Bạn đang xem bài viết Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ: Động Cơ Của Các Nhtm Và Góc Nhìn Từ Cơ Quan Quản Lý Tại Việt Nam được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(thitruongtaichinhtiente.vn) – Bài viết sẽ trình bày cơ sở lý luận về động cơ nắm giữ trái phiếu Chính phủ của các ngân hàng, tác động tiềm năng của việc nắm giữ này đối với mảng tín dụng.
Holdings of government bonds: banks’ motivation and the perspective from regulatory authorities in Vietnam
Abstract: Commercial banks have been major holders of government bonds for many years since this market was formed and became an important funding channel for the state budget. However, being concerned that excessive investment may negatively affect the primary function of the financial intermediation, the regulator has restricted this investment channel of the bank. The paper presents a theoretical framework for the motivation of holding government bonds of banks, in addition to the potential effects of such bond holdings on the credit activities. Based on the current context of the risk-free assets held by Vietnamese commercial banks from 2009 to 2023 and the related regulations updated to 2023, some implications for regulators and banks are given.
1. Giới thiệu
Hơn một thập niên qua, Chính phủ Việt Nam đã phát hành một lượng rất lớn trái phiếu để đáp ứng nhu cầu cho ngân sách nhà nước (NSNN), đóng góp vào sự phát triển kinh tế chung của đất nước. Thị trường trái phiếu Chính phủ (TPCP) có sự tham gia của các nhà đầu tư cả trong và ngoài nước. Tuy nhiên trong nhiều năm liền, nhóm các NHTM trong nước luôn là những đơn vị nắm giữ chính TPCP.
Trong giai đoạn 2008–2009, TPCP là kênh đầu tư hấp dẫn với mức lợi suất có lúc lên đến hơn 20%, rất thu hút các ngân hàng có lợi thế sở hữu lượng vốn dồi dào. Tiếp nối đà phát triển này, đến năm 2014, các ngân hàng nắm giữ khoảng 80% tổng dư nợ TPCP1. Lo ngại tình trạng này có thể ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng cũng như cơ cấu tập trung của danh sách chủ nợ nắm giữ TPCP (từ đó gây ra các hệ lụy như thao túng giá), Ngân hàng Nhà nước (NHNN) đã ban hành quy định để giới hạn tỷ lệ mà các NHTM được mua loại tài sản phi rủi ro này. Bên cạnh đó, nhiều chủ thể khác như quỹ đầu tư chứng khoán, doanh nghiệp bảo hiểm,…cũng bắt đầu gia tăng thị phần nắm giữ TPCP. Kết quả là, tỷ trọng TPCP do các ngân hàng nắm giữ trên tổng số lượng phát hành giảm còn 52% vào năm 2023, 47,8% vào năm 2023 và 45% tính đến tháng 11/2023.
Điều gì khiến NHTM lựa chọn nắm giữ TPCP và liệu việc tham gia này có ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng? Trong bài viết này, chúng tôi cung cấp những lý luận về động cơ nắm giữ TPCP của các NHTM tại thị trường Việt Nam. Có quan điểm cho rằng việc đầu tư nhiều vào TPCP sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến hoạt động tín dụng của ngân hàng, khiến họ bị phân tán khỏi chức năng chính, rất bất lợi cho một nền kinh tế tăng trưởng nhanh nhờ kênh tín dụng ngân hàng như Việt Nam. Những điều chỉnh trong khuôn khổ các quy định về giới hạn các tỷ lệ an toàn trong hoạt động ngân hàng từ NHNN đã cho thấy quan điểm nhìn nhận và ứng xử của cơ quan quản lý Nhà nước về vấn đề sở hữu TPCP của các ngân hàng. Như vậy, việc làm rõ các vấn đề này tại thị trường Việt Nam là rất cần thiết, trong bối cảnh sự tham gia của hệ thống ngân hàng vào thị trường TPCP là rất nổi bật trong thời gian qua, đặc biệt khi quy mô nợ công của Việt Nam cũng đang rất lớn.
2. Động cơ nắm giữ TPCP của các ngân hàng
(i) Dự trữ thanh khoản
(ii) Cải thiện hiệu quả hoạt động và chuyển dịch rủi ro
Như vậy, có thể nói sự cân bằng giữa rủi ro và lợi nhuận từ các khoản đầu tư TPCP là cơ sở khiến các ngân hàng quyết định bơm tiền vào thị trường này. Nhận định này là đặc biệt phù hợp với bối cảnh ngân hàng Việt Nam, khu vực đã trải qua thời kỳ khó khăn với chất lượng tín dụng suy giảm và ảnh hưởng nghiêm trọng đến thu nhập của các ngân hàng.
(iii) Tuân thủ các quy định pháp lý về an toàn vốn
Một cách tổng quát hơn, Altunbas và cộng sự (2007) dùng thuật ngữ “giả thiết về quản lý” (“regulatory hypothesis”) để lý giải cho hành vi chấp hành các quy định pháp lý của các ngân hàng. Giả thiết này có thể áp dụng với thị trường tiền tệ Việt Nam. Sau giai đoạn tăng trưởng tín dụng không hiệu quả, những căng thẳng về vốn đã xuất hiện và ngày càng lớn dần khi bộ khung Basel II nổi bật với hướng dẫn về an toàn vốn được chính thức áp dụng. Những trở ngại về thu nhập cùng với rào cản về việc tăng vốn chủ sở hữu nhiều khả năng sẽ khiến các ngân hàng lựa chọn cải thiện hệ số an toàn vốn thông qua giảm tài sản có rủi ro hơn là gia tăng vốn chủ sở hữu. Như vậy, có thể các ngân hàng có hệ số vốn thấp hơn đã tăng cường sự chuyển dịch sang TPCP gắn với hệ số rủi ro bằng không để từ đó thúc đẩy hệ số an toàn vốn.
3. tác động của việc nắm giữ TPCP đến kênh tín dụng ngân hàng
Các tài liệu hiện có gần như chú ý không nhiều đến tác động của việc nắm giữ TPCP đến cho vay ngân hàng trong thời kỳ kinh tế ổn định. Gennaioli và cộng sự (2023) đã khảo sát thực nghiệm hành vi nắm giữ TPCP của các ngân hàng toàn cầu tại 191 quốc gia trong giai đoạn từ năm 1998 đến năm 2012, phát hiện rằng việc các ngân hàng đẩy mạnh bơm tiền vào TPCP trước thời kỳ khủng hoảng có thể xem là dự báo hiệu quả cho sự cắt giảm vốn vay sau đó. Tuy nhiên, chính xác hơn, mối quan hệ này chỉ được quan sát tại các quốc gia bị vỡ nợ (sovereign defaults), trong khi tác động riêng lẻ đơn thuần của nắm giữ TPCP lên cho vay ngân hàng là cùng chiều. Gennaioli et al. (2023) còn chỉ ra rằng chính các cơ hội đầu tư ít hơn trong thời kỳ khủng hoảng là nguyên nhân khiến các ngân hàng phải đánh đổi giữa hai loại hình đầu tư này.
4. Thực trạng nắm giữ TPCP của các ngân hàng và những quy định pháp lý điều chỉnh
Để đánh giá thực trạng nắm giữ TPCP của các NHTM Việt Nam trong giai đoạn vừa qua, bài viết sử dụng dữ liệu trích xuất thủ công từ các báo cáo tài chính hàng năm được công bố trên các website của mỗi ngân hàng, trong giai đoạn khảo sát từ năm 2009 đến 2023. Trong quá trình lọc dữ liệu, một số ngân hàng có sự khác biệt trong chiến lược kinh doanh bị loại bỏ; đây là các ngân hàng yếu kém bị mua lại hoặc bị kiểm soát đặc biệt bởi Nhà nước. Dữ liệu tổng hợp gồm 31 ngân hàng, chiếm hơn 95% thị phần (xét về tổng tài sản) của hệ thống NHTM Việt Nam.
Hình 1. Số liệu đầu tư TPCP bình quân qua các năm 2009–2023 tại thị trường ngân hàng Việt Nam
Thông qua Hình 1, có một vài nhận xét như sau. Với giá trị trung bình 6,54%, thấp hơn mức 9,06% của nhóm các nước không bị vỡ nợ (non-default) trên thế giới theo khảo sát của Gennaioli et al. (2023), cho thấy các ngân hàng Việt Nam nắm giữ một tỷ lệ tương đối thấp TPCP trong cơ cấu tổng tài sản mặc dù họ là thành phần chính tham gia thị trường này trong nhiều năm. Nhận định này càng rõ ràng hơn khi mà dư nợ cho vay nền kinh tế chiếm bình quân 55% tổng tài sản của ngân hàng. Tỷ lệ nắm giữ TPCP của hệ thống ngân hàng tăng liên tục trong thời gian từ 2009 đến năm 2014, sau đó có chút sụt giảm và bắt đầu duy trì ổn định cho đến năm 2023. Tuy vậy, cùng với đà tăng về tổng tài sản của ngân hàng thì quy mô nắm giữ TPCP (tuyệt đối) là liên tục tăng qua các năm.
Nếu như trước đây, đơn vị mua TPCP chủ yếu là các NHTM, thì hiện tại thị trường có sự tham gia của nhiều nhà đầu tư mới như các quỹ đầu tư, công ty bảo hiểm, các nhà đầu tư nước ngoài. Như đã đề cập, tỷ trọng TPCP do các ngân hàng nắm giữ trên tổng số lượng phát hành giảm còn 52% vào năm 2023, 47,8% vào năm 2023 và 45% tính đến tháng 11/2023, khi mà trước đó đạt đỉnh điểm đến 80% vào năm 2014. Những thay đổi trong chiến lược đầu tư TPCP của các ngân hàng có thể lý giải trên góc độ quy định pháp lý của Nhà nước trong cùng thời kỳ khảo sát.
Đến ngày 27/5/2023, NHNN ban hành Thông tư số 06/2023/TT-NHNN (sửa đổi một số điều của Thông tư 36/2014/TT-NHNN) trong đó đưa ra quy định điều chỉnh tăng tỷ lệ được mua, đầu tư TPCP so với nguồn vốn ngắn hạn bình quân của tháng liền kề trước đó. Cụ thể, nhóm các NHTM Nhà nước được điều chỉnh tăng với tỷ lệ tối đa 25%, trong khi đó mức 35% được giữ nguyên đối với nhóm các ngân hàng còn lại. Gần đây nhất, theo quy định từ Thông tư 22/2023/TT-NHNN thì giới hạn mua TPCP đã được nới lỏng đáng kể khi các ngân hàng được phép mua, đầu tư TPCP so với tổng nợ phải trả bình quân của tháng liền kề trước đó theo tỷ lệ tối đa 30%. Như vậy, nếu nhìn vào cách tính được điều chỉnh thì có thể thấy rằng hạn mức được đầu tư TPCP đã được cơ quan QLNN mở rộng ra cho các ngân hàng.
5. Một số đánh giá và hàm ý
Dưới góc độ của cơ quan quản lý, TPCP là công cụ hữu ích cho các ngân hàng trong việc tuân thủ các quy định khác về dự trữ thanh khoản, an toàn vốn và hơn hết là có thể hỗ trợ tốt hoạt động cho vay, các nhà xây dựng chính sách nên xem xét lại các quy định giới hạn kênh đầu tư này đối với các ngân hàng. Động thái thắt chặt và sau đó nới lỏng các quy định giới hạn đã được quan sát trong thời gian qua. Giới hạn ràng buộc có thể linh hoạt hơn, thậm chí được gỡ bỏ trong bối cảnh không nhiều nước trên thế giới áp dụng các ràng buộc tương tự. Quan trọng là cơ quan quản lý cần chú ý kết hợp với những điều chỉnh trong việc thiết kế cấu trúc trái phiếu cũng như kế hoạch phát hành. Điều này có thể đảm bảo sự hài hoà giữa chính sách tài khoá và chính sách tiền tệ mà Chính phủ đang theo đuổi.
Dưới góc độ của các ngân hàng, họ cần ý thức được những lợi ích của việc nắm giữ TPCP để có sự chủ động trong mọi tình huống. Trước khi đi đến quyết định đầu tư, ngân hàng cần xem xét lại động cơ lợi nhuận, rủi ro tín dụng hay động cơ dự phòng, an toàn bộ đệm vốn; trên tinh thần ưu tiên cho các khoản vay hiệu quả và nền tảng hài hoà giữa sự đánh đổi lợi nhuận và rủi ro. Trong trường hợp này, việc nắm giữ TPCP không những không phân tán mảng tín dụng mà còn thúc đẩy mảng kinh doanh này và qua đó khơi thông được các giới hạn từ phía cơ quan quản lý. Chính nhờ cơ chế hỗ trợ tốt của kênh đầu tư TPCP cho ngân hàng trong việc dự trữ thanh khoản, thay vì các ngân hàng không giải ngân vốn vay được và phải nắm giữ tiền mặt không sinh lời hoặc giải ngân nhanh chóng vào các dự án kém hiệu quả.
6. Kết luận
Chú thích:
1 – Thống kê từ Kho bạc Nhà nước Việt Nam
2 – Đầu tư TPCP bao gồm các khoản nắm giữ TPCP từ chứng khoán kinh doanh và chứng khoán đầu tư. Dự nơ vay chỉ bao gồm các khoản cho vay đối với khách hàng (không bao gồm cho vay liên ngân hàng hay các khoản cho vay khác)
Tài liệu tham khảo
– Altunbas, Y., Carbo, S., Gardener, E. P., & Molyneux, P. (2007). Examining the relationships between capital, risk and efficiency in European banking. European Financial Management, 13(1), 49–70.
– Báo cáo tài chính của các NHTM Việt Nam giai đoạn 2009–2023, truy cập tại các website ngân hàng.
– Báo cáo về phát hành TPCP từ Kho bạc Nhà nước, truy cập tại https://vst.mof.gov.vn /webcenter/portal/kbnn/r/m/trangchu
– Gennaioli, N., Martin, A., & Rossi, S. (2014). Sovereign default, domestic banks, and financial institutions. Journal of Finance, 69(2), 819–866.
– Gennaioli, N., Martin, A., & Rossi, S. (2023). Banks, government bonds, and default: What do the data say?. Journal of Monetary Economics, 98, 98–113.
– Lamas, M., & Mencía, J. (2023). What drives sovereign debt portfolios of banks in a crisis context?. Working Papers 1843, Banco de España.
– Ogawa, K., & Imai, K. (2014). Why do commercial banks hold government bonds? The case of Japan. Journal of the Japanese and International Economies, 34, 201–216.
– Ngân hàng Nhà nước (2023). Thông tư số 22/2023/TT-NHNN ngày 15/11/2023. Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của ngân hàng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Ngân hàng Nhà nước (2023). Thông tư số 06/2023/TT-NHNN ngày 27/05/2023. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Thông tư số 36/2014/TT-NHNN quy định về các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Ngân hàng Nhà nước (2014). Thông tư số 36/2014/TT-NHNN ngày 20/11/2014. Quy định các giới hạn, tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài.
– Ngân hàng Nhà nước (2010). Thông tư số 13/2010/TT-NHNN ngày 20/05/2010. Quy định về các tỷ lệ bảo đảm an toàn trong hoạt động của tổ chức tín dụng.
Bài đăng trên Tạp chí Thị trường Tài chính Tiền tệ số 9 năm 2023
Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ Và Những Lưu Ý
– Trái phiếu chính phủ là gì, mua trái phiếu chính phủ có những lợi ích gì?
Trái phiếu chính phủ (còn gọi là công trái hoặc công khố phiếu) là trái phiếu được phát hành bởi chính phủ một quốc gia. Trái phiếu Chính Phủ phát hành thông thường có những thông tin sau : Tổng giá trị trong đợt phát hành, hình thức trái phiếu có ghi sổ người mua hoặc không ghi sổ; tiền kỳ hạn sẽ hoàn trả vốn cho người mua (thông thường thấp nhất là 3 năm); lãi suất trả hàng năm cho người mua và mệnh giá phát hành (tại VN thấp nhất là 100.000VNĐ).
Về lợi ích cơ bản, người mua sẽ được hưởng lãi suất đã công bố, Thí dụ lãi suất cho trái phiếu kỳ hạn 5 năm đợt mới phát hành T1.2023 của Chính phủ vào khoản 6,8%.
Một lợi ích quan trọng của Trái phiếu chính phủ là tính an toàn, thường được coi là không có rủi ro. Do vậy mặc dù lãi suất có thể thấp hơn tiền gửi NH hay đầu tư vào BĐS và Chứng khoán thì trái phiếu CP luôn luôn được nhà đầu tư quan tâm.
Người nắm giữ trái phiếu còn có một lợi ích là tính thanh khoản của trái phiếu CP rất cao. Khi cần tiền, nhà đầu tư có thể bán hoặc thế chấp để chuyển thành tiền mặt rất nhanh hơn hẳn BĐS và chứng khoán.
Ngoài ra, giá thị giá trái phiếu sẽ tăng nếu như các kênh đầu tư rủi ro như BĐS và CK gặp khó khăn và ngược lại. Do vậy Trái phiếu chính phủ cũng có thể đem lại lợi nhuận gia tăng (và thua lổ) cho các nhà đầu tư khi mua – bán lại trái phiếu theo từng thời điểm.
– Việc đầu tư tài chính bằng cách mua trái phiếu chính phủ sẽ như thế nào?
Hiện nay tại VN, đầu tư trái phiếu Chính phủ theo hai hình thức. Trên thị trường sơ cấp là mua trái phiếu trong đợt phát hành lần đầu; và thị trường thứ cấp là việc mua – bán trái phiếu của những người đang nắm giử.
Hiện nay để mua trái phiếu CP trên thị trường sơ cấp của VN theo từng đợt phát hành chỉ do các tổ chức tài chánh lớn như Ngân hàng thương mại, Công ty tài chính, Bảo hiểm và Quỹ đầu tư… Việc mua trái phiếu theo hình thức đấu giá, tổ chức nào đưa ra mức lãi suất mà Chính phủ phải trả thấp hơn sẽ thắng. Ngày 13/1/2023, Sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội đã tổ chức phiên đấu thầu trái phiếu Chính phủ với tổng khối lượng gọi thầu 4.000 tỷ đồng gồm 2 loại kỳ hạn: 3 năm (2.000 tỷ đồng) và 5 năm (2.000 tỷ đồng). Theo đó, trái phiếu kỳ hạn 5 năm có 9 thành viên tham gia dự thầu, và vùng lãi suất đặt thầu nằm trong khoảng 6,58 – 7,20%/năm. Kết quả, huy động được 160 tỷ đồng, với lãi suất trúng thầu 6,58%/năm.
Việc đầu tư TPCP trên thị trường thứ cấp dành cho mọi nhà đầu tư, kể cả nhà đầu tư cá nhân thông qua việc mua bán theo lệnh chào mua – bán tương tự đầu tư cổ phiếu. Thí dụ hiện nay Ngân hàng Sacombank tổ chức mua bán lẻ Trái phiếu Chính phủ (Retail bond) cho nhà đầu tư cá nhân. Nhà đầu tư xem thông tin căn cứ vào thông tin chào giá trên website Sacombank hoặc thông qua Chi nhánh/Phòng giao dịch (CN/PGD), để thỏa thuận thực hiện giao dịch; Giá trị giao dịch tối thiểu giữa Sacombank và khách hàng cá nhân là 100 triệu đồng/ giao dịch; đối với khách hàng doanh nghiệp là 300 triệu đồng/ giao dịch.
Đây có là kênh đầu tư tốt không?
Như đã nêu trên về các lợi ích của trái phiếu. Trái phiếu Chính phủ được xem là không có rủi ro, giúp nguồn vốn đầu tư được bảo toàn gần như tuyệt đối, đồng thời thu nhập ổn định từ lợi tức nhận hàng năm và không phải đóng thuế thu nhập cá nhân. Mặc dù thời gian nhận lại vốn khá dài, do cần tiền nhà đầu tư có thể cầm cố lại hoặc bán lại dể dàng. Với những ưu điểm đó thì TPCP là kênh đầu tư quan trọng của những tổ chức tài chánh có nguồn tiền lớn, đòi hỏi tính an toàn trong đầu tư như các công ty Bảo hiểm nhân thọ, các quỹ đầu tư an toàn, Quỹ hưu trí tự nguyện.
Đối với nhà đầu tư cá nhân tìm kiếm sự an toàn, nếu so sánh với lãi suất tiền gửi tiết kiệm NHTM trong đặc thù VN cũng rất an toàn do có sự bảo hộ của Chính Phủ thì việc đầu tư trái phiếu CP để hưỡng lãi chưa đủ hấp dẩn, Tuy nhiên, khi lãi suất ngân hàng có xu hướng giảm dần, giá trị VNĐ ổn định; đồng thời với cơ chế NH có thể bị phá sản làm tăng rủi ro của người gửi tiền thì nhà đầu tư cá nhân , thì kênh đầu tư này cũng dần dần trở nên khá hấp dẩn như các nước phát triển.
Hiện nay, việc đầu tư TPCP có thể tăng hấp dẩn, tạo ra lợi nhuận cao nếu nhà đầu tư thực hiện phương thức mua – bán theo từng thời điểm dựa trên sự đánh giá về kinh tế vĩ mô, sự biến động của các kênh đầu tư. Trong thực tế, một số nhà đầu tư mua TPCP trong giai đoạn 2010 – 2011, lúc đó thị giá TPCP xuống thấp do lãi suất NH quá cao, và đã thu lợi rất lớn khi bán lại vào năm 2013 khi thị giá TPCP lên cao vì lãi suất huy động NHTM giảm mạnh. Tất nhiên để “lướt sóng trái phiếu CP”, nhà đầu tư cần có khả năng phân tích kinh tế vĩ mô tốt, nhận định được thời điểm đầu tư và có một phần chấp nhận rủi ro.
– Trường hợp nào nên mua trái phiếu chính phủ. Đây chỉ là hình thức kinh doanh cho cá nhân hay cho cả doanh nghiệp ?
Với nhận định những lợi ích và đặc điểm của kênh đầu tư TPCP, thì việc đầu tư chỉ thích hợp với một số trường hợp.
* Thứ nhất là NHTM do đặc thù quy định của NHNN yêu cầu phải có một khoản dự trử tiền mặt bắt buộc, ngoài ra còn có một khoản tiền chưa cho vay thì việc mua TPCP là hoạt động thường xuyên để đồng tiền có thêm lợi nhuận. * Thứ hai là các tổ chức tài chánh thu hút một lượng tiền lớn thường xuyên như Công ty bảo hiểm nhân thọ, có yêu cầu phải đầu tư an toàn thì TPCP là một kênh đầu tư không thể thiếu. * Đối với doanh nghiệp lớn, thường xuyên có nguồn tiền tích luỷ lớn thì việc đầu tư vào TPCP cũng khá hấp dẩn thay vì gửi không kỳ hạn vào NHTM. * Đối với nhà đầu tư cá nhân, muốn tiềm kiếm lợi tức cao hơn gửi ngân hàng nhưng không bị rủi ro mất vốn như Chứng khoán, hoặc không đoài hỏi vốn lớn và có thể bị chôn vốn dài hạn như BĐS thì việc tham gia đầu tư TPCP theo dạng mua – bán thu lợi là khá thích hợp.
– Muốn mua thì mua ở đâu, lúc nào cũng mua đc hay phải theo đợt phát hành?
Đối với TPCP phát hành lần đầu nếu sử dụng hình thức đấu thầu thì chỉ có các NHTM và các Tổ chức tài chánh mới được tham gia đấu thầu để mua. Trong trường hợp phát hành thông qua công ty bảo lãnh, đại lý hoặc bán lẻ thì nhà đầu tư các nhân và doanh nghiệp được tham gia mua.
Trong trường hợp nhà đầu tư cá nhân muốn đầu tư mua – bán trái phiếu TP đã phát hành thì mở tài khoản tại các công ty chứng khoán, và xem các lệnh chào mua, chào bán trên sàn HNX để thực hiện giao dịch với phương thức thoả thuận khá thuận lợi tương tự giao dịch cổ phiếu. Tất nhiên để thu lời, thì nhà đầu tư xác định TPCP được chào bán ở thời điểm giá thấp để mua; và bán lại vào thời điểm giá cao để thu lợi.
Đánh Giá Cơ Hội Đầu Tư Cổ Phiếu Shb
Mình đang dự định đầu tư vào SHB một khoản khá lớn. Mình có phân tích như sau. Mong nhận được góp ý và phản biện của ban biên tập và các bạn! Cám ơn mọi người!
PHÂN TÍCH SHB
A. Phân tích định lượng nội tại và so sánh nghành:
I. Doanh thu 4 năm 2014 – 2023 tăng từ hơn 11.000 tỷ lên hơn 20.1 nghìn tỷ tương ứng mức tăng trưởng kép 22% 1. Lợi nhuận 2014 – 2023 tăng từ hơn 790 tỷ lên hơn 1500 tỷ, tương ứng mức tăng trưởng kép 25%. Nhưng đột phá nằm vào 2023 khi chứng kiến mức tăng trưởng lợi nhuận 68% so với 2023 2. Biên lợi nhuận 4 năm ổn định dao động quanh mức 7.5%. 3. EPS 2023 = 1.42. Nghĩa là 10.000 vốn thì 1 năm làm ra 1420 đồng lãi. 4. PE hiện tại = 6.34. Nghịch đảo E/P (Earning to Price hay gọi là Earning power thể hiện suất sinh lợi trên giá chứng khoán) = 15.8% cao gấp đôi lãi suất ngân hàng hiện tại. Hiện là tỉ lệ rất tốt trong số các cổ phiếu niêm yết
II. Đánh giá giai đoạn dài hơn từ 2012 – 2023: 1. Thị phần huy động chiếm 2.4% toàn ngành. Nếu k xét đến big 4 VCB, BIDV, CTG, Agribank do có lợi thế về thương hiệu mác nhà nước, tâm lý dân nghĩ không sập được thì thị phần huy động của SHB đứng thứ 3 toàn ngành, sau STB, TCB. Vị thế không hề tệ.
2. Tỉ trọng trong doanh thu từ mảng cốt lõi là 75.1%, doanh thu dịch vụ chiếm hơn 20.5%. Cơ cấu thu từ dịch vụ chỉ đứng sau TCB, STB với tỉ trọng lần lượt là 23.3% và 30.4%. Định hướng 3 năm tới thu dịch vụ sẽ chiếm 40% tổng thu nhập. Bước đi chiến lược này được đánh giá cao do sẽ giảm phụ thuộc KQKD vào việc cho vay trong bối cảnh cạnh tranh lãi suất ngày càng gay gắt. Bước đi chiến lược được hiện thực hóa bằng hành động cụ thể như anh Hiển chia sẻ. SHB đầu tư 3 năm qua rất lớn vào hạ tầng công nghệ. SHB có hẳn 1 khối Marketing quy mô ngang khối CNTT. Chứ k chỉ là ban truyền thông thương hiệu như các ngân hàng khác. Thêm nữa Bancassurance hợp tác với Daiichi Life tương tự như cách Techcombank làm với Manulife cũng là 1 điểm sáng về thu phí dịch vụ và phí hoa hồng bảo hiểm. Điều mà quý 4 năm 2023 SHB làm khá tốt. Những hành động trên cho thấy quyết tâm mạnh mẽ đã thực hiện để đạt được mục tiêu chiến lược 40% thu từ dịch vụ
3. Điểm quan trọng tỉ lệ CARG – Tăng trưởng thu nhập lãi thuần 5 năm qua SHB đạt mức tăng trưởng kép 21.5%. Đứng sau VPB 47.4%, HDB 49.6%, TPB 63.1%. TPB thì là ngân hàng với thị phần huy động 0.9% và quy mô 124 nghìn tỷ nhưng đạt mức tăng trưởng kép khá tốt và đó là lý do đột phá khiến giá cổ phiếu lại được kéo lên cao như vậy. VPB và HDB thì có 2 con gà đẻ trứng vàng là FE Credit và HD Saison đóng góp rất lớn vào lợi nhuận những năm qua, khiến giá cổ phiếu cất cánh. SHB thì tháng 7 này sẽ bắt đầu chạy công ty tài chính tiêu dùng của riêng mình là SHB Finance – với dàn lãnh đạo bê từ Mcredit – thương hiệu cho vay tiêu dùng của MB Bank. Thì đây e cho có thể là động lực mới cho lợi nhuận của SHB trong nửa cuối 2023 và 2023. Việc Ngân hàng nhà nước sẽ siết chặt quản lý việc cho vay tiêu dùng thực ra là điều rất tốt. Nó giúp cho các công ty này tránh rủi ro tiềm tàng về nợ xấu và có một sân chơi có luật lệ rõ ràng hơn.
4. OPEX ratio -Tỉ số giữa chi phí hoạt động trên tổng thu nhập của ngân hàng: Với SHB tỉ lệ này là 42.4% đứng thứ 2 toàn ngành. Chỉ sau Techcombank TCB với tỉ lệ nhỉnh hơn là 40.2%. Điều này cho thấy nỗ lực tái cấu trúc và quản lý công tác vận hành hợp lý đã mang lại kết quả là chi phí hoạt động của SHB là hiệu quả hàng đầu trong ngành.
5. Điểm dở trong nội tại: Thứ nhất là tỉ lệ đòn bảy Equity Multipler của SHB cao. 18.5 lần. Cao thứ 5 toàn ngành, chỉ sau mỗi Big 4. Thứ 2 là hôm qua có nghe nói về các dự án BOT mà SHB cho vay rất nhiều, chỉ sau BIDV. Các khoản vạy này sẽ không dễ thu hồi lãi và vốn. Với cả chắc chắn còn dư chấn còn lại của Habubank. Chắc chắn chưa sạch sẽ. Nhưng có vẻ như bán được khá cho VAMC và trích lập dự phòng ổn rồi.
B. Phân tích định giá và quan điểm đầu tư
1. Trong những năm rất khó khăn của SHB 2011 – 2014 là những năm đầu sát nhập Habubank với khối nợ xấu Vinashin, rồi nợ xấu Bianfishco, rồi 2011,2012 là đáy của khủng hoảng của VN, mà lãnh đạo SHB vẫn chèo lái cho nó k chết, và vẫn trả cổ tức bằng tiền mặt cho cổ đông đều với tỉ lệ từ 5-8% tùy năm. Tạm đánh giá ban lãnh đạo SHB và anh Hiển rất ổn. Anh Hiển cũng trực tiếp nắm SHB hơn 3% và T&T của anh cũng nắm hơn 13%. Đó cũng là dấu hiệu tốt cho thấy lãnh đạo tâm huyết. 2. P/E hiện tại của SHB là 6.x < 9.0 là tiêu chuẩn an toàn cho các nhà đầu tư năng động, đồng thời thấp nhất ngành 3. Giá trị sổ sách Book Value – BV = 12.640 đồng. Dẫn đến tỉ số P/BV hiện tại ở mức 0.71 < 1.2 – mức an toàn trung bình cho các nhà đâu tư năng động 4. PE và PB hiện tại như trên cho thấy một tỉ lệ Margin of Safety khá ổn. Hơn nữa 2023 – 2023 khả năng cao là những năm cuối của chu kỳ kinh tế, những năm sẽ chứng kiến mức tăng trưởng vượt bậc của ngành ngân hàng nói chung về doanh thu và lợi nhuận. Và điều đó dẫn đến tỉ lệ Risk / Reward của SHB là khá nhỏ. Tức là khả năng rủi ro sẽ thấp với tiềm năng có thể đạt được lợi nhuận cao khi đầu tư vào cổ phiếu này.
Các Rủi Ro Khi Đầu Tư Trái Phiếu Doanh Nghiệp Tại Techcombank Securities?
Khi tham gia giao dịch mua bán trái phiếu và/hoặc sử dụng dich vụ, tham gia các chương trình môi giới bán trái phiếu với Công ty Cổ phần Chứng khoán Kỹ Thương (“TCBS”), Khách hàng cần đọc bản Nhận biết rủi ro này để hiểu rõ các rủi ro mà mình có thể gặp phải. Các loại rủi ro chính khi đầu tư vào trái phiếu mà Khách hàng cần hiểu rõ bao gồm:
I. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TRÁI PHIẾU
Rủi ro thanh khoản
Rủi ro này cũng bao gồm việc trái phiếu có thể được giao dịch với thấp hơn giá trị đầu tư ban đầu, phụ thuộc vào nhu cầu thị trường, do nhiều yếu tố tác động như biến động lãi suất, kết quả hoạt động của Tổ chức phát hành…
Rủi ro Tổ chức phát hành mua lại trái phiếu trước hạn
Đối với các trái phiếu có điều khoản cho phép Tổ chức phát hành có quyền mua lại trái phiếu trước hạn, nếu Tổ chức phát hành thực hiện quyền này thì Khách hàng sẽ không đạt được mục đích ban đầu về thời gian đầu tư và kỳ vọng lợi nhuận khi tham gia mua trái phiếu.
Rủi ro Tổ chức phát hành mất khả năng thanh toán hay vi phạm các nghĩa vụ quy định trong các văn kiện trái phiếu
Khi bất kì sự kiện vi phạm nào xảy ra, Tổ chức phát hành sẽ có trách nhiệm thực hiện các biện pháp khắc phục hoặc thực hiện mua lại trái phiếu bắt buộc trước hạn. Việc thu hồi giá trị đầu tư của Khách hàng trong một số trường hợp phụ thuộc vào kết quả xử lý tài sản đảm bảo (nếu có) và quyết định của cơ quan có thẩm quyền, Khách hàng có thể không thu hồi được toàn bộ (hoặc một phần) giá trị đầu tư của mình.
II. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN TỔ CHỨC PHÁT HÀNH
Các rủi ro này được nêu chi tiết tại Bản công bố thông tin của từng trái phiếu.
Tham khảo bản công bố thông tin của công ty cổ phần dinh dưỡng nông nghiệp quốc tế.
Tham khảo bản công bô thông tin của trái phiếu Mansan.
III. RỦI RO LIÊN QUAN ĐẾN CHƯƠNG TRÌNH IBOND
Những thay đổi về nội dung của các chương trình môi giới
Các chương trình môi giới bao gồm: iBond Plus, iBond Pro360, iBond Pro180, iBond Pro90.
Nội dung các chương trình (bao gồm các trái phiếu thuộc chương trình, tổng mệnh giá trái phiếu, giới hạn về tỷ lệ môi giới thành công theo ngày và của cả chương trình…) có thể được điều chỉnh vào từng thời điểm tùy theo chính sách của TCBS. Việc xác định số lượng trái phiếu được môi giới bán thành công trong từng ngày giao dịch sẽ do TCBS tính toán và là quyết định cuối cùng dựa trên các yêu cầu môi giới mua và bán thực tế phát sinh.
Tỷ lệ môi giới thành công
Chương trình iBond Plus, iBond Pro360, iBond Pro180, iBond Pro90 có hạn chế về tỷ lệ môi giới thành công trong từng ngày giao dịch (với iBond Plus), và hạn chế về tỷ lệ môi giới thành công phụ thuộc vào việc đáp ứng điều kiện môi giới theo hợp đồng (với các chương trình còn lại). Do vậy, tùy thuộc vào mỗi chương trình cụ thể, Khách hàng có thể không bán thành công tất cả (hoặc một phần) trái phiếu thuộc sở hữu của mình thông qua các chương trình này, đồng thời để bán thành công một số lượng trái phiếu nhất định, Khách hàng có thể phải yêu cầu TCBS môi giới bán trong nhiều ngày giao dịch khác nhau.
Rủi ro thanh khoản của TCBS
Với các chương trình môi giới, TCBS có thể tham gia với tư cách là một bên mua trái phiếu. Rủi ro xảy ra khi trong một số trường hợp TCBS có thể không tham gia mua trái phiếu do không đảm bảo được thanh khoản, không còn hạn mức đầu tư, không đảm bảo hệ số vốn khả dụng tối thiểu (theo quy định của pháp luật tại từng thời điểm) mặc dù để kiểm soát rủi ro này, TCBS luôn cố gắng chuẩn bị các phương án đảm bảo thanh khoản, đảm bảo hạn mức và luôn duy trì hệ số vốn khả dụng ở mức cao hơn nhiều so với mức tối thiểu quy định của cơ quan quản lý.
Bạn sẽ được xem đầy đủ các thông tin cách bảo rủi ro này trước khi đầu tư bất kỳ một trái phiếu nào trên ứng dụng hoặc website của TCBS.
Cuộc Vận Động “Người Việt Nam Ưu Tiên Dùng Hàng Việt Nam” Dưới Góc Nhìn Văn Hóa
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” không phải là để bảo vệ người sản xuất, cũng không phải chủ trương bảo hộ hàng hóa trong nước mà chính là vận động toàn xã hội hướng đến tinh thần yêu nước và khích lệ tinh thần vươn lên, cạnh tranh lành mạnh của doanh nghiệp Việt Nam.
Chủ tịch UBTƯ MTTQ Việt Nam Trần Thanh Mẫn khảo sát, nắm tình hình sử dụng hàng Việt Nam tại siêu thị chúng tôi Mart tỉnh Tây Ninh.
Tập đoàn Grey Group (Mỹ) vừa công bố kết quả nghiên cứu 3 năm đối với người tiêu dùng tại 16 quốc gia châu Á, trong đó có Việt Nam. Một thông tin đáng chú ý từ nghiên cứu này là 77% người Việt Nam ưa chuộng thương hiệu nước ngoài. Trong khi con số trung bình trên toàn châu Á là 40%. Có ý kiến cho rằng, người Việt sính ngoại vì chưa tin vào chất lượng sản phẩm nội, hay là do người Việt Nam dùng hàng ngoại quá quen đến nỗi có định kiến rằng hàng ngoại mới tốt, mới sang. Các mặt hàng ngoại đa phần có thiết kế mẫu mã đẹp mắt và một phần vì tâm lý của người tiêu dùng rất tin tưởng vào chất lượng của hàng ngoại mà vẫn e dè đối với hàng Việt Nam. Mặc dù nhiều hàng Việt Nam có chất lượng tốt, giá rẻ hơn hàng của Nhật Bản, Anh, Mỹ… rất nhiều nhưng người Việt vẫn không tiếc tiền đầu tư mua các sản phẩm ngoại, vì họ tin tưởng vào chất lượng và thương hiệu của các nhãn hàng này.
Làm thế nào để thay đổi được tư duy từ chuộng hàng ngoại sang ưu tiên dùng hàng nội của người Việt Nam? Làm sao để người dân có trách nhiệm với dân tộc và thể hiện lòng yêu nước bằng việc mua hàng nội?… đó là những câu hỏi cấp bách cần phải trả lời nhằm tạo lập, đẩy mạnh việc mua và tiêu dùng hàng nội của người Việt Nam. Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã được phát động để trả lời cho những câu hỏi cấp bách đó. Cuộc vận động đã diễn ra trong bối cảnh chưa có một cuộc vận động nào đánh thức tinh thần yêu nước của người dân qua việc sản xuất và tiêu thụ hàng Việt.
Khi Cuộc vận động được phát động, nhiều người hoài nghi và thấy khó thuyết phục khi mua hàng Việt Nam vì lý do tinh thần yêu nước thuần túy trong khi chất lượng hàng hóa còn thấp. Tuy nhiên, sau 8 năm thực hiện, Cuộc vận động đã có sức lan tỏa lớn và làm thay đổi suy nghĩ của nhiều người tiêu dùng Việt. Khi tinh thần yêu nước được khơi gợi, trở thành nếp văn hóa, trở thành hơi thở của cuộc sống, của mọi công dân thì mọi chuyện sẽ thay đổi. Nhìn ra thế giới, chúng ta thấy người dân của các quốc gia đã và đang phát triển như Trung Quốc, Nhật Bản… luôn ý thức về văn hóa tiêu thụ, nghĩa là tiêu thụ sản phẩm trong nước, với họ đó là trách nhiệm, nghĩa vụ, như một cách khẳng định giá trị của quốc gia mình.
Trong thời gian qua, để Cuộc vận động thực sự có hiệu quả, tác động rõ rệt đến nền sản xuất trong nước, MTTQ Việt Nam đã phối hợp với các ngành chức năng tăng cường chỉ đạo triển khai các hoạt động xúc tiến thương mại, tổ chức hội chợ, thông tin quảng bá sản phẩm hàng hoá, xây dựng thương hiệu hàng hoá Việt; đề xuất các cơ chế, chính sách hỗ trợ và tạo điều kiện thuận lợi cho các doanh nghiệp phát triển sản xuất kinh doanh, phát triển thị trường nội địa, thiết lập các kênh phân phối hàng hoá, đưa hàng Việt đến với người tiêu dùng, nhất là những địa bàn khó khăn, vùng sâu, vùng xa, miền núi, nơi tập trung đông dân cư; đẩy mạnh công tác quản lý thị trường, đấu tranh chống buôn lậu và gian lận thương mại, hàng giả, hàng nhái, hàng kém chất lượng, hàng không đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm để bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng và hàng hoá sản xuất trong nước. Lồng ghép nội dung Cuộc vận động vào các hội nghị, sinh hoạt của đoàn viên, hội viên và các tầng lớp nhân dân, các phong trào thi đua yêu nước, gắn kết quả thực hiện Cuộc vận động với bình xét các danh hiệu thi đua của các tập thể, cá nhân ở địa phương, đơn vị. Đề cao trách nhiệm gương mẫu của người đứng đầu cấp ủy, thủ trưởng các cơ quan, đơn vị trong việc ưu tiên mua sắm, sử dụng hàng hóa thương hiệu Việt.
Phải thừa nhận rằng, để Cuộc vận động có hiệu quả như hiện nay phải kể đến nỗ lực rất lớn của các doanh nghiệp. Các doanh nghiệp sản xuất trong nước đã chú trọng hơn đến chất lượng, mẫu mã, giá thành sản phẩm và quan trọng nhất là nắm bắt được thị hiếu cũng như nhu cầu của người tiêu dùng, từ đó đưa ra những sản phẩm phù hợp và được đánh giá cao, không ngừng nâng cao chất lượng sản phẩm, mở rộng kết nối, giao thương, tạo niềm tin đối với người tiêu dùng trong nước. Hàng Việt Nam trong những năm gần đây đã từng bước khẳng định được chất lượng, mẫu mã cũng như thương hiệu của mình, đó cũng là lời khẳng định cho trí tuệ trong sản xuất kinh doanh của người Việt.
Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đã thực sự thay đổi thói quen mua sắm của người tiêu dùng Việt Nam. Hiện nay người tiêu dùng Việt không còn tâm lý sính ngoại nhiều như trước, họ ngày càng tinh tế hơn trong việc lựa chọn sản phẩm, thương hiệu. Vì thế, sản phẩm nào tốt, giá trị và giá thành phù hợp sẽ luôn là lựa chọn hàng đầu. Theo nghiên cứu xã hội học về thói quen tiêu dùng của người Việt, do Viện Nghiên cứu dư luận xã hội đưa ra tại Chương trình Nhận diện hàng Việt Nam – Tự hào hàng Việt Nam năm 2023 do Bộ Công Thương tổ chức vừa qua cho thấy, có đến 92% người tiêu dùng được hỏi cho rằng, họ rất quan tâm đến hàng sản xuất trong nước, 63% người tiêu dùng khẳng định sẽ ưu tiên sử dụng hàng Việt và 54% người tiêu dùng khuyên bạn bè, người thân của mình lựa chọn sử dụng hàng Việt Nam khi mua sắm. Đó là một tín hiệu đáng mừng, những thay đổi rõ nét trong nhận thức, cũng như tư duy của người Việt đối với sản phẩm tiêu dùng trong nước.
Cuộc sống sẽ luôn quay về với những giá trị của văn hóa dân tộc, với những cảm xúc về tinh thần hơn là những giá trị vật chất. Tiêu đề của Cuộc vận động sử dụng từ “ưu tiên”, điều này rất có ý nghĩa khi mà hai sản phẩm có chất lượng và giá cả tương đương, ta nên ưu tiên dùng hàng Việt Nam đúng như đạo lý từ ngàn đời nay đã được cha ông ta đúc kết thẫm đẫm tinh thần dân tộc ” Ta về ta tắm ao ta, dù trong dù đục ao nhà vẫn hơn”.
Phương Hà – Ảnh Quốc Định
Có Nên Đầu Tư Trái Phiếu Doanh Nghiệp Bất Động Sản?
Thị trường trái phiếu doanh nghiệp (TPDN) trong tháng 10 khá ảm đạm do Nghị định 81 có hiệu lực từ 1-9. Số liệu từ Công ty Chứng khoán KB Securities (KBSec) cho thấy tổng giá trị TPDN phát hành trong tháng 10 đạt 8.700 tỉ đồng, giảm 39,4% so với tháng 9 và giảm tới 90% so với tháng cao điểm là tháng 8.
Thị trường TPDN hạ nhiệt rõ rệt trong hai tháng vừa qua khi các quy định mới về siết chặt hoạt động phát hành trái phiếu được quy định tại Nghị định 81. Phần lớn các doanh nghiệp có nhu cầu phát hành TPDN theo đó đều đã đẩy nhanh phát hành trong tháng 8.
Trong tháng 10, ngân hàng và bất động sản là hai nhóm ngành phát hành lớn nhất thị trường và chiếm tới hơn 72,7% tổng giá trị phát hành. Trong đó, nhóm ngân hàng phát hành thành công đạt hơn 3.000 tỉ đồng, với đóng góp chính từ hai ngân hàng BIDV và VIB. Nhóm ngành bất động sản ghi nhận giá trị phát hành thành công đạt 3.345 tỉ đồng, chủ yếu từ Công ty cổ phần Vinpearl (chiếm 66%).
Theo KBSec, các doanh nghiệp cần huy động vốn nhiều khả năng sẽ quay trở lại sử dụng kênh tín dụng khi Nghị định 81 siết chặt phát hành trái phiếu riêng lẻ. Bên cạnh đó, tăng trưởng tín dụng 10 tháng đầu năm hiện chỉ ở mức 6,2%, thấp hơn nhiều so với mục tiêu của Ngân hàng Nhà nước (NHNN) trong năm 2023 (8-10%) nên dư địa để các ngân hàng thương mại đẩy mạnh cho vay trong thời gian tới vẫn còn tương đối nhiều.
Cùng chung nhận định nêu trên, Công ty Chứng khoán SSI cho rằng hoạt động phát hành ra công chúng khó có thể tăng mạnh do điều kiện phát hành chặt chẽ và quy trình thủ tục mất khá nhiều thời gian. Từ quí 4, các doanh nghiệp cần huy động vốn sẽ quay trở lại với kênh tín dụng và thị trường TPDN thứ cấp sẽ tiếp tục sôi động nhờ môi trường lãi suất tiền gửi thấp.
Ngoài ra, theo phân tích của KBSec, các doanh nghiệp, đặc biệt là doanh nghiệp trong lĩnh vực bất động sản sẽ khó có thể chuyển hướng sang phát hành TPDN ra công chúng do vướng điều kiện ở Thông tư 75/2004/TT-BTC hướng dẫn phát hành trái phiếu ra công chúng. Trong đó, điều kiện vướng mắt nhất là yêu cầu doanh nghiệp kinh doanh phải có lãi trong 5 liền trước năm đăng ký phát hành và đồng thời không có lỗ lũy kế tính đến năm đăng ký phát hành.
Còn theo phân tích của Công ty Chứng khoán MB Securities (MBS), thị trường TPDN có thể sẽ có thay đổi khi NHNN đang lên dự thảo Thông tư quy định tổ chức tín dụng, chi nhánh ngân hàng nước ngoài mua, bán trái phiếu doanh nghiệp. Trong đó, có quy định các ngân hàng thương mại chỉ được mua TPDN khi có tỷ lệ nợ xấu dưới 3% theo báo cáo tài chính đã được kiểm toán tại năm trước liền kề. Ngoài ra, NHTM không được mua trái phiếu của doanh nghiệp phát hành có phát sinh nợ xấu tại trong vòng 12 tháng gần nhất. Đặc biệt, NHTM không được mua trái phiếu doanh nghiệp có mục đích để góp vốn, mua cổ phần tại doanh nghiệp khác.
“Nếu quy định này được thông qua, cục diện thị trường TPDN có thể tiếp tục thay đổi vì hiện nay người mua TPDN chủ yếu là các ngân hàng”, MBS viết trong một báo cáo mới phát hành.
Cập nhật thông tin chi tiết về Đầu Tư Trái Phiếu Chính Phủ: Động Cơ Của Các Nhtm Và Góc Nhìn Từ Cơ Quan Quản Lý Tại Việt Nam trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!