Xu Hướng 12/2023 # Các Loại Sữa Tốt Cho Người Bị Cao Huyết Áp # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Các Loại Sữa Tốt Cho Người Bị Cao Huyết Áp được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Huyết áp lên cao khi áp lực máu tác động lên thành động mạch cao hơn bình thường (huyết áp bình thường dao động trong khoảng 120/80 mmHg hoặc thấp hơn). Nếu không điều trị ngay bệnh cao huyết áp có thể dẫn đến nguy cơ bị mù, bị bệnh tim hoặc bệnh thận. Thay đổi loại sữa đang uống trong chế độ dinh dưỡng cũng là một trong những cách giúp điều trị bệnh cao huyết áp.

1. Sữa ít béo hoặc sữa không béoTheo chế độ dinh dưỡng nhằm ngăn chặn bệnh cao huyết áp DASH khuyến cáo nên hấp thu những thực phẩm và nước uống có hàm lượng chất béo thấp như sữa không béo hoặc ít béo. Vì sữa bột nguyên kem có hàm lượng chất béo bão hòa cao (cứ 250ml sữa bột nguyên kém có chứa tới 8g chất béo, trong đó gần 4.6g là chất béo bão hòa). Nhưng cũng trong 250ml sữa ít béo hoặc sữa tách béo chỉ chứa 0.2g chất béo và trong đó chỉ chứa 0.125g chất béo bão hòa.

2. Các chất béo cần tránh

Chất béo – đặc biệt là chất béo bão hòa và chất béo chuyển hóa – làm tăng nguy cơ tăng cân, từ đó làm huyết áp tăng cao. Nếu bạn được chẩn đoán bị cao huyết áp, mà bạn bị thừa cân nữa sẽ làm cho tình trạng bệnh của bạn tệ hơn. Bệnh cao huyết áp gây ra các mảng bám (chất béo và các chất khác) tích tụ lên thành mạch, từ đó làm tăng nguy cơ mắc các bệnh tim mạch như xơ vữa động mạch. Do đó, chế độ dinh dưỡng có hàm lượng chất béo cao cũng sẽ làm tình trạng bệnh xơ vữa động mạch hay các vấn đề tim mạch có sẵn xấu hơn.

3. Lời khuyên

Người lớn nên hấp thu 3 ly sữa ít béo hoặc không béo mỗi ngày (250ml/ ly). Nếu nguồn cung cấp canxi chính của bạn là sữa, bạn nên bổ sung thêm các loại thực phẩm giàu canxi khác như các loại cá giàu omega-3 (cá mòi đóng hộp, cá hồi…), rau bina, cải xoăn, các loại đậu… vào chế độ ăn uống để bổ sung đủ lượng canxi cần thiết cho cơ thể.

Nếu bạn đã được chẩn đoán mắc bệnh cao huyết áp, bạn nên tuân theo hướng dẫn của bác sĩ trong việc dùng thuốc và cả chế độ dinh dưỡng hàng ngày như giảm hấp thu muối, thức ăn nhanh và các loại đường – tinh bột đã được tinh chế, đồng thời tăng cường hấp thu các loại thực phẩm giàu chất xơ và kali.

Sưu tầm

Người Bị Huyết Áp Cao Có Hiến Máu Được Không?

Chào chuyên gia! Tôi năm nay 47 tuổi. Tôi đi khám sức khỏe và có được chẩn đoán là bị huyết áp cao. Tôi có ý định đăng ký hiến máu, nhưng đang băn khoăn liệu người bị cao huyết áp hiến máu có được không? Có ảnh hưởng gì tới sức khỏe không? Mong được chuyên gia giải đáp thắc mắc này. Xin cảm ơn!

(Anh Mạnh, Phú Thọ)

Trả lời

Chào anh Mạnh! Cảm ơn anh đã gửi câu hỏi về cho chuyên gia. Xin được giải đáp thắc mắc của anh Mạnh như sau:

Cao huyết áp là gì?

Cao huyết áp hay còn gọi là tăng huyết áp, được định nghĩa là tình trạng bệnh lý khi mà áp lực của máu tác động lên thành động mạch tăng cao. Tăng huyết áp được ví như “kẻ giết người thầm lặng” bởi nếu bệnh không được kiểm soát sẽ diễn tiến thầm lặng, gây ra những nguy hiểm và biến chứng khôn lường, làm tổn thương đến nhiều cơ quan đích, thậm chí là tử vong.

Huyết áp cao khi mới khởi phát sẽ không xuất hiện nhiều biểu hiện cụ thể, chính bởi vậy cách tốt nhất để kiểm soát bệnh là chủ động phòng ngừa từ sớm. Bạn hãy bắt đầu bằng cách thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt lành mạnh, tăng cường tập thể dục để nâng cao sức khỏe, theo dõi huyết áp thường xuyên,…

Tuy nhiên, khi huyết áp diễn tiến âm thầm, ở tình trạng cao huyết áp cấp cứu có thể xuất hiện một vài biểu hiện, bao gồm:

Đau đầu, chóng mặt, cảm giác choáng váng

Không thể gắng sức

Suy giảm thị lực, tầm nhìn giảm

Chảy máu cam

Huyết áp cao được chia làm tăng huyết áp nguyên phát (không xác định rõ nguyên nhân, chiếm 95% tổng số ca bệnh) và tăng huyết áp thứ phát (xác định được nguyên nhân gây bệnh).

Nguyên nhân thứ phát gây tăng huyết áp thường là: di truyền, tuổi tác (người cao tuổi thường mắc bệnh cao huyết áp), béo phì, tiểu đường, chế độ ăn uống không lành mạnh (ăn mặn),…

Người bị cao huyết áp có hiến máu được không?

Người bị huyết áp cao hoàn toàn có thể hiến máu miễn là tại thời điểm hiến máu chỉ số huyết áp đo được là bình thường, không bị dao động. Chỉ số huyết áp được chấp nhận đó là huyết áp tâm thu dưới 180 và huyết áp tâm trương dưới 100.

Người bị tăng huyết áp và đang phải uống thuốc hạ áp thì không nên hiến máu, bởi có thể làm ảnh hưởng đến chất lượng máu.

Ngủ đủ giấc, không thức khuya.

Uống nhiều nước

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ, lành mạnh

Không nên uống sữa, rượu, bia trước khi hiến máu.

Chuẩn bị tâm lý thoải mái.

Nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn nhiều đạm, nhiều mỡ.

Sau khi hiến máu, người bị tăng huyết áp cũng nên chăm sóc cơ thể mình, cụ thể:

Không uống rượu bia trong ngày đầu sau khi hiến máu.

Không tự lái xe đi xa, khuân vác, vận động gắng sức, làm việc nặng nhọc trong ngày lấy máu.

Nếu cảm thấy chóng mặt, buồn nôn thì nên nằm nghỉ ngơi, đầu thấp, kê chân cao.

Nếu vết chích bị sưng, bầm tím hãy chườm lạnh.

Bổ sung dinh dưỡng đầy đủ và uống nhiều nước 24 giờ sau hiến máu.

Người bị huyết áp cao cần làm gì để huyết áp ổn định?

Khi đo huyết áp mà chỉ số huyết áp cao hơn bình thường bạn nên tham khảo ý kiến bác sĩ. Sau khi được chẩn đoán kĩ càng về tình trạng bệnh cao huyết áp của bạn, các bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra chiến lược điều trị theo phác đồ của Bộ y tế.

Mục tiêu điều trị sẽ làm duy trì huyết áp mục tiêu dưới 140/90 mmHg, hay thậm chí dưới 130/80 mmHg đối với bệnh nhân mắc bệnh tiểu đường và bệnh thận mạn.

Bên cạnh việc dùng thuốc để cải thiện chỉ số huyết áp cao thì thay đổi lối sống cũng là một phương pháp điều trị được khuyến cáo mà bản thân mỗi người có thể tự điều chỉnh nhằm cải thiện chỉ số huyết áp cao của mình.

Chế độ ăn ngừa cao huyết áp

Chế độ ăn hợp lý được tóm tắt như sau:

Ăn uống lành mạnh, thực phẩm sạch, giàu trái cây, rau xanh, ít chất béo, ăn cá (nhất là các loại có nhiều omega 3 như cá hồi, cá trích…), ăn thịt ít mỡ, thịt gia cầm không da, thịt nạc, sẽ giúp bạn giảm 8-14mmHg trong chỉ số huyết áp.

Ăn nhạt, ít muối: lượng muối nhập dưới 6gr/ ngày. Tương đương với việc bạn chỉ nêm 1 muống cafe muối trong quá trình nấu ăn, ngoài ra bạn không nên ăn kèm nước chấm, không ăn các loại dưa cải muối, hay các thực phẩm có vị mặn khác, các loại thực phẩm làm sẵn, thức ăn nhanh tại các cửa hàng tiện dụng…  Bạn sẽ giảm được 2-8mmHg trong việc tuân thủ chế độ ăn nhạt này.

☛ Chi tiết nhất trong bài: Cao huyết áp nên ăn gì kiêng gì?

Chế độ tập luyện và giảm cân

Rất nhiều người tăng huyết áp bị thừa cân. Tập luyện thể lực là một phần không thể thiếu của chương trình điều trị hằng ngày. Rèn luyện thể dục thể thao tùy theo sức lực và khả năng của bản thân, ví dụ đi bộ tối thiểu 30 phút mỗi ngày, hầu hết các ngày trong tuần, từ đó theo dõi cân nặng cơ thể.

Thể trạng của bạn được đo theo một chỉ số đó là BMI, cách tính chỉ số BMI rất đơn giản theo công thức :

Cân nặng ( tính theo kg) / chiều cao bình phương ( tính theo mét)

Chỉ số BMI lý tưởng nằm trong khoảng 18.5 – 24.9 kg/m2. Bạn sẽ giảm được  5-20 mmHg cho mỗi 10kg mất đi.

Tránh sử dụng các chất kích thích

Nhiều nghiên cứu cho thấy nguy cơ của thuốc lá đối với các bệnh tim mạch nói chung hay tăng huyết áp nói riêng, người tăng huyết áp mà hút thuốc lá sẽ có nguy cơ bị các bệnh tim mạch khác cao gấp nhiều lần. Do vậy hãy tập bỏ thuốc lá ngay nếu bạn đang hút.

Lượng rượu được khuyến cáo tối đa hàng ngày là một đơn vị uống, tương đương 142ml rượu vang đỏ, 341 ml bia, 43ml rượu mạnh. Đây là áp dụng cho người phương Tây, người châu Á có thể lượng thấp hơn. Vì vậy nếu đang uống rượu nhiều hơn mức trên thì bạn nên hạn chế bớt nhằm bảo vệ sức khỏe tốt hơn.

Giữ tinh thần thoải mái

Căng thẳng kích thích các phản ứng của cơ thể tiết ra một số chất, trong đó có chất adrenalin làm tăng biến cố tim mạch ở bệnh nhân tăng huyết áp và làm tăng tần số các cơn tăng huyết áp. Bạn cần giữ tinh thần thoải mái, tránh áp lực, căng thẳng hay xúc động quá mạnh bằng việc hãy tham gia tập luyện, thư giãn để tâm tình tốt hơn.

Sử dụng trà giảo cổ lam

Bên cạnh các loại thuốc hạ áp được bác sĩ kê đơn, trà giảo cổ lam cũng được chứng minh là có tính hiệu quả, an toàn vượt trội của với người mắc mỡ máu cao, huyết áp cao và tiểu đường.

Trong giảo cổ lam chứa hơn 100 loại Saponin có cấu trúc tương tự nhóm Damaran trong nhân sâm, có tác dụng làm giảm cholesterol toàn phần, giảm triglyceride, giảm LDL, tăng HDL, giúp ổn định huyết áp, phòng ngừa các biến chứng tim mạch.

Giảo cổ lam còn chứa Adenosin, một hoạt chất có khả năng tạo năng lượng rất mạnh, làm tăng khả năng chịu đựng của cơ tim, làm giảm rõ rệt các cơn đau tim.

Ngoài ra, các flavonoid trong giảo cổ lam giúp chống oxy hóa, tăng cường miễn dịch, kéo dài tuổi thọ, giúp dễ ngủ và ngủ sâu giấc, giúp tinh thần thoải mái, tránh căng thẳng… vì thế sử dụng giảo cổ lam thường xuyên sẽ giúp bạn kiểm soát được huyết áp cũng như các biến chứng mà huyết áp cao gây ra.

Việc lựa chọn nguồn lá trà vô cùng quan trọng, lá sạch, không sâu bệnh, đảm bảo an toàn vệ sinh sẽ mang lại hiệu quả chữa bệnh cao hơn. Trà giảo cổ lam Tuệ Linh được Công ty TNHH Tuệ Linh là đơn vị đi đầu trong việc chuẩn hóa vùng nguyên liệu Giảo cổ lam theo tiêu chuẩn quốc tế tại Mộc Châu, Sơn La. Việc làm này vừa giúp chủ động nguồn nguyên liệu phục vụ việc sản xuất các sản phẩm chăm sóc sức khỏe người dân, đồng thời phục vụ cho xuất khẩu ra các nước châu Âu, vừa giúp kiểm soát được chất lượng của sản phẩm.

Theo giaocolam.vn

Nhụy Hoa Nghệ Tây (Saffron) Có Tốt Cho Người Huyết Áp Cao?

Công dụng thần kỳ của nhụy hoa nghệ tây

Không phải tự nhiên nhụy hoa nghệ tây được đông đảo người tiêu dùng tin tưởng sử dụng. Tất cả là nhờ vào công dụng thần kỳ có trong loại nguyên liệu này. Cụ thể:

Đã có rất nhiều công trình nghiên cứu khoa học chứng minh nhụy hoa nghệ tây có công dụng loại bỏ một số tế bào ung thư. Chất chống oxy hóa có trong nhụy hoa nghệ tây giúp ngăn chặn sự hình thành của các gốc tự do, đồng thời ngăn chặn các tế bào ung thư và tiêu diệt chúng. Đây cũng là một trong những lý do khiến chúng được mệnh danh là thần dược.

Bên cạnh đó, chúng còn có công dụng hỗ trợ một số bệnh. Cụ thể như: Chữa bệnh mất trí ở người lớn tuổi, hạn chế suy giảm thần kinh, trị bệnh trầm cảm, mất ngủ, động kinh. Đối với tim mạch và tuần hoàn máu, nhụy hoa nghệ tây giúp cải thiện lưu thông máu, điều hòa nhịp tim. Bên cạnh đó, chúng còn có khả năng phòng chống một số bệnh về mắt, thanh lọc gan thận, bàng quang…

Trong đó, công dụng ổn định huyết áp của nhụy hoa nghệ tây rất đáng được chú ý. Bởi trong Saffron rất dồi dào 6, đây là dưỡng chất giúp ích cho quá trình tổng hợp Hemoglobin, chúng có công dụng hiệu quả trong việc duy trì lượng đường huyết ổn định trong máu, điều hòa huyết áp. Sử dụng nhụy hoa nghệ tây thường xuyên và đúng cách bạn sẽ có huyết áp ổn định, tình trạng cao huyết áp sẽ được khắc phục triệt để.

Chất chống oxy hoa có trong nhụy hoa nghệ tây còn giúp ngăn ngừa hình thành các gốc tự do, giúp làm chậm quá trình lão hóa. Từ đó, da của bạn sẽ trở nên căng bóng và mịn màng như thời con gái.

Nhụy hoa nghệ tây còn được mệnh danh là chất kháng sinh tự nhiên, loại bỏ vi khuẩn gây mụn, đồng thời kích thích sản sinh tế bào mới, nhanh liền sẹo, hạn chế tối đa tổn thương do mụn gây ra. Xóa thâm nám, tàn nhang, đồi mồi và các vấn đề lão hóa da.

Vitamin C trong nhụy hoa nghệ tây giúp da trắng sáng, bậc tone nhanh chóng.

Đồng thời, dùng saffron thường xuyên sẽ giúp bạn có thân hình cân đối, loại bỏ mỡ thừa và các chất béo tích tụ lâu ngày trong cơ thể.

Nhụy hoa nghệ tây (Saffron) có tốt cho người huyết áp cao?

Như đã trình bày ở trên, xin khẳng định người cao huyết áp hoàn toàn có thể sử dụng nhụy hoa nghệ tây. Tuy nhiên, để chúng phát huy tối đa công dụng và tránh chịu tác dụng phụ, chúng ta phải lưu ý một số vấn đề sau:

Các chuyên gia khuyên rằng, để tăng cường sức khỏe chúng ta chỉ nên sử dụng khoảng 15mg/ngày. Đối với bệnh nhân trầm cảm thì liều dùng có thể tăng lên gấp đôi, nghĩa là 30mg.

Tuyệt đối không dùng quá nhiều nhụy hoa nghệ tây, người lạm dụng loại dược liệu này có thể tử vong.

Đối tượng nào có thể sử dụng nhụy hoa nghệ tây

Nhụy hoa nghệ tây là thần dược nhưng không phải ai cũng có thể sử dụng chúng. Nhóm đối tượng này tuyệt đối không nên dùng hoa nghệ tây để tránh khỏi việc gánh chịu những tác dụng phụ không mong muốn.

Phụ nữ mang thai: nhụy hoa nghệ tây thúc đẩy quá trình co bóp tử cung, dẫn đến sảy thai, sinh non.

Phụ nữ đang trong giai đoạn hành kinh: tác dụng kích thích tuần hoàn máu có thể dẫn đến mất máu nhiều trong thời kỳ kinh nguyệt.

Người huyết áp thấp: Nhụy hoa nghệ tây có thể gây hạ huyết áp, không tốt cho bệnh nhân huyết áp thấp.

Người dị ứng với Lolium, Olea và Salsola

Có rất nhiều cách sử dụng nhụy hoa nghệ tây, phổ biến và dễ dàng nhất là cho vào nước sôi và uống như một loại trà. Nhiều người dùng nhụy hoa nghệ tây và sữa tươi, . Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng nhụy hoa nghệ tây để nấu cơm, sử dụng như một loại gia vị. Đặc biệt, nhụy hoa nghệ tây còn có thể dùng để , thường xuyên có mặt trong các công thức dưỡng da của chị em.

Cách Dùng Yến Sào Cho Người Già, Người Lớn Tuổi Và Cao Huyết Áp

Người già, người cao tuổi có nên ăn yến sào hay không và ăn như thế nào cho đúng cách. Nếu người già mà cao huyết áp thì nên lưu ý như thế nào? Hôm nay Yến Nhi Khánh Hoà sẽ tư vấn cho các bạn biết cách chưng yến và dùng yến cho người già đúng cách nhất.

Công dụng của yến sào với người cao tuổi, người bệnh

Như đã trình bày ở kỳ trước, yến sào có công dụng chính là bồi bổ sức khỏe và tăng cường sinh lực. Đặc biệt, ngoài 18 acid amin, yến sào còn rất giàu Proline (5.27 %), Axit aspartic (4.69 %), nhiều nguyên tố quý như Ca, Fe, Mn, Br, Cu, Zn, Cr…, giúp tiêu hóa tốt hơn, làm tăng lượng hồng cầu trong máu, kích thích các tế bào sinh trưởng, phục hồi các tế bào tổn thương. Chính vì thế, món yến hoàn toàn thích hợp cho người cao tuổi, người bệnh dùng để bồi bổ và phục hồi sức khỏe. Yến sào rất hiệu quả đối với các trường hợp bị bệnh lâu ngày, sức đề kháng bị suy giảm, người bệnh gầy yếu, tiêu hóa kém, suy giảm trí nhớ… Các trường hợp sau phẫu thuật, sau khi chữa trị các bệnh nhiễm trùng, cần hồi phục sức khỏe… cũng rất phù hợp dùng yến sào đều đặn.

Các gia đình có thể mua tổ yến thô về tự chế biến cho người lớn tuổi và người bệnh ăn bổ sung. Tuy nhiên cần cân nhắc vì tổ yến thô mất rất nhiều thời gian sơ chế, nấu nướng công phu, hàm lượng dinh dưỡng trong mỗi tổ yến lại hơi cao nên cơ thể người bệnh không thể hấp thu hết trong một lần, rất lãng phí. Ngoài ra, thị trường hiện nay cũng có nhiều sản phẩm yến sào chế biến sẵn đang được nhiều người ưa chuộng vì có thể phát huy hết tác dụng của món ăn quý này và tiện lợi dùng lâu dài với liều lượng phù hợp.

Người già dùng yến sào như thế nào cho hiệu quả

Với yến sào tự nhiên, sau khi sơ chế và làm sạch, chúng ta có thể chưng với đường phèn, hoặc sau khi hấp chín đổ nước dùng và chút thịt gà vào ăn cùng, vừa ngon vừa bổ dưỡng. Để có tác dụng lâu dài thì nên cho người già, người bệnh dùng yến đều đặn trong thời gian dài, bổ sung từ từ với liều lượng thích hợp mỗi ngày khoảng 70ml. Có thể tham khảo các loại yến tự nhiên được chế biến sẵn, đóng chai với hàm lượng vừa đủ cho một ngày dùng.

Để dưỡng chất trong yến sào phát huy tác dụng tốt nhất thì thời điểm ăn yến cũng rất quan trọng, thường thì nên sử dụng vào lúc bụng đói, buổi sáng trước khi ăn và buổi tối trước khi đi ngủ.

Đối với người bệnh đang điều trị, nên dùng yến sào sau khi đã dùng thuốc khoảng 02 giờ đồng hồ để tránh làm ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc và có thể phát huy công dụng tốt nhất của yến. Có thể cho người bệnh dùng yến sào dưới dạng chế biến sẵn, mỗi hũ khoảng 70ml là đủ cho 01 ngày.

Người bị tiểu đường, cao huyết áp tốt nhất nên dùng thăm dò theo tư vấn của bác sĩ trước khi bắt đầu ăn yến đều đặn. Yến sào có 4.56% Leucine – chất có vai trò tương đối quan trọng trong quá trình điều chỉnh hàm lượng đường trong máu. Ngoài ra còn có Soleucine 2,04% là loại acid amin đóng vai trò quan trọng sống còn trong quá trình phục hồi sức khỏe, đồng thời giúp điều tiết lượng đường trong máu, hỗ trợ quá trình hình thành hemoglobin và đông máu.

Ăn bổ sung yến thôi chưa đủ, bạn đọc nên kết hợp các liệu pháp khác để người lớn tuổi, người bệnh khỏe mạnh hơn. Nên kết hợp với chế độ ăn cân đối, đủ chất dinh dưỡng, giàu các chất chống oxy hóa, giàu vitamin nhóm B… cùng chế độ luyện tập thể dục thể thao nhẹ nhàng 30-45 phút/ngày.

Phụ nữ rất quan tâm đến vấn đề giữ gìn vóc dáng, nhan sắc. Trong bài viết kỳ sau, tôi sẽ cung cấp các tác dụng của món ăn quý này cho chị em phụ nữ, cũng như những chú ý khi ăn yến sào.

Người già cần lưu ý những gì khi sử dụng yến sào

Những người muốn tăng cường sức khỏe thì nên bổ sung yến từ từ một cách lâu dài với liều lượng thích hợp khoảng 70 ml/ngày là đủ. Cách này vừa đảm bảo cơ thể nhận đủ dinh dưỡng từ yến, vừa hợp lý về kinh tế, không lãng phí nguồn dưỡng chất quý này. Bạn đọc có thể chưng yến với đường phèn, hoặc nấu thành dạng soup với thịt gà cũng rất dễ ăn. Nếu không có nhiều thời gian, có thể dùng các sản phẩm yến sào chế biến sẵn, dĩ nhiên phải lưu ý về hàm lượng tinh chất yến trong mỗi chai – thông thường khoảng 5% là đủ cho cơ thể.

Thời điểm tốt nhất để dùng yến là khi bụng đói, thông thường là vào buổi sáng và buổi tối trước khi ngủ. Buổi tối sau khi ngủ khoảng 01 giờ là thời điểm nồng độ chất nội tiết tố tăng trưởng rất cao, giúp chất dinh dưỡng được hấp thụ tối đa.

Với thành phần giàu dưỡng chất, yến sào phù hợp cho rất nhiều đối tượng người dùng. Người cao tuổi, người bệnh, phụ nữ, trẻ em, những người làm các nghề cần giữ giọng (MC, ca sĩ, diễn viên…), vận động viên đều có thể ăn yến để tăng cường sức khỏe.

Người cao tuổi nên dùng tổ yến hay nước yến chưng sẵn?

Khi sử dụng yến sào cho người cao tuổi, bạn có thể chế biến thành nhiều món khác nhau. Ví dụ như yến chưng đường phèn, cháo tổ yến thịt băm, cháo cua tổ yến,… Những món này đều là các món ăn ngon miệng mà lại dễ tiêu hóa. Nếu bạn không có nhiều thời gian để chế biến tổ yến, có thể chọn yến chưng sẵn cho người già sử dụng. Nước yến chưng sẵn vừa dễ dàng sử dụng lại không lo lắng vấn đề bảo quản như tổ yến. Thêm vào đó, hàm lượng dinh dưỡng có trong nước yến chưng sẵn cũng không kém so với tổ yến.

Khoa học nói gì về yến sào cho người già và người cao tuổi

Khả năng chống lão hóa (anti aging)

Trong bài nghiên cứu “Edible bird’s nest enhances antioxidant capacity and increases lifespan in Drosophila Melanogaster.” của nhóm tác giả Guangzhou tại trường đại học dược quốc gia Trung Quốc thực hiện. Công bố trên chuyên trang khoa học NBCI nổi tiếng của Mỹ vào năm 2023, khẳng định Tổ Yến có khả năng làm chậm quá trình lão hóa, làm tăng hoạt tính của enzyme chống oxy hoá và làm giảm hàm lượng các sản phẩm peroxidation lipid trong ruồi drosophila melanogaster.

Tăng cường kết cấu da

Yến Sào được xem như loại collagen quý hiếm từ thiên nhiên không thông qua bất cứ một công nghệ triết xuất công nghiệp nào. Bên cạnh đó, Yến Sào đã được chứng minh có “Yếu tố tăng trưởng biểu bì” (Epidermal Growth Factor) rất cao. Đây là lợi thế mà Yến Sào có thể được coi có lợi thế hơn Collagen trong việc tái tạo tế bào da, kích thích các làn da non thay thế kịp thời những tế bào chết, tăng độ ẩm cho da.

Đó là lý do tại sao những người lớn tuổi sau khi dùng Yến Sào từ 2 tuần đến 1 tháng, sẽ xuất hiện những kết quả rất tích cực trên làn da của họ. Ví dụ như vết nhăn giảm, dễ quan sát nhất là khu vực quanh khóe mắt; làn da hồng hào có độ đàn hồi hơn; khuôn mặt nhìn năng lượng có sức sống hơn, tóc không còn rụng và giảm lượng tóc bạc…

Hỗ trợ điều trị sương khớp

Viêm xương khớp là một căn bệnh thoái hoá mà kết quả đến từ sự hủy hoại của sụn. Chiết xuất Yến Sào có chứa các thành phần quan trọng, có thể làm giảm sự tiến triển của viêm xương khớp và giúp tái tạo sụn. Nghiên cứu dưới nhằm mục đích nghiên cứu ảnh hưởng của chiết xuất Tổ Yến đối với hoạt động catabolic và anabolic của các tế bào chondrocytes khớp ở người (HACs) được phân lập từ khớp gối của bệnh nhân viêm khớp. Và sau khi thực hiện những thí nghiệm thực nghiệm phức tạp, kết luận hùng hồn của bài nghiên cứu rằng Yến Sào là một tác nhân tiềm năng dùng để điều trị các bệnh về xương khớp ở người.

Tăng cường sức chịu đựng – thể trạng

Yến Sào được chứng minh có chứa 18 loại amino acid, trong đó có đến 8 loại thiết yếu mà cơ thể ta không thể sản xuất. Ngoài ra, Yến Sào còn có nhiều loại Protein hòa tan được trong nước, carbohydrate, các nguyên tố vi lượng như Natri, kali, calci, phốt pho tất cả những thành phần này đều đóng vai trò rất quan trọng trong việc tăng cường sức sống, sức chịu đựng và thể trạng của cơ thể.

Người già có cơ địa yếu, khó ăn uống chính vì thế mà cơ thể thường xuyên bị suy nhược, yếu ớt. Người lớn tuổi sau khi dùng Yến vài ngày chúng ta có thể quan sát nguồn năng lượng tích cực bên ngoài của họ là có thể cảm nhận ngay tác dụng của những vi chất quý có trong tổ Yến hiệu quả như thế nào

Người Cao Huyết Áp Có Nên Uống Rượu Không?

Uống rượu làm tăng huyết áp hay hạ huyết áp? Nếu uống rượu làm tăng huyết áp vậy người có huyết áp thấp có uống rượu được không? Còn nếu uống rượu gây tụt huyết áp, người có huyết áp cao có uống rượu được không? Các bạn tham khảo ý kiến sau để được giải đáp rõ hơn về các câu hỏi nêu trên:

– Đối với các nước phương Tây, rượu bia là thức uống có cồn phổ biến. Cho nên, từ lâu đã có nhiều công trình nghiên cứu ở các nước từ châu Âu, châu Mỹ về ảnh hưởng của rượu đối với huyết áp con người. Các nghiên cứu này khẳng định uống rượu có làm tăng huyết áp, đặc biệt uống nhiều và uống lâu dài thì mức độ tăng huyết áp càng nặng.

– Ở châu Á, đã có một công trình nghiên cứu tại nước Nhật trên hơn 5.000 đàn ông Nhật, tuổi từ 23 – 59 tuổi, theo dõi họ hơn bốn năm về việc uống rượu có làm tăng huyết áp không. Số người đó chia làm bốn nhóm: nhóm uống rượu rất ít (dưới 12 gram cồn/ngày), nhóm uống ít (12 – 22 gram cồn/ngày), nhóm uống vừa (23 – 45 gram cồn/ngày) và nhóm uống nhiều (trên 46 gram cồn/ngày). Lưu ý một ly rượu vang thông thường chứa khoảng 20 gram cồn.

Kết quả của nghiên cứu cho thấy uống rượu càng nhiều huyết áp càng tăng, tuổi càng cao uống rượu càng dễ làm tăng huyết áp. Tóm lại, người không muốn hoặc có nguy cơ bị bệnh tăng huyết áp thì không nên uống rượu. Hoặc vì lý do phải uống rượu do giao tiếp thì nên uống thật chừng mực, uống càng ít càng tốt, lâu lâu hãy uống chứ không nên uống quá thường xuyên. Còn người bị bệnh tăng huyết áp càng không uống rượu càng tốt.

Vậy người huyết áp thấp có nên uống rượu không? Trước hết, cần lưu ý huyết áp thấp đến mức độ nào đó (như huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg) là rối loạn cần được khám bệnh và chữa trị. Mặc dù rượu gây tăng huyết áp nhưng không nên uống rượu để giúp làm tăng huyết áp ở những người có huyết áp thấp. Bởi chưa có nghiên cứu khoa học nào chứng minh những người có huyết áp thấp uống rượu trong bao lâu, uống mức độ nào sẽ làm huyết áp tăng đến mức mong muốn và đạt được sự an toàn. Hơn nữa, uống rượu theo kiểu “chữa bệnh” lạ thường này lợi đâu chưa thấy, mà có thể vướng vào vòng hệ lụy khốn khổ do bị nghiện rượu vì cứ thường xuyên uống rượu.

Như vậy, người bị cao huyết áp hay thấp huyết áp đều không nên uống rượu mà tốt nhất là nên từ bỏ thói quen này để sức khỏe luôn luôn đảm bảo.

Cao Huyết Áp Uống Cà Phê Được Không?

Từ lâu cà phê đã được biết đến là thức uống có tác dụng kích thích sự hưng phấn thần kinh do tác động của caffeine. Cho đến nay, có khá nhiều nghiên cứu về lợi ích và nguy cơ của cà phê đối với sức khoẻ. Vậy người bị cao huyết áp uống cà phê có tốt không?

Người Cao Huyết Áp Uống Cà Phê Được Không?

Khi mắc bệnh cao huyết áp, điều đầu tiên cần quan tâm đó là điều chỉnh lại lối sống sinh hoạt sao cho hợp lý để giảm thiểu tình trạng huyết áp cao. Các thức ăn phù hợp với người cao huyết áp là rau củ tươi, cá, … bên cạnh đó cần giảm lượng dầu mỡ trong bữa ăn, giảm lượng muối, chất đường.

Đối với cà phê, do có tác dụng kích thích sự hưng phấn thần kinh, nó giúp cơ thể sảng khoái và tỉnh táo trong một khoảng thời gian nhất định. Tuy nhiên, cà phê có thể làm tăng nguy cơ trầm cảm, lo âu, gây các vấn đề về đường tiêu hóa, ảnh hưởng tới tim mạch, ảnh hưởng tới thai phụ, gây hội chứng tiền kinh nguyệt ở phụ nữ, …

Chính vì vậy, cần cân nhắc giữa các lợi ích và nguy cơ, đồng thời cũng còn tùy thuộc sự dung nạp, thói quen sử dụng ở mỗi người, không có liều lượng cụ thể chung cho mọi người. Một số người có thể sử dụng trước khi đi ngủ nhưng không bị ảnh hưởng, trong khi một số người chỉ cần uống một chút cà phê trong ngày thì đã ảnh hưởng tới giấc ngủ ban đêm.

Nhiều người có thói quen uống cà phê vào buổi sáng trước khi làm việc, hoặc một tách cà phê buổi trưa giúp cho đầu óc tỉnh táo. Khi đã trở thành thói quen thì rất khó thay đổi, vì vậy có nhiều người băn khoăn không biết bệnh cao huyết áp có uống được cà phê không?

Cao Huyết Áp Cần Hiểu Thật Rõ Để Điều Trị Bệnh Hiệu Quả

Các loại chất kích thích là những thứ mà người bệnh cao huyết áp cần nên tránh, trong đó có cà phê. Một điều cần lưu ý là cà phê thường được khuyến cáo không nên sử dụng ở người đang có vấn đề về sức khoẻ, người bị bệnh mạn tính, rối loạn giấc ngủ, tâm lý,…

Người bị cao huyết áp có thể sử dụng cà phê, tuy nhiên, hạn chế tối đa lượng cà phê cung cấp vào cơ thể.

Chỉ cần để ý tình trạng cơ thể, chúng ta có thể dễ dàng trả lời câu hỏi cao huyết áp uống cà phê tốt không? Vì tác động của cà phê lên mỗi người là không giống nhau.

Mỗi ngày cần theo dõi áp huyết và để ý xem sau khi sử dụng cà phê tinh thần, huyết áp của mình thay đổi thế nào, từ đó bạn có thể biết được có nên thêm hoặc bớt đi lượng cà phê uống vào.

Thông qua bài viết, hi vọng mọi người trả lời được câu hỏi bị được không, xem đó như là một tham khảo sức khỏe, và có cho mình sự điều chỉnh phù hợp nhất với cơn bệnh.

Bị Cao Huyết Áp Có Thể Sử Dụng Gừng Không?

Chế Độ Ăn Uống Cho Bệnh Cao Huyết Áp Bạn Nên Biết

Từ khóa tìm kiếm: Cao huyết áp uống cà phê

Cập nhật thông tin chi tiết về Các Loại Sữa Tốt Cho Người Bị Cao Huyết Áp trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!