Bạn đang xem bài viết Đánh Giá Hiệu Năng Oppo F7: Trải Nghiệm Mượt Mà, Chơi Game Khá Tốt được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
OPPO F7 được trang bị màn hình 6,23 inch tỉ lệ 19:9, và độ phân giải Full HD+. Khả năng hiển thị của máy khá tốt, màu sắc rực rỡ, góc nhìn rộng, vì thế đáp ứng tốt nhu cầu giải trí đa phương tiện, chơi game của người dùng. Các thành phần còn lại của phần cứng bao gồm: chip xử lý 8 nhân MediaTek Helio P60 xung nhịp 2GHz, RAM 4GB, bộ nhớ trong 64GB có thể mở rộng thông qua khe thẻ nhớ microSD và viên pin dung lượng 3.400mAh.
Điểm Benchmark tổng thể rất cao của OPPO F7.
Khi sử dụng phần mềm đánh giá hiệu năng quen thuộc Antutu Benchmark, OPPO F7 ghi được xấp xỉ 140 nghìn điểm sau ba lần thử nghiệm, trong đó điểm GPU chiếm khoảng 30 nghìn. Đây là một số điểm khá cao, bỏ qua rất nhiều mẫu smartphone khác cùng phân khúc. Trên lý thuyết, điều này đáp ứng tốt hầu hết mọi nhu cầu hiện nay của người dùng, kể cả chơi game nặng. Với phần mềm Geekbench 4, sản phẩm này cũng thực hiện bài kiểm tra khá tốt với điểm đơn nhân tầm 1.500 điểm và điểm đa nhân là xấp xỉ 6.000 điểm.
Các trải nghiệm cơ bản trên một chiếc smartphone như: vuốt cảm ứng, ra vào hoặc chuyển đổi giữa các ứng dụng… đều được OPPO F7 xử lý một cách trơn tru, mượt mà và độ trễ gần như là không có. Để làm được điều này, đó là sự kết hợp giữa hai yếu tố: phần cứng tốt và phần mềm được tối ưu đến từ nhà sản xuất.
Một số game chưa hỗ trợ tỷ lệ 19,5:9 sẽ hỗ trợ phóng to nhưng không hợp lý.
Khả năng chơi game của OPPO F7 là tương đối tốt đối với hầu hết các trò chơi đang có mặt ở Google Play Store. Một điểm dễ dàng nhận ra khi chơi là nếu tựa game đó được thiết kế tối ưu cho màn hình tỉ lệ 18:9 hoặc 19,5:9 thì hệ thống sẽ tự động hiển thị hình ảnh đầy đủ nhất trên màn hình. Ngược lại với những trò chơi không hỗ trợ, giao diện chơi game mặc định sẽ bị thu hẹp lại để khớp với tỉ lệ 16:9 truyền thống và để lại một khoảng đen khá lớn trênn màn hình, không được đẹp và tinh tế cho lắm. OPPO cũng cho phép người chơi “buộc” một game hoặc ứng dụng hiển thị toàn màn hình nhưng thử nghiệm thực thế cho thấy những chi tiết của trò chơi sẽ bị kéo dãn ra hay thậm chí là bị mất phột phần. Tuy nhiên người dùng không phải quá lo lắng khi các gựa game phổ biến hiện nay đều đã hoặc sắp hỗ tợ tối ưu cho màn hình tràn viền.
Liên Quân Mobile chơi rất mượt trên OPPO F7 dù máy không hỗ trợ FPS cao.
Liên Quân Mobile- một tựa game thuộc thể loại moba rất được ưa chuộng tại Việt Nam. Trải nghiệm trò chơi này khá tốt trên OPPO F7 khi chất lượng hình ảnh rõ nét, độ mượt mà luôn được giữ ở mức ổn định, ngay cả trong những pha “combat tổng” có đến 10 nhân vật xuất hiện trên cùng một màn hình. Tuy nhiên, khá đáng tiếc là chế độ “FPS cao” giúp nâng số khung hình trên một giây lên mức 60 để chuyển động của các nhân vật được mượt hơn vẫn chưa hỗ trợ thiết bị này.
Tiếp theo là một trò chơi hành động quen thuộc – Kritika vẫn được OPPO F7 xử lý tốt giúp mang lại trải nghiệm chơi tốt, độ trễ, lag gần như là không có trong suốt 1 tiếng đồng hồ chơi game liên tục.
Rules of Survival với thiết lập Balance.
Cuối cùng là tựa game sinh tồn đặc sắc: “Rules of Survival”. Do đây là một trò chơi đòi hỏi mức cấu hình đồ họa rất cao nên để chơi được mượt mà nhất trên chiếc OPPO F7, người dùng chỉ nên thiết lập đồ họa ở mức Balance. Trải nghiệm chơi game cho thấy độ trễ khi lia súng hoặc nhắm bắn có xảy ra nhưng là rất ít nên khả năng chiến đấu, sinh tồn bằng chiếc OPPO F7 là điều hoàn toàn dễ dàng, thoải mái và không gặp một chút bất lợi nào xuất phát từ phần cứng của máy.
Tuỳ chọn tăng tốc game trên OPPO F7.
Để quá trình chơi game được diễn ra một cách trọn vẹn nhất mà không gặp phải các vấn đề như: có cuộc gọi đến, máy bị giật lag do hiện tượng tràn RAM do chạy quá nhiều ứng dụng trước đó… OPPO đã cung cấp một chế độ gọi là: “Tăng tốc Game”. Theo đó khi bắt đầu vào một tựa game đòi hỏi xử dụng nhiều phần cứng, chế độ nói trên sẽ tự khởi động và mang đến nhiều lợi ích cho người dùng, chẳng hạn như: tối ưu hóa phần cứng để chơi game (loại bỏ việc chạy ngầm các ứng dụng nặng trước đó, tăng tốc độ xung nhịp CPU, GPU…), chế độ không làm phiền (chặn thông báo cuộc gọi, sms) và vô hiệu hóa chế độ chỉnh độ sáng màn hình tự động.
Với viên pin dung lượng 3.400 mAh, OPPO F7 thật sự không làm người dùng thất vọng bởi hiệu quả sử dụng pin rất tốt, đặc biệt khi chơi game. Trải nghiệm thực tế tựa game Liên Quân Huyền Thoại, máy chỉ mất 5% pin cho một trận đánh kéo dài khoảng 15 phút. Với tựa game nặng hơn là Rules of Survival thì một ván chơi kéo dài 30 phút khiến OPPO F7 tiêu hao 12% dung lượng pin – đây là một kết quả khá ấn tượng, một phần là nhờ vào chế độ “Tăng tốc game” đã tối ưu tốt phần cứng cho việc chơi game.
Nhìn chung, OPPO F7 không phải là một chiếc máy hướng đến đối tượng chơi game đòi hỏi cấu hình phần cứng cao cấp. Tuy nhiên, do có sự tối ưu tốt giữa phần cứng lẫn phần mềm đã giúp chiếc máy này có được một hiệu năng sử dụng khá tốt, đáp ứng được hai tiêu chí được người dùng hiện nay kỳ vọng rất nhiều là: trải nghiệm vuốt, chạm cảm ứng mượt mà và chơi ổn hầu hết các tựa game phổ biến hiện nay.
Gia Phạm
Đánh Giá Khả Năng Chơi Game Của Oppo F9: Helio P60 + 4Gb Ram Đã Đủ Chưa?
Tương tự những người tiền nhiệm đi trước thì Helio P60 vẫn được tin dùng để trở thành “trái tim” cho OPPO F9. Chắc có thể khả năng chơi game của F9 so với F7 cũng không có gì khác biệt lắm đâu, nhưng hôm nay mình vẫn muốn đánh giá cho các bạn xem khả năng chiến game của F9 có ổn hay không.
Với những chiếc máy đời đầu được bán ra và chưa được cập nhật phần mềm mới nhất cũng giống như F7 thì về mặt hiệu suất khi chơi game hay sử dụng các tác vụ của P60 chưa thể phát huy hết được 100% công lực.
Bảng tổng hợp số điểm và FPS trung bình khi chơi game trên OPPO F9
1. Liên quân mobile (9 điểm)
Tất nhiên tựa game mình đem test đầu tiên chính là Liên quân được rất nhiều người yêu thích để chơi. Thật đáng tiếc là lúc đó chiếc F9 mình đang cầm để đánh giá chưa có bản cập nhật phần mềm mới hơn nên cấu hình cao nhất có thể chỉnh được là 30 FPS.
Khi chơi thì game không hề có hiện tượng giật, lag, khung hình vẫn giữ ở mức ổn định là 30 FPS kể cả khi vào combat tổng. Nhìn chung thì F9 có thể gánh vác tốt Liên quân ở mức cấu hình trung bình. Mong rằng OPPO sẽ sớm ra bản cập nhật mới để chúng ta có thể thưởng thức game ở chất lượng cao nhất.
2. PUBG (8 điểm)
Tựa game thứ hai cũng không kém phần hấp dẫn chính là PUGB, tuy nhiên như mình đã nói về tình trạng của F9 ở trên thì PUBG có mức cấu hình tối đa chỉnh được lên ở mức trung bình mà thôi. Khi chơi game có hiện tượng sụt giảm khung hình trong lúc di chuyển, tuy nhiên điều này cũng không gây ảnh hưởng nhiều lắm tới trải nghiệm chơi game của mình.
Tương tự như Liên quân thì PUBG cũng chưa thể chơi được với cấu hình cao nhất do bị hạn chế về mặt phần mềm khiến cho CPU chưa thể hoạt động hết công suất khiến game chơi mượt mà nhất được.
3. Asphalt 9 (7 điểm)
Tiếp tục là một tựa game đốt cấu hình không kém thường được đưa vào để test hiệu năng chơi game chính là Asphalt. Lần này thì mình quyết định test game với bản 9 có tựa đề Legend và mình để nguyên cấu hình mặc định được thiết lập sẵn khi vào game để chơi.
Tỉ lệ khung hình khi chơi có mức dao động khá mạnh, mức trung bình là 24 FPS và xuất hiện với tần suất là 44% tổng thời gian chơi. Với game ngốn đồ họa như này mà CPU vẫn bị hạn chế hiệu năng như vậy thì hiện tượng đang chơi mà thấy hơi giật của F9 là điều cũng khá dễ hiểu.
4. War Wings (8 điểm)
Chuyển sang tựa game có cấu hình thấp hơn một chút là War Wings thì mình mở mức cấu hình tối đa lên tới 60 FPS và đồ họa ở mức sắc nét. Khi chơi thì đôi lúc cũng cảm thấy có hiện tượng giật giật, nếu mà chơi ở cấu hình trung bình thì chắc chắn là game chơi mượt mà rồi.
Tình trạng tỉ lệ khung hình giao động mạnh cũng vẫn diễn ra sau khi mình để cấu hình cao nhất và kết quả thu được chính là tỉ lệ khung hình trung bình ở mức 31 FPS và chiểm 55% tổng thời gian chơi.
5. Modern Combat 5 (8 điểm)
Tương tự với War Wings thì mình cũng đấy cấu hình của Modern Combat 5 lên mức 60 FPS để thử sức và kết quả thu được cũng không hề khá hơn là bao. Biểu đồ tỉ lệ khung hình của Modern Combat 5 cũng lên xuống chẳng khác gì chứng khoán là mấy.
Mức tỉ lệ trung bình là 37 FPS trong khoảng 52% thời lượng chơi game của mình. Với các bạn thích thể loại game FPS thì mình khuyên nên để cấu hình thấp xuống cho tỉ lệ khung hình ổn định để dễ bắn chứ đừng ham khung hình cao để mà chơi cứ cảm giác giật lag thì khó chịu lắm.
Bảng tổng hợp số điểm và FPS trung bình khi chơi game trên OPPO F9
1. Liên quân mobile (9 điểm)
Tất nhiên tựa game mình đem test đầu tiên chính là Liên quân được rất nhiều người yêu thích để chơi. Thật đáng tiếc là lúc đó chiếc F9 mình đang cầm để đánh giá chưa có bản cập nhật phần mềm mới hơn nên cấu hình cao nhất có thể chỉnh được là 30 FPS.
Khi chơi thì game không hề có hiện tượng giật, lag, khung hình vẫn giữ ở mức ổn định là 30 FPS kể cả khi vào combat tổng. Nhìn chung thì F9 có thể gánh vác tốt Liên quân ở mức cấu hình trung bình. Mong rằng OPPO sẽ sớm ra bản cập nhật mới để chúng ta có thể thưởng thức game ở chất lượng cao nhất.
2. PUBG (8 điểm)
Tựa game thứ hai cũng không kém phần hấp dẫn chính là PUGB, tuy nhiên như mình đã nói về tình trạng của F9 ở trên thì PUBG có mức cấu hình tối đa chỉnh được lên ở mức trung bình mà thôi. Khi chơi game có hiện tượng sụt giảm khung hình trong lúc di chuyển, tuy nhiên điều này cũng không gây ảnh hưởng nhiều lắm tới trải nghiệm chơi game của mình.
Tương tự như Liên quân thì PUBG cũng chưa thể chơi được với cấu hình cao nhất do bị hạn chế về mặt phần mềm khiến cho CPU chưa thể hoạt động hết công suất khiến game chơi mượt mà nhất được.
3. Asphalt 9 (7 điểm)
Tiếp tục là một tựa game đốt cấu hình không kém thường được đưa vào để test hiệu năng chơi game chính là Asphalt. Lần này thì mình quyết định test game với bản 9 có tựa đề Legend và mình để nguyên cấu hình mặc định được thiết lập sẵn khi vào game để chơi.
Tỉ lệ khung hình khi chơi có mức dao động khá mạnh, mức trung bình là 24 FPS và xuất hiện với tần suất là 44% tổng thời gian chơi. Với game ngốn đồ họa như này mà CPU vẫn bị hạn chế hiệu năng như vậy thì hiện tượng đang chơi mà thấy hơi giật của F9 là điều cũng khá dễ hiểu.
4. War Wings (8 điểm)
Chuyển sang tựa game có cấu hình thấp hơn một chút là War Wings thì mình mở mức cấu hình tối đa lên tới 60 FPS và đồ họa ở mức sắc nét. Khi chơi thì đôi lúc cũng cảm thấy có hiện tượng giật giật, nếu mà chơi ở cấu hình trung bình thì chắc chắn là game chơi mượt mà rồi.
Tình trạng tỉ lệ khung hình giao động mạnh cũng vẫn diễn ra sau khi mình để cấu hình cao nhất và kết quả thu được chính là tỉ lệ khung hình trung bình ở mức 31 FPS và chiểm 55% tổng thời gian chơi.
5. Modern Combat 5 (8 điểm)
Tương tự với War Wings thì mình cũng đấy cấu hình của Modern Combat 5 lên mức 60 FPS để thử sức và kết quả thu được cũng không hề khá hơn là bao. Biểu đồ tỉ lệ khung hình của Modern Combat 5 cũng lên xuống chẳng khác gì chứng khoán là mấy.
Mức tỉ lệ trung bình là 37 FPS trong khoảng 52% thời lượng chơi game của mình. Với các bạn thích thể loại game FPS thì mình khuyên nên để cấu hình thấp xuống cho tỉ lệ khung hình ổn định để dễ bắn chứ đừng ham khung hình cao để mà chơi cứ cảm giác giật lag thì khó chịu lắm.
6. Crossfire: Legends (10 điểm)
Khi chuyển sang chơi Đột kích phiên bản Mobile thì mình cảm thấy hoàn toàn hài lòng với thiết lập cấu hình mặc định. Chúng ta hoàn toàn có thể chơi game ở mức tỉ lệ khung hình 60 FPS rất mượt mà.
Các xạ thủ khi biết được tin này có thể yên tâm rằng OPPO F9 sẽ là người bạn đồng hành lý tưởng trên từng trận đấu, từng chiến dịch dù là hành gà hay là săn boss thậm chí là một mình gánh đội.
7. Fruit Ninja (8 điểm)
Trở lại một tựa game cực nổi tiếng mà ai cũng biết chính là chém hoa quả. Tuy rằng F9 có thể chơi chém hoa quả ở mức tối đa là 60 FPS nhưng mà với ngũ quả cứ bay qua bay lại cộng thêm ngón tay dùng kiếm chém gió liên tục như vậy thì khó lòng nào đảm bảo khung hình giữ nguyên ở mức 60 FPS được mà cứ lên xuống tùy hứng thôi à.
Chúng ta sẽ lại được chứng kiến một biểu đồ chứng khoán nữa được tạo ra bởi game chém hoa quả với tỉ lệ khung hình trung bình là 38 FPS và duy trì 58% trên tổng thời lượng chơi game. Nói chung trong lúc chơi thì bạn sẽ vẫn thấy chém nuột tay và không may thì ăn bom thôi, chứ chẳng để ý gì khung hình cao hay thấp đâu.
8. Temple Run 2 (10 điểm)
Tựa game này từng một thời luôn được đem ra để speed test để xem máy nào vào game nhanh hơn thì giờ đây mình lại mang ra để test game xem có mượt không. Với thể loại game Endless này, càng chơi càng phải tập trung phán đoán để xử lý tình huống.
Tỉ lệ khung hình 60 FPS bao mượt và không giật lag này sẽ giúp bạn tránh khỏi những cái chết lãng xẹt như đập mặt vào đá, chạy thẳng xuống vực, vấp vào cây,… Mỗi tội nhân vật của chúng ta chạy không biết mỏi và càng ngày chạy càng nhanh thì bạn sẽ phải vuốt và lắc máy nhanh tay hơn nữa thôi đấy.
Kết luận
OPPO F9 chơi rất mượt ở những game không đòi hỏi cấu hình cao thì đó là điều hiển nhiên khỏi cần phải bàn. Tuy nhiên với những tựa game cấu hình trung bình hay cao thì lại chưa được mượt mà cho lắm.
Điều này dễ hiểu là do phần mềm của máy chưa được cập nhật lên mới nhất nên đã hạn chế đi phần nào sức mạnh xử lý của con chip Helio P60. Trong thời gian tới, khi OPPO phát hành bản cập nhật mới cho F9 thì mình sẽ test thêm cho các bạn xem khả năng chơi game cấu hình cao của chiếc smartphone này.
Đánh Giá Điện Thoại Oppo F7: Xóa Tan Thành Kiến Về Hiệu Năng Và Camera
Chiếc Oppo F7 vừa lên kệ ở thị trường Việt Nam đã tạo ra bất ngờ về hiệu năng và camera, qua đó phần nào gỡ bỏ định kiến “cấu hình yếu, chụp ảnh quá ảo” bấy lâu nay của người dùng với các điện thoại của hãng này.
Oppo F7 đã bắt đầu bán ra thị trường từ ngày 21/4 vừa qua, và là sản phẩm bán khá chạy của hãng điện thoại Trung Quốc Oppo với 32.000 đơn đặt mua ngay trong 1 tuần trước thời điểm lên kệ. Điện thoại này hiện có 2 phiên bản: bản tiêu chuẩn với RAM 4GB/bộ nhớ trong 64GB có giá 7,99 triệu đồng và bản mở rộng với RAM 6GB/bộ nhớ 128GB có giá 9,99 triệu đồng.
Trong quá trình thực hiện bài đánh giá sản phẩm này (chiếc F7 chúng tôi đánh giá là phiên bản tiêu chuẩn có RAM 4GB/bộ nhớ 64GB), VnReview đã có loạt bài viết gồm: trên tay nêu lên những trải nghiệm ban đầu; đánh giá hiệu năng, đo độ mượt khi chơi game nặng và đánh giá thời gian sử dụng pin. So với thế hệ trước, điểm ấn tượng nhất ở phiên bản F7 mới không phải là nâng cấp về camera selfie mà đó là những cải thiện mạnh mẽ về hiệu năng và thời gian pin nhờ bộ vi xử lý mới Helio P60 của MediaTek. Có thể nói con chip Helio P60 là nâng cấp cốt lõi nhất trên Oppo F7, nó mang lại hiệu năng nhanh nhẹn hơn, pin bền hơn, chụp ảnh nhanh hơn…
Tuy nhiên, liệu những nâng cấp như vậy có khiến Oppo F7 xứng đáng với mức giá mới: 8-10 triệu đồng tùy phiên bản hay không?
Từ chiếc Oppo F5, Oppo đã chuyển sang sử dụng thiết kế thân nhựa, không phải là thân kim loại như các máy dòng F trước đó. Phiên bản mới Oppo F7 tiếp tục dùng thiết kế thân nhựa nhưng có sự thay đổi với kiểu dáng vuông vắn và đẹp mắt hơn. Mặt lưng không còn là nhựa nhám mịn nữa mà giờ bóng bẩy trông như kính dù thực tế đây là chất liệu nhựa dẻo tổng hợp trong suốt, còn được gọi là kính hữu cơ hay thủy tinh hữu cơ. Trước đó, một số máy Oppo như Oppo Neo 7 hay Mirror 5 đã dùng mặt lưng bằng chất liệu kiểu này nhưng mặt lưng trên Oppo F7 trong hơn, giống kính hơn.
Oppo F7 hiện có 2 lựa chọn màu sắc là đỏ và xám bạc. Màu đen với hiệu ứng khá lạ mắt tương tự chiếc Mirror 5 sẽ được bổ sung trong thời gian tới. Cả 3 phiên bản đều có mặt trước màu đen chứ không được làm đồng màu với mặt lưng. Màu đỏ là màu sắc được Oppo tập trung quảng bá mạnh trên F7, và đây cũng là màu sắc hiếm thấy trên điện thoại nên dễ gây chú ý, hợp với người dùng thích sự nổi bật, khác lạ, nhất là người dùng nữ. Trong khi đó, màu bạc có hiệu ứng ánh xanh khá bắt mắt, trông sang và có mặt lưng giống kính hơn cả.
Oppo F7 phiên bản màu xám bạc
Oppo F7 phiên bản màu đen
Cầm trên tay, F7 có trọng lượng nhẹ, chỉ có 158g nhưng không còn cảm giác cao cấp, mát tay như những điện thoại thiết kế kim loại nguyên khối. Tuy vậy, máy vẫn tạo được cảm nhận cầm nắm chắc chắn, không ọp ẹp ở bất kỳ vị trí nào. Các đường ghép nối giữa các thành phần trên máy cũng được gắn với nhau khá khít, phải soi kỹ và gần mới thấy một số chỗ có kẽ hở rất nhỏ.
Màn hình nhô cao khỏi khung máy khiến cạnh không liền mạch, cầm cấn tay.
Điểm không hài lòng lớn nhất trong thiết kế của Oppo F7 là sản phẩm này tiếp tục lặp lại hạn chế trên thế hệ cũ. Đó là cạnh máy không liền mạch giữa phần màn hình và khung máy, tạo ra cảm giác cấn tay khi cầm. Việc nhà sản xuất dán sẵn tấm dán màn hình bằng nhựa mỏng lại càng làm cho cảm giác cấn tay rõ rệt hơn. Ngoài ra, mặt lưng bóng cũng khá bám dấu vân tay.
Như truyền thống, Oppo tiếp tục tặng sẵn một ốp lưng nhựa dẻo đi kèm nhưng lần này phần viền ốp khá dày, cộm lên cả khung, gây vướng tay khi vuốt từ các cạnh.
Tai thỏ chứa ít thành phần hơn tai thỏ của iPhone X nên nhỏ gọn hơn
Ở mặt trước, Oppo F7 có “tai thỏ” học hỏi từ iPhone X giống như nhiều máy Android gần đây. Phần “tai thỏ” của điện thoại này chứa camera trước 25MP, loa thoại, cảm biến tiệm cận và ánh sáng, không có cụm cảm biến quét gương mặt 3D như iPhone X nên ngắn và gọn hơn.
Viền màn hình xung quanh của Oppo F7 cũng mảnh hơn so các điện thoại Android có tai thỏ gần đây, chẳng hạn như chiếc Huawei Nova 3e. Tỷ lệ màn hình/khung máy của Oppo F7 đạt 82,5% so với 80,5% trên chiếc Nova 3e. So với chiếc iPhone X với tỷ lệ 82,9% thì F7 chỉ dày hơn chút ở phần viền dưới, còn các mép còn lại mỏng tương đương.
Tương tự Oppo F5, chiếc F7 có thể mở khóa điện thoại, các ứng dụng hay file được bảo mật bằng cả cảm biến vân tay ở mặt lưng hoặc nhận diện khuôn mặt từ camera trước. Cả hai cách mở khóa này đều có cảm nhận nhanh và nhạy hơn so với thế hệ cũ, nhất là nhận diện khuôn mặt. Chỉ có một điểm cần lưu ý là lựa chọn mở khóa điện thoại cũng như các ứng dụng hay dữ liệu cần bảo mật bằng nhận diện khuôn mặt hiện không an toàn, có thể bị qua mặt bằng ảnh chụp hoặc một người có khuôn mặt tương đồng. Oppo đã có cảnh báo về điều này khi người dùng thiết lập mở khóa bằng khuôn mặt nhưng khá ngạc nhiên hãng vẫn cho phép sử dụng tính năng chưa thực sự an toàn này trong nhiều tình huống.
Cổng micro-USB, không hỗ trợ sạc nhanh
Hai khe cắm thẻ SIM chuẩn Nano và thẻ nhớ độc lập
Trên các cạnh, máy có đầy đủ các phím và cổng kết nối quen thuộc, hai SIM chuẩn Nano và khe cắm thẻ nhớ độc lập. Điểm đáng tiếc ở sản phẩm là vẫn dùng cổng micro-USB, chưa có cổng Type C và không hỗ trợ công nghệ sạc nhanh.
Bên cạnh ốp lưng nhựa trong, phụ kiện trong hộp gồm có cáp và củ sạc thường, tai nghe earbud trông khá giống tai đi kèm của iPhone.
Nhìn chung, thiết kế của Oppo F7 đã có sự mới lạ ở cả mặt trước và mặt sau. Nhưng yếu tố quan trọng nhất và tốn kém nhất trong thiết kế bên ngoài của điện thoại là chất liệu thân máy vẫn là nhựa, có chi phí sản xuất rẻ hơn đáng kể so với kim loại. Có thể nói đây là điểm giúp nhà sản xuất hạ giá thành của sản phẩm để đầu tư cho những nâng cấp về cấu hình bên trong.
Oppo F7 tăng nhẹ kích cỡ màn hình so với thế hệ cũ lên 6.23 inch. Màn hình sử dụng kính cường lực Gorilla Glass 5, tấm nền IPS LCD độ phân giải Full-HD+ (1080 x 2280 pixel) đạt mật độ điểm ảnh 405 PPI và tỷ lệ 19:9 giống như các điện thoại có “tai thỏ” khác.
Trong trải nghiệm thực tế, màn hình này có chất lượng hiển thị khá tốt: độ sáng tối đa cao, nhìn rõ cả ngoài trời nắng gắt. Nhiệt màu chỉ hơi ám xanh, độ đen sâu và màu sắc hiển thị hơi đậm lên chút khi so với các điện thoại có màu chuẩn như iPhone. Góc nhìn cũng khá rộng, màu sắc và độ sáng chỉ thay đổi nhẹ khi nhìn vào từ các góc chếch.
Màn hình có độ nét, chi tiết tốt nhưng chưa trong. Đôi khi có vẻ như màu sắc, độ tương phản sẽ tự động được thay đổi tùy theo môi trường dù đã tắt tính năng tự động điều chỉnh nên trong một số tình huống màn hình sẽ rực lên thái quá.
Phần tai thỏ mới nhìn có thể gây khó chịu nhưng sau khi dùng vài ngày thì đây không phải vấn đề quá lớn nếu chủ yếu bạn chỉ lướt web, duyệt Facebook, xem video YouTube dạng dọc. Tai thỏ sẽ chỉ gây vướng mắt khi chơi game, xem video toàn màn hình hay chụp ảnh dạng 19:9 vì lúc này nó sẽ lẹm vào nội dung.
Giao diện mặc định trên Oppo F7 phiên bản màu đỏ
Màn hình hub và thanh thiết lập nhanh
Tính năng truy cập nhanh đến các chức năng của ứng dụng kiểu như 3D Touch trên iPhone.
Ép hiển thị tràn ra tai thỏ có thể làm nội dung bị che khuất
Nhập thông thường thì dùng bàn phím mặc định, còn nhập dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu thì máy sẽ chuyển sang dùng bàn phím của Oppo.
Lâu nay, Oppo thường dùng bàn phím TouchPal làm bàn phím mặc định. Trên Oppo F7, nhà sản xuất chuyển sang sử dụng bàn phím mặc định là Gboard của Google, cũng có thể gõ và quét khá tốt. Tuy nhiên, trong trường hợp nhập dữ liệu nhạy cảm như mật khẩu thì máy sẽ tự động chuyển sang bàn phím của Oppo.
Tính năng nhân bản để dùng song song 2 tài khoản mạng xã hội hay tin nhắn của Oppo hiện mới hỗ trợ Facebook và Messenger
Oppo cung cấp 4 kiểu cử chỉ vuốt thay cho các phím điều hướng cơ bản.
Các máy Oppo tầm trung lâu nay không được đánh giá cao về hiệu năng. Nhưng điều này đã thay đổi hẳn trên phiên bản Oppo F7 mới nhờ vào một thành phần cốt lõi: bộ vi xử lý tích hợp (SoC) Helio P60 đã được nâng cấp toàn diện so với Helio P23 trên Oppo F5. Mời bạn đọc vào bài Đánh giá hiệu năng, đo độ mượt game nặng của chip Helio P60 trên Oppo F7 để tìm hiểu chi tiết hơn về con chip này.
Helio P60 được sản xuất trên tiến trình 12nm tiết kiệm điện năng hơn so với tiến trình 16nm trên Helio P23 và có thêm cụm 4 nhân xử lý hiệu năng cao Cortex-A73 (Helio P23 chỉ có 8 lõi Cortex-A53 hiệu năng thấp tiết kiệm điện). Các thành phần khác trong SoC này như xử lý đồ họa (GPU), bộ nhớ đệm của chip và bộ vi xử lý hình ảnh (ISP) cũng mạnh mẽ hơn đáng kể. Ngoài ra, SoC Helio P60 còn được trang bị một chip riêng để xử lý các tác vụ trí tuệ nhân tạo (AI).
Oppo F7 đạt điểm hiệu năng Antutu rất cao so với các smartphone tầm trung, phổ biến chỉ ở mức trên 70.000 điểm.
Những cải thiện về vi xử lý thể hiện rõ rệt trên điểm đo hiệu năng. So với các máy tầm trung hiện nay, điểm hiệu năng của Oppo F7 thực sự cách biệt rất xa, thậm chí gấp đôi một số sản phẩm khác.
Điểm Antutu (phiên bản v.7 mới cập nhật, nhiều máy tăng khoảng 15% điểm so với bản V6 cũ) đánh giá hiệu năng tổng thể của thiết bị.
GeekBench đo hiệu năng xử lý đơn lõi và đa lõi của CPU
Điểm Manhattan trên ứng dụng GFX Bench đo hiệu năng xử lý đồ họa của GPU ở độ phân giải thực của màn hình (onscreen) và độ phân giải tiêu chuẩn Full-HD (offscreen).
Trong sử dụng thực tế, máy cũng có trải nghiệm mượt mà hơn hẳn đời cũ. Các tác vụ cơ bản đều được xử lý nhanh nhẹn và những chuyển động trên giao diện diễn ra trơn tru. Oppo F7 cũng “cân” tương đối tốt các game nặng đồ họa trên Android hiện nay.
Trong bài đánh giá hiệu năng, đo độ mượt game nặng của chip Helio P60 trên Oppo F7, VnReview đã sử dụng các tựa game thuộc hàng nặng nhất hiện nay trên Android là Dead Trigger 2, Warhammer 40,000: Freeblade, Modern Combat 5 để thử sức con chip mới Helio P60 của MediaTek. Đây đều là các tựa game không khóa khung hình ở 30 FPS nên có thể khai thác hết hiệu suất của các smartphone hiện nay. Bên cạnh đó, chúng tôi cũng thử thêm một số tựa game online phổ biến hiện giờ như Liên Quân Mobile, PUGB Mobile và Rules of Survival.
Chi tiết về tốc độ khung hình, độ ổn định, mức độ sử dụng phần cứng… trong các tựa game đều được đo bằng GameBench, một phần mềm chuyên dụng cho phép đo số khung hình/giây và kiểm tra mức độ sử dụng của CPU, GPU, RAM khi chơi game.
Số khung hình trung bình của Oppo F7 khi chơi PUGB Mobile ở mức đồ họa cao nhất
Kết quả cho thấy Helio P60 trên Oppo F7 cho trải nghiệm chơi game ở mức khá, có thể “gánh” được hầu hết các tựa game nặng nhất hiện nay ở mức thiết lập đồ họa từ cao đến trung bình. Tuy nhiên, vẫn có một số game như Liên quân Mobile chưa có bản cập nhật hỗ trợ cho GPU Mali-G72 MP3 trên Helio P60 nên chưa tận dụng được những nâng cấp đồ họa.
Thời gian sử dụng pin cũng là một trong những điểm gây bất ngờ trên Oppo F7. Chip xử lý Helio P60 trên tiến trình 12nm tiết kiệm điện cùng với nền tảng Android 8 mới đã giúp Oppo F7 lọt vào nhóm sản phẩm có thời lượng pin tốt hiện nay, cải thiện rất nhiều so với thế hệ cũ. Trong sử dụng thực tế với cường độ cao, màn hình sáng tối đa 100%, chụp ảnh, quay phim, duyệt Facebook liên tục, viên pin 3.400 mAh trên Oppo F7 cho thời gian on screen (sáng màn hình) khoảng 5 tiếng rưỡi. Nếu sử dụng hỗn hợp, F7 hoàn toàn có thể trụ được từ một đến hai ngày. Các bài đánh giá pin tiêu chuẩn của VnReview với những hoạt động xem phim, lướt web, chơi game liên tục cũng cho thấy thời lượng pin ấn tượng của Oppo F7.
Thời gian xem phim liên tục tính từ lúc pin đầy đến khi còn 10%, độ sáng và âm lượng ở mức 70%.
Bài đo thời gian lướt web thực hiện trên mạng Wi-Fi ở độ sáng màn hình 70%, tính thời lượng pin từ 100% đến 10% thì dừng.
Chơi game giả lập trên phần mềm GFX Bench với độ sáng màn hình khoảng 70% cũng tính từ lúc pin đầy đến khi còn 10% thì dừng.
Điểm hạn chế ở sản phẩm là không hỗ trợ sạc nhanh dù bản thân chip Helio P60 có hỗ trợ công nghệ sạc này và thực tế Oppo cũng có công nghệ sạc nhanh riêng VOOC. Có lẽ đây là yếu tố cắt giảm để hạ giá thành cho sản phẩm. Vì vậy, để sạc đầy cho máy khá tốn thời gian với khoảng 2 giờ 10 phút từ khi pin cạn 2% đến lúc báo 100%.
Ở khía cạnh chụp ảnh, về thông số kỹ thuật Oppo F7 có camera selfie phía trước nâng độ phân giải lên 25MP so với 20MP trên thế hệ Oppo F5 trước đây nhưng khẩu độ ống kính vẫn là f/2.0. Đánh giá camera chính phía sau, các thông tin cho thấy sự tương đồng với camera sau trên chiếc F5: vẫn là độ phân giải 16MP, khẩu độ f/1.8, hỗ trợ lấy nét pha và không có chống rung quang học. Như vậy, Oppo tiếp tục không đi theo xu hướng camera kép ở phiên bản dòng F mới nhất của họ.
Camera trước của Oppo F7 giờ cũng có các sticker vui nhộn
Máy tiếp tục sử dụng AI để cải thiện chất lượng ảnh chụp từ hai camera. AI trên F7 sẽ tự động nhận diện cảnh chụp như: phong cảnh, thức ăn, cây cối, ngược sáng hay trong nhà… và tự động tối ưu. Ngoài ra, Oppo bổ sung thêm một số tính năng phần mềm mới như các sticker động vui nhộn cho ảnh tự sướng và chế độ “Siêu rực rỡ” dể làm ảnh tươi tắn, nịnh mắt hơn.
Sự gia tăng về sức mạnh xử lý của chip xử lý hình ảnh tích hợp trong SoC Helio P60 đã giúp cho F7 có tốc độ chụp ảnh nhanh hơn hẳn F5. Có lẽ vì vậy, nhà sản xuất tự tin quảng bá điện thoại này có “chế độ HDR thời gian thực”. Thực tế, chế độ HDR tự động của máy cho tốc độ khá ấn tượng, nhất là khi so sánh với các smartphone tầm trung hiện nay. Ngay cả tốc độ lấy nét, đo sáng, chụp, lưu ảnh, cũng làm người viết bất ngờ bởi độ trễ cực thấp, phản hồi gần như tức thì ngay khi chạm vào nút chụp, và tiệm cận rất sát tốc độ trên các máy cao cấp.
Chất lượng ảnh tiếp tục là một bất ngờ khác. Ảnh chụp ở chế độ HDR tự động trên F7 cho dải sáng rất rộng, thu lại gần như toàn bộ chi tiết ở cả vùng tối (shadow) và vùng sáng (highlight) ngay cả với những cảnh ngược sáng, chênh sáng mạnh như chụp thẳng mặt trời. Màu sắc ảnh tươi tắn, nịnh mắt, hơi thiên tông ấm áp với độ sáng cao. Ảnh HDR từ F7 phần nào tương đồng với ảnh HDR trên chiếc Oppo F3 Plus – một trong những smartphone có camera và hiệu năng tốt của Oppo nhưng lại kén khách do giá cao và thiết kế không mới.
Chất lượng ảnh tiếp tục là một bất ngờ khác. Ảnh chụp ở chế độ HDR tự động trên F7 cho dải sáng rất rộng, thu lại gần như toàn bộ chi tiết ở cả vùng tối (shadow) và vùng sáng (highlight) ngay cả với những cảnh ngược sáng, chênh sáng mạnh như chụp thẳng mặt trời. Màu sắc ảnh tươi tắn, nịnh mắt, hơi thiên tông ấm áp với độ sáng cao. Ảnh HDR từ F7 phần nào tương đồng với ảnh HDR trên chiếc Oppo F3 Plus – một trong những smartphone có camera và hiệu năng tốt của Oppo nhưng lại kén khách do giá cao và thiết kế không mới.
Trong điều kiện thiếu sáng, F7 vẫn giữ được tốc độ chụp, lấy nét nhanh nhưng chất lượng suy giảm đáng kể, không còn ấn tượng như ảnh thiếu sáng hay ngược sáng. Ảnh chụp trong điều kiện này có độ sáng khá nhưng chi tiết trung bình, nhiễu hạt và màu sắc nhạt hơn.
Oppo F7 có thêm tính năng mới mang tên “Siêu rực rỡ” cho phép đẩy màu sắc lên nịnh mắt hơn hẳn, nhất là những gam màu như xanh lá, xanh dương, đỏ, cam. Ảnh chụp ở chế độ này phù hợp nhất khi chụp thức ăn, phong cảnh hoặc có thể ứng dụng để chụp chân dung hay chụp đêm giúp ảnh bắt mắt, ấn tượng hơn.
Tuy vậy, bạn không nên lạm dụng bởi đôi khi máy đẩy màu sắc lên mức thái quá, trông không còn tự nhiên nữa. Một điểm lưu ý là icon của chế độ này khá dễ nhầm lẫn với icon của chức năng chụp hẹn giờ và cũng không thực sự trực quan. Oppo nên sớm tung ra bản cập nhật để thay đổi icon của chế độ “Siêu rực rỡ” bởi đây là trong những tính năng camera khá hữu dụng trên F7.
Ảnh ở chế độ thông thường
Ảnh ở chế độ “Siêu rực rỡ”
Ảnh ở chế độ thông thường
Ảnh ở chế độ “Siêu rực rỡ”
Ảnh chụp ở chế độ thông thường
Ảnh chụp ở chế độ “Siêu rực rỡ”
Ảnh chụp ở chế độ thông thường
Ảnh chụp ở chế độ “Siêu rực rỡ”
Ảnh chụp ở chế độ thông thường
Ảnh chụp ở chế độ “Siêu rực rỡ”
Chỉ có 1 camera duy nhất phía sau nhưng F7 vẫn cho phép chụp xóa phông bằng thuật toán phần mềm. Dù vậy, chế độ xóa phông không để lại nhiều ấn tượng, chỉ hữu dụng khi chụp thức ăn còn khi chụp chân dung, máy xóa phông còn lỗi nhiều, hay lẹm cả vào chủ thể. Khi chụp xóa phông, máy cũng không tự zoom vào một chút để tạo hiệu ứng tiêu cự nên ảnh thiếu tự nhiên.
Ảnh chụp ở chế độ thông thường
Ảnh chụp ở chế độ xóa phông
Ảnh chụp ở chế độ thông thường
Ảnh chụp ở chế độ xóa phông
Nếu thích chỉnh tay, Oppo vẫn cho phép bạn tinh chỉnh nhiều thông số từ cân bằng trắng theo độ K, bù sáng, ISO (100 – 3200), tốc độ màn trập (tối đa 16s), vê nét thông qua chế độ chuyên gia. Ở chế độ này người dùng còn có thể chụp được ảnh độ phân giải lên tới 63,7 MP nhờ thuật toán ghép ảnh. Dù thế giao diện của chế độ không có thay đổi nào, vẫn thiếu trực quan, khó chỉnh nhanh và không hỗ trợ xoay ngang màn hình nên không thực sự hữu dụng.
Đánh giá máy ảnh selfie từ trước đến nay vẫn là thế mạnh của các điện thoại Oppo và F7 tiếp tục giữ được truyền thống đó. Tốc độ chụp, đo sáng, lấy nét, lưu ảnh của camera trước nhanh tương đương camera sau. Chế độ HDR tự động cũng xuất hiện trên camera selfie và cho kết quả ấn tượng không kém gì camera chính. Ngay cả khi chụp ngược sáng rất mạnh, mặt trời sau đầu nhưng ảnh vẫn sáng rõ cả phần gương mặt và khung cảnh phía sau. Đáng khen cho Oppo khi họ đã không nói ngoa về việc sử dụng cảm biến Sony 576 HDR theo thời gian thực để nâng cấp khả năng selfie của F7.
Ảnh selfie ngược sáng bật HDR tự động
Ảnh selfie trên F7 vẫn đúng phong cách của Oppo từ trước đến nay khi cho ra làn da trắng trẻo, hồng hào, hợp với người châu Á. Máy tiếp tục có chế độ làm đẹp AI nhưng thực tế chế độ này vẫn đôi khi làm mịn hơi quá tay, thiếu tự nhiên nên người dùng vẫn nên tự chọn các mức làm đẹp từ phù hợp với mình.
Camera trước có chế độ “Siêu rực rỡ” nhưng không thái quá như camera chính và giúp ảnh selfie “lung linh” hơn hẳn, nhất là khi chụp trời xanh, hay phông nền có màu sắc vừa phải. Chế độ xóa phông cũng xuất hiện trên camera selfie và hoạt động có phần còn hiệu quả hơn camera chính, giúp ảnh selfie nổi bật, bắt mắt hơn, tác dụng rõ rệt nhất với phông nền phía sau ở xa hay phông nền dạng tán cây sẽ cho ra những hiệu ứng bokek ấn tượng.
Ảnh tự sướng thông thường (trái) và bật chế độ “Siêu rực rỡ” (phải)
Ảnh selfie thông thường (bên trái) và bật xóa phông (bên phải)
Ảnh tự sướng bật chế độ làm đẹp AI (trái) và chế độ xóa phông (phải)
Không phải ngẫu nhiên mà từ trước đến nay các điện thoại Oppo thường chỉ thuyết phục được đối tượng người dùng phổ thông, không quan tâm nhiều đến hiệu năng, camera chính mà chủ yếu chú trọng đến camera selfie hay thiết kế. Bản thân Oppo cũng liên tục cho ra đời những sản phẩm thiếu đột phá, ngoại hình na ná nhau và cấu hình gần như không nâng cấp. Hãng này chỉ tập trung đầu tư vào camera tự sướng và tự xưng là chuyên gia selfie, hướng đến các khách hàng ưa “sống ảo”.
Song với chiếc F7, mọi việc dường như đã khác. Smartphone này tiếp tục chiến lược của mẫu Oppo F3 Plus trước đó với việc trang bị cấu hình mạnh mẽ, camera chất lượng cao nhưng giá bán đã “dễ chịu” và dễ tiếp cận số đông hơn. F7 hội tụ nhiều ưu điểm từ hiệu năng, chất lượng ảnh chụp ở camera sau và trước, màn hình, thời lượng pin và đặc biệt là ngoại hình có nhiều đổi mới so với các thế hệ Oppo trước đó, giúp hãng điện thoại Trung Quốc dần dần xóa bỏ đi định kiến về việc chỉ biết cho ra mắt các sản phẩm làng nhàng, thường thường bậc trung.
Tất nhiên F7 vẫn còn đó những hạn chế ở thiết kế gây cấn tay, thân máy bằng nhựa hay vẫn chỉ sử dụng cổng microUSB thế hệ cũ, thiếu sạc nhanh… Dù thế, xét một cách công bằng, ở tầm giá 8 triệu đồng chính hãng, đây thực sự là một sản phẩm tốt, đáp ứng gần như đầy đủ các nhu cầu thiết yếu hiện nay trên một chiếc smartphone và xứng đáng nhận được những lời khen ngợi hơn là chê bai.
Đánh Giá Oppo F7: Chuyên Gia Selfie Đỉnh Cao Với Giá Tầm Trung!
OPPO luôn tiếp thị sản phẩm của họ là chuyên gia selfie. Và Oppo F7 là một minh họa điển hình – chiếc điện thoại sở hữu camera selfie nhiều chấm nhất hiện nay, tích hợp công nghệ trí tuệ nhân tạo (Al).
Nhưng selfie không phải là tất cả, Oppo cũng rất cố gắng trong việc bắt theo xu hướng và khá thành công trong việc đó: Màn hình tai thỏ, lớp sơn bóng bẩy, camera chính 16MP, chipset mạnh mẽ với mong muốn xóa tan định kiến về hiệu năng kém cỏi. Mặc dù nó không phải là một chiếc điện thoại hàng đầu nhưng lại có giá khá hấp dẫn, bản tiêu chuẩn với RAM 4GB/bộ nhớ trong 64GB có giá 7,99 triệu đồng và bản mở rộng với RAM 6GB/bộ nhớ 128GB có giá 9,99 triệu đồng.
Thông số kĩ thuật Đánh giá chi tiết Thiết kếNhưng cho dù mặt sau của F7 hấp dẫn đến thế nào, thì câu chuyện thực sự nằm ở chỗ khác. Màn hình LCD 6,23 inch, chiếm gần như toàn bộ mặt trước, ngoại trừ phần notch chứa camera trước 25MP, loa thoại, cảm biến tiệm cận và ánh sáng. Viền màn hình xung quanh của Oppo F7 cũng khá mảnh, tỷ lệ màn hình/khung máy của Oppo F7 đạt 82,5% so với iPhone X với tỷ lệ 82,9% thì F7 chỉ dày hơn chút ở phần viền dưới, còn các mép còn lại mỏng tương đương.
Độ hoàn thiện của máy chỉ ở mức khá ổn. Mặc dù chất liệu bằng nhựa nhưng không hề có hiện tượng ọp ẹp, cảm giác cầm máy khá chắc tay. Tuy nhiên phần tiếp giáp giữa màn hình và phần khung chưa được liền mạch, vẫn tạo nên cảm giác cấn tay.
Mặc dù không được làm từ kính nhưng chất liệu của F7 cũng khá dễ bị bám mồ hôi và dấu vân tay.
Oppo F7 có mọi thứ mà một chiếc điện thoại nên có trong thời buổi hiện nay bao gồm giắc 3.5mm, khay sim khá lớn có thể chứa đồng thời 2 SIM và thẻ nhớ microSD. Do vậy bạn không cần phải hi sinh chế độ 2 SIM khi muốn dùng thẻ nhớ. Thật tuyệt vời!
Máy hiện có sẵn các màu đen, đỏ và xám bạc
Các cạnh của máy: Phần mềmOppo F7 hiện được cài sẵn phiên bản Color OS 5.0 tùy biến dựa trên Android 8 Oreo.
Color OS không phải là hệ điều hành cồng kềnh, nhưng nó cũng không phải là “Android thuần túy”. Nó được cài sẵn các ứng dụng mạng xã hội, trình chỉnh sửa tài liệu và một vài ứng dụng nhỏ.
Những tùy chỉnh ColorOS ở bên trong cài đặt làm cho nó khác xa so với trải nghiệm tiêu chuẩn trên phiên bản Android gốc do Google phát triển. Như ở thị trường Việt Nam, OPPO F7 vẫn đi kèm với bộ ứng dụng Google toàn bộ, điều này dẫn đến việc có một số ứng dụng sẽ bị trùng lặp tính năng với ứng dụng do OPPO tự phát triển.
Giao diện người dùng cũng rất quen thuộc. Không có ngăn kéo ứng dụng nào màn hình chính, thay vào đó, mọi ứng dụng bạn cài đặt sẽ được đưa lên màn hình chính.
Màn hình khóa có trình chiếu hình ảnh liên tục thay đổi. Bạn có thể thay đổi ảnh tùy theo ý thích của mình.
Cảm biến vân tay một chạm rất nhanh và chính xác. Bạn cũng có thể thiết lập mở khóa bằng khuôn mặt, nó cũng nhanh không kém cảm biến vân tay, F7 sẽ mở ngay khi bạn cầm máy lên.
Nhận dạng khuôn mặt thực sự rất nhanh, nhanh hơn trên iPhone X nhưng không an toàn như Face ID của Apple. Nó hoạt động dựa trên 120 điểm nhận dạng và cũng không dễ bị đánh lừa bởi một bức ảnh.
Máy ảnh Camera sauTốc độ lấy nét, đo sáng, chụp, lưu ảnh cũng gây bất ngờ bởi độ trễ cực thấp, phản hồi gần như tức thì ngay khi chạm vào nút chụp. Nó không hề thua kém các điện thoại cao cấp, điều này rất hữu ích với các bạn yêu thích thể loại chụp ảnh đời thường hoặc động vật, côn trùng.
Ở chế độ Chuyên nghiệp, bạn có thể điều chỉnh ISO, bù trừ sáng và tốc độ màn trập tối đa tới 16 giây và hỗ trợ cả tính năng Siêu phân giải nổi tiếng của hãng.
Ảnh chụp ở chế độ HDR tự động trên F7 cho dải sáng rất rộng, thu lại gần như toàn bộ chi tiết ở cả vùng tối và vùng sáng ngay cả với những cảnh ngược sáng, chênh sáng mạnh như chụp thẳng mặt trời.
Ở chế độ chụp toàn cảnh, ảnh chi tiết, màu sắc tuyệt vời và độ tương phản, độ phơi sáng đều, dải tần nhạy sáng khá tốt.
Trong điều kiện ánh sáng tốt, màu sắc được tái hiện đầy đủ và có phần hơi rực hơn so với thực tế, rất nịnh mắt người dùng, đặc biệt với thể loại ảnh phong cảnh.
Trong điều kiện thiếu sáng, Oppo F7 vẫn giữ được tốc độ chụp, lấy nét nhanh nhưng chất lượng suy giảm đáng kể, không còn ấn tượng như ảnh thiếu sáng hay ngược sáng. Oppo F7 cũng can thiệp nhiều hơn để giảm thiểu hiện tượng nhiễu hạt. Dù có lợi là ảnh bớt nhiễu, nhưng màu sắc nhạt hơn và không được tách bạch rõ ràng hay bết lại với nhau, chi tiết ảnh chỉ ở mức trung bình.
Nếu bạn có chân máy hoặc bạn có thể ổn định F7, thì bạn có thể chụp ảnh như thế này bằng chế độ thủ công.
Ảnh chụp ở chế độ zoom 2x chỉ là ảnh cắt và được nâng lên độ phân giải 16MP.
Camera trướcHệ thống camera trước chính là điểm đặc biệt nhất của phiên bản này. Với camera trước của Oppo F7, bạn sẽ được trải nghiệm camera trước 25MP siêu khủng, cảm biến Sony 576 HDR và công nghệ AI trí tuệ nhân tạo 2.0. Bên cạnh đó các tính năng thời thượng như xóa phông, HDR, sticker cũng xuất hiện đầy đủ trên mẫu smartphone này của OPPO. Công nghệ AI Beauty 2.0 có thể phân biệt giới tính, tuổi tác, màu da và môi trường chụp, cung cấp đến hơn 8 triệu giải pháp làm đẹp để mang lại vẻ đẹp độc đáo nhất cho mỗi người dùng, dù là selfie một mình hay cả nhóm. Với bộ camera chất lượng này, những bức ảnh selfie của bạn sẽ được điều chỉnh màu sắc tốt hơn. Bên cạnh đó, máy còn ghi nhớ các hoạt động chỉnh sửa hình ảnh của người dùng, từ đó những bức ảnh sau của bạn sẽ được máy tự động chỉnh sửa.
Dù selfie ngược sáng nhưng ảnh vẫn có cân bằng sáng tốt, ảnh có chiều sâu, chủ thể nổi bật, phông nền phía sau rõ ràng.
Quay videoOppo F7 quay video ở 1080p và 720p ở 30 khung hình/giây. Thật không may, không có tùy chọn để quay video 4K. Oppo F7 có thể thu phóng video 2x với chất lượng tương đương như bình thường. Cảm biến đủ lớn để cho phép phóng to thu nhỏ trong các video 1080p.
Chế độ 1080p/30fps tiêu chuẩn được mã hóa ở tốc độ khoảng 17Mbps. Âm thanh được ghi ở chế độ đơn âm ở tốc độ 128Kbps – không mấy ấn tượng. Chất lượng âm thanh là trên trung bình, mặc dù nó là đơn âm.
Màn hìnhOppo F7 có màn hình 6,23 inches, tấm nền IPS LCD độ phân giải Full-HD+ (1080 x 2280 pixel) đạt mật độ điểm ảnh 405 PPI và tỷ lệ 19:9 giống như các điện thoại có “tai thỏ” khác.
Màn hình sử dụng kính cường lực Gorilla Glass 5 để bảo vệ chống trầy xước. Nhà sản xuất cũng dán thêm một miếng bảo vệ màn hình ngay tại nhà máy.
Hiệu năng Đánh giá hiệu năng tổng quátOPPO F7 được trang bị con chip tới từ MediaTek Helio P60 với 8 nhân cùng 4GB RAM và 64GB bộ nhớ trong.
Snapdragon 660 được biết đến là bộ vi xử lý mạnh nhất trong phân khúc tầm trung và may mắn thay, Helio P60 có cấu hình mạnh mẽ tương tự như vậy. Do đó, bất kể là nhiệm vụ đơn hay đa lõi, Oppo F7 và CPU P60 của nó là một trong những thiết bị hoạt động tốt nhất trong phân khúc tầm trung.
GPU Mali-G72 ba lõi có nhiệm vụ xử lý đồ họa, nó mang lại hiệu năng tuyệt vời trên màn hình 1080p của Oppo F7. Mặc dù nó bị lag một cách kỳ lạ trong các thử nghiệm hỗn hợp như BaseMark X, nhưng trong thang điểm GFX, nó ngang hàng với Adreno 512 bên trong chip S660.
Các điểm chuẩn cho thấy Helio P60 có hiệu năng không hề thua kém so với các đối thủ cùng phân khúc. Nó có một bộ xử lý tuyệt vời và khả năng xử lý đồ họa rất tốt, đó là những gì một thiết bị tầm trung nên có. Máy có thể chạy tất cả các loại trò chơi mà không gặp bất kì vấn đề nào về đồ họa hay giật lag.
Tuổi thọ pinOppo F7 được cung cấp năng lượng bởi viên pin 3.400 mAh (Li-Po) không thể tháo rời và không hỗ trợ chế độ sạc nhanh VOOC 20W. Máy sạc pin từ khi trống đến 28% trong nửa giờ và sạc đầy trong khoảng hai tiếng rưỡi.
Chip xử lý Helio P60 trên tiến trình 12nm tiết kiệm điện cùng với nền tảng Android 8 mới đã giúp Oppo F7 lọt vào nhóm sản phẩm có thời lượng pin tốt hiện nay, cải thiện rất nhiều so với thế hệ cũ. Nếu sử dụng nhẹ nhàng hơn như chỉ kết nối wifi, ít chơi game, tắt bớt các kết nối ít dùng thì bạn hoàn toàn có thể sử dụng máy trong 2 ngày liên tục.
So sánh với các đối thủMục tiêu chính của Oppo F7 là cạnh tranh trong một thị trường bị chi phối bởi Xiaomi. Tuy F7 có giá cao gấp đôi so với Redmi 5 Plus nhưng nó sở hữu màn hình lớn hơn với xu hướng tai thỏ, chipset Helio P60 mạnh mẽ với bộ xử lý hàng đầu. Ngoài ra còn có camera selfie 25MP siêu khủng. Nếu túi tiền của bạn chỉ có thể mua thiết bị giá bình dân hãy chọn Redmi. Nhưng nếu bạn muốn trải nghiệm cao cấp hơn với các tính năng thời thượng, thì đó phải là Oppo.
P20 Lite gần đây nhất của Huawei có giá tương đương với F7. Nó cũng màn hình tương tự và thiết kế hấp dẫn không kém. P20 Lite kém hơn về hiệu năng, nhưng vượt trội hơn khi chụp ảnh chân dung nhờ thiết lập camera kép ở mặt sau. Camera selfie có vẻ tuyệt vời, nhưng không tuyệt vời như F7.
Nokia 6.1 cũng là một đối thủ tuy rằng nó rẻ hơn rất nhiều. Đây là một smartphone có khung làm bằng nhôm nguyên khối với độ hoàn thiện rất cao, màn hình và chipset tốt. Mặc dù thua kém khá nhiều về mọi khía cạnh – màn hình, hiệu năng, camera, nhưng Nokia có hệ điều hành Android thuần túy để trở thành một phần của chương trình Android One và có thể quay video 4K.
Moto X4 cũng là điện thoại thông minh Android One có giá tương đương F7. Nó có màn hình nhỏ hơn và chipset kém hơn, nhưng có khả năng chụp ảnh rất tốt. Camera kép ở mặt sau có các cảm biến vượt trội, ống kính góc rộng, ảnh chụp xóa phông tốt, khả năng quay video 4K…. Ảnh selfie chỉ 16MP nhưng có đèn flash LED chuyên dụng giúp chụp ảnh trong bóng tối. Vì vậy, nếu trải nghiệm camera là tất cả những gì bạn mong muốn, Moto X4 sẽ là một lựa chọn tốt hơn so với F7.
Cuối cùng là Xiaomi Mi A2, nó có màn hình 6 inches không notch, chipset Snapdragon 660 và camera kép cao cấp với ống kính thông thường và tele. Camera selfie 20MP với khẩu độ f/1.8. Mi A2 được làm bằng kim loại, thông số kĩ thuật tốt hơn và nó rẻ hơn F7.
Kết luậnNếu bạn là một người thích chụp ảnh tự sướng, bạn muốn mua một chiếc điện thoại có mức giá tầm trung để đáp ứng nhu cầu đó thì Oppo F7 chính là sự lựa chọn rất đáng cân nhắc!
Đánh Giá Chi Tiết Oppo Find X2: Trải Nghiệm Ấn Tượng
Thiết kế đơn giản nhưng hữu dụng
Khác với thế hệ trước là OPPO Find X thì Find X2 không còn thiết kế táo bạo, độc lạ kiểu camera thò thụt khiến cho mọi người phải lo lắng, thận trọng bảo vệ cho chiếc điện thoại như bảo vệ chủ nhân của mình. Find X2 đã đánh đổi những thứ hay ho đó để có được thiết kế an toàn hơn và mang lại đúng những gì cần thiết cho người dùng nhưng vẫn đảm bảo sự sang trọng, cứng cáp như khung viền kim loại 2 mặt kính cùng thứ quan trọng nhất là tiêu chuẩn kháng nước kháng bụi bẩn.
Pin không còn là vấn đề cần lo
Với 4200 mAh có thể nói Oppo Find X2 đáp ứng đủ tốt trong vòng một ngày với những tác vụ giải trí và làm việc, điều đó là hết sức bình thường trên một chiếc smart phone ở thời điểm hiện tại nhưng thứ làm cho chiếc máy này bá đạo ở phần trải nghiệm pin chính là nhờ tới công nghệ sạc SUPER VOOC 2.0 với công suất sạc lên tới 65W.
Với công nghệ sạc này nó sẽ giúp sạc đầy chiếc máy chỉ trong vòng xấp xỉ 40 phút, hay trong những tình huống máy sắp cạn pin bạn cần đi gấp thì cũng chỉ cần 15 phút sạc là máy đã có thể lên được 50% pin. Đây rõ ràng là điểm lợi thế của Find X2 so với những đối thủ cùng phân khúc, mặc dù quả pin trang bị là không hề lớn nhưng với SUPER VOOC 2.0 nó đã hoàn toàn có thể giải quyết gọn gàng vấn đề này giúp người dùng thoải mái về mặt trải nghiệm, trong khi chiếc máy không bị đội lên quá dày hoặc quá to.
Màn hình trải nghiệm tốt nhất
Hiện nay trên thị trường smartphone để tìm một chiếc máy có màn hình mượt mà là không hề khó, ví dụ như ROG Phone 2, bộ ba Galaxy S20 … chúng đều được trang bị màn hình tần số quét 120Hz mượt mà, nhưng những màn hình này lại chỉ hoạt động ở tần số quét 120Hz trên độ phân giải Full HD+, còn muốn có màn hình 2K+ thì cũng sẽ có một số đại diện như One Plus 7 Pro nhưng nó lại chỉ có tần số quét là 90Hz. Như vậy để có trải nghiệm mượt mà nhất trên độ phân giải cao nhất hiện nay ở thiết bị di động người dùng chỉ có thể chọn Oppo Find X2 hoặc Find X2 pro với màn hình 2K+ cùng tần số quét 120Hz.
Ngoài ra Find X2 còn mang lại một màu sắc trải nghiệm đã hơn rất nhiều so với những đối thủ đang có mặt trên thị trường với dải màu rộng hơn, tương phản tốt cùng độ nổi khối rõ rệt. Ví dụ như khi bạn kéo phần chữ trắng của những icon trên màn hình vào phần màu trắng trên hình nền thì vẫn có thể thấy được sự khác biệt thể hiện của 2 màu trắng khác nhau còn với những chiếc máy khác sẽ rất khó để thấy điều này. Có được trải nghiệm như vậy là do chiếc máy được trang bị màn hình 10 BIT màu giúp nó có thể đạt tới 1,07 tỷ màu, nghĩa là dải màu của nó rộng và độ sâu màu tốt hơn rất nhiều những Flagship khác đang có mặt trên thị trường ở thời điểm hiện tại với màn hình 8 BIT chỉ đạt 16,7 triệu màu.
Bên cạnh đó Find X2 vẫn được Oppo giữ lại màn hình cong để mang lại trải nghiệm vuốt đã hơn cho người dùng, trong quá trình sử dụng mình cũng không gặp phải hiện tượng cảm ứng nhầm ở 2 bên viền mép do hãng đã tắt sẵn cảm ứng ở khu vực này. Thứ duy nhất mà các bạn cần phải làm quen đó là nốt ruồi đặt bên góc trên bên trái của sản phẩm chứa camera selfie, thời gian đầu nhìn nó sẽ hơi vướng mắt đó.
Hiệu năng mạnh mẽ
Cấu hình của Oppo Find X2 rõ ràng không có điều gì phải bàn cãi với con chip Snapdragon 865, RAM 12GB cùng 256GB nhớ trong. Nếu ở thời điểm này bạn muốn tìm một sản phẩm phân phối chính hãng sở hữu chip Snapdragon 865 thì ngoài Find X2 và Find X2 Pro cõ lẽ không còn sự lựa chọn nào khác, bởi những chiếc flag ship đến từ Samsung hay Huawei đều được trang bị chip Exynos và Kirin do hãng tự sản xuất vốn không được đánh giá cao ở mặt Gaming khi so với chip Snapdragon.
Với sức mạnh xuất sắc từ con chip mang lại cùng sự mượt mà và sắc nét của màn hình, đây là sự kết hợp tuyệt vời mà Oppo mang lại trên Find X2 giúp chúng ta không chỉ có những trải nghiệm mượt mà khi sử dụng tác vụ cơ bản, mà ngay cả khi chơi những tựa game được đánh giá là nặng nhất cũng không hề khó khăn.
Nhưng do đây là một sản phẩm mới nên Find X2 vẫn cần có thời gian để được tối ưu hóa thêm giúp máy có thể kích hoạt được Max Setting trong mọi tựa game, vì ở thời điểm này máy chỉ mở được Setting đồ họa ở mức khá (đây là vấn đề gặp phải trên tất cả những Smartphone mới ra mắt).
Camera tốt
Nói về số lượng camera thì đây không phải điểm mạnh của Find X2 khi mà nó chỉ được trang bị số lượng 3 camera với một camera zoom quang 2X, một camera góc siêu rộng và một camera góc thông thường cho trải nghiệm vừa đủ dùng.
Bức ảnh chụp từ camera chính của Oppo Find X2 gần như chúng ta sẽ không cần can thiệp chỉnh sửa màu vì AI đã tự nhận chủ thể và cân chỉnh màu sắc cho phù hợp nhất để cho ra bức ảnh hoàn hảo.
Dải nhạy sáng của camera rộng giúp phần màu sắc trên vùng trời chuyển rất mềm từ vàng sang xanh, tương phản bức ảnh cũng được làm rất tốt thể hiện rõ vùng sáng và vùng tối. Có điều nếu như chụp trong điều kiện dư sáng thì chúng ta vẫn phải kéo sáng xuống đôi chút vì mình cảm thấy cân bằng sáng của máy hoạt động vẫn chưa được tốt cho lắm.
Bức ảnh chụp trong môi trường thiếu sáng cho chất lượng ổn, vùng trời đen được xử lý tốt không gây ra hiện tượng noise thành hột mà rất mịn tự nhiên, tất nhiên do chụp thiếu sáng nên tốc chụp của máy phải hạ thấp nên không tránh khỏi việc bị nhòe vật thể khi chạy nhanh qua ống kính.
Ảnh chụp từ tiêu cự 20X trên Find X2
Ảnh chụp từ tiêu cự 1X trên Find X2
Bức ảnh được chụp từ camera zoom của Find X2 ở tiêu cự 20X, mặc dù là zoom Hibrid nhưng chi tiết mang lại vẫn đủ tốt để có thể nhìn rõ chữ và các số.
Bức ảnh được chụp từ camera zoom của Find X2 ở tiêu cự 20X, mặc dù là zoom Hibrid nhưng chi tiết mang lại vẫn đủ tốt để có thể nhìn rõ chữ và các số.
Ảnh chụp từ camera góc siêu rộng trên Find X2
Ảnh chụp từ camera góc siêu rộng trên Find X2
Ảnh chụp từ camera góc siêu rộng cũng cho chất lượng bất ngờ khi màu sắc không khác biệt so với camera chính, hiệu ứng cong cũng gần như không xuất hiện mang lại cho chúng ta một bứng ảnh góc rộng với chất lượng tốt nhất. Ngoài ra camera góc siêu rộng của Find X2 cũng kiêm luôn vai trò Macro nên có thể nói mặc dù chỉ là 3 camera những Find 2 mang lại cho chúng ta trải nghiệm của 4 camera.
Ảnh chụp Macro trên camera Oppo Find X2
Find X2 hiện tại đã được bán chính thức với mức giá 23,990,000 VND và tặng kèm tai nghe True Wireless OPPO Enco Free. Chiếc tai nghe này cũng sẽ chính thức lên kệ cùng với OPPO Find X2 với mức giá là 2.990.000 VND.
Ngọc Trần
Đánh Giá Oppo F7: Thiết Kế Đặc Biệt Không Chỉ Dùng Cho Selfie
Đánh giá về thiết kế
Kể từ chiếc Oppo F5 ra đời, Oppo đã thay đồi hoàn toàn thiết kế cho dòng máy F của máy sang thân nhựa thay vì thân kim loại như các thế hệ trước. Oppo F7 vẫn tiếp tục dùng thiết kế thân nhựa nhưng mặt lưng của Oppo F7 không còn là nhựa nhám mịn và có phần hơi thô nữa mà sẽ thay vào đó là nhựa trong suốt hay còn gọi là thủy tinh hữu cơ, nhằm tăng thêm sự sang trọng trong sản phẩm. Tuy ưu điểm của việc sử dụng nhựa là đảm bảo độ bền cho chiếc điện thoại nhưng lại rất dễ gây bám mồ hôi và vân tay, chính vì thế ốp lưng dường như trở thành thành phần bắt buộc ở Oppo F7. Về màu sắc, có 2 tông màu chính cho người tiêu dùng lựa chọn: Màu đỏ phù hợp với những người thích nổi trội, cá tính là màu được Oppo tập trung quảng bá mạnh trên Oppo F7, màu bạc trông sang và bắt mắt hơn màu đỏ, phù hợp với những người muốn có một thiết kế sang trọng nhưng lại không có hầu bao quá lớn.
Đánh giá về màn hìnhSẽ không quá xa lạ với việc tai thỏ xuất hiện trên các hãng Android. Trừ Samsung ra thì hầu hết tất cả các hãng sản xuất Android nào cũng bắt chước kiểu dáng tai thỏ của Apple và Oppo F7 cũng không phải ngoại lệ. Tuy nhiên phần tai thỏ của Oppo F7 trong có vẻ hữu dụng hơn nhiều, một số tính năng đã được Oppo tích hợp vào chiếc tai thỏ của mình như screen shot hay quay video khi đang chơi game. Viền màn hình xung quanh của Oppo F7 cũng mảnh hơn so với các điện thoại Android có tai thỏ gần đây, khiến cho người dùng sẽ rất khó để phân biệt giữa Oppo F7 và iPhone X nếu bị che tên thương hiệu. Ngoài ra vẫn không có quá nhiều điểm khác biệt về màn hình giữa Oppo với đại đa số các hãng Android hiện nay: vẫn là màn hình Full HD+, vẫn là màn hình 6.3 inch với tỷ lệ 18:9. Nhìn chung với múc giá 8 – 10 triệu thì thiết kế tổng thể của Oppo F7 chỉ dừng lại ở mức ổn.
Đánh giá về bảo mậtVới mức giá 8 – 10 triệu thì việc các cảm biến vân tay hay khuôn mặt là điều bắt buộc phải có các sản phẩm Android. Tương tự Oppo F5, Oppo F7 cũng được trang bị đầy đủ các cảm biến trong khâu bảo mật. Tuy nhiên điều đáng khen là cả 2 cách mở khoa đều rất nhanh và nhạy hơn so với thế hệ cũ, và cũng an toàn bảo mật hơn. Cụ thể là, bảo mật bằng khuôn mặt thì yêu cầu người dùng phải mở mắt thay vì vẫn nhắm mắt mà vẫn mở được điện thoại như các hãng khác. Chỉ có một điểm cần lưu ý là lựa chọn mở khóa điện thoại bằng nhận diện khuôn mặt hiện nay vẫn không an toàn, Oppo F7 có thể bị qua mặt bằng ảnh chụp hoặc một người có khuôn mặt tương đồng.
Đánh giá về hiệu năng và phần mềmOppo F7 hiện được cài sẳn phiên bản Color OS 5.0 và Android 8.0 Oreo, ngoài ra các theme của Oppo F7 cũng tương thích rất tốt với tông màu của máy nhằm tạo cảm giác thích thú cho người sử dụng. Kho theme không nhiều và đa dạng nhưng theme nào là chất lượng theme đó, các theme đều rất đẹp và bắt mắt. Máy được bổ sung một số tính năng mới từ nền tảng Android 8 như quay video màn hình không cần cài thêm app, biểu tượng thông báo hình bong bóng hay tính năng truy cập nhanh đến các chức năng của ứng dụng kiểu như 3D Touch trên iPhone. Một điểm trừ nho nhỏ của Oppo là vẫn chưa thật sự xử lý tốt khả năng tương thích với tai thỏ trên máy, một số phần mềm trên Oppo F7 bị ép sử dụng tai thỏ điều này tạo hiệu ứng thị giác rất tốt cho người dùng nhưng đôi khi sẽ làm che lấp đi một vài thông tin do tai thỏ gây ra. TouchPal hẳn là cái tên rất quen thuộc với fan Oppo nhưng năm nay ở F7 Oppo đã chuyển sang sử bàn phím mặc định là Gboard của Google nhằm cải thiện khả năng gõ và quét của bàn phím ảo. Tuy nhiên điều khá bận lợi ở đây là trong trường hợp nhập một số dữ liệu nhạy cảm như là mật khẩu thì bàn phím sẽ chuyển lại TouchPal của Oppo, đôi khi sẽ gây không ít khó chịu cho người dùng trong việc chuyển đổi giữa 2 bàn phím. Bên cạnh một số tính năng mới, những tính năng cũ mà giá trị vẫn được Oppo giữ lại như tính năng tăng tốc hiệu năng chơi game, tính năng parrarel space cho phép sử dụng 2 tài khoản Facebook hay Messenger cùng lúc, ứng dụng cho phép đặt mật khẩu, unlock bằng vân tay hay gương mặt ở từng phần mềm và các thao tác điều khiển bằng cử chỉ thay cho các phím điều hướng cơ bản giống như iPhone X.
Đánh giá về cấu hìnhOppo luôn đi đầu về camera nhưng lâu nay lại khá lép về mặt cấu hình và hiệu năng. Nhưng điều này đã thay đổi hẳn trên phiên bản Oppo F7 mới nhờ vào một thành phần cốt lõi: bộ vi xử lý tích hợp (SoC) Helio P60 đã được nâng cấp toàn diện so với Helio P23 trên Oppo F5. Chính nhờ sức mạnh từ con chip này cùng với 6Gb ram khiến việc chơi game trên Oppo không còn là vấn đề phiên muộn cho Oppo Fan. Chơi game cũng bớt lag hơn, chơi được nhiều game hơn và đặc biệt là khả năng xử lý vô cùng mượt mà với các tác vụ thấp như xem phim, lướt web, check in Facebook. Ngoài ra năm nay chip Helo P60 còn được tích hợp AI giúp cho việc xử lý các tác vụ đồ họa trở nên thông minh, nhanh và mượt hơn các thế hệ tiền nhiệm. Tóm lại thì năm nay Oppo F7 đã có một sự thay đổi đáng kể trong khâu hiệu năng và cấu hình.
Đánh giá về cameraỞ khía cạnh chụp ảnh, về thông số kỹ thuật Oppo F7 có camera selfie phía trước nâng độ phân giải lên 25MP so với 20MP trên thế hệ Oppo F5 trước đây khiến cho Oppo trở thành chiếc smartphone có độ phân giải lớn nhất thế giới tuy nhiên khẩu độ ống kính vẫn là f/2. Còn về camera chính phía sau, các thông tin cho thấy sự tương đồng với camera sau trên chiếc F5: vẫn là độ phân giải 16MP, khẩu độ f/1.8, hỗ trợ lấy nét pha và không có chống rung quang học. Dù là một smartphone nổi tiếng với khả năng selfie cực đỉnh nhưng đến thời điểm hiện tại Oppo vẫn chưa thật sự có một chiếc camera kép nào. Oppo vẫn trang bị tính năng xóa phông trên máy dù chỉ một camera tính năng sử dụng phần mềm xử lý nhưng vẫn chưa ấn tượng lắm chỉ dừng lại ở mức đủ xài. Có 3 tính năng mới mà Oppo đã thêm vào trong phần chụp ảnh đó là Siêu rực rỡ, nhãn dán và selfie HDR. Phần lớn những tấm hình chụp của máy có màu sắc trung tính chính xác, tuy nhiên trong điều kiện thiếu sáng hình ảnh thường hay bị nhạt màu, bệt sáng.Selfie HDR là thứ đang nói nhất trong Oppo F7 lần này, có sự khác biệt rõ ràng giữa việc bật và tắt HDR , nếu bật HDR màu sắc của bức ảnh sẽ tươi sáng hơn, hài hòa hơn, chi tiết vùn tối và vùng sán được kéo lại rõ ràng,. Tóm lại với Oppo F7 thì bạn tự tin có selfie khắp nơi kể cả trong điều kiện thiều sáng.
Thời gian sử dụng pin cũng là một điểm gây bất ngờ của chiếc Oppo F7. Dù không có một dung lượng pin quá cao như Asus Zenphone Maxpro M1 nhưng chip Helio P60 với tiến trình 12nm lại xử lý khá tốt trong khâu tiết kiệm điện năng. Khiến cho viên pin của lọt vào danh sách top 10 smartphone có viên pin tốt nhất hiện nay. Thực tế sử dụng thì Oppo F7 có thể lướt Facebook, chơi game hay xem phim liên tục cả 5 tiếng chính vì thế đây sẽ là một điểm cộng rất lớn đối với những người dùng Oppo F7 hay di chuyển nhiều. Nếu sử dụng hỗn hợp, Oppo F7 hoàn toàn có thể trụ được từ một đến hai ngày.Tuy nhiên điểm hạn chế duy nhất là Oppo F7 vẫn chưa hỗ trợ sạc nhanh mặc dù con Helio P60 đã được trang bị công nghệ Quick Charge 2.0. Vì vậy, để sạc đầy cho máy khá tốn thời gian với khoảng 2 giờ 10 phút từ khi pin cạn 2% đến lúc báo 100%.
Đánh giá về giá thànhTheo như nhiều thông tin Oppo F7 có mức giá khá “ảo tưởng” và “trời ơi”, dù đều là các hãng sản xuất đến từ trung quốc nhưng Oppo lại đưa ra một mức giá cao hơn cả Xiaomi trong các sản phẩm cùng cấu hình. Nhưng các nhân tôi nghĩ, trước những tiện ích, những giá trị vô hình mà Oppo F7 mang lại mức giá 8 – 10 triệu là hoàn toàn có thể chấp nhận được.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đánh Giá Hiệu Năng Oppo F7: Trải Nghiệm Mượt Mà, Chơi Game Khá Tốt trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!