Bạn đang xem bài viết Cách Làm Long Đờm, Tống Đờm Ra Khỏi Cổ Bé! được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Long đờm, tống đờm ra khỏi cổ bé bằng cách vỗ rung long đờm
Nguyên nhân gây ra đờm nhầy ở cổ họng trẻ
Đờm nhớt trong cổ họng và mũi là tình trạng rất phổ biến, nhất là với trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ. Đờm khiến cho trẻ khó thở và khó chịu trở nên quấy khóc, thở khò khè, lười bú và mệt mỏi. Tuy nhiên, những hiện tượng trên không gây những ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của trẻ. Việc đờm trong cổ họng bé sẽ gây khó khăn cho việc hít thở, dẫn đến trẻ thở khò khè, ngủ không ngon giấc. Cha mẹ nên tìm hiểu nguyên nhân dẫn tình trạng trẻ khò khè có đờm nhầy để giải quyết tận gốc tình trạng sức khỏe trẻ.
Do virus: Việc mắc các bệnh về hô hấp: Cảm lạnh, cảm cúm, sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng là nguyên nhân gây ra nhiều đờm
Dị ứng: Có thể trẻ bị dị ứng theo mùa, khi chuyển mùa hoặc dị ứng với khói bụi, bụi bẩn, khói thuốc lá, phấn hoa,… chính là những tác nhân gây ra dị ứng dẫn đến tình trạng đờm nhầy càng dầy đặc ở họng.
Nhiễm trùng: Việc sinh ra đờm là một cơ chế kháng viêm, giúp cơ thể chống lại sự xâm nhập “bất hợp pháp” của vi khuẩn, virus gây bệnh. Tuy nhiên nếu có quá nhiều đờm thì lại là dấu hiệu của sự nhiễm trùng.
Vài tháng sau sinh, bé chỉ dùng mũi của mình để hít thở (không hoàn toàn dùng miệng) dẫn đến khả năng loại bỏ chất nhầy kém hơn rất nhiều. Lâu ngày, chất nhầy tích tụ lại ngày càng nhiều và hình thành đờm đặc gây khó thở, khò khè hoặc ho dai dẳng cho trẻ.
Ảnh hưởng của đờm đến trẻ nhỏ
Trẻ khi có đờm, đờm sẽ gây cản trở được hô hấp của trẻ, đờm khiến cho trẻ thấy khó thở, thở khò khè, ngủ không ngon giấc, ho,…
Ở trẻ nhỏ do mũi và cổ họng chưa phát triển hết, cho nên khi có đờm trẻ thường phải ho liên tục để đẩy chất dịch nhờn ra khỏi hệ hô hấp.
Do cơ thể trẻ chưa thể tự loại bỏ đờm ra khỏi cơ thể được vì vậy việc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ thường bị ho kéo dài và khó điều trị hơn người lớn.
Khi trẻ có đờm sẽ gây tình trạng nôn trớ khi ăn. Việc này gây ra những tổn thương và không tốt cho trẻ. Về lâu về dài sẽ gây ra tình trang loét dạ dày của trẻ.
Cách long đờm cho trẻ đơn giản và hiệu quả nhất
Vỗ rung long đờm
Tác dụng của vỗ rung trị đờm cho trẻ: Vỗ lưng cho bé sẽ giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hơn nữa vỗ lưng giúp đờm trong phế quản long và dễ thải chúng tôi nhiên chú ý vỗ rung lưng cho bé trước khi ăn để bé ho và trớ ra đờm nhớt
Cách làm:
Đặt bé nằm, vệ sinh mũi cho bé bằng nước muối sinh lý 0,9%
Đặt bé nằm nghiêng
Mẹ khum 5 ngón tay hơi cong thành nửa vòng, vỗ nhẹ vào lưng bé (sức vỗ không quá mạnh, vỗ lần lượt từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, nằm nghiêng sang phải vỗ lưng bên trái, nằm nghiêng sang trái vỗ lưu bên phải, hai bên thay nhau).
Bé sẽ khóc và nôn trớ dịch đờm ra ngoài. Nếu nhìn thấy đờm trong miệng bé, mẹ có thể bọc vải gạc sạch vào đầu ngón tay móc nhẹ đờm ra.
➤ Chi tiết hơn trong bài: Phương pháp vỗ rung trị đờm cho trẻ
Hút mũi cho bé
Sử dụng phương pháp sử dụng nước muối và hút mũi được xem là hiệu quả nhất trong việc loại bỏ đờm ở bé sơ sinh tính đến thời điểm này.
Cách làm:
Sử dụng nước muối sinh lý 0.9%
Dụng cụ hút dịch hút mũi (Đầu ống hút mũi thường bằng cao su mềm). Bạn có thể mua tại các hiệu thuốc.
Nhỏ từ từ nước muối vào 2 bên mũi của bé sơ sinh. Mỗi 3 giọt nhỏ cho mỗi bên mục đích để làm loãng đờm trong họng. Mẹ không nên nhỏ quá nhiều nước muối vì nó có thể khiến bé bị sặc.
Bóp bóng trước khi đặt đầu hút vào một bên mũi bé, mẹ dùng một tay bịt chặt bên mũi còn lại của bé và nhả bóng ra.
Dịch đờm sẽ theo không khí bị hút ra ngoài qua ống hút. Thực hiện lặp lại liên tục nhiều lần tùy theo mức độ đờm có trong cổ họng của bé.
Mỗi ngày nên làm việc hút đờm từ 2 đến 3 lần cho đến khi các triệu chứng của đờm không còn đáng ngại.
Cách long đờm cho trẻ bằng phương pháp dân gian
Long đờm bằng mật ong và chanh
Cách làm:
Pha 2 thìa cafe mật ong với 1/4 đến 1/3 quả chanh tươi cùng 5 thìa cafe nước lọc. Mẹ nếm hộ bé, chỉ cần vừa miệng, không ngọt và không chua quá.
Buổi sáng khi bé ngủ dậy, cũng là lúc bụng bé đói nhất và chưa ăn gì, các mẹ cho bé uống khoảng 100ml nước ấm . Sau đó cho bé uống hỗn hợp mật ong chanh nói trên.
Sau khi bé uống hỗn hợp mật ong chanh, không cho các bé ăn hoặc uống gì thêm để cho mật ong chanh ngấm vào họng.
Tiếp đó các mẹ nên bế bé ngồi khoảng 15 đến 20 phút. Bé sẽ ho để long đờm. Khi bé ho mẹ nên bế bé trong lòng đầu hơi cúi xuống và khum bàn tay vỗ vào dưới gáy bé để long đờm. Các bé sẽ nôn hết chỗ đờm trong họng.
Sau khi nôn trớ ra đờm, bé sẽ ra nước mũi. Lúc đó, các mẹ mới nên nhỏ thuốc mũi, hút sạch mũi, đánh tưa miệng, cho bé uống chút nước lọc. Sau đó, bé có thể ăn uống được bình thường.
Hỗn hợp rau diếp cá đun nước vo gạo
5 – 10 lá diếp cá tươi
1 chén con nước vo gạo.
Lá diếp cá rửa sạch,
Giã nhuyễn sau đó thêm nước vo gạo vào, khuấy đều hỗn hợp rồi bắc lên bếp đun khoảng 20 phút.
Hỗn hợp sau khi sôi mẹ tắt bếp, để nguội, lọc lấy nước rồi cho trẻ uống 2 – 3 lần mỗi ngày trong vòng 3 ngày.
Lưu ý:
Cách trị đờm trong cổ họng bằng lá diếp cá và nước vo gạo chỉ nên áp dụng cho trẻ trên 6 tháng tuổi. Mẹ có thể dùng muỗng cà phê đút từ từ hỗn hợp nước cho trẻ uống khi xuất hiện đờm.
Long đờm cho bé bằng củ cải và lê tươi
Cách làm:
Chuẩn bị lê tươi:1 kg
Củ cải trắng: 1 kg
Gừng và mật ong: 250gr
Ép lê và củ cải trắng lấy nước và đem đun sôi, đun nhỏ lửa đến khi hỗn hợp quánh lại thì cho nước gừng và mật ong vào quấy đều lên và đun sôi lại
Mỗi lần cho bé dùng 1 thìa pha với nước ấm, mẹ có thể để hỗn hợp này trong tủ lạnh dùng dần.
Lưu ý: Không dùng mật ong cho trẻ dưới 1 tuổi. Có thể thay thế mật ong bằng đường phèn nếu dùng cho bé dưới 1 tuổi.
Chưng lá hẹ, quất, đường phèn trị đờm
Vài là hẹ tươi rửa sạch, ngâm nước muối loãng, thái nhỏ.
Quất cắt 4 miếng
Cho lá hẹ, quất, đường phèn vào một chén con, đem chưng cách thủy cho các tinh chất thấm đều.
Hoặc có thể cho vào nồi cơm đến khi sôi thì lấy ra để nguội.
Cho trẻ uống hỗn hợp đã chưng liên tục từ 3 – 5 ngày, lượng đờm trong cổ họng con sẽ nhanh chóng tiêu tan.
Cách làm này có thể dùng cho bé dưới 1 tuổi khi bé xuất hiện đờm nhầy trong họng
➤ Nếu bạn quan tâm hãy đọc: Trị ho cho, đờm cho trẻ bằng mật ong
Giải pháp cho bé bị nhiều đờm từ Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam
Những cách làm kể trên vẫn có những hạn chế nhất định (không nên hút mũi quá 3 lần 1 ngày, các cách sử dụng rau diếp cá, hẹ,…cần kiên trì sử dụng trong thời gian dài). Với mong muốn tìm ra giải pháp đơn giản tiện dụng mà không có tác dụng phụ cho trẻ bị đờm, Viện Hàn lâm đã bào chế thành công Siro Heviho. Đây là sản phẩm chứa S3-Elebosin từ Sâm đại hành được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế số 13855 về khả năng kháng viêm đường hô hấp. Mẹ dùng ngay Siro Heviho chính hãng vào “thời điểm vàng” lúc bé mới chớm ho, sổ mũi để:
Giảm nhanh triệu chứng ho có đờm, viêm mũi họng, đau rát, cổ họng sưng viêm.
Ngăn ngừa tận gốc phản ứng viêm, chống nhiễm khuẩn hầu họng nhờ chất kháng viêm được Bộ khoa học cấp bằng sáng chế độc quyền và chỉ có ở siro Heviho chính hãng của Viện Hàn lâm.
Tăng sức đề kháng vùng thành họng, tránh tái phát.
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng
Hoặc để giao tận nhà Siro Heviho BẤM VÀO ĐÂY
Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp:
Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.
Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.
Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính
Siro Heviho vinh dự đạt giải Vàng trong Triễn lãm Quốc tế phụ nữ sáng chế tại Hàn Quốc năm 2019 và giải Vàng vì sức khỏe cộng đồng năm 2021
Ưu đãi: Mua 6 tặng 1 bằng hình thức nhắn tin tích điểm, giúp tiết kiệm 21.000đ cho mỗi chai siro Heviho
Với mong muốn hỗ trợ khách hàng có được chi phí tốt nhất, Siro Heviho triển khai chương trình Mua 6 tặng 1. Cụ thể: Trên mỗi hộp Siro Heviho trị giá 150.000đ đều có 1 tem tích điểm, mỗi tem này sẽ tích được 1 điểm. Khi tích đủ 6 điểm (tương ứng với 6 hộp), Quý khách sẽ được tặng 1 hộp Siro Heviho trị giá 150.000đ (tương đương tiết kiệm đến 21.000đ trên mỗi hộp)
BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc có bán Siro Heviho chính hãng
Hoặc để giao tận nhà Siro Heviho BẤM VÀO ĐÂY
Nếu như có bất cứ thắc mắc nào về viêm đường hô hấp ở trẻ và thông tin sản phẩm Siro Heviho, mời cha mẹ gọi điện tới tổng đài miễn cước 18001208 hoặc kết nối Zalo 0337139275. Các dược sĩ chuyên môn luôn sẵn sàng hỗ trợ!
Cách Khạc Đờm Ra Khỏi Cổ Đơn Giản, An Toàn, Hiệu Quả
Thông thường, trong cổ họng của mỗi người đều chứa một lượng đờm và chất nhầy nhất định, nhưng nhìn chung là khá ít. Việc khạc đờm sẽ làm các chất tiết, chất nhầy ở cổ họng bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khạc đờm ở người bình thường và những người có bệnh lý là hoàn toàn khác nhau.
Ở người bình thường, đờm chủ yếu là những chất nhầy, có thành phần là nước, muối, các kháng thể cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng. Chính vì thế, bạn không nhất thiết phải khạc ra, hoặc có thể khạc ra nếu nó nhiều hơn bình thường, còn nếu không, bạn có thể nuốt xuống.
Trái lại, ở người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, lượng đờm tiết ra nhiều hơn, đồng thời chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp cũng như mũi họng, ảnh hưởng đến đường thở cũng như việc ăn, uống, nuốt và nói của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thực hiện thao tác khạc đờm để đẩy chúng ra khỏi cơ thể, làm thông đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân có hại.
Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản cho người lớn
Người bệnh khép miệng lại, hít thở chậm không khí vào mũi để đờm di chuyển xuống cổ họng. Lưu ý, bạn không nên hít quá mạnh dẫn đến nuốt đờm.
Dùng cơ mặt phía sau cổ họng để uốn lưỡi thành hình chữ U nhằm đưa không khí cùng dịch nhầy, đờm ra phía trước.
Khi cảm thấy họng đã chứa đầy đờm. Người bệnh cúi xuống, khạc đờm ra ngoài.
Người bệnh hít thở sâu rồi giữ hơi thở ổn định trong khoảng 2 – 3 giây.
Tiếp theo, hóp bụng, đồng thời ho nhẹ đủ để cho đờm có thể thoát ra ngoài. Chú ý không ho mạnh, tránh tình trạng bị rát họng sau khi thực hiện thao tác khạc đờm.
Kỹ thuật ho Huff
Kỹ thuật ho Huff (huff cough) là cách khạc đờm ra khỏi cổ hữu hiệu được áp dụng phổ biến trong trường hợp bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:
Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, đầu hơi nghiêng.
Hít một hơi thật sâu.
Dùng cơ bụng thổi không khí ra ngoài với 3 hơi thở hoặc co cơ bụng lại để ho 3 tiếng nhỏ và ngắn. Việc này làm cho đờm được đẩy lên cao trong đường thở, khiến chúng dễ dàng bị tống ra ngoài trong lần ho cuối.
Ho một cái thật mạnh, nếu đúng, đờm sẽ long ra.
Kỹ thuật thở
Phương pháp thứ nhất: Thở chúm môi
Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn
Bệnh nhân ngồi thoải mái, thả lỏng cổ vai-gáy.
Hít vào chậm bằng mũi.
Hai môi chúm lại như huýt sáo. Sau đó thở ra chậm rãi bằng miệng. Tốc độ thở ra nhanh gấp hai lần tốc độ hít vào.
Phương pháp 2: Thở cơ hoành
Bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng, hai tay đặt lên bụng.
Hít vào chậm bằng mũi sao cho bụng phình lên.
Hóp bụng lại và thở hết ra bằng miệng, một tay ấn nhẹ vào bụng. Thở ra chậm hơn 2 lần so với khi hít vào.
Một số mẹo giúp loại bỏ đờm
Mẹo 1: Xông hơi
Xông hơi là một trong những phương pháp tiêu đờm đơn giản và hiệu quả.
Bạn có thể tự xông hơi trị đờm ở nhà bằng cách tắm xông hơi toàn thân bằng việc tắm nước nóng và ở lại trong phòng tắm khoảng 10 phút để đờm và dịch nhầy loãng ra. Hoặc bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước sôi lớn (có thể cho vài giọt tinh dầu bạn yêu thích), rồi chùm khăn khô lên đầu và xông trong khoảng 10 phút. Cách này cũng sẽ giúp bạn tiêu đờm nhanh chóng.
Mẹo 2: Nước muối
Nước muối không chỉ là bài thuốc hữu hiệu trong việc chữa chứng ho có đờm mà còn tiêu đờm hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm dịu cảm giác khô và ngứa rát cổ họng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn và sát trùng đường hô hấp. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một cốc nước ấm, hòa thêm một thìa muối tinh dùng súc miệng hàng ngày. Sau một thời gian, đờm sẽ tự tiêu biến.
Mẹo 3: Chanh
Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây đờm nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện bài thuốc đơn giản sau đây để điều trị đờm: pha nước cốt chanh với 1 thìa mật ong trong cốc nước ấm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi đờm được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài bạn, bạn cũng có thể cắt chanh thành lát mỏng, cho thêm vài hạt muối rồi dùng để ngậm. Biện pháp này không chỉ đánh tan đờm mà còn có tác dụng chữa ho hiệu quả.
Mẹo 4: Gừng
Gừng là một loại thuốc có tác dụng thông mũi, chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng và viêm họng tốt. Không những vậy, gừng còn có tác dụng long đờm, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạn nên kết hợp một ly nước đun sôi và vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút mật ong để uống nhiều lần trong ngày. Hoặc sử dụng gừng tươi trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một trong những cách tiêu đờm trong cổ họng nhanh chóng và hiệu quả.
Mẹo 5: Củ nghệ
Trong nghệ có chứa một số thành phần có tính sát trùng cao, có thể loại bỏ vi khuẩn,vi rút gây đờm, cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là uống một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Một cách khác là hòa ½ muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước, uống 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể thêm một chút muối tinh. dùng để uống và súc miệng đều được.
Mẹo 6: Mật ong
Mật ong có vị ngọt và tính chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi rút khá cao nên thường được sử dụng để tiêu đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch. Để sử dụng mật ong trị đờm, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Trộn một muỗng canh mật ong với một nhúm bột hạt tiêu đen hoặc trắng, uống hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt.
Mẹo 7: Súp gà/canh gà/cháo gà
Súp, canh hay cháo gà là một món ăn ngon và phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị ho có đờm. Bất cứ khi nào bị đờm hoặc đau họng, bạn có thể ăn súp gà hay canh gà, cháo gà 2-3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.
Cách khạc đờm ra khỏi cổ an toàn cho trẻ nhỏ
Vỗ rung long đờm
Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý, dựa vào đặc tính vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, giúp cải thiện đường hô hấp, đào thải các chất bài tiết, đờm nhớt ra khỏi cổ họng.
Các bước thực hiện:
Bước 1: Đặt trẻ đúng tư thế để thực vỗ rung long đờm
Có 4 tư thế đặt trẻ thông dụng để thực hiện vỗ rung long đờm
Tư thế nằm nghiêng một bên.
Tư thế ngồi trước.
Tư thế úp người trẻ lên lòng bàn tay (trẻ dưới 2 tháng tuổi).
Tư thế mẹ bế vác trẻ lên vai.
Bước 2: Xác định vị trí vỗ
Phụ huynh thực hiện vỗ từ vùng phổi trẻ từ dưới vỗ lên nhằm dẫn lưu đờm lên trên miệng, hỏng. Có thể ước lượng vị trí phổi của trẻ là khoảng ngang lưng trở lên.
Bước 3: Tạo tư thế tay
Khum bàn tay lại tạo thành khoảng trống không khí, lưu ý không để bàn tay thẳng để vỗ vì sẽ làm cho trẻ đau.
Bước 4: Dùng lực cổ tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ tạo thành tiếng “bộp bộp”, lồng ngực của trẻ rung lên theo nhịp vỗ. Nếu làm đúng kỹ thuật thì trẻ sẽ không bị đau mà còn có cảm giác thoải mái. Lặp đi lặp lại động tác trong khoảng 10-15 phút.
Để quá trình vỗ rung long đờm đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ phương pháp trước khi thực hiện. Thời điểm thích hợp nhất để vỗ rung long đờm cho trẻ là vào lúc sáng sớm khi trẻ ngủ dậy bởi lượng đờm sau một đêm sẽ ứ đọng nhiều hơn và lúc đó trẻ chưa ăn sáng, hẹn chế nôn trớ thức ăn. Trước và sau khi vỗ rung long đờm, bố mẹ cần hút sạch đờm dãi ra khỏi mũi họng của trẻ.
Đối với trẻ sơ sinh và những trẻ dưới 2 tuổi chưa biết cách hỉ mũi hoặc ho khạc nhổ, thì hút mũi chính là phương pháp vô cùng hữu hiệu để loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng.
Cách thực hiện như sau: Trước tiên, phụ huynh nhỏ một ít nước muối sinh lý (0,9%) vào hai bên mũi của bé giúp làm ẩm chất nhầy bên trong mũi. Tiếp theo, đặt bé nằm trên gối hoặc ngồi nghiêng sang 1 bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Phụ huynh lưu ý phải làm thật nhẹ nhàng và quan sát phản ứng của trẻ, tránh hút quá mạnh hoặc quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Sau đó, dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng của dụng cụ hút ra. Bỏ đờm trong ống hút đi và tiếp tục thực hiện với bên mũi còn lại. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.
Một số mẹo dân gian giúp loại bỏ đờm cho trẻ
Dùng mật ong, gừng, quất trị đờm: rửa sạch 2 – 3 quả quất, cắt theo chiều ngang và giữ nguyên hạt. Tiếp theo, trộn quất cùng với 1 thìa mật ong và vài lát gừng thái sợi. Bỏ hỗn hợp trên vào bát, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội, cho bé uống ngày 4 – 5 lần, mỗi lần 1 muỗng. Nên hâm nóng lại trước khi uống nếu nguội.
Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực: rửa sạch một nắm lá hẹ rồi đem ngâm với nước muối loãng. Vớt ra cho hẹ ráo nước, sau đó cắt ngắn bằng đốt ngón tay. Chuẩn bị 15g hoa đu đủ đực rửa sạch, để ráo nước và giã nát. Tiếp theo, đập dập 10 – 20g hạt chanh rồi trộn tất cả các nguyên liệu trên cùng một ít đường phèn trong bát, và hấp cách thủy 30 phút. Chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày.
Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2020 bởi admin
Chữa Đờm Trong Cổ Họng Bằng Phương Pháp Dân Giản. Cách Làm Tan Đờm
Nguyên nhân chính gây ra đờm trong cổ họng:
Dị ứng, dị ứng phấn hoa, dị ứng khói bụi hoặc dị ứng với đồ ăn thức uống…
Thói quen sống không lành mạnh gây viêm màng nhầy, và tăng tiết đờm trong cổ họng và mũi.
Nhiễm trùng xoang, viêm xoang, nước dịch mũi cũng là một trong những bệnh lý khiến chất nhầy tăng lên ở mũi và họng.
Các loại virus gây bệnh sởi, ho gà, thủy đậu hoặc bạch cầu đơn nhân cũng là nguyên nhân gây ra đờm trong cổ họng.
Các chức năng sinh lý của mũi và cổ họng suy yếu, hoặc vách ngăn bị lệch gây ra tình trạng đờm bị kẹt trong mũi và cổ họng.
Thói quen khạc đờm, nuốt dịch mũi xuống họng…
Trước khi đi ngủ, bạn nên ngậm 1/8 trái chanh muối nhỏ và nuốt từ từ cho đến hết cả 1 trái trước khi ngủ.
Đặc biệt, không nên uống nước bởi nó sẽ làm giảm tác dụng của chanh muối và làm miếng chanh trôi nhanh xuống họng.
Hỗn hợp gừng, quế, hoa cẩm chướng và mật ong
Gừng vẫn được sử dụng nhiều trong trường hợp ho nhiều và có đờm. Gừng có tác dụng làm long đờm và loại bỏ dần đờm trong cổ họng. Nó còn giúp cơ thể ấm lên nhanh chóng khi bạn bị cảm lạnh.
Kết hợp gừng, quế, hoa cẩm chướng và mật ong trong một hỗn hợp cùng với một ít nước để uống mỗi ngày 2 lần.
Dùng mật ong, gừng, quất tắc
Hấp cách thủy mật ong, gừng thái lát và quất tắc. Uống mỗi ngày 2 lần vào sáng và tối. Trước khi uống nên hâm nóng lại để có tác dụng tốt nhất.
Mật ong và hạt tiêu trắng
Cách này có tác dụng làm khô đờm và hạn chế tình trạng ho nhiều. Cách làm rất đơn giản, bạn chỉ cần cho một ít hạt tiêu trắng vào trong 1 muỗng cà phê mật ong nguyên chất uống hàng ngày, trong vòng 5 ngày.
Nước nấu lá bạc hà và lá bạch đàn
Xông hơi bằng nước lá bạch đàn và lá bạc hà để mở các xoang và làm khô dịch nhầy.
Bạn chỉ cần chuẩn bị một nồi nước lớn, chứa đầy lá bạc hà và bạch đàn, đun sôi, sau đó hít hơi từ nồi nước là được.
Hoa hồng trắng
Công thức rất đơn giản, bạn chỉ cần lấy cánh hoa hồng bạch rửa sạch trộn với một ít đường phèn, thêm một chút nước lọc và đem hỗn hợp này hấp cách thủy, uống 3 – 4 lần mỗi ngày. Đờm trong cổ họng và tình trạng ho sẽ giảm nhanh chóng.
Trong hành tây chứa quercetin – một chất giúp cơ thể giảm các chất dịch, đờm.
Khi bị đờm trong cổ cần làm gì?
1. Giữ không khí ẩm. Không khí khô kích thích mũi và cổ họng, khiến nhiều chất nhầy, đờm hình thành như một chất bôi trơn. Đặt một máy làm ẩm phun sương mát trong phòng ngủ có thể thúc đẩy giấc ngủ tốt hơn, giữ cho mũi thông thoáng và ngăn ngừa .
2. Uống nhiều nước. Uống nhiều nước ấm và chia nhỏ mỗi lần giúp giảm và long đờm hiệu quả. Bạn có thể thay thế bằng các loại súp hoặc trà thảo dược.
3. Súc miệng bằng nước muối. Súc miệng bằng nước muối 3 – 4 lần mỗi ngày giúp làm dịu các cơn ho, đau họng đồng thời giúp giảm bớt đờm tỏng họng.
4. Không hút thuốc. Hút thuốc lá chủ động hay thụ động đều có thể khiến cơ thể tự sản sinh ra nhiều đờm hơn.
5. Tắm hoặc ngâm mình trong nước ấm. Hơi nước ấm trong phòng tắm cũng giúp làm sạch khoang mũi và đờm trong cổ họng.
Chữa đờm trong cổ họng bằng phương pháp Đông Y và Tây Y
Thuốc Tây chữa đờm trong cổ họng
Tây y có thuốc Terpin codein, uống 1 viên thì đờm tan lỏng dễ khạc, uống 2 viên thì đờm đặc lại, thuốc ngậm Clorate de Potassium điều trị cổ họng vướng đàm làm mất giọng. Tuy nhiên những thuốc này chỉ điều trị ngọn mà không điều trị gốc.
Mách bạn cách chữa đờm trong cổ họng bằng bài thuốc Đông Y
Xạ Can, Bồ công anh, Bảy lá một hoa, Kim ngân hoa, Huyền Sâm là bài thuốc Đông y cổ xưa giúp tái tạo niêm mạc họng, đẩy lùi hiện tượng đờm trong họng, nuốt vướng và bảo vệ họng trước các nguy cơ gây bệnh. Nhận thấy hiệu quả toàn diện của các vị thảo dược quý, BS.TS Hoàng Xuân Ba chuyên gia điều trị bệnh mãn tính tại Mỹ đã nghiên cứu và phát triển bài thuốc Pharysol đặc trị đờm trong họng nhanh và an toàn.
Sự khác biệt giữa bài thuốc Pharysol với bài thuốc thông thường
Ứng dụng công nghệ bản quyền Fuma Natural (Mỹ), kết hợp giữa Đông và Tây Y, các chuyên gia đã nghiên cứu và cho ra đời thảo dược Pharysol giúp loại bỏ nhanh đờm trong cổ họng, đờm vướng gây nuốt khó, ho gió, ho khan, ngứa rát cổ họng… Thảo dược viêm họng được Bộ Y Tế cấp phép từ năm 2010, gần 10 năm lưu hành được sự yêu mến, tin tưởng của người dùng. Các dược liệu Đông y được chọn lọc kỹ càng trước khi đưa vào sản xuất, nên lưu giữ được toàn bộ tinh chất của thảo dược nên bạn có thể yên tâm sử dụng.
Dùng Pharysol chỉ từ 3 – 7 ngày đầu sẽ giúp ho kích ứng đẩy đờm và các chất nhầy dơ trong họng ra ngoài, đờm sẽ lỏng dần, họng dần sạch và thông thoáng hơn.
Dùng 10 – 15 ngày, tiêu đờm, giảm ho hẳn, họng êm hơn, dễ chịu, các vết mủ viêm, các tổn thương bề mặt họng amidan dần được làm lành, se lại.
Sử dụng sau khoảng 1 – 3 tháng, các triệu chứng thuyên giảm 85%~95%, niêm mạc họng bắt đầu được tái tạo, phục hồi và tăng sức đề kháng từ sâu bên trong họng amidan và cơ thể cảm thấy thoải mái, dễ chịu.
Đối tượng nào có thể sử dụng Pharysol?
Người bị đờm trong cổ họng lâu ngày, viêm họng có mủ trắng, viêm họng, viêm amidan cấp và mãn tính, viêm họng đỏ, viêm họng teo, viêm họng sung huyết, viêm họng xuất tiết, viêm họng quá phát,….
Người thường xuyên ho nhiều, ho đau rát họng, có đờm trong họng, ngứa rát họng, nuốt vướng, sưng viêm, đau họng, khô nóng, nói khó hoặc nuốt khó, đau khi ăn uống hoặc nói chuyện, cảm giác vướng víu ở họng, họng bị loét, viêm sưng, viêm tấy đỏ…
Hãy gọi tới Hotline (028) 7300 1608 hoặc kết nối Zalo 094 949 5058 để được các D.sĩ chuyên môn cao, tận tâm tư vấn giúp bạn giải pháp hỗ trợ Viêm Họng, Viêm Amidan mãn tính hiệu nghiệm nhanh và bền vững.
Bé Có Đờm Nhưng Không Ho
Đờm là chất thải của đường hô hấp, nó khá giống với dịch nhầy được tiết ra ở cơ quan này. Tuy nhiên về bản chất thì đờm chỉ xuất hiện khi cơ thể bị bệnh và nó là hỗn hợp của các loại vật chất khác nhau, trong khi đó dịch nhầy đường hô hấp chỉ là dịch tiết bình thường khi cơ thể khỏe mạnh.
6 cách xử lý có đờm nhưng không ho
Thông thường, trẻ nhỏ khi bị bệnh đường hô hấp, đặc biệt là chứng viêm khí quản, sẽ sinh ra triệu chứng ho. Ho là phản ứng giúp cho cơ thể thải đờm ra ngoài dễ dàng hơn, cải thiện tình trạng nghẹt mũi, ngứa ngáy và khò khè ở cổ họng. Tuy nhiên cũng có trường hợp bé có đờm nhưng không ho, lúc này bố mẹ nên giải quyết thế nào?
1. Giúp bé thải đờm ra ngoài
Khi bé nhà bạn xuất hiện đờm trong cổ họng, bạn nên chủ động cho bé nằm nghiêng hoặc nếu trẻ còn quá nhỏ thì mẹ cùng nằm và ôm bé nghiêng sang một bên. Nhân lúc trẻ còn thức, mẹ có thể dùng tay vỗ nhè nhẹ vào ngực trước và phần lưng sau của bé, đây cũng là cách vỗ rung đờm cho trẻ sơ sinh.
Chú ý dùng lực vừa phải và vỗ theo hướng từ trên xuống dưới, từ ngoài vào trong, mỗi bên trái, phải ít nhất vỗ khoảng 3 – 5 phút và mỗi ngày thực hiện 2 – 3 lần. Phương pháp vỗ lưng không những có thể giúp cho đờm ở phổi, khí quản của trẻ trở nên “loãng” hơn mà còn giúp dịch tiết này thuận lợi chảy ra qua đại khí quản, thúc đẩy tuần hoàn máu và giúp bé dễ thở hơn.
Em bé có hệ miễn dịch còn yếu ớt nên càng dễ bị nhiễm lạnh, cảm sốt, viêm đường hô hấp. Do đó, bình thường dù thời tiết thế nào thì mẹ vẫn phải đảm bảo cơ thể bé được giữ ấm đúng cách. Đặc biệt là khi bé có đờm do bệnh thì vấn đề này càng đặc biệt quan trọng, giúp sức khỏe của bé nhanh chóng hồi phục và cũng ngăn ngừa triệu chứng đờm nặng hơn.
3. Bổ sung nhiều nước cho bé
Bé có đờm nhưng không ho vẫn gây cản trở cho đường hô hấp, dẫn đến độ ẩm ở đây cũng giảm rõ rệt do tình trạng mất nước cao, càng làm các dịch tiết và đờm bị “đặc” hơn và khó thải ra ngoài. Bạn cần cho bé uống nhiều nước, tốt nhất là nước đun sôi để nguội ở nhiệt độ khoảng 23ºC, có tác dụng điều trị vật lý và làm nhuận cổ họng cho bé.
Đồng thời, việc uống nhiều nước còn có thể cải thiện tuần hoàn máu, tăng nhanh tốc độ đào thải các chất cặn bã và độc tố sau quá trình trao đổi chất thông qua nước tiểu, từ đó giảm nhẹ kích thích đối với đường hô hấp, đờm trong khí quản của trẻ cũng loãng hơn và dễ bị thải ra ngoài.
4. Đảm bảo phòng ốc thông thoáng
Mặc dù cần giữ ấm cho bé nhưng phòng ốc vẫn phải đảm bảo không khí được lưu thông tốt. Bạn nên mở cửa sổ phòng của bé để đón nắng sớm và nhiệt độ phòng nên duy trì ở khoảng 18-22ºC là thích hợp nhất. Tuy nhiên, cần chú ý không để gió lạnh thổi trực tiếp vào người của bé để tránh tình trạng bệnh nặng hơn. Độ ẩm trong phòng nên ở mức 60-65%.
5. Dùng phương pháp xông hơi để hỗ trợ thông đờm
Bạn rót một ly nước sôi còn bốc khói, bế trẻ lên sao cho mũi và miệng của bé hướng về phần hơi nước nóng này để trẻ hô hấp. Phương pháp này có tác dụng thông đờm, làm loãng đờm và giảm tình trạng sưng phù hay sung huyết ở niêm mạc khí quản, giúp bé dễ thở hơn. Tuy nhiên, mẹ cần chú ý không để bé quá gần hơi nước để tránh bỏng do quá nóng.
Nếu trường hợp bé bị đờm nặng gây khó khăn cho hô hấp thì bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ chuyên khoa để dùng máy hút đờm hỗ trợ việc điều trị. Ngoài ra, nếu bạn cho bé uống thuốc, phải tuân theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý mua thuốc cho trẻ khi chưa chẩn đoán được bệnh gốc gây ra đờm.
3 câu hỏi mà bố mẹ thường hay băn khoăn khi bé có đờm nhưng không ho
1. Bé có đờm có cần uống kháng sinh không?
Thông thường thì không cần thiết. Nhiễm khuẩn chỉ là một trong những khả năng gây ra tình trạng đờm có trẻ em chứ không phải mọi trường hợp. Nếu bố mẹ có thói quen mỗi lần trẻ bị đờm hay cảm mạo liền tự mua thuốc kháng sinh cho trẻ uống thì dễ gây kháng thuốc. Ngoài ra, uống nhiều kháng sinh còn có thể gây các tác dụng phụ đối với sức khỏe của bé.
2. Bé có đờm màu vàng hay xanh có phải nhiễm vi khuẩn không?
Các vết thương nếu xuất hiện dịch mủ vàng xanh thì có khả năng là bị nhiễm khuẩn, nhưng đờm hay nước mũi mà có hiện tượng này thì không nhất định là do vi khuẩn. Ví dụ nếu đường hô hấp bị nhiễm loại độc bệnh nào đó cũng sẽ sinh ra đờm có màu vàng xanh. Đây cũng là lý do khi bé có đờm nhưng không ho còn tùy thuộc vào nguyên nhân gây bệnh cụ thể mà có cách điều trị khác nhau.
3. Bé nuốt đờm vào thì có sao không?
Trẻ nhỏ đôi khi còn chưa biết cách khạc đờm nên dễ nuốt trở ngược vào dạ dày. Bố mẹ thấy tình trạng này thường sẽ lo lắng, một mặt vừa cảm thấy không vệ sinh, mặt khác còn sợ sẽ gây hại đến sức khỏe của bé. Các chuyên gia sức khỏe cho biết: Mặc dù đờm có thể có chứa các loại vi sinh vật gây bệnh nhưng dịch vị dạ dày có tính sát khuẩn rất cao, nên dù bé nuốt đờm cũng không tổn hại đến cơ thể.
Lê Phương
Cập nhật thông tin chi tiết về Cách Làm Long Đờm, Tống Đờm Ra Khỏi Cổ Bé! trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!