Xu Hướng 12/2023 # Biểu Tượng Con Rắn Trong Sách Sáng Thế # Top 15 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Biểu Tượng Con Rắn Trong Sách Sáng Thế được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Thật thú vị khi tìm hiểu giáo huấn về giá trị biểu tượng của con rắn trong trình thuật sách Sáng Thế chương 3 (St 3). Nên nhớ rằng đây không phải là trình thuật lịch sử mà là có ý nghĩa biểu tượng và ẩn dụ. Thánh Kinh thuật lại chuyện con người đối diện với thế giới chung quanh mình thế nào cũng như hiểu mình trong liên hệ với Thiên Chúa và thế giới ra sao.

Trình thuật St 3 dường như để trả lời cho câu hỏi sau: Tại sao loài người luôn bị sự dữ lôi cuốn cách bí ẩn và khó hiểu đến vậy? Kết luận của trình thuật muốn nói rằng trong con người có cái gì đó đổ vỡ không nằm trong ý muốn của Đấng Sáng Tạo. Sự đổ vỡ này này làm cho con người nhìn sự vật dưới góc cạnh xấu và vì thế con người thấy điều đã được tạo dựng cách tốt đẹp ra xấu xa.

Phải theo dõi diễn biến của trình thuật để hiểu cuộc đối thoại giữa con rắn và người đàn bà (lúc này bà chưa được gọi là Eva). Thật vậy, trình thuật bắt đầu với St 2,25 khẳng định rằng người đàn ông và đàn bà trần truồng và không cảm thấy xấu hổ. Trong Thánh Kinh, sự trần truồng không bao giờ có nghĩa tính dục (ngoại trừ trong các lề luật của sách Lêvi, ví dụ Lv 18,7-17). Trần truồng đồng nghĩa với “sự nghèo khó, giới hạn, yếu đuối, hổ thẹn, mất phẩm cách” (x. Hs 2,11; Is 20,4). Đàn ông và đàn bà trần truồng trước mặt nhau, điều đó có nghĩa là giữa họ có sự hoà hợp, có mối liên hệ công khai và chính thức, có sự tôn trọng những giới hạn của nhau. Tình trạng lý tưởng này có thể sẽ kéo dài mãi mãi nếu không có tác nhân bên ngoài can thiệp vào: con rắn. “Rắn là loài xảo quyệt nhất trong mọi giống vật ngoài đồng, mà Đức Chúa là Thiên Chúa đã làm ra” (St 3,1). Như vậy, rắn là loài vật do Chúa tạo nên và con người đặt cho nó một tên gọi (x. 2,20). Nhưng nó không chỉ gian trá và xảo quyệt mà còn là “xảo quyệt nhất”. Chính nó đã tấn công con người bằng cách nhắc đến những giới hạn của con người. Mối liên hệ giữa con người và con rắn được nhấn mạnh nhờ lối chơi chữ mà soạn giả sách Sáng Thế thuộc truyền thống Yahviste rất yêu thích. Con người ở trong trạng thái arummim (có nghĩa là “trần truồng” trong tiếng Hébreu), trong khi tính cách của con rắn là arum, (nghĩa là “xảo quyệt” trong tiếng Hébreu).

Vườn Địa Đàng – tranh của Peter Paul Rubens (1577-1640)

Rõ ràng tác giả đã chọn con rắn vì giá trị biểu trưng của nó. Trái với những con vật khác, con rắn không có chân, nó xuất hiện bất ngờ. Nó là con vật bí ẩn và có nhiều liên hệ với sự khôn ngoan và tính dục trong các tôn giáo cổ xưa. Nơi nhiều nền văn hoá, con rắn được gán ghép với mầu nhiệm sự sống và sự chết. Chính vì thế mà St 2 nói có hai cây trồng trong vườn Địa Đàng, một cây ban sự sống và cây kia đem lại sự chết. Con rắn thường xuyên lột da, nói lên sự làm mới thường xuyên hoặc trẻ hoá. Nhiều người sợ con vật này vì nó có nọc độc. Trong Thiên hùng ca Gilgamesh, con rắn đã ăn cắp trái cây sự sống để lột da. Các dân tộc lân bang của Israël thờ lạy rắn để cầu xin sự thịnh vượng và sinh sản thêm nhiều, điều này cũng lưu lại nhiều dấu vết trong phụng tự của Israël (x. Ds 21,4-9; 2 V 18,1-5; Kn 16,5-14). Hai ý nghĩa này cũng hiện diện trong trình thuật vườn Địa Đàng: con rắn hứa mang lại sự hiểu biết (3,5) và sự sống (3,4), nhưng rủi thay chỉ đem lại một sự nhận biết quá thô thiển là biết mình trần truồng (3,7) và sự chết (3,22). Sự đồng hoá con rắn với ma quỷ hay Satan không nằm trong ý của tác giả và chỉ được phát triển sau này trong truyền thống Thánh Kinh (x. Kn 2,24; Kh 12,9; 20,2).

Biểu Tượng Con Rắn Có Ý Nghĩa Gì Trong Phong Thủy?

Nhìn chung, rắn không có được hình ảnh tốt trong tâm thức của người Việt. Cứ nhắc tới rắn, bao giờ người ta cũng kèm theo những điều xấu. Thí dụ “miệng hùm nọc rắn” là chỉ nơi nguy hiểm, miệng rắn độc là miệng nói toàn chuyện ác. “Khẩu Phật tâm xà” là miệng nói điều tốt lành, nhân đức nhưng trong tâm thì vô cùng hiểm độc. Khi người Pháp mô tả ai với cái lưỡi chẻ đôi tức là muốn nói người ấy mồm miệng toàn nói điều độc địa như loài rắn độc. Cũng với ý nghĩa đó, kẻ tiểu nhân bị ví là ở dưới thấp hơn cả bụng rắn. Ở châu Úc, các thổ dân tôn sùng rắn vì rắn tượng trưng cho tính âm, nguồn nước, có liên hệ mật thiết với nông nghiệp. Ở Ai Cập, rắn là biểu tượng của thánh thần, sự thông thái và khả năng tiên tri về tương lai. Rắn được coi là thần hộ mệnh cho các bậc vua chúa nên vương miện của các pha-ra-ông thường chạm trổ hình rắn.

Ở châu Âu, tục thờ rắn phổ biến quanh lưu vực những con sông ở Hy Lạp. Ở đây, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực về khả năng sinh sản. Theo truyền thuyết cổ Hy Lạp, con trai của thần Apollo được xem là ông tổ của ngành y dược. Một ngày nọ, Esculape trên đường đi thăm bạn gặp một con rắn, ông đã đưa cây gậy ra và con rắn liền bám lấy rồi bò lên quấn quanh cây gậy. Esculape thấy vậy nên cầm cây gậy đập xuống đất để giết chết con rắn. Sau đó, ông lại thấy một con rắn khác bò tới, miệng ngậm một loại thảo dược để cứu con rắn đã chết. Từ đó ông để tâm tìm kiếm các loại cây cỏ trong núi để chữa bệnh cho con người. Esculape được xem như thần bảo hộ của các thầy thuốc.

Để khắc họa thần Esculape, người ta thường để thần cầm một chiếc gậy làm bằng gỗ cây nguyệt quế và một con rắn quấn chung quanh. Ngoài ra, rắn thường lột da để lớn và để loại bỏ các ký sinh trùng trên da nên rắn cũng là biểu trưng của sự tái sinh, hồi phục, tuần hoàn luân hồi và bất tử. Đối với người Hindu, rắn được coi như thần thánh. Trong lễ hội, người ta chia gạo cho rắn với hy vọng tai ương sẽ qua đi và những điều tốt đẹp sẽ tới. Tín ngưỡng này còn được thể hiện trong điêu khắc, với hình ảnh các vị thần cầm rắn trên tay hay để rắn quấn ngang mình. Trên các mái, vách của các ngôi đền, hang động cổ, người ta cũng tìm thấy những hình ảnh rắn được chạm khắc. Ở Đông Nam Á, tục thờ rắn cũng rất phổ biến. Trong tín ngưỡng dân gian của người Campuchia, họ thờ cúng thần rắn Naga.

Cùng Danh Mục: Liên Quan Khác

Ý Nghĩa Biểu Tượng Rắn Trên Thế Giới

Gắn liền với ý tưởng về sự sống, rắn được hình dung như là tác nhân của các biển đổi, sự chuyển hóa của các mặt đối lập: ngày và đêm, sống và chết, dương thế và âm ty, hủy diệt và tái sinh, vật chất và tinh thần, bản năng và ý thức,… Trong nhiều nền văn hóa Trung Mỹ, con rắn đã được coi như là cửa ngõ giao thoa giữa hai thế giới (4). Hình ảnh rắn cầu vồng (serpent rainbow) xuất hiện trong nhiều nền văn hóa như là sự thông thiên, xuyên qua các mặt đối lập trên.Cầu vồng nối phần trên và phần dưới của thế giới và chỉ hiện lên sau cơn mưa. Hình ảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh con rắn đang uống nước biển như là huyền thoại về con rắn nguyên lai vĩ đại, biểu hiện của cõi bất phân nguyên thủy. Nó nằm ở đầu và cũng là ở cuối trong mọi sự hiển lộ.

Thánh kinh được xem là một trong những quyển sách đầu tiên của nhân loại, và giá trị của nó đã có địa vị vững vàng trong chân trời tri thức, như những ẩn dụ miên viễn hằng hà. Từ những trang đầu tiên của cuốn Cựu ước, con rắn đã xuất hiện như sự trỗi dậy của cái phần mà lý trí con người không kiểm soát được, con rắn, “con vật thông minh hơn mọi loài vật khác”, đã cám dỗ (hay đã thức tỉnh) Eva. Thượng đế cấm con người ăn trái của cây giúp phân biệt tốt xấu (cây tri thức) và đe dọa rằng con người sẽ chết nếu không vâng lời. Con rắn biểu tượng cho sự nhạy bén, cho trực giác minh tuệ đã nói với Eva: “Không chắc là ngươi sẽ chết, vì Thượng đế biết rằng vào ngày mà ngươi ăn quả của cây khôn ngoan, mắt của ngươi sẽ mở ra và sẽ trở nên giống Thượng đế, sẽ biết phân biệt thiện ác” ( Sáng thế ký, chương 3). Hình ảnh con rắn ở đây có lẽ là một phúng dụ cho việc bước qua lời nguyền của ý thức độc đoán để đạt được sự hiểu biết bằng trực giác và vô thức.

Còn Will Durant, trong Nguồn gốc văn minh, khẳng định trong truyện địa đàng con rắn chắc chắn là tượng trưng cho dương vật (8). Kết luận này nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu. Với ý nghĩa đó, rắn trở thành con vật linh thiêng. Một số bộ tộc còn xem rắn là vật tổ (totem). Người Việt ta cũng xem rắn là vật tổ, điều này được thể hiện trong truyện Con rồng cháu tiên, Lạc Long Quân thuộc nòi rồng. Frazer, trong tác phẩm Cành vàng, đã khảo sát và nhận thấy phong tục tập quán của người Mirasans, ở vùng Penjab đã tiến hành lễ ban thánh thể, thờ cúng con rắn mỗi năm một lần vào dịp tháng 9 và diễn ra trong vòng 9 ngày để cầu mong sự phồn thực. Frazer cũng kể rằng: một con rắn bò vào giường phụ nữ, người ta không giết nó, vì nó được xem là hóa kiếp của linh hồn một vị tổ tiên hay một người họ hàng đã từ trần đến báo cho người phụ nữ biết rằng đứa con sắp ra đời sẽ lành lặn (9). Phụ nữ Ấn Độ cũng tin rằng rắn canh giữ linh hồn trẻ con và phân phối cho loài người lần lượt theo nhu cầu của họ. Điều này có sự gặp gỡ kỳ lạ trong ý nghĩa Hán tự cổ: Tỵ là bào thai, có lẽ tượng hình cho thấy dạng nằm uốn cong của đứa bé trong bụng mẹ (10). Như vậy, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

Song, biểu tượng bao giờ cũng mang tính hai mặt và vận động theo hai quá trình đối lập. Câu chuyện ở vườn địa đàng, con rắn là kẻ cám dỗ, kẻ chống chúa, kẻ tội lỗi. Nó là chúa tể của lực lượng sống khi vượt qua giới hạn, không còn là biểu tượng của khả năng sinh sản nữa mà là sự dâm đãng, đã cướp mất sự e lệ trinh trắng của Eva, đã khêu gợi cho Eva niềm ham muốn giao cấu theo kiểu động vật với tất cả mọi sự trơ trẽn và tất cả mọi sự đồi bại thú vật ở con người (11). Có lẽ, trong ý nghĩa đó, chúa trời mới tuyên phán rằng “con rắn chính là satan, là ma quỷ” ( Khải huyền 20:2). Phải chăng, vì vậy mà người phụ nữ gian dâm bị xem là con rắn độc, là hồ ly tinh.

Trong văn hóa Việt Nam dân gian có câu: Rắn già rắn lột/ Người già người cột vào săng, gắn liền với câu chuyện về sự khôn ngoan, ranh ma của loài rắn. Chuyện kể rằng:Ngọc Đế sai Thiên Lôi xuống dương gian truyền lệnh: “Người già người lột, rắn già cột vào săng”, không hiểu sao, rắn biết được và tìm cách “mua chuộc” Thiên Lôi, khi đến hạ giới Thiên Lôi lại phán ngược lại, nên người già, người chết, rắn già thì rắn lột da. Sự tích này có sự gặp gỡ, trùng lặp ở nhiều nền văn hóa. Ở Tân Pomeranie, một con quỷ tốt bụng muốn loài rắn chết đi còn loài người sẽ lột da sống đời đời. Chẳng may, một con quỷ ác độc đã tìm được cách đảo ngược sự sắp đặt đó. Chính vì vậy mà rắn thì cứ lột da trẻ mãi, còn con người thì cứ phải chết. Điều này cũng được W. Durant khẳng định: con người thì phải chết còn loài rắn thì lột da bất tử là do sự lầm lẫn của các vị thần linh (12).

Phải chăng sự bất tử là khát vọng muôn đời của con người nên ngành Y và ngành Dược đều chọn con rắn (gậy rắn thần) làm biểu tượng? ở đây, rắn không phải là thầy thuốc mà là y học, là trí tuệ. Người thầy thuốc điều trị phải đem nó mà thử nghiệm trước tiên vào chính mình để học cách sử dụng vì lợi ích của xã hội.

Huyền thoại gậy rắn thần gắn liền với Ascleptos trong Thần thoại Hy Lạp, ông được tôn làm thần của y học vì đã biết dùng các chất độc để chữa bệnh và làm sống lại những người đã chết. Đó là sự khẳng định vị thuốc có tác dụng kép. Điều này được thể hiện rất rõ trong truyện Rắn trả ơn trong kho tàng truyện cổ Phật giáo. Truyện kể đức Phật khi còn ở nhân địa có lòng từ bi, cứu giúp muôn loài, nhưng oái oăm, cứu người thì bị báo oán không cách gì thanh minh được.Con rắn thông minh đã trả ơn ân nhân bằng cách lén bò vào vương cung cắn vào chân thái tử, đồng thời cho ân nhân tiên dược, một loại thuốc có một không hai, có thể giải độc và xoa dịu mọi đau đớn trong chớp nhoáng (13), để có cơ hội cứu người mà thoát nạn. Chất độc của rắn biến thành thuốc chữa bệnh, như một sinh lực đồi bại tìm thấy lại con đường ngay thẳng.

Bất chấp mọi nỗ lực toan tính nhằm loại bỏ những huyền tượng ra khỏi lãnh địa khoa học và đời sống nhưng những huyền thoại về rắn vẫn luôn mới mẻ và đầy sức vẫy gọi. Là loài vật mang ý nghĩa biểu trưng phong phú, đa dạng vào loại bậc nhất, ở nước ta, rắn xuất hiện trong nhiều câu chuyện, câu ca, tục ngữ, thành ngữ. Rắn hiện lên vừa linh thiêng vừa độc dữ, nó báo oán và trả ân một cách thật rạch ròi như khát vọng công chính muôn đời.

Năm Quý Tỵ sắp đến chúng ta đều mong muốn rằng con vật linh thiêng này sẽ đem đến sức sống mạnh mẽ, sự hài hòa, phồn thực, phát triển và vẻ đẹp của sự thông tuệ sáng suốt như trí lực siêu phàm của một trong những loài vật được xem là ngũ linh này.

3, 5, 6, 11. Chevalier J., Gheerbrant A., , Nxb Từ điển biểu tượng văn hóa thế giớiĐà Nẵng, 2002, tr.352, 775, 767, 771.

4, 7. Trần Minh Hường, Hình tượng rắn qua tục thờ và huyền thoại, nguồn: chúng tôi

8, 12. Durant W., Nguồn gốc văn minh, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, 2006, tr.138, 129.

Nguồn : Tạp chí VHNT số 344, tháng 2-2013

Tác giả : Nguyễn Thị Tuyết

Ý kiến bạn đọc

Ý Nghĩa Lựa Chọn Con Rắn Làm Biểu Tượng Ngành Y?

Hình ảnh con rắn quấn quanh cái ly đối với những người hoạt động ngành Y Dược thì rất quen thuộc. Nhưng tại sao lại lựa chọn con rắn làm biểu tượng ngành Y chắc hẳn sẽ ít người biết?

Nhiều người sẽ không khỏi thắc mắc là tại sao biểu tượng trong ngành Y – Dược lại là con rắn mà không phải là một con gì hay vật gì khác. Khi thì thấy hai con, khi thì một con quấn quanh một cây gậy; có khi thì cái ly hay cốc (hay gặp trong ngành Dược).

Rắn là một linh vật đối với Ấn Độ giáo (Hinduism). Tại những đền chịu ảnh hưởng văn hóa Ấn Độ giáo như Campuchia và Thái Lan, chúng ta thấy tượng rắn thần Naga khắp nơi. Naga theo tiếng Phạn có nghĩa là rắn lớn, và được xem là thần rắn trong Ấn Độ giáo. Naga được gắn với hai vị thần quan trọng là Vishnu và Shiva, biểu trưng cho sự sinh thành, phát triển và huỷ diệt, nâng đỡ và bảo đảm sự ổn định của thế giới.

Thần Esculape – ông tổ của ngành Y Dược

Theo thần thoại Hy Lạp, một lần, thần Esculape đến thăm một người bạn bị bệnh, ông trông thấy một con rắn độc đang bò vào nhà và đã đánh chết nó. Ngay sau đó, một con rắn khác lại tiến vào và trên miệng ngậm một lá cỏ đến mớm cho đồng loại vừa mới bị đánh chết. Kỳ lạ thay, con rắn chết bỗng hồi sinh. Esculape tình cờ biết được thứ cỏ lạ đấy, nghiên cứu và tìm hiểu thêm, từ đó trở thành một thần y chữa bệnh cứu sống rất nhiều người.Trên thiên đình, thần vương Jupiter thấy thế, sợ tài năng của Esculape sẽ làm cho loài người thoát khỏi luật sinh tử, nên đã sai độc nhãn quỷ Cyclope tạo ra sét và đánh chết vị y sư. Cũng nhờ có cha là thần Apollon xin, nên được thần vương Jupiter cho lên ở lại chùm sao Nhân Mã (Sagittaire)…. Từ đó, Esculape được tôn vinh như vị thần y khoa, và thường lấy hình ảnh hai con rắn quấn quanh cái gậy của người làm biểu tượng cho ngành y. Ngày nay, tại thành phố cổ Epidaure vẫn còn di tích ngôi đền thờ thần Esculape.

Sử cổ La Mã chép truyện về Andro Machus, y sư của Catus Claudius, một vị tướng nổi tiếng thành Rome. Ông đã tìm ra thuốc trị rắn cắn bằng chính nọc độc của chúng, nhờ đó quân La Mã thoát chết bởi đoàn rắn độc của tướng Hung nô Annibal.

Năm 290 trước công nguyên, La Mã bị dịch, người bệnh phải dâng ly rượu cúng thần Esculape mong tai qua nạn khỏi. Vì thế, về sau người ta vẽ thêm một cái ly bên cạnh con rắn, biểu tượng cho ngành dược.

Đối với Tây y, rắn chiếm vị trí khiêm nhường trong số khổng lồ các phương thuốc trị liệu nhưng lại có vinh dự trở thành biểu tượng có tính chất truyền thống của cả ngành Y và ngành Dược. Biểu tượng ngành Y là hình con rắn quấn quanh cây gậy. Còn biểu tượng ngành Dược là con rắn có đuôi quấn quanh chân một cái ly đựng thuốc và thân của nó vòng qua miệng ly để đầu chúi xuống, thả lưỡi nếm thuốc. Biểu tượng ngành Dược thường gọi nhiều tên như: “Cái ly con rắn”, “Cái cốc con rắn” hoặc “Chén thuốc Hygeia”.

Kể từ năm 1796, chén thuốc Hygeia được Pháp chính thức xem là biểu tượng ngành Dược và Hiệp hội Dược học Paris đã phát hành biểu tượng được đúc bằng đồng hình cái ly và con rắn. Khi Pháp xâm chiếm và phổ biến nền Y – Dược phương Tây vào đất nước ta nên mặc nhiên chúng ta cũng thừa nhận biểu tượng ngành Dược này của Pháp.

Các nhà thuốc tây ở ta trước đây luôn treo bảng hiệu có dấu thập xanh lá cây và hình cái ly con rắn. Còn ở Mỹ, Hội Dược sĩ Hoa Kỳ (APhA) chính thức công nhận chén thuốc Hygeia là biểu tượng ngành Dược từ năm 1964.

Ngoài biểu tượng con rắn và cây gậy của Asclepius, nhiều khi một y hiệu có hai con rắn cuốn một cây gậy, và hai bên có đôi cánh cũng được dùng làm biểu hiệu cho ngành y hay y sĩ. Biểu tượng có hai con rắn cuốn trên một cây gậy có cánh thường được gọi là Caduceus. Chữ Caduceus gốc Hy Lạp có nghĩa là “Đũa thần của sứ giả”. Ngành Quân Y của Mỹ dùng biểu tượng này từ năm 1856 làm biểu tượng riêng của họ, khác với biểu tượng chính thức của ngành Y từ trước đó với một con rắn quấn trên một cây gậy.

Nguồn: Trường Cao đẳng Y Khoa Phạm Ngọc Thạch tổng hợp

130+ Hình Xăm Con Rắn Biểu Tượng Của Sự Cám Dỗ Đầy Hiểm Độc

Rắn là một trong những loài bò sát nguy hiểm trong tự nhiên khiến cho nhiều người sợ hãi. Nó cũng góp mặt trong hàng ngàn câu chuyện cổ tích từ xưa đến nay với hình tượng xảo trá, hiểm độc. Tuy nhiên, sức quyến rũ bí ẩn của rắn chắc chắn sẽ khiến cho bạn cảm thấy tò mò với loài vật này. Cùng tìm hiểu và chiêm ngưỡng bộ sưu tập hình xăm rắn ấn tượng nhất qua bài viết sau đây!

I. Ý nghĩa hình xăm rắn đối với cuộc sống

Rắn là một trong những loài bò sát không chân với thân hình trơn, dài và lớp da sần đặc trưng. Chúng có rất nhiều màu sắc đa dạng và thường mang trong mình chất nọc cực độc. Nếu bị rắn cắn, rất có thể bạn sẽ có nguy cơ tử vong nếu như không được chữa trị kịp thời. Chính vì thế, nó cũng là nỗi ám ảnh và khiếp sợ của rất nhiều người.

Tuy nhiên, nếu bạn là con người có chiều sâu về tâm hồn và nhận ra sự đa dạng của chính bản thân mình thì có thể bạn sẽ bị hấp dẫn bởi 1 hình xăm con rắn. Tại sao lại như vậy? Cùng tìm hiểu ý nghĩa của hình xăm rắn trong các nền văn hóa khác nhau ngay sau đây.

Hình xăm rắn đã được yêu thích kể từ khi nghệ thuật xăm hình trở nên phổ biến. Nó thể hiện sự đa dạng độc đáo, thu hút nhiều người yêu thích xăm hình nghệ thuật. Trong khi con rắn được hầu hết các loài động vật và thậm chí cả con người sợ hãi, nó đã trở thành một trong những ý tưởng tattoo phổ biến vì những đặc điểm mạnh mẽ mang tính tượng trưng của loài vật này.

Đối với người Hy Lạp, tattoo con rắn cho nhiều người đại diện cho sự khởi đầu mới, sự tái sinh, sự thức tỉnh, tương tự như cách con rắn lột da và bắt đầu lại.

Rắn là một kẻ săn mồi phục kích, có nghĩa là nó cẩn thận và từ từ tính toán con mồi, dành thời gian thu thập thông tin, sau đó di chuyển để nuốt chửng toàn bộ đối thủ. Vì thế nó là biểu tượng của trí tuệ, sự xảo quyệt đầy cám dỗ.

Loài rắn cũng được nhắc đến trong câu chuyện về Adam và Eva, nó đã dụ dỗ họ ăn trái cấm để rồi cả 2 có một kết cục bi thảm. Vì thế rắn cũng đại diện cho cám dỗ, tội lỗi và sự xấu xa.

Trong những câu truyện thần thoại, nữ quỷ Medusa mang mái tóc rắn, sở hữu cái nhìn sắc lẹm sẽ hóa đá bất cứ sinh vật nào nhìn vào đôi mắt đó. Vì thế, hình xăm rắn còn đại diện cho sự độc ác.

Ngoài ra rắn có thể đại diện cho sự ra đời, ma thuật, đổi mới, phòng thủ, bí ẩn và đặc biệt là bảo vệ.

Nhiều người quan niệm rằng hình xăm con rắn đại diện cho việc tìm kiếm sự cân bằng trong cuộc đời họ. Con rắn đại diện cho một sự chuyển hóa trong cuộc sống của một người, để lại đằng sau cái xác của một mối quan hệ cũ, nghiện ngập, sự nghiệp hoặc niềm tin không còn quan trọng đối với họ nữa.

Có rất nhiều quan điểm mang tính tích cực và tiêu cực về hình xăm con rắn. Tuy nhiên, bạn nên hiểu rằng chúng thường dành cho những người nắm giữ những bí mật đen tối hoặc có tính cách bí ẩn. Nếu bạn tin rằng bạn có những đặc điểm này, thì tattoo con rắn chắc chắn sẽ dành cho bạn.

II. Có nên xăm hình rắn không? Tuổi rắn xăm hình gì hợp?

tattoo 2 con rắn quấn nhau màu đen trắng

III. Tổng hợp những hình xăm con rắn đẹp độc đáo nhất

Do hình dáng thon dài của con rắn nên vị trí trông đẹp nhất để xăm hình đó là trên cánh tay, cổ chân và đùi theo thiết kế con rắn quấn xung quanh. Đối với các mẫu thiết kế lớn hơn, bạn nên xăm tại các vị trí như trên lưng hay ngực của bạn.

Rất nhiều người không muốn để lộ tattoo rắn của mình bởi nó có thể khiến cho người khác cảm thấy sợ hãi. Chính vì thế, hình con rắn nhỏ rất dễ dàng che giấu nhưng đồng thời cũng tạo nên nét độc đáo, cuốn hút cho chủ nhân.

Hoa hồng là biểu tượng của tình yêu, tình cảm và vẻ đẹp. Nó cũng hướng đến bản chất thuần khiết, trong sáng và nữ tính. Tuy nhiên, kết hợp xăm hình hoa hồng và rắn sẽ mang ý nghĩa cám dỗ bởi một hình ảnh như vậy sẽ khiến cho nó mất đi sự gây thơ vốn có. Theo đó vẻ đẹp của một bông hoa mỏng manh bị mất đi dưới bàn tay của một kẻ lừa đảo độc ác say đắm.

Từ bờ sông Nile Ai Cập đến các đền thờ Hindu ở Ấn Độ, rắn hổ mang chúa được tôn sùng như một biểu tượng thiêng liêng của các vị Thần. Là biểu tượng hoàng gia của các Pharaoh, rắn hổ mang đại diện cho dòng dõi cao quý của nhà vua và là chìa khóa để chỉ huy lòng trung thành của các công dân của Đế quốc Ai Cập.

Trên khắp các Miến Điện ở Ấn Độ, những người được gọi là “Phù thủy rắn” thường ngồi bên đường và thổi kèn để “thôi miên”, điều khiển con rắn hổ mang bên trong chiếc giỏ uốn éo theo điệu nhạc. Chính vì thế, tattoo con rắn hổ mang chúa thể hiện mối liên hệ của bạn với Thần và là biểu tượng của các tầng lớp quý tộc và sự giàu có.

Rồng và rắn đều có điểm chung là kích thước cơ thể dài, chúng cũng được coi là biểu tượng của sự cân bằng. Trong khi rồng đại diện cho sự hoang dã và niềm đam mê, thì con rắn đại diện cho sự bình tĩnh và xảo quyệt của thiên nhiên.

Không có gì lạ khi rồng và rắn là một cách giải thích khác về Âm Dương – biểu tượng của sự cân bằng. Rồng loài vật có tính cách hoang dã, đam mê và thường có bản chất nam tính dứt khoát nên là biểu tượng đại diện cho cực Dương. Mặt khác, rắn đại diện cho cực Âm với bản chất bình tĩnh, xảo quyệt, lý trí. Rồng hành động, trong khi rắn suy nghĩ, tính toán kỹ lưỡng nên kết hợp cùng nhau, chúng cân bằng hoàn hảo với nhau trong những điệu nhảy của cuộc sống.

Rắn 3D là ý tưởng thiết kế đầy ấn tượng cho phái mạnh. Nó không chỉ thể hiện cá tính mạnh mẽ mà còn mang đầy tính nghệ thuật. Con rắn 3D hiện diện trên cơ thể như muốn giải phóng cơn giận dữ của nó bất cứ lúc nào, nó sẵn sàng tấn công kẻ thù trong tích tắc.

Chính vì thế, xăm hình xăm 3D sẽ khiến cho người khác phải dè chừng bạn, thể hiện sự nguy hiểm tiềm ẩn bên trong tính cách của mình và cảnh báo người khác rằng bạn không phải là kẻ dễ bắt nạt.

Một con rắn đại diện cho sự cám dỗ và xấu xa trong khi đại bàng là một loài động vật dành riêng cho sự tôn trọng và cao quý. Hai con vật tương phản kết hợp trong cùng 1 thiết kế hình xăm đại bàng và rắn cho thấy một cuộc xung đột giữa cái thiện và cái ác. Đây là một cuộc xung đột giữa bản chất tự nhiên, hoang dã và nó cũng đại diện cho cuộc đấu tranh của bản thân trong cuộc sống thực khi đưa ra quyết định về việc làm những gì được coi là đúng và có trách nhiệm đạo đức.

Trong các kiểu thiết kế hình xăm này, đại bàng được khắc họa rõ nét hơn con rắn và được đại diện như một kẻ chiến thắng.

Hình xăm hoa văn rắn và đầu lâu xung quanh

Tattoo rắn full tay cho nam giới

Giá mỗi tattoo rắn như trên sẽ dao động từ 500k – 2 triệu VNĐ, tùy tuộc vào kích thước cũng như độ khó của hình xăm mà bạn lựa chọn.

Một Vài Ý Nghĩa Biểu Tượng Về Rắn

Một vài ý nghĩa biểu tượng về rắn

ThS. Nguyễn Thị Tuyết

         Thuở ban sơ, người nguyên thủy, bằng cái giá của kinh nghiệm thực tế đã hun đúc và chuyển giao cho chúng ta kho báu ẩn dấu sự minh triết như khối tài sản đất đai vô tận… Lần theo con đường tiến hóa đầy chất thơ của thế giới biểu tượng, bằng niềm tin và khoa học, chúng ta dần vén mở những tấm màn bí mật, làm phát lộ những bí ẩn của vô thức, khai mở trí tuệ về cái chưa biết, nhằm tìm ra chân lý, niềm vui và ý nghĩa ẩn kín, thiêng liêng của mọi điều trên mặt đất đầy mê đắm và khủng khiếp này. Khám phá ý nghĩa biểu tượng về loài rắn là một ví dụ mang tính điển hình, bởi vì rắn không chỉ song hành với con người ngay từ ngày Sáng thế mà còn thiên khải nguồn gốc vũ trụ, tôn giáo và bước qua ý nghĩa luân lý.

         Trong bài này, người viết chỉ tổng hợp một số tài liệu nhằm thể hiện một vài ý nghĩa biểu tượng của loài rắn như rắn và nguồn gốc vũ trụ, Rắn như là tác nhân của mọi quá trình chuyển hóa, rắn là chúa tể của phụ nữ, rắn mang ý nghĩa của sự bất tử…

        Rắn và nguồn gốc vũ trụ

        Andre Virel, trong cuốn Lịch sử hình ảnh của chúng ta, đã tìm thấy sự tương ứng giữa sự phát triển các khái niệm về thời gian, không gian, trong sự tiến hóa sinh học của lịch sử loài người với sự phát triển ý thức của loài người thông qua các hình ảnh biểu tượng. Các hình ảnh ấy được sắp xếp cơ bản thành ba giai đoạn là vũ trụ sinh, phân sinh và tự sinh. Tự trong biểu tượng Rắn phản ảnh đầy đủ cả ba giai đoạn trên.

     Ở giai đoạn thứ nhất, trong mối liên hệ mật thiết với rồng và giao long (Leviathan, theo tiếng Hebreu cổ), rắn mang sức mạnh của sự sống, nó khạc ra các nguồn nước khởi nguyên, và quả trứng vũ trụ và nó cũng là chủ nhân cất giấu hòn đá sấm. Điều này được phản ánh một cách thẫm đẫm màu sắc thi ca trong truyện Thạch sùng còn thiếu mẻ kho, rằng mọi vàng bạc châu báu trên thế gian này cũng không quý bằng viên ngọc đem lại sự sống mà Thạch Sùng là chủ nhân của nó: ta có một viên ngọc, mùa nóng đeo vào thì mát, mùa rét đeo vào thì ấm. Tôi chắc trong thiên hạ có một không hai[1].

       Nước là môi trường sống của rắn, đồng thời cũng là nguyên liệu ban đầu của sự sống. Hình dáng của rắn như là khởi nguyên của hình dáng những con sông, nó mềm mại và uốn lượn như chính sự sinh sôi nảy nở không ngừng của cuộc sống này. Sự tương đồng ấy không chỉ là do trực quan phát hiện của người hiện đại mà còn được phản ảnh trong Thần thoại Hy Lạp, con sông Acheelos đã hiện hình rắn để đối đầu với Heracles. Trong thần thoại Ấn Độ, những con rắn thần được coi là Naga, đôi khi nó xuất hiện với hình dáng là đầu người mình rắn. Những con rắn thần đã cuộn mình nổi trên biển để đỡ cho thần Visnu quá trình tạo dựng vũ trụ; trong kinh Vêđa, hình tượng rắn thần Vritra được miêu tả như một vị thần canh giữ những dòng sông; còn trong huyền thoại khai thiên lập địa của người Trung Quốc, Bàn Cổ xuất hiện như một vị thần khai sáng cũng được miêu tả: Bàn Cổ có đầu rồng, mình rắn, thở ra thành gió mưa, rít lên thành sấm chớp, mở con mắt ra thì là ban ngày, nhắm con mắt lại thì là ban đêm[2].

       Nếu ở giai đoạn thứ nhất rắn có khả năng khạc ra ngững nguyên liệu ban đầu của sự sống như là giai đoạn vũ trụ sinh thì giai đoạn thứ hai là giai đoạn phân sinh, đó là quá trình chuyển hóa từ nhất nguyên sang lưỡng phân trong sự tách rời đối xứng. Sự lưỡng phân đó của vũ trụ trong thế giới quan của người xưa qua biểu tượng rắn là gậy rắn thần (biểu tượng của thần Hermes). Đó là một cái gậy mà xung quanh có hai con rắn uốn lượn ngược chiều nhau như một đường xoắn kép. Sự phân tách của hai bình diện: trái – phải, ngày – đêm, lợi ích – ác hại,… biểu tượng này như chính là sự phân tách của trời và đất từ cõi hỗn mang, như sự phân cực âm dương trong triết học Trung Hoa. Sự phân tách một cách cân bằng và đối lập trên cây gậy rắn thần biểu tượng cho sự cân bằng và đối cực của hai dòng vũ trụ trái chiều, sự dao động của cuộc sống con người luân phiên qua lại giữa thiện và ác[3].

        Không dừng lại ở đó, hình ảnh con rắn tự ngậm đuôi mình (Ouroboros) như một vòng tròn bất tận, biểu tượng cho sự vận động liên tục, sự kết hợp giới tính tự trong bản thân, tự thụ thai thường trực – hình ảnh chiếc đuôi cắm sâu vào miệng nó, sự chuyển vị bất tận từ chết sang sống bởi nó tự tiêm nọc độc vào cơ thể… Đó là sự hồi qui bất tận cho vòng tròn tái sinh không dứt, là cái chết thoát thai ra từ sự sống và sự sống hồi sinh từ cái chết, là quá trình tự sinh hằng hằng.

         Rắn như là tác nhân của mọi quá trình chuyển hóa

        Gắn liền với ý tưởng về sự sống, rắn được hình dung như là tác nhân của các biển đổi, sự chuyển hóa của các mặt đối lập: ngày và đêm, sống và chết, dương thế và âm ty, hủy diệt và tái sinh, vật chất và tinh thần, bản năng và ý thức,… Trong nhiều nền văn hóa Trung Mỹ, con rắn đã được coi như là cửa ngõ giao thoa giữa hai thế giới[4]. Hình ảnh rắn cầu vồng (serpent rainbow) xuất hiện trong nhiều nền văn hóa như là sự thông thiên, xuyên qua các mặt đối lập trên. Cầu vồng nối phần trên và phần dưới của thế giới và chỉ hiện lên sau cơn mưa. Hình ảnh ấy khiến người ta liên tưởng đến hình ảnh con rắn đang uống nước biển như là huyền thoại về con rắn nguyên lai vĩ đại, biểu hiện của cõi bất phân nguyên thủy. Nó nằm ở đầu và cũng là ở cuối trong mọi sự hiển lộ.

       Trong một số bức tranh của người Ai Cập, rắn Vipe biểu tượng cho những cuộc hóa thân đưa dẫn người quá cố từ những hình thái cuộc sống trần thế này sang những hình thái cuộc sống tái sinh, trong một thế giới khác. Quá trình ấy được thể hiện: người chết bị nuốt vào đằng miệng và thoát ra ở đằng đuôi, (hoặc ngược lại). Rắn Vipe, bản thân mang nọc độc chết người, ở đây lại mang vai trò là lò luyện của những chuyển đổi[5]. Điều đó gợi ta liên tưởng đến sự cải tử hoàn sinh như một quá trình luyện đan kỳ bí. Và đó cũng là quá trình vận động chuyển đổi ngày đêm, âm dương trong nhịp điệu của vũ trụ.

        Thánh Kinh được xem là một trong những quyển sách đầu tiên của nhân loại, và giá trị của nó đã có địa vị vững vàng trong chân trời tri thức, như những ẩn dụ miên viễn hằng hà. Từ những trang đầu tiên của cuốn Cựu ước, con rắn đã xuất hiện như sự trỗi dậy của cái phần mà lý trí con người không kiểm soát được, con rắn “con vật thông minh hơn mọi loài vật khác” đã cám dỗ (hay đã thức tỉnh) Eva. Thượng đế cấm con người ăn trái của cây giúp phân biệt tốt xấu (cây tri thức) và đe dọa rằng con người sẽ chết nếu không vâng lời. Con rắn biểu tượng cho sự nhạy bén, cho trực giác minh tuệ đã nói với Eva: “không chắc là ngươi sẽ chết, vì Thượng đế biết rằng vào ngày mà ngươi ăn quả của cây khôn ngoan, mắt của ngươi sẽ mở ra và sẽ trở nên giống Thượng đế, sẽ biết phân biệt thiện ác” (Sáng thế ký, chương 3). Hình ảnh con rắn ở đây có lẽ là một phúng dụ cho việc bước qua lời nguyền của ý thức độc đoán để đạt được sự hiểu biết bằng trực giác và vô thức.

         Điều này cũng được phản ảnh trong thần thoại Hy Lạp ở sự ra đời kỳ lạ của nữ thần Athena – nữ thần của minh triết, nhảy ra từ vầng trán bổ đôi toang hoác của vị thần Zeus hùng mạnh. Athena là nhất nguyên sơ khởi của hai vị thần, hai mặt đối lập: Apollon và Dionysus. Apollon vị thần lạnh lùng điềm đạm, “người ngời sáng”, là vị thân của suy lý, khoa học, y học, triết học… trái lại, Dionysus là vị thần của hoan lạc khoái cảm, đầy đam mê, rắn là một trong hai con vật (rắn và cừu đực, hai biểu tượng của dương vật) nằm dưới sự che chở của thần. Dionysus không trí tuệ nhưng thông suốt bằng linh cảm và trực giác. Để được kiểm soát ngôi đền tiên tri Delphi – biểu tượng của trí tuệ và sự công chính, Apollon đã giết con mãng xà khổng lồ Python – con vật linh thiêng của Dionysus. Đây như là một dẫn dụ tinh tế về việc não trái lấn át mạnh mẽ, và đã giành được thế trội như thế nào so với não phải. Người hiện đại nhận ra rằng để có được bộ não siêu đẳng, để có được sự minh triết thì cần sự kết hợp giữa ý thức và vô thức, sự dung hòa giữa tâm hồn và trí tuệ…

         Rắn là chúa tể của phụ nữ

         Gắn với ý niệm về người đem lại sự sống nhiều truyền thuyết cho rằng rắn là chúa tế của phụ nữ. Từ đức bà Maria, mẹ của đức chúa trời nhập thân, đến nữ thần Athena đều có con rắn làm biểu hiệu[6]. Những di chỉ khảo cổ để lại đã khẳng định: tại Iran, trong đền thờ thần Bel (thần ánh sáng) có hình ảnh của nữ thần Rhea (nữ thần màu mỡ, sinh sản, được xem là mẹ của các vị thần), ngồi trên ngai vàng, đầu gối quỳ trên hai sư tử, và gần một con rắn màu bạc lớn. Cũng có một hình ảnh của nữ thần Juno (người La Mã xem bà là nữ thần coi sóc tình yêu và hôn nhân) tay phải đang cầm đầu một con rắn[7]. Rắn như mẫu gốc của anh chàng Don Juan đầy đam mê. Truyền thuyết đã nói về bà mẹ của hoàng đế Auguste, rằng có một con rắn đã đến với bà trong giấc mơ, tại đền thờ Apollon. Cũng những truyền thuyết như thế cắt nghĩa sự ra đời kỳ diệu của Alexandre đại đế, của Hán Cao Tổ…

        Còn Will Durant, trong Nguồn gốc văn minh, khẳng định trong truyện địa đàng con rắn chắc chắn là tượng trưng cho dương vật[8]. Kết luận này nhận được sự đồng thuận của nhiều nhà nghiên cứu. Với ý nghĩa đó, rắn trở thành con vật linh thiêng. Một số bộ tộc còn xem rắn là vật tổ (Totem). Người Việt ta cũng xem rắn là vật tổ, điều này được thể hiện trong truyện Con rồng cháu tiên, Lạc Long Quân thuộc nòi rồng. Theo Frazer trong tác phẩm Cành vàng ông đã khảo sát và nhận thấy phong tục tập quán của người Mirasans, ở vùng Penjab đã tiến hành lễ ban thánh thể, thờ cúng con rắn mỗi năm một lần vào dịp tháng Chín và diễn ra trong vòng Chín ngày để cầu mong sự phồn thực. Frazer cũng kể rằng: một con rắn bò vào dường phụ nữ, người ta không giết nó, vì nó được xem là hóa kiếp của linh hồn một vị tổ tiên hay một người họ hàng đã từ trần đến báo cho người phụ nữ biết rằng đứa con sắp ra đời sẽ lành lặn[9]. Phụ nữ Ấn Độ cũng tin rằng rắn canh giữ linh hồn trẻ con mà phân phối cho loài người lần lượt theo nhu cầu của họ. Điều này có sự gặp gỡ kỳ lạ trong ý nghĩa Hán tự cổ: Tỵ là bào thai,  có lẽ tượng hình cho thấy dạng nằm uốn cong của đứa bé trong bụng mẹ[10].  Như vậy, rắn không chỉ tượng trưng cho sự khôn ngoan mà còn là biểu hiện của tín ngưỡng phồn thực.

         Song, biểu tượng bao giờ cũng mang tính hai mặt, và vận động theo hai quá trình đối lập. Câu chuyện ở vườn địa đàng, con rắn là kẻ cám dỗ, kẻ chống chúa, kẻ tội lỗi. Nó là chúa tể của lực lượng sống khi vượt qua giới hạn, nó không còn là biểu tượng của khả năng sinh sản nữa mà là sự dâm đãng, đã cướp mất sự e lệ trinh trắng của Eva, nó đã khêu gợi cho Eva niềm ham muốn giao cấu theo kiểu động vật với tất cả mọi sự trơ trẽn và tất cả mọi sự đồi bại thú vật ở con người[11]. Có lẽ, trong ý nghĩa đó, chúa trời mới tuyên phán rằng “con rắn chính là sa-tan, là ma quỷ” (Khải huyền 20:2). Phải chăng, vì vậy mà người phụ nữ gian dâm bị xem là con rắn độc, là hồ ly tinh.

          Rắn biểu tượng cho sự bất tử

        Trong văn hóa Việt Nam dân gian có câu: Rắn già rắn lột/ Người già người cột vào săng, gắn liền với câu chuyện về sự khôn ngoan, ranh ma của loài rắn. Chuyện kể rằng: Ngọc Đế sai Thiên Lôi xuống dương gian truyền lệnh: “Người già người lột, rắn già cột vào săng”, không hiểu sao, Rắn biết được và tìm cách “mua chuộc” Thiên Lôi, khi đến hạ giới Thiên Lôi lại phán ngược lại, nên người già, người chết, rắn già thì rắn lột da. Sự tích này có sự gặp gỡ, trùng lặp ở nhiều nền văn hóa. Ở tân Pomeranie, một con quỷ tốt bụng muốn loài rắn chết đi còn loài người sẽ lột da sống đời đời. Chẳng may, một con quỷ ác độc đã tìm được cách đảo ngược sự sắp đặt đó. Chính vì vậy mà rắn thì cứ lột da trẻ mãi, còn con người thì cứ phải chết. Điều này cũng được W. Durant khẳng định: con người thì phải chết còn loài rắn thì lột da bất tử là do sự lầm lẫn của các vị thần linh[12].

      Phải chăng sự bất tử là khát vọng muôn đời của con người nên ngành Y và ngành Dược đều chọn con rắn (gậy rắn thần) làm biểu tượng? Ở đây, rắn không phải là thầy thuốc mà là y học, là trí tuệ. Người thầy thuốc điều trị phải đem nó mà thử nghiệm trước tiên vào chính mình để học cách sử dụng vì lợi ích của xã hội.

       Huyền thoại gậy rắn thần gắn liền với Ascleptos trong Thần thoại Hy Lạp, ông được tôn làm thần của y học vì đã biết dùng các chất độc để chữa bệnh và làm sống lại những người đã chết. Đó là sự khẳng định vị thuốc có tác dụng kép. Điều này được thể hiện rất rõ trong câu chuyện Rắn trả ơn trong kho tàng truyện cổ Phật giáo. Truyện kể đức Phật khi còn ở nhân địa có lòng từ bi, cứu giúp muôn loài, nhưng oái ăm, cứu người thị bị báo oán không cách gì thanh minh được. Con rắn thông minh đã trả ơn ân nhân bằng cách lén bò vào vương cung cắn vào chân thái tử, đồng thời cho ân nhân tiên dược đây là một loại thuốc có một không hai, có thể giải độc và xoa dịu mọi đau đớn trong chớp nhoáng[13], để có cơ hội cứu người mà thoát nạn. Chất độc của rắn biến thành thuốc chữa bệnh, như một sinh lực đồi bại tìm thấy lại con đường ngay thẳng.

        Rắn có được sự bất tử là bởi nó có được vị thuốc thần như phép màu. Điều này xuất hiện trong nhiều truyện cổ tích, tiêu biểu là truyện Ba chiếc lá rắn của anh em nhà Grim. Ba chiếc lá rắn thần có khả năng cải tử hoàn sinh. Hơn nữa, sự bất tử nằm ngay trong bản nguyên tính lưỡng trị giới tính, vừa là tử cung vừa là dương vật của loài rắn, bản chất vừa thiêu đốt bằng nọc độc của mình lại vừa như là một lưu thể đã biến thành nguồn sự sống, cũng như cái chết trong sự hằng tồn.

         Bất chấp mọi nỗ lực toan tính nhằm loại bỏ những huyền tượng ra khỏi lãnh địa khoa học và đời sống nhưng những huyền thoại về rắn vẫn luôn mới mẻ và đầy sức vẫy gọi. Là loài vật mang ý nghĩa biểu trưng phong phú, đa dạng vào loại bậc nhất, ở nước ta rắn xuất hiện trong nhiều câu chuyện, câu ca, tục ngữ, thành ngữ. Rắn hiện lên vừa linh thiêng vừa độc dữ, nó báo oán và trả ân một cách thật rạch ròi như khát vọng công chính muôn đời.

         Năm Quý Tỵ sắp đến chúng ta đều mong muốn rằng con vật linh thiêng này sẽ đem đến sức sống mạnh mẽ, sự hài hòa, phồn thực, phát triển và vẻ đẹp của sự thông tuệ sáng suốt như trí lực siêu phàm của một trong những loài vật được xem là Ngũ linh này.

————————–

Tài liệu tham khảo

[1] Nguyễn Đổng Chi, Thạch Sùng còn thiếu mẻ kho hay là sự tích con mối, nguồn: http://vnthuquan.net

[2] Bàn Cổ, nguồn: http://vi.wikipedia.org

[3], [5], [6], [11] Chevalier J., Gheerbrant A. (Phạm Vĩnh Cư chủ biên) (2002), Từ điển biểu tượng văn hóa thế giới, Nxb Đà Nẵng, Đà Nẵng, tr. 352, 775, 767, 771.

[9] Frazer J. G. (Ngô Bình Lâm dịch) (2007), Cành vàng, Nxb Văn hóa Thông tin, Hà Nội, tr.847.

[8], [12] Durant W. (Nguyễn Hiến Lê dịch), Nguồn gốc văn minh (2006), Nxb Văn hóa thông tin, tr.138, 129.

[4], [7] Trần Minh Hường, Hình tượng rắn qua tục thờ và huyền thoại, nguồn:        http://www.vanhoahoc.vn

[10] Nguyễn Cung Thông, Nguồn gốc Việt Nam của tên 12 con giáp Tỵ – (Rắn), nguồn: http://www.dunglac.org

[13] Rắn trả ơn – Chuyện cổ Phật giáo, nguồn: http://rongmotamhon.net

Share this:

Twitter

Facebook

Like this:

Số lượt thích

Đang tải…

Cập nhật thông tin chi tiết về Biểu Tượng Con Rắn Trong Sách Sáng Thế trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!