể biuj nhiễm trùng lan tỏa và nhiễm trùng yếm khí là liên cầu khuẩn hoặc tụ cầu vàng… Chúng thập nhập vào cơ thể qua vết thương trên da. Ở giai đoạn đầu bệnh sẽ gây ra các triệu chứng rét run, sốt cao, mệt mỏi, buồn nôn, mất ngủ. Vết thương có thể bị sưng phồng và lan rộng, da bóng đỏ, có những chỗ tái bầm, ấn đau. Khi đến giai đoạn trễ các mô viêm có thể bị hoại tử và tự vỡ. Nếu bệnh nhân không được điều trị kịp thời, tình trạng nhiễm độc nặng có thể gây tử vong trong vòng 24-48 giờ.
Bên cạnh đó cũng có nhiều trường hợp bị lợn tấn công và cắn gây ra vết thương lớn. Nếu không được cấp cứu kịp thời bệnh nhân rất dễ bị mất máu nhiều mà tử vong.
Bởi vậy mà bạn không được chủ quan khi bị động vật tấn công, nhất là lợn.
Cách xử lý vết thương khi bị lợn cắnĐầu tiên bạn cần rửa sạch vết thương bằng nước sạch hoặc dưới vòi nước để đẩy vi khuẩn và các chất bẩn ra ngoài.
Bạn có thể dùng oxy già để sát khuẩn và đẩy các hạt bụi, cát bẩn ra bên ngoài. Tuy nhiên đối với những vết thương hở thì bạn lại không được dùng cồn 90 độ, iot trực tiếp vào vết thương vì sẽ làm tổn thương mô. Các dung dịch này chỉ nên dùng để sát trùng bề mặt da.
Sau đó rửa lại vết thương bằng xà phòng, lau khô và băng lại bằng gạc sạch.
Tiếp đến bạn đến các cơ sở y tế để được dùng kháng sinh và tiêm ngừa uốn ván.
Nếu trong quá trình xử lý vết thương mà có phát hiện dị vật nằm sâu bên trong thì bạn tuyệt đối không được cố lấy vết ra khiến vết thương chảy máu nhiều hơn.
Khi vết thương có hiện tượng chảy máu bạn cần dùng tay ấn vào vết thương trong 3 phút, nếu còn chảy nữa thì dùng một miếng vải sạch băng chặt vết thương. Hãy nới băng sau 30 phút để tránh tình trạng thiếu máu nuôi.
Bị lợn cắn có sao không? Xử lý và băng bó vết thương tránh nhiễm trùng
Trong quá trình tự điều trị tại nhà mà thấy vết thương xuất hiện các triệu chứng sau thì cần đến bệnh viên để kiếm tra ngay vì vết thương đã nhiễm trùng.
– Đau tăng dần, phù nề, sưng phồng, đỏ vùng da quanh vết thương, có xuất tiết từ vết thương, mùi khó chịu bốc ra từ vết thương, hạch sưng, vết thương lâu lành hoặc không lành.
Để phòng ngừa uốn ván thì khi bị thương bạn cần đến các cơ sở y tế dể được tiêm ngừa huyết thanh ngừa uốn ván.
Đối với những ngành nghề thường xuyên phải tiếp xúc với các mối nguy hại có thể gây tổn thương phần mềm thì nên có kế hoạch chủ động đến các trung tâm y tế tiêm dự phòng vac xin ngừa uốn ván theo định kỳ để tạo hệ miễn dịch cho cơ thể.
Bị Người Cắn Có Sao Không?
Bị người cắn có sao không? Người cắn có thể còn nguy hiểm hơn các vết thương do động vật cắn. Do các vi khuẩn và virut trong miệng còn người…
Triệu chứng do người cắnKhi một bộ phận của ta tiếp xúc với răng của người khác và nếu tác động phá phỡ da, vết thương sẽ được gọi là một vết cắn.
Vết cắn từ người có thể tạo ra từ nhẹ đến nặng:
– Phá vỡ da hoặc có thể chảy máu.
– Vết thương đâm thủng
– Bầm tím
– Chấn thương nghiền
Bị người cắn có sao không? Người cắn có thể còn nguy hiểm hơn các vết thương do động vật cắn Bị người cắn có sao không?
Con người cắn mà phá vỡ da, giống những vết thương hở khác đều có nguy cơ lây nhiễm bệnh cao. Chúng cũng đặt ra một nguy cơ gây thương tích cho dây chằng và khớp.
Hiện tượng cắn này lại rất phổ biến ở trẻ em. Do chúng thường bày tỏ sự tức giận hoặc cảm xúc tiêu cực.
Các vết cắn của con người có thể là rất nguy hiểm. Sự nhiễm trùng là một vấn đề đáng lo ngại sau khi một người bị cắn. Do nước bọt của con người chứa rất nhiều vi khuẩn. Các nhà khoa học cho biết có 900 triệu vi khuẩn trong chưa tới nửa thìa cà phê nước bọt và bao gồm khoảng 150 loại vi khuẩn khác nhau.
Ở một số người, có một số loại vi khuẩn trong miệng có thể gây nhiễm trùng rất khó điều trị.
Hai bệnh đáng lo ngại nhất có thể lây qua vết cắn là viêm gan B và uốn ván. Dù không xảy ra với mỗi vết cắn nhưng viêm gan và uốn ván có thể phát triển, nhất là ở những vết thương bị nhiễm trùng.
Dù hiếm nhưng HIV và viêm gan B có thể lây truyền qua những vết cắn. Nếu bị cắn bởi người không quen, hãy tiến hành xét nghiệm HIV để được yên tâm.
Đôi lúc, với những cặp tình nhân yêu nhau thường để lại những vết cắn yêu trên cơ thể. Trên thực thế, những vết cắn này rất nguy hiểm và có thể gây nguy hiểm cho đối phương.
Đã có trường hợp một chàng trai bị đột tử vì bạn gái cắn yêu. Nguyên nhân là do một cục máu đông từ vết cắn đã di chuyển lên não, làm vỡ mạch máu não, khiến nạn nhân tử vong.
Bị người cắn có sao không? Rửa sạch vết thương bị người cắn bằng xà phòng hoặc nước muối sát khuẩn Xử lý khi bị người cắn
– Bình tĩnh và chấn an nạn nhân.
– Nếu khu vực không chảy máu nghiêm trọng, nên rửa vết thương bằng xà bông nhẹ và xả nước từ 3-5 phút.
– Nếu khu vực bị chảy máu thì nên dùng lực áp trực tiếp một miếng vải sạch khô vào vết thương cho đến khi hết chảy máu.
– Nâng cao khu vực bị thương.
– Chăm sóc y tế.
– Cần đến cơ sở y tế khi vết thương có các biểu hiện:
+ Sưng đỏ, có mủ chảy ra từ vết thương hoặc đau
– Người bị cắn có hệ thống miễn dịch suy yếu. Người đang có nguy cơ cao hơn đối với các vết thương bị nhiễm trùng.
Bị Mèo Cắn Có Sao Không?
Bị mèo cắn có sao không? Có một số trường hợp bị mèo cắn nhưng chủ quan không đi khám dẫn tới việc mắc một số bệnh nguy hiểm trong đó có bệnh dại. Vậy thực hư việc bị mèo cắn có nguy hiểm và các xử lý ra sao?
Bị mèo cắn có nguy hiểm không?Mèo là vật nuôi trong nhà khá đáng yêu và được rất nhiều người yêu thích. Không chỉ được nuôi như thú cưng, mèo còn là ‘hung thần’ của chuột và hầu hết ở các gia đình nông thôn đều nuôi mèo để bắt chuột.
Mèo rất hiền và sống gần gũi với người. Tuy nhiên trong một số trường hợp ngoại lệ bạn bị mèo cắn khi chơi đùa hay khi tiếp xúc với chúng. Điều này dễ gây nguy hiểm cho sức khỏe của bạn.
Bị mèo cắn có sao không? Bạn rất dễ mắc một số bệnh truyền nhiễm từ mèo sang người nếu bị mèo cắn
Mèo tuy là vật nuôi trong nhà, nhưng chúng cũng là loài vật chứa khá nhiều loại vi khuẩn, vi rút gây hại đến sức khỏe con người . Khi bị mèo cắn, các loại vi khuẩn, virút này sẽ theo nước bọt của mèo xâm nhập vào cơ thể bạn.
Nhất là lại ở Việt Nam khi việc tiêm vắc-xin phòng dại cho mèo, chó chưa được tuyên truyền nhiều, nên rất ít khi chó mèo được đưa đi tiêm chủng. Chính vì lí do đó mà việc chó mèo bị nhiễm virut dại là điều khó tránh khỏi, nhất là vào mùa hè.
Nếu không may bị cắn bởi chúng và không phát hiện kịp thời, bạn sẽ bị lây bệnh dại và có thể nguy hiểm đến tính mạng khi bệnh phát tác.
Những trường hợp mèo có thể mắc dại mà bạn nên cảnh giác như:
– Mèo mang về nuôi nhưng có biểu hiện ốm.
– Mèo thất lạc lâu ngày trở về nhà.
– Mèo đực dưới 3 năm tuổi đến mùa giao phối, đi khỏi nhà dài ngày rồi trở về nhà.
– Mèo mắc bệnh nhưng chưa được tiêm vắc-xin.
Bên cạnh đó bạn cũng có nguy cơ mắc bệnh uốn ván. Vi khuẩn gây bệnh sẽ có ở trong bụi bẩn và phân động vật. Nếu vết thương của bạn bị bẩn hoặc sâu bạn rất dễ sẽ bị uốn ván.
Cách xử lý vết thương khi bị mèo cắnViệc đầu tiên là bạn cần phải xử lý vết thương thật sạch bằng xà phòng dưới vòi nước xả mạnh. Dù máu chảy nhiều thì bạn vẫn phải xử lý vết cắn bằng cách rửa dưới vòi nước sạch trong 10 phút đầu, cứ để máu chảy không nên cầm máu.
Sau đó sát trùng vết thương bằng dung dịch sát khuẩn, hoặc bôi thuốc khử khuẩn lên vết thương. Bạn cũng có thể uống kháng sinh để phòng nhiễm khuẩn.
Sau đó dùng miếng vải sạch phủ lên vết thương và băng hờ lại, tránh băng kín vết thương. Trong quá trình sơ cứu, tuyệt đối không để vết thương bị trầy xước, bầm dập.
Tiêm phòng dại và uốn ván
Sau khi bị mèo cắn bạn nhất định phải đến cơ sở y tế sớm nhất để được khám chữa. Bác sĩ sẽ xem xét vết thương và đưa ra quyết định có nên tiêm vacxin uốn ván, vacxin ngừa dại và huyết thanh dại hay không?
Nếu vết cắn nhẹ, xa nơi thần kinh trung ương thì có thể tiêm uốn ván và theo dõi con vật đã cắn.
Nếu bạn bị cắn tại những nơi gần thần kinh trung ương như đầu, mặt, cổ, vai; vùng gần tủy sống như hậu môn, cơ quan sinh dục… thì phải tiêm vaccin phòng dại và huyết thanh kháng dại ngay.
Do vậy khi bị mèo cắn bạn nhớ đến gặp bác sĩ ngay trước 48 giờ để tăng hiêu quả phòng bệnh.
Ngoài việc theo dõi người bị cắn thì bạn còn phải theo dõi con mèo đã cắn bạn. Theo dõi từ 10-14 ngày mèo có những biểu hiện của bệnh dại như mắt đỏ, trở nên hung dữ, bỏ ăn, chảy nước dãi, nuốt khó do liệt họng, chết trong vòng 7-10 ngày… Nếu mèo chết, phải tiêm phòng đủ 5 mũi trong vòng 1 tháng thì mới đảm bảo vắc-xin chống lại bệnh hiệu quả.
Bị mèo cắn có sao không? Khi bị mèo cắn bạn cần phải rửa vết thương bằng cách xả dưới vòi nước để trôi bụi bẩn Tránh không bị mèo cắn
– Cần biết cách nhận diện khi nào mèo cảm thấy bị đe dọa: Mèo sẽ tấn công người khi chúng cảm thấy không an toàn. Do vậy nếu yêu mèo hãy hiểu những ngôn ngữ của mèo. Khi mèo sợ hãi sẽ:
+ Rít lên
+ Gầm gừ
+ Cụp tai
+ Xù lông, tức là toàn bộ lông dựng lên, làm cho mèo trông to hơn bình thường
– Chơi với mèo nhẹ nhàng: Những trường hợp có thể khiến mèo trở nên hung hăng khi:
+ Khi bị dồn vào chân tường
+ Khi mèo bị kéo đuôi
+ Nếu mèo bị giữ lại khi cố gắng trốn chạy
+ Nếu mèo bị làm giật mình hoặc bị đau
+Trong khi chơi đùa, thay vì để mèo vật lộn với tay hoặc chân của bạn thì hãy kéo một sợi dây và để mèo đuổi theo.
– Tránh tiếp xúc với mèo hoang: Mèo hoang thường ở trong thành phố và thị trấn nhưng chúng không quen gần gũi với con người. Khi gặp chúng bạn đừng cố vuốt ve chúng.
+ Đừng cho mèo hoang ăn ở nơi có trẻ con
+ Mèo không quen tiếp xúc với người sẽ có phản ứng khó đoán.
Cập nhật thông tin chi tiết về Bị Dơi Cắn Có Sao Không? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!