Xu Hướng 12/2023 # Cuộc Sống Ở Nhật Bản Và Việt Nam # Top 16 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Cuộc Sống Ở Nhật Bản Và Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

 Sống ở đâu vui là tùy thuộc vào bản thân bạn

+ Điều quan trọng là làm cho cuộc sống vui vẻ, dễ dàng hơn

Tôi không phải là chuyên gia về hạnh phúc, nên chỉ đưa ra một vài tiêu chí của “vui”:

– Cuộc sống có dễ dàng không (Kiếm tiền có dễ dàng không?)

– An toàn về tài chính

– Có nhiều bạn bè không

– Số giờ làm việc có ít không (Tức là thời gian đi chơi, ăn nhậu có nhiều không?)

– Có gia đình bên cạnh không

– Bạn có điều gì đặc biệt yêu thích khi sống ở đây?

– (Còn nhiều thứ khác mà bạn có thể thêm vào)

Cần phải định nghĩa rõ ràng vì người ta rất hay QUÊN. Nhiều người đi từ Việt Nam sang Nhật lại hay quên béng mất ở Việt Nam cuộc sống khó khăn thế nào, sau khi sang Nhật cuộc sống dễ thở hơn nhiều thì lại kêu chán vì không có bạn bè, không có nhiều thời gian đi ăn nhậu. Ngược lại cũng thế, nhiều người từ Nhật về Việt Nam thì kêu ở Nhật chán quá, ở Việt Nam vui hơn mà quên là thời gian ở Nhật giúp họ có cuộc sống an toàn, sức khỏe tốt và cơ hội học tập các kỹ năng, lấy bằng cấp tốt như thế nào. Nếu bạn là người như thế thì bạn không cô đơn, có rất nhiều người như thế bao gồm cả tôi – Takahashi – người tù vĩnh cửu. Dù sao, hiện tại thì tôi nhìn nhận sự việc khách quan hơn rất nhiều và nhận thấy là:

– Sống ở đâu cũng không tệ, miễn là chúng ta biết làm sao cho cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn (= “Theo đuổi lý tưởng”)

Nhiều người trong chúng ta hay:

– 隣の花は赤い Tonari no hana wa akai = Đứng núi này trông núi nọ

Bởi vì chúng ta đã quên đi lúc xuất phát ban đầu. Thực tế thì tôi nghĩ cuộc sống của mỗi người trong chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn, nhất là khi chúng ta đã bước chân ra đi, học được thêm ngoại ngữ mới, biết được nhiều thứ mới và học được các kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống (bao gồm cả các kỹ năng nghề nghiệp). Nhưng nhiều người vẫn khổ tâm vì họ đã quên xuất phát điểm ban đầu gian khó mà thôi. Tôi sống khá thanh thản vì tôi nhớ khá rõ quá trình mình đã đi qua và nhận thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng tự do hơn. Ngạn ngữ tiếng Nhật có một câu rất hay:

– 初心を忘れずべからず Shoshin wo wasurezu bekarazu = Không được quên đi điểm xuất phát của bạn

Shoshin (kanji: SƠ TÂM) chính là nói về thời điểm ban đầu lúc bạn học nghề hay kỹ năng gì đó. Bạn không được quên đi mục đích trong sáng (Shoshin) khi đó, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối. Hãy nhớ lại vì sao bạn bước chân ra đi (du học hay định cư chẳng hạn)? Đừng quên điều đó. Chẳng phải để nhìn thế giới bên ngoài, học hỏi ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp hay sao? Không quên đi thuở ban đầu là cách tốt để chúng ta tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình mà không chệch hướng khỏi đó.

So sánh Nhật Bản và Việt Nam

Có nhiều người muốn sống tại Nhật vì:

+ Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp

+ Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn

+ Con người thanh lịch, lịch sự

+ Cuộc sống vô cùng tiện lợi

Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì:

+ Có bạn bè, đi ăn nhậu và vui chơi dễ

+ Làm việc đến 5 giờ chiều là về

+ Cơ hội kinh doanh lớn hơn (vì là người Việt)

+ Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn, v.v…

Và cũng nhiều người muốn đi làm bên Nhật nhưng vui chơi thì ở Việt Nam, tuy nhiên để làm được thế đòi hỏi khá nhiều thời gian và nỗ lực để bạn có thể đi đi về về giữa hai nơi. Thông thường nhất vẫn là làm việc và sống ở Nhật, hay là học và làm tại Nhật một thời gian rồi sau đó về Việt Nam.

Rốt cuộc thì nơi nào vui hơn? Không có câu trả lời chung mà nó tùy thuộc vào mỗi cá nhân và mỗi thời điểm. Cá nhân tôi thấy sống ở nơi nào cũng có thể vui được nếu biết cách. Câu trả lời của tôi là không có nhiều khác biệt lắm, tuy nhiên cơ hội kiếm tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường mà bạn theo đuổi.

Ưu điểm

Nhật Bản

Không khí trong lành, cuộc sống tiện lợi

Đi làm lương cao, tích lũy lớn

Cơ hội học tập (ngoại ngữ và nghề) tốt

Môi trường kinh tế thị trường hàng đầu giúp mài giũa con mắt kinh doanh

Đi làm công ty an toàn, thu nhập tốt

Chỉ đi làm 240 ngày trong năm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ

Thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn

Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày)

Ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh

Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn

Có thể thức ăn không hợp khẩu vị của bạn (cần làm quen)

Việt Nam

Có gia đình, bạn bè, dễ đi vui chơi ăn nhậu

Làm tới 5 giờ chiều là về

Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái cao

Khả năng lập nghiệp cao nếu bạn có con mắt kinh doanh

Được nghỉ Tết Nguyên đán

Thực phẩm hợp khẩu vị

Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện

Thu nhập nhìn chung là thấp

Không an toàn (nhiều trộm cướp, lừa đảo)

Một số nơi phải đi làm thứ 7 (hay nửa ngày thứ 7)

Vấn đề an toàn thực phẩm kém

Tôi có nhiều bạn bè thích sống bên Nhật hơn, và tôi thấy họ chọn như thế là rất hợp lý. Cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Tôi cũng có một số bạn bè thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn (đừng đánh giá thấp mục tiêu này!!). Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ mà thôi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý các điều sau đây:

+ Những người chọn về Việt Nam là những người đã có ngoại ngữ (tiếng Nhật) và bằng cấp nước ngoài nên về Việt Nam họ có mức lương cao và công việc dễ chịu

+ Ở Nhật không hẳn là khó kiếm người yêu, tôi thấy mọi người vẫn cặp kè ầm ầm

Tức là, những người kết luận “Sống ở Việt Nam vui hơn” là do họ đã có nền tảng ngoại ngữ, bằng cấp tốt rồi. Còn nếu bạn mới chỉ sống ở Việt Nam, chưa ra nước ngoài bao giờ, không có ngoại ngữ và bằng cấp thì cái nhìn của bạn sẽ khác, mà thông thường là “Rất khó sống, không đủ chi tiêu, tôi chỉ muốn ra nước ngoài càng nhanh càng tốt”. Suy nghĩ như thế là hợp lý, vì quả thực ở Nhật dễ sống và kiếm tiền hơn nhiều (nó phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và Nhật là nước có nền kinh tế thị trường cao độ).

Cũng có nhiều người sang Nhật và thấy là sống ở Nhật vui hơn, có thể họ hợp với tính cách người Nhật hơn. Nhiều người phê phán họ vì họ hợp với người Nhật nhưng tôi thấy phê phán đó là ấu trĩ và không có cơ sở vì mỗi người có một cá tính và lựa chọn riêng. Ngược lại, chính những người đó lại đóng góp cho kinh tế Việt Nam nhiều hơn là những người khác nữa – theo ý kiến cá nhân của tôi. Theo tôi thì:

Bạn phải đi và lựa chọn

Khi bạn đi rồi và có năng lực đủ cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương rất cao so với Việt Nam (tầm 3000 đô la Mỹ) nhưng thường xuyên kêu chán. Nhưng tôi thấy thì không cần phải chán như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp rồi (hiểu theo nghĩa là tự mình kinh doanh hay bỏ tiền ra mua thời gian để học hỏi thêm kỹ năng, thành chuyên gia và có thể kiếm sống nhàn nhã). Có điều, chỉ e rằng một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam mà thôi. Bạn có thể làm như thế, nếu năng lực của bạn rất cao. Takahashi thì chưa mơ như vậy vội, những việc như thế đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức rất lâu dài.

Rủi ro: Nô lệ của mức lương

Đây là trường hợp bạn đi làm ở nước ngoài, lương rất cao nhưng cảm thấy cuộc sống chán (vì đi làm quần quật không có thời gian vui chơi, ít bạn bè, không có cơ hội kiếm người yêu) nhưng thấy bế tắc vì không dám từ bỏ mức lương mình có. Tôi gọi đây là “Nô lệ của mức lương”, một hiện tượng có ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Tuy nhiên, để sống tốt thì đôi khi bạn phải từ bỏ thôi. Bạn không từ bỏ, không thay đổi thì cái “chán” không thể nào mất đi được. Lời khuyên của tôi là khi đủ an toàn về tài chính rồi thì bạn nên thay đổi. An toàn về tài chính là “có đủ tiền mặt sống ít nhất 1 năm mà không cần làm gì”. Thường đi làm bên Nhật vài năm về Việt Nam bạn có thể sống 4 – 5 năm không cần làm gì là chuyện thường. Tất nhiên, nếu bạn đổ tiền vào chứng khoán hay đầu cơ bất động sản và không rút ra được thì lại là chuyện khác (Đây chính là rủi ro “Đầu tư vào thứ mình không nắm rõ”).

Về vấn đề “kỹ năng chuyên gia” thì tôi có người bạn bên Singapore, đi làm với mức lương khởi điểm cực thấp (thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nhiều) và thay đổi chỗ làm liên tục (điều được đánh giá rất thấp ở Sing) nhưng sau vài năm có kỹ năng tầm chuyên gia nên làm việc lương cao, nhàn hạ (hầu như không phải làm gì) và CÓ THỂ XIN VIỆC VÀO BẤT KỲ ĐÂU. Đó chính là cái giá của “kỹ năng chuyên gia”. Khi có kỹ năng nghề nghiệp thì bạn có thể thoát khỏi hiện tượng “Nô lệ của mức lương”.

Làm việc dùng tiếng Nhật cũng vậy:

+ Nếu tiếng Nhật không tốt: Không thể xin việc lương cao

+ Tiếng Nhật tốt nhưng chưa tới mức chém gió: Làm việc lương cao nhưng phải căng đầu óc ra nghĩ

+ Tiếng Nhật mức chém gió: Làm việc nhẹ nhàng như tiếng mẹ đẻ vậy

Câu hỏi: Bạn có kỹ năng cốt lõi nào?

Nhiều người sống bên Nhật không vui vì thậm chí tiếng Nhật họ còn không tốt. Không có ngoại ngữ tốt thì làm sao học kỹ năng cốt lõi? Và làm sao khám phá cuộc sống?

Ai sống bên Nhật vui?

Thường đó là những người yêu thích tiếng Nhật, yêu thích nước Nhật và tính thanh lịch của Nhật Bản. Họ yêu thích ẩm thực Nhật và chịu khó đi khám phá các nơi. Nhìn chung, cần phải đi khám phá thay vì thu mình lại và kết luận là “Cuộc sống ở Nhật chán”.

Bạn có biết triết lý ẩm thực của người Nhật? Món sushi cần phải làm thế nào mới ngon? v.v… Khi nào bạn tìm hiểu được những điều đó thì bạn thấy nước Nhật khá thú vị. Phần lớn mọi người không phân biệt được sushi với nhau, chỉ ăn sushi trong siêu thị và kết luận là chả có gì ngon. Giống như người nước ngoài qua Việt Nam, mua một trái xoài ngoài chợ, ăn thấy không ngon và kết luận Việt Nam chẳng có trái gì ngon vậy.

Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy cuộc sống thú vị, ở đâu cũng vậy thôi. Tôi có vài người bạn Nhật rất chịu khó khám phá các món ăn ngon ở Việt Nam và thấy cuộc sống ở Việt Nam vui. Ngược lại, phần lớn người Nhật sang Việt Nam chỉ dám quanh quẩn ở khu người Nhật, chỉ ăn đồ ăn Nhật (tại Việt Nam), vào bar, club vui chơi với mấy em gái và thế là hết. Những người như thế thì chẳng bao giờ hiểu được nền văn hóa và ẩm thực Việt Nam cả. Muốn hiểu thì phải chịu khó đi ăn ốc, ăn hàng, đi chợ hoa, v.v… thì mới có thể thấy yêu thích cuộc sống ở Việt Nam được.

Ai sống ở Việt Nam vui?

Thường thì đó là những người có sự ổn định và an toàn về tài chính (ví dụ có ngoại ngữ và bằng cấp chẳng hạn). Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức lương cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ “vui” nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.

Nếu bạn định đi du học hay định cư, thì bạn nên ghi nhớ trạng thái ban đầu của bạn vì nhiều khi đi sang bển rồi bạn lại quên béng và nghĩ là “Ngày xưa tui ở Việt Nam vui lắm”.

Hay là nhiều bạn đi du học, về Việt Nam chơi 1 – 2 tháng rồi không muốn quay lại bên kia vì nghĩ Việt Nam vui hơn. Nhưng cần nhớ cái “vui” này là cái vui của người về Việt Nam để vui chơi – không cần làm gì kể cả nấu ăn, chứ nếu về Việt Nam và tất bật đi làm thì nhìn chung nhiều người vẫn chọn không về mà ở lại Nhật.

Đã bao giờ bạn ở Nhật và nghĩ về Việt Nam bạn sẽ ăn X, ăn Y,…cho thỏa thích, sẽ đi chơi với bạn bè suốt ngày và khi về Việt Nam nghỉ hè thì bạn thấy không muốn ăn gì và cũng chẳng rủ được bạn nào đi vui chơi chưa? Việc này thường xảy ra lắm!

Kết luận

Cuộc sống ở đâu cũng sẽ dễ dàng vui vẻ nếu:

+ Bạn có kỹ năng cốt lõi

+ Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

+ Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)

+ Thế giới quan của bạn rộng (hiểu biết thế giới)

+ Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro như “Nô lệ của mức lương”)

+ Có người yêu, gia đình (khá quan trọng đấy!), v.v…

Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống ngày càng dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ chạy theo số đông trên một vòng tròn.

Nguồn: Báo Nhật

Cuộc Sống Ở Nhật Có Tốt Hơn Ở Việt Nam Không?

Tuy nhiên, bạn nên biết ở mỗi quốc gia khác nhau dù về cuộc sống hay công việc nó đều có những ưu điểm riêng. Và ở Việt Nam có cái hay ở Việt Nam nhưng ở Nhật cũng có những cái thú vị của Nhật.

1, Cuộc sống ở Nhật có tốt hơn ở Việt Nam hay không?

Hiện nay, có không ít người thường “đứng núi này trông núi nọ”. Khi ở Việt Nam thì bản thân họ than phiền là mức sống thấp, lương thấp… Nhưng khi sang Nhật Bản với mức lương cao hơn thì lại than phiền rằng cuộc sống buồn tẻ. Không có bạn bè người thân để đi chơi, giao lưu chia sẻ…

Nến như bạn cũng đang trong tình trạng này thì bạn nên nhìn cuộc sống tích cực hơn. Vì ở đâu, ở quốc gia nào cũng có những ưu điểm riêng, cũng có những hạn chế nhất định. Và bạn nên nhìn nhận vào những ưu điểm đó để sống, để học tập và làm việc.

2, Cuộc sống ở Nhật có gì tốt và chưa tốt?

Như đã nói, cuộc sống ở mỗi nơi sẽ đều có những thuận lợi, khó khăn riêng biệt và nhất định. Cụ thể với cuộc sống của người lao động, sinh sống ở Nhật Bản có những ưu nhược điểm như:

Bầu không khí trong lành, cuộc sống vô cùng tiện lợi.

Có thể đi làm với công việc tốt, lương cao, tích lũy được nhiều kiến thức, kinh nghiệm.

Cơ hội tốt hơn.

Môi trường kinh tế phát triển hàng đầu giúp con người ta tiếp cận được với nền kinh tế thế giới.

Đi làm công ty khá an toàn.

Làm 240 ngày trong năm và nghỉ thứ 7, chủ nhật cùng những ngày lễ.

Thực phẩm sạch, an toàn, đảm bảo vệ sinh thực phẩm.

3, Cuộc sống ở Việt Nam thì sao?

Những bạn đang có nhu cầu xuất khẩu lao động Nhật Bản có băn khoăn về cuộc sống ở Nhật Bản khác gì Việt Nam? Nếu như cuộc sống ở Nhật có khá nhiều điểm thú vị và hạn chế đã được chúng tôi nêu trên. Thì cuộc sống tại Việt Nam cũng có những điểm khiến cho bạn có được những trải nghiệm rất riêng

Thời gian làm việc cơ bản ít nhưng phải làm thêm giờ nhiều.

Thực tập sinh sẽ sống một không có bạn bè, người thân… bên cạnh

Cơ hội để tìm kiếm bạn bè ít hơn ở trong nước.

Thức ăn có thể không phù hợp với khẩu vị….

Có gia đình và bạn bè bên cạnh bạn.

Làm hành chính ngày 8 tiếng

Cơ hội tìm kiếm bạn bè mới khá cao

Nếu như có tài kinh doanh thì có thể khởi nghiệp làm “ông chủ”.

Được nghỉ ngày lễ tết bên gia đình, người thân

Thực phẩm luôn hợp khẩu vị.

Mức thu nhập trung bình không quá cao như ở Nhật.

Tư tưởng không được “tự do”, thoải mái hoàn toàn.

Thực phẩm kém chất lượng,

Vấn đề không khí ô nhiễm…

Tìm Hiểu Chung Về Cuộc Sống Ở Nhật Bản

Tìm hiểu chung về cuộc sống ở Nhật Bản

Nhật Bản là một cường quốc phát triển về kinh tế , văn hóa con người ở đây cũng rất đa dạng . Khi sống tại đất nước này các bạn sẽ cảm thấy vô cùng an toàn và thoải mái ; con người sống rất lịch sự .

Nhiều năm ở Nhật, tôi KHÔNG HỀ KHÓA CỬA nhà. Chưa bao giờ mất đồ. Ngoài ra, chuyện để quên đồ, để quên điện thoại cũng thường xảy ra. Nhưng khi quay lại nó vẫn nằm nguyên đó. Bạn bè tôi thì quên đủ thứ đồ điện tử trên tàu khi đi tàu điện nhưng cũng vẫn lấy lại được. Nhiều người còn để quên máy tính ở công viên. Nhưng nhìn chung thì hầu như không ai mất mát gì cả. Tất nhiên, bạn không nên để quên đồ khi sống ở bên đó. Ra ngoài thì nên khóa cửa. Tôi thì thường để máy tính xách tay ở nhà nhưng cũng ít khi buồn khóa cửa lắm, chỉ giả vờ khóa cửa nếu có ai tình cờ đi ngang qua thôi (có chìa đâu mà khóa!). Tại thực ra thì tôi cũng không nhiều đồ, tiền thì để hết trong ngân hàng rồi.

Tại sao ở Nhật ít trộm cắp, cướp giật? Sẽ có nhiều người giải thích là đó là tính trọng danh dự của người Nhật nhưng tôi thấy đó chỉ là một phần. Chúng ta nên nhìn nó theo một khía cạnh hợp lý hơn, đó là khía cạnh kinh tế và pháp luật.

Nhật Bản là xã hội giàu có, nên tràn ngập hàng hóa. Giá cả hàng hóa so với thu nhập rẻ hơn Việt Nam rất nhiều. Ví dụ cùng một món đồ điện, điện tử, điện thoại, máy tính thì giá ở Nhật rẻ hơn VN chút (tầm 10%), nhưng thu nhập là 2400 USD so với 200 USD ở VN, tức là cao gấp 12 lần. Do đó, giá trị hàng hóa rất nhỏ. Dù có lấy hàng hóa thì cũng không thể nào sống dựa vào nó được.

Ở các xã hội giàu có như Nhật thì nhân công có giá cao. Ví dụ bạn đi làm mức lương bèo nhất cũng 800 yên/giờ, tức là 1 giờ đi làm bạn có thể mua 2 ký gạo hay 8 lít sữa rồi. Các dịch vụ tại Nhật sẽ có giá cao, chứ không phải hàng hóa. Thay vì bạn đi ăn cắp đồ và chẳng bán được mấy (thực tế là chẳng biết bán cho ai) thì bạn đi làm lao động chân tay ở nhà máy theo ngày cũng có thể kiếm được 10 ngàn yên (120 USD). Luật pháp Nhật Bản Luật pháp Nhật cực kỳ nghiêm minh và rõ ràng. Ví dụ bạn đi xe đạp vượt qua đường và bị xe hơi đâm phải thì người bồi thường là bạn, chứ không phải xe hơi. Bạn có bị sao đi nữa thì cũng không có bất kỳ bồi thường nào. Cảnh sát Nhật làm việc cực kỳ mẫn cán, những vụ án xảy ra hàng chục năm vẫn dán ảnh nghi phạm khắp nơi. Ai giúp tóm được có thể nhận bồi thường hàng trăm ngàn tới hàng triệu Yên. Luật pháp minh bạch, nghiêm minh cũng là một nguyên nhân mà không ai dám phạm pháp.

Điều dễ nhận thấy là luật pháp Nhật Bản rất chi tiết. Ví dụ, Nhật Bản có trang bán hàng đấu giá cực kỳ nổi tiếng là Yahoo! Auction. Những trang bán đấu giá nếu có tố cáo lừa đảo cảnh sát sẽ vào cuộc ngay. Khi đó, tất cả mọi lệnh đặt giá đều phải trình cho cảnh sát. Ngoài ra, khi bạn tham gia bán hàng, Yahoo! Auction cũng xác minh địa chỉ của bạn (gửi mã số về địa chỉ đăng ký). Do đó, hầu như ít có lừa đảo, gian dối xảy ra. Nếu bạn không hài lòng, bạn sẽ lên đánh giá người bán được ngay.

Hay bạn đi thuê nhà cũng có luật thuê nhà riêng. Chủ nhà không dễ đuổi bạn đi. Họ muốn cho thuê nhà thì phải qua công ty bất động sản và công ty này phải có người có bằng cấp về bất động sản. Khi ký hợp đồng, bạn có quyền ở hết hợp đồng chứ họ không có quyền đuổi bạn đi. Tất nhiên, đưa tiền bồi thường cho bạn đi chỗ khác thì lại khác. Luật pháp Nhật còn quy định cặn kẽ cả việc đồ đạc xuống cấp theo thời gian thì người thuê không phải bồi thường. Nghĩa là, nếu bạn dán tấm poster lên tường và nó để lại vết trên đó, thì chủ nhà không có quyền yêu cầu bạn bồi thường. Họ yêu cầu bạn bồi thường là họ phạm luật.

Lái xe hơi cũng vậy, bạn mà tông phải ai đó thì nhiều khả năng là đi làm cả đời trả nợ. Cho nên ở Nhật không ai dám uống rượu lái xe cả. Đơn giản vì pháp luật rất nghiêm minh và mọi công dân phải bồi thường hậu quả họ gây ra.

Nhiều bạn mới sang Nhật sẵn tính yêng hùng và tư duy kiểu Việt Nam nên hồn nhiên vượt qua đường. Có người bị xe cán phải nằm viện tốn khá nhiều tiền. Tất nhiên là không được bồi thường gì cả.

Nếu phạm pháp thì chắc chắn sẽ khó thoát tội cho nên hầu như không ai phạm pháp cả.

Văn hóa Nhật Bản

Đồ ăn trộm sẽ được tiêu thụ qua đường dây bán đồ ăn cắp, thường là cho người nước ngoài. Chắc các bạn biết loại đồ “mất quai”, ví dụ máy quay, máy ảnh bị mất cái quai để xỏ dây. Lý do là các hàng hóa này để trong siêu thị thường được gắn sợi dây chống trộm vào, nếu cắt sợi dây này là báo động sẽ reo ngay. Do đó, bọn trộm sẽ cắt quai máy. Nhìn loại hàng này là biết ngay là đồ ăn cắp.

Ở Nhật có lừa đảo không? Ở Nhật có lừa đảo và thường rất tinh vi. Bạn bị mắc lừa phần lớn không phải là do bị lừa trắng trợn mà bị lừa một cách tinh vi và thường là hợp pháp. Bạn bị lừa vì bạn tham hay thiếu hiểu biết. Nếu bạn không tham thì có lẽ chẳng bao giờ bị lừa. Mấy trò lừa đảo bán hàng đa cấp ở Việt Nam mới chỉ là những trò lừa đảo hết sức thô sơ mà thôi.

Các trang hẹn hò lừa đảo Đây là các trang gọi chung là 出会い系 (Deai-kei) hay Deai, tức là “hẹn hò”. Những trang này có hàng chục ngàn trang. Đặc điểm là có thể đăng ký thành viên free, sau đó sẽ có rất nhiều lời mời gọi. Tin nhắn thường tới rất nhanh, có khi bạn vừa đăng ký xong 10 phút là có người mời gọi bạn rồi. Thậm chí còn hứa hẹn trả tiền cho bạn nữa. Đại khái là nhà giàu, là doanh nhân nhưng rất cô đơn, thiếu thốn tình cảm. Nhắn tin qua lại một hồi thì tài khoản miễn phí của bạn hết tiền và giục bạn là để tiếp tục nhắn tin thì phải chuyển khoản để mua point (để nhắn tin tiếp, ví dụ 1000 yên được 100 point).

Thực ra, bọn này thường thuê cò mồi (gọi là “sakura”) và ngồi nhắn tin cho bạn. Ví dụ chỉ cần một phòng máy và thuê vài người làm bán thời gian (arubaito) vào ngồi canh. Có ai đăng ký là nhắn tin rủ rê hẹn gặp, đi khách sạn ngay. Tất nhiên là đám người này sẽ dông dài mãi để bạn hết point. Sau đó hệ thống sẽ nhắc bạn môt số cách chuyển tiền để nạp point vào. Những vụ như thế này thì nhìn chung là khó kiện cáo. Với lại cũng ít người kiện cáo vì cũng ngại về thể diện. Thường mọi người chậc lưỡi cho qua.

Lừa việc làm thêm tại nhà

Nguyên tắc phân biệt: Công ty nghiêm chỉnh không bao giờ bắt bạn đóng tiền! Rất đơn giản phải không, nhưng sao nhiều người mắc lừa quá. Ở Việt Nam bị lừa bán hàng đa cấp thì vô số, lý do cực kỳ dễ hiểu: Vì họ tuyệt vọng.

Có một nguyên tắc để bạn không bao giờ mắc lừa: Đừng bao giờ bỏ tiền ra để kiếm tiền!

Bạn có thể thấy môi giới gia sư hay nhà đất ở VN cũng hay lừa đảo kiểu này: Họ lấy tiền giới thiệu hay “giữ chỗ” nhưng không bao giờ bạn có việc cả. Và rất khó đưa họ ra pháp luật. Nếu bạn không tham hay tuyệt vọng thì bạn sẽ không mất tiền. Tôi chưa bao giờ mất tiền vì tôi chưa bao giờ tham hay tuyệt vọng cả.

Bán hàng đa cấp Cũng giống Việt Nam: Yêu cầu thành viên phải đóng phí “mở cửa hàng” hay phải mua hàng mới được gia nhập. Tuy nhiên tôi chưa bao giờ thấy vấn đề này ở Nhật. Có lẽ bởi vì pháp luật đã quy định quy chế hoạt động rõ ràng rồi, nên không còn lừa đảo kiểu này nữa.

Tất nhiên là ở Nhật có nhiều hãng bán hàng đa cấp hợp pháp, nhìn chung hàng hóa chất lượng tốt. Tuy nhiên, những người tham gia thì hay lôi kéo, dụ dỗ người thân, bạn bè nên hay bị ghét.

Ăn cắp thông tin thẻ tín dụng, làm thẻ giả Ở Nhật thẻ tín dụng (credit card) rất phổ biến. Bạn nên coi chừng các trang ăn cắp thông tin dạng phissing hay bị nhìn trộm từ đằng sau (bị lộ số thẻ). Bạn cũng coi chừng khi hung thủ lục thùng rác nhà bạn để xem thông tin bạn đăng ký. Nhìn chung nên hủy cẩn thận giấy tờ về thẻ tín dụng. Các công ty thẻ thường gửi lý lịch chi tiêu hàng tháng cho bạn với các số thẻ bị giấu đi bằng dấu *, chỉ để lộ 4 số cuối. Nếu hung thủ có thể biết thông tin đăng ký và số thẻ thì chúng có thể làm giả thẻ. Tất nhiên không phải để mua hàng online và gửi về địa chỉ của chúng, mà làm giả thẻ để đi mua sắm tại cửa hàng, khu thương mại. Đã mua rồi thì sẽ khó lần ra đươc lắm (Chẳng ai dại gì gửi về nhà mình để cảnh sát tóm).

Giả dạng ngân hàng, tặng quà Cuộc gọi giả dạng ngân hàng hay công ty nào đó tặng quà và yêu cầu bạn cung cấp thông tin thẻ ngân hàng chẳng hạn. Chẳng hạn, có cuộc gọi đến nói là người của ngân hàng yêu cầu bạn xác minh thông tin nếu không tài khoản của bạn sẽ bị khóa chẳng hạng. Hay là máy bạn bị cài virus và cửa sổ web bật ra yêu cầu bạn đánh mật khẩu ngân hàng vào nếu không tài khoản sẽ bị đóng (dọa bạn để bạn sợ). Bạn mất thông tin cũng là lúc tin tặc sẽ chuyển khoản tiền đi nơi khác. Ở Nhật cũng có dạng 振り込め詐欺 furikome sagi nhắm tới người già, lừa họ chuyển tiền cho bọn tội phạm (giả dạng người thân chẳng hạn).

Nhìn chung, lừa đảo ở Nhật cũng có nhưng tôi hầu như không gặp. Các ngân hàng, các cơ quan của Nhật cũng thường xuyên khuyến cáo để nâng cao cảnh giác. Về nguyên tắc, không ngân hàng hay cơ quan nào hỏi mật khẩu hay thông tin mật của bạn cả. Cứ ghi nhớ điều này thì sẽ an toàn.

Ở Nhật không chỉ dân trí cao mà “net” trí cũng rất cao. Bạn gặp vấn đề gì có thể tra trên mạng là sẽ thấy ngay. Nếu bạn chịu khó tra thì bạn khó bị lừa đảo được. Bạn cũng có thể đăng câu hỏi để mọi người trả lời.

Bán hàng bịp

TÀ GIÁO Nhật Bản là nước tự do tôn giáo và có rất nhiều “tôn giáo mới”, tiếng Nhật là 新興宗教 Shinkou Shuukyou (TÂN HƯNG TÔN GIÁO), phần lớn đều tự xưng là đạo Phật. Hãy coi chừng nếu bạn bị dụ dỗ, vì có thể đó là tà giáo (tiếng Nhật: カルト Karuto / Cult). Đặc điểm của các tôn giáo này là: Súng bái giáo chủ hay người sáng lập tôn giáo (tức là sùng bái cá nhân) Bắt buộc tín đồ phải đi dụ dỗ người vào tôn giáo

Thu tiền tín đồ

Tính nhất quán trong việc tham dự: Ví dụ “Đã trót viết tên, địa chỉ để làm thẻ miễn phí rồi thì thử dùng thử xem sao?”. Trong tôn giáo thì sẽ là “Đã mất thời gian nghe nói chuyện rồi thì thử xem sao?” để dụ người ta vào. Giai đoạn cuối của kiểm soát suy nghĩ là “Tới được đây bằng lời dạy này rồi thì hãy tham gia XYZ đi”, “Đã thề toàn tâm toàn ý tín ngưỡng rồi thì hiến hết tài sản để bắt đầu cuộc sống cống hiến”, v.v…

Tương phản về tri giác: Dùng hiệu quả so sánh, ví dụ “Sau khi xem ảnh chiến tranh của triển lãm bom nguyên tử thì nhìn hình ảnh công viên hoàn toàn bình thường cũng thấy tươi sáng”. Hay là sau khi vào các cửa hàng cao cấp với giá mắc thì qua cửa hàng giá rẻ tự nhiên thấy giá rẻ đi. Các tôn giáo thì thường chiếu video về chiến tranh, đói khát, giết người, ngoại tình, ly hôn, … tức là tập trung vào các mặt tối tăm của cuộc sống để đẩy người xem vào trạng thái tuyệt vọng tạm thời. Sau đó đưa ra lý tưởng và hành động của đoàn thể tôn giáo như là lối thoát, cho chiếu tên và ảnh giáo chủ và tự nhiên thấy nó bừng sáng hơn thực tế.

Nỗi sợ hãi: Một số tôn giáo sẽ dạy là “Nếu ra khỏi tôn giáo sẽ gặp bất hạnh”. Cho dù không được dạy như giáo lý thì sẽ nhắc đi nhắc lại một số trường hợp ra khỏi tôn giáo và gặp bất hạnh để tạo nên nỗi sợ hãi. Đối tượng “sẽ gặp bất hạnh” thì đủ loại tùy theo tôn giáo, ví dụ “tổ tiên ở thế giới bên kia”, “bản thân”, “cha mẹ, anh chị em, người thân”, “con cháu” v.v… Hay là “Nếu trước khi nghe lời dạy thì không sao chứ nghe rồi mà còn ra thì sẽ không được cứu rỗi”. Hay bị dọa là “Ma quỷ sẽ nhập vào” hay “Sẽ xuống địa ngục” chẳng hạn. CÁC THỦ PHÁP KIỂM SOÁT SUY NGHĨ Khóc lóc Đánh vào sự thương cảm của người khác, ví dụ trên Facebook hay có trò quăng ảnh thương tâm lên. Hay trong tôn giáo thì khóc lóc kể lể con đường gian khổ của giáo chủ, v.v.., trong tà giáo thì giáo chủ vừa khóc vừa thuyết giáo.

Hoạt động nhóm Dùng một nhóm đông để lôi kéo thường xuyên và trong thời gian dài. Bằng cách đánh vào tâm lý nhất quán trong hành động sẽ lôi kéo người bị dụ vào tôn giáo dù người đó thấy có nghi ngờ về giáo lý.

Thủ pháp “giáo dục” (Sau khi vào tôn giáo) Sẽ đặt ra nhiều quy tắc luật lệ và giáo dục người ta theo. Thỉnh thoảng cấm người ta tìm hiểu lý do hay suy nghĩ. Nếu làm theo sẽ cực kỳ tán thưởng còn lệch một chút cũng sẽ bị phạt nghiêm khắc. Dần dần sẽ giáo dục người ta theo luật lệ một cách vô thức. Qua đó con người có thể mất đi suy nghĩ thông thường, giá trị quan và cuối cùng là lương tâm và sự phân biệt thiện ác.

Thủ pháp tẩy não

Bạn đã bao giờ gặp anh chàng nói về quá trình gian khổ vươn lên của mình – thường rất cảm động và đạo đức (giả) – nhưng ngay sau đó lại mượn tiền chưa? Thường người ta sẽ kể về hành vi cao đẹp của mình để giúp người khác hay vượt lên số phận, đánh vào cảm thương và thông cảm của người nghe, sau đó sẽ mượn tiền. Cũng chỉ là một trong các thủ pháp trên thôi. Và thường là họ không bao giờ trả tiền cả (thường là vay tất cả mọi người). Nhìn chung, nếu bạn nắm rõ các cách thức trên thì sẽ ít bị lừa về mặt tiền bạc.

Cuộc Sống Du Học Nhật Bản Yurika

Nhật hay Việt Nam vui hơn?

Cần định nghĩa “vui” là thế nào?

Sống ở đâu vui là tùy thuộc vào bản thân bạn

Điều quan trọng là làm cho cuộc sống vui vẻ, dễ dàng hơn

Định nghĩa “vui”

Tôi không phải là chuyên gia về hạnh phúc, nên chỉ đưa ra một vài tiêu chí của “vui”:

Cuộc sống có dễ dàng không (Kiếm tiền có dễ dàng không?)

An toàn về tài chính

Có nhiều bạn bè không

Số giờ làm việc có ít không (Tức là thời gian đi chơi, ăn nhậu có nhiều không?)

Có gia đình bên cạnh không

Bạn có điều gì đặc biệt yêu thích khi sống ở đây?

(Còn nhiều thứ khác mà bạn có thể thêm vào)

Cần phải định nghĩa rõ ràng vì người ta rất hay QUÊN. Nhiều người đi từ Việt Nam sang Nhật lại hay quên béng mất ở Việt Nam cuộc sống khó khăn thế nào, sau khi sang Nhật cuộc sống dễ thở hơn nhiều thì lại kêu chán vì không có bạn bè, không có nhiều thời gian đi ăn nhậu. Ngược lại cũng thế, nhiều người từ Nhật về Việt Nam thì kêu ở Nhật chán quá, ở Việt Nam vui hơn mà quên là thời gian ở Nhật giúp họ có cuộc sống an toàn, sức khỏe tốt và cơ hội học tập các kỹ năng, lấy bằng cấp tốt như thế nào. Nếu bạn là người như thế thì bạn không cô đơn, có rất nhiều người như thế bao gồm cả tôi – Takahashi – người tù vĩnh cửu. Dù sao, hiện tại thì tôi nhìn nhận sự việc khách quan hơn rất nhiều và nhận thấy là:

Sống ở đâu cũng không tệ, miễn là chúng ta biết làm sao cho cuộc sống vui vẻ và dễ dàng hơn (= “Theo đuổi lý tưởng”)

Nhiều người trong chúng ta hay:

隣の花は赤い Tonari no hana wa akai = Đứng núi này trông núi nọ

Bởi vì chúng ta đã quên đi lúc xuất phát ban đầu. Thực tế thì tôi nghĩ cuộc sống của mỗi người trong chúng ta càng ngày càng tốt đẹp hơn, nhất là khi chúng ta đã bước chân ra đi, học được thêm ngoại ngữ mới, biết được nhiều thứ mới và học được các kỹ năng sinh tồn trong cuộc sống (bao gồm cả các kỹ năng nghề nghiệp). Nhưng nhiều người vẫn khổ tâm vì họ đã quên xuất phát điểm ban đầu gian khó mà thôi. Tôi sống khá thanh thản vì tôi nhớ khá rõ quá trình mình đã đi qua và nhận thấy cuộc sống ngày càng tốt đẹp hơn, ngày càng tự do hơn. Ngạn ngữ tiếng Nhật có một câu rất hay:

初心を忘れずべからず Shoshin wo wasurezu bekarazu = Không được quên đi điểm xuất phát của bạn

Shoshin (kanji: SƠ TÂM) chính là nói về thời điểm ban đầu lúc bạn học nghề hay kỹ năng gì đó. Bạn không được quên đi mục đích trong sáng (Shoshin) khi đó, nếu không bạn sẽ gặp rắc rối. Hãy nhớ lại vì sao bạn bước chân ra đi (du học hay định cư chẳng hạn)? Đừng quên điều đó. Chẳng phải để nhìn thế giới bên ngoài, học hỏi ngoại ngữ và các kỹ năng nghề nghiệp hay sao? Không quên đi thuở ban đầu là cách tốt để chúng ta tiếp tục theo đuổi lý tưởng của mình mà không chệch hướng khỏi đó.

So sánh Nhật Bản và Việt Nam

Có nhiều người muốn sống tại Nhật vì:

Cuộc sống an toàn, không khí trong lành, cảnh đẹp

Đi làm thu nhập cao, cơ hội tích lũy tiền bạc lớn

Con người thanh lịch, lịch sự

Cuộc sống vô cùng tiện lợi

Có nhiều người lại muốn sống ở Việt Nam vì:

Có bạn bè, đi ăn nhậu và vui chơi dễ

Làm việc đến 5 giờ chiều là về

Cơ hội kinh doanh lớn hơn (vì là người Việt)

Kiếm bạn gái, bạn trai dễ hơn, v.v…

Và cũng nhiều người muốn đi làm bên Nhật nhưng vui chơi thì ở Việt Nam, tuy nhiên để làm được thế đòi hỏi khá nhiều thời gian và nỗ lực để bạn có thể đi đi về về giữa hai nơi. Thông thường nhất vẫn là làm việc và sống ở Nhật, hay là học và làm tại Nhật một thời gian rồi sau đó về Việt Nam.

Rốt cuộc thì nơi nào vui hơn? Không có câu trả lời chung mà nó tùy thuộc vào mỗi cá nhân và mỗi thời điểm. Cá nhân tôi thấy sống ở nơi nào cũng có thể vui được nếu biết cách. Câu trả lời của tôi là không có nhiều khác biệt lắm, tuy nhiên cơ hội kiếm tiền sẽ khác nhau tùy thuộc vào con đường mà bạn theo đuổi.

   Ưu điểm Nhược điểm 

 Nhật Bản

Không khí trong lành, cuộc sống tiện lợi

Đi làm lương cao, tích lũy lớn

Cơ hội học tập (ngoại ngữ và nghề) tốt

Môi trường kinh tế thị trường hàng đầu giúp mài giũa con mắt kinh doanh

Đi làm công ty an toàn, thu nhập tốt

Chỉ đi làm 240 ngày trong năm, thứ 7, chủ nhật và ngày lễ nghỉ

Thực phẩm tốt cho sức khỏe của bạn

Xã hội công nghiệp, phải làm thêm giờ (có thể 10 – 14 tiếng/ngày)

Ít bạn bè, không có gia đình bên cạnh

Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái ít hơn

Có thể thức ăn không hợp khẩu vị của bạn (cần làm quen)

 Việt Nam

Có gia đình, bạn bè, dễ đi vui chơi ăn nhậu

Làm tới 5 giờ chiều là về

Cơ hội kiếm bạn trai, bạn gái cao

Khả năng lập nghiệp cao nếu bạn có con mắt kinh doanh

Được nghỉ Tết Nguyên đán

Thực phẩm hợp khẩu vị

Không khí không trong lành, cuộc sống bất tiện

Thu nhập nhìn chung là thấp

Không an toàn (nhiều trộm cướp, lừa đảo)

Một số nơi phải đi làm thứ 7 (hay nửa ngày thứ 7)

Vấn đề an toàn thực phẩm kém

Tôi có nhiều bạn bè thích sống bên Nhật hơn, và tôi thấy họ chọn như thế là rất hợp lý. Cuộc sống an toàn, con người lịch sự, không khí trong lành lại có nhiều cảnh ôn đới đẹp. Tôi cũng có một số bạn bè thích về Việt Nam hơn vì họ thích đi cà phê với bạn bè, sống bên cạnh gia đình và đặc biệt là kiếm người yêu dễ hơn (đừng đánh giá thấp mục tiêu này!!). Có lẽ lựa chọn sống ở đâu là tùy thuộc mỗi người và sở thích của họ mà thôi. Tuy nhiên, bạn nên chú ý các điều sau đây:

Những người chọn về VN là những người đã có ngoại ngữ (tiếng Nhật) và bằng cấp nước ngoài nên về VN họ có mức lương cao và công việc dễ chịu

Ở Nhật không hẳn là khó kiếm người yêu, tôi thấy mọi người vẫn cặp kè ầm ầm

Tức là, những người kết luận “Sống ở Việt Nam vui hơn” là do họ đã có nền tảng ngoại ngữ, bằng cấp tốt rồi. Còn nếu bạn mới chỉ sống ở Việt Nam, chưa ra nước ngoài bao giờ, không có ngoại ngữ và bằng cấp thì cái nhìn của bạn sẽ khác, mà thông thường là “Rất khó sống, không đủ chi tiêu, tôi chỉ muốn ra nước ngoài càng nhanh càng tốt”. Suy nghĩ như thế là hợp lý, vì quả thực ở Nhật dễ sống và kiếm tiền hơn nhiều (nó phụ thuộc vào quy mô nền kinh tế và Nhật là nước có nền kinh tế thị trường cao độ).

Cũng có nhiều người sang Nhật và thấy là sống ở Nhật vui hơn, có thể họ hợp với tính cách người Nhật hơn. Nhiều người phê phán họ vì họ hợp với người Nhật nhưng tôi thấy phê phán đó là ấu trĩ và không có cơ sở vì mỗi người có một cá tính và lựa chọn riêng. Ngược lại, chính những người đó lại đóng góp cho kinh tế Việt Nam nhiều hơn là những người khác nữa – theo ý kiến cá nhân của tôi. Theo tôi thì:

Bạn phải đi và lựa chọn

Khi bạn đi rồi và có năng lực đủ cao thì bạn có quyền lựa chọn. Nhiều người đi làm bên Nhật, lương rất cao so với Việt Nam (tầm 3000 đô la Mỹ) nhưng thường xuyên kêu chán. Nhưng tôi thấy thì không cần phải chán như thế, vì tích lũy một thời gian là đủ về Việt Nam lập nghiệp rồi (hiểu theo nghĩa là tự mình kinh doanh hay bỏ tiền ra mua thời gian để học hỏi thêm kỹ năng, thành chuyên gia và có thể kiếm sống nhàn nhã). Có điều, chỉ e rằng một số bạn vẫn muốn làm với mức lương bên Nhật nhưng lại muốn có nhiều bạn bè và thời gian ăn chơi như ở Việt Nam mà thôi. Bạn có thể làm như thế, nếu năng lực của bạn rất cao! Takahashi thì chưa mơ như vậy vội, những việc như thế đòi hỏi phải đầu tư thời gian và công sức rất lâu dài.

Rủi ro: Nô lệ của mức lương

Đây là trường hợp bạn đi làm ở nước ngoài, lương rất cao nhưng cảm thấy cuộc sống chán (vì đi làm quần quật không có thời gian vui chơi, ít bạn bè, không có cơ hội kiếm người yêu) nhưng thấy bế tắc vì không dám từ bỏ mức lương mình có. Tôi gọi đây là “Nô lệ của mức lương”, một hiện tượng có ở TẤT CẢ MỌI NGƯỜI. Tuy nhiên, để sống tốt thì đôi khi bạn phải từ bỏ thôi. Bạn không từ bỏ, không thay đổi thì cái “chán” không thể nào mất đi được. Lời khuyên của tôi là khi đủ an toàn về tài chính rồi thì bạn nên thay đổi. An toàn về tài chính là “có đủ tiền mặt sống ít nhất 1 năm mà không cần làm gì”. Thường đi làm bên Nhật vài năm về Việt Nam bạn có thể sống 4 – 5 năm không cần làm gì là chuyện thường. Tất nhiên, nếu bạn đổ tiền vào chứng khoán hay đầu cơ bất động sản và không rút ra được thì lại là chuyện khác (Đây chính là rủi ro “Đầu tư vào thứ mình không nắm rõ”).

Về vấn đề “kỹ năng chuyên gia” thì tôi có người bạn bên Singapore, đi làm với mức lương khởi điểm cực thấp (thấp hơn bạn bè cùng trang lứa nhiều) và thay đổi chỗ làm liên tục (điều được đánh giá rất thấp ở Sing) nhưng sau vài năm có kỹ năng tầm chuyên gia nên làm việc lương cao, nhàn hạ (hầu như không phải làm gì) và CÓ THỂ XIN VIỆC VÀO BẤT KỲ ĐÂU. Đó chính là cái giá của “kỹ năng chuyên gia”. Khi có kỹ năng nghề nghiệp thì bạn có thể thoát khỏi hiện tượng “Nô lệ của mức lương”.

Làm việc dùng tiếng Nhật cũng vậy:

Nếu tiếng Nhật không tốt: Không thể xin việc lương cao

Tiếng Nhật tốt nhưng chưa tới mức chém gió: Làm việc lương cao nhưng phải căng đầu óc ra nghĩ

Tiếng Nhật mức chém gió: Làm việc nhẹ nhàng như tiếng mẹ đẻ vậy

Câu hỏi: Bạn có kỹ năng cốt lõi nào?

Nhiều người sống bên Nhật không vui vì thậm chí tiếng Nhật họ còn không tốt. Không có ngoại ngữ tốt thì làm sao học kỹ năng cốt lõi? Và làm sao khám phá cuộc sống?

Ai sống bên Nhật vui?

Thường đó là những người yêu thích tiếng Nhật, yêu thích nước Nhật và tính thanh lịch của Nhật Bản. Họ yêu thích ẩm thực Nhật và chịu khó đi khám phá các nơi. Nhìn chung, cần phải đi khám phá thay vì thu mình lại và kết luận là “Cuộc sống ở Nhật chán”.

Bạn có biết triết lý ẩm thực của người Nhật? Món sushi cần phải làm thế nào mới ngon? v.v… Khi nào bạn tìm hiểu được những điều đó thì bạn thấy nước Nhật khá thú vị. Phần lớn mọi người không phân biệt được sushi với nhau, chỉ ăn sushi trong siêu thị và kết luận là chả có gì ngon. Giống như người nước ngoài qua Việt Nam, mua một trái xoài ngoài chợ, ăn thấy không ngon và kết luận Việt Nam chẳng có trái gì ngon vậy.

Chúng ta phải bỏ công ra khám phá thì mới thấy cuộc sống thú vị, ở đâu cũng vậy thôi. Tôi có vài người bạn Nhật rất chịu khó khám phá các món ăn ngon ở VN và thấy cuộc sống ở VN vui. Ngược lại, phần lớn người Nhật sang VN chỉ dám quanh quẩn ở khu người Nhật, chỉ ăn đồ ăn Nhật (tại VN!), vào bar, club vui chơi với mấy em gái và thế là hết. Những người như thế thì chẳng bao giờ hiểu được nền văn hóa và ẩm thực VN cả. Muốn hiểu thì phải chịu khó đi ăn ốc, ăn hàng, đi chợ hoa, v.v… thì mới có thể thấy yêu thích cuộc sống ở VN được.

Ai sống ở Việt Nam vui?

Thường thì đó là những người có sự ổn định và an toàn về tài chính (ví dụ có ngoại ngữ và bằng cấp chẳng hạn). Nếu đi làm quần quật ở Việt Nam thì chắc cuộc sống sẽ không vui vẻ lắm. Nhiều người thấy Việt Nam vui chủ yếu là do họ đã đi nước ngoài và có mức lương cao hơn mặt bằng chung rất nhiều, tức là chỉ “vui” nếu nhìn từ quan điểm của họ thôi.

Nếu bạn định đi du học hay định cư, thì bạn nên ghi nhớ trạng thái ban đầu của bạn vì nhiều khi đi sang bển rồi bạn lại quên béng và nghĩ là “Ngày xưa tui ở Việt Nam vui lắm”.

Hay là nhiều bạn đi du học, về Việt Nam chơi 1 – 2 tháng rồi không muốn quay lại bên kia vì nghĩ Việt Nam vui hơn. Nhưng cần nhớ cái “vui” này là cái vui của người về Việt Nam để vui chơi – không cần làm gì kể cả nấu ăn, chứ nếu về Việt Nam và tất bật đi làm thì nhìn chung nhiều người vẫn chọn không về mà ở lại Nhật.

Đã bao giờ bạn ở Nhật và nghĩ về VN bạn sẽ ăn X, ăn Y, … cho thỏa thích, sẽ đi chơi với bạn bè suốt ngày và khi về VN nghỉ hè thì bạn thấy không muốn ăn gì và cũng chẳng rủ được bạn nào đi vui chơi chưa? Việc này thường xảy ra lắm!

Kết luận

Cuộc sống ở đâu cũng sẽ dễ dàng vui vẻ nếu:

Bạn có kỹ năng cốt lõi

Bạn chịu khó học hỏi nâng cao kỹ năng nghề nghiệp

Bạn có công việc tốt và nhiều lựa chọn (kể cả lựa chọn sống và làm việc ở nước ngoài)

Thế giới quan của bạn rộng (hiểu biết thế giới)

Nhân sinh quan của bạn rộng (tránh rơi vào các rủi ro như “Nô lệ của mức lương”)

Có người yêu, gia đình (khá quan trọng đấy!), v.v…

Cuộc sống vui vẻ hay không là do bản thân chúng ta có tìm cách để cuộc sống ngày càng dễ dàng và vui vẻ hơn hay không mà thôi, tức là chúng ta có đang theo đuổi đam mê, lý tưởng không hay chỉ chạy theo số đông trên một vòng tròn!

(C) Takahashi @ Cuộc Sống Nhật Bản yurika.saromalang.com

Nếu bạn đi du học hay sinh sống ở nước ngoài như Nhật, Mỹ, Úc, v.v… thì chắc bạn cũng hay tự hỏi “Ở nước ngoài hay ở Việt Nam vui hơn?”. Trong bài này, tôi sẽ không đưa ra câu trả lời cụ thể vì nó còn tùy thuộc mỗi người, mỗi hoàn cảnh và tùy vào mỗi thời điểm; thay vào đó tôi sẽ đưa ra sự so sánh để có thể làm rõ các vấn đề sau:

Tôi Nên Về Việt Nam Hay Ở Lại Nhật Bản???

Tôi đã từng nói chuyện với nhiều Du học sinh đang học và đã tốt nghiệp tại Nhật Bản 1-2 năm về vấn đề việc làm tiếng Nhật. Đặc biệt các bạn Du học sinh năm 03 và năm cuối ở bển. Trong khi khá nhiều người chưa có một định hướng rõ ràng gì cho tương lai, vẫn rất thờ ơ với việc làm gì, ở đâu sau khi học xong, thì rất nhiều bạn đã ý thức rõ ràng để tìm hiểu cho mình một lĩnh vực mà mình hứng thú và tìm hiểu xem nó có cơ hội cho mình tại Nhật hay VN hay không.

Bản thân tôi ngày xưa không suy nghĩ được như vậy nên tôi rất khâm phục các bạn có chí hướng rõ ràng như vậy! Chắc chắn các bạn sẽ thành công!

Tuy nhiên, qua tiếp xúc với nhiều bạn tôi nhận thấy một câu hỏi mà đa phần Du học sinh hay tự hỏi bản thân rằng: “Nên quay về Việt Nam lập nghiệp hay ở lại Nhật Bản?” Có lẽ các bạn còn phân vân và tính toán xem nên về hay nên ở sao cho việc đó “tốt cho mình hơn”. Tôi xin thể hiện quan điểm cá nhân dưới góc độ Nhà tuyển dụng tư vấn cho các Ứng viên như sau:

Bạn nên ở lại Nhật Bản nếu:

1. Bạn nghĩ rằng tiếng Nhật của mình còn hơi kém, nếu về VN sợ chưa đủ năng lực để vào làm tại các công ty. Xin thông tin thực tế rằng ở Việt Nam (VN) các nhà tuyển dụng (NTD) đánh giá mức tương đương N2 là khá (7- 7.5/10 điểm) để quyết định tuyển dụng bạn, và mức này hiện tại rất dễ để tìm việc tại VN. Nếu bạn tự cảm nhận mình ở dưới mức N2 thì nên ở lại và chịu khó kiếm việc và học hỏi thêm.

2. Bạn chỉ đơn giản muốn được ở lại Nhật sống thêm một thời gian để thỏa mãn tình yêu của mình dành cho đất nước, con người và môi trường sống bên Nhật. Tức là làm gì cũng được, miễn là đủ sống và được ở lại Nhật. Tất nhiên khi chúng ta làm thì năng lực của chúng ta cũng được gia tăng.

3. Bạn muốn học hỏi cách làm của người Nhật ở bản xứ để rèn luyện năng lực và phong cách làm việc của mình. (Tôi nói rõ ở bản xứ vì cty Nhật sang VN cũng phải thay đổi theo hướng phù hợp với lao động và môi trường văn hóa làm việc ở VN). Việc này thật tuyệt vời! tôi chắc chắn nó sẽ giúp các bạn rất nhiều cho tương lai khi quay lại VN làm việc. Nhưng nên biết bao nhiêu là “đủ và dừng”để trở về LẬP SỰ NGHIỆP RIÊNG. Vì gần như cơ hội thăng tiến tại Nhật Bản rất ít cho lao động ngoài nước.

4. Bạn muốn tiết kiệm tiền nhiều hơn để lo cho tương lai khi về VN. Tiết kiệm này là nhờ chênh lệch về tỉ giá tiền giữa VN và JP. Ví dụ lương khoảng 18 – 20 man cho sv mới ra trường, ăn tiêu tiết kiệm chắc bạn vẫn để được 7 – 10 man. Nếu bạn về VN thì có thẻ tổng lương dc 7 – 10 man trừ chi phí, tiêu pha cũng chỉ tiết kiệm được khoảng 3-5 man. Vậy là ở lại Nhật chỉ làm cv đơn thuần và tiết kiệm bạn cũng sẽ hơn nếu về VN làm công ăn lương và tiết kiệm.

Bạn nên VỀ VIỆT NAM nếu:

1. Bạn cảm thấy mình đã trải nghiệm vừa đủ ở Nhật để trở về nước sum họp gia đình và xây dựng sự nghiệp cho mình. Thời gian sinh sống và học tập ở Nhật thế là đủ. Gia đình đang đợi mình về để đoàn tụ lâu dài sau mấy năm xa cách.

2. Bạn đủ tự tin về trình độ ngoại ngữ và kiến thức, trải nghiệm về JP học được tại Nhật có thể giúp bạn khẳng định năng lực của một du học sinh tại VN.

3. Bạn là một người biết tham vọng chính đáng: bạn mong muốn được khẳng định mình, được ghi nhận cụ thể bằng sự thăng tiến về vị trí trong công ty, điều mà bạn rất khó thực hiện nếu làm tại Nhật không đủ thâm niên.

4. Bạn muốn cải thiện thu nhập một cách “đáng kể” từ công việc của mình, đặc biệt từ các khoản thưởng lớn do năng lực và kết quả doanh thu bạn mang về cho công ty. Điều này rất khó tìm được ở các doanh nghiệp tại Nhật Bản, thậm chí cả các doanh nghiệp NB tại VN (thưởng thưởng mỗi năm giới hạn thưởng 2-3 tháng lương). Nhưng các công ty ngành dịch vụ và thương mại tại VN có thể chi cả hàng trăm triệu thậm chí hàng tỉ tiền thưởng cho bạn, nếu bạn mang về doanh thu cao cho công ty. Điều quan trọng là tìm một công ty cơ chế rõ ràng để đảm bảo giữ đúng cam kết với nhân viên. Để bạn được trả thù lao đúng, đủ và xứng đáng với công sức mình bỏ ra.

5. Bạn là người biết đánh giá đúng tình hình thị trường lao động tại Việt Nam, “nắm bắt kịp thời” các cơ hội phát triển sự nghiệp tại Việt Nam. Có nhiều anh chị về nước sớm, tập trung công tác và đã gặt hái được rất nhiều thành công, cả về thu nhập và vị trí công tác. Khẳng định và tạo lập cho mình một chỗ đứng vững chắc tại VN (có người mở kinh doanh riêng, có người đi làm thuê chuyên nghiệp). Việc nắm bắt cơ hội rất quan trọng, thị trường thì ngày càng khó khăn, du học sinh Nhật thì ngày càng nhiều, nếu bạn không nhanh chân nắm bắt cơ hội việc làm tại VN thì sẽ có người khác thay thế, càng ngày lập nghiệp càng khó khăn các bạn ạ!

Tôi rất vui vì đã có cơ hội kết nối với hàng ngàn bạn, qua đó làm cầu nối cơ hội nghề nghiệp cho hàng trăm anh chị em tiếng Nhật trong suốt thời gian qua, kỷ niệm vui buồn đều có, nhưng hạnh phúc nhất là được trò chuyện về nghề nghiệp với các bạn, và đâu đó chứng kiến sự phát triển nghề nghiệp và sự thành công của những người mình đã từng tư vấn hoặc trò chuyện về nghề!

Các bạn du học sinh và tu nghiệp sinh nếu có dự định về nước và cần thêm thông tin tư vấn thị trường nhu cầu nhân sự biết tiếng Nhật tại Việt Nam cứ liên lạc với chúng tôi! Chúng tôi luôn sẵn sàng lắng nghe và cùng nhau chia sẻ!

@Hùng Ngô – Batimex

Quốc Ca Việt Nam Và Quốc Ca Nhật Bản

Việt Nam và Nhật Bản trong những năm gần đây có những bước tiến vượt bậc trong quan hệ giao thương và cả văn hóa nghệ thuật. Trong đó lĩnh vực trao đổi và xuất khẩu lao động được chú ý đặc biệt. Khi bạn đến Việt Nam thì tìm hiểu quốc ca Việt Nam là điều hiển nhiên, và khi bạn đến Nhật Bản thì biết sơ qua bài quốc ca Nhật Bản cũng là điều rất cần thiết.

Vậy bạn đã biết rõ về nội dung cũng như nguồn gốc 2 bài hát cho tổ quốc này chưa? Cùng tìm hiểu thôi nào!

Quốc ca nước Việt Nam – Bài “Tiến quân ca” của tinh thần dân tộc

Mỗi đất nước đều có 1 bài hát quốc ca để thể hiện tinh thần dân tộc và lòng tự tôn khi đi ra biển lớn. Nước Việt Nam của chúng ta cũng vậy! Ai ai cũng có thể cất vang bài quốc ca với sự tự hào dâng cao nhưng còn rất nhiều bạn trẻ vẫn chưa am tường về nguồn gốc xuất xứ của bài hát đặc biệt này. Đây là câu trả lời dành cho bạn!

Nguồn gốc bài quốc ca của nước Việt Nam

Bài hát quốc ca của Việt Nam được chính thức sử dụng từ năm 1976 sau khi được toàn bộ đại biểu quốc hội biếu quyết thông qua. Nguồn gốc của bài hát này chính là bài hát “Tiến Quân ca” do nhạc sỹ Văn Cao sáng tác năm 1944. Trước năm 1975, bài Tiến Quan ca được xem là bài hát biểu tượng cho nhà nước Việt Nam Dân Chủ Cộng hòa.

Tên bài hát quốc ca Việt Nam là gì?

Như đã đề cập, quốc ca Việt Nam có tên gọi nguyên bản là ” Tiến Quân ca “. Đây là một bài hát có nhịp mạnh mẽ, ngôn ngữ hào hùng và có sức mạnh khích lệ tinh thần người nghe cực kỳ hiệu quả. Nó được nhạc sỹ Văn Cao sáng tác phục vụ cho Cách Mạng Tháng 8 năm 1945.

Khi được chọn làm quốc ca thì lời bài hát Tiến Quân ca được sửa chữa một số chỗ như thay từ “Việt Minh” thành “Việt Nam”.

Lời bài hát quốc ca Việt Nam

Từ khi được chính thức lưu hành toàn quốc thì bài quốc ca Việt Nam gồm có 2 lời:

Lời 1

Đoàn quân Việt Nam đi Chung lòng cứu quốc Bước chân dồn vang trên đường gập ghềnh xa Cờ in máu chiến thắng mang hồn nước, Súng ngoài xa chen khúc quân hành ca. Đường vinh quang xây xác quân thù, Thắng gian lao cùng nhau lập chiến khu. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.

Lời 2

Đoàn quân Việt Nam đi Sao vàng phấp phới Dắt giống nòi quê hương qua nơi lầm than Cùng chung sức phấn đấu xây đời mới, Đứng đều lên gông xích ta đập tan. Từ bao lâu ta nuốt căm hờn, Quyết hy sinh đời ta tươi thắm hơn. Vì nhân dân chiến đấu không ngừng, Tiến mau ra sa trường, Tiến lên, cùng tiến lên. Nước non Việt Nam ta vững bền.

Học hát quốc ca Việt Nam có khó không?

Học hát quốc ca Việt Nam là quyền và nghĩa vụ của mỗi công dân, là sự tôn trọng của mỗi người khi đến sinh sống và làm việc tại Việt Nam.

Các bài quốc ca trong lịch sử Việt từ thời khai hoang lập quốc Quốc ca đầu tiên của Việt Nam

Từ thế kỷ 19 trở về trước có khá nhiều bài hát dùng trong hoàng cung nội tộc nhưng để xác định chính xác bài quốc ca thì rất khó. Do đó chúng ta chỉ xác định bài quốc ca từ thời vua Bảo Đại – Vị vua cuối cùng của nước Việt Nam.

Vào thời vua Bảo Đại thì nhà vua chọn quốc kỳ là Cờ Long Tinh và quốc ca là bài hát Đăng Đàn Cung được sử dụng chủ yếu ở miền Bắc và miền Trung. Lúc này miền Nam Kỳ lục tỉnh vẫn còn là thuộc địa của Pháp nên không sử dụng hoặc rất ít nơi sử dụng quốc ca của chế độ vua Bảo Đại.

Quốc ca Việt Nam thời Việt Nam Cộng Hòa

Trong giai đoạn 1945 – 1975 thì sự kiện đáng chú ý nhất là hiệp đinh Geneva chia đất nước thành 2 miền và lấy vĩ tuyến 17 làm mốc ranh giới quân sự. Lúc này nước Việt Nam có 2 bài quốc ca ở 2 đầu tổ quốc.

Miền Bắc do Đảng cộng sản lãnh đạo lấy quốc ca là bài hát Tiến Quân ca

Miền Nam do chính phủ Việt Nam Cộng hòa lãnh đạo và quốc ca là bài hát Tiếng gọi công dân

Sau khi chính quyền Việt Nam Công Hòa sụp đổ thì bài hát Tiến quân ca mới chính thức được hát vang trên mọi miền đất nước. Và từ năm 1975 thì bài hát Tiếng Gọi Công Dân cũng không được lưu hành rộng rãi nữa mà dần đi vào quên lãng. Hiện nay chỉ có một nhóm nhỏ các sỹ quan quân lực Việt Nam Cộng Hòa còn sử dụng và thỉnh thoảng có hát tại các sự kiện tưởng niệm tại Mỹ và một số quốc gia khác.

Lời bài quốc ca của Việt Nam Cộng Hòa

Quốc ca của chính quyền Việt Nam công hòa có khá nhiều bản, tuy nhiên bản chính thức của bài Tiếng Gọi Công Dân có lời bài hát như sau:

“Này Công Dân ơi! Quốc gia đến ngày giải phóng. Đồng lòng cùng đi hy sinh tiếc gì thân sống. Vì tương lai Quốc Dân, cùng xông pha khói tên, Làm sao cho núi sông từ nay luôn vững bền. Dù cho thây phơi trên gươm giáo, Thù nước, lấy máu đào đem báo. Nòi giống lúc biến phải cần giải nguy, Người Công Dân luôn vững bền tâm trí. Hùng tráng quyết chiến đấu làm cho khắp nơi Vang tiếng người nước Nam cho đến muôn đời! Công Dân ơi! Mau hiến thân dưới cờ! Công Dân ơi! Mau làm cho cõi bờ Thoát cơn tàn phá, vẻ vang nòi giống Xứng danh nghìn năm dòng giống Lạc Hồng!”

Quốc ca Nhật Bản – Tinh hoa tâm hồn Võ Sĩ Đạo Nguồn gốc bài quốc ca Nhật Bản

Quốc ca Nhật Bản có tên gọi nguyên bản là KimiGayo – dịch theo Hán thư là Quân Chi Đại. Đây là một bài hát cổ đã xuất hiện và được sử dụng từ thế kỷ thứ 10 tại xứ Phù Tang. Lời của bài hát này được sáng tác dựa trên một bản hòa âm cổ trong tác phẩm kinh điển Cổ Kim hòa ca tập xuất hiện vào thời đại Heian trong lịch sử nước Nhật Bản.

Tác giả của bài hát là nhạc sỹ Hiromori Hayashi – Trưởng ban nhạc cung đình nội sảnh Nhật Bản sáng tác năm 1880. Kể từ năm 1893 thì thiên hoàng Minh Trị bắt đầu cho phép lưu hành toàn quốc và phổ cập thành bài quốc ca chính thức của đất nước mặt trời mọc.

Xem lời bài quốc ca Nhật Bản ở đâu?

Hiện nay với sự phát triển của công nghệ thông tin thì bạn có thể tìm thấy lời bài hát quốc ca Nhật Bản tại khắp mọi nơi. Với đầy đủ các phiên bản tiếng Nhật, tiếng Hán, tiếng phiên âm cũng như tiếng Việt nên chúng ta có thể dễ dàng theo dõi lời bài hát.

Bài quốc ca Nhật KimiGayo được dịch sang nghĩa Tiếng Việt như sau:

“Hoàng triều của Người Qua ngàn đời, và tám ngàn đời Những viên sỏi nhỏ kết thành những tảng đá cổ kính rêu phong.”

Mặc dù nổi tiếng với những hình tượng Võ sĩ đạo mạnh mẽ hoặc Yakuza bí ẩn huyền thoại nhưng quốc ca Nhật Bản lại vô cung nhẹ nhàng sâu lắng. Đó giống như một lời tâm tình với non sông, lời trò chuyện sâu lắng và chứa ý nghĩa sâu sắc nhiều tầng mà mỗi người sẽ có góc nhìn và cách hiểu khác nhau.

Học hát quốc ca Nhật Bản có khó không? Nét tương đồng giữa quốc ca Việt Nam và quốc ca Nhật Bản Ý nghĩa quốc ca Việt Nam

Thuở nhỏ còn đi học, mỗi thứ hai đầu tuần chúng ta đều được hát quốc ca và hướng về phía quốc kỳ tươi thắm. Những công dân xa quê hoặc đi xuất khẩu lao động tại Nhật Bản đôi khi nhớ về quê hương và thì thầm hát bài quốc ca hào hùng. Đó là ý nghĩa thiêng liêng nhất mà bài quốc ca mang lại cho mỗi chúng ta – Lòng tự tôn dân tộc.

Bài hát Tiến Quân ca với lời nhạc hào hùng mạnh mẽ, từng nốt nhạc cất lên đều thể hiện tấm lòng yêu nước, tinh thần đoàn kết của toàn dân tộc Việt Nam.

Nhiều thế hệ người Việt Nam đã hát Quốc ca với nhiệt huyết từ mỗi trái tim cho dân tộc và đất nước, sự tự hào về truyền thống yêu nước và ý chí bất khuất của một dân tộc nhỏ bé nhưng không tầm thường.

Mỗi câu chữ trong bài hát quốc ca của Việt Nam đều là một lời khuyên nhủ nhẹ nhàng nhưng sâu lắng cho những thế hệ trẻ. Hãy sống và cống hiến cho quê hương đất nước, cùng chung tay đồng lòng bảo vệ tổ quốc và xây dựng non sông ngàn năm vững bền.

Ý nghĩa quốc ca Nhật Bản

Được một nhạc sỹ danh tiếng người Nhật soạn lời và được một nhà soạn nhạc nổi tiếng người Đức hòa âm, bài quốc ca Nhật Bản trở thành một tượng đài của văn hóa xứ Phù Tang.

Mặc dù chỉ có đôi dòng ngắn gọn và được cất vang chưa đến 1 phút nhưng quốc ca Nhật Bản ẩn chứa rất nhiều hàm ý cao cả và thiêng liêng.

Đây giống như một bức tâm thư mà những thế hệ tổ tiến muốn truyền đạt lạ cho con cháu người Nhật tinh thần của dân tộc, sự biết ơn những thế hệ đi trước và mong muốn xây dựng đất nước cường thịnh lâu dài.

Bài quốc ca này đã từng được bầu chọn là bài quốc ca ý nghĩa nhất thế giới trong một sự kiện âm nhạc của các sinh viên nhạc viện.

Quốc ca Nhật Bản còn được xem như một bức thư tình ngàn năm để gửi tình yêu quê hương đến mẹ thiên nhiên và những đấng sinh thành, lãnh đạo quốc gia.

Đó là lời thì thầm chứa đựng nhiều tầng lớp ý nghĩa. Để từ một bài hát ngắn gọn nhưng đủ sức mạnh để thúc đẩy một dân tộc nhỏ bé, một quốc gia nghèo nàn vươn lên thành con Rồng Châu Á và siêu cường của thế giới.

Điểm tương đồng trong tinh thần của bài quốc ca 2 nước

Xét về nội dung, cả hai bài quốc ca đều hướng đến tình yêu quê hương đất nước và khát vọng độc lập tự chủ. Bên cạnh đó là những ý nghĩa hàm ẩn răn dạy cho các thế hệ sau về non sông đất nước, về cách sống và làm việc cống hiến cho màu cờ sắc áo.

Mỗi bài quốc ca đều thể hiện được vẻ đẹp của tinh thần dân tộc, ca ngợi sự hào hùng của những thế hệ ngàn năm dựng nước giữ nước. Từng câu từng chữ trong 2 bài quốc ca đều làm cho những công dân sở tại thêm yêu nước hơn và thêm động lực để cống hiến cho tổ quốc.

Kết luận

Mỗi đất nước đều có những vẻ đẹp riêng và những bản sắc dân tộc không thể nhầm lẫn. Và bài hát quốc ca chính là biểu tượng cho tinh thần dân tộc độc lập ấy. Từng hoàn cảnh hình thành đất nước mà bài hát quốc ca sẽ có những định hướng nội dung và ý nghĩa khác nhau.

Cập nhật thông tin chi tiết về Cuộc Sống Ở Nhật Bản Và Việt Nam trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!