Bạn đang xem bài viết Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Nếu bạn đang ấp ủ ý định này trong đầu thì hãy xét đến những ưu và nhược điểm của lối sống này trước khi đi đến quyết định : có nên sống thử trước hôn nhân ?
1. Có nhiều thời gian bên nhau hơn
Đôi khi, với lịch trình kín hết cả ngày, bạn khó có thể sắp xếp thời gian để ở bên người đàn ông đặc biệt của đời mình. Tuy nhiên, nếu quyết định sống thử, bạn sẽ không còn phải lo lắng về vấn đề này nữa. Dù bạn có mệt mỏi đến thế nào sau mỗi ngày làm việc thì bạn cũng sẽ thấy rất vui và hạnh phúc khi có người đang chờ bạn vào cuối mỗi ngày.
Sống riêng lẻ có nghĩa là bạn và anh ấy phải chi trả hóa đơn của mỗi người. Tuy nhiên, nếu sống cùng nhau thì hai bạn có thể chia sẻ hóa đơn tiền thuê nhà, tiền điện, chi phí sinh hoạt hàng ngày… Đây là một ưu điểm của lối sống này. Chính nhờ thế, áp lực về tài chính của cả bạn và anh ấy sẽ đỡ nặng nề hơn.
4. Kiểm tra sự tâm đầu ý hợp
Chắc chắn phải sau rất nhiều thời gian và tính toán thì cả hai bạn mới có thể quyết định kết hôn và sống cùng nhau mãi mãi. Tuy nhiên, bạn làm sao biết được liệu anh ấy có phải là lựa chọn đúng đắn để tiến đến hôn nhân? Câu trả lời có thể tìm ra nhờ sống thử. Đây sẽ là một giai đoạn quan trọng giúp bạn nhận ra xem liệu bạn và anh ấy có nên chia sẻ cả cuộc đời cùng nhau không.
1. Không còn hào hứng sau kết hôn
Đây là điều mà các cặp đôi sống thử và có ý định kết hôn cần lưu ý. Đôi khi, việc bạn sống cùng dưới một mái nhà với anh ấy từ trước khi kết hôn sẽ làm cho hôn nhân của bạn không còn chút thú vị và hấp dẫn gì nữa.
Cùng sống chung dưới một mái nhà với một người đàn ông đôi khi có thể mang lại cho bạn cảm giác tù túng và ức chế; đặc biệt là khi giữa hai bạn chưa có sự ràng buộc nào về mặt pháp lý. Điều này có thể dẫn đến các cuộc tranh cãi nảy lửa và dần phá hỏng mối quan hệ.
Camnanggioitinh – Có nên sống thử trước hôn nhân?
#1 Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân Hay Không?
Chưa có quy định cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, có chồng, chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.
Việc bạn có lựa chọn có nên sống thử hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người.
Hiện nay những bạn sinh viên, bạn trẻ có cuộc sống xa gia đình, tự lập nơi đất khách quê người thường có xu hướng cùng chung sống với người yêu để vun đắp tình cảm, chia sẻ áp lực về học hành, công việc, kinh tế hay đơn giản là nhằm tìm hiểu về đối phương để tránh việc kết hôn sai lầm. Việc sống thử trước hôn nhân diễn ra rất phổ biến tuy nhiên những hệ lụy mà sống thử đem đến cũng nên được chúng ta xem xét và cân nhắc. Hiểu được vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin gửi tới bạn các thông tin về vấn đề có nên sống thử trước hôn nhân hay không?
Cơ sở pháp lý
Sống thử là gì?
Hiện nay không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể sống thử là gì? Tuy nhiên có thể hiểu sống thử là việc nam nữ về sống chung với nhau như các cặp vợ chồng mà không tổ chức hôn lễ và không tiến hành đăng ký kết hôn. Việc chung sống như vợ chồng này diễn ra trước hôn nhân giữa những người đang độc thân trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tìm hiểu đối phương trước khi đưa ra quyết định về chung một nhà.
Sống thử trước hôn nhân
Đối với những người trong cuộc, việc sống thử là phù hợp, là lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên cũng bởi vì những chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục của nền văn hóa nước ta và cả những hậu quả mà vấn đề sống thử trước hôn nhân đem đến sau này nên việc sống thử luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?
Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, có chồng, chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Sống thử trước hôn nhân không phải là hành vi bị cấm nếu cả hai bên nam nữ còn đang độc thân, không tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu hai người chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà không thực hiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Có thể thấy pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc sống thử trước hôn nhân mà không đăng ký kết hôn có thể phát sinh những hậu quả pháp lý về sau ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai bên nam nữ. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất, cần suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định sống thử trước hôn nhân.
Có nên sống thử trước hôn nhân hay không?
Thực trạng sống thử hiện nay diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có nhiều trường đại học hoặc các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định có nên sống thử trước hôn nhân không, chúng ta cần cân nhắc những mặt tích cực và hạn chế mà vấn đề sống thử đem đến.
Có nên sống thử trước hôn nhân hay không
Mặt tích cực của việc sống thử
Nhiều người lo lắng rằng nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng chung sống không hợp nhau nên họ quyết định sống thử trước khi đăng ký kết hôn để tìm hiểu đối phương. Họ cho rằng đây là một biện pháp hữu hiệu để xác định có tiến tới hôn nhân được hay không, đây được xem như cuộc sống tiền hôn nhân. Qua giai đoạn sống thử này họ sẽ quyết định nên hay không xác lập một mối quan hệ vợ chồng hợp pháp.
Thực trạng sống thử trước hôn nhân của sinh viên hiện nay nói riêng và giới trẻ nói chung diễn ra khá phổ biến. Việc sống thử đặc biệt lại diễn ra trong giai đoạn kinh tế chưa ổn định, chưa có sự nghiệp nên các cặp nam nữ có nhu cầu sống chung với nhau để chia sẻ gánh nặng về kinh tế, những mối lo, bận tâm trong học tập cũng như cuộc sống.
Có thể thấy đây là giai đoạn giúp cho những bạn trẻ yêu nhau có không gian, thời gian để tìm hiểu về đối phương, để thấu hiểu những tâm tư tình cảm của nhau cũng như có thể dễ dàng vun đắp tình cảm.
Một điều không thể phủ nhận rằng sống chung với nhau trước khi kết hôn chính là cơ hội để những người trong cuộc có thể thực tập, có thể trải nghiệm trước những vấn đề của cuộc hôn nhân như: Tài chính, công việc, sinh hoạt, gia đình,… để việc chung sống sau khi kết hôn sẽ thuận lợi hơn, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống hôn nhân.
Mặt tiêu cực của việc sống thử
Người dân nước ta từ trước đến nay luôn có quan niệm rằng việc nam nữ kết hôn danh chính ngôn thuận thì mới có thể về chung sống cùng nhau. Việc sống trước khi kết hôn là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống xưa nay của dân tộc.
Hơn nữa hiện nay nhiều người vẫn còn định kiến, có cái nhìn khắt khe đối với những người sống thử, đặc biệt là với nữ giới. Họ cho rằng việc người phụ nữ chưa kết hôn mà về chung sống cùng với một người đàn ông khác là quá dễ dãi, làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ.
Trên thực tế xảy ra không ít trường hợp nam nữ sống chung cùng nhau, rồi xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến xô xát, đánh đập. Đây chính là nguyên nhân cũng như cơ hội khiến các hành vi phạm tội được hình thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý những người trong cuộc.
Trong trường hợp sống thử, người phụ nữ dễ gặp phải những tổn thương khó hàn gắn. Nếu sống thử tan vỡ, hai bên không thể cùng nhau bước đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì họ sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần và sức khỏe. Đặc biết đối với những trường hợp mang thai hoặc có con thì gánh nặng, sức ép đặt lên đôi vai người phụ nữ là quá lớn.
Thực ra, nếu đôi bên cùng nhận ra họ không hợp nhau, quyết định đường ai nấy đi trong êm đẹp, thanh thản thì không có gì cần bàn cãi. Tuy nhiên, nếu một bên nam nữ quá bi lụy, quá phụ thuộc vào người còn lại thì hậu quả của việc sống thử là đáng lo ngại.
Rõ ràng việc sống thử trước hôn nhân sẽ làm gia tăng các trường hợp phá thai vì có thai ngoài ý muốn, vì mới chỉ là sống thử, chưa sẵn sàng làm cha, làm mẹ và vô vàn lý do khác. Không chỉ có thế, việc này còn dẫn đến sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm, nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh sau này.
Như đã nói ở trên, pháp luật hiện nay không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ sống thử trước hôn nhân. Việc chung sống với nhau như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các hành vi phạm tội, vấn đề về con cái, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (trong trường hợp có con), giải quyết các quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng,…
Bất kì một vấn đề gì của xã hội đều có hai mặt tốt xấu, sống thử cũng vậy. Việc bạn có lựa chọn có nên sống thử hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người. Nếu bạn quyết định sống thử thì bạn phải xác định, lường trước được hệ lụy mà nó đem lại cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm trước lựa chọn của mình. Hãy cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất cho riêng bản thân mình để có được cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trân trọng ./.
Liệu Có Nên Sống Thử Trước Khi Cưới?
Bài viết được dịch từ chia sẻ gốc: Should You Live Together Before Marriage?
Cách đây 50 năm, việc ăn ở như vợ chồng với một người nào đó được mô tả bằng những tên gọi miệt thị và thường được cho là trái với đạo lý thông thường.
Ngày hôm nay, bức tranh này đã tương đối khác xưa. Sống cùng nhau trước khi cưới đã tăng lên 1500% kể từ những năm 1960, và 30% chỉ trong thập kỷ trước. Trong khi gần nửa dân Mỹ không chấp nhận sự sắp xếp này vào năm 1981 thì ¼ thế kỷ sau đó, con số này lại giảm xuống còn 27%. Ngày hôm nay, ⅔ các cuộc hôn nhân mới đều bắt đầu bởi sống thử.
Tại sao sống cùng nhau trước khi cưới lại trở nên vô cùng phổ biến đến vậy? Có nhiều lý do và chắc chắn cũng là do quá trình thế tục hóa (secularization) nói chung của nền văn hóa. Lẽ tự nhiên, sống thử trước hôn nhân chỉ ra rằng một cặp đôi đang ngủ với nhau trước khi cưới. Vì các quy chuẩn tôn giáo đang dần ít có khả năng chi phối trong nền văn hóa và sự dính chặt vào chúng cũng lỏng lẻo hơn nên việc sống thử rồi cảm thấy xấu hổ với gia đình/xã hội đã bị giảm đáng kể trong khi việc chấp nhận nó thì tăng lên rất nhanh.
Những lý do khác cho sự tăng lên tỷ lệ sống thử còn thực tế hơn nhiều. Chẳng hạn, các cặp đôi thường liệt kê ra một loạt các lợi ích kinh tế như chia sẻ tiền thuê nhà, đồ dùng, tiện nghi… như là động lực để chuyển đến ở cùng nhau.
Tác động của việc sống thử tới sự bền vững và hài lòng trong hôn nhân
Ở mức độ trực giác, dường như rõ ràng rằng những cặp đôi mà đã từng thử sống cùng nhau và cuối cùng, kiểm tra được sự phù hợp của nhau thì có thể đưa ra những quyết định dựa trên lý trí tốt hơn về việc liệu có nên làm đám cưới và do đó, sẽ có cuộc hôn nhân thành công và bền vững hơn.
Tuy nhiên, gần 12 nghiên cứu được thực hiện kể từ những năm 1970 đã chỉ ra một kết quả rất trái ngược rằng sống thử trước khi cưới dẫn đến một cuộc hôn nhân kém hạnh phúc, kém bền vững và khả năng ly hôn cũng cao hơn. Nghiên cứu giá trị này đã phát hiện ra rằng những cặp đôi sống cùng nhau trước khi trở thành vợ chồng thực tế có khả năng sẽ tan vỡ nhiều hơn 33% so với những người không sống thử.
Mặc dù khá nhiều bằng chứng tồn tại hỗ trợ cho lý thuyết này nhưng đa phần các nghiên cứu vẫn nhận thấy rằng “hiệu ứng sống thử” – thậm chí cả khi kiểm soát những thứ như tôn giáo, chính trị và giáo dục, khiến các nhà nghiên cứu đi tới kết luận về bản thân việc sống thử thay vì đơn giản là những người sống thử – cũng có một vài tác động tới việc làm tăng khả năng ly hôn và làm giảm sự hài lòng trong hôn nhân.
Tuy nhiên, khi sống thử ngày càng trở nên phổ biến hơn, và ngày càng được lựa chọn bởi những con người truyền thống thì tác động tiêu cực của nó tới ly hôn quả thật đã giảm, và thậm chí còn biến mất. Một nghiên cứu gần đây phân tích những cặp đôi cưới từ năm 1996 đã nhận thấy không có mối liên hệ giữa việc sống thử trước khi cưới và sự đổ vỡ sau đó. Điều quan trọng hơn ở đây là trong khi có nhiều bằng chứng mới được phát hiện cho thấy sống thử không có hại cho sự bền vững của hôn nhân thì cũng chẳng có bằng chứng nào chứng tỏ nó có lợi cả. Điều này có lẽ không làm tăng cơ hội dẫn tới ly hôn nhưng nó hoàn toàn cũng không làm giảm.
Thêm nữa, thậm chí khi các cặp đôi mà đã từng sống thử trước khi cưới không thực sự chia tay thì cũng có bằng chứng đề xuất rằng họ có cuộc hôn nhân kém hạnh phúc so với những người chỉ chuyển đến ở với nhau sau khi đã làm đám cưới. Nhiều nghiên cứu cũ hơn còn phát hiện ra mối liên hệ giữa sống thử trước khi cưới và sự sụt giảm về sự hài lòng trong hôn nhân, trong khi nhiều nghiên cứu gần đây chỉ ra rằng thậm chí khi đã kiểm soát các nhân tố được lựa chọn thì nhiều cặp đôi đã lấy nhau mà sống với nhau trước khi cưới (hoặc đính hôn) “có nhiều tương tác tiêu cực, sự cam kết giữa hai người thấp hơn, chất lượng mối quan hệ thấp hơn, và sự tự tin trong mối quan hệ cũng thấp hơn”, và có khả năng gấp gần 2 lần sẽ ly hôn ở một thời điểm không xác định.
Tất cả những điều này để nói rằng dù bạn sẽ phải phát điên lên khi cưới một ai đó mà bạn chưa từng sống chung trước đó là điều bình thường nhưng thực tế, sống thử dù gì đi nữa cũng chẳng đưa ra bất cứ giá trị bảo vệ nào cả, và cũng chẳng thuận lợi hơn việc chuyển đến ở cùng nhau sau khi đã bước chân vào giáo đường. Giống như một nghiên cứu đã tóm tắt điều này như sau: “không một đóng góp tích cực nào của sống thử đối với hôn nhân đã từng được tìm thấy”.
Điều gì giải thích cho kết luận hoàn toàn trái ngược này?
Có lẽ rằng sống thử không thực sự tốt hoàn toàn với vai trò là một bài thực hành cho hôn nhân. Trong cuốn The Defining Decade, nhà tâm lý học lâm sàng Meg Jay – người chuyên làm việc với những người trong độ tuổi 20 đến 29, quan sát thấy sống với một người nào đó có nhiều khả năng giống như “một chỗ giao nhau giữa bạn cùng phòng thời đại học và đối tác tình dục hơn là một sự cam kết kéo dài cả cuộc đời giữa vợ và chồng”. Bà miêu tả trải nghiệm của một cặp đôi sống thử điển hình: “Họ có ý tưởng thử nghiệm mối quan hệ của mình mà không suy nghĩ, nhưng họ đã không liều lĩnh bước vào những khu vực mà đặc trưng sẽ khiến cuộc hôn nhân căng thẳng: họ không trả tiền thế chấp, không cố gắng có con, không thức dậy nửa đêm với tiếng con khóc, dành những kỳ nghỉ với bố mẹ của nhau khi họ không muốn, tiết kiệm để đi học đại học và nghỉ hưu hay xem tiền lương hàng tháng và hóa đơn thẻ tín dụng của nhau”.
“Sống với một ai đó có thể có nhiều lợi ích”, Jay kết luận, ” nhưng một cuộc hôn nhân về cơ bản không phải là một trong số đó”.
Nó cũng có thể là lợi ích tích cực của việc làm quen với toàn bộ thói quen tật xấu trong cách sống của người bạn đời trong giai đoạn sống thử chưa phải là hôn nhân nhưng rồi cũng sẽ được cân bằng bởi những thói quen hôn nhân tiêu cực tăng lên trong khoảng thời gian đó.
Nghiên cứu chỉ ra rằng “những cặp vợ chồng sống thử trước khi cưới biểu lộ cách giải quyết vấn đề và những hành vi hỗ trợ tiêu cực và ít tích cực hơn trong so sánh với những cặp vợ chồng không sống thử”, một kết quả nghiên cứu mà được thực hiện thậm chí khi “các biến số chức năng liên nhân, nội tâm, và nhân khẩu – xã hội” bị kiểm soát. Các nhà nghiên cứu đã phát triển một lý thuyết rằng bởi vì sống cùng nhau trước khi cưới được xem là một cuộc “chạy thử” có khả năng tạm thời, những người đối tác có ít động lực để thực sự bắt đầu tìm hiểu và học các kỹ năng giải quyết mâu thuẫn mà sẽ giúp mang lại một cuộc hôn nhân và mối quan hệ lâu dài lành mạnh. Trong giai đoạn sống thử, khuôn mẫu cam kết một phần, thậm chí là về mặt tiềm thức, trở nên ăn sâu và khi đó, sẽ tác động tới cả cuộc sống hôn nhân.
Một nhân tố có ý nghĩa hơn trong sự hài lòng sụt giảm của những vợ chồng mà sống cùng nhau trước hôn nhân đó là họ có thể “chấp nhận” lẫn nhau, sa ngã vào hôn nhân thay vì đưa ra một quyết định thận trọng hơn về việc cưới xin.
Sa ngã và ra quyết định
Không may rằng, sống thử trước khi cưới thường có tác động làm giảm ý chí cần thiết để chuyển tiếp một cách thành công tới hôn nhân.
Như Jay đã ghi chú, “Chuyển từ hẹn hò sang ngủ với nhau, sang ngủ với nhau nhiều hơn, sang sống thử có thể là một “cú xuống dốc dần dần, được đánh dấu bởi những chiếc nhẫn hoặc những nghi lễ hoặc đôi khi thậm chí là một cuộc trò chuyện”.
Giáo sư nghiên cứu khoa học Scott Stanley gọi động lực này là “sa ngã trong so sánh với ra quyết định”.
Thiếu sự thận trọng này có lẽ là bởi vì quan điểm phổ biến về việc sống cùng nhau như là lời đề xuất có rủi ro khá thấp; nếu có thứ gì đó không phù hợp, về mặt logic, chúng ta sẽ chia tay và chuyển ra ngoài ở. Đủ dễ để làm.
Tuy nhiên trong khi chia tay khi đang sống cùng nhau, về mặt logic và pháp lý, thì chắc chắn dễ hơn ly hôn thì về mặt tâm lý, nó còn khó hơn so với điều mà nhiều cặp đôi nhận ra. Theo Jay giải thích, những người sống thử không thể đoán trước được cách mà các nhân tố trong nền kinh tế học hành vi như “consumer lock-in“ (điểm ngưỡng mà khách hàng sẽ bị “khóa” vào dịch vụ của bạn vì họ quá phụ thuộc vào sản phẩm/ dịch vụ mà doanh nghiệp cung cấp) và “switching cost“ (chi phí chuyển sang dịch vụ/ sản phẩm của công ty khác) hoạt động không chỉ trên thị trường mà cũng là trong các mối quan hệ, và có thể sa vào một mối quan hệ khó hơn là thoát ra khỏi nó:
Một khi một cặp đôi đã được cài đặt với một căn hộ chung, thói quen hàng ngày, chó và một nhóm bạn thì việc tập trung ý chí để chia tay sẽ trở nên càng khó khăn hơn. Khi hai cuộc đời đã được trộn lẫn một cách nhuần nhuyễn với nhau thì việc chia tách họ, bắt đầu lại từ đầu một lần nữa sẽ đòi hỏi nhiều công sức; viễn cảnh cũng trở nên có chút nản lòng. Dường như dễ dàng hơn để tiếp tục với những thứ đang xảy ra hiện tại, thậm chí khi chúng không phải là lý tưởng. Quán tính đã lấn át.
Như kết quả việc “gắn chặt” cuộc đời mình với một người tình/người cùng phòng quá sớm, mọi người sẽ bỏ lỡ nhiều cơ hội để hẹn hò với những người mà có thể hợp với họ hơn. Giống như Jay đã từng nói trong một cuộc phỏng vấn rằng: “Tôi có những khách hàng nói rằng “tôi đã dành nhiều năm ở độ tuổi 20 sống cùng với một người mà tôi sẽ không hẹn hò nếu chúng tôi đã không sống cùng nhau 1 năm”.
Nghiêm túc hơn, một nghiên cứu đề nghị rằng “những cặp đôi mà lẽ ra không cưới thì cuối cùng sẽ cưới bởi vì quán tính của sống thử”. Họ chấp nhận bước vào giáo đường: “chúng con có lẽ cũng sẽ sống cùng với nhau vì chúng con đã dành quá nhiều thời gian bên nhau” trở thành “chúng con có lẽ cũng ở bên nhau vì con không thể tìm thấy một ai khác”, và cuối cùng “chúng con có lẽ cũng cưới vì chúng con đã sống bên nhau quá lâu rồi”.
Điều này có lẽ đặc biệt đúng khi các cặp đôi ngoài 30 tuổi và khi càng nhiều bạn bè của họ bắt đầu cưới. Viễn cảnh tìm thấy một người mới khi các lựa chọn ngày càng ít đi và viễn cảnh không kết hôn khi những người khác ngày càng ổn định có thể tạo động lực cho các cặp đôi ở cùng nhau và mặc dù nhiều mối lo ngại nhưng vẫn nắm lấy điều dường như là bước tiếp theo trong mối quan hệ và cuộc đời của họ. Chẳng dại gì mà thả mồi bắt bóng (cố gắng nắm lấy một thứ gì đó còn hơn là mạo hiểm nó để cố gắng có được thứ tốt hơn).
Tìm thấy một mối quan hệ trong sự thuận tiện và mơ hồ có thể can thiệp tới quá trình xác nhận những người chúng ta yêu. Tất cả chúng ta nên cảm thấy tự tin rằng chúng ta đang lựa chọn những người bạn đời và những người bạn đời đang chọn chúng ta bởi vì chúng ta muốn ở cạnh họ, chứ không phải bởi vì sống cùng nhau vì tiện lợi hay bởi vì chia tay là phiền phức.
Bà kết luận rằng:
Kết luận
Để tóm tắt lại tất cả những nghiên cứu trên: sống thử trước khi cưới không làm tăng cũng không làm giảm rủi ro ly hôn, nhưng có lẽ sẽ thúc đẩy động lực làm nhụt ý chí có chủ ý mà sẽ tăng rủi ro bước vào một sự hợp nhất không mấy tốt đẹp.
Tuy nhiên, nguy cơ của sa ngã với ra quyết định về cơ bản không có nghĩa bạn phải chờ để sống cùng cho tới khi bạn làm đám cưới.
Các nghiên cứu chỉ ra các cặp đôi mà không sống thử theo từng giai đoạn, chỉ sống với người mà họ cuối cùng sẽ cưới, và chờ chuyển đến sống với người đó cho tới khi kết hôn có cùng tỷ lệ bền vững và phù hợp trong hôn nhân giống như những người mà chỉ đến sống cùng nhau sau khi thực sự bước vào giáo đường. Nghi thức kết hôn, có một kế hoạch cưới kỹ lưỡng, chứa một chủ đích giết chết sự nhập nhằng mà có thể dẫn tới một sự hợp nhất hạnh phúc.
Tuy nhiên, nếu bạn sẽ chờ để sống cùng nhau cho tới sau khi đính hôn thì tại sao không duy trì nó lâu hơn chút nữa và chuyển đến ở sau khi hai người đã làm lễ cưới? Từ quan điểm khách quan, nó sẽ không có bất kỳ tác động tiêu cực nào cả tới các khả năng bạn có một cuộc hôn nhân hạnh phúc và lâu dài. Từ quan điểm chủ quan, nó sẽ tăng cường mạnh mẽ tác động chuyển tiếp của nghi thức đã gắn chặt hai cuộc đời thành một. Có rất nhiều thứ tương tự trong cuộc đời chúng ta, trong văn hóa chúng ta đến nỗi mà nó góp phần một cách chủ ý tạo ra những khoảnh khắc đáng nhớ, ý nghĩa, nhiều cảm xúc trong cuộc đời bạn. Cái đầu tiên là nói “em đồng ý” và quay trở về đúng căn hộ cũ mà bạn đã ở cùng họ trong một khoảng thời gian dài trước đó và cái thứ hai quan trọng hơn là bế cô ấy bước qua ngưỡng cửa để đi vào nhà, một cuộc sống mới, bây giờ không phải của riêng bạn hay cô ấy nữa, mà là của cả hai.
Con Gái Có Nên Sống Thử?
Sống thử không còn là điều xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Mục đích của việc sống thử có thể là trải nghiệm cuộc sống chung, để đi tới hôn nhân hoặc để thỏa mãn tình dục. Việc sống thử có thể làm hai người yêu nhau càng thêm gần gũi, gắn bó, cũng có thể khiến người trong cuộc bị ảnh hưởng, chịu tổn thương. Sống thử không có gì sai, nhưng nếu lợi dụng việc sống thử để thực hiện ý đồ cá nhân thì lại là điều đáng trách.
Những người phản đối sống thử cho rằng nữ giới sẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận khi quyết định sống thử, việc này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bạn nữ. Nếu như mang thai ngoài ý muốn mà không thể giải quyết mọi chuyện theo hướng tích cực, thì người chịu thiệt thòi và tổn thương vẫn là nữ.
Bản thân chuyện sống thử không có đúng hoặc sai, cũng giống như tình yêu vốn không có tốt hay xấu, chỉ là người trong cuộc dùng cách đúng hay sai để giải quyết vấn đề. Những người do dự sợ rằng sống thử sẽ ảnh hưởng đến tình cảm sau này, người không có niềm tin lo rằng sống thử có thể “chôn vùi” tình yêu. Có người coi việc sống thử là một phép thử của tình yêu, có người lại lấy sống thử làm cớ để thỏa mãn dục vọng cá nhân.
Nếu nói rằng vì yêu mà sống thử thì đó là một lý do thoái thác mục đích không chính đáng. Hai người yêu nhau không nhất thiết phải sống thử để duy trì mối quan hệ lâu dài. Đối với con người, tình yêu chủ yếu dựa trên sự hòa hợp về mặt tình cảm và khích lệ về mặt tinh thần. Lấy việc duy trì tình yêu làm mục đích của sống thử chỉ để lừa gạt người khác, mục đích chính là thỏa mãn tình dục của một trong hai người, mà phần lớn là nam giới.
Cập nhật thông tin chi tiết về Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!