Xu Hướng 10/2023 # Chuyển Dạ Và Dấu Hiệu Cần Biết – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 12 Xem Nhiều | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 10/2023 # Chuyển Dạ Và Dấu Hiệu Cần Biết – Hệ Thống Y Khoa Diamond # Top 12 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Chuyển Dạ Và Dấu Hiệu Cần Biết – Hệ Thống Y Khoa Diamond được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Chuyển dạ là một quá trình sinh lý làm cho thai và phần phụ của thai được đưa ra khỏi đường sinh dục của người mẹ. Mẹ bầu và người thân cần biết rõ các dấu hiệu chuyển dạ để đến cơ sở y tế kịp thời nhằm sinh đẻ an toàn, tránh tình trạng sinh đẻ tại nhà hoặc đẻ rơi dọc đường dễ có nguy cơ ảnh hưởng đến tính mạng của cả mẹ lẫn con Đồng thời cũng cần có những kiến thức khi sinh con, phối hợp với nhân viên y tế để sinh nở an toàn và cảm thông nếu có xảy ra tai biến y khoa ngoài mong đợi.

Tìm hiểu về chuyển dạ

Chuyển dạ là gì?

Chuyển dạ là một loạt hiện tượng diễn ra ở phụ nữ mang thai trong giai đoạn cuối của thai kỳ làm cho thai nhi và bánh nhau được đưa ra khỏi buồng tử cung qua đường âm đạo.

Chuyển dạ sinh đủ tháng khi tuổi thai từ 38 – 42 tuần (trung bình là 40 tuần, là ngày sinh dự kiến), khi đó thai nhi đã trưởng thành và có khả năng sống độc lập khỏe mạnh ngoài tử cung.

Sinh non khi tuổi thai từ 22 – 37 tuần, thai nhi có thể sống được.

Sinh già tháng khi tuổi thai ≥ 42 tuần.

Chẩn đoán sự chuyển dạ không chính xác có thể dẫn đến sự lo lắng cho chính mẹ bầu cùng người thân hoặc xử trí can thiệp không cần thiết làm ảnh hưởng đến sức khỏe, sự an toàn của mẹ và con.

Các giai đoạn của chuyển dạ

1. Tiền chuyển dạ

Tiền chuyển dạ là giai đoạn trước chuyển dạ thật sự, có thể kéo dài một vài tuần. Thai phụ có thể có các triệu chứng: Tiểu nhiều lần, tăng dịch tiết âm đạo, bụng sụt, tử cung có các cơn co thưa – nhẹ – không đau rõ, đau các khớp vùng chậu,…

2. Chuyển dạ thực sự

Chuyển dạ thật sự khi có 3 trong 5 tiêu chuẩn sau:

Đau bụng từng cơn tăng dần;

Ra dịch nhầy hồng âm đạo;

Có sự thay đổi ở ổ tử cung (cổ tử cung xóa và mở);

Đầu ối được thành lập;

Có sự tiến tiển của ngôi thai sau mỗi cơn co tử cung;

Khi có các cơn đau bụng gò cứng, ra dịch nhầy âm đạo, ra nước loãng âm đạo,… mẹ bầu nên nhập viện khám ngay vì đó là thời điểm cho thấy mẹ sắp sinh.

Các dấu hiệu của chuyển dạ

Bụng tụt xuống thấp

Khi đầu em bé xoay thấp xuống xương chậu là bé đã sẵn sàng để chào đời, thường được gọi là sa bụng. 

Đau co tử cung

Gần tới ngày sinh, mẹ bầu có thể cảm thấy cái gì đó như các cơn co không thoải mái và cường độ khác nhau. Không nhẹ nhàng như các cơn tử cung của chuyển dạ giả, chuyển dạ thật đau hơn nhiều. Chúng tạo nên cường độ mạnh đến mức bạn không thể đi lại hay nói chuyện khi đó.

Các cơn co chuyển dạ thường mạnh, lặp đi lặp lại và liên tục. Bạn có thể bấm giờ, khi các cơn co cách nhau từ 5 – 7 phút trong ít nhất 1 trong tiếng tức là bạn đang chuyển dạ. 

Vỡ ối

Túi chất lỏng bao quanh em bé có thể bể ra bất cứ lúc nào trong quá trình chuyển dạ. Chất dịch lỏng chảy mạnh hay từ từ là một dấu hiệu chính cho thấy màng ối đã bị vỡ và quá trình chuyển dạ bắt đầu.

Dấu hiệu nên nhập viện sớm

Cơn co thắt ở mỗi người mẹ là khác nhau, vì vậy, sẽ rất khó để nhận biết chính xác dấu hiệu bạn nên nhập viện. Tuy nhiên, bác sĩ Diamond khuyên rằng những trường hợp sau, người mẹ nên tới bệnh viện càng sớm càng tốt.

Người mẹ sinh bé lần đầu, những cơn co thắt xảy ra 5 phút một lần, mỗi lần kéo dài khoảng 30 giây. Nhìn chung, những thai phụ sinh con đầu lòng bao giờ cũng có thời gian chuyển dạ dài hơn so với bà mẹ sinh con lần 2.

Cường độ của những cơn co thắt mỗi lúc mỗi mạnh hơn, đến mức người mẹ không chịu đựng nổi.

Người mẹ mang thai dưới 37 tuần và xuất hiện những cơn co thắt dồn dập.

Người mẹ không còn nhận thấy cảm giác thai nhi cử động sau những cơn co thắt.

HỆ THỐNG Y KHOA DIAMOND

Tổng đài & Đặt hẹn: (028) 3930 7575

Chi nhánh: Đa Khoa Diamond

Địa chỉ: Số 181 Võ Thị Sáu, P7, Q3, HCM

Địa chỉ: Số 9 Trần Quốc Thảo, P6, Q3, HCM

Ngôi Thai Ngược Có Dấu Hiệu Chuyển Dạ Không?

Ngôi thai ngược có dấu hiệu chuyển dạ không, liệu có nguy hiểm nào cho bé hay có biến chứng nguy hiểm nào không nếu quyết định sinh thường ở những thai phụ được dự đoán ngôi thai ngược.

Nguyên nhân dẫn tới ngôi thai ngược

Có nhiều nguyên nhân khác nhau dẫn tới ngôi thai ngược, nhưng các chuyên gia chỉ ra 5 yếu tố cơ bản sau:

Trẻ sinh non: Nếu thai phụ có dấu chuyện chuyển dạ sinh sớm hơn bình thường, thai nhi không có đủ thời gian để quay đầu về đúng vị trí. Đây là lý do nhiều mẹ bầu sinh non xuất phát từ yếu tố ngôi ngược.

Nước ối quá nhiều hoặc quá ít: Nước ối vừa đủ sẽ là điều kiện thuận lợi cho bé chuyển động dễ dàng, xoay mình về đúng vị trí. Việc thừa hoặc thiếu nước ối sẽ gây ra những khó khăn nhất định cho việc quay đầu của bé.

Mang thai song thai/đa thai: mang thai nhiều hơn một thai nhi, môi trường tử cung chật hẹp cũng khiến các bé khó quay đầu.

Có vấn đề với nhau thai: trường hợp nhau thai chặn ở cổ tử cung sẽ làm mất khả năng bé nằm ở vị trí thuận, có thể phát hiện nếu siêu âm sớm.

Không rõ nguyên nhân: cũng có những trường hợp không biết nguyên nhân do đâu, tại sao lại có ngôi thai ngược, do cách nằm yêu thích của bé chăng.

Dấu hiệu chuyển dạ của ngôi thai ngược

Bắt đầu đến thời kỳ mang thai tam cá nguyệt thứ ba, mẹ sẽ biết được chính xác thai nhi trong bụng có ngôi thai thuận hay ngược. Mẹ có thể cảm nhận được ngôi thai ngược qua các dấu hiệu chuyển dạ sau đây mà không cần đến siêu âm:

Dùng tay sờ vùng bụng trên bạn sẽ dễ dàng nhận ra đầu em bé – một khối tròn, cứng và di động qua lại được. Sờ đến phần mông sẽ thấy mềm mềm, không rõ khối và cũng không di động được.

Cảm giác cứng cứng ngay dưới sườn, cảm giác thật khó chịu

Nếu bị vỡ màng ối và thấy có phân su trào ra cũng là dấu hiệu cảnh báo.

Bất thường biểu đồ đo cơn gò – tim thai

Ngôi thai ngược có sao không? Có nguy hiểm gì không?

Mặc dù, ngôi thai ngược không nguy hiểm đến tính mạng nhưng cũng tiềm ẩn những nguy cơ nhất định cho cả mẹ bầu và thai nhi.

Sa dây rốn là biến chứng thường gặp trong trường hợp ngôi thai ngược. Vào lúc này, không khí và nhiệt độ bên ngoài cung cấp oxy cho bé bị dây rốn ngăn cản, phải mổ gấp để cứu bé ngay lập tức.

Ngôi thai ngược nếu sinh thường có thể khiến đầu bé bị kẹt lại, bé vẫn có khả năng bị thiếu oxy nếu thời gian sinh kéo dài. Trường hợp xấu nhất mẹ cũng phải mổ nhanh để cứu bé.

Dấu hiệu ngôi thai ngược cũng ảnh hưởng ít nhiều tới thai nhi trong bụng mẹ, cụ thể:

Trẻ có thể bị bầm tím, dập mông do va chạm với vùng xương chậu của mẹ. Bộ phận sinh dục của một số bé có thể bị phù, ứ nước trong tinh hoàn ở các bé trai.

Các bé có ngôi mông thiếu có thể sẽ giữ tư thế duỗi chân liên tục vài ngày sau đó, ngôi mông thì ngược lại.

Nếu sinh non hoặc quá trình vượt cạn diễn ra quá nhanh, đầu bé có thể bị tổn thương.

Ngôi thai ngược có đẻ thường được không?

Ngôi thai ngược vẫn có khả năng đẻ thường được nhưng trong những trường hợp không tăng cân quá nhiều và sinh con rạ. Thai phụ cũng có thể chọn sinh theo phương pháp ngả âm đạo, có sự can thiệp từng phần để giảm sang chấn cho thai nhi.

10 Dấu Hiệu Chuyển Dạ Báo Hiệu Bà Bầu Sắp Sinh

10 dấu hiệu chuyển dạ báo hiệu bà bầu sắp sinh

Vào giai đoạn cuối của thai kỳ, dấu hiệu sắp sinh con tạo nên cảm xúc của các bà mẹ tương lai thường đan xen lẫn lộn. Dấu hiệu chuyển dạ làm bà bầu khi vui khi hồi hộp và thỉnh thoảng lại sợ hãi lo âu. Mặc dù bác sĩ đã cho biết ngày dự sinh nhưng các mẹ vẫn không thể không lo lắng vì việc sinh nở thường khó theo kế hoạch và bé có thể chào đời bất cứ lúc nào.

Những điều mẹ cần biết khi quyết định sinh mổ

Mẹ bầu nên lựa chọn sinh thường hay sinh mổ?

Vào những tuần cuối thai kỳ, mẹ bầu quay cuồng với những câu hỏi như: Các dấu hiệu sắp sinh sẽ diễn ra khi nào? Dấu hiệu chuyển dạ làm sao? Diễn ra trong bao lâu? Và cuối cùng là làm thế nào để biết được đã đến lúc bé chào đời?

1. Bụng bầu tụt xuống, sa bụng

Một vài tuần trước khi bé chào đời, bé sẽ dịch chuyển xuống phía dưới trong khung xương chậu của bạn, riêng với những thai phụ sinh con lần thứ 2 trở lên thì dấu hiệu này thường khá mơ hồ và chỉ cảm nhận được khi cuộc vượt cạn thực sự bắt đầu. Lúc này, thai nhi đã ở trong tư thế sẵn sàng “gặp mẹ”: đầu bé quay xuống phía dưới và ở vị trí thấp.

Do đó, đầu của bé sẽ chèn ép bàng quang của bạn nên sẽ làm cho bạn đi tiểu thường xuyên hơn giống như trong 3 tháng đầu thai kỳ. Vào thời điểm này, cảm giác ở khung xương chậu sẽ nặng nề hơn nên bạn sẽ thấy mình đi lại khó khăn hơn, lạch bạch hơn. Tuy nhiên, tin vui cho các mẹ bầu là khi này, bạn sẽ thấy dễ thở hơn vì bé đã không còn lấn chiếm không gian phổi của bạn nữa làm cho áp lực của thai lên lồng ngực giảm.

2. Cổ tử cung bắt đầu mở

Cổ tử cung cũng sẽ “rộn ràng” chuẩn bị cho cuộc vượt cạn sắp đến. Nó sẽ mở rộng và trở nên mỏng hơn trong vài ngày hay vài tuần trước đó. Và vào đợt kiểm tra định kỳ, bác sĩ sẽ khám để kiểm tra độ mở cổ tử cung. Vì mỗi người mỗi khác nên tốc độ mở ở mỗi thai phụ cũng sẽ nhanh chậm khác nhau.

3. Bị chuột rút và đau lưng nhiều hơn

Khi sắp sinh, bạn sẽ cảm thấy mình bị chuột rút, đau hai bên háng và phần lưng nhiều hơn, đặc biệt nếu đây là lần đầu bạn sinh con. Lúc này, các cơ khớp ở vùng xương chậu và tử cung bị kéo căng ra để chuẩn bị cho bé ra đời.

4. Cảm thấy các khớp được dãn ra

5. Tiêu chảy

Hiện tượng này là do các cơ trong tử cung của bạn đang dãn ra, chuẩn bị cho việc sinh nở và vô tình, nó làm cho toàn bộ cơ trong cơ thể bạn cũng được “nghỉ ngơi”, trong đó có cả vùng trực tràng. Chính điều này đã làm cho bạn đi tiêu lỏng hơn, hơi khó chịu một chút nhưng điều này là hoàn toàn bình thường và đây là một dấu hiệu sắp sinh tốt giúp bạn chuẩn bị tâm lý cho cuộc vượt cạn sắp bắt đầu. Lúc này bạn nên uống nhiều nước, tránh ăn những thức ăn khó tiêu và không nên ăn quá no.

6. Bạn ngừng tăng hay giảm cân

Vào cuối thai kỳ, cân nặng của bạn có xu hướng chậm lại và có khi bạn sẽ bị sụt một vài cân. Điều này là bình thường và không ảnh hưởng gì đến cân nặng của bé. Việc sụt cân là do lượng nước ối của bạn giảm xuống và lúc này cơ thể bạn thường mệt mỏi hơn, bạn sẽ cảm thấy muốn nghỉ ngơi nhiều hơn là ăn uống.

7. Cảm thấy uể oải và chỉ muốn nằm nghỉ

Có khi bạn cảm thấy không thể nhấc mình lên nổi và đôi khi bạn lại thấy mình tràn đầy năng lượng, bắt đầu đi lại dọn dẹp, lau chùi, sắp xếp lại mọi thứ như thể đang chuẩn bị “tổ” đón bé chào đời. Điều này là rất tốt miễn là bạn đừng làm quá sức.

8. Dịch nhầy âm đạo thay đổi màu sắc và độ kết dính

9. Các cơn co thắt ngày càng mạnh và liên tục

Cơn co thắt thật sẽ mạnh, đau và khó chịu hơn

Các cơn co thắt vẫn không giảm hay biến mất khi bạn thay đổi tư thế

Cơn đau sẽ bắt đầu từ phần lưng dưới và di chuyển dần tới phần bụng dưới rồi cuối cùng có thể là đến 2 chân của bạn

Tiến trình co thắt: Tần suất co thắt ngày càng liên tục, đau đớn hơn và đều đặn hơn, chúng cách nhau khoảng 5-7 phút.

10. Vỡ nước ối

Chắc hẳn có nhiều người nhầm tưởng rằng một khi vỡ ối là bé sẽ chào đời liền ngay sau đó. Bạn sẽ dễ dàng thấy những cảnh đó trong một bộ film nào đó. Nhưng đó chỉ là viễn cảnh trên phim thôi! Thực tế, chỉ có một số ít những thai phụ sinh con ngay sau khi vỡ ối, còn phần đông những phụ nữ khác thường mất tới vài giờ mới thực sự lâm bồn.

Cho đến lúc này nếu bạn vẫn cảm thấy lo lắng vì không biết khi nào là “lên đường” để gặp mặt con thì bạn cũng đừng quá căng thẳng. Bác sĩ và những người hộ lý sẽ giúp bạn nhận ra những dấu hiệu quan trọng trong những lần khám vào cuối thai kỳ.

Khi nào bạn nên gọi cho bác sĩ?

Đối với giai đoạn “về đích” của thai kỳ, bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn những gì cần làm khi các cơn co thắt diễn ra một cách thường xuyên. Chẳng hạn khi các cơn co thắt cứ 5 phút diễn ra một lần và kéo dài trong ít nhất 1 tiếng thì phải gọi ngay cho bác sĩ. Khoảng cách tất cả các cơn co thắt sẽ không diễn ra giống hệt nhau nhưng khi mật độ nó diễn ra một cách khá dày đặc thì đây là lúc bạn cần báo cho bác sĩ.

Khi bạn nghĩ là có thể mình sắp sinh nhưng chưa chắc chắn, bạn nên gọi cho bác sĩ và họ sẽ chỉ cho bạn những gì sắp diễn ra. Không nên ngại ngùng hay lo lắng khi gọi ngoài giờ làm việc vì bác sĩ của bạn đã chuẩn bị tâm lý sẵn và cũng đã quá quen với những chuyện này rồi.

Bạn sẽ cần gọi ngay cho bác sĩ nếu:

Bạn bị ra máu hay dịch âm đạo có lẫn máu tươi, không phải màu nâu hay hồng nhạt

Bạn bị vỡ ối, nhất là khi dịch chảy ra có màu xanh lá hay nâu vì đây có thể là “phân su” của bé, đây là phân thải đầu tiên trong đời bé và bé sẽ gặp nguy hiểm khi bé hít hay nuốt phải nó trong khi sinh.

Bạn cảm thấy hoa mắt, đau đầu hoặc đột nhiên cơ thể bị sưng phù hay chứng sưng phù trở nên nghiêm trọng vì đây là triệu chứng của tiền sản giật hay tăng huyết áp thai kỳ.

Theo MarryBaby

TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi; Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ; Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ; Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.

Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.

Số GPQC: 1831/2023/XNQC-ATTP

Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh

Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Giả Và Mẹo Giảm Bớt Cơn Đau Hiệu Quả Cho Mẹ

Vào giai đoạn cuối thai kỳ, đa số các mẹ bầu đều phải đối mặt với những cơn đau chuyển dạ giả. Đây là hiện tượng các cơn gò sinh lý giả xuất hiện. Đây như một tín hiệu của tử cung rằng đã sẵn sàng cho lần chuyển dạ thực sự. Có thể với nhiều mẹ bầu, đặc biệt là những mẹ mang thai lần đầu, sẽ cảm thấy những cơn gò sinh lý rất đáng sợ. Nhiều khi không phải do đau mà chủ yếu là do yếu tố tâm lý tác động. Do đó, quan trọng nhất là mẹ bầu cần hiểu rõ được dấu hiệu chuyển dạ giả. Bớt hoang mang và lo lắng, tập trung tinh thần cho lần chuyển dạ thực sự.

Dấu hiệu chuyển dạ giả?

Những cơn gò tiêu biểu của chuyển dạ giả thường xuất hiện cố định ở phần bụng dưới và gần như không di chuyển. Cảm giác đau đớn mức độ vừa phải, mẹ bầu có thể hết đau ngay khi thay đổi tư thế. Chuyển dạ giả có thể diễn ra khi thai nhi chuyển động trong bụng hay bụng của mẹ bị va chạm nhẹ. Thậm chí dấu hiệu chuyển dạ giả có thể được kích hoạt khi bàng quang mẹ đầy. Sau khi mẹ bầu quan hệ tình dục.

Một vài dấu hiệu chuyển dạ giả mẹ bầu có thể gặp phải

Sa bụng là dấu hiệu điển hình với trường hợp mang thai lần đầu. Mẹ sẽ cảm giác như thai nhi đang di chuyển xuống dưới, bụng trễ xuống. Điều này làm cho mẹ đi tiểu nhiều hơn bình thường. Đừng lo vì hiện tượng này là để chuẩn bị cho thai nhi một vị trí tốt nhất. Phải vài tuần nữa thì mới sẵn sàng ra ngoài.

Âm đạo tiết dịch và ra máu: Triệu chứng này diễn ra do cổ tử cung bắt đầu giãn ra. Đây được cho là dấu hiệu điển hình của chuyển dạ giả.

Thai nhi cử động ít hơn bình thường. Nếu đến 3 tuần cuối thai kỳ, thai nhi bỗng cử động ít hơn bình thường. Đó vẫn là dấu hiệu của chuyển dạ giả, thai nhi đang nghỉ ngơi, chuẩn bị tinh thần để ra đời. Tuy nhiên, mẹ bầu cũng đừng bỏ qua trường hợp thai nhi đang gặp vấn đề nào đó.

Tại sao lại xuất hiện chuyển dạ giả tiền sinh

Vì sao cơ thể mẹ bầu lại xuất hiện dấu hiệu chuyển dạ giả? Chuyển dạ giả có tác dụng gì không? Đây là câu hỏi mà rất nhiều mẹ thắc mắc và khó hiểu. Cho đến nay, vẫn chưa có nghiên cứu cụ thể nào chỉ ra được nguyên nhân tại sao xuất hiện chuyển dạ giả. Liệu chuyển dạ giả có tác dụng gì hay không? Thậm chí có ý kiến cho rằng chuyển dạ giả nhằm mục đích cho cổ tử cung làm quen dần với lần chuyển dạ thật. Tuy nhiên, những cơn gò sinh lý giả này không ảnh hưởng tới tư cung. Nên ý kiến trên cũng không chính xác lắm.

Chuyển dạ giả là hiện tượng mà hầu hết mẹ bầu nào cũng phải trải qua. Dù không chắc vì sao nó lại diễn ra, nhưng các mẹ cũng đành phải chấp nhận sự thật. Vì vậy, điều tốt nhất có thể làm đó là đối mặt và nắm vững những kiến thức giúp giảm bớt cơn đau chuyển dạ giả.

Nếu có điều kiện, hãy gọi ngay cho bác sĩ điều trị để nhận tư vấn. Vì lúc đó, bản thân người mẹ sẽ cảm thấy hoang mang và lo lắng. Khi được bác sĩ tự vấn, dặn dò mẹ bầu sẽ cảm thấy yên tâm hơn phần nào. Từ đó cũng giảm bớt cơn đau.

Một cách cực kỳ hiệu quả để giảm cơn đau chuyển dạ giả đó là thay đổi tư thế. Có thể đi bộ, thay đổi vị trí nằm hoặc ngồi cũng sẽ giúp cơn đau thuyên giảm đi đáng kể.

Sau những thông tin hữu ích trên, chắc hẳn Mamamy cũng phần nào giúp cho mẹ bầu nắm được những kiến thức cơ bản về chuyển dạ giả, cũng như những dấu hiệu chuyển dạ giả rồi. Chúc mẹ bình tĩnh, tự tin vượt cạn thành công.

Dấu hiệu có thai mà các chị em cần biết Dấu hiệu có bầu chính xác mẹ dễ nhận thấy Kiến thức 40 tuần thai kỳ cực hữu ích cho mẹ

Dấu Hiệu Nhận Biết Quan Hệ Từ Và Cặp Quan Hệ Từ

Quan hệ từ

Quan hệ từ là từ nối các từ ngữ hoặc các câu, nhằm thể hiện mối quan hệ giữa những từ ngữ hoặc những câu với nhau. Quan hệ từ được dùng để nối giữa từ với từ, vế với vế, câu với câu, giữa đoạn văn với đoạn văn.

Một số quan hệ từ thường xuyên xuất hiện như: và, với, hay, hoặc, nhưng, mà, thì, của, ở, tại, bằng, như, để, về…

Có trường hợp bắt buộc sử dụng quan hệ từ nhưng có những trường hợp không bắt buộc. Có một số quan hệ từ được dùng theo cặp như: “nếu … thì…”; “tuy … nhưng…’; “vì … nên…”

Cặp quan hệ từ

Có nhiều cặp quan hệ từ khác nhau, học sinh dựa trên ý nghĩa biểu thị của từng cặp để sử dụng vào từng trường hợp sao cho phù hợp.

Biểu thị quan hệ: Giả thiết – Kết quả; Điều kiện – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Giả thiết – Kết quả, Điều kiện – Kết quả bao gồm:

VD: Nếu năm nay tôi được học sinh giỏi thì bố mẹ sẽ thưởng cho tôi một chuyến du lịch.

Biểu thị quan hệ: Nguyên nhân – Kết quả

Các cặp quan hệ từ thể hiện Nguyên nhân – Kết quả bao gồm:

VD: Vì cuối tháng này tôi thi học kỳ nên tôi phải học hành thật chăm chỉ.

Biểu thị quan hệ Tăng lên

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tăng lên bao gồm:

Không những … mà còn…

Không chỉ … mà còn…

Càng … càng…

VD: Lan không những học giỏi mà còn múa rất đẹp.

Biểu thị quan hệ Tương phản, đối lập

Các cặp quan hệ từ thể hiện Tương phản, đối lập bao gồm:

VD: Tuy ai cũng thắc mắc nhưng chúng tôi chẳng ai dám hỏi.

Các dạng bài tập học sinh thường gặp khi học quan hệ từ Dạng 1: Xác định quan hệ từ trong câu/bài

Theo cô Thu Hoa, đối với dạng bài này học sinh cần biết được ý nghĩa trong câu/bài nói về cái gì để xác định quan hệ từ và cặp quan hệ từ cho đúng.

VD: Thầy dạy võ rất ngạc nhiên vì thấy Nam có thể thông thạo rất nhanh các môn võ thầy truyền dạy. Trong câu trên, “vì” là quan hệ từ thể hiện mối quan hệ mối quan hệ nguyên nhân – kết quả (nguyên nhân khiến thấy giáo ngạc nhiên là vì thấy Nam thông thạo các môn võ).

Dạng 2: Điền quan hệ từ/cặp quan hệ từ thích hợp

Với dạng bài này, học sinh xem xét nội dung và ý nghĩa mà câu văn nói đến để lựa chọn quan hệ từ hoặc cặp quan hệ từ phù hợp.

VD: Bông hoa hồng và hoa cúc đều đã héo rũ.

Ở câu trên, ta sử dụng quan hệ từ “và” để thể hiện mối quan hệ ngang bằng giữa “hoa hồng” và “hoa cúc”.

Dạng 3: Đặt câu với quan hệ từ/cặp quan hệ từ cho trước

Phần này chúng ta cần nhận biết được quan hệ từ hay cặp quan hệ từ biểu thị ý nghĩa gì trong câu phù hợp với câu văn/đoạn văn được đưa ra.

VD: Giá mà mùa hè đã đến thì chúng tôi nhất định sẽ đi biển.

Hiểu và nắm chắc các quan hệ từ, cặp quan hệ từ không chỉ giúp học sinh hiểu được ý nghĩa biểu thị của từng đoạn văn bản trong các bài tập đọc mà còn là bí kíp để viết lên những câu văn hay, đoạn văn mượt mà, xuyên suốt nội dung của toàn bài tập làm văn. Các ý tứ được chuyển biến linh hoạt gây ấn tượng với người đọc, người chấm.

Đặc biệt với học sinh yêu việc viết văn, mong muốn có được những bài tập làm văn hay, giàu cảm xúc thì càng phải luyện tập đến nhuần nhuyễn cách sử dụng các cặp từ quan hệ này.

Để bồi dưỡng cảm xúc văn học, giúp con vận dụng linh hoạt, thuần thục từ ngữ khi viết bài tập làm văn, phụ huynh nên đăng ký cho con tham gia khóa học Học tốt 2023-2023 dành cho học sinh từ lớp 2 đến lớp 5.

Phụ huynh đăng ký cho con HỌC THỬ MIỄN PHÍ và NHẬN BÀI GIẢNG MIỄN PHÍ tại https://hocmai.link/but-pha-diem-cao-tieng-viet-lop-5

Hệ thống đề kiểm tra và bài tập tự luyện có ĐÁP ÁN và HƯỚNG DẪN GIẢI.

Đội ngũ giáo viên giỏi chuyên môn và giàu kinh nghiệm giảng dạy.

Giúp học sinh tăng cơ hội giành điểm 9 – 10 trong các bài thi, bài kiểm tra.

Thông tin chi tiết về khóa học, phụ huynh và học sinh hãy gọi ngay hotline 0936 5858 12 để được tư vấn miễn phí.

Dấu Hiệu Chuyển Dạ Sớm, Chính Xác Mẹ Bầu Cần Lưu Ý Khi Sắp Đến Ngày Sinh

Dấu hiệu chuyển dạ được coi như tín hiệu chính xác nhất giúp các mẹ bầu biết được mình sắp lâm bồn trước hoặc sau thời gian dự kiến sinh. Thai ở tuần thứ 38 thường có những dấu hiệu gì?

Khi nào mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ?

Dấu hiệu chuyển dạ thường xuất hiện ở giai đoạn cuối và là dấu hiệu kết thúc thúc thời kỳ thai nghén. Ở giai đoạn sắp sinh này, cơ thể mẹ sẽ có những biến đổi dấu hiệu khác thường và những dấu hiệu này không quá nguy hiểm, ảnh hưởng gì đến sức khỏe mẹ và bé. Đây là những triệu chứng báo hiệu việc sắp sinh em bé.

Nhiều mẹ bầu có dấu hiệu chuyển dạ sớm, thường là những mẹ lần đầu mang thai. Vì thế các mẹ phải để ý, cẩn trọng với những hiện tượng này và tuyệt đối không được dùng thuốc, hay bất cứ vật dụng gì làm hạn chế, xóa bỏ cảm giác đau, mệt mỏi, đi ngoài.

Khi có dấu hiệu chuyển dạ, mẹ bầu nên nhập viện khẩn cấp để được bác sĩ khám, đưa ra kết luận sẽ đẻ mổ hay đẻ thường. Không nhập viện thì mẹ bầu có khả năng cao sẽ đẻ rơi, đẻ bất ngờ không kịp đến bệnh viện. Những trường hợp đẻ rơi, bất ngờ rất nguy hiểm và để lại biến chứng về sau cho mẹ và bé vì không có bác sĩ đỡ đẻ. Việc đó cực kỳ nguy hiểm tới sức khỏe, tính mạng của mẹ và cả bé.

Với phụ nữ, mỗi lần sinh đẻ là một lần bước qua cửa tử, vì vậy khi có các dấu hiệu chuyển dạ tuần 38 hoặc trước sau đó thì cần lưu tâm và đến đến bệnh viện gần nhất để được hỗ trợ, đỡ đẻ một cách an toàn, dễ dàng.

Chuyển dạ bao lâu thì sinh?

Đây là câu hỏi mà nhiều mẹ bầu thắc mắc. 3 tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu sẽ có cảm giác đau nhẹ do những cơn co thắt, dấu hiệu chuyển dạ giả hình thành. Các cơn đau này diễn ra với tần suất thưa thớt, con đau nhẹ. Nhưng với những cơn chuyển dạ thật thì thường xảy ra trước ngày dự sinh khoảng 2 tuần. Dấu hiệu chuyển dạ thật là những cơn đau thắt tử cung quằn quại, dữ dội, thậm chí là vỡ ối và kèm theo nhiều dấu hiệu khác.

Tùy cơ địa mỗi người nên thời gian chuyển dạ sinh khác nhau. Có người chuyển dạ sinh con ngay lập tức, có người lại chờ từ 5 – 14 tiếng mới có thể sinh. Sinh con so sẽ có thời gian chuyển dạ lâu hơn con thứ. Quá trình chuyển dạ sinh con được chia làm 3 giai đoạn cụ thể như sau.

Giai đoạn đầu: Xóa, mở cổ tử cung

Ở giai đoạn này, các cơn co thắt tử cung bắt đầu tăng mạnh về cường độ, đồng thời cổ tử cung cũng bắt đầu giãn ra. Thời gian hoạt động của việc chuyển dạ, mỗi cơn co thắt sẽ mất khoảng 45 giây, các cơn co thắt cách nhau 1 – 2 phút. Đây là giai đoạn kéo dài nhất, vất vả nhất mà các mẹ đều phải trải qua trong quá trình chuyển dạ sinh con.

Giai đoạn đầu này thường kéo dài đồng nghĩa với việc chị em phải chống chọi với các cơn đau ở vùng bụng, đau lưng dưới, đau tức ở tầng sinh môn, chân tay mẹ bầu có triệu chứng đau, run rẩy, thậm chí là buồn nôn, nóng hoặc rét bất thường.

Khi cổ tử cung được mở hoàn toàn, giai đoạn sổ thai nhi sẽ bắt đầu đẩy bé ra bên ngoài qua âm đạo với những cơn co thắt. Thời gian rặn đẻ của mẹ thường là 1 tiếng đồng hồ với con so, và nhanh hơn với con rạ. Trong giai đoạn này, các cơn co thắt vẫn xuất hiện đều, mạnh nhưng không đau dữ dội như giai đoạn 1.

Đây là giai đoạn sau khi em bé đã ra đời, nhưng lúc này cổ tử cung vẫn làm nhiệm vụ co bóp, nhau thai bong ra thành tử cung và được đẩy đi ra bằng đường âm đạo. Trong giai đoạn này, các mẹ sẽ không thấy đau thắt như trước, cơn đau nhẹ nhàng như bị “đèn đỏ” mỗi tháng. Giai đoạn này, các mẹ nên cố rặn để đẩy hết, sạch nhau thai ra ngoài để hoàn tất quá trình chuyển dạ, vượt cạn an toàn.

Dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh

Khi mẹ bầu vỡ ối, buộc phải nhập viện khẩn cấp. Việc vỡ ối sẽ cực kỳ nguy hiểm nếu bạn không tới bệnh viện. Màng ối có tác dụng giúp thai nhi bao bọc, bảo vệ thai, giúp lúc bé chào đời qua âm đạo của mẹ dễ dàng hơn vì có chất bôi trơn của nước ối. Từ tuần 38 trở đi, các mẹ bầu sẽ dễ gặp dấu hiệu chuyển dạ thực sự này.

Việc vỡ nước ối nhưng mẹ không nhập viện ngay sẽ khiến thai nhi gặp khó khăn khi chào đời. Vì thế khi có dấu hiệu rò rỉ nước ối, vỡ ối mẹ nên di chuyển tới viện ngay để được bác sĩ can thiệp, đưa ra cách đỡ đẻ tốt, an toàn nhất cho cả mẹ và bé.

Xuất hiện các cơn thắt cổ tử cung nhiều, mạnh hơn

Ở tuần 37 trở đi, mẹ bầu dễ gặp hiện tượng bị đau mạnh, quặn thắt lại. Đây là dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh thật. Nó là các cơn co thắt cổ tử cung, các chị em sẽ thấy đau dữ dội, khó chịu. Các cơn đau này sẽ bắt đầu từ lưng dưới xuống bụng dưới và dồn đến 2 chân.

Là dấu hiệu sắp sinh nên tần suất cơn co thắt sẽ xuất hiện nhiều, liên tục, các cơn đau cách nhau chỉ 5 phút. Việc cổ tử cung co thắt mạnh, tạo nên những cơn đau gây cảm giác khó chịu cho mẹ là dấu hiệu bé sắp chào đời. Mẹ không quá lo lắng về vấn đề này, nhưng khi có hiện tượng đau, co thắt thì nên tới viện ngay lập tức.

Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy, ra máu hồng

Nếu mẹ bầu để ý, gần kề ngày sinh lượng dịch nhầy ở âm đạo sẽ được tiết ra nhiều, đặc hơn thông thường. Hiện tượng này là do nút nhầy bịt kín cổ tử cung có tác dụng ngăn viêm nhiễm, nó sẽ bong ra trong cổ tử cung.

Nút nhầy này có dấu hiệu nhận dạng là một miếng lớn hay nhỏ có màu vàng nhạt, sền sệt, màu gần giống lòng trắng trứng gà. Nếu nút nhầy bong ra sẽ lẫn một chút máu. Nhiều người gọi đây là máu hồng hay gọi là máu báo sắp sinh. Khi các dịch nhầy, máu báo sinh này xuất hiện nó báo hiệu cho mẹ biết đây là dấu hiệu chuyển dạ sinh mẹ cần lưu ý.

Dấu hiệu chuyển dạ ra dịch nhầy, ra máu hồng mới là dấu hiệu báo mẹ sắp sinh em bé chứ chưa sinh ngay. Vì phải chờ cổ tử cung mở thì mới chính xác được. Nhưng có hiện “máu báo sinh” các mẹ nên đến viện để bác sĩ theo dõi, kịp thời đỡ đẻ.

Bị chuột rút, đau lưng nhiều

Từ tuần 37 hoặc 38 mẹ bầu sẽ thường xuyên gặp phải tình trạng bị chuột rút, đau lưng nhiều liên tục, di chuyển khó khăn đặc biệt là những mẹ sinh con lần đầu. Khi ở giai đoạn cuối thai kỳ, các cơ khớp ở xương chậu và tử cung được kéo dãn ra để chuẩn bị tốt nhất cho việc bé chào đời nên mẹ luôn có triệu chứng đau lưng, mệt mỏi, chuột rút.

Trường hợp bị chuột rút, đau lưng nhiều, không thể chịu được mẹ nên đến viện ngay để bác sĩ khám, theo dõi để đảm bảo an toàn, sức khỏe tốt nhất cho mẹ.

Với những mẹ lần đầu mang thai, dấu hiệu chuyển dạ này thường biểu hiện rất rõ. Trước 1, 2 tuần bé chào đời, thai sẽ dịch chuyển xuống phía bụng dưới của mẹ để dễ cho việc sinh đẻ. Nhưng với những người sinh con thứ thì dấu hiệu này không rõ, chỉ thấy rõ khi bắt đầu chuyển dạ thật.

Bụng bầu tụt xuống là dấu hiệu chuyển dạ trước 1 tuần, vì thế mẹ nên chuẩn bị đến viện khám, chờ đẻ và bắt đầu vượt cạn.

Một trong những dấu hiệu chuyển dạ thực sự, cần phải đến viện gấp mẹ bầu nên lưu ý là việc cổ tử cung mở. Cổ tử cung mở tức bé đã sẵn sàng chào đời. Tốc độ mở của từng mẹ bầu khác nhau, có người nhanh người chậm. Nhưng để an toàn, chính xác nhất mẹ nên tới viện kiểm tra và chuẩn bị tâm lý lâm bồn.

Tín hiệu này rất chuẩn, chính xác về việc mẹ sắp sinh em bé. Vì thế, thấy cổ tử cung mở, dù chưa có những cơn co thắt đau bụng quằn quại, ra dịch hồng… thì mẹ cũng nên đến viện nằm theo dõi.

Cận kề ngày sinh, mẹ bầu luôn có những triệu chứng như mệt mỏi, uể oải, chán ăn, muốn nằm một chỗ, lười vận động… Những triệu chứng này là do tâm lý lo lắng, hoang mang trước khi sinh. Bụng càng to, mẹ đi lại càng khó khăn, kèm theo những cơn đau co thắt, đau lưng, lúc nào cũng thấy mệt là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý.

Nếu tình trạng này diễn ra nhiều lần, liên tục qua các ngày thì mẹ nên tới các bệnh viện, cơ sở y tế để kiểm tra, theo dõi. Dấu hiệu chuyển dạ này thường các mẹ không để ý vì nó giống biểu hiện của người bình thường, nhưng đây cũng là một trong những dấu hiệu chuyển dạ sắp sinh của mẹ bầu.

Không tăng cân hoặc sụt cân

Từ khi có bầu, mẹ bầu sẽ tăng cân đáng kể theo tháng. Nhưng ở cuối tuần thứ 38, 39 mẹ bầu sẽ không tăng cân, thậm chí còn bị sụt cân. Nguyên nhân là do lượng nước ối trong bụng mẹ đang giảm dần xuống để chuẩn bị cho quá trình em bé chào đời. Vì vậy mẹ không cần lo ngại gì về vấn đề này.

Trường hợp sụt cân từ 2kg trở đi, trong thời gian ngắn mẹ nên đến việc kiểm tra ngay. Nhưng nếu mẹ vẫn giữ nguyên cân nặng, giảm cân không đáng kể thì không có gì đáng lo ngại. Nhưng tốt nhất, ở những tuần cuối thai kỳ mẹ bầu nên tích cực đi khám thai để rõ nhất về thời gian sinh.

Ở những tháng cuối thai kỳ, mẹ bầu có dấu hiệu bị tiêu chảy mà không rõ nguyên nhân dù đã có chế độ ăn uống khoa học, đảm bảo thì mẹ đừng quá lo lắng. Đây là dấu hiệu báo hiệu mẹ chuyển dạ sắp sinh.

Nguyên nhân mẹ bị tiêu chảy cuối thai kỳ là do đường ruột của mẹ tự vệ sinh để chuẩn bị cho quá trình chuyển dạ sắp tới.

Có dấu hiệu này và bị nhiều tiêu chảy trong nhiều ngày mẹ bầu nên tới bệnh viện để bác sĩ thăm khám, không tự ý dùng thuốc chữa tiêu chảy vì đây là tín hiệu báo bé yêu sắp chào đời.

Gần cuối tháng sinh, mẹ sẽ có tình trạng đi tiểu nhiều hơn thông thường. Do thai nhi tụt xuống phần xương chậu phía dưới tạo áp lực lên bàng quang, vì thế mẹ hay buồn tiểu, đi nhiều lần trong ngày.

Đây cũng là dấu hiệu chuyển dạ mẹ cần lưu ý, mặc dù dấu hiệu này hơi khó nhận biết.

Về những tuần cuối của kỳ cuối thai kỳ, phần khung xương chậu của mẹ được mở rộng, giãn ra. Tạo điều kiện tốt nhất cho quá trình chuyển dạ bắt đầu và hoạt động một cách tốt nhất.

Khi thấy các cơ, khớp giãn ra mẹ đừng quá lo lắng. Vì đây chỉ là một trong những dấu hiệu của việc chuẩn bị chuyển dạ sinh con thôi.

Do thai quay đầu, lớn ở những tháng cuối, với sự thay đổi của nội tiết tố, các dây thần kinh làm cho các mạch máu được nuôi dưỡng ở tầng sinh môn, âm đạo giãn rộng ra. Hiện tượng vùng kín của mẹ sưng là dấu hiệu của chuyển dạ sau sinh, nó sẽ giúp thai nhi dễ dàng ra ngoài hơn.

Dấu hiệu này không có gì nguy hại nên mẹ không cần lo lắng quá.

Mẹ bầu lưu ý, thời gian dự kiến sinh chưa chắc là chính xác 100%. Có người sẽ sinh sớm hoặc sinh muộn hơn ngày sinh dự kiến, vì thế khi thấy có những dấu hiệu chuyển dạ thật hay quá ngày dự sinh chưa có dấu hiệu gì mẹ nên tới bệnh viện kiểm tra để được bác sĩ tư vấn, đưa ra phương pháp sinh đẻ phù hợp, an toàn nhất để chào đón bé yêu ra đời.

Theo Phấn Phấn (thoidaiplus.giadinh.net.vn)

Cập nhật thông tin chi tiết về Chuyển Dạ Và Dấu Hiệu Cần Biết – Hệ Thống Y Khoa Diamond trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!