Xu Hướng 12/2023 # Điều Kiện Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ Là Gì ? # Top 21 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Điều Kiện Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ Là Gì ? được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Câu hỏi của khách hàng:

“Chào luật sư. Chồng tôi muốn ly hôn và bắt tôi ký vào đơn ly hôn khi con còn quá nhỏ – mới 3 tháng tuổi. Vậy chồng tôi có thể ly hôn khi con mới 3 tháng tuổi không?”

Luật Thái An trả lời 

1. Cơ sở pháp lý quy định về ly hôn khi con còn nhỏ:

Cơ sở pháp lý để trả lời câu hỏi về ly hôn khi con còn quá nhỏ là:

Luật Hôn nhân và gia đình 52/2014/QH13

Nghị định 126/2014/NĐ-CP quy định chi tiết một số điều và biện pháp thi hành luật hôn nhân và gia đình

2. Có thể ly hôn khi con còn nhỏ không ?

Luật hôn nhân giải quyết vấn đề ly hôn đã dự liệu được các trường hợp thực tế có thể xảy ra, và một trong những vấn đề ưu tiên đã có là đảm bảo sự phát triển đầy đủ, đảm bảo về việc nuôi dưỡng, chăm sóc cho đứa trẻ là con chung của hai vợ chồng.

Theo quy định tại điều 51 của Luật hôn nhân và gia đình quy định về quyền yêu cầu giải quyết ly hôn như sau:

“1. Vợ, chồng hoặc cả hai người có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn.

Cha, mẹ, người thân thích khác có quyền yêu cầu Tòa án giải quyết ly hôn khi một bên vợ, chồng do bị bệnh tâm thần hoặc mắc bệnh khác mà không thể nhận thức, làm chủ được hành vi của mình, đồng thời là nạn nhân của bạo lực gia đình do chồng, vợ của họ gây ra làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính mạng, sức khỏe, tinh thần của họ.

Chồng không có quyền yêu cầu ly hôn trong trường hợp vợ đang có thai, sinh con hoặc đang nuôi con dưới 12 tháng tuổi.”

Do con của bạn mới được 3 tháng tuổi, cho nên chồng bạn không có quyền yêu cầu ly hôn. Do đó, nếu bạn không kí vào đơn ly hôn thì tòa án sẽ không thụ lý đơn yêu cầu xin ly hôn này của chồng bạn. Tòa án chỉ xem xét việc ly hôn nếu như bạn có yêu cầu hoặc cả hai vợ chồng thuận tình ly hôn.

Đối với điều kiện ly hôn khi con còn nhỏ thì sau này, khi con của bạn đã trên 12 tháng tuổi, chồng bạn sẽ có quyền yêu cầu ly hôn và nộp đơn yêu cầu ly hôn. Nếu bạn vẫn không đồng ý ly hôn thì đó là ly hôn theo yêu cầu của một bên, bạn không cần ký vào đơn. Nếu đủ điều kiện về hồ sơ thì Tòa sẽ thụ lý vụ việc ly hôn đơn phương và thực hiện theo trình tự thủ tục. Bạn có thể đọc bài viết Thủ tục ly hôn đơn phương để hiểu thêm.

3. Tư liệu để tìm hiểu kỹ hơn về ly hôn đơn phương

4. Dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn của Luật Thái An

Sử dụng dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn là một lựa chọn khôn ngoan bởi luật sư sẽ giúp bạn bảo vệ lợi ích hợp pháp một cách tối đa khi chia tài sản vợ chồng, khi giải quyết việc nuôi con và cấp dưỡng cho con. Hơn nữa, việc ly hôn sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn nhiều so với bạn tự mầy mò thực hiện các thủ tục ly hôn, đơn giản vì bạn chưa có kinh nghiệm và không hiểu biết pháp luật một cách đầy đủ.

Nếu bạn cần dịch vụ luật sư tư vấn và giải quyết ly hôn cho mình, bạn vui lòng tham khảo dịch vụ của chúng tôi khi xem bài viết Dịch vụ ly hôn. Ngoài ra, Bảng giá dịch vụ có tại bài viết Bảng giá dịch vụ ly hôn và giải quyết tranh chấp hôn nhân gia đình.

HÃY LIÊN HỆ NGAY ĐỂ ĐƯỢC TƯ VẤN VÀ SỬ DỤNG DỊCH VỤ

Tác giả bài viết:

Luật sư Đào Ngọc Hải, Trưởng Chi nhánh Thái Nguyên, Công ty Luật Thái An

Thành viên Liên đoàn Luật sư Việt Nam, thành viên Đoàn Luật sư Hà Nội

Thẻ Luật sư số 12260/LS cấp (tháng 8/2023)

Lĩnh vực hành nghề: Hôn nhân gia đình, Tố tụng, Đất đai, Dân sự

Có Nên Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ?

Medonthan – Có nên ly hôn khi con còn nhỏ? Tôi không chắc bố mẹ anh sau lưng tôi có cho thêm tiền anh không, còn anh thì mặc nhiên từ khi cưới không có đưa về cho tôi đồng nào.

Tôi lấy chồng khi vừa mới ra trường, khi đó cả hai vẫn chưa có việc làm. Gia đình nhà chồng tôi ở Hải Phòng rất khá giả. Ông bà muốn vợ chồng tôi về Hải Phòng sinh sống, ông bà sẽ xin việc cho nhưng chúng tôi muốn ở Hà Nội.

Cả hai bên bố mẹ chẳng ai ưng cuộc hôn nhân này. Bố mẹ tôi vì không muốn để thông gia nói, ép tôi về nhà chồng sống nên qua quan hệ của bố đã sớm tìm cho tôi một công việc văn phòng tại một viện nghiên cứu khoa học. Công việc nhàn hạ nhưng cũng nhàm chán, lương ba cọc ba đồng, chỉ có cái ổn định, gọi là có công ăn việc làm tử tế để khỏi bị nói.

Chồng tôi thì không được gia đình trợ giúp trong khi ông bà thừa khả năng và quan hệ để xin việc ở Hà Nội cho anh nhưng vì muốn ép con mình về quê sống nên ông bà để kệ. Bố mẹ vợ muốn giúp thì động đến tự ái, sĩ diện nên anh không chịu. Công việc anh kiếm được chỉ là thời vụ, bấp bênh.

Mâu thuẫn nảy sinh nhiều hơn từ khi tôi mang bầu. Khi còn con gái tôi khỏe là thế, mà có bầu thì ốm dặt dẹo suốt ngày. Hai mẹ con suốt ngày đi viện khám, hết thuốc bổ này thuốc giữ thai kia, tiền kiếm được cứ đội nón ra đi theo các đợt khám. Bố mẹ biết tôi khó nên hỗ trợ thêm, chứ tôi nào trông mong được gì ở chồng.

Thời gian tôi mang bầu thể trạng và tinh thần xuống trầm trọng. Tôi ốm yếu, có đợt nghỉ làm ở nhà cả nửa tháng mới giữ được thai, khi đó chỉ có bố mẹ tôi là luôn bên cạnh chăm sóc, chu cấp cho hai mẹ con. Chồng tôi thì hờ hững, vô trách nhiệm, gia đình chồng cũng chẳng đoái hoài đến. Thời gian đó thật khủng khiếp, khi đó chỉ có tình mẫu tử mới giúp tôi giữ được con bên mình.

Khi tôi biết vì sao anh đi sớm về muộn, tinh thần lúc nào cũng bất an thì đã quá muộn. Anh báo về nhà số nợ hơn 1 tỷ từ những lần cá cược bóng đá, con số quá lớn chỉ có bố mẹ anh mới giúp trả nợ được. Anh đưa tôi về Hải Phòng để cùng xin bố mẹ với anh, nhà anh đồng ý trả dứt nợ cho anh nhưng ép vợ chồng tôi phải về quê sống, sống cùng bố mẹ. Khi này tôi mới biết rõ về chồng mình, đây không phải lần đầu anh chơi bời đổ nợ lớn như vậy, ngày còn đi học bố mẹ anh đã không dưới 5 lần cầm tiền lên Hà Nội trả nợ cho anh nhưng anh vẫn không biết sợ, vẫn chơi bời để rồi về xin bố mẹ giúp.

Khi tôi biết chuyện, anh cũng chẳng còn phải giấu tôi nữa. Trước khi bố mẹ trả nợ cho anh, anh đã đem cầm xe máy của anh, của tôi để lấy tiền trả lãi. Khi tôi ốm nằm nhà, anh cầm cả vàng bạc khi cưới mọi người cho đem đi bán, ngăn cản anh còn đánh tôi và bỏ đi. Lần đó may mà bố mẹ tôi sang kịp đưa tôi đi viện không thì tôi đã mất con. Tôi nằm ở viện cả tháng trời chờ sinh luôn. Thời gian đó anh không có qua viện thăm tôi, anh tự ái vì tôi kể hết chuyện với bố mẹ, để bố tôi gọi anh ra mắng chửi. Anh bỏ về Hải Phòng sống và chỉ nhắn cho tôi tin: muốn giữ gia đình thì sau khi sinh xong, đưa con về Hải Phòng sống, không thì ly hôn.

Biết chuyện bố mẹ tôi rất giận, muốn tôi ly hôn, họ vốn đã chẳng ưa gì con rể và bên thông gia, giờ thêm nhiều chuyện thế này thì càng không muốn tôi tiếp tục nữa. Bản thân tôi cũng không còn tình cảm gì với chồng nữa, cũng chẳng có gì lưu luyến bên nhà chồng chỉ là tôi còn băn khoăn, thương con gái tôi còn quá nhỏ, cháu còn chưa có giấy khai sinh, chưa được bố và ông bà nội chăm sóc ngày nào…Tôi có ích kỷ không khi quyết định chấm dứt cuộc hôn nhân này?

Medonthan ST

#1 Giải Quyết Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ?

Nếu việc ly hôn vẫn đảm bảo được quyền lợi của con thì hoàn toàn vợ chồng có thể thực hiện thủ tục;

Thủ tục ly hôn khi con còn nhỏ vẫn sẽ được thực hiện như thông thường.

Những cãi vã, mâu thuẫn, áp lực cho cả người vợ và người chồng trong hôn nhân là điều không thể tránh khỏi.

Khi quá mệt mỏi, vợ chồng bạn có thể nghĩ đến việc ly hôn để giải thoát cho cả hai.

Tuy nhiên, điều khiến bạn băn khoăn đó là về con cái: có nên ly hôn khi con còn nhỏ không và thủ tục ly hôn khi con còn nhỏ ra sao?

Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?

Sống trong môi trường không hạnh phúc, thiếu thốn tình cảm có thể gây ra chấn động tâm lý cho trẻ, thậm chí ảnh hưởng đến tính cách sau này.

Tuy nhiên, nếu mối quan hệ vợ chồng đã quá bế tắc, có sự xuất hiện của người thứ ba hoặc bạo lực gia đình,… thì nên ly hôn để trẻ có được sự quan tâm, chăm sóc tốt hơn.

Khi thực hiện thủ tục ly hôn, cha mẹ cũng cần khéo léo xử lý để trẻ tiếp nhận, đặc biệt bù đắp sự quan tâm cho trẻ cả sau khi cha mẹ đã ly hôn.

Như vậy nếu việc ly hôn vẫn đảm bảo được quyền lợi của con thì hoàn toàn vợ chồng có thể thực hiện thủ tục.

Thủ tục giải quyết ly hôn khi con còn nhỏ Ly hôn thuận tình

Hiện nay, ly hôn thuận tình được quy định tại Điều 55 Luật Hôn nhân và gia đình như sau thì Tòa án sẽ xem xét cho thuận tình ly hôn nếu có đủ cả 3 yếu tố sau:

Vợ chồng tự nguyện và cùng ký vào đơn ly hôn.

Đã thỏa thuận được người nuôi con và mức cấp dưỡng cho con, sự thỏa thuận này phải đảm bảo được quyền lợi cho các bên và cho con.

Đã thỏa thuận được vấn đề phân chia tài sản tài sản, hoặc chưa thỏa thuận được nhưng không yêu cầu tòa án giải quyết tài sản. Trường hợp vợ chồng đã thỏa thuận được vấn đề tài sản và có mong muốn Tòa án công nhận thì có thể viết vào đơn để đề nghị Tòa án công nhận sự thỏa thuận này.

Trình tự giải quyết ly hôn thuận tình khi con còn nhỏ như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ giải quyết ly hôn thuận tình

Nếu hai bạn đã thỏa thuận được vấn đề ly hôn thì phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

Vợ, chồng cùng yêu cầu Tòa án công nhận thuận tình ly hôn, thỏa thuận nuôi con, chia tài sản khi ly hôn phải cùng ký tên hoặc điểm chỉ vào đơn xin thuận tình ly hôn. Trong trường hợp này vợ, chồng cùng được xác định là người yêu cầu.

Bước 2: Nộp đơn lên Tòa để giải quyết thuận tình ly hôn

Hồ sơ thực hiện thủ tục thuận tình ly hôn được nộp tại Tòa án nhân dân cấp huyện nơi người chồng hoặc người vợ đang sinh sống hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu ly hôn thuận tình có yếu tố nước ngoài.

Đó có thể là nơi đăng ký tạm trú hoặc đăng ký thường trú của vợ hoặc chồng.

Bước 3: Nộp lệ phí ly hôn thuận tình

Sau khi nộp hồ sơ, bạn sẽ được Tòa án ra thông báo nộp tiền tạm ứng án phí tại Cục thi hành án dân sự.

Theo quy định tại Nghị quyết số 326/2023/UBTVQH lệ phí thuận tình ly hôn sẽ là 300.000 VNĐ.

Bước 4: Tiến hành giao nộp, tiếp cận chứng cứ Bước 5: Tiến hành hòa giải và giải quyết ly hôn thuận tình cho các đương sự

Sau khi ly hôn hai vợ chồng bạn vẫn có quyền và nghĩa vụ trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con chưa thành niên, con đã thành niên mất năng lực hành vi dân sự hoặc không có khả năng lao động và không có tài sản để tự nuôi mình theo quy định của pháp luật.

Ly hôn đơn phương

Ly hôn đơn phương hay ly hôn theo yêu cầu của một bên được quy định tại điều 56 Luật Hôn nhân gia đình.

Theo đó, các căn cứ để Tòa án giải quyết ly hôn đơn phương dựa theo điều 56 Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 là như sau:

Vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình

Vợ, chồng vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng

Đời sống chung của vợ, chồng không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được

Vợ hoặc chồng bị tuyên bố mất tích

Vợ hoặc chồng (người đưa ra yêu cầu ly hôn) phải có nghĩa vụ chứng minh đời sống hôn nhân đang rơi vào một trong những tình trạng nêu trên thì khi đó, Tòa án mới có đủ căn cứ để giải quyết ly hôn đơn phương.

Khi đó, thủ tục đơn phương ly hôn khi con nhỏ hay ly hôn theo yêu cầu của một bên được thực hiện như sau:

Bước 1: Chuẩn bị hồ sơ đơn phương ly hôn

Nếu bạn có yêu cầu đơn phương ly hôn thì phải chuẩn bị các giấy tờ sau đây:

Giấy chứng nhận đăng ký kết hôn (bản chính);

Sổ hộ khẩu (bản sao);

Chứng minh nhân dân hoặc Căn cước công dân của vợ và chồng (bản sao);

Giấy khai sinh của các con (bản sao);

Giấy tờ về tài sản chung.

Bước 2: Nộp hồ sơ đơn phương ly hôn

Tòa án nhân dân cấp huyện nơi bị đơn cư trú hoặc làm việc hoặc Tòa án nhân dân cấp tỉnh nếu ly hôn đơn phương có yếu tố nước ngoài có thẩm quyền giải quyết.

Bước 3: Nộp tạm ứng án phí

Sau khi hồ sơ hợp lệ, Thẩm phán xem xét ra thông báo nộp tạm ứng án phí ly hôn.

Trong thời gian 07 ngày làm việc, đương sự nộp tạm ứng án phí và nộp lại biên lai cho Tòa để tiến hành thụ lý.

Bước 4: Tòa án thụ lý và xử lý vụ án

Sau khi nộp được biên lai, Thẩm phán ra thông báo thụ lý vụ án

Bước 5: Chuẩn bị xét xử

Trong giai đoạn này, Tòa án sẽ tiến hành hòa giải, lấy ý kiến của các bên. Giai đoạn này có thể kéo dài khoảng 04 tháng – 06 tháng.

Bước 6: Xét xử tại phiên tòa

Kết thúc phiên Tòa xét xử, Tòa án sẽ ra bản án ly hôn.

Trong thời hạn 15 ngày kể từ ngày tuyên án, hoặc ngày bản án được gửi đến đương sự vắng mặt, hoặc bản án được niêm yết công khai tại địa phương.

Lưu ý rằng, thủ tục ly hôn đơn phương khi con còn nhỏ sẽ phức tạp hơn thủ tục thuận tình ly hôn, bởi có nhiều vấn đề cần Tòa án xem xét hơn:

Trường hợp không thỏa thuận được thì Tòa án quyết định giao con cho một bên trực tiếp nuôi căn cứ vào quyền lợi về mọi mặt của con; nếu con từ đủ 07 tuổi trở lên thì phải xem xét nguyện vọng của con.

Con dưới 36 tháng tuổi được giao cho mẹ trực tiếp nuôi, trừ trường hợp người mẹ không đủ điều kiện để trực tiếp trông nom, chăm sóc, nuôi dưỡng, giáo dục con hoặc cha mẹ có thỏa thuận khác phù hợp với lợi ích của con.

Quyền trực tiếp nuôi con phụ thuộc vào điều kiện kinh tế, điều kiện tình cảm, khả năng chăm sóc, giáo dục con trên thực tế.

Vấn đề cấp dưỡng cho con của người không trực tiếp nuôi con.

Để được tư vấn trực tiếp, hãy liên hệ tới Tổng đài tư vấn pháp luật ly hôn trực tuyến của Luật Quang Huy qua HOTLINE 19006588.

Có Nên Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ…….Và Con Lại Mến Ba Hơn Mẹ…?

Tôi là một người mẹ đơn thân đang đứng trước quyết định có nên ly hôn khi con còn nhỏ bởi cuộc sống của tôi bây giờ chẳng khác nào địa ngục. Hằng ngày phải đối mặt với người chồng rượu chè say xỉn, trăng hoa, cờ bạc, lúc nào cũng khiến tôi rơi vào trạng thái căng thẳng. Có hôm tôi muốn cuốn gói bỏ trốn nhưng sợ ba má mang tai tiếng, con cái đang tuổi học hành bị xáo trộn nên phải nấn ná đến bây giờ.

Nhiều đêm nằm nhìn bọn trẻ say giấc tôi suy nghĩ liệu có nên ly hôn khi con còn nhỏ dại như thế này không, nhưng chẳng ai cho tôi câu trả lời cả. Tôi thầm ước giá bản thân mình đừng nóng vội như ngày trước, đừng cãi là ba má thì bây giờ đã chẳng làm khổ mọi người như vậy. Rồi tôi lại nghĩ tiếp về cuộc đời mình nếu như cứ sống cái cảnh này như vậy thì tôi chịu đựng đến khi nào mới hết.

Khi cuộc sống hôn nhân có nhiều thay đổi

Tôi cũng đã một lần tự tử khi phát hiện chồng mình dắt người đàn bà khác về nhà ngủ, lúc đó đứa con gái chỉ mới có một tuổi rưỡi. Cả nhà phát hiện đưa đi kịp, không thì con tôi cũng mồ côi mẹ. Sau đó anh bắt đầu thay đổi nhưng lại chuyển qua cờ bạc, hết lần này tới lần khác gia đình bán sạch những thứ giá trị, ba mẹ anh phải bán một lúc 3 công ruộng vì sợ giang hồ gây chuyện.

Rồi anh thôi không cờ bạc nữa lại chuyển sang rượu chè bê bết, những hôm say xỉn về nhà anh còn đánh tôi mấy cái, con cái khóc la thì anh mới thôi cơn giận dữ. Tôi sống như vậy đến khi con gái vào lớp một thì mẹ anh mất, trước lúc chết bà xin anh thay đổi để được nhắm mắt an lòng rồi từ đó anh trở thành một con người khác.

Cuộc sống của tôi cứ tưởng đã chuyển sang một trang mới hạnh phúc hơn, yên ổn hơn khi con gái học giỏi, chồng chịu khó làm ăn, gia đình kinh tế ổn định. Tuy nhiên được một thời gian thì anh muốn đi xa để phát triển công việc, mở rộng thêm chút cơ sở cho nhà vì anh là một kỹ sư nông nghiệp hẳn hoi. Tôi nghĩ bụng cũng thấy yên lòng hơn một chút.

Những biến cố trong đời

Thế nhưng sau 2 năm ở xứ người, thỉnh thoảng có về thăm mẹ con tôi được ít bữa mỗi tháng, anh cũng không có biểu hiện gì đặc biệt gì nên tôi cũng không mảy may suy nghĩ, cứ làm tốt bổn phận chăm sóc cha già và đứa con gái nhỏ cùng với cô em gái, cứ thế cuộc sống trôi qua rất đỗi bình thường.

Cho đến lúc con gái lên lớp 3 anh chuyển về quê làm việc lại nhưng có lẽ tôi chưa bao giờ mong muốn cái ngày này sẽ đến. Anh bắt đầu bán mớ ruộng đất còn lại để trả nợ giang hồ vì thua cá độ, vỡ lẽ ra mới biết suốt mấy năm nay tiền anh gửi đều từ ăn độ cờ bạc mà ra, chưa kể đến việc đàn đúm ăn chơi với không ít cô nhân tình khác.

Bây giờ tài sản duy nhất còn lại chỉ có ngôi nhà và chút tiền tiết kiệm tôi dành dụm để cho con ăn học. Anh không chỉ không bỏ thói hư tật xấu mà cùng lúc phát sinh không ít những tật khác, hể không vui lại lôi tôi ra để trách cứ, nhà cửa cứ xào xáo không yên ổn được một ngày nào.

Đứng trước sự chọn lựa

Vậy tôi có nên ly hôn khi con còn nhỏ như thế này hay không? Thật sự tôi rất sợ con bé bị ảnh hưởng tâm lí vì những lúc nhà có chuyện anh luôn tránh để con bé biết, nó lại quấn cha hơn tôi nhiều lắm. Chuyện đồn ít đồn nhiều nếu con bé có vô tình hỏi anh anh cũng tìm mọi cách để trấn an nó. Nhiều lúc tôi khóc con hỏi tôi phải ba làm mẹ buồn hay không tôi cũng chằng dám nói vì trông mắt nó ba là người rất tốt. Tôi cũng đọc không ít tài liệu đề cập đến chuyện trẻ có khả năng mắc các bệnh về tâm lí nếu như có cha mẹ li hôn. Tôi phải làm như thế nào đây? Xin hãy cho tôi một lời khuyên để thoát khỏi cảnh sống khổ sở này.

Lý Ngân – Tổng hợp

Có thế bạn quan tâm :

Nếu Hôn Nhân Rơi Vào Ngõ Cụt, Liệu Có Nên Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ?

Hôn nhân tan vỡ bởi giữa 2 người không tìm được tiếng nói chung. Thế nhưng, một số người vẫn cố gắng duy trì mái ấm vì đứa con. Số còn lại, họ sẵn sàng giải thoát cho hôn nhân. Vì không muốn con trẻ phải chứng kiến những điều không hay từ bố mẹ. Vậy, có nên ly hôn khi con còn nhỏ không?

Tâm sự đầy nước mắt ” Có nên ly hôn khi con còn nhỏ?”

Đây là câu chuyện nhận được từ một đọc giả mà cho phép Là Con Gái Thật Tuyệt dấu tên.

Vợ chồng lấy nhau hơn 6 năm. Nhưng vì sinh muộn nên đứa bé chỉ mới hơn 1 tuổi. Vợ chồng chị M đều là những người tri thức, thu nhập ổn định. Và rồi những rạn nứt bắt đầu diễn ra từ những chuyện nhỏ nhặt.

” Hôm tôi đi sinh Kun – con trai chị M. Tôi gọi anh ấy mãi mà không thấy bắt máy. Gia đình nội ngoài lại xa, nên ttooi đành nhờ anh đồng nghiệp trong công ty đưa đến bệnh viện. Đến lúc sinh Kun xong vẫn không thấy chồng đâu, lúc đó tôi thất vọng lắm.” Chị vừa khóc và kể lại.

” Khi tình hình đã quá căng thẳng, tôi đã nghĩ đến ly hôn. Nhưng tôi không làm được vì nghĩ đến con mình – thằng Kun. Tôi sợ một ngày Kun lớn lên hỏi sao bố mẹ không ở chung như những người khác? Sợ một mình làm sao có thể gánh trách nhiệm của người mẹ lẫn cha? Chính lẽ đó, tôi đánh im lặng chấp nhận”

Và hơn 1 năm nay, vì đứa con. Mà vợ chồng chị M phải sống dằn vặt nhau im lặng. Nhưng họ đâu biết, một gia đình không hạnh phúc. Thì đứa con sao có tiếng cười được.

Cha mẹ ly hôn ảnh hưởng đến con cái như thế nào? Tâm lý trẻ sau khi cha mẹ ly hôn

Hầu hết các trẻ trong các gia đình có bố mẹ ly hôn. Nhận thấy rằng chúng rất ít nói bởi những ám ảnh từ gia đình. Việc ly hôn giữa bố mẹ chính là mất đi một thứ quý giá về tinh thần. Cũng như là mất đi điều kiện cơ bản để trẻ phát triển. Ngoài ra, tâm lý trẻ khi cha mẹ ly hônc ảm thấy vô cùng hoảng sợ. Vì ba mẹ không sống cùng nhau.

Ở nhiều trẻ có dấu hiệu của bệnh trầm cảm. Không giao tiếp với những người xung quanh. Hoặc có dấu hiệu mất ngủ hay giật mình, la hét lúc đêm. Đối với trẻ nhỏ dưới 5 tuổi, do không nhận thức về sự việc này. Nên chúng chỉ có một vài biểu hiện như: sợ hãi về đêm, tè dầm, mút tay…

Hoặc khi đến tuổi nhận thức được sự nghiêm trọng của vấn đề ở độ tuổi lớn hơn. Việc gia đình tan vỡ khiến mọi thứ như sụp đỗ. Chúng luôn cảm thấy cô đơn và bất lượng. Biểu hiện là thái độ tức giận, khó chịu với ba mẹ.

Những hệ lụy mà ly hôn gây ra cho trẻ

Cha mẹ ly dị khiến khả năng giao tiếp xã hội của trẻ kém. Chúng thường hay căng thẳng và có trạng thái lo âu. Bên cạnh đó, một cuộc khảo sát tại Mỹ đã chỉ ra. Trẻ có cha mẹ ly hôn thường thua kém các bạn trong lĩnh vực toán học. Vì chúng không có sự giúp đỡ để hiểu rõ từ đầu. Khả năng tiếp thu cũng kém.

Con cái sau khi cha mẹ ly hôn có nguy cơ bỏ học cao. Bởi khi hôn nhân tan vỡ, nhiều ông bố bà mẹ có ý định đi thêm bước nữa. Như vậy khiến quá trình học của trẻ trở nên khó khăn hơn. Trẻ ở độ tuổi càng nhỏ thì nguy cơ bỏ học càng cao. Bởi những biến cố sẽ liên tiếp xảy ra, mà trẻ buộc phải chấp nhận.

Là cha me, ai cũng mong muốn con mình có cuộc sống hạnh phúc. Việc ly hôn là điều không ai mong xảy ra cả. Thế nhưng, có nhiều điều thật sự không thể nào biết trước được. Điều qun trọng là mình phải giải quyết việc đó như thế nào. Thật thông minh, khéo léo để không ảnh hưởng đến tâm lý con trẻ.

Lời khuyên cho các cặp vợ chồng đa bên bờ vực thẩm. Là hãy suy nghĩ thật kỹ trước khi ra quyết định của mình. Liệu rằng có nên ly hôn khi con còn nhỏ? Bởi hôn nhân không dễ có được. Và con trẻ cũng không dễ chấp nhận bố mẹ mình ly hôn.

Điều Kiện Để Ly Hôn Và Suy Nghĩ Về Nỗi Đau Của Những Đứa Con Khi Cha Mẹ Ly Hôn? – Olympic Law

Chỉ cần tình yêu là đủ để xây dựng một gia đình hạnh phúc? Nếu vậy, tại sao nhiều cặp vợ chồng rất yêu nhau nhưng vẫn ly hôn?

Bởi vì khi trải nghiệm hôn nhân mới thấy cuộc sống hôn nhân toàn khác xa với những suy nghĩ ban đầu. Rồi nhiều người cảm thấy ngột ngạt, bức bối, chịu đựng và chỉ mong được giải thoát sớm. Dần dần trong đầu họ hình thành khái niệm “ly hôn” và suy nghĩ về câu hỏi “điều kiện ly hôn ra sao và thủ tục ly hôn như thế nào?”. Tuy nhiên, vẫn có nhiều cặp vợ chồng khi ly hôn nhưng lại không suy nghĩ cho những đứa con của họ, không lắng nghe cảm xúc, tâm tư và suy nghĩ về cuộc sống của những đứa con phải trải qua sau đó, ở thời kỳ hậu ly hôn như thế nào, đặc biệt là những đứa trẻ chưa hình thành nhân cách. Hậu quả là để lại một nỗi đau dằng xé dai dẳng về sau cho những đứa con của họ phải gánh chịu, mặc dù chúng không có lỗi.

Do vậy, tôi viết bài này nhằm mục đích tuyên truyền và phân tích cho các cặp vợ chồng muốn hiểu về ly hôn, điều kiện về pháp lý để ly hôn và đặc biệt cần phải lưu tâm hơn về hậu ly hôn và nỗi đau, cảm xúc của những đứa con phải gánh chịu khi cha mẹ ly hôn để họ có quyết định tốt nhất cho mình và đặc biệt là cho các con.

Vậy ly hôn là gì?

Ly hôn là việc chấm dứt quan hệ vợ chồng theo bản án, quyết định có hiệu lực pháp luật của Tòa án (Khoản 14, Điều 3 Luật Hôn nhân và gia đình). Như vậy, ly hôn bắt buộc phải được giải quyết tại Tòa án có thẩm quyền.

Điều kiện gì theo quy định của pháp luật để được ly hôn?

Theo Khoản 1 Điều 56 Luật hôn nhân và gia đình quy định:

“Điều 56. Ly hôn theo yêu cầu của một bên  

“1. Khi vợ hoặc chồng yêu cầu ly hôn mà hòa giải tại Tòa án không thành thì Tòa án giải quyết cho ly hôn nếu có căn cứ về việc vợ, chồng có hành vi bạo lực gia đình hoặc vi phạm nghiêm trọng quyền, nghĩa vụ của vợ, chồng làm cho hôn nhân lâm vào tình trạng trầm trọng, đời sống chung không thể kéo dài, mục đích của hôn nhân không đạt được.”

Vậy thì “tình trạng hôn nhân trầm trọng”, “mục đích của hôn nhân không đạt được” là như thế nào?

Tại Mục 8 của Nghị quyết số 02/2000/NQ-HĐTP hướng dẫn một số nội dung Luật hôn nhân và gia đình 2000 hướng dẫn, giải thích và quy định cụ thể như sau: 

 “a.1. Được coi là tình trạng của vợ chồng trầm trọng khi:

– Vợ, chồng không thương yêu, quý trọng, chăm sóc, giúp đỡ nhau như người nào chỉ biết bổn phận người đó, bỏ mặc người vợ hoặc người chồng muốn sống ra sao thì sống, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ hoặc chồng luôn có hành vi ngược đãi, hành hạ nhau, như thường xuyên đánh đập, hoặc có hành vi khác xúc phạm đến danh dự, nhân phẩm và uy tín của nhau, đã được bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, đoàn thể nhắc nhở, hoà giải nhiều lần.

– Vợ chồng không chung thuỷ với nhau như có quan hệ ngoại tình, đã được người vợ hoặc người chồng hoặc bà con thân thích của họ hoặc cơ quan, tổ chức, nhắc nhở, khuyên bảo nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình;

a.2. Để có cơ sở nhận định đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được, thì phải căn cứ vào tình trạng hiện tại của vợ chồng đã đến mức trầm trọng như hướng dẫn tại điểm a.1 mục 8 này. Nếu thực tế cho thấy đã được nhắc nhở, hoà giải nhiều lần, nhưng vẫn tiếp tục có quan hệ ngoại tình hoặc vẫn tiếp tục sống ly thân, bỏ mặc nhau hoặc vẫn tiếp tục có hành vi ngược đãi hành hạ, xúc phạm nhau, thì có căn cứ để nhận định rằng đời sống chung của vợ chồng không thể kéo dài được.

a.3. Mục đích của hôn nhân không đạt được là không có tình nghĩa vợ chồng; không bình đẳng về nghĩa vụ và quyền giữa vợ, chồng; không tôn trọng danh dự, nhân phẩm, uy tín của vợ, chồng; không tôn trọng quyền tự do tín ngưỡng, tôn giáo của vợ, chồng; không giúp đỡ, tạo điều kiện cho nhau phát triển mọi mặt.”

Điều kiện để được ly hôn như trên chỉ áp dụng cho trường hợp ly hôn đơn phương. Đối với việc thuận tình ly hôn thì do hai bên đều đồng thuận ly hôn, nên Tòa án sẽ cho ly hôn mà không cần xét đến bất kỳ các điều kiện nào.

Trên thực tế, ngoài những điều kiện và lý do nêu trên còn có thêm những lý do khác để ly hôn phụ thuộc vào từng hoàn cảnh gia đình, từng cặp vợ chồng như: Vợ chồng ly thân, một bên không trân trọng tình nghĩa vợ chồng, một bên có hành vi ứng xử không tốt đối với bên kia, gia đình bên kia; cãi nhau, không bảo vệ nhau, không chia sẻ cảm xúc với nhau, không đáp ứng và hòa hợp trong chuyện chăn gối, không có khả năng sinh con và đặc biệt một bên không chia sẻ gánh nặng vật chất/kinh tế trong việc nuôi con và xây dựng kinh tế gia đình.

Cho dù là ly hôn với lý do gì thì trong cuộc sống hôn nhân, người chịu thiệt hơn phần lớn vẫn là phụ nữ và con cái. Nên pháp luật cũng có những quy định mang tính nguyên tắc để ưu ái hơn đến quyền lợi của phụ nữ và con cái. Nhưng thực tế vẫn không bảo vệ và giải quyết hết được mọi góc khuất và nỗi đau trong các vụ án ly hôn, đặc biệt là nỗi đau của những đứa con hậu ly hôn.

Nỗi đau của những đứa trẻ trong những vụ án ly hôn và hậu ly hôn là gì?

Rất nhiều người day dứt và suy nghĩ về con cái rất nhiều khi quyết định ly hôn. Có người quyết định sống chịu đựng và không ly hôn vì con cái, nhưng nhiều người vẫn chọn ly hôn để giải thoát và kéo theo hệ quả giải quyết quyền trực tiếp nuôi con. Còn những đứa con chúng vừa là sản phẩm, vừa là nhân chứng và cũng là người phải lãnh hậu quả và thực thi bản án ly hôn này của cha mẹ mình. Vậy, nỗi đau của những đứa trẻ khi ly hôn và hậu ly hôn ở đâu?

Thứ nhất: Khi chúng chưa thể nhận thức hết được Tòa án là gì, ly hôn là gì, nhưng vẫn được cha, mẹ đưa lên Tòa để lấy ý kiến, để làm chứng và phải nói, trình bày với Tòa án những vấn đề mà chúng chưa chắc đã hiểu là có khách quan và công bằng hay không? hay chỉ là nói theo ý kiến của cha hoặc mẹ dặn trước khi đến Tòa án. Và chúng không biết được rằng lời nói của mình cũng là cơ sở để cho Tòa án buộc phải lựa chọn quyết định tước đi một quyền trực tiếp nuôi dưỡng của cha hoặc mẹ đối với chính mình.

Thứ hai: Nếu cặp vợ chồng nào có nhiều con chung, mà buộc phải chia quyền trực tiếp nuôi con chung, thì việc ly hôn cũng là một bản án làm phai nhạt, chia cắt tình anh chị em ruột vì “phải sống cách biệt và ly tán nhau”. Là anh em ruột nhưng phải sống xa nhau, không thể dành tuổi thơ trọn vẹn cho nhau, không có nhiều những kỷ niệm đẹp chung với nhau. Chen vào đó là sự cô đơn, lủi thủi và sự thiếu vắng tình cảm trọn vẹn của các thành viên trong gia đình. Nếu không có đủ sự quan tâm, giáo dục và chăm sóc tốt của cha mẹ đang nuôi dưỡng, thì còn làm mất đi sự gắn kết giữa các anh chị em ruột sau này về cả tính cách, lối sống và sự phân biệt. Rồi khi trưởng thành, tình cảm anh chị em ruột cũng bị ảnh hưởng, bị phai nhạt dần theo thời gian.

Thứ ba: Cuộc sống sau khi ly hôn, những đứa con sẽ có những câu hỏi cho cha mẹ, nhưng cha mẹ không thể trả lời. Và chính những đứa trẻ này phải tự nhận thức, tự tìm hiểu và trả lời theo thời gian. Mỗi lần hỏi là mỗi lần làm xót xa các bậc làm cha, làm mẹ và cho chính các đứa trẻ vì cha mẹ phải nói dối chúng. Các câu hỏi ví dụ như: “Mẹ ơi bố đâu? sao bố không ở chung với mình? Sao bố mẹ không ở với nhau? Bố ghét mẹ con mình à? Ly hôn là gì hả mẹ? hôm nay bố có đến thăm con không? Con muốn cả ba mẹ đưa con đi chơi có được không? Con muốn ba mẹ về ở với nhau có được không?….” Việc trẻ hỏi thể hiện việc chúng khao khát có cả cha lẫn mẹ, khao khát được bố mẹ sống cùng nhau và khát khao nhận được tình thương yêu, sự chăm sóc của cả cha lẫn mẹ, nhưng tất cả đều rất xa vời mà không phải do lỗi của chúng. Nỗi đau về tinh thần này sẽ kéo dài dai dẳng với mỗi đứa trẻ mà không ai bù đắp được. Đặc biệt là không thể bù đắp được bằng vật chất, tiền bạc.

Việc này thực sự để lại hậu quả rất khủng khiếp, biến từ một người có con thành không có con. Bởi vì, tôi đã từng chứng kiến 02 đứa trẻ, một đứa 8 tuổi và một đứa 11 tuổi gặp cha mình tại Tòa án, nhưng không chào hỏi, thậm chí có thái độ coi thường, khi tôi hỏi thì ông bố này khóc nghẹn ngào nói với tôi rằng “vợ anh nó tẩy nảo chúng nó như vậy đó em”. Hỏi kỹ tôi mới biết câu chuyện này đúng là sự thật.

Một đứa trẻ chúng có quyền được thương yêu chăm sóc bình đẳng của cả cha lẫn mẹ, có quyền được gắn kết dưới sự bao bọc, quan tâm của hai gia đình nội, ngoại, nhưng chỉ vì ly hôn và chỉ vì cách dạy bảo sai cách của cha mẹ mà khiến chúng có thể phải mất đi hình tượng của một bên cha hoặc mẹ và một bên gia đình nội ngoại. Nỗi đau này nếu gia đình nào gặp phải, thì hậu quả để lại rất dai dẳng và nỗi đau còn lan tỏa đến cả những người thân của hai gia đình mà không thể hàn gắn được.

Thứ năm: Những cặp vợ chồng khi ly hôn cũng đau, nhưng đau một lần rồi thôi, đa phần họ sẽ đi tìm để xây dựng hạnh phúc mới với người phù hợp hơn và rồi chính họ cũng sẽ có những đứa con, khi đó những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn này lại trở thành người thứ ba, người thừa và phải gọi người khác là cha hoặc mẹ mà dân gian hay gọi là “dì ghẻ, dượng ghẻ”. Khi đó, cha mẹ ai cũng có cuộc sống riêng, gia đình riêng để quan tâm chăm sóc, và ít quan tâm chăm sóc cho những đứa con riêng của mình cả về tinh thần, thời gian và vật chất. Còn nếu những đứa trẻ này chẳng may bị hành hạ và bị hắt hủi nữa, thì đây thực sự là bất hạnh vô bờ bến. Những đứa trẻ này rất dễ có suy nghĩ tiêu cực hoặc bỏ nhà ra đi và rất dễ sa vào các tệ nạn xã hội.

Cuối cùng: Khi những đứa trẻ có cha mẹ ly hôn lớn lên, kịp nhận ra và hiểu được thế nào là ly hôn, khi đó đã mất đi cả một tuổi thơ có cha lẫn mẹ hồn nhiên bình thường như bao đứa trẻ khác. Khi cảm nhận được thì chỉ biết tự trách số phận mình mà không thể đỗ lỗi cho cha hoặc cho mẹ. Khi đã ra ở riêng, và mỗi dịp Tết đến xuân về, ngày nghỉ, ngày lễ muốn về thăm cha mẹ, nhưng cũng phải cân nhắc là về thăm cha, hay về thăm mẹ? còn muốn về thăm cả hai thì không được vì cha mẹ sinh sống xa cách nhau và điều kiện thời gian, xe cộ không cho phép. Không về thì mang tiếng là bất hiếu, mà về thì bên trọng, bên khinh.

Ly hôn là điều không ai muốn, nhưng là điều không thể tránh với rất nhiều hoàn cảnh trường hợp. Do vậy, để không phải “ly hôn” thì mỗi cặp nam nữ khi yêu nhau, đến với nhau phải kết hôn cho chặt, phải thận trọng, nghiêm túc trong việc tìm bạn đời và suy nghĩ kỹ về mục đích hôn nhân của chính mình, rồi hãy quyết định. Còn nếu phải ly hôn, hãy suy nghĩ cho con, suy nghĩ về những nỗi đau của những đứa con trước, rồi hãy suy nghĩ và quyết định cho mình.

Tác giả bài viết: Luật sư Vũ Văn Tiến  (Giám đốc Công ty Luật TNHH Olympic)

Lưu ý: Nội dung tư vấn của chúng tôi nêu trên chỉ nhằm mục đích tuyên truyền pháp luật đến quý khách hàng để tham khảo chung, không phải là nội dung tư vấn nhằm giải quyết các nhu cầu pháp lý cụ thể của từng khách hàng. Nếu có nhu cầu tư vấn cụ thể, vui lòng liên hệ với chúng tôi để được tư vấn và hỗ trợ miễn phí. 

Điện thoại tư vấn: 0989 863 966 – Zalo: 0909 586 490 – Email: [email protected]

Cập nhật thông tin chi tiết về Điều Kiện Ly Hôn Khi Con Còn Nhỏ Là Gì ? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!