Xu Hướng 3/2023 # Dầu Dừa Có Nấu Ăn Được Không? # Top 7 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Dầu Dừa Có Nấu Ăn Được Không? # Top 7 View

Bạn đang xem bài viết Dầu Dừa Có Nấu Ăn Được Không? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

***

Dầu nấu ăn giúp chuyển hóa nhiệt từ các nguồn nhiệt dùng để nấu ăn (bếp ga, bếp điện, than…) vào thức ăn, giúp quá trình chế biến thức ăn diễn ra nhanh hơn. Dầu ăn cũng tác động đến mùi và vị thức ăn được chế biến. Tuy nhiên, bạn cần phải cẩn thận khi lựa chọn loại dầu dùng để nấu ăn, đặc biệt là khi dùng dầu để chế biến thức ăn ở nhiệt độ cao (chiên, xào, nướng) vì không phải loại dầu nào cũng tốt cho sức khỏe. Một số loại còn mang lại nhiều tác hại nghiêm trọng cho sức khỏe của bạn, đặc biệt là dầu thực vật đã hydro hóa (hydrogenated vegetable oils).

Tại sao cần tránh dùng dầu thực vật đã hydro hóa?

Hiện nay rất nhiều loại dầu thực vật được sản xuất với công nghệ hydro hóa để kéo dài hạn sử dụng. Quá trình hydro hóa dầu thực vật (cho thêm hydro (kí hiệu hóa học: H) vào thành phần của dầu) khiến cho các phân tử chất béo của dầu bị chuyển đổi về hướng ngược lại so với các phân tử chất béo tự nhiên. Chất béo có cấu trúc phân tử bị thay đổi hướng này gọi là chất béo chuyển hóa (trans fat).

Theo bác sĩ Trần Văn Ký (Hội Khoa học kỹ thuật an toàn thực phẩm VN), những dầu thực vật đã hydro hóa gây ra béo phì nhanh chóng và gây ra rất nhiều bệnh nguy hiểm như bệnh tim mạch, tiểu đường. Bên cạnh đó, các loại dầu thực vật đã hydro hóa còn gây nguy cơ mắc bệnh xơ vữa động mạch, giảm lưu thông máu nuôi tim dẫn đến các cơn đau thắt ngực, đột quị, nhồi máu cơ tim, ung thư và nhiều bệnh nan y khác. Chất béo chuyển hóa có hầu hết trong các loại bánh qui, bánh nướng, bánh ngọt, khoai tây chiên, các loại thức ăn nhanh, dầu thương phẩm và đặc biệt trong shortening, margarine đặc (bơ thực vật). Chất béo chuyển hóa làm mất cảm giác no và cứ ăn mãi không biết chán gây ra béo phì nhanh chóng và hàng loạt bệnh nguy hiểm sẽ phát triển theo.

Bình thường, ở Việt Nam chúng ta không thể biết được loại dầu nào có sử dụng công nghệ hydro hóa hay thực phẩm nào có chứa hàm lượng chất béo chuyển hóa cao để đề phòng vì chưa có qui định ghi lên nhãn sản phẩm thành phần này. Do vậy cách tốt nhất là chúng ta tránh ăn những loại thực phẩm phải sử dụng nhiều dầu ăn hay không chiên quá kỹ thực phẩm bằng dầu, không sử dụng dầu đã khét, đã dùng rồi.

Theo Dr. Mercola, các loại dầu đã hydro hóa đặc biệt cần tránh là dầu đậu nành, dầu bắp (ngô), dầu hạt cotton, dầu hạt cải canola.

Ads by Adpia

Tại sao nên dùng dầu dừa nguyên chất để nấu ăn?

Dầu dừa nguyên chất là loại dầu tốt nhất mà bạn có thể dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao (chiên, xào, nướng). Dầu dừa nguyên chất có điểm khói cao và chất béo trong dầu dừa chủ yếu là chất béo bão hòa (saturated fats) – chiếm khoảng 90% – nên bạn có thể yên tâm dùng để nấu ăn. Các nhà nghiên cứu đã làm thí nghiệm để xác định và so sánh lượng chất độc aldehyde sinh ra khi đun nóng các loại dầu khác nhau ở nhiệt độ cao. Kết quả nghiên cứu cho thấy dầu dừa sinh ra lượng aldehyde ít nhất trong số các loại dầu đã thí nghiệm. Do đó nếu muốn nấu các món chiên, xào thì dầu tốt nhất để sử dụng là dầu dừa nguyên chất. Tuy nhiên, bạn cũng không nên chiên xào quá lâu.

Nồng độ của chất độc aldehyde / lít dầu khi đun ở nhiệt độ 180oC (Nguồn: mercola.com)

Ghi chú: Aldehyde là chất độc đối với cơ thể con người, có thể gây ra một số loại ung thư, bệnh tim mạch, những bệnh thoái hóa thần kinh như bệnh mất trí nhớ, Parkinson và Alzheimer.

Các loại dầu ăn khác cần được đựng trong chai tối màu (tránh ánh sáng) và bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh sau khi mở nắp. Tuy nhiên, dầu dừa có thể đựng trong chai màu sáng, bảo quản ở ngoài tủ lạnh mà không sợ bị ô-xy hóa. Lưu ý: Ở nhiệt độ dưới 25oC, dầu dừa nguyên chất sẽ bị đông đặc lại. Bạn có thể dùng thìa múc dầu dừa đông đặc cho vào chảo nấu ăn như thường.

Ngoài việc dùng để nấu ăn ở nhiệt độ cao, dầu dừa còn là sản phẩm rất tốt để chăm sóc sức khỏe răng miệng, giúp tiêu hóa tốt (giúp diệt các vi khuẩn có hại trong đường tiêu hóa), giúp nhanh chóng cung cấp năng lượng cho cơ thể, giúp giảm cân, tốt cho tim mạch (tăng mức cholesterol tốt, giảm mức cholesterol xấu).

Có phải tất cả các loại dầu dừa đều tốt?

Thang điểm chất lượng các loại dầu dừa (Nguồn: coconutoil.com)

Ở Việt Nam, đa số các loại dầu dừa bán trên thị trường có thang điểm từ 4 đến 9. Theo tôi biết thì ở Việt Nam có một cơ sở sản xuất dầu dừa từ cơm dừa lên men là cơ sở Phương Huỳnh ở thành phố Trà Vinh. Các loại dầu 8 và 9 điểm có vị ngọt đặc trưng của cơm dừa. Còn loại 10 điểm thì có vị chua hơn loại 8 và 9 điểm do đã lên men.

Để nấu ăn, bạn nên dùng loại từ 8 điểm trở lên để đảm bảo tốt cho sức khỏe.

Ads by Adpia

Thương hiệu dầu dừa nguyên chất nào tốt?

Ở Việt Nam bây giờ có nhiều nhà sản xuất dầu dừa nguyên chất có chất lượng tốt. Gia đình tôi dùng dầu dừa thương hiệu Vietcoco của công ty Lương Qưới từ năm 2016 đến nay và hoàn toàn hài lòng về chất lượng. Theo thang điểm ở trên thì dầu dừa nguyên chất Vietcoco ở nấc điểm 9. Một điều quan trọng khiến chúng tôi an tâm về dầu dừa nguyên chất Vietcoco là dầu này đạt được chứng nhận hữu cơ của Bộ Nông nghiệp Mỹ (USDA ORGANIC).

Dầu dừa nguyên chất Vietcoco đạt chuẩn hữu cơ USDA Organic

Ở thành phố Hồ Chí Minh bạn có thể mua dầu dừa nguyên chất Vietcoco tại hệ thống siêu thị Co.opmart, Citimart AEON hoặc Lotte Mart. Lưu ý: Vietcoco có cả dầu dừa tinh luyện (màu vàng). Bạn cần mua loại dầu dừa nguyên chất (màu trắng hay không màu). Không nên dùng dầu tinh luyện.

Nếu nơi bạn sống không có Co.op mart, Citimart AEON hoặc Lotte Mart thì bạn có thể đặt mua online. Giá mua online và giá mua tại Co.opmart chênh lệch nhau không đáng kể.

*****

Lưu ý: Để đảm bảo cung cấp đủ số lượng và chất lượng các chất béo tốt cho cơ thể, bạn cần dùng các loại dầu ăn tốt khác, ví dụ như dầu ô-liu, dầu trái bơ, dầu hạnh nhân, dầu hạt gai dầu … Tuy nhiên các loại dầu này chỉ phù hợp với các món nguội (trộn salad, …) hoặc các món không cần chế biến ở nhiệt độ cao. Nếu cần dầu để chiên, nướng thì bạn cần dùng dầu dừa nguyên chất.

Dầu Dừa Có Ăn Được Không? Tác Dụng Của Dầu Dừa Trong Ăn Uống

Giống như đậu nành, lạc, vừng, v.v  dừa sau khi được xử lý bằng công nghiệp ép 180oC sẽ cho sản phẩm dầu thực vật. Trên lí thuyết nghiễm nhiên tất cả các loại dầu này đều đã chín và ăn được, tuy nhiên thực tế cho thấy dầu dừa dùng cho mục đích ăn uống có nhiều điểm khác biệt so với loại còn lại.

Dầu dừa nằm trong danh sách mỹ phẩm thiên nhiên nên công dụng chính mà chị em biết đến là làm đẹp. Do đó, việc áp dụng dầu dừa trong lĩnh vực thực phẩm, nội trợ được xem là thông tin khá xa lạ. Dù vẫn có trường hợp biết được công dụng này, nhưng thông tin cụ thể về cách sử dụng, hàm lượng thì còn chưa nắm rõ.

Dầu dừa có ăn được không?

Dầu ăn dùng trong đời sống hàng ngày đều được chiết xuất từ các hạt, các quả như đậu nành, hạt lạc, hay vừng mà ra. Vì chúng tiết ra dầu, chất này có khả năng giúp cho việc tiêu hóa tốt hơn, giúp tăng hương vị của các món ăn. Dầu dừa nguyên chất khi được nấu bằng nhiệt hay ép lạnh cũng tiết ra dầu và chất dầu này cũng có các thành phần tương ứng với các hạt trên. Bởi vậy, chúng ta có thể sử dụng dầu dừa cho việc ăn uống, nhưng phải có hàm lượng cụ thể và trong từng trường hợp nhất định.

Sự kết hợp dầu dừa với gạo trắng có thể làm giảm hấp thụ calories đến 50% giúp chị em không bị thừa cân hiệu quả

Dầu dừa có tác dụng như thế nào trong ăn uống

Dùng dầu dừa nấu ăn giúp giảm cân, thức ăn không bị ngấy

Hàm lượng dầu dừa dùng trong ăn uống như thế nào là thích hợp

Hiện nay, chúng ta đang sử dụng song song dầu thực vật và mỡ. Và tỉ lệ tương ứng được khoa học chứng minh cụ thể là 7:3 đối với người lớn, 6:4 đối với trẻ nhỏ.  Chỉ số này nhằm mục đích bảo đảm sự cân bằng cơ thể. Dựa theo tỉ lệ này, các nhà nghiên cứu cũng chỉ ra trong 70% các loại dầu thực vật dùng hàng ngày, lượng dầu dừa chỉ nên ở trong ngưỡng 30 đến 50ml tùy vào thể trạng.

Hôm nay chúng ta đã biết dầu dừa có thể ăn được, đồng thời cũng biết cách dùng như thế nào là hợp lý. Hi vọng, những thông trên sẽ giúp ích bạn trong việc làm mới khẩu vị và chăm sóc sức khỏe bản thân.

Dầu Dừa Có Trị Mụn Được Không, Có Tốt Không?

Thứ Năm, 26-04-2018

Dầu dừa được xem là một nguyên liệu làm đẹp vô cùng hữu ích đối với chị em phụ nữ chúng ta. Những công dụng tuyệt vời được kể đến như làm trắng da, mềm da, se khít lỗ chân lông, chống lão hóa da. Đặc biệt sử dụng dầu dừa nguyên chất kết hợp với chanh tươi, sữa chua là những cách trị mụn bằng dầu dừa đơn giản mà hiệu quả.

Dầu dừa có trị mụn được không?

Để hiểu rõ dầu dừa trị mụn tốt không, chúng ta cùng trò chuyện với bác sĩ Trần Thị Thùy Linh – Nguyên phó giám đốc bệnh viện Da Liễu Tp. Hồ Chí Minh, bác sĩ cho biết: “Dầu dừa là sản phẩm thu được của cơm dừa khi đã qua các phương pháp tinh chế ta thu được dầu dừa. Dầu dừa có rất nhiều công dụng khác nhau như: Cung cấp năng lượng, ngăn ngừa nhiễm trùng, loại bỏ hôi miệng, ngăn ngừa gàu, làm trắng da, chống lão hóa da, trong đó có trị mụn, đặc biệt là mụn trứng cá.

Tuy nhiên, khi dùng dầu dừa để trị mụn trứng cá chúng ta cần lựa chọn dầu dừa nguyên chất, tránh pha chế để đem lại hiệu quả cao và đảm bảo an toàn. Sở dĩ dầu dừa có công dụng hỗ trợ điều trị mụn là vì trong dầu dừa có chứa nhiều thành phần hữu ích có công dụng chống viêm, tiêu sưng, giảm mụn, cụ thể như:

– Vitamin E: Thành phần vitamin E có tác dụng giúp da khỏe mạnh, đảm bảo sự hoạt động bình thường của các tuyến bã nhờn và loại bỏ bụi bẩn gây tắc nghẽn các lỗ chân lông, làm thông thoáng lỗ chân lông, ngăn ngừa mụn trứng cá.

– Các axit béo: Đặc biệt, trong dầu dừa có chứa 2 axit béo đó là axit lauric và acid capric. Hai thành phần này giúp bảo vệ da khỏi mụn trứng cá và các nhiễm trùng trên da khác bằng cách tiêu diệt các vi khuẩn có hại, chống viêm sưng.

– Axit liloleic: Ngoài 2 axit béo nói trên, axit liloleic được xem là một loại axit nhẹ thường có trong các loại xà phòng dưỡng da, thành phần này giúp bạn loại bỏ vi khuẩn trên da mặt, những nguyên nhân chính gây nên những nốt mụn đáng ghét trên mặt.

– Tính kháng viêm: Dầu dừa có tác dụng giúp làm dịu da, nhất là vùng da bị viêm nhiễm một cách nhanh chóng, vì vậy có khả năng làm lành các vết tổn thương do mụn trứng cá gây ra trên mặt.

Dầu dừa có công dụng trị mụn, đặc biệt là mụn trứng cá. Tuy nhiên, trị mụn bằng dầu dừa có tốt không còn tùy thuộc vào cơ địa, mức độ mụn nặng nhẹ của mỗi người và cách sử dụng dầu dừa trị mụn có đúng cách hay không. Tốt nhất bạn nên chọn dầu dừa nguyên chất, tránh những loại có pha tạp chất. Điều này không những không loại bỏ được mụn mà còn gây nguy hiểm cho da, khiến mụn nổi nhiều hơn.”

Trị mụn bằng dầu dừa như thế nào đúng cách?

1. Dùng dầu dừa nguyên chất trị mụn

Cách đơn giản nhất để dùng dầu dừa trị mụn đó chính là sử dụng trực tiếp dầu dừa thoa lên mụn. Cách trị mụn bằng dầu dừa nguyên chất như sau: Đầu tiên bạn cần rửa mặt thật sạch, lâu khô. Lấy một lượng dầu dừa vừa đủ cho lên bàn tay, dùng ngón tay thoa dầu dừa lên vùng mụn, kết hợp massage nhẹ nhàng để dầu dừa thấm sâu vào vùng da mụn. Thư giãn trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch mặt bằng nước ấm. Thực hiện kiên trì 2-3 lần mỗi tuần trong vài tuần bạn sẽ thấy mụn thuyên giảm hẳn.

Ngoài cách sử dụng dầu dừa thoa trực tiếp lên mụn, bạn cũng có thể sử dụng dầu dừa nguyên chất để ăn và hỗ trợ điều trị mụn từ sâu bên trong. Tốt nhất mỗi ngày bạn nên bổ sung 1-3 muỗng dầu dừa nguyên chất để hỗ trợ trị mụn, hoặc có thể dùng dầu dừa để nấu các món ăn như xào, nấu canh sẽ giúp món ăn thơm ngon béo ngậy hơn. Ăn dầu dừa không những giúp trị mụn hiệu quả mà còn rất tốt cho sức khỏe.

2. Trị mụn bằng dầu dừa kết hợp với chanh

Thành phần vitamin C và các axit có trong chanh tươi có khả năng tẩy tế bào chết, làm sạch và kháng khuẩn cho da hiệu quả. Đồng thời, chanh còn có tác dụng làm trắng da, cho làn da mịn màng hơn. Vì vậy, kết hợp chanh với dầu dừa sẽ đem lại một công thức trị mụn hoàn toàn mới và hiệu quả.

– Nguyên liệu gồm có:

3 muỗng dầu dừa nguyên chất.

1 muỗng nước cốt chanh tươi.

– Thực hiện như sau: Cho dầu dừa và nước cốt chanh vào chén khuấy đều, rửa mặt thật sạch rồi thoa hỗn hợp lên da. Bạn có thể thoa lên vùng mụn hoặc thoa đều cả mặt để giúp da trắng mịn hơn. Thư giãn với mặt nạ dầu dừa, chanh tươi trong khoảng 20 phút rồi rửa sạch bằng nước ấm. Thực hiện kiên trì trong vài tuần thì mới đem lại hiệu quả trị mụn cao.

3. Trị mụn bằng dầu dừa kết hợp với sữa chua

Bạn cũng có thể kết hợp dầu với sữa chua để hỗ trợ điều trị mụn trứng cá hiệu quả. Sở dĩ sữa chua có thể trị mụn là vì trong sữa chua có chứa vi khuẩn probiotic, loại vi khuẩn này có thể tiêu diệt được những vi khuẩn có hại gây mụn trứng cá nhanh chóng. Vì vậy, đây được xem là một trong những nguyên liệu trị mụn tuyệt vời.

– Nguyên liệu chuẩn bị:

1 muỗng dầu dừa nguyên chất.

1 muỗng sữa chua không đường.

– Thực hiện như sau: Trộn đều 2 nguyên liệu vào một chén nhỏ, rửa mặt thật sạch rồi thoa hỗn hợp trị mụn lên mặt. Giữ mặt nạ này trong khoảng 20 phút cho đến khi mặt nạ khô thì rửa sạch mặt bằng nước ấm. Thực hiện đều đặn 2-3 lần/ tuần bạn sẽ thấy mụn thuyên giảm hẳn và có một làn da trắng sáng mịn màng.

→ Có thể bạn chưa biết: Mặt nạ trị mụn trứng cá từ sữa chua – Da trắng sạch mụn bất ngờ

4. Xông hơi dầu dừa trị mụn hiệu quả

Ngoài cách sử dụng dầu dừa nguyên chất thoa lên mặt trị mụn bạn cũng có thể dùng dầu dừa nguyên chất để xông hơi. Cách xông hơi trị mụn bằng dầu dừa khá đơn giản, cụ thể như sau:

Đầu tiên bạn rửa mặt sạch và lau khô, dùng dầu dừa thoa lên mặt kết hợp chà xát nhẹ nhàng 3-5 phút để dầu dừa thấm vào da, giữ nguyên khoảng 10 phút. Sau 10 phút bạn chuẩn bị một nồi nước sôi, xông mặt bằng hơi nước khoảng phút. Tuy nhiên khi xông không nên dùng nước nóng quá có thể gây bỏng da.

Sau khi xông mặt bạn dùng giấy thấm bớt dầu dừa rồi rửa mặt thật sạch bằng nước mát. Lưu ý nên rửa sạch dầu dừa trên da mặt nếu không sẽ gây bít lỗ chân lông và khiến mụn nặng hơn. Với cách trị mụn này bạn chỉ nên thực hiện khoảng 2 lần mỗi tuần là đủ, kiên trì trong khoảng vài tuần mụn sẽ biến mất dần, đồng thời đem lại cho bạn một làn da trắng sáng, mịn màng.

❣ Mẹo hay cho các chị em: TOP 10 cách trị mụn trứng cá hiệu quả nhất tại nhà

Dùng Dầu Ô Liu Nấu Ăn Có Phải Là Ý Hay?

Dầu ô liu cực kì có lợi cho sức khỏe.

Nó là chất béo “mặc định” là có lợi cho sức khỏe vì chứa nhiều axit béo có lợi và nhiều chất chống oxy hóa mạnh.

Dầu ô liu cũng là thành phần chính trong bữa ăn của những người khỏe mạnh nhất thế giới.

Nhưng dầu ô liu cũng có thể có một vấn đề.

Nhiều người tin rằng dầu ô liu không phù hợp trong nấu nướng vì nó chứa chất béo không hòa tan.

Tôi đã từng tin vào điều đó, nhưng sau khi nghiên cứu nhiều hơn, tôi mới nhận ra mình đã sai.

Hôm hay, tôi sẽ giải thích vì sao dầu ô liu là một lựa chọn tuyệt vời cho nấu ăn, thậm chí với cả các cách nấu ở nhiệt độ cao như chiên.

Vì sao độ ổn định của dầu ăn lại quan trọng?

Khi mỡ và dầu tiếp xúc với nhiệt độ cao, chúng có thể bị biến chất.

Điều này đặc biệt đúng với dầu có chứa nhiều chất béo không bão hòa đa, bao gồm hầu hết các loại dầu thực vật như dầu đậu nành và dầu hạt cải.

Khi bị đun nóng ở nhiệt độ quá cao, chúng có thể hình thành những hợp chất có hại bao gồm lipid peroxyde và aldehyde, có thể gây ra bệnh ung thư (1, 2).

Khi nấu bằng các loại dầu này, một số hợp chất gây ung thư bốc hơi và có thể góp phần gây ra ung thư phổi khi hít phải. Vì vậy, chỉ cần có mặt trong một căn bếp nơi những loại dầu này được dùng cũng có thể gây hại cho sức khỏe (3, 4).

Nếu bạn muốn giảm thiểu sự tiếp xúc của mình với các hợp chất gây hại và gây ung thư (luôn luôn là một ý tưởng tốt), thì chỉ nên nấu với các chất béo ổn định ở nhiệt độ cao.

Có hai đặc tính của dầu ăn nên được chú trọng:

Điểm bốc khói: nhiệt độ mà các liên kết trong chất béo bắt đầu đứt gãy và chuyển thành khói.

Độ bền oxy hóa: độ bền của chất béo khi phản ứng với oxy.

Để biết thêm chi tiết về chọn loại dầu/mỡ phù hợp, hãy xem thông tin chi tiết ở bài viết về những loại chất béo lành mạnh nhất.

Điểm then chốt: Chọn được loại dầu ăn ổn định khi đun nóng là rất quan trọng, vì một số loại dầu ăn có thể hình thành các hợp chất gây ung thư trong quá trình nấu.

Dầu ô liu giàu chất béo không bão hòa đơn bền khi đun nóng

Mỗi phân tử chất béo (triglyceride) chứa một phân tử glycerol liên kết với 3 axit béo.

Tất cả các phân tử glycerol đều giống nhau nhưng có hàng trăm loại axit béo trong tự nhiên và ảnh hưởng đến sức khỏe khác nhau theo từng loại.

Axit béo có thể bão hòa hoặc không bão hòa ở dạng đơn thể hay đa thể.

Nguồn ảnh.

Phần quan trọng nằm ở chỗ: liên kết đôi không bền khi bị đun nóng và chúng có xu hướng phản ứng với oxy.

Do đó, phân tử axit béo càng có nhiều liên kết đôi càng kém bền khi được dùng trong nấu nướng. Đây là lí do chất béo hòa tan (không có liên kết đôi) như dầu dừa rất bền khi đun nóng (5).

Mặc dù hầu hết dầu thực vật chứa axit béo không bão hòa đa có nhiều liên kết đôi, nhưng dầu ô liu chứa hầu hết là axit béo không bão hòa đơn với chỉ một liên kết đôi.

Hóa ra có một liên kết đôi trong phân tử axit béo không phải là điều xấu. Chỉ có các axit béo không bão hòa dạng đa (như trong dầu đậu nành và dầu hạt cải) là có hại thôi (6).

Đương nhiên, dầu vẫn thường là hỗn hợp nhiều loại axit béo. Ví dụ như 73% dầu ô liu là chất béo không bão hòa đơn, 11% là chất béo không bão hòa đa và 14% là chất béo bão hòa (7).

Nói cách khác, chất béo không bão hòa đơn bền ở nhiệt độ cao và chất béo bão hòa chiếm 87% trong dầu ô liu.

Điểm then chốt: Dầu ô liu chứa hầu hết là axit béo không bão hòa đơn, thường khá bền ở nhiệt độ cao. Chất béo không bão hòa đa dễ phân hủy chỉ chiếm khoảng 11% trong dầu ô liu.

Dầu ô liu nguyên chất giàu chất chống oxy hóa và vitamin E giúp chống oxy hóa

Loại dầu ô liu duy nhất được khuyến cáo dùng là dầu ô liu nguyên chất.

Nó được lấy từ phần dầu ép đầu tiên từ quả ô liu và chứa nhiều chất hoạt tính sinh học, bao gồm chất chống oxy hóa mạnh và vitamin E (8, 9).

Vitamin E có chức năng chính như một chất chống oxy hóa trong cơ thể. Nó giúp chống lại các gốc tự do gây ra các chuỗi phản ứng có hại trong các màng tế bào của chúng ta (10).

Do dầu ô liu giàu chất chống oxy hóa và vitamin E nên khả năng bảo vệ tự nhiên khỏi quá trình oxy hóa của nó khá cao (11).

Điểm then chốt: Dầu ô liu chứa vitamin E và nhiều chất chống oxy hóa mạnh. Những chất này bảo vệ dầu khỏi bị biến chất khi đun nấu ở nhiệt độ cao.

Dầu ô liu giúp chống lại quá trình oxy hóa

Khi dầu bị oxy hóa, nó sẽ phản ứng với oxy và hình thành nhiều hợp chất có hại.

Điều này có thể xảy ra ở nhiệt độ phòng và là một trong những nguyên nhân làm dầu bị ôi, nhưng quá trình này được đẩy nhanh rất nhiều khi dầu được đun nóng.

Độ nhạy của dầu với quá trình oxy hóa phụ thuộc chủ yếu vào hai điều:

Nồng độ các axit béo không bão hòa đa, thứ có xu hướng oxy hóa (phản ứng với oxy).

Sự hiện diện của các chất chống oxy hóa vốn có khả năng chống lại sự oxy hóa (đó là lý do vì sao chúng được gọi là chất chống oxy hóa).

Như đã trình bày ở trên, dầu ô liu có ít axit béo không bão hòa đa (khoảng 11%) và có nhiều chất chống oxy hóa.

Nhiều nghiên cứu đun dầu ô liu nhiệt độ cao trong thời gian dài và đo lại ảnh hưởng của nó đến chất lượng và tính chất dinh dưỡng của dầu.

Nhiều nghiên cứu đã dùng nhiệt độ cao trong một thời gian rất dài. Nhưng ngay cả dưới những điều kiện khắc nghiệt như thế này, dầu ô liu vẫn có phản ứng khá tốt.

Một nghiên cứu chiên ngập dầu một số loại dầu ô liu khác nhau trong 24 giờ và đã ghi nhận kết quả rằng nó chống oxy hóa. Dầu ô liu nguyên chất giàu chất chống oxy hóa hơn nên có tác dụng cao nhất (12).

Các nghiên cứu khác cũng đồng ý rằng, dầu ô liu không bị oxy hóa nhiều khi dùng để nấu, trong khi dầu thực vật như dầu hướng dương bị oxy hóa và hình thành các hợp chất có hại (13).

Tuy nhiên, một nghiên cứu cho thấy rằng bữa ăn với dầu ô liu bị đun nóng làm tăng dấu hiệu oxy hóa trong máu cao hơn so với một bữa ăn với dầu ô liu không qua đun nóng (14).

Trong nghiên cứu này, dầu ô liu không còn nguyên chất và nó đã được nấu trong 8 giờ vì thế điều này không thể áp dụng được trong tình huống thực tế, đặc biệt là nếu bạn đang nấu với dầu ô liu nguyên chất.

Cũng có một lời đồn rằng dầu ô liu bị đun nóng dẫn đến hình thành chất béo chuyển hóa. Trong một nghiên cứu, chiên dầu ô liu 8 lần liên tiếp chỉ làm tăng hàm lượng chất béo chuyển hóa từ 0.045% lên 0.082%, vẫn là một lượng không đáng kể (15).

Nhìn chung, có vẻ dầu ô liu rất bền, ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như chiên dầu trong thời gian dài.

Điểm then chốt: Nhiều nghiên cứu chiên dầu ô liu ở nhiệt độ cao trong thời gian dài. Ngay cả trong điều kiện khắc nghiệt như vậy, dầu ô liu vẫn không tạo thành một lượng đáng kể các hợp chất có hại.

Dầu ô liu có điểm bốc khói cao vừa phải

Điểm bốc khói của dầu là nhiệt độ mà nó bắt đầu phân hủy trong nhiệt và tạo ra khói nhìn thấy được.

Khi điều này xảy ra, các phân tử chất béo đang bị phân chia thành glycerol và axit béo đơn, đồng thời biến thành các hợp chất có hại và nhiều chất độc hại khác nhau.

Nhưng các chất vi lượng khác trong dầu, như các vitamin và chất chống oxy hóa, cũng có thể bắt đầu bị cháy và thải ra khói, đôi khi ở nhiệt độ thấp hơn dầu.

Thông thường, một phần các axit béo trong dầu là tự do và không liên kết với glycerol. Chúng được gọi là axit béo tự do. Các axit béo tự do càng có nhiều trong dầu thì nhiệt độ sinh ra điểm khói càng thấp.

Do dầu tinh chế chứa ít vi chấ tdinh dưỡng (một chất không tốt) hơn và có lượng axit béo tự do thấp hơn, nên chúng thường có điểm bốc khói cao hơn.

Ngoài ra, khi dầu bị đun nóng sẽ hình thành nhiều axit béo tự do hơn, vì vậy càng nấu lâu điểm bốc khói sẽ càng giảm xuống.

Rất khó để xác định thời điểm bốc khói chính xác của dầu, bởi vì nó không xảy ra cùng một lúc. Có một phạm vi trong đó nhiệt độ cao hình thành nhiều khói hơn.

Rất nhiều con số về điểm bốc khói của dầu bạn tìm thấy trên internet chỉ là ước tính. Những con số này khác nhau giữa các đợt khác nhau.

Nhiều nguồn tin cho rằng điểm bốc khói của dầu ô liu nguyên chất lên khoảng 375-420°F (190-215°C). Dầu ô liu tinh chế thường nằm ở khoảng 468°F (242°C).

Điều này khiến nó trở thành sự lựa chọn an toàn cho hầu hết các phương pháp nấu ăn, bao gồm hầu hết các kiểu chiên.

Điểm then chốt: Điểm bốc khói của dầu ô liu tuyệt đối nguyên chất là khoảng 375-420°F (190-215°C). Điều này làm cho nó trở thành sự lựa chọn tốt cho hầu hết các phương pháp nấu ăn.

Quá trình nấu nướng có thể phá hủy một số chất chống oxy hóa trong dầu ô liu

Việc dùng dầu trong đun nấu bình thường không có khả năng oxy hóa hoặc làm dầu hỏng một cách đáng kể.

Tuy nhiên, nó có thể làm giảm một số chất chống oxy hóa và vitamin E nhạy cảm với nhiệt.

Trong một nghiên cứu đun dầu ô liu ở 356°F/180°C trong 36 giờ đã làm giảm các chất chống oxy hóa và vitamin E, nhưng hầu hết các hợp chất với lượng nhỏ đều còn nguyên (16).

Một trong những hợp chất hoạt tính chính trong dầu ô liu được gọi là oleocanthal. Chất này có tác động chống viêm và cảm giác nóng trong cổ họng mà dầu ô liu chất lượng cao mang lại (17).

Đun nóng dầu ô liu ở nhiệt độ 464°F/240°C trong 90 phút làm giảm 19% oleocanthal trong một thí nghiệm hóa học, và 31% trong một thí nghiệm vị giác (18).

Trong một nghiên cứu khác, mô phỏng chiên trong 24 giờ làm giảm một số hợp chất có lợi, nhưng chỉ 10 phút trong lò vi sóng hoặc đun sôi trong nước có ít tác động đến chất lượng dầu ô liu hơn (19).

Các hợp chất trong dầu ô liu cũng góp phần làm nên một số hương vị của nó. Do đó, dầu ô liu bị đun quá nóng có thể bị loại bỏ một số hương vị.

Hãy nhớ rằng các nghiên cứu cho thấy nhiệt độ cao làm giảm chất chống oxy hóa và vitamin có trong dầu ô liu.

Vậy bạn có nên nấu ăn với dầu ô liu?

Dầu ô liu nguyên chất là một chất béo cực có lợi cho sức khỏe mà vẫn giữ nguyên được chất lượng có lợi trong quá trình nấu nướng.

Lí do chính vì sao bạn có thể không muốn dùng nó là vì đun nóng nó ở nhiệt độ quá cao có thể có những tác động xấu đến hương vị.

Việc tin rằng dầu ô liu bị oxy hóa và bị ôi trong quá trình nấu nướng là một lời đồn có hại khiến mọi người sợ hãi khi dùng loại dầu cực kì có lợi cho sức khỏe này.

Cập nhật thông tin chi tiết về Dầu Dừa Có Nấu Ăn Được Không? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!