Bạn đang xem bài viết Các Mức Độ Khi Bị Sốt Ở Trẻ Cha Mẹ Cần Biết Để Phòng Nguy Hiểm được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sốt là vấn đề rất hay gặp ở trẻ và luôn khiến các ông bố bà mẹ không khỏi lo lắng cho bé cưng. Nhưng trong hầu hết trường hợp, sốt không phải là biểu hiện cho một tình trạng bệnh lý.
Khi thân nhiệt trẻ cao hơn bình thường điều đầu tiên mà các mẹ nên làm là kiểm tra nhiệt độ ngay cho bé. Có nhiều vị trí để đo nhiệt độ, nhưng ở trẻ dưới 2 tuổi thì cặp nhiệt tại hậu môn để có kết quả chính xác nhất. Có thể các mẹ sẽ hơi ngại khi cặp nhiệt ở hậu môn, nhưng chỉ cần dùng một ít kem mỡ an toàn thoa lên nhiệt kế để bôi trơn rồi đặt vào hậu môn trẻ là được. Khi đó, nếu nhiệt kế ghi từ 38 độ C trở lên thì đã có thể xác nhận trẻ bị sốt. Còn với những trẻ lớn hơn 2 tuổi, nhiệt kế hoặc được ngậm dưới lưỡi hoặc kẹp nách. Khi đó, nếu nhiệt kế chỉ từ 37.5 độ C trở lên là đủ báo hiệu trẻ đang sốt.
Những điều ba mẹ nên làm khi trẻ bị sốt
Tùy theo những độ tuổi khác nhau mà chúng ta có các cách xử trí khác nhau.
Cách chăm bé khi bé bị sốt
Khi sốt, bé thường có những biểu hiện hay cau có, bực dọc, dễ khóc,… Do vậy, các mẹ ngoài dùng hạ sốt có thể dùng thêm một vài mẹo nhỏ giúp cho bé yêu nhà mình thoải mái hơn.
Lau mát cho trẻ là một biện pháp hiệu quả và an toàn. Mẹ hãy lấy một chậu nước ấm và một chiếc khăn mùi soa. Nhúng khăn vào nước ấm rồi lau cho bé, chủ yếu là ở nách, bẹn và vùng cổ sẽ giúp bé hạ nhiệt nhanh chóng hơn.
Đừng cho trẻ mặc quá nhiều quần áo. Luôn giữ cho trẻ thông thoáng và thoải mái nhất có thể.
Cố gắng cho bé uống nhiều nước.
Cần theo dõi dấu hiệu gì khi trẻ sốt?
Khi sốt, lượng nước mất đi mà chúng ta không nhìn thấy (qua da, qua đường hô hấp) sẽ tăng lên. Kèm theo đó, trẻ thường có xu hướng lười uống nước hơn ngày thường dẫn đến tình trạng mất nước rất dễ xảy ra. Do đó, các mẹ nên để ý đến các dấu hiệu mất nước của trẻ như: môi khô, quấy khóc nhiều hơn nhưng không kèm chảy nước mắt, da bụng nhăn nheo, nhãn cầu lõm.
Bên cạnh đó, luôn theo dõi sát nhiệt độ của bé cũng như tổng trạng, giấc ngủ của trẻ.
Nôn ói
Tiêu chảy
Phát ban không rõ nguyên nhân
Lơ mơ
Mất ngủ, quấy khóc nhiều
Thanh Tùng (Bác sĩ đa khoa – Đại học Y Dược TP.HCM)
Sốt Ở Trẻ Em Và Những Điều Cần Biết
Sốt ở trẻ em ngày càng trở nên phố biến và nó khiến cho phụ huynh và trẻ gặp nhiều phiền toái. Vậy làm thế nào để đẩy lùi các cơn sốt cho bé?
Sốt thường gặp ở trẻ nhỏ. Sốt là một phần của các bệnh do nhiễm virus như cảm lạnh, cảm cúm,..Đôi khi sốt được gây ra bởi các bệnh nghiêm trọng hơn, chẳng hạn: nhiễm trùng tai, bàng quang hoặc thận. Đôi khi nhiễm trùng máu, viêm phổi, hoặc viêm màng não có thể gây ra sốt cho bé. Sốt cũng có thể do chịu tác dụng phụ sau khi tiêm phòng.
Thông thường, người ta chẩn đoán sốt qua việc xác định nhiệt độ trên cơ thể. Bạn có thể đo nhiệt độ của bé bằng cách sử dụng nhiệt kế. Nếu có điều kiện thì không nên dùng nhiệt kế thủy ngân vì chúng dễ vỡ và có thể gây độc hại cho cơ thể bé. Phụ huynh có thể đặt nhiệt kế dưới lưỡi bé từ 2 đến 3 phút hoặc kẹp nhiệt kế vào nách để xác định nhiệt độ.
Hãy kiểm tra nhiệt độ cơ thể bé một cách kỹ càng để tìm ra nguồn gốc của cơn sốt để điều trị cho bé kịp thời.
Bố mẹ nên xác định ba mục tiêu chăm sóc bé sốt tại nhà: kiểm soát nhiệt độ, ngăn ngừa mất nước và theo dõi các bệnh nghiêm trọng gây ra sốt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng bé.
Mục tiêu đầu tiên là kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé. Hãy làm cho bé cảm thấy thoải mái bằng cách tắm nước ấm hoặc mặc quần áo thích hợp cho bé. Nhiệt độ có thể giảm dưới 38.9 độ C. Bố mẹ có thể kiểm soát nhiệt độ cơ thể bé bằng nhiệt kế.
Ngoài ra bố mẹ có thể sử dụng một số loại thuốc để hạ sốt cho bé dưới sự chỉ dẫn của bác sĩ, chẳng hạn như:
Acetaminophen (Tylenol và Tempra cho trẻ em) và ibuprofen (Advil trẻ em, Motrin trẻ em) được sử dụng để giảm sốt. Nên sử dụng thuốc ít nhất 24h để các cơn sốt không quay trở lại.
Khi bị sốt, cơ thể bé dễ mất nước ở da và phổi. Hãy khuyến khích trẻ uống nước lọc (nói không với caffein). Các mẹ cũng có thể chế biến món súp gà để giữ nước cho bé.
Hãy cho bé uống đủ nước và giảm nhiệt độ cơ thể xuống dưới 39 độ C. Nếu cả 2 biện pháp này được áp dụng mà bé vẫn còn bệnh thì một vấn đề nghiêm trọng hơn có thể đang tồn tại.
Khi bé bị sốt, bố mẹ nên bổ sung các thức ăn có hàm lương calo, protein cao, ít chất béo và một chế độ cung cấp nước hợp lý.
Hai hoặc ba ngày đầu tiên có thể cho bé ăn uống nhiều chất lỏng như súp, nước trái cây hoặc sữa (nếu không có tiêu chảy). Chia nhỏ các bữa ăn khoảng 2h/ bữa sau đó có thể dần dần tăng lên 4h/bữa.
Cung cấp cho trẻ các loại thực phẩm mềm, nhạt, dễ tiêu hóa và dễ hấp thụ như cháo, ngũ cốc, sữa và trái cây mềm như chuối, đu đủ, cam,…
Lượng protein trong chế độ ăn uống nên được tăng cường. Vì vậy phụ huynh nên bổ sung những loại thực phẩm có giá trị protein cao như trứng, sữa,…
Mặc nhiều quần áo hay đắp chăn quá ấm có thể khiến thân nhiệt tăng nhanh. Tuy nhiên, mặc quần áo mỏng lại có thể khiến cơ thể bạn bị nhiễm lạnh, buộc cơ thể phải sản sinh nhiều nhiệt.
Vì vậy bạn nên lựa chọn quần áo tùy theo nhiệt độ xung quanh, và chúng cần phải thông thoáng, thoải mái giúp khí huyết dễ lưu thông.
Thay vì chườm mát với nước ấm, mẹ cũng có thể hạ sốt nhanh cho trẻ bằng cách cho con tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm khoảng 10-15 phút. Không được dùng nước lạnh vì sẽ khiến con rét run và sốt cao hơn do cơ chế co mạch ngoại biên. Mẹ có thể thêm vài giọt tinh dầu oải hương để tạo cảm giác dễ chịu cho trẻ.
Nhiều người vẫn cho rằng, chườm lạnh giúp hạ sốt dễ dàng hơn, Thực tế, điều này có thể gây “bỏng lạnh” cho người bệnh, rất nguy hiểm nếu là trẻ nhỏ hoặc trẻ sơ sinh. Vì vậy, bạn nên chườm ấm tại nách, trán, cổ hoặc lấy một chiếc khăn ấm lau qua người cho bệnh nhân.
Nếu đo thân nhiệt trên 38,5oC, bạn nên uống một viên thuốc hạ sốt, đồng thời áp dụng cách hạ sốt như trên.
Trường hợp sốt quá cao (trên 39 oC) kéo dài, đặc biệt là trẻ nhỏ, cần nhanh chóng đưa người bệnh tới cơ sở y tế gần nhất để các bác sĩ khám và điều trị
– Đừng ép trẻ ăn nếu trẻ không thích
– Cho con tắm bọt biển với nhiệt độ phòng
– Mặc quần áo có trọng lượng nhẹ
– Giữ căn phòng của bé thoáng mát, thông gió tốt và không quá lạnh hoặc quá nóng.
– Rửa sạch tay bằng nước với xà phòng
– Che miệng và mũi khi hắt hơi và ho
– Rửa sạch thực phẩm trước khi chế biến
– Chế độ ăn uống lành mạnh nhiều trái cây và rau quả
5 Dấu Hiệu Thai Quá Ngày Dự Sinh Mẹ Cần Biết Để Tránh Biến Chứng Nguy Hiểm
80% trẻ sơ sinh không chào đời đúng ngày dự sinh. Tuy nhiên, nếu quá 42 tuần mà mẹ vẫn chưa có dấu hiệu chuyển dạ thì rất đáng lo cho cả mẹ và em bé. Mẹ nên theo dõi dấu hiệu thai quá ngày dự sinh để kịp thời can thiệp giục sinh khi cần.
5 dấu hiệu thai quá ngày dự sinh
Thai nhi không tụt xuống dưới xương chậu
Bạn lần đầu sinh con
Việc quá ngày sinh con mà chưa sinh rất phổ biến với những bà mẹ sinh con lần đầu. Mẹ mang thai con trai cũng có khả năng quá ngày sinh cao hơn. Ba mẹ nên theo dõi thai nhi thường xuyên để chắc chắn bé vẫn khỏe. Ví dụ như siêu âm để kiểm tra chuyển động của bé, nhịp thở và mức độ nước ối. Các bác sĩ thường khuyên bà bầu chỉ nên để thai tối đa 42 tuần. Nếu mẹ thấy mang thai quá lâu thì nên thực hiện kiểm tra để có những biện pháp giục sinh nếu cần.
Cổ tử cung không thay đổi
Nếu bạn đã mang thai 40 tuần và không thấy cổ tử cung có những sự thay đổi, có thể thai bị quá ngày. Để gây chuyển dạ, cổ tử cung của mẹ cần phải mềm hóa và mở ra. Nếu cổ tử cung vẫn đóng và cứng, có thể mẹ sẽ cần can thiệp y tế để sinh bé trước tuần 42. Nếu mang thai lâu hơn, bé và mẹ có thể gặp nhiều biến chứng. Ví dụ như các vấn đề nhau thai, nước ối thấp, em bé hít phải phân su hoặc thai chết lưu.
Lần mang thai trước của bạn cũng bị quá ngày
Dựa vào lần mang thai trước, bạn cũng có thể phán đoán lần mang thai hiện tại sẽ diễn ra như thế nào. Nếu lần mang thai trước cũng bị quá ngày, khả năng cao là lần này bạn cũng bị như thế.
Nếu thai nhi trong bụng không thường xuyên chuyển động, bạn cần đến bác sĩ khám ngay lập tức để thực hiện những xét nghiệm sức khỏe thai nhi. Nếu bạn không muốn thực hiện những biện pháp giục sinh, bạn có thể yêu cầu bác sĩ sản khoa theo dõi thai để chờ đợi chuyển dạ tự nhiên. Hầu hết phụ nữ sẽ chuyển dạ ở tuần 42. Các bác sĩ sẽ đề nghị can thiệp giục sinh nếu bạn đã quá ngày dự sinh 2 tuần.
Ngoài ra, cũng có thể không phải là thai quá ngày mà chỉ là do tính sai ngày dự sinh. Những bà mẹ siêu âm thai trễ, xác suất tính sai ngày dự sinh khá cao. Siêu âm thai sớm ngay từ khi bắt đầu có thai sẽ giúp dự đoán ngày dự sinh chính xác hơn.
Biện pháp xử lý can thiệp khi thai quá ngày
Mẹ sẽ được thực hiện một số kiểm tra tình trạng sức khỏe của bé.
Theo dõi chỉ số nước ối bằng siêu âm. Tình trạng thiếu ối có thể dẫn dến suy tuần hoàn nhau thai, gây thiếu oxy cho thai nhi. Mẹ sẽ được siêu nước ối sau mỗi 48 giờ. Đây là khoảng thời gian để nước ối thay đổi.
Soi ối để phát hiện nước ối có lẫn phân su hay không.
Có thể mẹ sẽ được chỉ định làm thử nghiệm gọi là nghiệm pháp thử thách bằng Oxytocin. Mẹ sẽ được truyền vào tĩnh mạch dung dịch Glucose 5% có pha 5 đơn vị Oxytocin. Mục đích tạo ra ba cơn gò tử cung trong mỗi 10 phút. Những cơn gò giống như giai đoạn đầu của cuộc sanh. Sau đó, mẹ sẽ được gắn máy monitor để theo dõi đáp ứng của tim thai với các cơn gò. Nếu bé chịu được “chuyển dạ nhân tạo” thì cũng sẽ chịu được cuộc sanh thật.
Nếu bé chịu đựng được chuyển dạ, bác sĩ sẽ giúp bạn kích thích tạo cơn gò tử cung để sinh thường. Tuy nhiên, nếu bé không chịu được cuộc sanh, em bé quá to hoặc mẹ có vết mổ thai cũ, bác sĩ sẽ mổ để lấy em bé ra.
Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Khi Nào Cha Mẹ Nên Cho Trẻ Uống Sữa Hạt?
Sử dụng sữa hạt thay thế sữa công thức, sữa bò hiện đang là sự lựa chọn của nhiều ông bố bà mẹ trong công cuộc nuôi con. Tuy nhiên việc cho con tiếp cận với sữa hạt sớm liệu có an toàn và đủ dinh dưỡng?
Hàm lượng giá trị dinh dưỡng trong sữa hạt
Sữa hạt là gì?
Được biết sữa hạt là tên gọi các loại thức uống chế biến từ các loại hạt. Vì thế, chúng ta có khá nhiều loại sữa “thực vật” với tên gọi theo loại hạt để chế biến như sữa đậu nành, sữa đậu phộng, sữa đậu xanh, sữa ngô (bắp)… Và việc uống sữa hạt có tác dụng dinh dưỡng hoàn toàn tương tự như khi ăn các loại hạt chế biến ra chúng, khác nhau duy nhất là ở dạng lỏng nhũ tương thay dạng hạt rắn mà thôi.
Ưu điểm cảu sữa hạt chính là lượng chất bột đường thấp hơn trong ngũ cốc, lượng chất đạm, đặc biệt trong đậu, khá cao. Lượng chất béo cao, đặc biệt axit béo không no nhiều nối đôi, nhiều chất xơ. Nhiều vitamin, khoáng chất, và nhiều chất chống oxy-hóa. Vì thế, sữa hạt là thức uống bổ sung dinh dưỡng rất tốt. Tuy nhiên những đối tượng nào nên sử dụng sữa hạt.
Trẻ trên 1 tuổi là thời điểm thích hợp nhất để cho con dùng sữa hạt
Trẻ mấy tuổi thì được dùng sữa hạt?
mạnh là mong muốn của rất nhiều ông bố bà mẹ, vì thế mà nhiều gia đình đã sử dụng sữa hạt để thay thế hoàn toàn sữa bò và sữa công thức trong việc nuôi con nhỏ. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm. Theo khuyến cáo của các chuyên gia dinh dưỡng thì chúng ta chỉ nên dùng 1 vài lần trong tuần, chứ không nên dùng sữa hạt để thay thế sữa bò/sữa công thức, nhất là với trẻ dưới 1 tuổi. Theo đó độ tuổi thích hợp nhất để trẻ dùng sữa hạt chính là trên 1 tuổi và mẹ nên cho con dùng xen kẽ cùng sữa bò và sữa công thức. Còn đối với trẻ dưới 1 tuổi thì sữa mẹ chính là nguồn dinh dưỡng cần thiết và tốt nhất cho trẻ mà không có một loại sữa nào có thể thay thế được. Bên cạnh đó việc cha mẹ sử dụng sữa hạt thường xuyên có thể gây nên tình trạng thiếu hoặc dư thừa một vài chất cần thiết trong giai đoạn .
Những lưu ý khi dùng sữa hạt cho trẻ nhỏ:
Để tốt nhất cho sự phát triển của bé thì trong giai đoạn nuôi con nhỏ mẹ nên sử dụng những loại sữa sau cho con như: sữa tươi tiệt trùng, sữa công thức, sữa bò, váng sữa, sữa chua, sữa hạt, sữa nguyên kem. Mỗi một loại sữa đều mang đến những giá trị khác nhau tốt cho sự phát triển và cần thiết cho trẻ nhỏ. Ngoài sữa ra đối với trẻ trên 1 tuổi mẹ cũng nên bổ sung nhiều thực phẩm trong bữa ăn hàng ngày như cá, trứng, thịt, ngũ cốc, hoa quả để đẩm bảo tốt nhất cho sự phát triển ở con.
Nguồn:
Cập nhật thông tin chi tiết về Các Mức Độ Khi Bị Sốt Ở Trẻ Cha Mẹ Cần Biết Để Phòng Nguy Hiểm trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!