Xu Hướng 6/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Bệnh Thận Mạn Giai Đoạn Cuối Có Thận Nhân Tạo Chu Kỳ # Top 11 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Bệnh Thận Mạn Giai Đoạn Cuối Có Thận Nhân Tạo Chu Kỳ # Top 11 View

Bạn đang xem bài viết Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Bệnh Thận Mạn Giai Đoạn Cuối Có Thận Nhân Tạo Chu Kỳ được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

I. Tổng quan Tỷ lệ bệnh thận mạn ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí thận học quốc tế, năm 2023, có khoảng 276 triệu người mắc bệnh thận mạn trên thế giới. Tỷ lệ này ở Mỹ chiếm 14,8% dân số người trưởng thành. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn là 6,73%. Bệnh thận mạn được xác định khi có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, xuất hiện và tồn tại trên 03 tháng. Bệnh thận mạn không được quản lý và điều trị tốt sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, cũng như tiến triển nhanh đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Việc điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối ngoài việc lựa chọn biện pháp thay thế thận, thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đó là : lọc màng bụng, thận nhân tạo và ghép thận. Trong đó, phương pháp thận nhân tạo là được ưa chuộng hơn hẳn vì kinh tế và hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra đó là chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thận nhân tạo như thế nào cho hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu.    II. Dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ Người chạy thận nhân tạo cần thực hiện chế độ ăn theo nguyên tắc cơ bản là năng lượng cao, giàu đạm, canxi, hạn chế nước, ít phosphor, ít kali, đủ vitamin. 1. Đảm bảo đủ năng lượng Nhu cầu năng lượng cho người chạy thận khoảng 30-35kcal/kg/ngày. Một người 50kg thì cần: 50×35 = 1750 kcal/ ngày. Năng lượng từ chất đạm 15–20%, năng lượng từ chất béo 25-35% (48-68g), năng lượng từ tinh bột 50-60% (218- 262g). Trước khi lọc thận nên ăn một bữa ăn đủ chất (cơm, cháo kèm với thịt, cá,trứng, rau củ…), nếu bệnh nhân ăn kém thì thay thế bằng 1 ly sữa hoặc bột ngũ cốc giàu năng lượng và đạm để cung cấp đủ dinh dưỡng, bù chất đạm bị thất thoát đồng thời đề phòng hạ đường huyết trong và sau khi lọc. 2. Giàu chất đạm Như vậy với một người 50kg thì cần 60g-70g đạm mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu đạm:

Thực phẩm

Lượng protid (g)

100g thịt heo

18-22

100g thịt bò

21

100g thịt gà

20

1 quả trứng gà

6-7

1 hộp sữa bò tươi(180ml

7

1 ly sữa nepro2 (200ml)

9.6

Cá các loại

17.5

Trung bình mỗi ngày cần khoảng 120g – 150g thịt hoặc cá nạc, 1 quả trứng gà , 1 ly sữa nepro 200ml…để cung cấp đủ lượng đạm từ động vật, phần thiếu hụt còn lại sẽ được bổ sung từ thực vật như gạo, bún, phở, rau củ… 3. Hạn chế muối, nước 3.1. Hạn chế muối Bệnh chạy thận thường đi kèm với tình trạng quá tải thể tích và tăng huyết áp do đó việc hạn chế muối trong khẩu phần ăn là cần thiết. Theo các khuyến cáo, lượng muối ăn vào mỗi ngày của người chạy thận không  nên quá 2-3g  tương đương khoảng 10-15ml nước mắm.  Trong bữa ăn hằng ngày, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như: cá mắm, dưa cà muối mặn, thịt hun khói, các loại rau quả đóng hộp, mắm tôm, thịt cá đóng hộp, thịt sấy khô, các loại thức ăn chế biến sẵn. 3.2. Hạn chế nước Đối với bệnh nhân còn tiểu nhiều thì lượng nước nhập vào cơ thể được tính dựa vào lượng nước tiểu của bệnh nhân cụ thể như sau: Lượng nước nhập vào cơ thể (kể cả từ nước uống, nước trong thức ăn…) = Lượng nước tiểu + 600ml – 800ml (lượng nước mất qua hô hấp và qua da).  Nước từ thức ăn (canh ,súp ,cháo, sữa, yaourt, trái cây …, ) chiếm khoảng phân nửa nhu cầu nước. Nên uống từng ngụm nước, rải đều trong ngày. Một chén canh, súp, 1ly sữa tương đương 200ml nước.          Uống ít nước canh và nước rau quả vì có nhiều muối và kali. Đối với bệnh nhân thiểu, vô niệu, lượng dich đưa vào nên hạn chế khoảng 1-1,5l/24h. Đảm bảo cân nặng tăng lên giữa 2 lần chạy thận liên tiếp không quá 2,5kg. 4. Hạn chế  kali Kali là một chất được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn mà đặc biệt là từ hoa quả và rau củ. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim bình thường và sự co cơ. Tuy nhiên khi suy thận, khả năng đào thải  kali qua nước tiểu giảm, do vậy người bệnh cần phải hạn chế một số thức ăn nhất định mà có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Tăng kali máu có thể gây nên yếu cơ, rối loạn nhịp, thậm chí ngưng tim. Nhu cầu kali của người chạy thận không quá 2g/ ngày.  Để hạn chế việc tăng kali máu cần: – Ăn nhiều loại thức ăn nhưng với số lượng vừa phải. – Lựa chọn thức ăn, rau củ có chứa ít kali như măng tây, búp cải xanh (sống hoặc được nấu sau khi đông lạnh), búp cải trắng, cà rốt, bắp cải, cần tây, dưa leo, rau diếp, nho, táo tây, lê … – Hạn chế những rau quả nhiều kali như: các loại quả khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống … – Chế biến  các loại rau, củ để giảm kali: cắt nhỏ, ngâm hoặc nấu với hai lần nước, hoặc luộc bỏ nước. – Mỗi ngày có thể dùng 100-150g rau củ và 100g trái cây tươi. – Không dùng các loại nước từ trái cây, rau củ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2007), Hướng dẫn các chế độ ăn bệnh viện. 2. Đào Thị Yến Phi (2011), “Dinh dưỡng trong bệnh lý thận”, Dinh dưỡng học, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tr. 358-361. 3. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Lâm (2002), “Chế độ ăn trong suy thận mạn tính”, Dinh dưỡng lâm sàng, Viện Dinh dưỡng, Tr. 245-255.

Bỏ Túi 8 Nguyên Tắc Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Tuyến Giáp

Tuyến giáp là một tuyến nhỏ nằm ở phía trước của khí quản và hoạt động nhằm đảm bảo các quá trình chuyển hóa của cơ thể. Tuyến giáp sử dụng iốt, được tìm thấy trong nhiều thực phẩm và muối iốt, để tổng hợp và chuyển đổi thành các hormon tuyến giáp. Những thay đổi lối sống và sử dụng sản phẩm hỗ trợ có vai trò quan trọng để giữ cho tuyến giáp khỏe mạnh.

8 nguyên tắc dinh dưỡng cho bệnh nhân tuyến giáp

1. Ăn các loại rau trái. 

Ăn rau quả tươi sẽ giúp bạn duy trì sức khỏe tuyến giáp và sức khoẻ tổng quát của cơ thể. Bạn cũng nên ăn rau và trái cây có chất chống oxy hoá cao như ớt chuông, cherry, cà chua, quả việt quất và bí. Tuy nhiên, khi có vấn đề về tuyến giáp, bạn cần phải thăm khám để xác định mình bị bệnh tuyến giáp loại nào vì các thực phẩm cần kiêng có thể khác nhau với từng loại bệnh tuyến giáp.  

Ví dụ, nếu bạn bị chứng suy giáp, bạn nên tránh các loại rau họ cải tái sống, chẳng hạn như cải xoăn, rau bina, cải bắp, bông cải xanh và cải bắp. Những thực phẩm này can thiệp vào chức năng tuyến giáp.

Nếu bạn đang dùng thuốc nào đó để trị bệnh về tuyến giáp, bạn cũng nên tránh sử dụng các thực phẩm từ đậu nành và hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi muốn sử dụng.

2. Cắt bỏ các thực phẩm chế biến và tinh chế. 

Thực phẩm chế biến và tinh chế không tốt cho sức khỏe tuyến giáp. Bánh mì trắng, mì ống, đường, bánh quy, bánh ngọt, thức ăn nhanh, và thực phẩm đóng gói sẵn đều được chế biến và không tốt cho sức khỏe tuyến giáp của bạn. Thay vào đó, hãy chế biến các bữa ăn bằng các nguyên liệu tươi và các sản phẩm nguyên chất.

Ví dụ, không ăn các thực phẩm từ bột yến mạch đã chế biến sẵn vào buổi sáng. Thay vào đó, sử dụng bột yến mạch thô kết hợp với các loại hạt và gia vị. Tránh rau đóng hộp và lựa chọn các loại rau tươi. Việc cắt giảm các thực phẩm chế biến sẵn sẽ có ý nghĩa quan trọng giúp tăng cường sức khỏe tuyến giáp của bạn. 

3. Tránh sử dụng rượu và thuốc lá. 

Caffeine và rượu có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của tuyến giáp. Nếu bạn bị tăng năng tuyến giáp hay còn gọi là cường giáp, bệnh nhân nên hạn chế việc sử dụng đồ uống chứa caffein như nước giải khát, cà phê và trà. Đối với các bệnh lý tuyến giáp khác, bạn nên hỏi ý kiến của bác sĩ trước khi sử dụng các đồ uống này.

Bệnh nhân tuyến giáp nên tránh sử dụng rượu và thuốc lá

4. Cung cấp đầy đủ iốt. 

Tuyến giáp cần iốt để đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến. Để chống lại các vấn đề về tuyến giáp, bạn cần đảm bảo rằng đã cung cấp đủ lượng iốt cho cơ thể trong chế độ ăn uống hàng ngày thông qua các thực phẩm được trồng trong đất có hàm lượng iốt cao như nấm, hành và tỏi. Bạn cũng có thể lấy iốt tự nhiên bằng cách ăn thịt động vật ăn cỏ hữu cơ. Một số thức ăn cho gia súc bổ sung kali iod, thịt của các loại gia súc này cũng có là nguồn quan trọng để bổ sung iốt cho cơ thể. Muối ăn cũng là một nguồn iốt hàng ngày cho cả gia đình bạn.

Bạn có thể bị thiếu hoặc thừa iốt, khi bạn không ăn đủ muối ăn vì đây là nguồn cung cấp iốt chính hàng ngày. Những người ăn kiêng hoặc thường xuyên ăn quán có thể bị thiếu hụt lượng iốt. 

5. Tăng lượng selen cho cơ thể. 

Sử dụng nhiều thực phẩm chứa hàm lượng selen cao, chẳng hạn như hạt brazil, cá ngừ, tôm, hàu và gà tây. [12]

6. Hãy bổ sung vitamin A. 

Bổ sung vitamin A trong chế độ ăn với các loại thực phẩm như khoai lang, cà rốt, và bí.

7. Tập thể dục aerobic. 

Các hoạt động hiếu khí cường độ cao đã được chứng minh là giúp tăng lượng hormon tuyến giáp lưu hành. Tập thể dục aerobic 30 phút mỗi ngày để tăng cường sức khỏe tim mạch. Có thể kết hợp nhiều môn thể thao khác chẳng hạn như chạy bộ, khiêu vũ, đi xe đạp và thể dục nhịp điệu. Do vật, tập luyện thể dục 30 phút mỗi ngày và ít nhất 5 lần một tuần là cách hiệu quả để tăng cường sức khỏe tim mạch, điều hòa nhịp tim.

8. Sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương

Hiện nay nhiều người mắc rối loạn tuyến giáp tin tưởng lựa chọn và sử dụng sản phẩm thảo dược Ích Giáp Vương trong việc điều hòa chức năng tuyến giáp, hiệu quả kiểm soát các rối loạn tuyến giáp. Sản phẩm dược biết đến với sự kết hợp của hải tảo, ba chạc, khổ sâm, bán biên liên, neem giúp tăng cường miễn dịch, bổ sung iốt hữu cơ từ hải tảo để đảm bảo hoạt động bình thường của tuyến giáp. Đồng thời Ích Giáp Vương giúp chống viêm, chống độc và bảo vệ tuyến giáp.

Sản phẩm đã được nhiều người bị rối loạn tuyến giáp sử dụng cho hiệu quả tốt, đồng thời cũng được nhiều chuyên gia nội tiết đánh giá cao.

Phân tích tác dụng của Ích Giáp Vương đối với rối loạn tuyến giáp

Ích Giáp Vương cũng vinh dự nhận nhiều giải thưởng uy tín “Top 100 sản phẩm, dịch vụ tốt nhất cho gia đình và trẻ em” và “Sản phẩm uy tín, chất lượng và an toàn vì sức khỏe người tiêu dùng”

Cúp và bằng khen giải thưởng Ích Giáp Vương

Ngọc Huyền

* Tác dụng có thể khác nhau tuỳ cơ địa của người dùng

Sữa Non Alpha Lipid Tốt Cho Bệnh Thận Không

Bác sĩ Nguyễn Thị Vân Hiếu là bác sĩ chuyên khoa thận của bệnh viện 115- với hơn 14 năm kinh nghiệm

Khi bị bệnh thận thì cơ thể sẽ khó đào thải được độc tố, và đào thải ít, ngoài ra, các cơ quan khác trong cơ thể cũng bị ảnh hưởng. Người bệnh thận ăn uống rất kiêng khem, dễ bị các biến chứng bệnh khác

Bác có nghiên cứu về sữa non alpha lipid và nhận thấy sản phẩm này tốt cho bệnh nhân chạy thận, suy thận

Bác còn nhận thấy khi sử dụng sữa alpha lipid cho bệnh nhân chạy thận giúp cơ thể khỏe hơn và tiết kiệm được 1 phần chi phí chạy thận

Sữa non alpha lipid có kháng thể tư nhiên cao, và an toàn giúp cho người bệnh tăng cường hệ miễn dịch, giúp cơ thể bệnh nhân suy thận được cải thiện khỏe hơn, giảm được một số bệnh do cơ thể quá yếu trong quá trình bệnh thận cũng như những lần chạy thận

Ngoài ra, alpha lipid bổ sung dinh dưỡng cần thiết cho người bị suy thận. Đường, đạm, béo rất thấp giúp người bệnh thận không phải lo ảnh hưởng đến căn bệnh của mình

Sữa alpha lipid an toàn cho bệnh nhân chạy thận, tránh ảnh hưởng cao huyết áp, tiểu đường. Do bệnh nhân suy thận, chạy thận thường kèm theo cao huyết áp, tiểu đường, nên sản phầm alpha lipid hoàn toàn an toàn cho đối tượng này

Đặc biệt, bệnh nhân vừa suy thận vừa tiểu đường dùng sữa này vô cùng an toàn, thay vì phải dùng 2 loại sữa khác nhau thì ta chỉ cần dùng đúng 1 loại sữa alpha lipid là được

Sữa alpha lipid cung cấp canxi ion hòa tan hoàn toàn không gây lắng đọng, không làm cho bệnh nhân suy thận bị ảnh hưởng, nên hoàn toàn an tâm sử dụng

Kết hợp điều trị bệnh thận và sử dụng sữa non alpha lipid như thế nào cho hợp lý

Do lượng canxi mỗi người bệnh thận cần mỗi ngày không được quá 2000mg kể cả các loại thức ăn, đồ uống bổ sung dinh dưỡng nên uống 1.5 muỗng sữa alpha lipid pha với 150ml nước là đủ

Điều trị bệnh thận:

Cần tuân thủ thăm khám thường xuyên theo lời bác sĩ

Kiểm soát bệnh tiểu đường: Bệnh tiểu đường là nguyên nhân phổ biến nhất của suy thận, giảm nguy cơ suy thận bằng cách kiểm soát bệnh tiểu đường

Kiểm soát huyết áp: huyết áp thấp hay cao cũng ảnh hưởng đến bệnh thận. Huyết áp cao có thể làm hỏng các mạch máu ở thận, cản trở khả năng của các cơ quan trong việc loại bỏ chất thải và chất lỏng dư thừa ra khỏi cơ thể. Ngược lại, chất lỏng dư thừa có thể làm tăng huyết áp

Nếu dư cân thì bạn nên giảm cân, tập thể dục nhiều hơn, hạn chế uống rượu, hút thuốc

Có thể giảm huyết áp bằng cách ăn chế độ ăn nhiều trái cây, rau, cá, các loại hạt, các loại đậu và chất béo lành mạnh, chẳng hạn như dầu ô liu

Ngoài ra, tập suy nghĩ tích cực, giảm lo lắng cũng giúp giảm huyết áp và cả bệnh tiểu đường

Giảm lượng natri, hoặc muối, có thể tích tụ trong cơ thể khi thận không hoạt động bình thường, gây ứ nước. Điều này có thể dẫn đến sưng ở chân và bụng và tăng huyết áp

Có thể cần phải giảm lượng khoáng chất bao gồm phốt pho, giúp xây dựng xương chắc khỏe. Khi thận không hoạt động bình thường, lượng phốt pho dư thừa có thể tích tụ trong cơ thể và làm giảm lượng canxi trong xương. Hạn chế sử dụng các loại thực phẩm có nhiều photpho : các sản phẩm từ sữa, thịt chế biến, bánh mì, bia, cola và sô cô la ở mức 800 đến 1.000 miligam mỗi ngày

Một khoáng chất khác là kali, giúp điều chỉnh nhịp tim. Khi thận không hoạt động bình thường, kali có thể tích tụ trong cơ thể, làm tăng nguy cơ nhịp tim không đều, được gọi là rối loạn nhịp tim hoặc đau tim. Nên ăn ít một số loại trái cây như như chuối và rau, bao gồm bông cải xanh, rất giàu kali

Những người đã được chẩn đoán mắc bệnh thận mãn tính và không được điều trị lọc máu có thể được khuyên nên ăn ít protein. Khi thận không hoạt động bình thường, chúng có thể không lọc được protein, gây ra sự tích tụ không lành mạnh trong nước tiểu gọi là protein niệu

Những bệnh nhân được cải thiện sức khỏe sau khi sử dụng sữa non alpha lipid được bác sĩ Hiếu chia sẻ lại

Sau 1 năm chia sẻ cho bệnh nhân của mình thì rất nhiều người được cải thiện sức khỏe rất tốt. Và do thời gian hạn chế nên bác Hiếu chỉ nói về một vài trường hợp điển hình:

1. Bà cụ 92 tuổi, nhà ở Q7: bà bị bệnh người già, và bị suy thận, sức khỏe yếu kém, trong người có nhiều độc tố, bà nằm trên giường, không đi lại được, sức khỏe nguy kịch.

Và sau đó, bác Hiếu cho bà dùng thử alpha lipid, với liều lượng rất ít là 1/2 muỗng sữa alpha lipid/ngày. Nhưng đến 3 ngày sau bà có thể ăn cháo được, và đến ngày 20 bà đã thèm ăn hủ tiếu

Và hiện tại bà 94 và có thể đi đứng bình thường, đi vệ sinh tắm rửa một mình

2. Bà Phạm Thị Ngàn, vô chạy thận nhân tạo trong tình trạng hôn mê, và ngoài ra bà còn bị tiểu đường với vết loét không lành : và người nhà bệnh nhân được 1 người bạn giới thiệu là bác sĩ Hiếu có 1 loại sữa cải thiện tốt cho bệnh thận, nên người nhà đã đến và nhờ bác giúp

Sau 3 tháng người nhà cho bà dùng sữa non alpha lipid thì vùng lở loét do bệnh tiểu đường đã lành lại, và bà đã ăn uống đi lại được và hiện tại bà khỏe hơn rất nhiều

3. Nhân chứng thứ 3 thì hơi đặc biệt do cơ thể bệnh lâu năm, huyết áp cao, vùng mông bị lở loét mãi không lành. Nhân viên y tế ở Long An xuống chăm sóc 2 tháng nhưng không lành. Bác cho bà dùng thêm sữa alpha lipid nhằm kháng viêm và tái tạo tế bào cho vết thương nhanh lành hơn. Mỗi ngày chăm sóc vết thương 2 lần và dùng 2-3ly sữa. Sau 2 tháng vết thương đỡ hơn, sạch sẽ hơn. Và sau 6 tháng vết thương đã nhỏ lại, bà tập đi lại được trong nhà. Hiện tại vết thương bà đã lành hẳn

Hãy gọi cho chúng tôi qua số HotLine: 0911.885.479 để được tư vấn chi tiết hơn

Protein Niệu Trong Bệnh Thận Tiết Niệu

Nhận định chung

Bình thường protein không có hoặc rất ít trong nước tiểu. Khi protein xuất hiện thường xuyên và số lượng nhiều trong nước tiểu thường có ý nghĩa bệnh lý và là một trong những chỉ điểm quan trọng của bệnh lý thận tiết niệu.

Xác định protein niệu (Proteinuria) rất có giá trị trong chẩn đoán các bệnh lý thận tiết niệu. Hiện nay, xét nghiệm protein niệu được xem như là một test sàng lọc bệnh lý thận, tiết niệu.

Về mặt số lượng, có thể phân loại

Protein niệu sinh lý: Khi protein dưới 30 mg/ 24 giờ.

Microprotein niệu (protein niệu vi thể): Khi protein 30 – 300 mg/ 24 giờ.

Protein niệu thực sự: Khi protein trên 300 mg/24 giờ.

Mã số (theo ICD 10): N06.

Protein niệu sinh lý

Mỗi ngày, có từ 10 kg đến 15 kg protein huyết tương đi qua tuần hoàn thận, nhưng chỉ có 100 đến 150 mg được bài tiết ra trong nước tiểu trong vòng 24 giờ.

Protein được tiết ra nước tiểu từ thành mao mạch cầu thận và hầu hết lượng protein này được tái hấp thu ở ống lượn gần.

Ở người bình thường, khoảng 60% lượng protein niệu có nguồn gốc từ huyết tương, 40% còn lại có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu.

Protein có nguồn gốc từ huyết tương, bao gồm:

+ Albumin.

+ Các Globuline có trọng lượng phân tử thấp.

+ Các Hormone có cấu trúc là các chuỗi peptid.

Protein có nguồn gốc từ thận và từ đường tiết niệu, bao gồm:

+ Protein Tamm – Horsfall: Được tổng hợp ở nhánh lên của quai Henlé, chức năng của nó đến nay vẫn chưa được biết rõ.

+ IgA.

+ Urokinase.

Các phương pháp xác định protein niệu

Phương pháp định tính

Đốt nước tiểu: Đặc điểm lý học của protein là đông vón ở nhiệt độ cao, lợi dụng đặc điểm này, có thể phát hiện được protein có trong nước tiểu bằng cách đốt nước tiểu. Đựng nước tiểu trong một ống nghiệm và đốt trên ngọn đèn cồn, protein trong nước tiểu sẽ đông vón khi nhiệt độ của nước tiểu trên 700C. Hiện tượng đông vón của protein trong nước tiểu sẽ làm vẩn đục nước tiểu và dễ dàng nhận ra bằng mắt thường. Tùy thuộc vào nồng độ protein niệu cao hay thấp mà mức độ vẫn đục nước tiểu thay đổi, có thể chỉ lởn vởn đục ít, có thể nước tiểu đông quánh lại khi lượng protein trong nước tiểu nhiều.

Làm lạnh bởi acide sulfosalicylique hay trichloracétique: Dựa vào tính chất lý học của protein là đông vón trong môi trường acid, khi nhỏ acid vào để tìm hiện tượng đông vón protein.

Phương pháp bán định lượng

Dùng que thử nước tiểu Là phương pháp được áp dụng phổ biến nhất hiện nay, nhất là trong vấn đề sàng lọc bệnh thận trong cộng đồng. Các que thử này được tẩm Tétra bromephénol citraté (pH3), màu bị biến đổi từ vàng sang xanh khi có protein trong nước tiểu.

Phản ứng này phát hiện protein với lượng ít nhất là 150 – 200 mg/l.

Kết quả được biểu thị dưới dạng kết quả: âm tính, Protein niệu vết, 1+ đến 4+ tuỳ thuộc vào mức độ thay đổi màu sắc của que thử khi so sánh với bảng màu chuẩn.

Nhược điểm của phương pháp này là không phát hiện được các Globulin miễn dịch chuỗi nhẹ.

Que thử nước tiểu ngày nay không chỉ được dùng để xác định protein niệu mà còn kết hợp với việc phát hiện các thông số khác.

Định lượng Protein niệu

Cách lấy nước tiểu 24 giờ: sáng ngủ dậy, lúc 6h sáng người bệnh đi tiểu hết sau đó tính từ lúc này đến 6 h sáng hôm sau khi nào đi tiểu đều phải đi vào trong bô đó, sáng hôm sau ngủ dậy đi tiểu bãi cuối cùng lúc 6h và đong xem nước tiểu cả ngày là bao nhiêu, lấy 5 ml nước tiểu để làm xét nghiệm.

Được tiến hành tại phòng xét nghiệm hóa sinh. Có nhiều phương pháp, có thể dùng ion đồng (Cu2+).

Cần phải tính ra lượng Protein niệu / 24 giờ.

Xác định được MicroProtein niệu (Protein niệu vi thể, từ 30 -300 mg/24giờ).

Phát hiện được cả Globulin chuỗi nhẹ.

Điện di Protein niệu

Thường áp dụng phương pháp dùng Cellulose Acetate.

Xác định được bản chất của protein niệu, rất có ích trong việc xác định nguyên nhân của protein niệu.

Dựa vào kết quả điện di, có thể chia Protein niệu thành các loại:

+ Protein niệu chọn lọc: Khi thành phần Albumin chiếm trên 80% tổng lượng protein niệu. Thường do bệnh cầu thận gây ra, hay gặp nhất là hội chứng thận hư có tổn thương tối thiểu trên sinh thiết thận.

+ Protein niệu không chọn lọc: Khi Albumin chiếm dưới 80% tổng lượng protein niệu, loại này thường bao gồm hầu hết các thành phần protein có trong huyết tương. Hầu như tất cả các bệnh lý thận, tiết niệu đều thuộc loại protein niệu không chọn lọc này.

+ Protein niệu gồm phần lớn là các protein bất thường: Gồm một đỉnh nhọn của Beta hoặc gamma globulin, do bài tiết bất thường một Globulin miễn dịch đơn dòng chuỗi nhẹ, thường là Protein Bence-Jones. Protein này có đặc tính lý học là động vón ở nhiệt độ khoảng 500C và tan ra ở nhiệt độ 1000C. Đặc tính này có được khi trong thành phần Protein niệu có trên 50% là Protein Bence-Jones.

+ Các Protein ống thận: Chủ yếu là các Globulin trọng lượng phân tử thấp, các loại này dễ phát hiện khi điện di trên thạch Polyacrylamide. Với phương pháp này thì các protein với trọng lượng phân tử khác nhau có trong nước tiểu sẽ tách biệt nhau dễ dàng.

Các tình huống lâm sàng của protein niệu

– Gắng sức.

– Sốt cao.

– Nhiễm trùng đường tiểu.

– Suy tim phải.

– PolyGlobulin.

– Protein niệu tư thế.

Trong đó, cần chú ý đến Protein niệu tư thế: Là protein niệu thường gặp ở người trẻ và biến mất sau tuổi dậy thì. Protein niệu tư thế không có ý nghĩa bệnh lý.

Để chẩn đoán Protein niệu tư thế, phải khẳng định protein này biến mất ở tư thế nằm, bằng cách lấy nước tiểu sau khi cho người bệnh nằm nghỉ 2 giờ.

Protein niệu thường xuyên

Protein có thường xuyên trong nước tiểu thường là biểu hiện của bệnh lý thận tiết niệu hoặc có bất thường về protein huyết tương. Có thể phân loại protein niệu theo 3 loại như sau:

Protein niệu do tăng lưu lượng:

Xuất hiện một lượng lớn protein có trọng lượng phân tử thấp, các protein này được lọc qua các cầu thận bình thường. Khi lượng lọc ra vượt quá khả năng tái hấp thu của ống thận thì protein xuất hiện trong nước tiểu.

Trường hợp này được quan sát thấy trong các bệnh lý tiểu ra protein BenceJones (đa u tuỷ xương), tiểu ra Hemoglobin (do tan huyết) và tiểu ra Myoglobin (do huỷ cơ vân).

Protein niệu ống thận:

Thường không quá 2 gam/24 giờ. Gồm có 3 loại:

+Protein có trọng lượng phân tử trung bình (Beta 2 Microglobulin, Amylase) được lọc qua cầu thận nhưng ống thận không tái hấp thu hết.

+ Protein niệu do ống thận bị tổn thương bài tiết ra (N-Acetylglucosamin, Lysozym).

+ Protein Tamm-Horsfall.

Protein niệu cầu thận:

Trên điện di chủ yếu là Albumin, thường lượng nhiều, khi có trên 3,5 g/24 giờ/1,73 m2 da thì chẩn đoán hội chứng thận hư.

Một số điều cần chú ý khi phân tích Protein niệu

Protein niệu cao nhiều không do hội chứng thận hư mà có thể do tăng Globulin chuỗi nhẹ.

Lượng Protein niệu thường giảm xuống khi chức năng thận giảm dưới 50 ml/phút.

Một bệnh lý cầu thận có thể phối hợp với 1 bệnh lý thận kẽ hoặc bệnh mạch máu thận.

MicroProtein niệu: Được định nghĩa khi lượng protein niệu từ 30 – 300 mg/24 giờ, đây là một dấu chỉ điểm rất tốt và tương đối sớm trên lâm sàng cho bệnh cầu thận đái tháo đường. MicroProtein niệu có thể biến mất sau khi điều trị các thuốc ức chế men chuyển.

Cập nhật thông tin chi tiết về Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Bệnh Thận Mạn Giai Đoạn Cuối Có Thận Nhân Tạo Chu Kỳ trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!