Bạn đang xem bài viết Cháo Yến Mạch Và Lợi Ích Vàng Đối Với Sức Khỏe được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Loại hạt này có công dụng tốt cho hệ tiêu hóa, tim mạch, kiểm soát đường huyết,… Và còn rất nhiều công dụng trong việc nâng cao sức khỏe cho gia đình bạn.
Ngày nay, chúng ta có thể dễ dáng mua hạt yến mạch tại các siêu thị, cửa hàng tạp hóa, đại lí cao cấp một chút. Vì vậy, sản phẩm này cũng hết sức đa dạng về chủng loại. Đầu tiên là loại nguyên hạt, nó khá dai và nấu tốn nhiều nước, thời gian nấu cũng lâu. Thứ hai là loại cắt nhỏ, loại này chia thành 2,3 phần và nó tốn ít nước hơn. Loại tiếp theo là dạng cán, có thể nói đây là dạng phổ biến nhất và hay được dùng nhất. Cuối cùng là dạng ăn liền, chỉ cần chan nước sôi là dùng được nagy. Vô cùng tiện lợi. Tuy nhiên, nó chứa ít thành phần dinh dưỡng hơn các loại còn lại.
1. Tác dụng của cháo yến mạch
Ăn vào bữa sáng rất ngon miệng lại tốt cho sức khỏe cho cả người lớn và trẻ nhỏ. Chúng giúp tăng khả năng vận động cơ bắp, chống ung thư, cải thiện làn da, bảo vệ tim và tránh suy nhược thần kinh…
Bột yến mạch giúp cơ thể đốt cháy mỡ thừa một cách nhanh chóng và cung cấp năng lượng triệu để cho cơ bắp giúp tăng khả năng vận động, cơ thể dẻo dai hơn. Đây cũng là một trong những thực phẩm thiên nhiên giúp cải thiện làn da hiệu quả, đặc biệt là làn da bị vảy nến và chàm eczema. Ngoài ra, chúng còn là chất chống viêm nhiễm và làm lành vết thương.
Dùng loại ngũ cốc này mỗi ngày giúp giảm nguy cơ bị đau tim, béo phì và tiêu đường, giảm cholesterol trong máu, phòng tránh bệnh loãng xương, ung thư… Bột yến mạch cũng có tác dụng củng cố hệ miễn dịch, cải thiện đời sống tình dục bởi trong yến mạch có nhiều sắt, kẽm, vitamin B, calcium và folic acid giúp kích thích tố sinh dục.
Ăn dặm bằng yến mạch không những rất tốt cho trẻ mà còn giúp trẻ ăn ngon miệng hơn. Đặc biệt, các nguyên liệu chế biến không đắt khiến các mẹ không còn lo âu về vấn đề tài chính trong việc chăm sóc sức khỏe, giúp con có một chế độ dinh dưỡng hợp lí.
Trẻ nếu không được thay đổi khẩu vị sẽ rất dễ chán ăn. Do đó, chúng ta phải chủ động thay đổi các thành phần dinh dưỡng, nhất là nên nấu kèm với bột yến mạch để thay đổi khẩu phần, tạo cảm giác lạ miệng, các bạn nhỏ sẽ cảm thấy thích thú hơn.
Đây thật sự là một loại cháo rất tốt cho bé trong giai đoạn ăn dặm
Ngoài ra, chất xơ hòa tan, protein, khoáng chất sắt, canxi, magie cùng thành phần vitamin nhóm B, B6 có rất nhiều trong hạt yến mạch trong hạt yến mạch có rất nhiều nên các bà mẹ bỉm sữa an tâm là các bạn sẽ không bị táo bón (cái này tốt hơn nhiều so với cám gạo).
Ở độ tuổi mới bắt đầu tập ăn bột thì đây có lẽ là loạt hạt tốt nhất, mang lại nhiều lợi ích nhất, phù hợp nhất.
2. Nguyên liệu cần thiết để nấu cháo yến mạch
– Yến mạch nguyên hạt: 150gr
– Thịt bò: 50gr
– Cà rốt: ½ củ
– Rau mùi: 2 nhánh
– Gia vị: muối, dầu cá cho bé
3. Cách nấu cháo yến mạch nguyên hạt ngon, bổ dưỡng
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Thịt bò bạn chọn mua phần có màu sắc đỏ tươi, khi ấn tay vào thịt có độ đàn hồi. Sau đó, bạn mang thịt đi rửa sạch rồi cho máy xay xay nhuyễn.
– Cà rốt gọt vỏ, cắt thành khúc nhỏ.
– Rau mùi bạn nhặt sạch, đem ngâm với nước muối chừng 30 phút, vớt ra để ráo nước rồi tiến hành băm nhỏ và cho vào một chén riêng.
Bước 2: Hấp cà rốt
– Cà rốt sau khi sơ chế thì bạn mang đi hấp hoặc luộc chín mềm rồi tán nhuyễn cho bé dễ ăn.
Bước 3: Nấu cháo yến mạch cho bé nguyên hạt
– Trước tiên, để nồi lên bếp ga rồi cho một lượng nước vừa đủ. Khi nước đã sôi, bạn từ từ cho hạt yến mạch đã chuẩn bị trước. Đặc biệt, bạn hãy thả nhẹ nhàng và không đổ ào một lúc một lượng lớn. Sau đó, khuấy đều tay để hạt được chin đều mà không bị nát.
– Sau khi yến mạch chín bạn cho thịt bò xay nhỏ và cà rốt tán nhuyễn vào, bạn khuấy đều cho thịt và cháo hòa quyện với nhau. Tiếp tục đun khoảng 5 phút thì bạn bắt đầu nêm một chút muối vào món cháo, sau đó là cho rau mùi đã thái nhỏ vào.
Bước 4: Hoàn thành và cho bé ăn cháo thôi nào!
4. Nấu cháo yến mạch cho bé 6 tháng tuổi
Các bé ở độ tuổi này có nhu cầu dinh dưỡng hoàn toàn khác so với giai đoạn trước đó. Trẻ thật sự cần những thức ăn bổ sung chất cho cơ thể vì nguồn sữa mẹ sau 6 tháng không đủ đáp ứng các chất thật sự cần thiết hàng ngày cho trẻ.
5. Cháo yến mạch kết hợp với chuối
Nguyên liệu: Nguyên liệu món cháo yến mạch cho bé với chuối không quá khó kiếm. Bao gồm: Yến mạch 50g, Chuối chín 1 quả, Sữa 250ml, Nước và phô mai con bò cười nửa miếng
Chế biến: Chuối cần được nghiền nhuyễn. Tiếp theo, cho sữa vào nồi rồi nấu sôi để đảm bảo không còn vi khuẩn. Cuồi cùng cho yến mạch vào chuối vào nồi rồi khuấy thật đều cho đến khi mịn. Nhớ đổ cháo ra rây rồi cho phô mai vào khuấy đều. Thật đơn giản đúng không nào. Các mẹ hãy nhanh tay chép lại rồi bỏ túi để khi cần có thể dùng luôn nha.
6. Cách giảm cân bằng cháo yến mạch
Ngoài những công dụng trên thì yến mạch còn được sử dụng như một loại thuốc giúp phái đẹp giảm cân nhanh chóng và không gây hại cho sức khỏe.
Giảm cân bằng yến mạch là một phương pháp được nhiều người áp dụng bởi nó mang lại hiệu quả nhanh và không gây hại đến sức khỏe như các phương pháp thông thường. Vậy nên gần đây, nó đã trở thành một “liều thuốc tốt” dành cho phái đẹp. Bên cạnh đó việc lưu ý cách nấu yến mạch giảm cân không ngán cũng giúp cho quá trình giảm cân được thuận lợi hơn, duy trì được thực đơn giảm cân, đạt kết quả như mong muốn và tự tin hơn về vóc dáng của mình.
Chỉ cần ăn một lượng nhỏ cháo yến mạch cũng có thể giúp no nhanh, không còn thèm ăn, và vẫn đủ cung cấp đủ năng lượng cho cơ thể. Ngoài ra yến mạch còn giúp cơ thể đốt cháy chất béo nhanh chóng, do vậy giúp giảm béo rất tốt.
Cách ăn kiêng giảm cân nhanh với cháo yến mạch
Để giảm cân nhanh bạn có thể nấu cháo yến mạch giảm cân ăn hàng sáng. Hoặc có kế hoạch giảm cân trong một thời gian nhất định. Khoảng từ 7 – 10 ngày ăn liên tục.
Thực đơn buổi sáng: Ăn 1 bát con cháo yến mạch, 1 quả trứng gà luộc.
Thực đơn buổi trưa: Cũng ăn một lượng yến mạch như trên nhưng 2 quả trứng gà.
Thực đơn buổi tối: Duy nhất 1 bát con cháo yến mạch.
Cách nấu cháo nguyên hạt giảm cân: Rất dễ thực hiện mà không phức tạp một chút nào, bạn chỉ cần 2 nắm tay đầy hạt yến mạch + 4 bát nước sôi đun sôi đợi 5 phút, sau đó tắt bếp để nguội khoảng nửa tiếng cho cháo nở và chia chỗ đó ra làm 3 phần ăn trong ngày. Bảo quản nhiệt độ mát để cháo không bị hỏng.
Lưu ý: Bạn có thể nấu cháo bằng yến mạch nhưng hãy nhớ là không được cho đường, muối hoặc bơ vào vì như thế đây không còn là món ăn giúp giảm lượng mỡ trong cơ thể nữa. Trong ngày bạn hãy chịu khó vận động và dành 20 phút thể dục cho đến khi ra nhiều mồ hôi để thúc đẩy nhanh quá trình giảm cân.
7. Công thức nấu cháo yến mạch trứng gà ngon không cần chỉnh
Cháo yến mạch trứng gà có tác dụng phòng ngừa và hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường hiệu quả. Món ăn với 2 nguyên liệu chính là trứng gà và bột yến mạch – Như bạn biết đấy trứng gà là nguồn cung cấp protein và các vitamin cần thiết giúp ích trong việc điều trị bệnh tiểu đường, tiểu đường sẽ hút các chất dinh dưỡng, khoáng chất, vitamin và thông qua việc đi tiểu thì lượng đường quá mức trong máu sẽ được đẩy ra ngoài. Bột yến mạch chứa nhiều chất xơ ở dạng beta – glucans, giúp ích cho hợp chất insulin nhạy hơn để chuyển hóa glucose từ đó giúp điều chỉnh lượng đường trong máu. Với món ăn ngon, đơn giản mà có nhiều công dụng như vậy sẽ là một gợi ý tuyệt vời cho bữa sáng của gia đình đấy.
Nguyên liệu
200gr bột yến mạch
3 quả trứng gà ta
Vài nhánh hành lá
gia vị
Cách nấu
Bước 1:
Trứng gà ta bạn đập vào 1 tô cho chút xíu muối ăn vào rồi khuấy đều. Hành lá rửa sạch, thái khúc ngắn.
Bước 2: Dùng một nồi nấu cháo, bạn cho lượng nước vừa đủ vào, cho bột yến mạch vào khuấy đều cho bột hòa tan vào nước rồi đặt lên bếp đun với lửa vừa.
Bột yến mạch khi đun sẽ bị chìm dưới đáy nồi và sẽ bị cháy vì vậy trong quá trình đun bạn nhớ vừa đun vừa khuấy đều, như vậy đến khi nồi cho đến khi nào nồi cháo sôi thì bạn hạ nhỏ lửa, lúc này không cần khuấy nhiều, thỉnh thoảng khuấy là được. Khi nào cháo chín và hơi sánh lại thì bạn nêm gia vị vào nồi cháo cho vừa ăn.
Bước 3: Cuồi cùng, hãy đổ trứng gà vào nồi cháo từng chút một, đổ và khuấy cùng lúc để trứng hòa quyện với cháo, đun thêm một vài phút cho cả hai cùng chín rồi tắt bếp.
Múc cháo ra tô rắc thêm chút hành lá vào rồi thưởng thức khi còn nóng.
Yến Mạch Có Tốt Không ? Lợi Ích Của Yến Mạch Đối Với Cơ Thể
Yến mạch là một trong những loại ngũ cốc tốt nhất mà bạn nên sử dụng để cải thiện sức khỏe cho cơ thể. Yến mạch chứa nhiều chất dinh dưỡng, khoáng chất rất cần thiết cho cơ thể, do đó để trả lời cho câu hỏi: “Yến mạch có tốt không ?” thì chúng tôi xin trả lời là: “Có, chắc chắn có!” .
Như đã trình bày ở trên thì chúng ta biết rằng yến mạch rất giàu chất dinh dưỡng, đặc biệt là những chất rất cần thiết cho cơ thể. Yến mạch là nguồn cung cấp carbonhydrate và chất xơ tốt, bao gồm chất xơ beta glucan có tác động hỗ trợ mạnh mẽ hệ miễn dịch, chúng cũng chứa nhiều đạm và chất béo hơn hầu hết ngũ cốc khác. Yến mạch giàu vitamin, khoáng chất và các hợp chất chống oxy hoá.
Hạn chế quá trình oxy hóa giúp cơ thể căng tràn sức sống
Beta-Glucan là chuỗi của các liên phân tử đường (D-glucose), được tạo nên bởi liên kết Beta-glycoside, đây là một chất có nhiều trong phần cám của yến mạch nguyên chất, nó giúp giảm cholesterol có hại LDL, bảo vệ hệ tim mạch. Nhiều nghiên cứu đã chỉ ra rằng chất beta-glucan trong yến mạch có tác dụng giảm cả cholesterol LDL và cholesterol toàn phần. Beta-glucan có thể làm tăng bài tiết chất mật giàu cholesterol, do đó làm giảm mức tuần hoàn của cholesterol trong máu.
Người cao tuổi thường bị táo bón, với những hoạt động không thường xuyên, bất thường của ruột. Thuốc nhuận tràng thường được sử dụng để giảm táo bón ở người cao tuổi. Tuy có tác dụng nhưng nó lại gây ra giảm cân và giảm chất lượng cuộc sống. Các nghiên cứu chỉ ra rằng lớp cám bao bọc bên ngoài hạt yến mạch có thể giúp giảm táo bón ở người lớn tuổi. Khi yến mạch đi vào hệ tiêu hóa, nó sẽ ra tạo môi trường thuận lợi cho lợi vi khuẩn phát triển, giúp hệ tiêu hóa và bài tiết được khỏe mạnh, từ đó giúp bạn tránh xa các bệnh táo bón, đau dạ dày, …
Yến mạch rất tốt cho việc giảm cân an toàn và hiệu quả Dùng yến mạch chăm sóc làn da là một liệu pháp an toàn, hiệu quả
Hàm lượng khoáng chất Magie có trong yến mạch giúp ích rất nhiều cho việc điều trị và hạn chế nguy cơ mắc bệnh suyễn. Magie là một khoáng chất có tác dụng cực kỳ mạnh mẽ trong việc thư giãn cơ phế quản, giúp giảm co thắt phế quản và tăng đường kính đường thở của trẻ, giúp trẻ hô hấp thoải mái, khỏe mạnh.
Magie kích thích sản xuất chất AMP và ATP, đây là hai chất trung gian quan trọng tạo ra sự thư giãn cho cơ phế quản. Magie cũng làm giảm lượng Histamin trong cơ thể, giúp làm dịu các triệu chứng viêm, đối với bệnh nhân bị suyễn thì thường có sự giải phóng Histamin cao từ các tế bào bạch cầu, gây ra hiện tượng viêm và co thắt phế quản.
Khi bạn ăn các sản phẩm có chứa nhiều carbonhydrate, lượng đường được hấp thu vào máu sẽ tăng nhanh và giảm lẹ khiến cho lượng hoocmon (hormone) serotonin trong cơ thể bị sụt giảm, khi đó histamin sẽ được giải phóng ra với số lượng nhiều và gây ra các triệu chứng của suyễn. Nhưng khi sử dụng yến mạch thì trẻ sẽ tránh xa được việc này, do yến mạch được hấp thụ một cách từ từ trong đường ruột nên lượng đường sẽ đi vào máu một cách chậm rãi và điều hòa.
Lợi Ích Và Ảnh Hưởng Của Măng Chua Đối Với Sức Khỏe
Măng tươi là một loại thực phẩm với người Việt. Người ta có thể dùng măng để làm ra những món ăn ngon như: Bún măng tươi, Nộm măng và tôm thịt, Thịt gà kho măng, Canh ghẹ nấu măng chua, Măng chua xào tôm, … Ngoài việc mang đến một bữa ăn ngon miệng, măng còn mang đến nhiều lợi ích cho sức khỏe. Cụ thể như sau:
✔ Giúp giảm cân: Trong măng có chứa rất nhiều chất xơ, lượng đường và calo, carbohydrate thấp, do đó, đây là thực phẩm lý tưởng để giảm cân.
✔ Kiểm soát cholesterol: Nhờ có lượng chất béo và calo không đáng kể, lại nhiều chất xơ mà người ăn măng có cơ hội kiểm soát hàm lượng cholesterol trong máu rất tốt.
✔ Tốt cho tim: Các chuyên gia dinh dưỡng nhận định rằng trong măng có nhiều chất dinh dưỡng như selen, kali cùng với lượng carbohydrate, đường thấp. Chính vì vậy, măng chua đã trở thành nguồn thực phẩm tốt cho hệ tâm mạch, đào thải lượng cholesterol xấu ra khỏi cơ thể, thanh lọc động mạch và giảm thiểu các bệnh về tim.
✔ Chống ung thư: Trong măng tre có nhiều chất chống oxy hóa, do đó, chúng có thể loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư, ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.
✔ Tăng cường hệ miễn dịch: Măng là loại thực phẩm có chứa nhiều vitamin và khoáng chất, từ đó giúp nâng cao hệ miễn dịch cho cơ thể con người.
✔ Chống viêm: Với những người bị thương, việc sử dụng măng chua sẽ giúp giảm đau, các vết thương cũng nhanh chóng được chữa lành.
✔ Chữa bệnh về được hô hấp: Các bác sĩ khẳng định việc ăn măng tre sẽ hỗ trợ điều trị các bệnh về đường hô hấp như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản.
✔ Chữa bện dạ dày: Vì măng có nhiều chất xơ nên có khả năng làm mềm phân và trị táo bón hiệu quả. Các chất trong măng cũng giúp điều trị các bệnh về đường ruột và dạ dày hiệu quả.
Như vậy, măng chua không chỉ được chế biến thành nhiều món ăn ngon mà còn có rất nhiều công dụng, cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể và ngăn ngừa, hỗ trợ điều trị nhiều căn bệnh khác nhau.
Bên cạnh những lợi ích, măng chua cũng được khuyến cáo là có thể gây hại cho người dùng nếu như sử dụng không đúng cách. Theo chúng tôi Nguyễn Duy Thịnh (Viện Công nghệ Thực phẩm, Đại học Bách khoa Hà Nội), trong măng tươi có hàm lượng acid cyanhydirc cao, đây là chất có nhiều độc tính. Khi chất độc này đi vào cơ thể với hàm lượng lớn sẽ gây đau đầu, nôn, khó thở, tụt huyết áp, hôn mê, mất tri giác, liệt cơ, co giật, tử vong, …
Trước sự xuất hiện của độc tố này, Cục An toàn thực phẩm khuyến cáo người tiêu dùng không sử dụng ước măng tươi, luộc kỹ trước khi chế biến, không ăn giấm măng khi chúng chưa lên men, người bị đa dạ dày và phụ nữ mang thai tuyệt đối không được sử dụng măng tươi.
Bóc hết bẹ lá, rửa sạch rồi cắt thành nhiều lát mỏng hoặc xé thành sợi và ngâm qua đêm.
Măng sau khi hái về, bỏ vào nồi, luộc đi luộc lại từ 2 đến 3 lần sau đó ngâm với nước gạo trong 2 ngày (mỗi ngày thay nước 2 lần).
Bóc vỏ măng và cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm một nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua. Khi măng chín, lấy rau ngót ra và rửa sạch bằng nước lạnh.
Cho măng tươi vào nồi, thêm ớt và nước gạo rồi đung cho đến khi măng mềm. Chờ măng nguội, vớt ra, lột vỏ và rửa nhiều lần với nước lọc.
Dù áp dụng cách nào trong 4 cách trên, các bà nội trợ cũng cần mở vung khi luộc để các độc tố có thể thoát ra ngoài. Bên cạnh đó, nếu trong quá trình chế biến, măng có màu trắng hoặc vàng bất thường, đi kèm với mùi lạ thì không nên sử dụng.Lưu ý:
Bơ: Thành Phần Dinh Dưỡng Và Những Lợi Ích Đối Với Sức Khỏe
Thành phần chủ yếu bao gồm chất béo được tách từ các thành phần khác trong sữa. Với hương vị béo ngậy, bơ thường được dùng để nấu ăn, làm bánh, hoặc để phết lên trên ăn kèm với bánh mì.
Vì chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao mà trong suốt vài thập kỷ qua, bơ luôn được xem là nguyên nhân gây ra bệnh tim mạch.
Tuy nhiên, nhờ vào những bằng chứng khoa học được công bố mà mọi người đã dần thay đổi cách nhìn về bơ, và nhận thấy bơ có lợi cho sức khỏe.
Thành phần chủ yếu trong bơ là chất béo, nên bơ chứa hàm lượng calo cũng khá cao. Trung bình một thìa bơ chứa khoảng 101 calo, tương đương với một quả chuối bình thường.
Về cơ bản, đó chính là phần chất béo của sữa, đã được tách ra từ các protein và carb.
Bơ là một trong những loại chất béo dinh dưỡng phức tạp nhất, với hơn 400 axit béo khác nhau, trong đó có đến khoảng 70% các axit béo bão hòa, và khoảng 25% axit béo không bão hòa đơn.
Chất béo không bão hòa đa thì cực kì ít, chỉ chiếm khoảng 2,3% tổng hàm lượng chất béo ( 1, 2).
Ngoài ra, bơ còn chứa một số loại chất béo khác như cholesterol và phospholipid.
Chất béo chuỗi ngắn
Trong số các axit béo bão hòa của bơ, có khoảng 11% là axit béo chuỗi ngắn ( 1), và nhiều nhất là axit butyric.
Axit butyric là một thành phần đặc biệt có trong chất béo từ sữa của các loại động vật nhai lại như trâu bò, cừu và dê.
Butyrate – một dạng của axit butyric, đã được chứng minh là giúp giảm viêm hệ tiêu hóa và điều trị bệnh viêm đường ruột Crohn ( 3).
Chất béo chuyển hóa từ động vật nhai lại
Không giống như các chất béo chuyển hóa có trong thực phẩm chế biến sẵn, chất béo chuyển hóa từ sữa lành mạnh hơn rất nhiều.
Bơ là một nguồn dinh dưỡng giàu chất béo chuyển hóa từ sữa nhất, còn được gọi là chất béo chuyển hóa từ động vật nhai lại, trong đó phổ biến nhất là axit vaccenic và axit linoleic liên hợp (viết tắt là CLA ) ( 4).
CLA là một nhóm chất béo chuyển hóa mang lại nhiều lợi ích sức khỏe khác nhau ( 5).
Nhiều nghiên cứu dựa trên tế bào người và động vật đều chỉ ra rằng CLA có khả năng ngăn ngừa một số loại ung thư nhất định ( 6, 7, 8).
Hơn nữa, CLA còn giúp giảm cân ( 9), và được bán ngoài thị trường với vai trò như một thực phẩm chức năng hỗ trợ giảm cân. Tuy nhiên, không phải nghiên cứu nào cũng kết luận như vậy ( 10).
Bên cạnh những lợi ích thì cũng có những nghi ngại cho rằng nếu tiêu thụ một liều lượng lớn CLA, sẽ ảnh hưởng xấu đến quá trình trao đổi chất của cơ thể ( 11, 12).
Điểm mấu chốtCác vitamin và khoáng chất trong bơ : Chất béo là thành phần chủ yếu có trong bơ, gồm có chất béo bão hòa, chất béo không bão hòa đơn và chất béo chuyển hóa từ động vật nhai lại.
Bơ rất giàu vitamin, đặc biệt là những vitamin hay kết hợp với chất béo.
Vitamin A: là vitamin dồi dào nhất trong bơ. Một thìa bơ ( tương đương 14 gam ) có thể cung cấp khoảng 11% nhu cầu vitamin A hàng ngày (2).
Vitamin D: Bơ cũng giàu vitamin D.
Vitamin E: là một chất chống oxy hóa mạnh, thường có trong các loại thực phẩm giàu chất béo.
Vitamin B12: Còn được gọi là cobalamin, chỉ có trong các thực phẩm có nguồn gốc động vật như trứng, thịt và các sản phẩm từ sữa.
Vitamin K2: là một dạng vitamin K, còn được gọi là menaquinone, giúp ngăn ngừa các bệnh tim mạch và loãng xương (13, 14, 15).
Sức khỏe tim mạch
Tuy nhiên, vitamin trong bơ không đóng góp nhiều vào tổng hàm lượng vitamin tiêu thụ hàng ngày, vì khẩu phần bơ trong mỗi chế độ ăn là rất ít.
Cách đây vài năm, bơ được coi là một loại thực phẩm không lành mạnh, chủ yếu là do nó chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao.
Tuy nhiên, gần đây nhiều nghiên cứu khoa học đã chỉ ra lợi ích của việc ăn bơ.
Bệnh tim mạch là một trong những nguyên nhân gây tử vong hàng đầu hiện nay.
Ai cũng biết rằng nếu tiêu thụ một hàm lượng cao chất béo bão hòa thì có thể làm tăng hàm lượng cholesterol trong máu ( 20), gây nguy cơ mắc bệnh tim mạch. Tuy nhiên, nguyên nhân không hẳn là do lượng cholesterol, mà chủ yếu còn do lipid trong máu, hoặc loại cholesterol lipoprotein.
Thực chất, chất béo bão hòa còn giúp cải thiện tình trạng lipid trong máu theo nhiều cách:
+ Làm tăng nồng độ lipoprotein tỉ trọng cao (HDL), còn được gọi là cholesterol “tốt”, làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim mạch ( 21, 22).
Điểm mấu chốt:Béo phì Vì giàu chất béo bão hòa, nên người ta thường nghĩ bơ là nguyên nhân làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim. Tuy nhiên, nhiều bằng chứng lại đưa ra kết luận ngược lại.
Hơn nữa, nhiều nghiên cứu cũng không tìm thấy mối liên hệ giữa việc tiêu thụ chất béo bão hòa và bệnh tim mạch ( 16, 25, 26).
Tương tự với các sản phẩm từ sữa giàu chất béo, chẳng hạn như bơ, các nghiên cứu cũng chỉ ra rằng chúng không làm tăng nguy cơ mắc bệnh tim mạch ( 18); mà ngược lại còn có lợi cho sức khỏe tim mạch ( 27, 28, 29).
Tuy nhiên, vấn đề là hầu hết các nghiên cứu khi được thực hiện chỉ sử dụng một lượng bơ vừa phải. Còn nếu tiêu thụ lượng lớn (ví dụ như thêm bơ vào cà phê ) thì có thể gây ra một số vấn đề.
Dị ứng sữa
Tuy nhiên, điều này không đúng nếu biết cách kết hợp một lượng bơ vừa phải với chế độ ăn uống lành mạnh. Bởi theo một báo cáo đánh giá, các sản phẩm từ sữa giàu chất béo (như bơ) giúp giảm nguy cơ béo phì ( 30). Quan trọng là, không nên ăn quá nhiều bơ.
Bơ gần như là một dạng chất béo tinh khiết và chỉ nên được sử dụng để bổ sung thêm vào bữa ăn, để nấu nướng, phết bơ, hoặc thêm vào các công thức chế biến thực phẩm.
Không dung nạp lactose
Nói cách khác, hãy coi bơ như một món ăn bổ sung thay vì một bữa ăn hoàn chỉnh.
Bơ thường không gây ra nhiều tác dụng phụ.
Điểm mấu chốt: Nhìn chung, bơ là một loại thực phẩm lành mạnh, nhưng nếu ăn quá nhiều có thể khiến tăng cân. Bơ chứa hàm lượng lactose thấp, vì vậy với những người không dung nạp lactose, nếu ăn vừa đủ thì sẽ vẫn an toàn cho sức khỏe.
Tuy nhiên, nếu tiêu thụ quá nhiều có thể dẫn đến tăng cân và nhiều vấn đề sức khỏe khác, đặc biệt là khi kết hợp với một chế độ ăn uống nhiều calo.
Mặc dù bơ rất ít protein nhưng lượng whey protein (váng sữa sau khi đông đặc) trong nó vẫn đủ để gây dị ứng.
Do đó, những người bị dị ứng sữa nên cẩn thận với bơ, hoặc nếu có thể, hãy nói không với bơ.
Bơ chỉ chứa một lượng lactose rất nhỏ, nên nếu tiêu thụ ở mức độ vừa phải thì vẫn có thể đảm bảo an toàn cho hầu hết những người không dung nạp lactose.
Ngoài ra, những người này cũng có thể dùng bơ nuôi cấy (còn gọi là bơ chua, được làm từ sữa lên men) và bơ đun chảy, vì hai loại bơ này chứa ít lactose hơn, nên sẽ phù hợp hơn.
Bò ăn cỏ và bò công nghiệp
Thức ăn của bò sữa cũng có ảnh hưởng đáng kể đến chất lượng dinh dưỡng mà chúng mang lại.
Tại Mỹ, sản phẩm này chỉ chiếm một phần rất nhỏ trong ngành sữa ( 31), bởi vì thực tế hầu hết bò sữa đều được nuôi chủ yếu bằng thức ăn công nghiệp. Ở những nước khác như Ireland và New Zealand, các sản phẩm sữa từ bò ăn cỏ phổ biến hơn nhiều, đặc biệt là trong những tháng hè.
Bơ từ sữa bò ăn cỏ tươi giàu dinh dưỡng hơn so với bơ từ bò ăn cỏ bảo quản hoặc thức ăn công nghiệp được chế biến sẵn ( 32).
Nếu bò được ăn nhiều cỏ tươi thì sẽ làm gia tăng lượng chất béo lành mạnh có trong cơ thể bò, chẳng hạn như axit béo omega-3 và axit linoleic liên hợp ( 32, 33, 34, 35, 36).
Ngoài ra, hàm lượng các vitamin hòa tan trong chất béo và chất chống oxy hóa như carotenoid và tocopherol trong sữa bò ăn cỏ cũng cao hơn đáng kể ( 37, 38).
Nói tóm lại, bơ từ sữa bò ăn cỏ là một sự lựa chọn lí tưởng để cải thiện sức khỏe.
Giai đoạn đầu tiên trong quá trình sản xuất bơ là tách kem từ sữa.
Trước đây, quá trình tách kem đơn giản là để sữa được lắng lại cho đến khi kem lên đến bề mặt. Sở dĩ quá trình này diễn ra được là do chất béo nhẹ hơn so với các thành phần khác của sữa.
Nhưng ngày nay người ta đã áp dụng một phương pháp sản xuất kem hiện đại và hiệu quả hơn, đó là sản xuất li tâm.
Giai đoạn thứ 2 là khuấy kem, hình thành bơ.
Caroty tổng hợp từ Webmd, Pubmed, Healthscript, Authoritynutrition…
Kem được khuấy đều cho đến khi các chất béo trong sữa (bơ) đông lại và tách ra khỏi phần chất lỏng (nước sữa ).
Bơ là một sản phẩm được làm từ các chất béo trong sữa, chứa nhiều chất béo, giàu vitamin, đặc biệt là vitamin A, E, D, và K2.
Tuy nhiên, bơ là loại chất béo gần như tinh khiết, và nếu xét về hàm lượng calo cao thì bơ không phải là một thực phẩm dinh dưỡng lí tưởng.
Do chứa hàm lượng chất béo bão hòa cao, nên bơ thường được xem là nguyên nhân làm gia tăng bệnh béo phì và bệnh tim mạch.
Thế nhưng, một số nghiên cứu đã đưa ra kết luận ngược lại, rằng nếu tiêu thụ một lượng bơ vừa phải thì sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe.
Tóm lại, để phát huy được lợi ích của bơ, tốt nhất là bạn không nên ăn quá nhiều.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cháo Yến Mạch Và Lợi Ích Vàng Đối Với Sức Khỏe trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!