Bạn đang xem bài viết Chuối Có Lợi Cho Bệnh Nhân Gút! được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Gút là một dạng viêm khớp do lắng đọng các tinh thể acid uric tại các khớp. Acid uric trong máu tăng cao do nhiều lý do khác nhau như di truyền, chế độ ăn hoặc do giảm thải trừ acid uric qua thận. Thông thường acid uric được đào thải qua nước tiểu. Bệnh thận mãn tính hoặc suy thận, đái tháo đường nhiễm ceton, và một số loại thuốc có thể làm giảm đào thải acid uric, gây nên bệnh gút. Acid uric trong máu dư thừa gây lắng đọng tại các khớp xương của cơ thể, gây cơn gút cấp.
Thay đổi chế độ ăn uống hợp lý giúp hỗ trợ điều trị bệnh gút nhưng không có tác dụng thay điều trị và thay thế thuốc chữa bệnh.
Chế độ ăn và acid uric
Acid uric là sản phẩm tạo thành từ thực phẩm chứa purin. Chế độ ăn giàu purin là một trong những nguyên nhân gây nên gút. Thịt đỏ, nội tạng động vật, hải sản là những thực phẩm giàu đạm, nên người bệnh cần chú ý ăn uống hạn chế. Trong khi đó, các thực phẩm chứa nhiều Kali, vitamin C, acid folic có tác dụng tốt trong điều trị gút. Những chất dinh dưỡng, vitamin và muối khoáng ở trong các thực phẩm được hấp thụ tốt hơn so với việc bổ sung thực phẩm chức năng đơn lẻ.
Chuối chứa nhiều kali tốt cho GÚT
Kali được đánh giá giúp hỗ trợ tăng đào thải acid uric qua đường tiết niệu do đó làm giảm acid uric và các triệu chứng của bệnh gút. Trong khi đó, chuối rất giàu kali. Theo bộ nông nghiệp Mỹ, mỗi quả chuối trung bình chứa 422 mg kali.
Chuối chứa nhiều acid folic tốt cho GÚT
Acid folic, hay còn được biết đến folat, có thể giúp hồi phục mô bị tổn thương và hỗ trợ phá vỡ các khối tinh thể urat.. Theo báo cáo của bộ nông nghiệp Mỹ, chuối không chỉ chứa nhiều kali mà còn chứa nhiều acid folic. Trung bình 1 quả chuối chứa 24 mcg acid folic.
Chuối chứa nhiều vitamin C và GÚT
Kết luận
Chuối là nguồn thực phẩm đơn giản, phổ biến, rẻ nhưng lại chứa rất nhiều chất dinh dưỡng có lợi nói chung và tốt cho bệnh gút nói riêng. Các thành phần vitamin C, acid folic, kali có trong chuối giúp hỗ trợ giảm acid uric và triệu chứng gút. Tuy nhiên, người bệnh không nên quá mong đợi chuối sẽ điều trị bệnh gút thay thế thuốc chữa bệnh gút. Điều quan trọng là kiểm tra chỉ số acid uric trong máu định kỳ và kiểm soát tốt ở ngưỡng an toàn.
Ý kiến phản hồi(
0
)
Tin mới nhất
Tin cũ hơn
Người Bệnh Gút Có Ăn Được Chuối Không, Loại Nào?
Chuối là thực phẩm quá đỗi quen thuộc với mùi vị thơm ngon lại bổ dưỡng. Đây là một trong những loại quả rất tốt cho sức khỏe mà bạn không nên bỏ qua.
Trong mỗi quả chuối sẽ cung cấp cho thể người 105gr calories, 27gr carbohydrates, 442mg kali, 3gr chất xơ, 1gr chất đạm, 0.3gr chất béo và các hàm lượng vitamin, khoáng chất khác như: canxi, magie, mangan, đồng, biotin, vitamin C, vitamin nhóm B,…
Với những thành phần trên, chuối mang lại tương đối nhiều lợi ích cho sức khỏe con người như:
Cung cấp cho cơ thể những dưỡng chất cần thiết;
Chống oxy hóa, ngăn chặn sự phát triển của các gốc tế bào tự do, làm giảm nguy cơ mắc bệnh;
Hỗ trợ cải thiện lưu lượng máu, đồng thời loại bỏ tình trạng tắc nghẽn trong động mạch;
Ngăn ngừa các bệnh lý về tim mạch như: đau tim, đột quỵ, tăng huyết áp đột ngột,…;
Cải thiện hệ tiêu hóa, chống chứng ợ nóng, ợ hơi;
Ngăn ngừa bệnh ung thư.
Người bệnh gút có ăn chuối được không? – Giải đáp
Gout là một dạng viêm khớp khá phổ biến hiện nay, thường gặp ở nam giới trong độ tuổi trung niên và về già. Nguyên nhân chính gây nên tình trạng này là do các tinh thể axit uric có trong máu bị lắng đọng tại khớp ngón tay, ngón chân, mắt cá chân. Điều này có thể gây ra nhiều cơn đau đớn khi mắc phải, đặc biệt là khi về đêm.
Cơ chế để tổng hợp axit uric là hàm lượng Purin có nhiều trong một số thực phẩm được người bệnh dung nạp quá nhiều dẫn đến dư thừa. Bên cạnh đó, việc lạm dụng bia, rượu cũng có khả năng cao khiến hoạt động bài tiết axit uric của thận bị trì trệ. Do đó, có thể khẳng định, chế độ ăn uống không hợp lý cũng chính là nguyên nhân gây nên bệnh gút.
Vấn đề đặt đang được đặt ra ở đây là người bị bệnh gút có ăn chuối được không? Và đây cũng là thắc mắc của nhiều bạn đọc đang đi tìm câu trả lời thỏa đáng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, chế độ ăn uống của người bệnh gút cần đặc biệt lưu ý. Chúng đóng vai trò không hề nhỏ đến việc cải thiện bệnh lý cũng như phòng ngừa các biến chứng nguy hiểm. Hơn hết, các thực phẩm có chứa hàm lượng Purin ở nhóm cao không được chuyên gia khuyến khích sử dụng. Bởi thành phần Purin là dẫn chất kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu – nguyên nhân chính gây nên bệnh gút. Đồng nghĩa với việc, hàm lượng Purin càng cao thì nồng độ axit uric càng tăng và gây nguy hiểm cho người mắc bệnh gút. Chính vì thế, thực phẩm giàu Purin không tốt cho sức khỏe người bệnh gút
Theo Reliant Medical Group, chuối là một trong những thực phẩm có hàm lượng Purin thấp, chỉ dao động từ 0 – 50mg/ 100g. Do đó, các đối tượng bị bệnh gout hoàn toàn có thể bổ các dưỡng chất có trong chuối mỗi ngày.
Hơn nữa, chuối là một trong những thực phẩm tốt cho sức khỏe người bệnh gút với những lý do sau:
Nguồn vitamin C dồi dào: Vitamin C giúp cơ thể kiểm soát nồng độ axit uric có trong máu, đồng thời, giúp thận tái hấp thụ và đào thải ra khỏi cơ thể qua đường tiểu. Bên cạnh đó, hàm lượng vitamin C còn thúc đẩy quá trình sản xuất collagen, góp phần bảo vệ và giúp xương khớp được chắc khỏe;
Giàu hàm lượng kali: Hàm lượng kali đóng vai trò không hề nhỏ trong việc đào thải axit uric qua nước tiểu. Từ đó, góp phần làm giảm hàm lượng axit uric có trong máu và ngăn ngừa các trường hợp xấu do bệnh gút gây ra;
Chứa hàm lượng lớn axit folic: Axit folic giúp phục hồi và chữa lành các mô bị tổn thương do sự phát vỡ của các khối tinh thể của muối urat. Bên cạnh đó, theo một số bài báo cáo khoa học gần đây còn cho biết, lượng axit folic và các dẫn xuất của chất này có tác dụng ức chế Enzyme xanthine oxidase trong quá trình chuyển hóa hàm lượng Purin thành axit uric;
Tốt cho vấn đề xương khớp: Nhờ có hàm lượng kali và magie có trong chuối dồi dào đã hạn chế các tình trạng đau nhức xương khớp do tình trạng viêm khớp gây ra. Đồng thời, giúp ổn định hoạt động của các chi, phòng chống nguy cơ tàn phế.
Ngoài chuối, các chuyên gia dinh dưỡng còn khuyến khích người bệnh gút cần tăng cường bổ sung nhiều loại thực phẩm khác như: cherry, việt quất, dứa,… Người bệnh có thể luân phiên thay đổi trong thực đơn để tránh sự nhàm chán.
Điều chỉnh cách ăn chuối tốt cho sức khỏe người bị gút
Đối với người bị bệnh gút, chế độ ăn uống đóng vai trò khá quan trọng trong việc đẩy lùi bệnh lý và ngăn ngừa các biến chứng xấu xảy ra. Mặc dù chuối là loại thực phẩm lành tính, nhưng người bệnh gút cũng được quá chủ quan khi sử dụng loại quả này. Chính vì vậy, cần nên biết ăn chuối loại nào và ăn bao nhiêu là đủ để không làm ảnh hưởng đến sức khỏe.
Những loại chuối người bệnh gút có thể ăn được
Chuối tiêu: Là loại cuối có hình dáng cong lưỡi liềm, dài tầm 10 cm. Chưa chín có màu xanh đậm và chuyển sang màu vàng khi chín. Phần thịt có màu vàng nõn, ngọt và có mùi thơm;
Chuối sứ: Hay còn được gọi là chuối hương – quả to, tròn, dài khoảng 5 – 6 cm. Ở giữa loại chuối này có vài hạt đốm màu đen có kích thước bằng đầu tăm;
Chuối ngự: Kích thước quả hơi nhỏ, hình tròn, nải chuối có ít quả hơn so với các loại khác. Đầu quả có râu màu đen;
Chuối cau: Có hình dáng gần giống chuối ngự nhưng có kích thước nhỏ hơn và hàm lượng dinh dưỡng thấp hơn. Thường chúng to khoảng bằng ngón tay cái, tròn, mập và vỏ mỏng;
Chuối laba: Chuối có hình dáng dài công lưỡi liềm. Phần thịt dẻo, thơm, ngon, quả chín có màu xanh đậm.
Ngoài các loại chuối trên, còn một số loại chuối khác nhưng chủ yếu để bào chế thành dược liệu chữa bệnh như: chuối hột, chuối lùn, chuối cau lửa, chuối bơm,…
Bị gút ăn bao nhiêu chuối là đủ?
Không phải ăn nhiều là tốt, là bổ và chuối cũng không phải là trường hợp ngoại lệ. Người bệnh gút có thể ăn các loại chuối chín hàng ngày để điều hòa nồng độ axit uric có trong máu và tăng cường hệ tiêu hóa của cơ thể.
Theo các chuyên gia dinh dưỡng, người bị gout chỉ nên ăn 1 – 2 quả chuối mỗi ngày (đối với chuối tiêu, chuối sứ). Đối với những loại quả nhỏ hơn chỉ ăn khoảng 3 quả là đủ.
Bạn không nên ăn chuối lúc bụng đói, bởi lúc này dạ dày đang bị bỏ trống, ăn chuối không đúng cách có thể gây ra không ít sự khó chịu, đôi khi có thể khiến cho hoạt động của tim bị mất cân bằng. Tốt nhất, bạn nên ăn chuối sau bữa cơm trưa khoảng 30 phút hoặc buổi xế chiều. Đây là thời điểm lý tưởng để chuối phát huy tối đa công dụng.
Một lưu ý khác, việc dung nạp quá nhiều chuối cũng có thể gây hại đến chức năng của thận. Bởi hàm lượng kali có trong chuối tương đối dồi dào. Hàm lượng này bị dư thừa sẽ tích tụ tại thận và không có khả năng loại bỏ ra ngoài hoàn toàn, từ đó hàm lại đến hoạt động của thận. Một số trường hợp khác có thể gây tử vong.
Những món ăn từ chuối ngon, bổ cho người bệnh gút
Chuối và sữa chua: Trộn 1 – 2 quả chuối chín cùng với hũ sữa chua có đường để được một món tráng miệng bổ dưỡng, giúp tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, phòng ngừa một số bệnh ở hệ đường ruột;
Chuối chín và sữa đặc (hoặc mật ong nguyên chất): Xay nhuyễn hai nguyên liệu trên để được một loại đồ uống vừa có tác dụng giải khát vừa giúp giảm sưng viêm;
Sinh tố chuối và việt quất: Việt quất cũng là một loại quả rất tốt cho người bị bệnh gút. Do đó, bạn có thể thưởng thức ngay một ly sinh tố chuối và việt quất mỗi ngày để điều hòa nồng độ axit uric trong máu, đồng thời, phòng ngừa bệnh gút có những chuyển biến nặng;
Chuối xanh: Cũng tương tự chuối chín, chuối xanh cũng có nhiều tác dụng tốt đối với người bệnh gút. Và bạn có thể sử dụng chúng để ăn kèm trong một số món cuốn hoặc đem luộc để ăn kèm với các món kho.
Bên cạnh việc sử dụng chuối để ăn, người bệnh gút cũng có thể sử dụng quả chuối hột để bào chế thành thuốc chữa bệnh
Nguyên liệu cần chuẩn bị gồm có:
Chuối hột ……………………. 1 kg
Củ ráy …………………………… 1kg
Cách thực hiện:
Đem củ ráy vừa được chuẩn bị rửa qua nhiều lần với nước sạch để loại bỏ bụi bẩn và phần xơ cứng. Lưu ý, bạn nên sử dụng bao tay bảo hộ khi bào chế củ ráy, bởi phần nhựa có trong loại củ này có thể gây ngứa;
Sau đó, ngâm củ ráy để qua đêm hoặc 8 tiếng đồ hồ để loại bỏ chất ngứa có trong chúng. Sau đó vớt ra để ráo nước và thái thành từng lát mỏng rồi đem phơi nắng;
Đối với quả chuối hột, rửa sạch qua nhiều lần nước để loại bỏ bụi bẩn rồi thái thành từng lát mỏng. Sau đó đem phơi nắng cho khô;
Đem cả hai nguyên liệu đã được phơi khô sao vàng trên ngọn lửa nhỏ rồi hạ thổ để nguội dần;
Nghiền nát toàn bộ dược liệu để thành hỗn hợp bột mịn và cất trữ trong hũ thủy tinh để sử dụng dần.
Cách sử dụng:
Mỗi lần sử dụng 2 thìa hỗn hợp bột để hòa cùng với 200ml nước nóng;
Uống trước bữa ăn khoảng 30 phút để tăng hiệu quả;
Mỗi ngày sử dụng 2 lần vào mỗi buổi sáng và tối.
Những thông tin trong bài viết chỉ mang giá trị tham khảo. chúng tôi không đưa ra các lời khuyên, chẩn đoán hay các phương pháp điều trị y khoa.
Bị Bệnh Gút (Gout) Có Nên Ăn Yến Sào, Hải Sản, Ngũ Cốc Và Chuối Hay Không?
1. Tôi vừa được tặng một ít yến sào nhưng người được tặng không biết tôi bị gút. Vậy tôi ăn yến sào thì có ảnh hưởng gì đến bệnh gút không ?
Yến sào có chứa nhiều chất đạm, khoảng 50-55% protein không béo, sắt, phốt pho, natri, canxi, kali cùng nhiều acid amin giúp người bệnh phục hồi nhanh chóng các tổn thương, bổ sung nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Đặc biệt là nó không có chứa nhân purin nên người bệnh không cần phải lo lắng mình có bị gút hay không. Tuy nhiên với những người bị gút mãn tính thì nên ăn khoảng 3 lần / tháng và nên bổ sung những loại thực phẩm khác như bí đỏ, súp lơ, cà chua, dưa leo, củ sắn.
2. Tôi bị bệnh gút những sắp phải đi ăn liên hoan với công ty có thể sẽ có các món hải sản. Vậy hải sản có làm ảnh hưởng gì đến bệnh gút của tôi không?
Hải sản có chứa nhiều vitamin nhóm B, các khoáng chất như sắt, canxi, kali, kẽm, đồng, nhiều chất đạm và các chất dinh dưỡng khác nên nó được nhiều người ưa chuộng.
Nó cũng chứa nhiều acid béo không no omega 3 và chất béo no rất tốt cho người bệnh, nhưng không có nghĩa người bị bệnh gút được ăn hải sản một cách thoải mái. Lý do vì sao ?
Trong hải sản có chứa nhiều purin sẽ làm chuyển hóa thành acid uric đọng lại ở khớp và các mô mềm. Nếu ăn quá nhiều thì sẽ gia tăng tình trạng lắng đọng thể purin ở khớp làm cho người bệnh cảm thấy khó chịu vô cùng vì các cơn đau nhức liên tục.
Hơn nữa người bệnh nếu ăn hải sản mà đi kèm với bia ( trong các bữa nhậu ), bia thì lại có chứa nhiều vitamin B1 nên sẽ càng khó thải các chất thừa ra khỏi cơ thể. Những lượng đạm thừa này cứ ở mãi trong các cơ xương khớp làm sưng nóng đỏ, về lâu dài sẽ dẫn đến bệnh gút.
Bạn vẫn có thể ăn hải sản nhưng phải lưu ý những điều sau:
-Nếu như bắt buộc phải ăn hải sản và uống bia thì bạn nên ăn hoặc uống ít đi.
-Có thể thay thế bia bằng các loại đồ uống khác như nước ngọt, trà chứ không được dùng các loại đò uống kích thích như rượu vì nó cũng giống bia làm tăng nguy cơ bị bệnh gút do làm chậm quá trình bài tiết chất đạm.
-Bạn có thể dùng các loại nước uống như trà thảo dược, nước ép hoa quả hay nước khoáng kiềm…để hạn chế sự hình thành acid uric
Ngũ cốc có chứa chất chống oxy hóa là phytochemical, nhưng nó cũng chứa cả purin nữa nên liệu có nên ăn ngũ cốc hay không cũng là bài toán khiến những người bị gút trở nên đau đầu. Bạn có thể hình dung ra như thế này:
Cả ngũ cốc và thịt cá đều cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp con người cảm thấy no. Tuy nhiên trong thịt, cá thì lại không có chất xơ như ngũ cốc. 1 bát ngũ cốc cung cấp 15g protein tương đương với 200g cá hoặc thịt. Các chât xơ này sẽ giúp người bệnh kiểm soát được insulin có trong máu tốt hơn, cũng như tiêu hóa ngũ cốc chậm hơn thịt rất nhiều.
Ngoài ra ngũ cốc không có chứa cholesteron như ở thịt động vật nên không lo bị béo phì.
Đậu đen có chứa hàm lượng chất chống oxy hóa anthocyanins rất lớn nên có lợi cho sức khỏe người bệnh. Người ta còn dùng nước luộc đậu đen để chữa bệnh gút rất tốt.
Một nghiên cứu khác cũng chỉ ra rằng nếu sử dụng các sản phẩm làm từ đậu nành sẽ không làm tăng lượng acid uric, từ đó làm giảm nguy cơ bị bệnh gút.
4. Người bị bệnh gút ăn chuối có được không?
Mỗi qua chuối trung bình chứa khoảng 422 mg kali và 24mg acid folic ( theo ước lượng của bộ nông nghiệp Mỹ ). Acid folic có thể giúp người bệnh phá vỡ các tinh thể muối urat. Còn kali sẽ giúp người bị gút đào thải acid uric qua đường tiết niệu cũng như các triệu chứng khác của bệnh gút.
Không những vậy trong chuối có khoảng 10,3 mg vitamin C giúp điều trị bệnh gút hiệu quả. Một nghiên cứu vào năm 2006 đã chỉ ra rằng người bệnh chỉ cần dung nạp khoảng 500 mg vitamin C vào là có thể giảm acid uric trong huyết thanh hiệu quả cũng như các triệu chứng khác. Điều đó có nghĩa là bạn chỉ cần ăn khoảng 50 quả chuối mỗi ngày là sẽ có công hiệu. Nhưng phải ăn quá nhiều chuối như vậy sẽ làm cho bạn cảm thấy phát ngán, đừng lo, bạn có thể dùng các loại hoa quả khác để thay thế như bông cải xanh, cam quýt hay cà chua cũng chứa rất nhiều vitamin C.
Chế Độ Dinh Dưỡng Cho Bệnh Nhân Bệnh Thận Mạn Giai Đoạn Cuối Có Thận Nhân Tạo Chu Kỳ
I. Tổng quan Tỷ lệ bệnh thận mạn ngày càng gia tăng trên thế giới cũng như ở Việt Nam. Theo nghiên cứu mới được công bố trên tạp chí thận học quốc tế, năm 2018, có khoảng 276 triệu người mắc bệnh thận mạn trên thế giới. Tỷ lệ này ở Mỹ chiếm 14,8% dân số người trưởng thành. Tại Việt Nam, tỷ lệ mắc bệnh thận mạn là 6,73%. Bệnh thận mạn được xác định khi có bất thường về cấu trúc hoặc chức năng thận, xuất hiện và tồn tại trên 03 tháng. Bệnh thận mạn không được quản lý và điều trị tốt sẽ để lại nhiều biến chứng nặng nề, cũng như tiến triển nhanh đến suy thận mạn giai đoạn cuối. Việc điều trị bệnh thận mạn giai đoạn cuối ngoài việc lựa chọn biện pháp thay thế thận, thuốc, thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Hiện nay, có 3 phương pháp điều trị bệnh suy thận mạn giai đoạn cuối đó là : lọc màng bụng, thận nhân tạo và ghép thận. Trong đó, phương pháp thận nhân tạo là được ưa chuộng hơn hẳn vì kinh tế và hiệu quả. Như vậy, vấn đề đặt ra đó là chế độ dinh dưỡng cho bệnh nhân bệnh thận mạn giai đoạn cuối có thận nhân tạo như thế nào cho hợp lý để đạt được hiệu quả điều trị tối ưu. II. Dinh dưỡng cho người bệnh chạy thận nhân tạo chu kỳ Người chạy thận nhân tạo cần thực hiện chế độ ăn theo nguyên tắc cơ bản là năng lượng cao, giàu đạm, canxi, hạn chế nước, ít phosphor, ít kali, đủ vitamin. 1. Đảm bảo đủ năng lượng Nhu cầu năng lượng cho người chạy thận khoảng 30-35kcal/kg/ngày. Một người 50kg thì cần: 50×35 = 1750 kcal/ ngày. Năng lượng từ chất đạm 15–20%, năng lượng từ chất béo 25-35% (48-68g), năng lượng từ tinh bột 50-60% (218- 262g). Trước khi lọc thận nên ăn một bữa ăn đủ chất (cơm, cháo kèm với thịt, cá,trứng, rau củ…), nếu bệnh nhân ăn kém thì thay thế bằng 1 ly sữa hoặc bột ngũ cốc giàu năng lượng và đạm để cung cấp đủ dinh dưỡng, bù chất đạm bị thất thoát đồng thời đề phòng hạ đường huyết trong và sau khi lọc. 2. Giàu chất đạm Như vậy với một người 50kg thì cần 60g-70g đạm mỗi ngày. Một số thực phẩm giàu đạm:
Thực phẩm
Lượng protid (g)
100g thịt heo
18-22
100g thịt bò
21
100g thịt gà
20
1 quả trứng gà
6-7
1 hộp sữa bò tươi(180ml
7
1 ly sữa nepro2 (200ml)
9.6
Cá các loại
17.5
Trung bình mỗi ngày cần khoảng 120g – 150g thịt hoặc cá nạc, 1 quả trứng gà , 1 ly sữa nepro 200ml…để cung cấp đủ lượng đạm từ động vật, phần thiếu hụt còn lại sẽ được bổ sung từ thực vật như gạo, bún, phở, rau củ… 3. Hạn chế muối, nước 3.1. Hạn chế muối Bệnh chạy thận thường đi kèm với tình trạng quá tải thể tích và tăng huyết áp do đó việc hạn chế muối trong khẩu phần ăn là cần thiết. Theo các khuyến cáo, lượng muối ăn vào mỗi ngày của người chạy thận không nên quá 2-3g tương đương khoảng 10-15ml nước mắm. Trong bữa ăn hằng ngày, nên hạn chế ăn các loại thực phẩm như: cá mắm, dưa cà muối mặn, thịt hun khói, các loại rau quả đóng hộp, mắm tôm, thịt cá đóng hộp, thịt sấy khô, các loại thức ăn chế biến sẵn. 3.2. Hạn chế nước Đối với bệnh nhân còn tiểu nhiều thì lượng nước nhập vào cơ thể được tính dựa vào lượng nước tiểu của bệnh nhân cụ thể như sau: Lượng nước nhập vào cơ thể (kể cả từ nước uống, nước trong thức ăn…) = Lượng nước tiểu + 600ml – 800ml (lượng nước mất qua hô hấp và qua da). Nước từ thức ăn (canh ,súp ,cháo, sữa, yaourt, trái cây …, ) chiếm khoảng phân nửa nhu cầu nước. Nên uống từng ngụm nước, rải đều trong ngày. Một chén canh, súp, 1ly sữa tương đương 200ml nước. Uống ít nước canh và nước rau quả vì có nhiều muối và kali. Đối với bệnh nhân thiểu, vô niệu, lượng dich đưa vào nên hạn chế khoảng 1-1,5l/24h. Đảm bảo cân nặng tăng lên giữa 2 lần chạy thận liên tiếp không quá 2,5kg. 4. Hạn chế kali Kali là một chất được tìm thấy trong nhiều loại thức ăn mà đặc biệt là từ hoa quả và rau củ. Kali đóng vai trò quan trọng trong việc duy trì nhịp tim bình thường và sự co cơ. Tuy nhiên khi suy thận, khả năng đào thải kali qua nước tiểu giảm, do vậy người bệnh cần phải hạn chế một số thức ăn nhất định mà có thể gây ra tình trạng tăng kali máu. Tăng kali máu có thể gây nên yếu cơ, rối loạn nhịp, thậm chí ngưng tim. Nhu cầu kali của người chạy thận không quá 2g/ ngày. Để hạn chế việc tăng kali máu cần: – Ăn nhiều loại thức ăn nhưng với số lượng vừa phải. – Lựa chọn thức ăn, rau củ có chứa ít kali như măng tây, búp cải xanh (sống hoặc được nấu sau khi đông lạnh), búp cải trắng, cà rốt, bắp cải, cần tây, dưa leo, rau diếp, nho, táo tây, lê … – Hạn chế những rau quả nhiều kali như: các loại quả khô, sầu riêng, mơ, cam, chuối, bơ, đậu tương, đậu xanh, khoai tây, cà chua, măng, bí ngô, rau khoai lang, rau muống … – Chế biến các loại rau, củ để giảm kali: cắt nhỏ, ngâm hoặc nấu với hai lần nước, hoặc luộc bỏ nước. – Mỗi ngày có thể dùng 100-150g rau củ và 100g trái cây tươi. – Không dùng các loại nước từ trái cây, rau củ. TÀI LIỆU THAM KHẢO 1. Bộ y tế (2007), Hướng dẫn các chế độ ăn bệnh viện. 2. Đào Thị Yến Phi (2011), “Dinh dưỡng trong bệnh lý thận”, Dinh dưỡng học, Đại học Y Phạm Ngọc Thạch, Tr. 358-361. 3. Nguyễn Văn Sang, Nguyễn Thị Lâm (2002), “Chế độ ăn trong suy thận mạn tính”, Dinh dưỡng lâm sàng, Viện Dinh dưỡng, Tr. 245-255.
Cập nhật thông tin chi tiết về Chuối Có Lợi Cho Bệnh Nhân Gút! trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!