Bạn đang xem bài viết Con Gái Có Nên Sống Thử? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sống thử không còn là điều xa lạ trong cuộc sống hiện đại. Mục đích của việc sống thử có thể là trải nghiệm cuộc sống chung, để đi tới hôn nhân hoặc để thỏa mãn tình dục. Việc sống thử có thể làm hai người yêu nhau càng thêm gần gũi, gắn bó, cũng có thể khiến người trong cuộc bị ảnh hưởng, chịu tổn thương. Sống thử không có gì sai, nhưng nếu lợi dụng việc sống thử để thực hiện ý đồ cá nhân thì lại là điều đáng trách.
Những người phản đối sống thử cho rằng nữ giới sẽ phải chịu nhiều áp lực từ dư luận khi quyết định sống thử, việc này cũng gây ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe của các bạn nữ. Nếu như mang thai ngoài ý muốn mà không thể giải quyết mọi chuyện theo hướng tích cực, thì người chịu thiệt thòi và tổn thương vẫn là nữ.
Bản thân chuyện sống thử không có đúng hoặc sai, cũng giống như tình yêu vốn không có tốt hay xấu, chỉ là người trong cuộc dùng cách đúng hay sai để giải quyết vấn đề. Những người do dự sợ rằng sống thử sẽ ảnh hưởng đến tình cảm sau này, người không có niềm tin lo rằng sống thử có thể “chôn vùi” tình yêu. Có người coi việc sống thử là một phép thử của tình yêu, có người lại lấy sống thử làm cớ để thỏa mãn dục vọng cá nhân.
Nếu nói rằng vì yêu mà sống thử thì đó là một lý do thoái thác mục đích không chính đáng. Hai người yêu nhau không nhất thiết phải sống thử để duy trì mối quan hệ lâu dài. Đối với con người, tình yêu chủ yếu dựa trên sự hòa hợp về mặt tình cảm và khích lệ về mặt tinh thần. Lấy việc duy trì tình yêu làm mục đích của sống thử chỉ để lừa gạt người khác, mục đích chính là thỏa mãn tình dục của một trong hai người, mà phần lớn là nam giới.
Có Nên Sống Thử Hay Không?
Sống thử giúp cho các bạn trẻ thỏa mãn nhu cầu gần gũi của những người yêu nhau. Và có quan điểm cho rằng khi sống thử thường diễn ra vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân, tuy nhiên, con người ta có một quyền tuyệt đối, đó là quyền lựa chọn. Hầu hết tất cả mọi chuyện xảy ra đều do lựa chọn của bản thân chúng ta, do đó, khi đã có một quyền tuyệt đối thì chúng ta phải có trách nhiệm với chính cái quyền này của mình.
Vấn đề quan hệ tình dục trước hôn nhân đó là kết quả từ sự lựa chọn của cả hai người, tuy nhiên có nhiều quan điểm đối lập sẽ đưa ra các lý lẽ như “không phù hợp thuần phong mỹ tục”; “trinh tiết của người phụ nữ”; “nạo phá thai”… rồi người ta đưa kết luận rằng người con gái sẽ bị “thiệt thòi”. Nhưng trong mối quan hệ tình cảm, nếu như không có sự đồng ý từ cả hai phía thì sẽ không xảy ra chuyện quan hệ tình dục. Suy cho cùng, dù là bất kỳ hành động nào đi chăng nữa thì đó cũng là trách nhiệm và sự lựa chọn của cả hai.
Đa số những bạn trẻ sống thử họ cho rằng đây là một biện pháp hữu hiệu để xác định có tiến tới hôn nhân được hay không, đồng thời, trong giai đoạn kinh tế chưa ổn định thì họ có nhu cầu sống chung với nhau để chia sẻ gánh nặng về kinh tế, những mối bận tâm trong cuộc sống.
Sống thử giúp cho các bạn trẻ yêu nhau có thời gian bên nhau để hiểu nhau hơn, vun đắp tình cảm. Khi một trong hai người có ốm đau, bệnh tật thì việc chăm sóc nhau sẽ dễ dàng và thuận tiện hơn.
Sống thử là cơ hội để các bạn trẻ có kỹ năng giải quyết mâu thuẫn nhằm giúp cho mối quan hệ và cuộc hôn nhân sau này của họ dài lâu hơn.
Sống với nhau thì biết được thói hư tật xấu của nhau, xung đột nảy sinh, khó khăn nảy sinh, rồi tình cảm phai dần, hai người chán nhau, mất tự do,… dẫn đến đa phần là các cặp chia tay chứ không ngồi lại mà thẳng thắn nói chuyện với nhau.
Tiếp theo nữa là sẽ có cảm giác “chán cơm thèm phở” điều này không chỉ gặp ở các cặp đôi sống thử mà ngay cả những cặp vợ chồng hợp pháp cũng thế.
Khi sống thử bạn sẽ phải trả cái giá rất đắt nếu như bạn chọn sai người. Yêu đó là một chuyện, khi về chung một mái nhà “góp gạo thổi cơm chung” lại là một chuyện khác. Nếu bạn chọn lầm người, đó là một người tệ bạc, lăng nhăng, gia trưởng, độc đoán, một người không tôn trọng bạn, thì bạn sẽ không có một cuộc sống hạnh phúc. Lúc này chỉ có bạn lại làm chính bản thân mình đau khổ mà thôi.
Chọn Lựa “Có Nên Sống Thử Hay Không?”
Tôi đã từng yêu anh – một chàng trai không cùng tín ngưỡng với mình. Có lẽ, chính nụ cười “tỏa nắng” nơi anh tạo nên điểm nhấn trong tâm hồn tôi, ít là như vậy. Từ đó, tôi chủ động làm quen anh.
Hai năm gắn bó cùng nhau nơi giảng đường Đại Học là những kỉ niệm đẹp đối với cả tôi và anh. Giữa những bon chen, xô bồ của cuộc sống và cả những lo lắng trong học tập, anh là chỗ dựa tinh thần cho tôi trong những năm tháng xa gia đình. Tôi không phủ nhận những khoảnh khắc thật gần bên anh, những cử chỉ âu yếm, những lời động viên chân thành và cả những nụ hôn ngọt ngào cho nhau cũng khiến tôi hạnh phúc. Đứng trước anh, có lúc tôi không đủ can đảm để vượt qua những cám dỗ, những yếu đuối của chính mình; cảm xúc dâng trào, đã có lúc tôi từng muốn “yêu” anh cách sâu đậm hơn. Chiến đấu với nó, thật khó!
Chuyện xảy ra sau đó, khi anh muốn tôi cùng về sống chung với nhau. Tôi hơi bất ngờ, lưỡng lự. Anh chờ câu trả lời từ tôi.
Hôm đó, một cảm giác bối rối tràn ngập tâm hồn tôi, nó phát sinh từ những cảm nghĩ trái ngược nhau: một đàng, lí trí muốn phủ nhận vì đó là điều tôi chưa bao giờ nghĩ đến. Đàng khác, con tim muốn chấp nhận nhưng sợ rằng điều đó đi ngược lại với truyền thống tốt đẹp từ Giáo Hội – nơi đã nuôi dưỡng đức tin đang lớn lên từng ngày trong tôi.
Tôi đã suy nghĩ nhiều và rất nhiều. Nên hay không? Rồi cuối cùng tôi đã quyết định thế nào? Tôi đã từ chối lời đề nghị của anh. Tôi đã làm anh thất vọng. Tôi không dễ để đưa ra quyết định ấy và anh cũng không dễ dàng chấp nhận. Tôi trả lời anh rằng tôi chưa sẵn sàng; rồi mâu thuẫn xảy ra giữa chúng tôi. Làm sao để anh hiểu tôi bây giờ? Thật khó! Anh đã chủ động chia tay.
Tôi đã chiến đấu với nỗi giằng xé ấy rất nhiều, đã rất đau khổ và rất mệt mỏi. Hàng ngàn câu hỏi đã đặt ra trong tôi. Đã có lần, tôi nghi ngờ niềm tin nơi chính mình. Tôi từng ước rằng mình đừng bao giờ thuộc về niềm tin tôn giáo nào đó. Để rồi, tôi sẽ không phải bị lệ thuộc những luật lệ khắt khe và gò bó. Tôi sẽ được tự do làm điều mình thích. Tại sao bạn bè tôi làm được còn tôi lại không? Có phải Giáo Hội mà tôi gắn bó không đủ khả năng để đáp lại muôn vàn nhu cầu và hoàn cảnh của con người hôm nay? Tôi đang bị lung lay về niềm tin của chính mình. Lối thoát nào cho tôi? Dưới ánh sáng của Lời Chúa tôi đã nhận ra rằng: “Tôi được phép làm mọi sự nhưng không phải mọi sự đều có ích. Tôi được phép làm mọi sự, nhưng tôi sẽ không để sự gì làm chủ tôi.” (1 Cr 6, 12). Có những điều tôi được chọn lựa nhưng có những điều nó không thuộc về tôi. Tôi đã tìm được sự chia sẻ từ chính Giáo Hội của tôi và từ những người bạn cùng sinh hoạt trong nhóm sinh viên Công Giáo. Tôi đã khóc rất nhiều vì hạnh phúc; để rồi tôi nhận ra rằng tôi không bước đi một mình nhưng vẫn có những động lực thiêng liêng bên cạnh tôi.
Thú thực lúc đó, tôi chưa nghĩ đến điều đó vì tôi nghĩ mình chưa đủ trưởng thành trong công việc và học tập. Việc học còn dang dở và công việc chưa vững chắc. Tôi nghĩ rằng, một chút chín chắn sẽ tốt hơn cho cả hai.
Bạn học cùng tôi cũng từng theo tiếng gọi của tình yêu để rồi về sống chung với bạn trai. Tôi hỏi nó: “Suy nghĩ kỹ chưa?”. Nó bảo tôi: “Chúng tao yêu nhau thật lòng nên muốn ở với nhau nhiều hơn.”. Sau đó, tôi ít gặp lại nó hơn. Hôm gặp lại nó ở lớp, nó bảo muốn nghỉ học vì lỡ mang bầu. Nó và bạn trai chia tay.
Tự nhiên tôi đặt cho mình một câu hỏi: Đâu là trách nhiệm và sự chân thành với nhau? Tôi không nghĩ chuyện về sống chung với nhau chỉ là chuyện giữa hai người yêu nhau nhưng đằng sau đó lớn hơn là trách nhiệm với nhau, với gia đình, xã hội và Giáo Hội.
Chuyện tôi từ chối anh có thể anh sẽ nghĩ tôi không yêu anh thật lòng. Nhưng ngay từ bây giờ tôi không muốn lừa gạt anh, và nhất là lừa gạt chính bản thân mình. Tôi không muốn đánh mất tình yêu chân thành tôi dành cho anh, càng không muốn lệ thuộc lẫn nhau, nhất là trong các bản năng dục vọng của chính mình. Tôi nhìn lại mình trong vai trò của một Kitô hữu. Đâu là trách nhiệm của tôi?
Tôi nghĩ đến Giáo Hội đang phải nỗ lực ra sao để bảo vệ cho sự trong sáng của Hôn nhân ngày nay. Động lực nào khiến Giáo Hội làm điều đó? Cho ai và vì ai? Giáo Hội luôn đặt tầm quan trọng của Hôn nhân vì đó như biểu tượng đẹp trong tình yêu giữa Đức Kitô và Giáo Hội. Một tình yêu linh thánh và cao quý. Một tình yêu không chấp nhận thử nghiệm nhưng đòi hỏi hiến thân cho nhau trọn vẹn và dứt khoát hơn.[1] Một tình yêu có trách nhiệm và chân thành với nhau, cùng nhau lưu truyền và giáo dục con cái là tặng phẩm cao quý từ Thiên Chúa ban cho.
Một chị đã từng nói với tôi rằng: “Mày có cảm thấy tôn giáo của mày quá khắt khe và cấm đoán không? Yêu nhau ai mà chả muốn cho nhau điều quý nhất. Tao thấy quan hệ tình dục trước hôn nhân đâu có gì là xấu. Nó thuộc về quyền quyết định của mình, nên cứ thế mà làm thôi”.
Tôi như cứng họng. Làm thế nào để chị hiểu được đây? Với chị đó là chọn lựa đúng đắn nhưng là thách đố cho chính tôi và cho chị nữa. Làm sao tôi có thể cho chị hiểu điều đó không được phép xảy ra trước hôn nhân?
Điều đó giúp tôi nhìn lại chính mình trong hành trình yêu và sống. Với tôi, tính dục gắn liền với những chiều kích sâu xa nhất của con người. Nó không là sở hữu của riêng tôi nhưng là do ân huệ của Thiên Chúa. Tôi không thể nào lí giải nổi tại sao tôi có nó.
Nó chiếm chỗ lớn trong cuộc sống của con người, nhất là trong đời sống hôn nhân. Nó không chỉ là cảm xúc nhất thời nhưng lớn hơn là biểu hiện cho một tình yêu trao hiến trọn vẹn và mãi mãi.
Như tôi đã nói, tôi đã không hối hận vì chia tay anh. Qua biến cố ấy, quá trình chiến đấu, giằng co với bản thân mình thật không dễ dàng chút nào. Ý thức rằng, tôi hiện diện trong xã hội này, hơn hết tôi cũng có trách nhiệm trong việc xây dựng một tình yêu lành mạnh hơn. Mỗi người có một chọn lựa khác nhau, tôi hoàn toàn tôn trọng chọn lựa ấy. Nhất là trong trách nhiệm một Kitô hữu giữa xã hội hiện đại, việc xây dựng một Giáo Hội với khuôn mẫu là Đức Kitô là cả một thách đố cho tôi và cho bạn.
Nguồn: https://dongten.net
#1 Có Nên Sống Thử Trước Hôn Nhân Hay Không?
Chưa có quy định cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, có chồng, chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.
Việc bạn có lựa chọn có nên sống thử hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người.
Hiện nay những bạn sinh viên, bạn trẻ có cuộc sống xa gia đình, tự lập nơi đất khách quê người thường có xu hướng cùng chung sống với người yêu để vun đắp tình cảm, chia sẻ áp lực về học hành, công việc, kinh tế hay đơn giản là nhằm tìm hiểu về đối phương để tránh việc kết hôn sai lầm. Việc sống thử trước hôn nhân diễn ra rất phổ biến tuy nhiên những hệ lụy mà sống thử đem đến cũng nên được chúng ta xem xét và cân nhắc. Hiểu được vấn đề này, Luật Quang Huy chúng tôi xin gửi tới bạn các thông tin về vấn đề có nên sống thử trước hôn nhân hay không?
Cơ sở pháp lý Sống thử là gì?Hiện nay không có một văn bản quy phạm pháp luật nào quy định cụ thể sống thử là gì? Tuy nhiên có thể hiểu sống thử là việc nam nữ về sống chung với nhau như các cặp vợ chồng mà không tổ chức hôn lễ và không tiến hành đăng ký kết hôn. Việc chung sống như vợ chồng này diễn ra trước hôn nhân giữa những người đang độc thân trên cơ sở tự nguyện nhằm mục đích tìm hiểu đối phương trước khi đưa ra quyết định về chung một nhà.
Sống thử trước hôn nhân
Đối với những người trong cuộc, việc sống thử là phù hợp, là lựa chọn mà họ cho là tốt nhất. Tuy nhiên cũng bởi vì những chuẩn mực xã hội, thuần phong mỹ tục của nền văn hóa nước ta và cả những hậu quả mà vấn đề sống thử trước hôn nhân đem đến sau này nên việc sống thử luôn nhận được nhiều sự quan tâm của mọi người.
Sống thử trước hôn nhân có vi phạm pháp luật không?Hiện nay, pháp luật Việt Nam chưa có quy định cấm hai người đã trưởng thành mà chưa có vợ, có chồng, chung sống cùng nhau và cư trú ở một nơi ở hợp pháp.
Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 cũng có quy định về trường hợp nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Sống thử trước hôn nhân không phải là hành vi bị cấm nếu cả hai bên nam nữ còn đang độc thân, không tồn tại quan hệ hôn nhân. Nếu hai người chỉ chung sống với nhau như vợ chồng mà không thực hiện đăng ký kết hôn thì không làm phát sinh quyền và nghĩa vụ giữa vợ và chồng.
Có thể thấy pháp luật không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ chung sống như vợ chồng mà không đăng ký kết hôn. Việc sống thử trước hôn nhân mà không đăng ký kết hôn có thể phát sinh những hậu quả pháp lý về sau ảnh hưởng đến quyền lợi của cả hai bên nam nữ. Do đó, để đảm bảo quyền và lợi ích của mình một cách tốt nhất, cần suy nghĩ thấu đáo trước khi quyết định sống thử trước hôn nhân.
Có nên sống thử trước hôn nhân hay không?Thực trạng sống thử hiện nay diễn ra khá phổ biến, đặc biệt là ở các thành phố lớn nơi có nhiều trường đại học hoặc các doanh nghiệp, khu công nghiệp. Tuy nhiên trước khi đưa ra quyết định có nên sống thử trước hôn nhân không, chúng ta cần cân nhắc những mặt tích cực và hạn chế mà vấn đề sống thử đem đến.
Có nên sống thử trước hôn nhân hay không
Mặt tích cực của việc sống thửNhiều người lo lắng rằng nguyên nhân dẫn đến ly hôn là do cuộc sống hôn nhân không hạnh phúc, vợ chồng chung sống không hợp nhau nên họ quyết định sống thử trước khi đăng ký kết hôn để tìm hiểu đối phương. Họ cho rằng đây là một biện pháp hữu hiệu để xác định có tiến tới hôn nhân được hay không, đây được xem như cuộc sống tiền hôn nhân. Qua giai đoạn sống thử này họ sẽ quyết định nên hay không xác lập một mối quan hệ vợ chồng hợp pháp.
Thực trạng sống thử trước hôn nhân của sinh viên hiện nay nói riêng và giới trẻ nói chung diễn ra khá phổ biến. Việc sống thử đặc biệt lại diễn ra trong giai đoạn kinh tế chưa ổn định, chưa có sự nghiệp nên các cặp nam nữ có nhu cầu sống chung với nhau để chia sẻ gánh nặng về kinh tế, những mối lo, bận tâm trong học tập cũng như cuộc sống.
Có thể thấy đây là giai đoạn giúp cho những bạn trẻ yêu nhau có không gian, thời gian để tìm hiểu về đối phương, để thấu hiểu những tâm tư tình cảm của nhau cũng như có thể dễ dàng vun đắp tình cảm.
Một điều không thể phủ nhận rằng sống chung với nhau trước khi kết hôn chính là cơ hội để những người trong cuộc có thể thực tập, có thể trải nghiệm trước những vấn đề của cuộc hôn nhân như: Tài chính, công việc, sinh hoạt, gia đình,… để việc chung sống sau khi kết hôn sẽ thuận lợi hơn, cùng nhau vượt qua những khó khăn, thách thức của cuộc sống hôn nhân.
Mặt tiêu cực của việc sống thửNgười dân nước ta từ trước đến nay luôn có quan niệm rằng việc nam nữ kết hôn danh chính ngôn thuận thì mới có thể về chung sống cùng nhau. Việc sống trước khi kết hôn là đi ngược lại với những giá trị văn hóa truyền thống xưa nay của dân tộc.
Hơn nữa hiện nay nhiều người vẫn còn định kiến, có cái nhìn khắt khe đối với những người sống thử, đặc biệt là với nữ giới. Họ cho rằng việc người phụ nữ chưa kết hôn mà về chung sống cùng với một người đàn ông khác là quá dễ dãi, làm xấu đi hình ảnh của người phụ nữ.
Trên thực tế xảy ra không ít trường hợp nam nữ sống chung cùng nhau, rồi xuất hiện những xung đột, mâu thuẫn không thể giải quyết êm đẹp dẫn đến xô xát, đánh đập. Đây chính là nguyên nhân cũng như cơ hội khiến các hành vi phạm tội được hình thành, gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe cũng như tâm lý những người trong cuộc.
Trong trường hợp sống thử, người phụ nữ dễ gặp phải những tổn thương khó hàn gắn. Nếu sống thử tan vỡ, hai bên không thể cùng nhau bước đến một cuộc hôn nhân hạnh phúc thì họ sẽ bị ảnh hưởng sâu sắc về tinh thần và sức khỏe. Đặc biết đối với những trường hợp mang thai hoặc có con thì gánh nặng, sức ép đặt lên đôi vai người phụ nữ là quá lớn.
Thực ra, nếu đôi bên cùng nhận ra họ không hợp nhau, quyết định đường ai nấy đi trong êm đẹp, thanh thản thì không có gì cần bàn cãi. Tuy nhiên, nếu một bên nam nữ quá bi lụy, quá phụ thuộc vào người còn lại thì hậu quả của việc sống thử là đáng lo ngại.
Rõ ràng việc sống thử trước hôn nhân sẽ làm gia tăng các trường hợp phá thai vì có thai ngoài ý muốn, vì mới chỉ là sống thử, chưa sẵn sàng làm cha, làm mẹ và vô vàn lý do khác. Không chỉ có thế, việc này còn dẫn đến sức khỏe của người phụ nữ bị suy giảm, nhiều trường hợp có thể dẫn đến vô sinh sau này.
Như đã nói ở trên, pháp luật hiện nay không cấm nhưng cũng không khuyến khích việc nam nữ sống thử trước hôn nhân. Việc chung sống với nhau như vợ chồng trước khi đăng ký kết hôn có thể tiềm ẩn nguy cơ phát sinh các hành vi phạm tội, vấn đề về con cái, quyền và nghĩa vụ của cha mẹ đối với con (trong trường hợp có con), giải quyết các quan hệ tài sản, nghĩa vụ và hợp đồng,…
Bất kì một vấn đề gì của xã hội đều có hai mặt tốt xấu, sống thử cũng vậy. Việc bạn có lựa chọn có nên sống thử hay không là tùy thuộc vào hoàn cảnh và quan điểm của mỗi người. Nếu bạn quyết định sống thử thì bạn phải xác định, lường trước được hệ lụy mà nó đem lại cũng như sẵn sàng chịu trách nhiệm trước lựa chọn của mình. Hãy cân nhắc và đưa ra quyết định đúng đắn, phù hợp nhất cho riêng bản thân mình để có được cuộc hôn nhân hạnh phúc.
Trân trọng ./.
Cập nhật thông tin chi tiết về Con Gái Có Nên Sống Thử? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!