Bạn đang xem bài viết Cháo Bào Ngư Cho Trẻ Ăn Dặm Đơn Giản Dinh Dưỡng được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Cháo bào ngư cho trẻ ăn dặm đơn giản dinh dưỡng
Thời kỳ trẻ ăn dặm thông thường là ăn cháo. Bào ngư nấu cháo cho trẻ ăn cực kỳ tốt và vô cùng dinh dưỡng không thể bỏ qua trong giai đoạn trẻ ăn dặm. Một trong những siêu phẩm mà thiên nhiên ban tặng phù hợp với mọi đối tượng không riêng gì trẻ em. Trong Bào Ngư chứa rất nhiều dưỡng chất như: Chất đạm, Calo, Chất béo, Omega-3, Vitamin A, B, E, C, Canxi, Kẽm, Magie, Kali, Sắt. Cho nên nấu cho cho Bé sẽ có vô số chất dinh dưỡng cực kỳ quan trọng.
Mình hiện cũng đang có bé được gần 12 tháng tuổi và từ ngày bé được 6 tháng đến tuổi ăn dặm. Mình đã sử dụng Bào Ngư để nấu cho bé ăn. Cứ mỗi lần nấu cháo Bào Ngư là Bé lại rất thích, ăn rất ngon miệng. Nhưng vì lượng dinh dưỡng có trong bào ngư nhiều nên mình thay phiên nấu mỗi tuần 1 lần thôi.
Gia đoạn ăn dặm rất quan trọng, cơ thể trẻ em còn yếu, đề kháng chưa cao, vì vậy bất kỳ các sản phẩm nào nấu cho bé ăn nói chung đều phải chọn lựa kỹ. Để nấu cho Bé nên sử dụng Bào Ngư tươi vì nước nấu sẽ ngọt, ngon và tốt cho bé hơn. Bào ngư tươi khi ấn vào có độ đàn hồi, thịt tròn dày đầy đặn, thân hình đồng đều không tì vết, chính giữa có màu vàng rất đẹp. Bào ngư Hàn Quốc có nhiều size khác nhau, size 18-22 con/kg, size 10-12 con/kg. Bé đều sử dụng được 2 loại bào ngư này.
Cách bảo quản bào ngưKhi bào ngư mua về rã đông, làm sạch, chế biến, sau đó là nấu cháo cho bé. Sử dụng không hết ta bảo quản vào tủ lạnh để sử dụng dần.
Cách nấu cháo bào ngư cho bé ăn dặm1.Chuẩn bị nguyên liệu
300g bào ngư
200g xương ống (Hoặc gà)
100g gạo tẻ ( Để cháo dẻo ngon có thể dùng nếp hoặc gạo dẻo)
100g nấm rơm
Hành lá, ngò rí
Dầu ăn, muối
2.Cách chế biếnBước 1: Sơ chế nguyên liệu
Gạo tẻ và nếp bạn ngâm tầm 4-5 tiếng cho mềm rồi vớt để ráo.
Xương ống hoặc gà đem rửa sạch, chặt từng khúc và cho vào nồi nấu trong vòng 3 tiếng cho ra nước xương.
Bào ngư rửa sạch tách lấy thịt, bỏ phần ruột và để ráo. Cắt nhỏ vừa cho bé ăn, nếu cho bé ăn trong mấy tháng đầu, thì hầu như bé ăn phần cháo và nước. Vì bào ngư bé sẽ chưa nhai được nhưng vẫn nấu cho bé ăn cho có chất dinh dưỡng.
Nấm rơm rửa sạch thái sợi nhỏ hoặc băm nhỏ.
Hành lá, ngò sửa sạch và thái nhỏ.
Bước 2: Nấu cháo
Khi nước sôi, vớt bọt, vớt xương ra và cho gạo vào nấu cho đến khi nhuyễn.
Bước 3 :
Đối với trẻ mới ăn dặm nên hạn chế dùng dầu mỡ hoặc các gia vị gây khó tiêu. Do dạ dày của trẻ trong những tháng đầu còn yếu. Chỉ cần nấu nhuyễn cháo sau đó cho bào ngư, nấm rơm vào. Trẻ em trước 12 tháng tuổi chỉ được dùng muối với một hàm lượng rất nhỏ. Nấu trong vòng 10 phút cho bào ngư, nấm chín là tắt bếp.
Bé mình trong khoảng 6-9 tháng mình rất ít sử dụng muối, đối với những dòng về hải sản thì vị sẽ hơi đậm đà hơn. Nên khi nấu thì không cần muối, còn nếu cháo thịt hoặc cháo khác mình cho một ít vào.
Từ sau 12 tháng tuổi khi nấu cháo Bào ngư cho bé thì bào ngư mình có thể xào với dầu và nêm nếm gia vị đậm đà hơn một chút. Nhưng vẫn rất nhạt và hạn chế tối đa hoặc không dùng các gia vị như hạt nêm, bột ngọt vì chất dinh dưỡng trong xương và bào ngư cũng rất ngọt.
Bước 4: Thưởng thức
Cháo mềm nhuyễn, bào ngư giòn ngọt, nấm rơm thơm và ngọt thanh. Nước xương ngọt đậm đà, thêm hành và ngò rí sẽ làm cho tô cháo thơm ngon đúng điệu không thể cưỡng lại được.
Bé ăn dặm là một trong những bước khởi đầu để cho trẻ phát triển cả về thể chất lẫn tinh thần. Món ăn ngon cũng sẽ cho bé thích thú hơn và làm cho Mẹ thỏa mái trong việc cho con ăn dặm. Cháo bào ngư cho trẻ ăn dặm là một món ngon không thể bỏ qua các Mẹ cần lưu ý.
—————————————————————–
Võ Lệ Hiền – Founder Công ty Cổ Phần Hisea
Website: hisea.vn
Điện thoại: 0905.165.790 (zalo)
Email: [email protected]
Facebook: Võ Lệ Hiền
Cách Nấu Cháo Bào Ngư Bổ Sung Dinh Dưỡng Cho Bé Ăn Dặm Cực Tốt!
Cách nấu cháo bào ngư bổ sung dinh dưỡng cho bé ăn dặm cực tốt
+ Bước 3: Gạo ngon đem vo sạch rồi để cho ráo nước, sau đó cho gạo vào một cái chảo dày rang cho đến khi gạo dậy mùi thơm là được, không cần rang gạo đến khi gạo có màu vàng. Mẹo hay: Một cách giúp bạn không cần rang gạo mà cháo vẫn đặc và dẻo đó là cho thêm một ít gạo nếp vào nấu cùng.
Cách nấu cháo không bị trào bạn nên biết
+ Cách 1: Hãm lửa, sau khi cháo sôi nên vặn nhỏ lửa để cháo dần cạn nước, gạo trong cháo được ninh sẽ nhừ hơn.
+ Cách 2: Thêm dầu ăn. Bạn hãy cho thêm một vài thìa dầu ăn. Cách này giúp món cháo của bạn ăn ngon hơn vừa tránh được cháo trào ra ngoài.
+ Cách 3: Chuẩn bị tốt trước khi nấu cháo. Trước khi nấu cháo, bạn cần đãi sạch gạo, chờ nước ấm 50-60 oC mới cho gạo vào. Khi nấu cháo, bạn nên cho vào nồi vài giọt dầu vừng, khi sôi đun lửa vừa. Làm như vậy, dù cháo sôi cũng không bị tràn ra ngòai.
+ Cách 4: Dùng cơm thừa để nấu cháo thường hay bị dính và cháy, Nếu trước khi nấu, ta dùng nước lạnh dội qua thì khi đun sẽ không bị dính mà cháo vẫn ngon như nấu bằng gạo.
+ Cách 5: Khi đun nhiều, có loại nồi cũng bị trào. Để khắc phục, bạn nên vo gạo trước 3 tiếng, dùng lượng nước vừa phải để ngâm, sau đó mới đem nấu. Tóm lại, để hạn chế cháo bị trào trong lúc nấu, ngoài việc canh lửa vừa, bạn cũng cần lưu ý thời gian cho gạo vào. Không nên cho gạo vào ngay nước lạnh rồi đun hay cho vào lúc nước đã sôi mà nên cho lúc nước ở nhiệt độ từ 50-600C. Bạn cũng nên cho vào gạo ít muối khi nấu.
Tags: cháo bào ngư nấu với rau gì, cháo bào ngư cho bé ăn dặm, cách nấu cháo bào ngư hộp, cách làm bào ngư tươi, cách chế biến bào ngư đóng hộp, cách nấu súp bào ngư khô, cháo bào ngư bán ở đâu, cháo bào ngư khô cho bé
Bào Ngư Và Những Giá Trị Dinh Dưỡng Của Bào Ngư Có Thể Bạn Chưa Biết ?
Bào ngư từ thời xa xưa đã là món ăn quý hiếm, là một trong những “bát trân”, những món ăn chỉ xuất hiện trong các bữa ăn vương giả. Vậy bào ngư là gì mà lại quý như vậy? Chúng sống ở đâu, có lợi ích gì về dinh dưỡng? Tất cả những thắc mắc đó sẽ được giải đáp trong bài viết sau đây.
Thành phần dinh dưỡng có trong bào ngưBào ngư rất bổ dưỡng và là một nguồn tuyệt vời của protein, iốt và axit béo omega-3. Nó cũng cung cấp nhiều vitamin và khoáng chất quan trọng và cực kỳ ít chất béo.
Theo Cơ sở dữ liệu dinh dưỡng USDA, bào ngư (85 gram) nấu chín cung cấp khoảng:
Lượng calo : 161
Selen : 44 mcg (63% giá trị hàng ngày)
Protein : 16,7 g (33% giá trị hàng ngày)
Axit pantothenic : 2.440 mg (24% giá trị hàng ngày)
Sắt : 3,23 mg (18% giá trị hàng ngày)
Photpho : 184,45 mg (18% giá trị hàng ngày)
Magiê : 47,60 mg (12% giá trị hàng ngày)
Thiamin : 0.187 mg (12% giá trị hàng ngày)
Vitamin B12 : 0,59 mcg (10% giá trị hàng ngày)
Đồng : 0,194 mg (10% giá trị hàng ngày)
Niacin : 1.615 mg (8% giá trị hàng ngày)
Riboflavin : 0,11 mg (7% giá trị hàng ngày)
Vitamin B6 : 0.128 mg (6% giá trị hàng ngày)
Kali : 241,40 mg (5% giá trị hàng ngày)
Kẽm : 0,81 mg (5% giá trị hàng ngày)
Canxi : 31,45 mg (3% giá trị hàng ngày)
Mangan : 0,060 mg (3% giá trị hàng ngày)
Vitamin C : 1,5 mg (2% giá trị hàng ngày)
Tác dụng của bào ngư đối với sức khoẻ Giảm nguy cơ mắc bệnh timBào ngư chứa axit béo omega-3, đặc biệt là axit eicosapentaenoic (EPA) và axit docosahexaenoic (DHA), được biết là làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim .
Các axit béo này có thể làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim bằng cách giảm mức độ chất béo trung tính trong máu ở người.
Phòng chống ung thưNghiên cứu đã chỉ ra rằng chiết xuất từ loại hải sản này có đặc tính chống ung thư bằng cách gây ra cái chết của các tế bào khối u và hoại tử.
Một nghiên cứu năm 2010, được công bố trên BMC Compuityary and Alternative Medicine, cho thấy chiết xuất nội tạng bào ngư có thể ức chế sự phát triển của khối u và thúc đẩy tăng sinh tế bào CD8 + T và chức năng tế bào.
Tăng cường hệ miễn dịchCác axit béo omega-3 trong loại hải sản này cũng có thể có lợi cho hệ thống miễn dịch.
Các nhà nghiên cứu từ Đại học bang Michigan và Đại học East Carolina phát hiện ra rằng thực phẩm chứa nhiều hợp chất axit béo omega-3 DHA dường như tăng cường hoạt động của một tế bào bạch cầu gọi là tế bào B, một phần quan trọng trong phản ứng miễn dịch của cơ thể.
Một nghiên cứu gần đây của Harvard và Đại học Washington cho thấy những người ăn thực phẩm có nhiều omega-3 thường có xu hướng sống lâu hơn những người có mức omega-3 thấp.
Điều hòa chức năng tuyến giápHormon tuyến giáp là cần thiết cho sự tăng trưởng và phát triển bình thường của các mô như hệ thống thần kinh trung ương. Bào ngư chứa một lượng iốt đáng kể đóng vai trò thiết yếu trong chức năng của tuyến giáp.
Loại hải sản này cũng cung cấp đồng giúp kích thích chức năng tuyến giáp bằng cách tăng cường hormone và cải thiện chức năng trao đổi chất.
Giữ cho gan khỏe mạnhBào ngư là một chất hỗ trợ gan tự nhiên và tăng sức mạnh giải độc của gan. Nó hoạt động bằng cách hỗ trợ các chức năng trao đổi chất của gan. Nó cũng có thể ngăn ngừa tổn thương gan do tiêu thụ rượu thường xuyên hoặc quá mức.
Ngăn ngừa đau khớpLoại hải sản này rất giàu glycosaminoglycans tự nhiên giúp thúc đẩy các khớp khỏe mạnh và các mô liên kết. Nó hỗ trợ vận động khớp, do đó giúp giảm đau viêm khớp và viêm.
Duy trì sức khỏe xươngDo lượng phốt pho và canxi có nhiều trong loại hải sản này, nó rất có lợi cho sức khỏe xương của chúng ta. Phốt pho hoạt động với canxi để giúp cải thiện mật độ xương và giữ cho xương khỏe mạnh.
Quản lý cân nặngBào ngư có đặc tính chống oxy hóa và chống viêm giúp duy trì trạng thái cân bằng trao đổi chất, ngăn ngừa sự tích tụ chất béo. Nó đã được sử dụng trong hầu hết các chế độ ăn kiêng giải độc vì khả năng hỗ trợ các chức năng trao đổi chất khác nhau của cơ thể.
Vùng phân bố của bào ngưBào ngư là một trong những sản vật của biển cả được nhiều ngư dân săn lùng vì giá trị kinh tế cao. Thông thường, Bào ngư xuất hiện nhiều ở vùng biển, hải đảo nhiều đá, kể cả những vùng nước chảy mạnh. Khi còn nhỏ, bào ngư thường bám gần bờ; nhưng khi trưởng thành, chúng di chuyển ra xa dần và sâu hơn ở đá ngầm dưới biển.
Tại Việt Nam, bào ngư có nhiều tại các vùng biển Cô Tô, Hạ Long, Khánh Hòa, Côn Đảo, Phú Quốc,…
Đặc điểm hình dáng và sinh thái của bào ngưBào ngư thuộc ngành thân mềm, có vỏ tầng thân phát triển lấn tầng xoắn ốc, đặc điểm này khiến toàn thân chúng trông như một khối dẹt. Vỏ rất cứng, được tạo thành từ nhiều lớp xếp chồng lên nhau, lớp vỏ có cấu tạo chủ yếu từ canxi cacbonat
Lớp vỏ phía ngoài của bào ngư có nhiều vân xen kẽ nhau với các màu như tím, nâu, xanh,… Các màu sắc khác nhau trên lớp vỏ này phụ thuộc vào sự thích nghi với môi trường sống của từng loài
Mặt phía trong của bào ngư có lớp xà cừ óng ánh
Bào ngư thở bằng các lỗ được tạo thành do sự xoắn của các gờ từ mép vỏ gần miệng; bào ngư thoát nước từ mang.
Chân bào ngư rộng; chúng dùng chân để bò, di chuyển từ nơi này đến nơi khác và có cơ bám chắc vào đá đáy biển. Vì vậy, để bắt được bào ngư, các thợ lặn phải lặn xuống sâu dưới đáy biển để tách nó ra khỏi đá ngầm.
Bào ngư phân tính đực – cái riêng biệt, có thể phân biệt giới tính dựa vào màu sắc của chúng trong mùa sinh sản: bào ngư cái thường có màu xanh đen trong khi bào ngư đực lại có màu vàng
Bào ngư sợ ánh sáng, chúng thường ẩn nấp trong các hốc đá vào ban ngày và chui ra tìm mồi vào ban đêm
Bào ngư sinh trưởng tương đối chậm nhưng đều, không thay đổi tỷ lệ hình học theo thời gian
Các loại bào ngư phổ biếnTại vùng biển Việt Nam hiện có 4 loại bào ngư chính, đó là: bào ngư 9 lỗ, bào ngư bầu dục, bào ngư vành tai và bào ngư dài; trong đó bào ngư vành tai được cho là có tiềm năng trong nuôi trồng thủy sản do chúng sỡ hữu kích thước và trọng lượng cơ thể lớn (dài 112mm và nặng 167g). Hiện tại, bào ngư vành tai phân bố chủ yếu ở vùng biển các tỉnh miền Trung kéo dài đến vùng biển Côn Đảo, Phú Quốc và quần đảo Trường Sa.
Thức ăn của bào ngưBào ngư là loài ăn thực vật. Thức ăn của chúng thay đổi tương ứng theo từng giai đoạn phát triển nhưng chủ yếu vẫn là ăn các loài rong biển, mùn bã hữu cơ dưới biển
Tập tính sinh sản của bào ngưBào ngư sinh sản hữu tính. Chúng đẻ trứng vào mùa nóng, thường đẻ vào lúc chiều tối và rạng sáng
Bào ngư đực thường phóng tinh trước, sau đó bào ngư cái mới đẻ trứng. Trứng thụ tinh ngoài nên có tỷ lệ thụ tinh rất thấp. Để khắc phục nhược điểm này, bào ngư thường tập trung thành từng đàn trong một nơi với mật độ cao vào mùa sinh sản để tăng tỷ lệ thụ tinh cho trứng.
Vào mùa lạnh, bào ngư nghỉ hoạt động sinh dục.
Nuôi bào ngư đúng cáchHiện nay, bào ngư không nhất thiết phải được nuôi ở biển (bằng cách nuôi lồng treo bè ngoài biển, nuôi thả đáy trên bãi đá hay rạn san hô dọc bờ biển), hiện bào ngư có thể được nuôi trong bể xi măng, đăng, lồng, đìa,… nên khá thuận lợi cho những ai có ý định nuôi và nhân giống loài hải sản quý này.
Nuôi bào ngư rất đơn giản, lại không quá tốn kém. Người nuôi chỉ cần nuôi cấy rong câu chỉ vàng thật nhiều là được vì thức ăn của
bào ngư chủ yếu là rong câu này.
Nuôi bào ngư phải trải qua 2 giai đoạn gồm: giai đoạn ấu trùng thường kéo dài khoảng 3 tháng – khi bào ngư đạt kích cỡ khoảng từ 4-5 mm thì bắt đầu chuyển qua nuôi thương phẩm, giai đoạn này thường kéo dài khoảng 6 tháng – khi bào ngư đạt kích cỡ khoảng từ 40-50 mm thì được phép thu hoạch
Một số thông tin thú vị khácCùng với hải sâm, ốc hương, cầu gai, điệp, bào ngư là loại hải sản quý, có giá trị kinh tế cao và đặc biệt có thể cạn kiệt nếu không được tái tạo.
Vào thời vua chúa, bào ngư cũng nằm trong danh sách “bát trân” – 8 món ăn tuyệt phẩm cho giới quý tộc gồm: nem công, chả phượng, da tê ngưu, bàn tay gấu, gân nai, môi đười ươi, thịt chân voi và bào ngư.
Ngày nay, bào ngư được biết đến là loài hải sản cung cấp nguồn dưỡng chất tuyệt vời giúp bảo vệ cơ thể khỏi bệnh ung thư; ức chế một số loại tế bào khối u như tế bào ung thư vòm họng, khối u viêm gan A, ung thư vú; tốt cho chất lượng tinh trùng và tăng độ hưng phấn cho nam giới; bồi bổ sức khỏe và làm đẹp da, chống lão hóa cho nữ giới.
Lợi ích và cách chế biến bào ngưCác món ăn ngon từ bào ngư nổi tiếng thế giới là món ăn vương giả dành cho vua chúa quý tộc. Không chỉ vậy, theo Đông y, bào ngư có khả năng bổ âm, tăng khí, hạ nhiệt, tăng cường sinh lực cho nam giới, giúp sáng mắt, trị ho, khó tiêu. Bào ngư thích hợp cho tất cả đối tượng từ người già, trẻ em cho đến phụ nữ và đàn ông.
Bào ngư có vỏ ngoài cứng, hơi dẹt, mặt ngoài nhám, màu nâu sẫm, quanh mép có các lỗ để thở. Sau khi bắt được bào ngư, phải rửa sạch chúng bằng nước muối pha loãng, sau đó mới tách vỏ và gỡ lấy thịt. Bào ngư có thể ăn tươi hay phơi khô và biết cách kết hợp với các gia vị sẽ tạo nên những món ăn vô cùng hấp dẫn mà không loại hải sản nào sánh được.
Dễ nấu nhất, không mất công sơ chế là bào ngư tươi, nếu là bào ngư khô sẽ phải ngâm trong nước một thời gian. Với các món xào, hầm hay nấu canh thì bào ngư đều giữ được vị giòn thơm. Bào ngư khi hầm lâu sẽ ngấm đủ vị ngon ngọt như bồ câu hầm bào ngư, cháo bào ngư, bào ngư hầm hạt sen thịt nạc, bào ngư hầm nấm đông cô… Ngoài ra, bào ngư còn có thể biến hóa trong các món như súp bào ngư rau củ, cơm bào ngư, bào ngư om lòng trắng gạch cua, bào ngư nướng than hồng… tất cả đều là những món ăn khá hấp dẫn và đặc biệt.
Giá của bào ngưTùy vào kích thước và nơi sinh sống mà giá của bào ngư dao động trong khoảng từ 250.000 đến 750.000 đồng/kg. Hi vọng qua bài viết này, các bạn đã biết bào ngư là gì, sống ở đâu và có tác dụng gì với sức khỏe. Các món ăn chế biến từ bào ngư có thể ăn chơi, thưởng thức như hải sản quý hay chế biến với cơm đều ngon tuyệt vời. Giò sống là sản phẩm được chế biến từ thịt heo.
Bào Ngư Là Gì? Tác Dụng Và Cách Nấu Cháo Bào Ngư Ngon
Cháo bào ngư là món ăn cực kỳ bổ dưỡng. Ảnh: Internet
Đặc điểm sinh học
Hình dáng
Bào ngư có hình dáng dạng một khối dẹt, từ mép vỏ gần miệng có khoảng 7 – 9 gờ, xoắn tạo thành các lỗ để thở với sự thoát nước từ mang.
Bào ngư là một trong những loại hải sản quý với hàm lượng dinh dưỡng cao. Ảnh: Internet
Bên ngoài vỏ bào ngư có nhiều vân tím, nâu, xanh xen kẽ nhau, mặt trong có lớp xà cừ óng ánh. Tùy vào từng loài khác nhau mà chúng thích nghi với những môi trường sống riêng.
Chân bào ngư rộng, cơ bám chắc vào đá đáy biển, giúp nó sống được ở những vùng nước chảy mạnh.
Sinh thái học
Bào ngư thường bám vào đá ở những vùng nước biển có độ mặn cao 25 – 30%, có sóng, xa cửa sông, nước trong.
Thức ăn của bào ngư gồm mùn bã hữu cơ và các loài rong tảo biển.
Bào ngư sinh sản hữu tính, thụ tinh ngoài, đẻ trứng vào mùa nóng, mùa lạnh nghỉ hoạt động sinh dục.
Bào ngư là một trong những thực phẩm quý vì môi trường sống khắc nghiệt, sản lượng thấp. Để có bào ngư khô, bào ngư tươi phải được chế biến qua nhiều công đoạn, ước tính 1.500g bào ngư tươi sau khi chế biến chỉ còn 250g bào ngư khô.
Bào ngư sống ở đâu?
Ở nước ta, bào ngư phân bố chủ yếu tại: vịnh Hạ Long, Bạch Long Vĩ, Cát Bà, Cô Tô, Khánh Hòa (hòn Nội, hòn Trà Là, hòn Tầm, hòn Tre Lớn, vịnh Vân Phong), quần đảo Trường Sa, Côn Đảo, đảo Phú Quốc, hòn Thơm, hòn Vang, hòn Mây Rút, mũi Ông Đội, mũi Đất Đỏ, đảo Thổ Chu.
Thành phần dinh dưỡng của bào ngư
Trong 100g bào ngư chứa: 17,05g chất đạm, 5,89g đường, 0,75g chất béo, 84,7mg cholesterol, các loại vitamin B1, B2, khoáng chất và nguyên tố vi lượng.
Trong chất đạm cũng có đủ 19 loại axit amin thiết yếu cho cơ thể ở lượng mức tương đối cao như 0,73mg threonin, 0,75mg isoleucin, 0,7mg valin, 2,31mg axit glutamic.
Bào ngư có tác dụng gì?
Theo y học cổ truyền, thịt bào ngư có vị mặn, tính ôn, có tác dụng bổ hư, tư âm, nhuận phế thanh nhiệt… rất phù hợp với những người trong giai đoạn mãn kinh, mãn dục, cường tuyến giáp trạng, khả năng tập trung kém. Tuy nhiên, những người đang mắc các bệnh như: gút, cảm mạo phát sốt, hầu họng sưng đau nên hạn chế ăn bào ngư.
Cách chế biến bào ngư
Cách làm sạch bào ngư tươi
Dùng cọ rửa sạch nhớt và chất dơ trên bề mặt cũng như chà 2 mép viền của bào ngư. Sau đó dùng mũi dao nhọn nạy phần thịt bào ngư lên, cắt bỏ phần nội tạng màu đen phía bên dưới của nó, rửa sạch lại với rượu trắng, gừng hoặc muối để giảm mùi tanh là có thể chế biến món ăn.
Cách chế biến bào ngư khô
Bào ngư khô phải cho vào nước lạnh ngâm trong 48 tiếng, sau đó rửa sạch nhẹ nhàng toàn bộ, loại bỏ cát, sau đó có thể hầm trước, chú ý khi nấu: phải nấu bào ngư thật chín nhừ, không được nửa sống nửa chín.
Chế biến bào ngư đóng hộp
Bào ngư đóng hộp đã được sơ chế sẵn, bạn chỉ cần mua về là có thể chế biến ngay.
Bào ngư nấu gì ngon?
Cách nấu cháo bào ngư
Cháo bào ngư dễ ăn và bổ dưỡng. Ảnh: Internet
Nguyên liệu
500g bào ngư tươi
300g xương ống
200g gạo tẻ
50g gạo nếp
100g nấm rơm
1 quả trứng vịt muối
Hành tỏi phi thơm
Hành lá, ngò rí
Gia vị: Dầu ăn, hạt nêm, bột ngọt, đường, tiêu
Cách làm
Sơ chế nguyên liệu
Gạo tẻ và gạo nếp bạn đam ngâm qua đêm cho mềm rồi vớt để ráo.
Xương ống rửa sạch, chặt từng khúc và đem hầm trong 3 tiếng để lấy nước dùng.
Bào ngư rửa sạch, tách lấy thịt, cho vào chảo xào sơ với hành tỏi phi thơm. Nấm rơm làm sạch, băm nhỏ hoặc cắt miếng.
Hành lá và ngò rí làm sạch, băm nhỏ.
Trứng vịt muối luộc chín, tách riêng lòng đỏ ra chén, đem nghiền nhỏ, cho vào chảo xào với dầu ăn. Nêm thêm ít đường, bột ngọt, đảo đều đến khi hỗn hợp sánh mịn thì tắt bếp.
Nấu cháo
Khi nước dùng đã hầm đủ thời gian, vớt bỏ xương và cho gạo nếp và tẻ vào nấu đến khi chín mềm.
Cho nguyên liệu vào và nêm nếm
Khi cháo mềm, bạn cho nấm rơm, lòng đỏ trứng muối đã sơ chế vào khuấy đều, nêm thêm hạt nêm, đường và nấu khoảng 15 phút. Tiếp tục cho bào ngư vào nấu cùng. Đảo đều tay và nấu thêm khoảng 5 phút, tiến hành cho hành lá, ngò rí băm nhỏ vào và tắt bếp.
Bào ngư xào tỏi
Nguyên liệu
150g tỏi băm
500g bào ngư tươi
1 muỗng tương ớt
2,5g muối
Đường
½ muỗng dầu mè
½ muỗng tiêu
Một ít bột năng
Cách làm
Sơ chế bào ngư
Bào ngư xanh rửa sạch, tách lấy thịt, cắt thành từng miếng vừa ăn.
Xào bào ngư
Đặt chảo lên bếp và đun nóng dầu ăn. Cho tỏi băm, tương ớt, dầu mè, tiêu, bột năng vào chảo và khuấy đều tay. Sau đó, cho bào ngư vào xào chín. Bạn có thể kết hợp thêm với hành tây, cà chua cắt múi cau cũng rất ngon và thú vị.
Súp bào ngư
Súp bào ngư có hương vị vô cùng thơm ngon. Ảnh: Internet
Nguyên liệu
3 con bào ngư
350g chân gà
5 tai nấm đông cô
1 củ cà rốt
2 muỗng cà phê nước cốt gừng
1 ít rượu trắng
1 muỗng canh dầu hào
1 muỗng canh bột bắp
Vài lát gừng
Gia vị: tiêu, muối, nước tương
Cách làm
Sơ chế nguyên liệu
Bào ngư tách lấy thịt, rửa sạch với rượu trắng và gừng. Sau đó đem ướp muối, đường, dầu hào, một ít rượu cùng nước cốt gừng khoảng 1 tiếng cho ngấm gia vị.
Cà rốt làm sạch, cắt sợi nhuyễn. Nấm đông cô bỏ chân, luộc sơ qua với nước có ít gừng. Chân gà làm sạch, để ráo nước.
Xào bào ngư
Đặt chảo lên bếp, đun nóng dầu ăn và phi thơm hành, cho bào ngư vào đảo thật nhanh tay, tiếp tục thêm ít rượu trắng vào đảo đều.
Hầm chân gà
Cho 1 chân gà vào hầm với rượu trắng, nước tương, dầu hào, đường trong khoảng 3 tiếng.
Nấu súp bào ngư
Vớt bỏ chân gà sau khi hầm xong, cho phần bào ngư và nấm vào nồi nước dùng. Nấu đến khi thấy nước hơi sánh, bạn cho tiếp cà rốt vào.
Bột bắp đem hòa với chút nước, khuấy đều và cho từ từ vào nồi nước dùng. Nêm nếm lại gia vị cho vừa miệng là xong món súp bào ngư.
Cách làm bào ngư xốt dầu hào
Bào ngư xốt dầu hào rất dễ làm nhưng mang đến hương vị vô cùng kích thích. Ảnh: Internet
Nguyên liệu
1 con bào ngư khoảng 100g
75ml nước dùng gà
1 muỗng canh dầu hào
15g súp lơ xanh
10g bột bắp
Gia vị: Xì dầu, muối, tiêu, hành, gừng, tỏi, rượu
Cách làm
Sơ chế nguyên liệu
Bào ngư làm sạch, hấp trong vòng 20 phút, vớt ra, cho vào chảo dầu nóng nấu chín với chút gừng.
Súp lơ xanh làm sạch, chẻ thành từng khúc vừa ăn, ngâm qua nước muối, vớt ra để ráo. Tỏi lột vỏ, băm nhuyễn và cho vào chảo dầu nóng phi thơm, xào với súp lơ xanh cùng chút gia vị.
Làm nước xốt dầu hào
Cho nước dùng gà vào nồi đun sôi, sau đó cho dầu hào, đường, rượu, xì dầu, bột bắp vào tiếp tục đun đến khi hỗn hợp có độ sánh là được.
Hoàn thành món ăn
Bào ngư bỏ ra đĩa trang trí súp lơ xanh, sau đó chan nước xốt lên trên cùng rau ngò là có thể thưởng thức.
Cơm bào ngư
Bào ngư thuộc loại hải sản quý, không những ngon mà còn mang lại nhiều giá trị dinh dưỡng, tốt cho sức khỏe. Cơm được kết hợp với bào ngư sẽ là món ăn có công dụng bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể.
Cơm bào ngư có nhiều công dụng đối với sức khỏe. Ảnh: Internet
Bào ngư om lòng trắng gạch cua
Bào ngư om lòng trắng gạch cua là món ăn có tác dụng bổ thận, tăng cường sinh lực cho nam giới, chống suy nhược cơ thể.
Một số lưu ý
Cách chọn bào ngư chất lượng
Bào ngư tốt có hình dáng tròn đều, ở rìa có những hạt cơ nhỏ, mịn sát nhau, càng dày càng tốt và có mùi thơm nồng đặc biệt. Bào ngư không tốt thường có hình dáng không đều hoặc bị rạn nứt hay có những vết rách.
Bảo quản bào ngư
Bào ngư tươi bạn có thể tách bỏ vỏ, lấy thịt và để trong ngăn đông của tủ lạnh. Bào ngư khô nên để ở nơi thoáng mát tránh ánh nắng mặt trời.
Bào ngư sẽ phủ một lớp sương trắng trên bề mặt nếu để lâu, đây là do muối kết tinh được tiết ra ngoài, không gây ảnh hưởng đến chất lượng của bào ngư.
Nơi bán bào ngư tại TP. HCM
Bạn có thể tìm mua bào ngư tại các cửa hàng thủy hải sản trên địa bàn thành phố.
☆ ☆ ☆ ☆ ☆
Scores: 4.5 (10 votes)
Thank for your voting!
Bào Ngư Khô Loại Hải Sản Mang Giá Trị Dinh Dưỡng Cao
1. Bào ngư khô là gì? Cách làm món hải sản này như thế nào?
Bào ngư là một loại hải sản quý được lấy từ biển cả. Vì bào ngư sống trong môi trường khắc nghiệt nên quá trình sinh sôi nảy nở không nhiều. Chính vì thế mà giá trị của bào ngư càng trở nên đắt đỏ hơn. Bào ngư cũng được liệt vào danh sách 8 loại hải sản quý giá từ biển.
Trước kia chỉ những gia đình vương giả và cao quý mới được thưởng thức những món ăn từ bào ngư. Ngày nay để giúp mọi người ai cũng có thể nếm thử món ăn này và thuận tiện cho việc xuất khẩu ra nước ngoài thì người ta chế biến thành bào ngư khô.
Sau khi lấy bào ngư từ dưới biển lên phải trải qua một quá trình sơ chế vô cùng công phu mới thể có được bào ngư khô. Thực tế thì từ 1.500 gram bào ngư tươi sau khi đã sơ chế và hoàn tất thì chỉ còn lại 250 gram bào ngư khô. Đây chính khá nguyên nhân mà giá của bào ngư khô khá đắt đỏ, biến bào ngư thành loại hải sản quý hiếm.
Tuy thế, bào ngư khô vẫn là loại hải sản mà tất cả mọi người đều yêu thích và muốn nếm một lần trong đời. Thịt của bào ngư có vị ngọt thanh dễ chịu, rất nhiều dinh dưỡng. Chính vì thế mà các món ăn từ loại hải sản này có khả năng hạ nhiệt, bổ thận và chống sự suy nhược của cơ thể.
Để chọn được bào ngư khô ngon trước tiên bạn phải xem xét kỹ hình dáng bên ngoài. Ngoại hình của con bào ngư hoàn hảo không chút khuyết điểm, không có một vết nứt nào dù là nhỏ nhất thì được coi là ngon. Ngoài ra, thân của bào ngư tròn, mập, đầu thịt, các viền xung quanh có sự đồng đều nhất định thì đúng là tuyệt phẩm. Nếu bạn rọi trên ánh sáng thấy chính giữ con có một đường màu đỏ và cầm trên tay có cảm giác nặng, con đấy là đạt chuẩn và bạn nên mua.
Bào ngư được tính theo 2 loại lớn và nhỏ, nhưng lại không được tính bằng sống mà tính bằng số đầu. Con to thường có 2 đầu, còn con nhỏ có 1 đầu. Hầu hết bào ngư được bán ra thị trường là bào ngư 1 đầu, rất hiếm có bào ngư 2 đầu, bởi thế mà có câu “Ngàn vàng khó mua được bào ngư 2 đầu”.
Nhiều người chưa mua bào ngư bao giờ sẽ không biết cách lựa chọn bào ngư mới và bào ngư cũ. Đối với bào ngư mới được sơ chế và đóng gói thì được gọi là “nước mới” còn những bào ngư đã để lâu qua 2 năm thì được gọi là “nước cũ”. Những bào ngư để quá lâu sẽ xảy ra hiện tượng “Candy Heart” tức là bị tác dụng của hóa học, tuy màu sắc của bào ngư đẹp nhưng ăn vào rất có hại cho sức khỏe. Đối với những người thể trạng yếu ăn bào ngư cũ còn bị ngộ độc.
Hiện nay trên thị trường cũng có những trường hợp sản xuất bào ngư khô giả với giá thành rẻ mạt nhưng chất lượng không đảm bảo còn gây hại đến người tiêu dùng. Vậy nên khi mua bào ngư khô bạn cần phải tỉnh táo. Ở nhật có một loại sò mang hình dáng và những đặc trưng của một con bào ngư, chỉ khi ăn bạn mới cảm nhận được. Chính vì vậy, bạn hãy đặt niềm tin tại những cơ sở uy tín và nổi tiếng.
3. Những món ăn ngon được chế biến từ bào ngư khô Cháo bào ngưNguyên liệu cần chuẩn bị: 200g thịt bào ngư khô, 100g gạo thơm, Gừng, muối, hành lá, tiêu.
Bào ngư bạn ngâm chút nước cho nở ra rồi cắt mòng thành từng miếng vừa ăn. Sau đó bạn ướp bào ngư một chút với gừng để khử bớt mùi tanh.
Gạo lấy một lượng vừa ăn, bởi vì khi nở sẽ được rất nhiều. Bỏ gạo vào nồi rồi cho thêm nước nấu cho đến khi gạo nhừ, các hạt gạo bung ra. Nêm nếm thêm chút gia vị cho vừa ăn. Khi cháo đang sôi bạn thả bảo ngư vào và nấu cùng với cháo. Khi ăn múc cháo ra bát cho thêm chút gừng thái sợi và ít hành tươi cùng hạt tiêu để tăng hương vị.
Bào ngư xào nấm đông côNguyên liệu cần chuẩn bị: 200g bào ngư , 10 nấm đông cô ngâm nở mềm , 200g cải xanh cắt khúc, chần sơ, gừng thái sợi, hành tây thái múi cau, dầu hàu, muối, dầu mè, đường, dầu ăn, bột năng pha loãng.
Bào ngư sau khi ngâm với nước cho mềm thì cắt lát dày tầm khoảng 1cm. Xào hành tây với dầu cho thơm rồi cho thêm bào ngư vào, đảo đều với lửa lớn, nêm thêm gia vị cho để hương vị món ăn thêm đậm đà. Tiếp đó bỏ thêm nấm đông cô và bông cải xanh vào để xào tiếp. Bạn pha ngoài bột năng với nước rồi trút từ từ vào chảo tạo độ sánh cho món ăn. Cuối cùng là thêm dầu mè và gừng thái sợi để món ăn thêm hấp dẫn.
4. Nên mua bào ngư khô ở địa chỉ nào?Hiện nay, giá trị của bào ngư khô thuộc hàng đắt đỏ và hiếm có nên không ít cơ sở vì chuộc lợi cá nhân mà làm hàng giả hay hàng kém chất lượng. Chính vì thế để mua được bào ngư khô ngon bạn nên đến Huy Hải Sản.
Thành Phần Dinh Dưỡng Của Nấm Bào Ngư Xám – Nấm Organic – Nấm Organic
Nấm bào ngư là một trong những loại nấm mà bất cứ ai cũng có thể mua từ siêu thị. Nó còn được biết đến với tên nấm sò. Tên gọi này cũng phản ảnh một phần hương vị của nó. Nấm bào ngư không có hương vị điển hình như các loại nấm thông thường, nó có vị giống hải sản. Thành phần dinh dưỡng của nấm bào ngư rất có giá trị đối với sức khỏe còn người.
Nó phát triển dễ dàng trong các chất nền khác nhau. Nó có thể phát triển mạnh trên các khúc gỗ bị sập, dưới gốc cây ngã, và các chất thải hữu cơ như rơm rạ và mùn cưa.
Một thực tế đáng kinh ngạc khác về nấm bào ngư là nó là một trong số ít loại nấm ăn thịt. Trong tự nhiên, nó có thể giết chết và sau đó tiêu hóa các vi trùng trong đấy. Điều này được cho là cách nấm bào ngư lấy được nitơ nó cần cho sự tăng trưởng.
Nấm bào ngư trông như thế nào?Nấm bào ngư có mũ rộng và lớn đến 5 đến 25 cm. Khi nấm còn non, mũ nấm được cuộn vào trong. Mặt dưới của nấm cũng hơi lượn sóng và mịn. Nấm có thịt trắng. Độ dày khác nhau.
Ngoài ra, hương vị của nấm cũng bị ảnh hưởng bởi điều kiện sống. Nấm trắng có vị rất nhẹ. Nấm bào ngư xám, nâu và vàng có hương vị mạnh, đậm hơn. Khi ăn có vị ngọt, hơi dai.
Nấm bào ngư có thể tìm thấy ở đâu?Nấm bào ngư phát triển tốt trong nhiều loại môi trường. Nó thường phát triển ở các khu rừng ôn đới và ôn đới. Tuy nhiên, nấm bào ngư phát triển tốt nhất trong vùng nhiệt đới nóng, nơi có nhiệt độ ấm hơn và phát triển mạnh mẽ trong suốt mùa hè. Việt Nam là nơi có điều kiện môi trường vô cùng có lợi cho sự phát triển của nấm bào ngư. Nấm bào ngư có thể được tìm thấy phát triển mạnh mẽ trên cây chết, ngã. Nó sử dụng gỗ mục nát làm nguồn dinh dưỡng của nó.
Màu sắc, cũng như hương vị được tăng cường khi nấm được tiếp xúc lâu hơn với ánh sáng mặt trời.
Nấm bào ngư xám phát triển tốt ở nhiệt độ lạnh hơn. Lý tưởng là ở 18 độ C.
Nấm bào ngư vàng có nguồn gốc từ Nhật Bản, Bắc Trung Quốc và Đông Nga. Các mũ có một màu vàng tương tự như màu vàng của hoa thủy tiên.
Nấm bào ngư trắng là loại có sẵn phổ biến nhất và thường được sử dụng để nấu. Nó dễ dàng phát triển với năng suất cao.
Bạn có thể đặt mua nấm bào ngư xám tươi nhất tại Nấm Organic thông qua số hotline 01652430377 để được tư vấn trực tiếp.
Thành phần dinh dưỡng nấm bào ngưNấm bào ngư cũng như nhiều loại nấm khác, là thực phẩm tốt cho các chế độ ăn giảm cân vì chỉ cung cấp 35 Kcal/100 gr, với lượng calo trong nấm bào ngư thấp rất thích hợp với các trường hợp rối loạn tiêu hóa hay thiếu máu não.
Hàm lượng carbon hyđrat của nấm khá cao, cao hơn cả thịt bò, khoai tây và các loại rau khác (hyđrocanbon của thịt bò= 0,5mg/100g).
Hàm lượng protein ở dạng dễ tiêu chiếm từ 70-90%, còn các loại rau khác thường thấp hơn, Hàm lượng protein phụ thuộc vào nơi nuôi trồng và thời kỳ sinh trưởng của nấm, cách chế biến nấm.
Nấm chứa ít chất béo, nhưng chứa nhiều chất khoáng như: kali, phốt pho,mangan, sắt và canxi hàm lượng vitamin cao, đồng thời trong nấm còn chứa một lượng vitamin Bcomlex 5,82mg/100g nấm tươi, vitamin A được mệnh danh là vitamin thanh xuân (0,8mg/100g nấm tươi).
Bên cạnh đó, nấm bào ngư giàu chất dinh dưỡng và các hợp chất hoạt tính sinh học như sau:
Ergothioneine
Benzaldehyde
Statins, như lovastatin
Riboflavin
Sắt
Vitamin D
Axit panthotenic
Thiamin
Niacin
Axít folic
Vitamin C
Kali
Phốt pho
Kẽm
Canxi
Lợi ích của nấm bào ngưNấm bào ngư được sử dụng cho các mục đích điều trị khác nhau. Nhờ vào chất dinh dưỡng phong phú và các hợp chất mạnh khác thúc đẩy các lợi ích sức khoẻ khác nhau như
Share this:
Số lượt thích
Đang tải…
Cập nhật thông tin chi tiết về Cháo Bào Ngư Cho Trẻ Ăn Dặm Đơn Giản Dinh Dưỡng trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!