Bạn đang xem bài viết Giải Mã Bí Ẩn Biểu Tượng Trong Siêu Phẩm Kinh Dị “Us” Của Jordan Peele được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Sau “Get Out”, Jordan Peele một lần nữa khiến cả thế giới phải ngả mũ thán phục trước một “Us” độc đáo, đáng sợ và đầy biểu tượng.
1. Doppelgänger
Döppelganger (kẻ song trùng) là một từ có gốc xuất phát từ tiếng Đức, ám chỉ hiện tượng bí ẩn chưa thể giải mã trong lịch sử loài người: “ai cũng có một bản sao chiếu chính mình ở trên đời”. Hình ảnh của döppelganger tạo nên một thứ văn hóa kinh dị rùng rợn khá phổ biến trong thế giới phương Tây, đặc biệt là phim ảnh.
Gần như ai cũng có một phiên bản doppelgänger chống lại chính họ hay chờ đợi họ ở đâu đó trong thế giới thực. Cái tích doppelgänger của Jordan Peele vì vậy không còn bí ẩn như kiểu David Lynch mà là hiện thực cuộc sống để khán giả nói nhiều hơn đến vấn đề giữa linh hồn và thể xác, căn tính của con người, giấc mơ Mỹ, khủng bố, bạo lực, sự chia rẽ, phân biệt giai cấp, sự đối lập giữa giàu và nghèo của nước Mỹ dưới các thời kỳ cai trị khác nhau.
2. Kinh Thánh: “Jeremiah 11:11”
Nếu bạn là một tín đồ Công giáo, hẳn bạn sẽ tinh ý nhận ra chi tiết này đã được Jordan Peele ưu ái cài cắm trong phim không dưới 3 lần: “Jeremiah đoạn 11, câu 11”.
Nguyên văn đoạn Kinh Thánh: “Therefore thus saith the LORD, Behold, I will bring evil upon them, which they shall not be able to escape; and though they shall cry unto me, I will not hearken unto them.” (KJV).
Đoạn này hiểu như sau: “Đức Giê-hô-va phán như vầy: Nầy, ta sẽ khiến tai nạn đổ trên chúng nó, không thể tránh được; chúng nó sẽ kêu đến ta, nhưng ta chẳng thèm nghe. (Bản dịch 1934)”.
Vậy Jordan Peele đang nói điều gì với ai? Ông nói với các nhân vật trong phim, hay nói với khán giả? Không hẳn, Jordan Peele đang nói điều này với nước Mỹ, rằng: “Sự hỗn loạn đã và đang đến rồi, không ai có thể tránh khỏi nó, cả nước Mỹ này, không một ai.”
Sách của Jeremiah (Giê-rê-mi) là một sách tiên tri, dài thứ nhì trong Kinh Thánh, nội dung sách loan báo về những thảm họa sẽ xảy ra khiến dân chúng lầm than, rơi vào cảnh loạn lạc. Những đại nạn được sách nhắc đến là không thể tránh khỏi vì đó là ý Chúa. Bản thân nhà tiên tri Jeremiah ban đầu đã từ chối không truyền lời Chúa để khuyên nhủ vua Judah và người dân ở thành Jerusalem cùng sám hối tội lỗi nhưng sau đó ông đã hối cải và đồng ý thực hiện sứ mệnh.
Tuy nhiên, mọi việc đã quá muộn, những tội lỗi của vua và dân ở thành này là không thể chối bỏ được. Bất chấp việc Jeremiah đã cố gắng cứu lấy thánh địa Jerusalem với 300 năm đạt thành tựu rực rỡ nhưng cuối cùng ông đã thất bại và vùng đất thánh bị quân Babylon tàn phá như số phận đã định.
Quay ngược lại lịch sử nước Mỹ trở về năm 1729, sau khi nước Anh chiếm lấy 13 thuộc địa cũ của Hà Lan ở Bắc Mỹ mà sau này 13 thuộc địa đó đã hình thành nên nước Mỹ ngày nay, tính đến 2019 đã là 290 năm và cột mốc 300 năm cũng gần kề. Với phim “Us”, Jordan Peele đã dự báo một tương lai đầy biến động cho nước Mỹ. Rằng nếu họ không sớm hối cải thì cũng sẽ bị diệt vong như Jerusalem đã từng.
3. “Hands Across America 1986”
Trong phim bạn sẽ thấy cảnh tượng rất nhiều người (mặc đồ đỏ cam) nắm tay với nhau. Đây là chi tiết nhắc nhớ lại phong trào Hands Across America được tổ chức ở Mỹ vào ngày 25 tháng 5 năm 1986. Trong tập đoàn doppelgänger áo đỏ của “Us” cũng có nhân vật mặc chiếc áo có in dòng chữ này, nếu để ý kỹ bạn sẽ thấy.
Sự kiện Hands Across America 1986 có khoảng 6,5 triệu người Mỹ tham gia. Họ nắm tay nhau tạo thành một chuỗi dài xuyên suốt lãnh thổ Hoa Kỳ trong 15 phút. Nhiều người muốn tham gia đã quyên góp 10 USD để đặt trước chỗ của họ trong hàng, số tiền thu được dành quyên góp cho các tổ chức từ thiện địa phương để chống đói nghèo và giúp đỡ người vô gia cư. Tuy nhiên sự kiện này không hẳn là hoàn toàn thành công tốt đẹp khi xảy ra phản đối dữ dội ở hai cộng đồng dân cư tại hai vùng lãnh thổ khá đặc biệt của Mỹ là New England ở Đông Bắc và Minneapolis/Milwaukee ở Trung Tây khi người dân ở 2 vùng này lại không được tham gia vào Hands Across America 1986.
New England là khu vực đông dân nhất nước Mỹ vào thời điểm 1986, nơi này cũng có lịch sử lâu đời và là một trong những vùng định cư xưa nhất của người Anh tại Bắc Mỹ, cũng có thể gọi là 1 trong những cái nôi của nước Mỹ. Còn Minneapolis/Milwaukee lại là những lãnh thổ lâu đời giàu truyền thống của người Mỹ bản xứ (người da đỏ).
Như vậy, Jordan Peele vừa có ý nhắc đến việc tạo thành một bức tường vì tổ quốc với những “viên gạch” phải là những con người đoàn kết cùng một chí hướng với nhau, chứ không phải một bức tường vô tri có thể giải quyết được vấn đề. Ông cũng nhắc khéo rằng không nên để xảy sự mất đoàn kết và phải nhớ đến cội nguồn của quốc gia cùng những con người quan trọng đã đặt nền móng cho nó (người Anh di cư & người Mỹ bản xứ).
4. Thỏ
Trong “Us”, bạn sẽ choáng ngợp bởi những cảnh phim về THỎ vô cùng độc đáo và ấn tượng. Chúng ta sẽ thấy các hình ảnh thỏ gắn với đường hầm dài đến vô tận, những căn phòng như nhà tù, những cái chuồng thỏ xếp chồng lên nhau, những con thỏ bị ăn thịt…
Thỏ trong “Us” không chỉ ngụ ý cho việc nhân bản, cho hình ảnh những người nhập cư mong muốn đến Mỹ để có cuộc sống tốt đẹp mà còn ngụ ý về sự đa dạng chủng tộc ở Hoa Kỳ: thỏ trắng (người da trắng), thỏ đen (người da màu), thỏ nâu (người Châu Á), thỏ trắng có đốm đen (người lai)… Mặt khác, nó cũng giống như những thân phận yếu ớt không tiếng nói. Họ phải cam chịu cuộc sống chui nhủi, không may trở thành “vật thí nghiệm”.
Thực tế, thỏ là một trong những loài vật được mang đi thí nghiệm nhiều nhất trong lịch sử. Luật pháp nhiều nước quy định các sản phẩm sử dụng trên mắt người phải được thử nghiệm trước trên động vật do đó thỏ là đối tượng phổ biến khi các công ty thử nghiệm các sản phẩm kính áp tròng do từ thập niên 1940.
5. Áo màu đỏ cam, kéo và còng tay
Màu đỏ, hoặc đỏ cam “nhắc nhẹ” đến áo của tù nhân (người phạm tội bị giam cầm, những phản diện trong phim còn được gọi là “người bị xích”) và của công nhân (tầng lớp lao động nghèo khó).
Ngoài ra, màu đỏ còn là màu của Đảng Cộng Hòa (Republican Party) – đảng phái chính trị của tổng thống Donald Trump. Đối nghịch với màu đỏ là màu xanh da trời của Đảng Dân Chủ (Democratic Party).
Khi gia đình những kẻ phản diện đột nhập vào nhà của những nhân vật chính, họ đã đối mặt với nhau ở phòng khách. Trên tường có treo một bức tranh người phụ nữ mặc áo đỏ ngồi trên ghế ở vị trí chính diện bức tranh, còn những người áo xanh thì mờ nhạt đứng phía xa.
Chi tiết này ngụ ý Đảng Cộng Hòa (hiếu chiến, bảo thủ) của ông Trump đang chiếm ưu thế và là nguyên nhân gây ra những xung đột ở Mỹ. Việc những kẻ phản diện áo đỏ sử dụng vũ khí là một cái kéo cũng là có ý đồ. Kéo là vật dùng để chia cắt, tạo nên sự phân ly. Theo Jordan Peele, những kẻ áo đỏ thuộc Đảng Cộng Hòa đã và đang cầm kéo để chia cắt nước Mỹ từ bên trong.
Riêng chi tiết cái còng tay chỉ được lý giải hoàn toàn vào cuối phim. Ngay khi đột nhập thành công vào nhà của gia đình Wilson, kẻ phản diện áo đỏ đã bắt nữ chính Adelaide Wilson phải còng tay vào bàn. Kết nối sự việc này với chi tiết ở cái kết, bạn đọc sẽ thấy được sự liên kết đặc biệt giữa hai bản thể này.
6. Tựa đề “Us”
“Us” ở đây được dịch là “Chúng Ta”, tuy nhiên nó cũng có nghĩa là “nước Mỹ” (United States). Đạo diễn Jordan Peele cố ý làm bộ phim này để phản ánh xã hội Mỹ, dự đoán một tương lai loạn lạc của đất nước và cảnh tỉnh giới lãnh đạo lẫn người dân Mỹ (như nhà tiên tri Jeremiah đã truyền đạt với vua tôi thành Jerusalem nhưng không ai nghe).
Có thể nói, “Us” là một phim khá đáng sợ và đầy bạo lực, bạn vẫn có thể thưởng thức nó như một phim kinh dị máu me, kịch tính thuần túy tuy nhiên giá trị lớn lao nhất của phim chính là thông điệp về chính trị và xã hội mà Jordan Peele gửi gắm vào đó, từ tựa đề đến từng cảnh phim, từng chi tiết nhỏ.
Nếu các bạn hỏi “Us” và “Get Out” phim nào hay hơn, câu trả lời sẽ là: “Us phong phú hơn”. Nếu có ai thắc mắc rằng nên ra rạp xem “Us” hay không, câu trả lời sẽ là: “Nên! Nhưng hãy ghi nhớ rằng phim đặc biệt được làm như một thông điệp dành cho người Mỹ.”
Trần Anh (tổng hợp)
Us: Biểu Tượng Phim Kinh Dị Thông Qua Sự Ám Ảnh Với Cái Tên America
Nextphim.com sẽ giới thiệu đến các bạn cách lý giải các nhân vật, biểu tượng phim kinh dị thông qua sự kết nối giữa 3 phim Us, The Shinning và Get Out.
(có spoil cực mạnh)
Biểu tượng phim kinh dị thông qua nỗi ám ảnh mang tên America
1.Thỏ: Trước tiên, nó là thức ăn của các nhân bản là điều được làm rõ trong phim, xuất hiện trên áo của Zora,… nhưng còn những ý nghĩa ẩn dụ thì sao? Dù phim Us (Chúng ta) đã được đính chính là không mang lại nhiều vấn đề phân biệt chủng tộc nhưng vẫn thể hiện qua cảnh đầu tiên khi những chú thỏ bị nhốt trong lồng và phần lớn đều thuộc giống có lông màu trắng nhưng khi zoom out ra ta lại thấy có một số chú có lông màu nâu.
Điều này đen thể hiện sự nhỏ bé của dân da màu trong xã hội khi họ lọt thỏm giữa cộng đồng toàn người da trắng. Thỏ cũng biểu tượng cho sự tái sinh, sự sinh sôi nảy nở, thể hiện cho sự nổi dậy của Doppelganger (nhân bản). Tại sao Us được chọn chiếu vào tháng 3 và 4, vì đó là khoảng thời gian mùa xuân tính cho Mỹ và Canada, cũng là lúc Lễ Phục Sinh diễn ra, lúc loài thỏ sinh nở, thay lông (tôi có nuôi thỏ). Cuối cùng là nếu tính theo dãy hàng dọc, ta sẽ thấy có tổng cộng là 11 hàng tất cả, con số 11 sẽ được giải thích sau.
Đạo diễn Jordan Peele cũng từng tiết lộ với Rotten Tomatoes rằng: “ Thỏ đáng ra phải dễ thương đúng không? Trên giấy trắng thì chúng đáng yêu đấy. Nhưng mà bạn đến gần chúng chưa?…Thỏ, bạn có thể biết được khi nhìn vào mắt bọn nó, não bọn nó cứ như cái bọn anti xã hội. Nếu bạn lắp não của một con thỏ vào trong một cơ thể người, bạn sẽ có một Michael Myers, tên giết người ấy, chả có tí thấu cảm nào”
Jerimiah 11:11 và 11:11 : Trong kính thánh dòng Jeriah 11:11 “Vậy nên, Đức Giê-hô-va phán rằng: Này, ta sẽ mang điều ác đến với họ mà họ không thể nào trốn thoát” và Jerimiah cũng có nghĩa là tiên tri. Báo trước điềm xấu sẽ xảy đến xuyên suốt bộ phim. Biểu tượng phim kinh dị 11:11 được biết đến phần lớn là khi ta bỗng nhìn thấy con số này trên đồng hồ có nghĩa là có những thiên thần đang đi theo bảo vệ chúng ta, sống tích cực lên (mấy đứa bạn tôi ở Canada ngày nào cứ canh đến 11 giờ 11 phút ban đêm là screenshot lại, gắn tên người yêu lên rồi up lên snapchat). Nhưng trong phim đây có lẽ là con số khá xui khi nó xuất hiện trên đồng hồ ở phòng Jason, xe cấp cứu cuối phim,
Hands Across America: đây là một sự kiện tổ chức vào năm 1986, nhằm mục đích gây quỹ từ thiện lên đến 100 triệu đô la để giúp những người vô gia cư, đói nghèo và để làm được điều đó, phải có đủ 6 triệu người dân, mỗi người nộp $10 hoặc hơn để tham gia, ai tham gia thì sẽ nắm tay tạo thành một dãy người, trải dài từ New York đến Long Beach, CA. Nhưng rồi cuối cùng chỉ kéo dài 15 phút và vận động được 15 triệu đô. Trong Us, các nhân bản muốn tham gia nắm tay với đồng loại thì phải giao nộp bằng mạng sống của chính con người thật của mình đang sống trên mặt đất.
“We are Americans” – Adelaide thật trả lời khi Red hỏi bọn họ là ai. Jordan Peele cũng từng phát biểu “Bộ phim này, là về đất nước này”, Us đọc tách cũng nghĩa là “Mỹ”. Nói về một chính trị không ổn định, khi một xã hội mà giờ đây thứ con người phải sợ chính là con người khi trên tin tức Mỹ tràn ngập những bài “hành hung, xả súng, bom đạn chém giết, tham nhũng,…”, Và rồi sự tiến bộ của cộng nghệ, khi những robot được tạo ra rồi dần thay thế con người, khi sự nắm tay giữa các nhân bản nói lên phần nào những con người ở Mỹ giờ đây chỉ có những kết nối giữa thể xác chứ không phải tâm hồn.
Tại sao Adelaide thật bị mất giọng nói? Vì lúc nhỏ cô bị Red bóp cổ rất mạnh và khi ở dưới hầm, thanh quản đã không được tiếp xúc nhiều với lượng oxy nên giao tiếp có phần khó khăn. Nhưng trong quá trình lớn lên, thanh quản của cô có phát triển nhưng vẫn mang chấn thương từ bé nên cô chỉ có thể phát ra những âm thanh yếu ớt thay vì nói rõ ràng mạch lạc. Và với việc biết nói, cô được chọn làm thủ lĩnh.
6. Lời bài hát của Good Brivation-The Beach Boy
“I love the colorful clothes she wearsAnd the way the sunlight plays upon her hairI hear the sound of a gentle word, On the wind that lifts her perfume through”
Dịch:“Tôi thích những bộ quần áo mang đầy màu sắc mà cô ấy mặcVà cách ánh nắng chơi đùa trên tóc côTôi nghe thấy những từ ngữ dịu dàngQua ngọn gió nâng hương nước hoa của cô”
Nói lên cuộc sống của những người trên mặt đất, một ao ước của những con người dưới tầng hầm.
Và bài hát Fuck Tha Police của N.W.A được phát qua Ofelia, cái thiết bị thông minh mà Kitty kêu gọi “ gọi cảnh sát đi” nhưng cuối cùng nó phát bài hát “Đ*t cảnh sát” nói lên sự vô dụng của công nghệ khi ta gặp hiểm nguy, chỉ có ta mới cứu được ta khi lâm vào tình cảnh nguy hiểm nhất mà thôi, công nghệ chỉ có thể gầy dựng đời sống cơ bản trở nên tốt hơn, thế nên đừng quá phụ thuộc vào nó. Và cũng lên án sự thờ ơ của cảnh sát Mỹ ngày nay khi họ chả làm được gì.
Rock-Paper-Scissor (Đá-giấy-kéo): Ở Việt Nam bọn mình chơi Kéo-Búa-Bao còn Mỹ chơi Đá Giấy Kéo, Kéo xuất hiện ở đầu phim biểu tượng cho sự chia cắt giữa nhân bản và người thật, hoặc là nhân bản chết, hoặc là người thật chết. Nhưng rồi Đá thắng Kéo khi ta thấy trong cuộc ẩu đả, cậu bé Jason đã dùng một cục đá cẩm thạch đập vào đầu một nhân bản để cứu chị mình. Nhưng đến cuối, ta thấy Adelaide thật đang cắt một mảnh giấy biểu tượng cho hai người nắm tay, nhưng rồi Red cũng giết cô, Kéo thắng.
Gabe đang xem một trận bóng chày khi có đội mang tên Minnesota Twins, từng có một trận hòa 11/11 (để ý chữ Twins)
Những bức tranh trong phòng của Gabe và Red ở bãi biển luôn có hai vật tương đồng với nhau trong cùng một bức tranh.
Giải thích nhân vật
Chúng ta có nhân vật chính Adelaide, người tung một cú twist khiến khán giả bần thần sau khi ra rạp. Thật sự thì không cần spoil thì tôi cũng đoán trước được là sẽ như thế vì đơn giản thôi, đạo diễn là Jordan Peele mà. Những hint cho thấy Adelaide sau khi trở về là hàng Rep 1:1 mang tên Red.
Từ khi khúc dạo đầu khi cô bé lúc nhỏ quay về không hành xử được như bình thường, khi lấy chồng và có bữa ăn cùng gia đình Red chỉ ăn dâu mà không ăn những thức ăn khác như những thành viên trong gia đình, vì cô đã phải ăn thịt thỏ sống lúc nhỏ ở tầng hầm, dẫn đến việc sợ thịt, đây là một cảnh cực kỳ focus vào việc cô ăn dâu nên theo ý kiến cá nhân tôi nghĩ Red đã chuyển sang ăn chay.
Lúc quay lại chỗ ngày xưa mình hoán đổi với Adelaide, cô nhớ rõ từng vị trí dẫn xuống tầng hầm và thay vì tìm kiếm từng căn phòng, cô biết được Adelaide đang ở đâu. Red hoán đổi với Adelaide để được hưởng thụ một cuộc sống sung sướng, còn Adelaide vì muốn tìm lại cuộc đời nên đã gây thiệt hại đến cả một xã hội cho đến gia đình cô, Jordan Peele đã thành công trong việc làm hoang mang khán giả của ông khi không biết nên đồng cảm với phe nào.
Gabe: Chồng của Red, một người chồng luôn tỏ vẻ cứng rắn và bình tĩnh nhưng thật ra rất hay mất bình tĩnh và nóng nổi. Và bản sao của anh cũng hành động chính như vậy dẫn đến cái chết đầu tiên trong các nhân bản nhà Wilson . Nếu chúng ta có những giây phút căng não, tim đập mạnh, đứng ngồi không yên xuyên suốt bộ phim Us thì chính Winston Duke cho chúng ta được “thở” với lối diễn hài hước của anh.
Zora: Một cô bé teenager luôn cắm mặt vào điện thoại và luôn nghi ngờ bản thân nhưng thật ra cô rất giỏi và thông minh. Nhân bản của cô sẵn sàng chém một người đàn ông dám cản đường mình, giống như một teenager luôn xem mình là đúng, luôn cãi lời những người la mắng, những người chống đối những kế hoạch mà bản thân đề ra. Và vì đó là nhân bản, nên nó luôn thể hiện những mặt xấu khi người thật tốt, và tốt khi người thật xấu, chỉ có thể xác và ý nghĩ cơ bản giống nhau. Ví dụ như bạn luôn luôn tự tin, thế thì nhân bản của bạn sẽ rất tự ti, nhưng nhìn chung thì cả hai luôn nhắm về ngoại hình.
Jason: em trai Zora, con trai Gabe và Red, một cậu bé hay chửi thề, thích chui vào góc tối và Pluto, tên nhân bản của Jason, đồng tên với chúa tể địa ngục (thần Hades trong Hy Lạp) và cũng được biết đến là Sao Diêm Vương, Một hành tinh nằm xa hệ mặt trời nên thường không được hưởng nhiều ánh sáng, đó là lý do Pluto có sức hút với lửa đến như vậy. Có giả thiết cho rằng Jason đã bị hoán đổi bởi Pluto và cá nhân tôi không đồng tình vì chỉ với 1,2 năm bị hoán đổi thì khi lên lại mặt đất Jason phải biết nói, hành xử bình thường chứ không phải đi không ra đi, bò không ra bò. Người bị đánh đổi duy nhất ở đây chỉ có Adelaide, chuyện hay nói bậy, có những hành động kỳ lạ,…không đủ thuyết phục rằng Jason đã bị thay thế vì những hành động đó con nít bình thường cũng làm.
Sự Kết nối giữa Us và The Shinning, Get Out
Một trong những tin tức xuất hiện trong Us với khoảng thời gian là 2:37 giống với phòng 237 trong The Shinning, cả hai đều dẫn đến một điều kinh khủng.
Nhân bản của hai cô con gái sinh đôi của Kitty và Josh nắm tay nhau khi hạ sát người thật đã nắm tay nhau, giống với cặp song sinh bận đầm xanh đứng cuối hành lang mà Andy đã nhìn thấy
Trong Us, bi kịch bắt đầu bằng một chuyến lái xe, kết thúc bộ phim bằng một chiếc lái xe. Trong Get Out, bắt đầu bằng một chuyến lái xe, kết thúc cũng bằng một chuyến lái xe.
Cả Get Out và Us đều dùng hai loài động vật hiền lành để làm ẩn dụ, Get Out dùng nai, còn Us dùng biểu tượng phim kinh dị thò.
Us là một phim hay, mang đậm nét chính trị và xã hội khi dám nói lên nhiều mặt tiêu cực và phản ánh gay gắt những vấn đề phức tạp ở chính đất nước của Jordan Peele. Khi xã hội ảnh hưởng tính cách, suy nghĩ một con người, cách mặc dịnh một ý kiến lên một ai đó, nếu bạn nghĩ người đó ác, người đó sẽ mãi mãi ác, và nếu bạn cho họ là tốt, họ sẽ hoàn mĩ qua nhãn quang của bạn.
Trên thế giới, cũng có những trường hợp hai con người không có máu mủ bỗng dưng giống nhau một cách kỳ lạ, vậy biết đâu ở một nơi nào đó lại có thêm một “ta” nữa khác ngoài ta.
Chie’
5
/
5
(
1
vote
)
Giải Mã Bí Ẩn Con Số 7
Quan niệm dân gian có câu “Chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3”, đây chỉ là là công thức dân gian của người Việt Nam nó không hẳn là xấu, chỉ ứng với một số kinh nghiệm mang tính kiêng kỵ quá đáng của một số ít người Việt hiện nay.
Thế giới tồn tại 7 kỳ quan cổ đại, một tuần có 7 ngày, 7 vòng tròn của vũ trụ, cầu vồng có 7 sắc hay âm nhạc có 7 nốt… Và còn rất nhiều điều bí ẩn mang tên số 7.
Số 7 là số của những điều huyền bí, thần kỳ
Ở phương Tây, theo trường phái Thuật số do nhà toán học Pytago sáng lập thì số 7 là con số về những điều huyền bí, thần kỳ. Sách Vận mệnh đời người qua thuật số phương Tây viết: “Nó là con số linh thiêng đối với các hội thần bí của Ấn giáo, Ai Cập, Hy Lạp, Do Thái cổ và cả Trung Quốc.
Số 7 tượng trưng cho sức mạnh thần linh trong thiên nhiên. Vì không chia chẵn cho số nào cả nên nó được so với Thượng Đế. Số 7 cũng tiêu biểu cho giai đoạn cuối trước khi hoàn thiện và gắn kết với 70 năm của kiếp nhân sinh. Số 7 chi phối nhịp của sự sống. Thời xa xưa người ta quan niệm có 7 hành tinh tạo ảnh hưởng lên các sự kiện ở trái đất và gắn với 7 ngày trong tuần”.
Số 7 được coi là con số may mắn tại Trung Quốc vì phát âm của nó gần giống với “cuộc sống”. Con số này cũng là biểu tượng về sự thống nhất và được coi là một điềm tốt trong mối quan hệ bạn bè, tình yêu.
Số 6 đại diện cho nhân loại nên con số 7 được coi là trung tâm của nhân loại và kết nối đến người sáng lập ra thế giới. Bên cạnh đó, số 7 cũng là con số của vũ trụ và các tầng thiên đường.
Ngoài ra, con số 7 cũng xuất hiện nhiều trong các nền văn hóa và lịch sử, các nền văn minh trên thế giới. Cụ thể, thế giới tồn tại 7 kỳ quan cổ đại, một tuần có 7 ngày, 7 vòng tròn của vũ trụ, cầu vồng có 7 sắc (đỏ, vàng, cam, lục, lam, chàm, tím) hay âm nhạc có 7 nốt (đồ, rê, mi, pha, son, la, si)…
Riêng số 7 cũng được xem là một số không mang lại may mắn tốt đẹp. Ở Trung Quốc, số 7 tượng trưng cho sự bỏ rơi và tức giận, hay kể cả cái chết. Còn ở Việt Nam, trong việc chọn ngày để đi đâu đó xa, người dân không bao giờ chọn ngày có số 7, chính vì thế mới có câu “chớ đi ngày 7 chớ về ngày 3” .
Ở Nhật Bản, số 7 được coi là một con số may mắn. Niềm tin này phát triển từ nền văn hóa và tôn giáo của đất nước chứ không phải chỉ là một trào lưu được truyền vào từ những nước khác.
Là một quốc gia mà người dân đa số theo Phật giáo, số 7 có ý nghĩa khá quan trọng trong đời sống the gioi tam linh huyen bi của người Nhật. Theo Phật giáo, một người có thể được tái sinh 7 lần trước khi vào được cõi Niết Bàn. Hình tượng biểu tượng của con số 7 này có thể được coi là điểm gốc của hình tượng con số 7 trong văn hóa Nhật.
Văn hóa Nhật Bản có “7 vị thần may mắn”: Ebisu (thần phù hộ người đi biển và nhà nông), Daikoku (thần của thương nghiệp và của cải, mùa màng), Bishamon (thần bảo vệ Phật giáo và hòa bình), Benten (thần của kiến thức, tài biện luận, âm nhạc và cái đẹp), Fukurokuju (thần Phúc-Lộc-Thọ), Juroji (thần của sức khỏe, sự trường sinh và trí tuệ), Hotei (thần của tiền tài, phước lộc và sự thịnh vượng).
Theo quan niệm cổ xưa, con người có 7 lỗ (khiếu): là hai mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi, mồm để hấp thụ vật chất và tinh thần từ vũ trụ (đàn bà có thêm 2 nhưng khi hết chức năng sinh đẻ lại trở về con số 7). Mỗi khiếu là một vía. Cứ một vía thì phải cúng 7 ngày. Cho nên có tục cúng tuần đầu tiên.
Giải mã bí ẩn con số 7- May mắn hay rủi ro?
Con người gọi cúng 7 ngày là cúng giải vía, cúng 49 ngày gọi là cúng chung thất, nghĩa là hết 7 tuần. Với quan niệm rằng linh hồn người chết phải đi qua 10 cửa ngục (thập điện Diêm vương), cúng 7 tuần cũng tương ứng với 7 cửa ngục (cúng 100 ngày là qua cửa thứ 8, giỗ đầu là cửa thứ 9, giỗ hết (mãn tang) là cửa thứ 10). Còn theo thuyết của phái Mật Tông (Tây Tạng), con người sống trên trái đất chịu sự chi phối của 7 vị tinh quân: mặt trăng, mặt trời, sao thuỷ, hoả, mộc, kim, thổ. Mỗi vị cai quản một cung, mỗi cung lại có 7 phân bộ, cả thảy 7×7=49 phân bộ vì thế nếu muốn linh hồn siêu thoát phải cúng đủ 49 phân bộ.
Theo đạo Phật, con số 7 mang ý nghĩa to lớn. Nó được coi là con số đi lên (số PHẤT) vì khi sinh ra, Đức Phật bước 7 bước, nở ra 7 đóa hoa sen. Đến khi chết, con người bị đày xuống 7 tầng địa ngục và để cúng cho người đã mất người ta lấy bội số của 7 là 49 ngày.
Số 7 là quyền năng mạnh nhất của mặt trời, nó tượng trưng cho sự thành tựu sinh hóa cả vũ trụ không gian là đông, tây, nam, bắc; thời gian là quá khứ, hiện tại, tương lai. Thời cổ cho rằng có 7 mặt trời hoạt động xung quanh và chiếu sáng cho trái đất, loài người nhận thức có 7 tầng trời khác nhau, cùng với 7 sắc cầu vồng tạo nên ấn tượng mạnh mẽ của số 7. Số 7 đem lại sức sống cho vạn vật, đem lại ánh sáng và hy vọng cho loài người.
Theo Kitô giáo, Thiên Chúa đã sáng tạo ra vũ trụ, muôn loài trong 6 ngày và ngày thứ 7 Ngài nghỉ ngơi. Truyền thống của người Do Thái cho rằng, số 7 là số thông minh và họ có 7 ngày Thánh lớn trong năm.
Con số 7 có ý nghĩa đặc biệt đối với người Do Thái. Nó đại diện cho sự thông minh. Trong ảnh là 7 ngọn nến được thắp sáng trên cùng một chiếc bàn gọi là Menorah. Số 7 đại diện cho sự thông minh và có 7 ngày Thánh lớn trong năm.
Nhắc đến số 7, chúng ta có thể kể ngay đến những sự trùng hợp ấn tượng mà cả thế giới đều biết như: âm nhạc có 7 nốt, cầu vồng có 7 sắc, 1 tuần có 7 ngày, thế giới có 7 châu lục, cuốn sách nổi tiếng nhất của Stephan Covey có tựa đề “7 Thói quen của Người thành đạt”, từ Thành công trong tiếng Anh SUCCESS có 7 chữ cái và Văn minh nhân loại có 7 kỳ quan”.
Đó là những điều ai cũng biết nhưng có rất nhiều sự thật thú vị về số 7 mà không phải ai cũng biết:
– Loài người có 7 giai đoạn tiến hoá và con người có 7 cái lỗ trên mặt ( 2 mắt, 2 tai, 2 lỗ mũi và một cái miệng) cùng với 7 trạng thái tinh thần khác nhau (ái, ố, hỉ, nộ, lạc, ai, dục – mừng, giận, thương, ghét, buồn, vui, muốn).
– Đức Chúa Trời đã mất 7 ngày để tạo ra vũ trụ. Eva cũng được tạo ra từ xương sườn thứ 7 của Adam trong khi đó Adam được “tạo ra” vào ngày 7/10 (ngày đầu tiên của Tishri – tháng 7 theo lịch Do Thái).
– Bảy thứ quý báu nhất với con người (thất bảo): vàng bạc, ngọc, hổ phách, mã não, xà cừ, san hô, lưu ly
– Có 7 vị chính : chua, cay, mặn, ngọt, đắng, chát, nồng.
– Có 7 loại quân trên bàn cờ: tướng, sĩ, tượng, xe, pháo, mã, tốt.
– Hàng năm Ngưu Lang, Chức Nữ gặp nhau ngày 7 tháng 7 âm lịch.
– Loài người sáng tạo ra 7 loại hình nghệ thuật cơ bản trong suốt thời kỳ lịch sử phát triển của mình: Điêu khắc, Hội họa, Âm nhạc, Múa, Văn học, Sân khấu, Điện ảnh. Chính bởi thế mà điện ảnh còn được gọi là môn nghệ thuật thứ bảy.
7 kỳ quan thiên nhiên thế giới mới công bố vào thứ 7 ngày 7/7/2007
– Bảy thiên thể mà mắt thường có thể nhìn thấy trong Hệ Mặt Trời là: Sun – Mặt Trời, Moon – Mặt Trăng, Mars – Sao Hỏa, Mercury – Sao Thủy, Jupiter – Sao Mộc, Venus – Sao Kim, Saturn – Sao Thổ .
– Bảy thiên thể này tương ứng với bảy ngày trong tuần là :Sunday – Chủ nhật, Monday – Thứ hai,(tiếng Pháp)Mardi – Thứ ba, (tiếng Pháp) Mercredi – Thứ tư, (tiếng Pháp) Jeudi – Thứ năm, (Pháp) Vendredi – Thứ sáu, Saturday – Thứ bảy.
Việc thống kê phải mang tính chất độc đáo và duy nhất thì mới có cơ sở khoa học. Vì vậy, thống kê một loạt yếu tố 7 không mang tính tượng trưng. Đây chỉ là một thống kê mà khi “bới” ra mang tính chất tò mò, vui chơi.
Việc máy bay MH17 gặp nạn chỉ là một xác xuất. Ví dụ quy định trong máy bay xác xuất an toàn chỉ chiếm 99,99 %. Không có cái gì là tuyệt đối trên đời, kể cả giám định gen người ta cũng ghi là 99,99.
Mỗi một con người xuất hiện trên thế gian này, nếu làm điều tốt đẹp và không sát sinh sẽ được sống trường tồn và an lành. Nếu làm việc sát sinh có thể từ kiếp này hoặc kiếp trước nữa thì có thể kiếp này cuộc sống của con cháu họ có thể ngắn đi.
Giải Mã Bí Ẩn Đằng Sau Những Lá Bài Tây
Nhiều người trong chúng ta đều đã quá quen thuộc với những lá bài Tây nhưng không phải ai cũng hiểu rõ về sự tồn tại của chúng.
Nhiều bằng chứng cho thấy bài Tây xuất hiện từ khoảng thế kỉ 13, 14 ở châu Âu và có nguồn gốc từ bài Tarot. Người ta ghi nhận việc người châu Âu sử dụng bộ bài Tây ngày nay từ năm 1418. Các lá bài Vua, Hoàng hậu hay Tướng lĩnh được in và tạo hình rất đẹp và đắt tiền. Các mẫu lá bài và cách chơi cũng được thay đổi tùy từng quốc gia. Đôi khi, chúng được dùng vào việc bói toán hay ảo thuật nhiều hơn là chơi giải trí.
Thú chơi bài Tây sau đó được đón tiếp nồng nhiệt ở Venice, rồi Tây Ban Nha, Anh, Pháp. Thậm chí giới vua chúa trong triều đình Pháp thích chơi bài này đến nỗi có một sắc lệnh ban bố cấm giới dân đen không được chơi. Đến thế kỉ 16, 17, bài Tây mới được phổ biến rộng rãi trong mọi tầng lớp dân chúng.
Ngày nay, bài Tây là một loại hình giải trí phổ biến trên thế giới. Ở các nền văn hóa khác nhau, các thể loại trò chơi, luật chơi bài cũng được thay đổi ít nhiều, tuy nhiên hình dạng cơ bản của các quân bài trên toàn thế giới hầu như không có sự thay đổi.
Các hình Cơ, Rô, Chuồn, Bích
Lúc đầu 4 nước bài có dạng là TIM, CHUÔNG, LÁ và QUẢ SỒI, đến thế kỷ 14 người ta thay thế bằng hình ảnh, TIỀN, CỐC, KIẾM và GẬY. Bốn nước bài này được giữ suốt trong 200 năm và chúng mang đặc tính của thời phong kiến. Mãi sau này bốn nước bài mới được đổi thành: TIM, CƠ, CÁNH CHUỒN, NGỌN GIÁO (mà ta vẫn quen gọi là CƠ, RÔ, CHUỒN (TÉP), BÍCH do bắt chước lối phát âm). CƠ (trái tim) có nghĩa là tâm hồn cao thượng, sự thanh cao. RÔ (ca rô) có nghĩa là sự giàu có, quyền lực của giới thương nhân (Rô hình thoi làm người ta nhớ đến các viên ngói lợp trên các ngôi nhà mà giới thương nhân đến bàn bạc chuyện làm ăn). CHUỒN được xem là tượng trưng cho giới nông dân nhưng thực sự nó chỉ đơn giản thể hiện hình một chiếc lá cánh chuồn. Còn BÍCH không tượng trưng cho giai cấp nông dân hoặc công nhân mà người ta chọn nước Bích vì việc sử dụng giáo mác khá phổ biến vào thời đó.
Lá Joker
Ngoài 52 quân bài chính thức, bộ bài Tây thường có 2 quân bài phụ còn gọi tên là Joker, tượng trưng cho mặt trăng và mặt trời. Nếu xem mỗi quân Joker là 1 điểm, J là 11 điểm, Q là 12 điểm và K là 13 điểm thì tổng số điểm trong 53 lá bài là 365 – tương ứng với số ngày trong năm. Còn nếu cộng tổng 54 lá thì số điểm sẽ là 366 – số ngày trong 1 năm nhuận.
Hình vẽ Joker trên những lá bài này khác nhau tùy vào nơi phát hành bộ bài. Hình trên lá Joker thường là một chú hề. Thông thường, một lá Joker sẽ có màu trắng đen, còn lá còn lại có màu sắc đầy đủ. Trong những trò cần phải so sánh lá Joker với nhau, Joker có màu thường mạnh hơn Joker trắng đen. Nhiều trò chơi bài hoàn toàn không dùng đến những lá này; những trò khác, như biến thể 25 lá của Euchre (bài u-cơ), lại xem Joker là một trong những lá bài quan trọng nhất trong trò chơi.
Quân Át quyền lực
Trong bộ bài Tây, quân bài quyền lực nhất chính là quân Át. Đây chính là nguồn gốc của câu thành ngữ “quân át chủ bài” ý chỉ những nhân vật quan trọng nhất, có quyền lực và sức mạnh to lớn nhất. Trong tiếng Latin, Ace có nghĩa là số 1, nhà vô địch, người bất bại.
Truyền thuyết về lá bài 9 Rô
Trong một thời gian dài, quân bài 9 Rô đã được gọi là “tai họa của xứ Scotland”. Có giả thiết cho rằng chính trên lá bài 9 Rô, công tước Cumberland (1721-1765) đã viết lệnh tàn sát các tù binh bị thương sau trận Culloden (1746). Một lời giải thích khác nói, trong một kiểu chơi bài do bà Marie, hoàng hậu của xứ Scotland đề xướng, con 9 Rô được xem là quân bài chủ cần tìm kiếm và người dân Scotland thích chơi kiểu bài này đến nỗi nhiều gia đình phải tán gia bại sản và thế là từ đó con số 9 Rô được biết đến dưới tên “tai họa”.
Những nhân vật bí ẩn trên lá bài
Các quân K (King), Q (Queen), J (Jack) lần lượt là Vua, Hoàng hậu và Tướng lĩnh đều là những nhân vật có thật trong lịch sử.
J bích
Nhiều người cho rằng J bích là Albrecht von Wallenstein – nhà lãnh đạo quân sự và chính trị phục vụ dưới quyền Hoàng đế La Mã Thần thánh Ferdinand II. Một số người khác lại cho rằng đây là hình ảnh của Ogier – người tùy tùng của vua Charlemagne.
J chuồn
Nhân vật này chính là hiệp sĩ Lancelot – một trong những dũng sĩ đa tài bậc nhất của vua Arthur nhưng lại vướng vào mối tình vụng trộm với hoàng hậu và trở thành kẻ đối đầu với nhà vua. Khi phản thần nổi loạn, đe dọa ngai vàng vua Arthur, Lancelot quay trở về hỗ trợ ngài nhưng đã quá muộn. Nhà vua đã bị sát hại, hoàng hậu cũng trở thành nữ tu, Lancelot bỏ tước vị hiệp sĩ và sống quãng đời còn lại như một vị linh mục.
J rô
Vẫn có khá nhiều tranh cãi xoay quanh câu chuyện quân bài J rô là ai. Nhiều người cho rằng đó là Hector – con trai của vua Priamus. Sau khi em trai mình là Paris gây ra họa lớn, Hector phải lãnh đạo quân lính Thành Troy chống lại quân Hy Lạp. Mặc dù đã nhìn trước được tương lai tăm tối nhưng chàng vẫn lãnh đạo nhân dân Thành Troy kiên cường chiến đấu với quân Hy Lạp để bảo vệ những gì họ yêu quý nhất.
J rô là Hector – con trai của vua Priamus.
J cơ
Hình ảnh trên quân bài J cơ là La Hire (1390 – 1443), người tùy tùng của vua Charles VII le Victorieux, là trợ thủ đắc lực của thánh nữ Jeanne d’ Arc.
Q bích
Quân Q bích là nữ hoàng Eleanor – vợ của hoàng đế Leopold I. Đây là người phụ nữ duy nhất trong các quân bài cầm vũ khí.
Q chuồn
Quân bài Q chuồn là Argine, là đảo chữ của “regina”, nghĩa là hoàng hậu.
Q rô
Trên quân bài Q rô là hoàng hậu Rachel. Theo Kinh thánh Genesis, Rachel là vợ thứ hai của Jacob, tổ tiên của người Do Thái, bà là người vợ mà ông yêu quý nhất. Bà cũng chính là em gái của Leah, người vợ đầu tiên của Jacob.
Q cơ
Hình ảnh xuất hiện trên lá bài Q cơ là hình ảnh của nữ hoàng Judith – nhân vật trong Kinh thánh Cựu ước. Với nhan sắc và mưu trí, bà đã hạ sát Holoferne, hùng tướng của Philitinh, để cứu người dân thành Bethulia.
K bích
Quân bài K bích là hình ảnh của vua David (1040 – 970 TCN), ông là vị vua nổi tiếng của vương quốc Israel thống nhất. Ông là một người yêu nhạc, giỏi diễn tấu đàn hạc và viết nhiều bài thánh ca trong Kinh thánh.
K chuồn
Hình ảnh trong quân bài K chuồn chính là Alexander Đại đế (356-323TCN). Ông là Quốc vương thứ 14 của nhà Argead ở Vương quốc Macedonia, là con của vua Philip II, nhưng ít dành thời gian cho việc trị quốc tại quê nhà Macedonia. Vào năm 20 tuổi, ông kế thừa ngôi vị và có mưu toan thống trị thế giới.
K rô
Quân bài K rô là Gaius Julius Caesar (100 – 44 TCN) – một lãnh tụ quân sự và chính trị của La Mã, ông cũng là một trong những người có tầm ảnh hưởng nhất trong lịch sử thế giới. Ông có vai trò then chốt trong sự chuyển đổi Cộng hòa La Mã thành Đế chế La mã.
K cơ
Trên quân bài K cơ là vua Charlemagne. Charlemagne Charles Đại đế (742 – 814) là vua của người Frank (768-814), sau lên ngôi Hoàng đế La Mã. Trong 14 năm tại vị, ông đã tiến hành hơn 50 cuộc chinh phạt, làm chủ hơn một nửa lãnh thổ châu Âu. Trên quân K cơ, ông là người duy nhất không có ria do người đục gỗ trên bảng khắc hình tượng của ông đã vô tình làm chiếc đục trượt qua môi khiến bộ ria của ông bị mất.
(Ảnh: Internet)
Cập nhật thông tin chi tiết về Giải Mã Bí Ẩn Biểu Tượng Trong Siêu Phẩm Kinh Dị “Us” Của Jordan Peele trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!