Xu Hướng 6/2023 # Bộ Y Tế Nói Gì Về Người Đang Ở Hà Nội Không Được Về Quê Ăn Tết? # Top 13 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Bộ Y Tế Nói Gì Về Thông Tin Người Đang Ở Hà Nội Không Được Về Quê Ăn Tết? # Top 13 View

Bạn đang xem bài viết Bộ Y Tế Nói Gì Về Người Đang Ở Hà Nội Không Được Về Quê Ăn Tết? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nơi điều trị, cách ly bệnh nhân COVID-19.

Hiện tại, thời điểm cận Tết Nguyên đán, người dân chuẩn bị về quê đón năm mới cùng gia đình. Vì vậy, nhiều người, đặc biệt là những người đang sinh sống và làm việc ở Hà Nội thắc mắc liệu họ có được về quê và di chuyển tới các địa phương khác trong dịp Tết hay không? Liệu khi về địa phương khác, họ sẽ bị cách ly tế 21 ngày hay không?

Không thuộc thẩm quyền của Bộ Y tế

Có thông tin cho rằng, người Hà Nội thì không được về quê ăn Tết, về vấn đề này, Thứ trưởng Bộ Y tế Đỗ Xuân Tuyên cho biết, việc này đã được Thủ tướng Chính phủ ủy quyền cho các địa phương. Cụ thể, chủ tịch UBND tỉnh sẽ quyết định phạm vi khoanh vùng, phong tỏa, cũng như các trường hợp thuộc diện phải cách ly, theo dõi y tế.

Do đó, việc có cách ly người từ 10 tỉnh, thành đang ghi nhận dịch COVID-19 hiện nay hay không tùy theo quyết định của lãnh đạo các địa phương.

“Đó là thẩm quyền của UBND các tỉnh, thành, không phải do Bộ Y tế hay Chính phủ quyết định”, Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên nhấn mạnh.

Cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch

Thứ trưởng Đỗ Xuân Tuyên cho rằng, lãnh đạo các địa phương và người dân cần hiểu rõ thế nào là vùng dịch để có biện pháp phù hợp.

Theo đó, vùng có dịch là nơi được chính quyền địa phương xác định và đang bị phong tỏa nghiêm ngặt, ‘nội bất xuất, ngoại bất nhập’. Danh sách cụ thể được căn cứ theo cập nhật của Bộ Y tế về địa chỉ nơi có ca bệnh. Như vậy, những người đang ở vùng dịch, nơi bị phong tỏa, người đi qua những khu vực đang bị phong tỏa tuyệt đối không được di chuyển.

Đối với trường hợp thuộc diện F3, F4 không sinh sống hoặc đi qua các địa điểm bị phong tỏa, có thể di chuyển đến địa phương khác khi được sự đồng ý của chính quyền địa phương nơi cư trú. Ngoài ra, họ bắt buộc phải khai báo với chính quyền ở nơi đến để được theo dõi y tế.

Cũng theo Thứ trưởng Bộ Y tế, hiên nay Cục Y tế Dự phòng đang soạn thảo hướng dẫn chung toàn quốc về vấn đề này. Trong đó, bộ sẽ hướng dẫn cụ thể cho người dân về việc có được di chuyển trong dịp Tết này cũng như các biện pháp phòng hộ.

Đặc biệt, ông Tuyên lưu ý 10 tỉnh, thành có dịch COVID-19, song điều đó không có nghĩa tất cả người dân tại các địa phương này đều thuộc diện cách ly, không được phép di chuyển.

PGS Trần Đắc Phu, chuyên gia cao cấp của Bộ Y tế cũng cho biết, hiện nay căn cứ vào tình hình dịch nên chưa cấm việc người dân Hà Nội không nằm trong vùng dịch đi các nơi, điều đó đồng nghĩa không phải cứ người ở Hà Nội đi về các địa phương là phải thực hiện biện pháp cách ly tế (cách ly tập trung, cách ly tại nhà) trong 21 ngày.

Tuy nhiên, ông lưu ý không chỉ người dân ở Hà Nội mà tất cả người dân nói chung đều phải thực hiện các biện pháp phòng bệnh.

Cụ thể, không đi lại những chỗ không cần thiết, có thể di chuyển bằng phương tiện xe riêng hoặc thuê xe là tốt nhất. Nếu đi bằng các phương tiện công cộng thì phải chấp hành theo quy định của đơn vị vận chuyển (nhà xe, hãng hàng không, bến tàu…) như ngồi giãn cách, đeo khẩu trang, thường xuyên khử khuẩn…

Tương tự, người từ Hà Nội khi về Quảng Ninh, Hải Dương (không vào các vùng dịch) sau khi ăn Tết xong vẫn quay về Hà Nội mà không phải cách ly tế. Tuy nhiên, cần lưu ý thực hiện nghiêm các biện pháp phòng chống dịch như theo dõi sức khỏe, khai báo y tế.

Khi có dấu hiệu sốt, ho, khó thở hãy gọi điện cho đường dây nóng của Bộ Y tế 19009095 hoặc đường dây nóng của y tế địa phương để được.

Có Nên Về Quê Ăn Tết?

Chị Bùi Thị Quyên quê Thành phố Nam Định, quê chồng tại Thái Bình. Hai vợ chồng chị Quyên làm tại chúng tôi và 5 năm nay chưa ra Bắc ăn Tết. Năm nay, mẹ chị Quyên bị ốm nên chị và chồng quyết định ra Bắc ăn Tết với gia đình. Hiện chị Quyên đã đặt vé máy bay cho cả gia đình (hết 27 triệu đồng), chuẩn bị 25 âm lịch bay ra Bắc.

Tuy nhiên, tình hình dịch bệnh như hiện tại khiến nhiều ngày nay vợ chồng chị Quyên lòng như lửa đốt. Chị Quyên cho biết cứ nghĩ không về thì lại tiếc tiền vé, trẻ con háo hức được về Bắc ăn Tết còn về thì đủ nỗi lo sợ. Lúc nào vợ chồng chị Quyên cũng suy nghĩ không biết phải làm thế nào.

Anh Đào Quốc Tuấn (trú tại thành phố Vũng Tàu) cũng mua vé cho vợ con về quê ăn Tết từ 24 tháng Chạp. Nhưng hiện tại, vợ chồng anh đã quyết định không về. Dù vé đã đặt không thể đổi vé, hoàn vé nhưng anh Tuấn lo cho vợ con lây nhiễm bệnh trên đường đi. Nhiều bạn của anh Tuấn về quê bằng xe cá nhân, nhưng gia đình anh Tuấn có 2 bé song sinh mới 22 tháng nên không thể đi xe cá nhân từ Vũng Tàu về Nghệ An.

Cùng hoàn cảnh với chị Quyên, anh Nguyễn Văn Định làm thợ điện nước tại Hạ Long, Quảng Ninh. Khi dịch xảy ra, anh Định và các anh em vẫn đi làm nên không thể về quê kịp. Theo kế hoạch, anh Định và vợ con sẽ về vào 18 tháng Chạp nhưng đến nay thì vợ chồng anh chỉ nằm lại ở phòng trọ chờ đợi có cơ hội về quê ăn Tết.

Anh Định cho biết cuộc sống ở Quảng Ninh hiện tại vẫn ổn. Anh chỉ mong đến khoảng 28 âm sẽ ổn định và có thể về quê ăn Tết. Cứ nghĩ phải xa quê, vợ anh lại mới sinh con và chỉ nằm chờ trong phòng trọ một ngày anh thấy dài vô tận. Nhưng đi lại cũng lo sợ bệnh tật nhất là chủng bệnh này lại dễ lây nhiễm hơn.

Bác sĩ Nguyễn Trần Nam – Bệnh viện Nhi đồng Thành phố Hồ Chí Minh cho biết việc về quê như thế nào để an toàn phòng chống dịch mà vẫn đón Tết vui vẻ, ý nghĩa cũng là suy nghĩ của nhiều người hiện nay.

Hiện tại Bộ Y tế đã công bố hai ổ dịch cần theo dõi thông tin trên báo đài, trên web, các thông tin từ Trung tâm kiểm soát bệnh tật để đưa ra lộ trình phù hợp với gia đình.

Việc lên kế hoạch đi du lịch hiện nay, bác sĩ Nguyễn Trần Nam cho rằng du lịch hay đi về quê người dân cũng cần đảm bảo công tác phòng chống dịch.

Ngày Tết, những chiếc xe khách chật kín người rất nguy hiểm. Ví dụ có những xe 29 chỗ mà nhà xe xếp khách gấp đôi số người. Điều này càng khiến nguy cơ lây bệnh tăng thêm. Việc đi lại bằng máy bay an toàn hơn nhưng vẫn tiềm ẩn nguy cơ lây nhiễm.

Ngoài ra, hiện bệnh đang ở quanh ta xong ngoài bến xe, nơi công cộng nhiều người có đeo khẩu trang nhưng đeo sai cách. Tất cả những điều trên bác sĩ Nam cho rằng nếu thực sự cần phải về quê ăn Tết hay phải đi xa thì mọi người hết sức cân nhắc.

Nếu trên đường về quê, trên đường đi du lịch không may mắc bệnh hoặc trên chuyến xe có ca bệnh thì cả gia đình cũng đều không thể vui vẻ ăn Tết như kế hoạch, vì vậy bác sĩ Nam nhấn mạnh cần suy nghĩ rất kỹ.

Đặc biệt, đối với trẻ em nguy cơ mắc không thua kém người lớn, tuy diễn tiến nặng ít hơn người lớn nhưng trẻ em cũng có thể có nguy cơ mang virus lâu hơn, mang mầm bệnh nhiều hơn nên tốc độ lây sẽ nhanh hơn. Vì thế, với những trường hợp trẻ em cần về quê, đi chơi thì nên bảo vệ trẻ nhỏ một cách tuyệt đối an toàn.

Trẻ dưới 2 tuổi thường khó mang khẩu trang do trẻ bị ngộp thì tốt nhất hạn chế cho trẻ ra khỏi nhà.

Khi về quê, đi chơi du lịch cũng cần chú ý tới các bệnh về tiêu hóa. Việc đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm cũng rất quan trọng song song với phòng chống Covid-19.

TS BS Nguyễn Trần Nam – Trưởng khoa Nhiễm, Bệnh viện Nhi đồng Thành phố, cho biết mặc dù Tết năm trước có Covid-19 nhưng chưa bung ra và không cần lo lắng quá nhưng năm nay Tết người Việt đối đầu với Covid-19 nên tâm lý của mọi người rất căng thẳng.

Nếu trường hợp có thể huỷ chuyển đi về quê ăn Tết, du lịch thì nên huỷ. Còn trường hợp sắp xếp đi được có thể đi các phương tiện cá nhân, phương tiện công cộng ít người. Cố gắng không đi xe khách quá số người quy định, khách bị dồn ép như vậy nguy cơ lây nhiễm bệnh cao hơn.

TS Nam đưa ra lời khuyên cho các gia đình nếu đi về quê cần nhớ:

Cần chuẩn bị thuốc men, có thể cho đi khám sàng lọc trước để chuẩn bị thuốc cho con tốt hơn.

Những đồ đạc, thuốc men có thể mang theo đó là thuốc hạ sốt. Đây là thuốc luôn cần bỏ vào túi. Vì thế thuốc hạ sốt không cần toa nhưng cần dùng đúng liều 10 đến 15 mg/ kg cân nặng. Người lớn có thể dùng viêm 500mg để giảm sốt, đau đầu.

Nước uống bù điện giải cũng cần mang theo để tránh trường hợp trẻ đau bụng, mất nước. Mang nước bù điện giải cần pha đủ liều lượng.

Với gia đình ở miền Nam ra Bắc cần giữ ấm cho trẻ, có thể thoa dầu cho bé, thuốc chống côn trùng đốt, quần áo ấm, nước rửa tay nhanh và khẩu trang. Đi đâu cũng cần mang theo nước rửa tay và khẩu trang để hạn chế vấn đề lây bệnh.

K.Chi

Do Covid, Người Hải Dương, Quảng Ninh Có Được Về Quê Ăn Tết?

Tại Chỉ thị 05, Thủ tướng yêu cầu phong tỏa toàn bộ thành phố Chí Linh thuộc tỉnh Hải Dương, trong đó:

– Thực hiện giãn cách xã hội toàn bộ thành phố, trong thời gian 21 ngày kể từ 12h00 ngày 28/01/2021 theo nguyên tắc cách ly gia đình với gia đình, thôn với thôn, xã với xã, phường với phường…

– Tạm dừng hoạt động vận chuyển hành khách công cộng từ thành phố Chí Linh ra bên ngoài, trừ các trường hợp vì lý do công vụ hoặc trường hợp thật sự cần thiết. Hạn chế tối đa hoạt động của các phương tiện cá nhân.

Như vậy, người dân Chí Linh bị phong tỏa, giãn cách đến hết ngày 06 Tết Tân Sửu.

Đối với các huyện, thị, thành phố khác thuộc tỉnh Hải Dương, Thủ tướng giao Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh Hải Dương căn cứ theo mức độ nguy cơ với từng khu vực trên địa bàn, quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội…

Căn cứ vào Chỉ thị 05, Ủy ban nhân dân Hải Dương đã ban hành Thông báo 21/TB-UBND, yêu cầu từ 0h00 ngày 29/01/2021 cho đến khi có thông báo mới tạm dừng hoạt động vận tải hành khách bằng xe khách tuyến cố định, xe buýt, xe hợp đồng, bao gồm cả phương tiện của các tỉnh, thành phố khác (trừ xe chở công nhân, xe taxi hoạt động nội tỉnh và phải thực hiện biện pháp chống dịch Covid-19).

Như vậy, tại Hải Dương, tạm thời phương tiện tỉnh khác không được ra vào. Người dân cần chờ chỉ đạo của Ủy ban nhân dân cấp tỉnh (căn cứ tình hình dịch bệnh) để có kế hoạch về quê ăn Tết hay không.

Đối với người dân tỉnh Quảng Ninh

Tại Chỉ thị 05, Thủ tướng chỉ yêu cầu Quảng Ninh tạm dừng hoạt động của Cảng Hàng không quốc tế Vân Đồn kể từ 12h00 ngày 28/01/2021.

Việc quyết định áp dụng các biện pháp phong tỏa, giãn cách xã hội được giao cho Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh quyết định.

Theo đó, trưa 29/01/2021, Ủy ban nhân dân tỉnh Quảng Ninh phát đi Công điện số 03/CĐ-UBND yêu cầu phong tỏa toàn bộ xã Bình Dương, thị xã Đông Triều; giãn cách xã hội tại toàn bộ thị xã Đông Triều và áp dụng nghiêm các biện pháp phòng chống dịch Chỉ thị số 16/CT-TTg kể từ 12h00 ngày 29/01/2021 đến 12h00 ngày 23/02/2021 ( hết ngày 12 Tết).

Tỉnh này cũng ban hành Công văn hỏa tốc, cho phép kể từ 10h ngày 29/01/2021, chỉ các loại xe sau được phép hoạt động: xe chở người hoàn thành cách ly y tế; các phương tiện vận tải hàng hóa, nguyên vật liệu phục vụ sản xuất. Tuy nhiên, các xe trên phải kiểm soát và duy trì số lượng người trên xe theo quy định phòng chống dịch.

Được biết, các phương tiện cá nhân cũng bị hạn chế di chuyển tại địa phương này.

Như vậy, đến thời điểm hiện tại, rất khó để ra vào tỉnh Quảng Ninh, và những người xa quê rất khó về quê ăn Tết.

Dẫu vậy, từ nay tới Tết Nguyên đán Tân Sửu 2021 vẫn còn hơn 10 ngày nữa. Với những quyết tâm của lực lượng chức năng, theo lời Phó Thủ tướng Chính phủ Vũ Đức Đam “quyết tâm dập dịch trong vòng 10 ngày“, người dân nhiều nơi tại Quảng Ninh và Hải Dương vẫn có hy vọng dịch được khống chế và được về quê đón Tết.

Sinh Viên Có Nên Về Quê Ăn Tết?

Dẫu biết rằng mỗi nhà, mỗi cảnh khác nhau nhưng những lý do “Tết không về” mà mỗi người đưa ra chưa thật sự phù hợp, vô tình chính họ làm mất đi những giá trị tinh thần mà không thể lấy lại được…

Muôn vàn lý do “không về Tết”

“Con không có tiền về đâu”, “Con phải ở lại kiếm tiền nên Tết không thể về được bố mẹ ạ”, “Tết ở lại làm được nhiều tiền lắm, nên Tết năm nay con sẽ ở lại”… Đó là số ít trong hàng trăm lý do “Tết con không về”.

Đối với những người có hoàn cảnh khó khăn thì mỗi độ Tết đến là dịp để họ tranh thủ kiếm thêm thu nhập. Người lao động làm việc vào những ngày này, thường được trả lương gấp đôi, thậm chí gấp ba so với những ngày thường, ở lại thêm dăm ba ngày nhưng cũng bằng thu nhập cả tháng trước đó.

Chính sức hấp dẫn đó đã khiến nhiều sinh viên quyết định ở lại để làm thêm mặc cho cha mẹ da diết… gọi về !

Vì nhiều lý do khác nhau, thay vì đoàn viên, nhiều bạn trẻ có ý định đón Tết xa nhà.

N.Đ. Huy, sinh viên năm ba (trường Đại học công nghiệp Việt – Hung) từng ăn Tết xa nhà chia sẻ: “Mình nghĩ rằng đã lớn mà chưa giúp gì được cho gia đình nên cần phải làm một điều gì đó để đỡ đần cho cha mẹ.

Dịp Tết này có nhiều việc và thu nhập lại cao nên mình quyết định ở lại để kiếm một khoản tiền đóng học phí cũng như một phần chi tiêu. Đây cũng là dịp cho mình có thêm những trải nghiệm mới. Bố mẹ có ngăn cản nhưng mình vẫn cương quyết ở lại”.

Một sinh viên khác là Đ.T.Thu (quê Thanh Hóa) – sinh viên một trường đại học trên địa bàn Hà Nội tâm sự: “Quê em ở xa, mỗi lần về quê ăn Tết và trở lại trường mất gần triệu bạc tiền tàu xe, mà gia đình em thì khó khăn lắm.

Những năm trước mỗi lần về Tết, nhìn mẹ em chạy vạy lo cho em tiền tàu xe, tiền ăn học mà em không cầm lòng được. Nên năm nay em quyết định sẽ ở lại, như vậy bố mẹ sẽ đỡ được một khoản tiền và em sẽ cố gắng kiếm thêm thu nhập những ngày trong Tết”. Cũng theo Thu cho biết, thì cha mẹ không đồng ý cho mình ở lại, nhưng cô đã thuyết phục để được ở lại.

Ngoài lý do hoàn cảnh khó khăn, một số ít người khác ở lại vì muốn có thêm những trải nghiệm mới. Có trường hợp kiếm cớ ở lại chỉ vì không “nỡ” xa người yêu hay đơn giản chỉ là bận cày game…

Nỗi buồn người chờ đợi…

Niềm hạnh phúc lớn nhất của những bậc làm cha, làm mẹ chỉ là được nhìn thấy những đứa con của mình lớn khôn và trưởng thành. Ngày Tết cả gia đình được sum họp, quây quần và ăn những bữa cơm ấm áp, tưởng chừng đó là những điều mong ước rất giản đơn nhưng với nhiều người thì đó là cả một mong ước lớn.

Bác Phương (quê Phú Thọ) có con trai đang theo học năm cuối tại một trường ĐH ở Hà Nội, nhưng mấy năm nay Tết nào cũng không về ăn Tết cùng gia đình.

“Do gia đình tôi khó khăn, nên năm nào em nó cũng xin ở lại làm Tết để kiếm thêm thu nhập, đỡ đần cho gia đình, tuy gia đình tôi khó nhưng tôi vẫn động viên con là về với bố mẹ ăn Tết, tôi thương nó bao nhiêu lại càng trách bản thân bấy nhiêu vì không thể đem đến cho con cuộc sống đàng hoàng hơn. Nghĩ đến cảnh con mình phải ăn tết một mình ở nơi đất khách quê người mà tôi lại ứa nước mắt….” – Bác Phương rưng rưng.

Cùng cảnh ngộ, bác Trung (quê Bắc Giang) với mái tóc đã bạc trắng đầu tâm sự: “Tiền bạc thì có thể làm ra, chúng nó còn trẻ còn có nhiều cơ hội để kiếm tiền, người có thể làm ra tiền, nhưng tiền không thể làm được ra người.

Ngày Tết lúc nào tôi cũng nhắc nó về nhưng nhất định nó không chịu về. Hai vợ chồng tôi lủi thủi buồn lắm. Chúng nó muốn báo hiếu bố mẹ thì phải học giỏi, thành người, như vậy là đủ rồi”.

Cũng với giọng nặng trĩu u sầu vì con không về ăn Tết, Cô Nhung (quê Yên Bái) nghẹn ngào: “Nhìn hàng xóm có con về thăm nom, sum họp vui vẻ, mà tôi thấy chạnh lòng và tủi thân lắm, tôi có cảm giác rằng mình như đang bị các con bỏ rơi vậy”.

Còn biết bao nhiêu người cha, người mẹ, biết bao gia đình ngày Tết không được đoàn tụ với các con của mình? Đâu phải ai cũng được hưởng một cái Tết sum vầy bên gia đình và những người thân yêu. Đâu phải ai cũng còn cha mẹ, còn một mái ấm để ngóng đợi mình về mỗi lúc xuân sang…

Đôi khi chúng ta vô tình quên đi, hoặc không có cái nhìn sâu xa hơn mà chỉ nhìn vào cái lợi trước mắt cũng rất dễ đánh mất đi thứ tình cảm đặc biệt mà không bao giờ có thể lấy lại được, để đển khi nhận ra và ân hận thì đã quá muộn màng…

Cập nhật thông tin chi tiết về Bộ Y Tế Nói Gì Về Người Đang Ở Hà Nội Không Được Về Quê Ăn Tết? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!