Bạn đang xem bài viết Cuộc Sống Của Người Việt Ở Canada Như Thế Nào được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Canada hiện nay là một trong những quốc gia được đánh giá là đáng sống nhất trên thế giới. Không chỉ sở hữu nền văn hóa đa dạng chủng tộc mà môi trường sống cũng như người dân vô cùng thân thiện và nền kinh tế đứng thứ 10 thế giới. Tuy nhiên đối với những trường hợp du học sinh mới lần đầu tiên đặt chân đến Canada thì sự khác biệt về văn hóa là điều khó tránh khỏi.
CANADA CÓ NỀN GIÁO DỤC PHÁT TRIỂN
Theo như nhiều đánh giá thì sinh viên Canada có khả năng đọc viết toán và khoa học tốt. Luôn dẫn đầu trong các nước nói tiếng Anh và tiếng Pháp theo chương trình tổ chức hợp tác và phát triển kinh tế. Một số số liệu sau đây sẽ làm bạn ngạc nhiên về chất lượng giáo dục của Canada.
Số lượng sinh viên quốc tế chọn Canada làm nơi du học hơn 400.000 sinh viên
Hiện nay số lượng trường đại học nằm trong danh sách 100 trường hàng đầu trên thế giới của Canada có 4
Canada sở hữu năm trường đào tạo thạc sĩ quản trị kinh doanh nằm trong top 100 của bảng xếp hạng Financial Times 2016.
CÁC THÀNH PHỐ VÀ TỈNH BANG CANADA CÓ NHIỀU NGƯỜI VIỆT SINH SỐNG
Tỉnh bang:
Ontario
New Brunswick
Thành phố:
Toronto
Vancouver
Montreal
KHÍ HẬU Ở CANADA CÓ GÌ ĐẶC BIỆT?
Mùa đông Canada thường xuất hiện tuyết
Khi tìm hiểu về cuộc sống của Canada chúng ta cũng nên tìm hiểu sơ qua về khí hậu nước này. Canada hiện nay là một trong những quốc gia có diện tích lớn thứ hai trên thế giới và có 10 tỉnh bang và 3 lãnh thổ
Quebec
Nova Scotia New Brunswick
Khí hậu ôn đới Manitoba
British Columbia
Đảo hoàng tử Edward
Saskatchewan
Alberta
Newfoundland và Labrador
nằm ở Cực bắc của Bắc Mỹ. Không chỉ sở hữu diện tích lớn mà diện tích rừng của Canada cũng thứ hai trên thế giới. Chiếm khoảng 10% diện tích rừng tự nhiên của cả hành tinh.
Canada hiện nay là một trong những quốc gia được đánh giá là có sự ưu đãi về thiên nhiên. Chính vì lý do đó mà hệ thống khí hậu cũng như cảnh quan của Canada có sự phân hóa rõ rệt từ Bắc xuống Nam và từ Đông sang Tây.
Cuộc sống Canada thường xuyên phải đối mặt với tuyết rơi vào mùa đông. Do đó nếu như bạn chưa quen với cái lạnh mùa đông thì nên chuẩn bị đầy đủ trang phục ấm áp. Để giúp bạn có thể thưởng thức được vẻ đẹp độc đáo của mùa đông Canada.
XEM THÊM:
8 món ăn của ẩm thực canada mà bạn muốn thưởng thức ngay !
VĂN HÓA GIAO TIẾP
Cuộc sống Canada khác tôn trọng hay từ xin lỗi và cảm ơn. Chính vì lý do đó đây được xem là một trong những nét đẹp văn hóa của xứ sở lá phong. Người dân Canada là một trong những người được đánh giá là khá chân thành. Và câu cửa miệng mà chúng ta thường nghe họ nói là xin lỗi hoặc cảm ơn. Điều này thể hiện sự giả gần và thân thiện của người dân Canada.
XEM THÊM:
tỉnh bang british columbia là gì? Tỉnh bang BC: Cuộc sống, khí hậu ở đây
các bang của canada và những thông tin cần biết
NGÔN NGỮ GIAO TIẾP
Ngôn ngữ giao tiếp sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp
Canada là một trong những quốc gia có sự đa dạng về văn hóa với hơn 100 thứ tiếng. Tuy nhiên ngôn ngữ chính thức của quốc gia này là tiếng Anh và tiếng Pháp. Chính phủ Canada sử dụng tiếng Anh và tiếng Pháp cho các điều luật văn bản và thông báo. Các điều luật ban hành đều phải thể hiện bằng hai ngôn ngữ là tiếng Anh và tiếng Pháp.
Nhiều người Canada cho rằng tổ tiên của họ đã từng sống tại quần đảo Anh. Chính vì lý do đó mà hơn 50% dân số của nước này sử dụng ngôn ngữ tiếng Anh để giao tiếp. Trường hợp những người nhập cư hoặc những người Pháp có gốc Canada thì xem tiếng Anh là tiếng mẹ đẻ tăng lên khoảng 90%.
Ngoài tiếng Anh thì người Canada cũng sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ chính thống. Trong bộ phận dân số của người Canada thì tỉ lệ người phán cũng chiếm một tỷ lệ nhỏ. Hơn 90% những người sống ở tỉnh bang quebec đều sử dụng tiếng Pháp làm ngôn ngữ cho cuộc sống hàng ngày. Số lượng người dân tại tỉnh bang quebec 3.8 triệu người có thể nói tiếng Pháp và 3.2 triệu người có thể nói cả hai ngôn ngữ.
XEM THÊM:
Những Điều Tuyệt Vời Về cuộc sống ở calgary Canada
20 cảnh đẹp canada khiến bạn mê hồn và trầm trồ
NHÀ Ở
Nhà ở tại Canada có nhiều hình thức
Chi phí nhà ở cũng là một trong những phần không thể thiếu được trong cuộc sống Canada. Ba loại hình nhà ở phổ biến ở Canada mà bạn có thể tham khảo
Townhouse đây là hình thức nhà dạng nhà phố với các ngôi nhà liền kề với nhau. Những ngôi nhà dạng này sẽ có sự chia sẻ về đường đi lại và nơi đậu xe. Townhouse bao gồm hai hình thức là freehold không phải trả phí quản lý. Còn một dạng khác là condominium phải trả phí quản lý và dọn dẹp.
Detached là hình thức nhà độc lập. Hình thức này cũng bao gồm hai dạng là nhà đơn lập và nhà song lập. Loại nhà này thì không cần phải tốn chi phí quản lý như người ở phải tự mình cắt cỏ và xử lý tuyết.
Căn hộ chung cư cũng là một trong những hình thức nhà ở tại Canada. Mô hình căn hộ chung cư tại Canada khá giống với mô hình chung cư cao cấp tại Việt Nam. Du học sinh đến Canada có thể lựa chọn ở ký túc xá để tiết kiệm chi phí.
PHƯƠNG TIỆN ĐI LẠI
Người dân Canada sử dụng phương tiện công cộng là chủ yếu
Cuộc sống Canada có sự tham gia của rất nhiều phương tiện đi lại để tiện cho việc di chuyển và tham gia giao thông. Bên cạnh các phương tiện cá nhân thì phương tiện công cộng là phương tiện phổ biến. Để có thể sử dụng được phương tiện công cộng bắt buộc bạn phải mua vé hoặc thẻ quá cảnh. Thẻ quá cảnh là một trong những loại thẻ mà bạn không bị giới hạn khi sử dụng các phương tiện công cộng trong một khoảng thời gian quy định.
Để đảm bảo tham gia các phương tiện công cộng thì bạn cần phải nắm một số nguyên tắc sau đây
Không nên mang thực phẩm lên các phương tiện công cộng
Phải thể hiện được thái độ lịch sự nhưng nhường ghế cho người già, người tàn tật, phụ nữ mang thai và trẻ em. Và không nên nói chuyện điện thoại quá lớn trên các phương tiện công cộng
Đối với các trường hợp bạn sử dụng phương tiện công cộng như xe lửa, xe điện hoặc xe bus thì bạn được yêu cầu đi vào càng sâu càng tốt. Đặc biệt là trong những trường hợp đông đúc. Để đảm bảo an toàn và không bị ngã khi đang di chuyển.
Trong trường hợp bạn mang balo hoặc túi xách thì nên để sát bên mình để bảo quản. Nên để ở dưới chân để tránh đụng vào người khác khi đi qua lại.
Tuyệt đối không nên mang theo rác khi sử dụng các phương tiện công cộng
Nên giữ một số hóa đơn thanh toán trong suốt chuyến đi để đảm bảo trường hợp bạn bị yêu cầu xuất trình
XEM THÊM:
CHI PHÍ
Khi nói về cuộc sống Canada ngoài những vấn đề về văn hóa, khí hậu, nhà ở, giáo dục phương tiện đi lại thì chi phí sinh hoạt cũng là một trong những vấn đề người dùng cần quan tâm. Bạn nên tìm hiểu rõ hơn về các chi phí mà mình cần phải tiêu tốn cho yêu cầu sinh hoạt tại Canada. Mức chi phí bạn có thể tiết kiệm được bao gồm những vật dụng mà bạn mua sắm cũng như khả năng chi tiêu của mình.
XEM THÊM:
Làm Thế Nào Để Thích Nghi Nhanh Cuộc Sống Ở Nhật?
Có lẽ nhiều bạn cũng giống như mình, khi mới sang Nhật, sau những háo hức, mong đợi, hứng thú ban đầu thì sẽ là những chuỗi ngày khó khăn để thích nghi với một môi trường mới, một môi trường có nhiều sự khác biệt với Việt Nam. Là một người sang Nhật khi chưa biết tiếng Nhật, trải qua một thời gian khá là dài mới thích nghi được với cuộc sống ở Nhật, mình đã tự rút ra một số bài học, hay đúng hơn là một số kinh nghiệm du học Nhật Bản của bản thân và muốn chia sẻ với các bạn trong bài viết này.
Bài học 1: Tiếng Nhật có thể là rào cản, nhưng không nên là cái cớ cho sự lười biếng và ỷ lại
Không biết tiếng Nhật nên làm cái gì cũng lo lắng, mắc bệnh ngại và sợ đủ thứ. Đôi lần mình cũng có tham khảo bí quyết học tiếng Nhật. Và cũng vì không biết tiếng Nhật nên lúc nào cũng ngu ngơ như bò đội nón, luôn trông chờ vào sự giúp đỡ của người khác. Đây chính là tình trạng của mình trong năm đầu tiên ở Nhật.
Chính thái độ thu mình và sự bị động đã khiến tiếng Nhật của mình thì chẳng tiến bộ, mà cuộc sống ở Nhật cũng trở nên nhàm chán, lãng phí thời gian một cách vô ích. Sau này khi mình quyết tâm thay đổi, tự mình mò mẫm làm các thủ tục hành chính, tự đi chuyển khoản ngân hàng, gọi điện đặt lịch khám, tự cho phép mình làm sai, mắc lỗi và trở nên ngu ngốc vài lần, thì mình đã cảm thấy mình hòa nhập được tốt hơn với cuộc sống ở Nhật. Tiếng Nhật tuy cũng không phải giỏi lên nhiều, nhưng ít ra mình đã vận dụng được nó trong cuộc sống, đặc biệt là mình đã có thể nói tiếng Nhật tự tin và chính xác hơn hẳn lúc trước rất nhiều.
Vì vậy, nếu các bạn cho rằng vì mình còn kém tiếng Nhật nên không dám làm cái này hay cái khác, cứ thu mình và ỷ lại vào người khác, thì chắc chắn mọi việc sẽ không những không thay đổi mà còn tồi tệ hơn đấy. Hãy mạnh dạn chấp nhận mắc lỗi vài lần, trở nên ngu ngốc vài lần và từ đó học được thêm nhiều thứ thì bạn sẽ thấy cuộc sống ở Nhật dễ chịu hơn. Chẳng ai có thể giỏi hay biết gì đó ngay từ đầu mà không thử hay trải qua điều đó cả, chỉ có người lười biếng là mãi vẫn chẳng biết gì.
Bài học 2: Gấp sách vở lại và bước ra ngoài quan sát xung quanh
Có bạn từng inbox khoe với mình bạn ấy đỗ N3 vì học trên trang của mình. Mình vừa mới kịp chúc mừng và vui thay cho bạn ý thì vài ngày sau bạn ý lại gửi cho mình 2 cái ảnh dầu gội và dầu xả và hỏi nó là cái gì. Mình nói với bạn đó là bạn học đến N3 rồi mà không phân biệt được dầu gội với dầu xả ư? Bạn ý cười hì hì nói rằng, vì nghĩ mình biết nên hỏi luôn cho tiện. Mình chưa nói đến việc bạn ý lười tra cứu, nhưng kiến thức cơ bản trong cuộc sống như vậy thì đáng ra phải nên nắm được từ trước khi thi các loại N mới đúng chứ.
Bởi vậy, khi rảnh rỗi, bạn hãy nhấc mình ra khỏi nhà, leo lên xe đạp và đi ngó nghiêng những gì diễn ra xung quanh mình, thấy cái gì lạ lạ không biết thì ghé vào xem, nhìn người khác làm và học theo. Đó chính là cách học nhanh và giúp thích nghi với cuộc sống ở Nhật tốt nhất đấy.
Bài học 3: Chịu khó đọc, tự tìm hiểu và tra cứu
Hay có những bạn chụp 1 cái biển hiệu rồi hỏi cái này nói cái gì? Nếu bạn là người đang học tiếng Nhật, tại sao bạn không tự mang từ điển ra và tra mấy chữ kanji trên đó.
Có thể bạn không hiểu hết toàn bộ, nhưng ít nhất sau khi tra, bạn sẽ hình dung được khái quát nó nói về cái gì. Lần sau gặp chỗ nào có chữ tương tự, bạn sẽ dễ dàng nhớ ra hơn thay vì lần nào cũng chụp lại và đi hỏi.
Nếu có gì đó không biết, trước tiên bạn nên tự mình tìm hiểu và tra cứu. Tìm thấy thông tin rồi thì hãy chịu khó đọc từ đầu đến cuối thay vì đọc lướt qua. Bằng cách này, bạn sẽ chủ động hơn và hiểu biết nhiều hơn là chỉ dựa vào lời người khác nói.
Bài học 4: Không ngại trải nghiệm cái mới
Hãy tích cực tham gia những hoạt động ngoài cộng đồng người Việt, kiếm thêm những người bạn Nhật hay bạn nước ngoài từ các lớp học tiếng Nhật tình nguyện, hãy tìm những quán ăn, chỗ vui chơi gần nhà và đến thử, hãy xách ba lô lên và khám phá những nơi bạn chưa đến, hãy thử 1 lần sử dụng loại máy mà bạn chưa biết dùng, … Những trải nghiệm này sẽ trở thành kiến thức của bạn. Đi nhiều, thử nhiều, bạn sẽ có nhiều thông tin, vốn hiểu biết phong phú hơn, có nhiều thứ để chia sẻ, để kể với mọi người. Có như vậy thì bạn sẽ nhanh chóng hòa nhập với cuộc sống ở Nhật thôi.
Vậy thôi, những bài học mình nêu ra cũng không có gì mới mẻ, nhưng bạn cứ thử áp dụng mà xem, nhất định sẽ thấy hiệu quả. Mình đã cảm thấy cuộc sống ở Nhật của mình dễ chịu hơn nhiều sau khi mình thay đổi suy nghĩ và hành động theo hướng này.
Còn trẻ, lại có cơ hội ra nước ngoài rồi thì hãy chủ động tận dụng thời gian quý giá này để học hỏi và trải nghiệm nhiều hơn. Khi trở về Việt Nam, cái mà bạn có được sẽ chẳng phải là vốn tiếng Nhật (vì những người không ở Nhật mà giỏi tiếng Nhật hơn bạn cũng rất nhiều), cũng chẳng phải là “cục tiền” mà bạn kiếm được (vì tiền nhiều mấy, không đầu tư hay làm gì thì tiêu rồi cũng hết), mà chính là những kinh nghiệm sống và hiểu biết thực tế về cuộc sống ở Nhật mà những người chưa từng đặt chân tới đây không thể có được đấy.
Công ty TNHH Dịch Vụ Tư Vấn Du Học Nhật Anh * Chi nhánh Bàu Cát: * Chi nhánh Tân Trang:
* Website: chúng tôi / www.duhoc-nhatban.net
* Fanpage: https://www.facebook.com/nhatanhedu
Cuộc Sống Ở Nhật Bản Và Việt Nam
Sống ở đâu vui là tùy thuộc vào bản thân bạn
+ Điều quan trọng là làm cho cuộc sống vui vẻ, dễ dàng hơn
Tôi không phải là chuyên gia về hạnh phúc, nên chỉ đưa ra một vài tiêu chí của “vui”:
– Cuộc sống có dễ dàng không (Kiếm tiền có dễ dàng không?)
– An toàn về tài chính
– Có nhiều bạn bè không
– Số giờ làm việc có ít không (Tức là thời gian đi chơi, ăn nhậu có nhiều không?)
– Có gia đình bên cạnh không
– Bạn có điều gì đặc biệt yêu thích khi sống ở đây?
– (Còn nhiều thứ khác mà bạn có thể thêm vào)
Cần phải định nghĩa rõ ràng vì người ta rất hay QUÊN. Nhiều người đi từ Việt Nam sang Nhật lại hay quên béng mất ở Việt Nam cuộc sống khó khăn thế nào, sau khi sang Nhật cuộc sống dễ thở hơn nhiều thì lại kêu chán vì không có bạn bè, không có nhiều thời gian đi ăn nhậu. Ngược lại cũng thế, nhiều người từ Nhật về Việt Nam thì kêu ở Nhật chán quá, ở Việt Nam vui hơn mà quên là thời gian ở Nhật giúp họ có cuộc sống an toàn, sức khỏe tốt và cơ hội học tập các kỹ năng, lấy bằng cấp tốt như thế nào. Nếu bạn là người như thế thì bạn không cô đơn, có rất nhiều người như thế bao gồm cả tôi – Takahashi – người tù vĩnh cửu. Dù sao, hiện tại thì tôi nhìn nhận sự việc khách quan hơn rất nhiều và nhận thấy là:
– Sống ở đâu cũng không tệ, miễn là chúng ta biết làm sao cho cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn (= “Theo đuổi lý tưởng”)
Nhiều người trong chúng ta hay:
– 隣の花は赤い Tonari no hana wa akai = Đứng núi này trông núi nọ
Bởi vì chúng ta đã quên đi lúc xuất phát ban đầu. Thực tế thì tôi nghĩ cuộc sống của mỗi người trong chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn, nhất là khi chúng ta đã bước chân ra đi, học được thêm ngoại ngữ mới, biết được nhiều thứ mới và học được các kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống (bao gồm cả các kỹ năng nghề nghiệp). Nhưng nhiều người vẫn khổ tâm vì họ đã quên xuất phát điểm ban đầu gian khó mà thôi. Tôi sống khá thanh thản vì tôi nhớ khá rõ quá trình mình đã đi qua và nhận thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng tự do hơn. Ngạn ngữ tiếng Nhật có một câu rất hay:
– 初心を忘れずべからず Shoshin wo wasurezu bekarazu = Không được quên đi điểm xuất phát của bạn
Shoshin (kanji: SƠ TÂM) chính là nói về thời điểm ban đầu lúc bạn học nghề hay kỹ năng gì đó. Bạn không được quên đi mục đích trong sáng (Shoshin) khi đó, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối. Hãy nhớ lại vì sao bạn bước chân ra đi (du học hay định cư chẳng hạn)? Đừng quên điều đó. Chẳng phải để nhìn thế giới bên ngoài, học hỏi ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp hay sao? Không quên đi thuở ban đầu là cách tốt để chúng ta tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình mà không chệch hướng khỏi đó.
So sánh Nhật Bản và Việt Nam
Có nhiều người muốn sống tại Nhật vì:
+ Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp
+ Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn
+ Con người thanh lịch, lịch sự
+ Cuộc sống vô cùng tiện lợi
Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì:
+ Có bạn bè, đi ăn nhậu và vui chơi dễ
+ Làm việc đến 5 giờ chiều là về
+ Cơ hội kinh doanh lớn hơn (vì là người Việt)
+ Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn, v.v…
Và cũng nhiều người muốn đi làm bên Nhật nhưng vui chơi thì ở Việt Nam, tuy nhiên để làm được thế đòi hỏi khá nhiều thời gian và nỗ lực để bạn có thể đi đi về về giữa hai nơi. Thông thường nhất vẫn là làm việc và sống ở Nhật, hay là học và làm tại Nhật một thời gian rồi sau đó về Việt Nam.
Rốt cuộc thì nơi nào vui hơn? Không có câu trả lời chung mà nó tùy thuộc vào mỗi cá nhân và mỗi thời điểm. Cá nhân tôi thấy sống ở nơi nào cũng có thể vui được nếu biết cách. Câu trả lời của tôi là không có nhiều khác biệt lắm, tuy nhiên cơ hội kiếm tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường mà bạn theo đuổi.
Ưu điểm
Nhật Bản
Không khí trong lành, cuộc sống tiện lợi
Đi làm lương cao, tích lũy lớn
Cơ hội học tập (ngoại ngữ và nghề) tốt
Môi trường kinh tế thị trường hàng đầu giúp mài giũa con mắt kinh doanh
Đi làm công ty an toàn, thu nhập tốt
Chỉ đi làm 240 ngày trong năm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ
Thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn
Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày)
Ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh
Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn
Có thể thức ăn không hợp khẩu vị của bạn (cần làm quen)
Việt Nam
Có gia đình, bạn bè, dễ đi vui chơi ăn nhậu
Làm tới 5 giờ chiều là về
Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái cao
Khả năng lập nghiệp cao nếu bạn có con mắt kinh doanh
Được nghỉ Tết Nguyên đán
Thực phẩm hợp khẩu vị
Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện
Thu nhập nhìn chung là thấp
Không an toàn (nhiều trộm cướp, lừa đảo)
Một số nơi phải đi làm thứ 7 (hay nửa ngày thứ 7)
Vấn đề an toàn thực phẩm kém
Tôi có nhiều bạn bè thích sống bên Nhật hơn, và tôi thấy họ chọn như thế là rất hợp lý. Cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Tôi cũng có một số bạn bè thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn (đừng đánh giá thấp mục tiêu này!!). Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ mà thôi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý các điều sau đây:
+ Những người chọn về Việt Nam là những người đã có ngoại ngữ (tiếng Nhật) và bằng cấp nước ngoài nên về Việt Nam họ có mức lương cao và công việc dễ chịu
+ Ở Nhật không hẳn là khó kiếm người yêu, tôi thấy mọi người vẫn cặp kè ầm ầm
Tức là, những người kết luận “Sống ở Việt Nam vui hơn” là do họ đã có nền tảng ngoại ngữ, bằng cấp tốt rồi. Còn nếu bạn mới chỉ sống ở Việt Nam, chưa ra nước ngoài bao giờ, không có ngoại ngữ và bằng cấp thì cái nhìn của bạn sẽ khác, mà thông thường là “Rất khó sống, không đủ chi tiêu, tôi chỉ muốn ra nước ngoài càng nhanh càng tốt”. Suy nghĩ như thế là hợp lý, vì quả thực ở Nhật dễ sống và kiếm tiền hơn nhiều (nó phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và Nhật là nước có nền kinh tế thị trường cao độ).
Cũng có nhiều người sang Nhật và thấy là sống ở Nhật vui hơn, có thể họ hợp với tính cách người Nhật hơn. Nhiều người phê phán họ vì họ hợp với người Nhật nhưng tôi thấy phê phán đó là ấu trĩ và không có cơ sở vì mỗi người có một cá tính và lựa chọn riêng. Ngược lại, chính những người đó lại đóng góp cho kinh tế Việt Nam nhiều hơn là những người khác nữa – theo ý kiến cá nhân của tôi. Theo tôi thì:
Bạn phải đi và lựa chọn
Khi bạn đi rồi và có năng lực đủ cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương rất cao so với Việt Nam (tầm 3000 đô la Mỹ) nhưng thường xuyên kêu chán. Nhưng tôi thấy thì không cần phải chán như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp rồi (hiểu theo nghĩa là tự mình kinh doanh hay bỏ tiền ra mua thời gian để học hỏi thêm kỹ năng, thành chuyên gia và có thể kiếm sống nhàn nhã). Có điều, chỉ e rằng một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam mà thôi. Bạn có thể làm như thế, nếu năng lực của bạn rất cao. Takahashi thì chưa mơ như vậy vội, những việc như thế đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức rất lâu dài.
Rủi ro: Nô lệ của mức lương
Đây là trường hợp bạn đi làm ở nước ngoài, lương rất cao nhưng cảm thấy cuộc sống chán (vì đi làm quần quật không có thời gian vui chơi, ít bạn bè, không có cơ hội kiếm người yêu) nhưng thấy bế tắc vì không dám từ bỏ mức lương mình có. Tôi gọi đây là “Nô lệ của mức lương”, một hiện tượng có ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Tuy nhiên, để sống tốt thì đôi khi bạn phải từ bỏ thôi. Bạn không từ bỏ, không thay đổi thì cái “chán” không thể nào mất đi được. Lời khuyên của tôi là khi đủ an toàn về tài chính rồi thì bạn nên thay đổi. An toàn về tài chính là “có đủ tiền mặt sống ít nhất 1 năm mà không cần làm gì”. Thường đi làm bên Nhật vài năm về Việt Nam bạn có thể sống 4 – 5 năm không cần làm gì là chuyện thường. Tất nhiên, nếu bạn đổ tiền vào chứng khoán hay đầu cơ bất động sản và không rút ra được thì lại là chuyện khác (Đây chính là rủi ro “Đầu tư vào thứ mình không nắm rõ”).
Về vấn đề “kỹ năng chuyên gia” thì tôi có người bạn bên Singapore, đi làm với mức lương khởi điểm cực thấp (thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nhiều) và thay đổi chỗ làm liên tục (điều được đánh giá rất thấp ở Sing) nhưng sau vài năm có kỹ năng tầm chuyên gia nên làm việc lương cao, nhàn hạ (hầu như không phải làm gì) và CÓ THỂ XIN VIỆC VÀO BẤT KỲ ĐÂU. Đó chính là cái giá của “kỹ năng chuyên gia”. Khi có kỹ năng nghề nghiệp thì bạn có thể thoát khỏi hiện tượng “Nô lệ của mức lương”.
Làm việc dùng tiếng Nhật cũng vậy:
+ Nếu tiếng Nhật không tốt: Không thể xin việc lương cao
+ Tiếng Nhật tốt nhưng chưa tới mức chém gió: Làm việc lương cao nhưng phải căng đầu óc ra nghĩ
+ Tiếng Nhật mức chém gió: Làm việc nhẹ nhàng như tiếng mẹ đẻ vậy
Câu hỏi: Bạn có kỹ năng cốt lõi nào?
Nhiều người sống bên Nhật không vui vì thậm chí tiếng Nhật họ còn không tốt. Không có ngoại ngữ tốt thì làm sao học kỹ năng cốt lõi? Và làm sao khám phá cuộc sống?
Ai sống bên Nhật vui?
Thường đó là những người yêu thích tiếng Nhật, yêu thích nước Nhật và tính thanh lịch của Nhật Bản. Họ yêu thích ẩm thực Nhật và chịu khó đi khám phá các nơi. Nhìn chung, cần phải đi khám phá thay vì thu mình lại và kết luận là “Cuộc sống ở Nhật chán”.
Bạn có biết triết lý ẩm thực của người Nhật? Món sushi cần phải làm thế nào mới ngon? v.v… Khi nào bạn tìm hiểu được những điều đó thì bạn thấy nước Nhật khá thú vị. Phần lớn mọi người không phân biệt được sushi với nhau, chỉ ăn sushi trong siêu thị và kết luận là chả có gì ngon. Giống như người nước ngoài qua Việt Nam, mua một trái xoài ngoài chợ, ăn thấy không ngon và kết luận Việt Nam chẳng có trái gì ngon vậy.
Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy cuộc sống thú vị, ở đâu cũng vậy thôi. Tôi có vài người bạn Nhật rất chịu khó khám phá các món ăn ngon ở Việt Nam và thấy cuộc sống ở Việt Nam vui. Ngược lại, phần lớn người Nhật sang Việt Nam chỉ dám quanh quẩn ở khu người Nhật, chỉ ăn đồ ăn Nhật (tại Việt Nam), vào bar, club vui chơi với mấy em gái và thế là hết. Những người như thế thì chẳng bao giờ hiểu được nền văn hóa và ẩm thực Việt Nam cả. Muốn hiểu thì phải chịu khó đi ăn ốc, ăn hàng, đi chợ hoa, v.v… thì mới có thể thấy yêu thích cuộc sống ở Việt Nam được.
Ai sống ở Việt Nam vui?
Thường thì đó là những người có sự ổn định và an toàn về tài chính (ví dụ có ngoại ngữ và bằng cấp chẳng hạn). Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức lương cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ “vui” nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.
Nếu bạn định đi du học hay định cư, thì bạn nên ghi nhớ trạng thái ban đầu của bạn vì nhiều khi đi sang bển rồi bạn lại quên béng và nghĩ là “Ngày xưa tui ở Việt Nam vui lắm”.
Hay là nhiều bạn đi du học, về Việt Nam chơi 1 – 2 tháng rồi không muốn quay lại bên kia vì nghĩ Việt Nam vui hơn. Nhưng cần nhớ cái “vui” này là cái vui của người về Việt Nam để vui chơi – không cần làm gì kể cả nấu ăn, chứ nếu về Việt Nam và tất bật đi làm thì nhìn chung nhiều người vẫn chọn không về mà ở lại Nhật.
Đã bao giờ bạn ở Nhật và nghĩ về Việt Nam bạn sẽ ăn X, ăn Y,…cho thỏa thích, sẽ đi chơi với bạn bè suốt ngày và khi về Việt Nam nghỉ hè thì bạn thấy không muốn ăn gì và cũng chẳng rủ được bạn nào đi vui chơi chưa? Việc này thường xảy ra lắm!
Kết luận
Cuộc sống ở đâu cũng sẽ dễ dàng vui vẻ nếu:
+ Bạn có kỹ năng cốt lõi
+ Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kỹ năng nghề nghiệp
+ Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)
+ Thế giới quan của bạn rộng (hiểu biết thế giới)
+ Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro như “Nô lệ của mức lương”)
+ Có người yêu, gia đình (khá quan trọng đấy!), v.v…
Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống ngày càng dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ chạy theo số đông trên một vòng tròn.
Nguồn: Báo Nhật
Sống Nội Tâm Là Như Thế Nào?
Bên ngoài cái thế giời ồn ào và tấp nập kia nó làm cho con người chúng ta cũng phải hòa nhịp theo cái sự láo nhiệt ấy. Nhiều người có thể hòa nhịp cùng với nhịp sống ấy, nhưng có một kiểu người họ lại chọn cách lẩn chốn, họ như những con ốc luôn ẩn mình vào cái vỏ để lẩn chánh mọi thứ. Họ không thích cái sự ồn ào, láo nhiệt này, họ thích ẩn mình để trầm tư suy nghĩ – họ là những người sống nội tâm.
Mỗi khi nhắc đến những con người nội tâm là mọi người lại cảm thấy có một cái mặc cảm gì đấy đối với họ. Bởi họ là những con người ít nói, người ngoài mới gặp gỡ lần đầu tiên sẽ có ngay những nhận xét không hay về họ. Những người sống nội tâm họ không phải những con người ít nói, mà họ không biết cách bày tỏ tâm tư, cảm xúc của mình như nào. Sống nội tâm không đồng nghĩa với khép kín, chỉ là họ chưa tìm được người hiểu mình để chia sẻ những tâm tư, cảm xúc của mình. Họ cảm thấy ít ai hiểu được mình, nên đôi khi họ ngại ngùng không muốn nói ra cảm xúc. Thay vì ít nói thì họ đã làm bằng hành động, họ quan sát nhiều hơn là nói, họ rất nhạy cảm, thích sự yên tĩnh, buồn cũng một mình mà vui cũng một mình.
Người sống nội tâm họ thường cất giấu tình cảm sâu trong lòng.
Những con người dù có sống nội tâm đến đâu thì đôi khi họ vẫn có những thứ họ vẫn muốn chia sẻ, muốn nói ra. Nhưng họ không biết phải bày tỏ cái tâm tư đấy của mình như thế nào và phải bắt đầu từ đâu. Những người sống nội tâm họ luôn thích và sống với những hoài niệm cũ, thích yên lặng suy ngẫm một mình. Họ dường như không sống ở thế giời hiện tại, mà họ hay sống trong những suy nghĩ của mình: về thế giời, con người xung quanh, về những giá trị của cuộc sống… Họ có cả một rừng cô đơn nhưng nơi đấy đối với họ nó là một nơi an toàn.
Người sống nội tâm là những người ít giao tiếp, không phải họ kém giao tiếp mà họ sẽ ngồi trầm ngâm suy nghĩ, và lắng nghe những điều bạn nói ra một cách tỷ mỷ. Như bạn buồn hay vui, bạn không để lộ cảm xúc của mình cho ai biết thì đấy là bạn đang sống nội tâm. Những người sống nội tâm đôi khi bạn cũng thấy họ rất hoạt bát, vui vẻ để khéo léo che đậy cảm xúc của mình, nhiều lúc họ buồn trong lòng nhưng họ vẫn vui vẻ cười đùa một cách giả tạo. Trái ngược lại với những con người không sống nội tâm, khi họ buồn hay vui mọi người xung quanh họ đều biết hết.
Sống nội tâm để cân bằng cuộc sống.
Những người sống nội tâm họ rất chân thành, sống tình cảm và sâu sắc. Thường người sống nội ít có được nhiều tình cảm của mọi người. Vì không giỏi lấy lòng người khác bằng những hành động hay lời nói nhưng họ sống rất tốt, tốt hơn rất nhiều so với những người có tính hướng ngoại.
Nhiều người nói rằng người nội tâm là người ít nói , chưa hẳn là vậy. Có rất nhiều người sống nội tâm nhưng họ vẫn sống hòa đồng cùng mọi người. Người sống nội tâm thường họ không thích nhờ vả người khác, họ thường tự mình mày mò làm. Khi đi tìm đường họ thà đi vòng vòng tìm đường còn hơn là nhờ sự giúp đỡ của người khác. Người sống nội tâm không thích nói trước làm trước, họ thích dùng hành động để thay những lời họ muốn nói. Khi họ lập được những thành tích lớn họ không thích khoe khoang với mọi người.
Người nội tâm thường có nhiều bí mật
Vì sao người càng sống nội tâm lại càng dễ thu hút người khác. Vì họ thường lắng nghe quan sát nhiều hơn là lời nói, nhưng một khi họ đã nói lên cảm nhận của mình thì bạn phải ngạc nhiên. Những người hướng nội họ thường biết cách cảm nhận và hưởng thu cuộc sống hơn, họ không phải ngày nào cũng tụ tập trong những bữa tiệc ồn ào, mà họ thường dành thời gian đấy để suy nghĩ và quan sát mọi thứ xung quanh mình.
Một sự thật đáng ngạc nhiên, khi bạn tiếp xúc với người nội tâm là con người họ rất thân thiện và tử tế nhất trong những người bạn đã gặp và tiếp xúc. Họ luôn chậm rãi, thoải mái đến một cách đáng yêu. Trong một thế giới luôn luôn vội vàng và ồn ào thì bản chất chậm rãi và cẩn thận của họ lại cực kỳ hấp dẫn người khác. Chỉ khi bạn tiếp xúc với họ bạn mới cảm thận được những cái ưu điểm của con người họ, lúc đấy bạn lại thấy người nội tâm là người tốt nhất mà bạn từng gặp.
Đây chính là những lý do khiển bạn vừa yêu, vừa ghét những người nội tâm, họ tử tế với mọi người nhưng họ gần như không gần gũi với ai cả. Giúp đỡ họ xong nhưng họ không cần bạn trả ơn, họ sẽ rời đi ngay. Vì vậy mà người nội tâm thường rất tốt bạn hãy tiếp xúc để cảm nhận con người họ.
Cập nhật thông tin chi tiết về Cuộc Sống Của Người Việt Ở Canada Như Thế Nào trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!