Xu Hướng 6/2023 # Hba1C Có Ý Nghĩa Gì Trong Bệnh Tiểu Đường? # Top 9 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Hba1C Có Ý Nghĩa Gì Trong Bệnh Tiểu Đường? # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Hba1C Có Ý Nghĩa Gì Trong Bệnh Tiểu Đường? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

3.3333333333333

1111111111

Rating 3.33 (6 Votes)

HbA1c là chỉ số quan trọng giúp chẩn đoán chính xác bạn có mắc bệnh đái tháo đường (tiểu đường) hay không. Đồng thời theo dõi HbA1c thường xuyên cũng giúp đánh giá được khả năng  kiểm soát đường huyết trong vòng 2 – 3 tháng.

HbA1c là một chỉ số xét nghiệm thường xuyên được sử dụng trong chẩn đoán và điều trị trong bệnh đái tháo đường. Bài viết này sẽ giúp bạn hiểu HbA1c là gì và ứng dụng của nó đối với bệnh nhân đái tháo đường.

HbA1c là gì?

Tế bào hồng cầu chứa protein hemoglobin (Hb) có nhiệm vụ mang oxy đi khắp mọi cơ quan trong cơ thể. Trong máu, glucose gắn tự nhiên với hemoglobin tạo thành dạng hemoglobin glycated, viết tắt là HbA1c. Sự gắn kết tạo HbA1c diễn ra chậm, khoảng 0.05%/ngày và tồn tại suốt đời sống của hồng cầu, khoảng 8 – 12 tuần. Lượng glucose liên kết với loại protein này tỷ lệ với lượng đường trong máu và việc xác định lượng hemoglobin kết hợp (hay HbA1c) có thể sử dụng để phản ánh mức độ đường huyết trung bình trong khoảng thời gian đó, cung cấp một thước đo dài hạn cho quá trình kiểm soát đường huyết.HbA1c là lượng đường trong máu gắn với Hemoglobin của hồng cầu

HbA1c khác xét nghiệm đường huyết như thế nào?

Chỉ số HbA1c cho biết đường huyết trung bình trong vòng 2 – 3 tháng. Trong khi đó, xét nghiệm đường huyết cho biết nồng độ glucose máu ngay tại thời điểm lấy mẫu máu.

Chỉ số HbA1c có thể được đo bằng đơn vị %, hoặc mmol/mol, và không nên nhầm lẫn với chỉ số đường huyết được đo bằng đơn vị mmol/L hoặc mg/dL.

Giá trị HbA1c mục tiêu

Người bệnh đái tháo đường cần nhắm tới mục tiêu duy trì chỉ số HbA1c là 48 mmol/mol (hay 6,5%).

Con số này chỉ là mục tiêu chung. Mỗi người bệnh tiểu đường sẽ được xác định một mục tiêu HbA1c riêng dựa trên tình trạng sức khỏe, cường độ hoạt động và những nguy cơ tim mạch khác.

Chỉ số HbA1c trong chẩn đoán bệnh tiểu đường

Chỉ số HbA1c trong máu, tùy thuộc vào từng mức độ, có thể chỉ ra  người bệnh bị mắc đái tháo đường, tiền đái tháo đường hay tình trạng bình thường. Chi tiết, bạn có thể xem trong bảng sau:

Kiểm soát tốt đường huyết bằng cách giảm chỉ số HbA1c

Hai nghiên cứu quy mô lớn của các nhà khoa học Anh đã chứng minh rằng, việc giảm chỉ số HbA1c thêm 1% (hoặc 11 mmol/mol) cho người bệnh mắc đái tháo đường type 1 hoặc đái tháo đường type 2 đều làm giảm 25% nguy cơ biến chứng vi mạch máu.

Các biến chứng vi mạch máu mà bệnh nhân đái tháo đường có thể gặp phải bao gồm:

-    Bệnh võng mạc do đái tháo đường

-    Biến chứng thần kinh ngoại biên và tự chủ

-    Bệnh thận do biến chứng đái tháo đường

Kết quả nghiên cứu cũng đã chỉ ra rằng, người bệnh đái tháo đường type 2 nếu giảm chỉ số HbA1c xuống được 1% thì:

-    Giảm 19% nguy cơ bị đục thủy tinh thể

-    Giảm 16% khả năng bị suy tim

-    Giảm 43% nguy cơ bị cắt cụt chi hoặc tử vong do bệnh mạch máu ngoại biên

Lúc nào cần đo HbA1c?

Người bệnh đái tháo đường nên đo chỉ số HbA1c ít nhất 1 lần mỗi năm. Trong trường hợp khó kiểm soát đường huyết, đổi thuốc và thay đổi bác sĩ điều trị nên đo HbA1c nhiều hơn.

Mặc dù mức độ HbA1c không dự đoán được người bệnh có mắc biến chứng đái tháo đường trong tương lai hay không, nhưng khi chỉ số này đạt mục tiêu nghĩa là việc kiểm soát đường huyết đang khá tốt, nguy cơ gặp phải biến chứng từ đó sẽ thấp hơn.

Biên tập viên sức khỏe Đông Tây

Nguồn: http://www.diabetes.co.uk

Biên tập viên sức khỏe Lan Anh

Hơn mười năm làm việc trong lĩnh vực Dược phẩm, tôi được tiếp xúc và đồng hành với hàng ngàn bệnh nhân tim mạch, rối loạn nhịp tim, tiểu đường, sỏi mật, run chân tay. Tôi thấu hiểu nỗi lo lắng, sự khó khăn, những rào cản trong cuộc sống của họ. Cùng với đam mê viết, ý thức trách nhiệm với những thông tin mình cung cấp, tôi luôn nỗ lực tạo ra những bài viết giá trị nhằm cung cấp kiến thức hữu ích về bệnh tim mạch, tiểu đường, run chân tay. Các bài viết của tôi đều được tham khảo từ các trang web y khoa chính thống của Mỹ, Anh, Canada… và được tham vấn bởi các chuyên gia đầu ngành tim mạch học, thần kinh học, gan mật học để đảm bảo thông tin chuẩn xác nhất. Hiện nay, tôi đang làm trưởng ban biên tập nội dung sức khỏe cho website chúng tôi Thông tin liên hệ: Số 19A, Ngõ 126, đường Khuất Duy Tiến, phường Nhân Chính, Quận Thanh Xuân, Thành phố Hà Nội. 0981 238 219 Email: btvlelananh@gmail.com #timmach#tieuduong#runchantay#soimat

Hba1C Có Ý Nghĩa Gì, Vì Sao Đường Máu Thấp, Nhưng Hba1C Lại Cao?

Chỉ số đường huyết HbA1c là gì?

HbA1c là viết tắt của glycosylated hemoglobin. Hemoglobin là một thành phần cấu tạo nên hồng cầu. Trong máu, glucose sẽ gắn với hem để tạo thành phức hợp HbA1c. Theo cách này, glucose được vận chuyển đi khắp nơi trong cơ thể để cung cấp năng lượng cho các tế bào. Chỉ số HbA1c được định nghĩa là phần trăm số hồng cầu liên kết với glucose trong máu.

Chỉ số HbA1c phản ánh một cách chân thực và chính xác hơn chỉ số đường huyết đo tại một thời điểm. Chu kỳ sống bình thường của hồng cầu là 120 ngày, sau đó chúng sẽ chết đi và được thay thế bằng một đợt hồng cầu mới. Chỉ số HbA1c cho biết chính xác mức đường huyết trung bình trong khoảng thời gian này, vì chỉ số này không thay đổi kể cả khi đường huyết tăng cao sau khi ăn hoặc đường huyết giảm khi đói. Bên cạnh đó, chỉ số HbA1c còn phản ánh xu hướng thay đổi đường huyết, từ đó bác sĩ có những điều chỉnh thích hợp hay can thiệp sâu hơn vào quá trình điều trị bệnh tiểu đường.

Tại sao đường huyết bình thường mà HbA1c lại cao?

Vì HbA1c phản ánh quá trình kiểm soát đường huyết trong 2 – 3 tháng trước đó, còn đường huyết lại là giá trị thay đổi phụ thuộc vào thời điểm đo, nên sẽ xuất hiện trường hợp đường huyết hoàn toàn bình thường nhưng HbA1c cao. Lấy ví dụ khoảng vài ngày gần đây bạn ăn uống rất kiểm soát, ngủ ngon, uống thuốc đều đặn thì dĩ nhiên đường huyết sẽ giảm. Đây là trường hợp rất bình thường do đó bạn không cần quá lo lắng.

Xét trên trường hợp của bạn thì có thể thấy ngay cả chỉ số đường huyết của bạn vẫn cao hơn người bình thường (từ 4.0 – 5.5mmol/l). Chúng tôi tuy không rõ mức HbA1c của bạn là bao nhiêu tuy nhiên với giá trị này đã không thể chủ quan. Bạn nên đến bệnh viện kiểm tra lại và nhận thêm lời khuyên của bác sĩ.

Ý Nghĩa Xét Nghiệm Hba1C Đối Với Bệnh Nhân Đái Tháo Đường

1. Chỉ số HbA1c là gì?

Trong hồng cầu của chúng ta tìm thấy 3 loại Hb khác nhau, được gọi lần lượt là HbA1, HbA2 và HbF. Thực tế HbF chỉ tồn tại chủ yếu ở bào thai và sau này lưu lại dấu vết nhỏ. Hai loại Hb chính vẫn là HbA1 (chiếm đến hơn 97%) và HbA2 (chỉ chiếm dưới 3%). HbA1 lại tiếp tục được chia làm 3 nhóm bao gồm HbA1a, HbA1b và HbA1c. HbA1c cũng chiếm tỉ lệ phần trăm chủ yếu, hơn 80% trong hồng cầu.

Các Hb có trong hồng cầu sẽ kết hợp với glucose liên tục trong suốt đời sống của mình cùng sự xúc tác của enzym trong cơ thể. Tuy nhiên nếu nồng độ glucose trong máu quá cao và duy trì không hạ trong một quãng thời gian dài thì nó sẽ tự động phản ứng với Hb trong máu mà không cần enzym nữa. Sản phẩm được tạo ra từ quá trình này gọi là Hb bị glycosyl hóa.

Thông thường để biểu thị số Hb đã bị glycosyl hóa, thuật ngữ chuyên môn thường gọi tắt là xét nghiệm HbA1c. Đơn vị tính là %. Các bác sĩ dựa vào ý nghĩa xét nghiệm HbA1c để đưa ra chẩn đoán vì HbA1c chiếm một tỉ lệ lớn trong hồng cầu.

2. Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c là gì?

Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c đầu tiên là giúp gián tiếp kiểm tra lượng đường trong máu của người bị bệnh đái tháo đường. Cụ thể khi Hb và glucose liên kết với nhau, một lớp đường sẽ bọc xung quanh phủ kín Hb. Lượng đường trong máu càng cao thì lớp vỏ bọc này sẽ càng dày. Vì chúng tỉ lệ thuận với nhau nên để kiểm tra lượng đường trong máu, các bác sĩ sẽ đo độ dày của lớp vỏ đường bọc bên ngoài này.

Xét nghiệm HbA1c thực chất là xét nghiệm kiểm tra độ dày của lớp đường bên ngoài Hb

Ý nghĩa xét nghiệm HbA1 tiếp theo, đây là một công cụ để chẩn đoán bệnh nhân bị tiểu đường hoặc tiền tiểu đường. Định lượng HbA1c quá cao trong một thời gian dài là dấu hiệu cảnh báo của hai bệnh này. Ngày nay y học đánh giá xét nghiệm HbA1c là cách tốt nhất để chẩn đoán căn bệnh đang rất phổ biến này.

Các xét nghiệm tiểu đường trên thực tế có rất nhiều ưu điểm cả trong quá trình điều trị của người bị đái tháo đường. Việc tự đo đường huyết tại nhà chỉ cho chúng ta biết lượng đường trong máu ngay tại thời điểm đó. Tuy nhiên chỉ số này thường không ổn định vì nhiều lý do khách quan khác nhau như bệnh nhân đã ăn/uống thực phẩm có chứa đường trước đó, chế độ hoạt động gần thời điểm đo hoặc nồng độ Insulin có trong máu của bệnh nhân. Trong trường hợp này, ý nghĩa xét nghiệm HbA1c là cực kỳ quan trọng để đánh giá tình trạng tiến triển của bệnh nhân đang điều trị đái tháo đường.

Ngoài ra, ý nghĩa xét nghiệm HbA1c còn nằm ở khả năng cho biết tình trạng đường huyết của bệnh nhân trong thời gian 3 tháng gần nhất. Từ đó bác sĩ chuyên khoa có thể đánh giá bệnh nhân có đang hợp với phương pháp điều trị hay không, có nên thay đổi thuốc hoặc chế độ sinh hoạt không. Họ đồng thời cũng có thể dựa vào chỉ số HbA1c mà tiên liệu cũng như phát hiện và ngăn chặn sớm các biến chứng do bệnh đái tháo đường gây nên. Các tình trạng như tê bì chân tay, giảm thị lực hoặc tệ hơn là suy thận đều có thể được phòng tránh nhờ xét nghiệm này.

Theo dõi nồng độ HbA1c sẽ giúp bác sĩ ngăn ngừa các biến chứng của bệnh đái tháo đường cho bệnh nhân

3. Khi nào bạn nên thực hiện xét nghiệm HbA1c

Tùy vào việc bạn được chẩn đoán đái tháo đường loại 1 hay loại 2 và tình trạng bệnh cụ thể của bạn mà thời điểm bạn nên đi làm xét nghiệm có thể thay đổi. Tuy nhiên theo nhiều nghiên cứu y khoa, ý nghĩa xét nghiệm HbA1c đạt độ chính xác cao nhất nếu bạn duy trì làm xét nghiệm từ 2 – 5 lần/1 năm. Bạn cũng có thể cần đi xét nghiệm nhiều hơn hoặc ít hơn tùy theo quyết định của bác sĩ.

Cảm thấy bản thân háo nước, thèm ăn, thèm ngọt dù không vận động tiêu hao năng lượng.

Thường xuyên cảm thấy mệt mỏi, cơ thể không có sức sống.

Mắt bị mờ hoặc hình ảnh nhìn thấy bị nhòe.

Đặc biệt là thường xuyên đi tiểu.

4. Chỉ số xét nghiệm HbA1c nói lên điều gì?

Sau khi thực hiện xét nghiệm HbA1c, bác sĩ sẽ trả cho bạn giấy báo kết quả thể hiện bằng đơn vị phần trăm. Nếu chỉ số của bạn dưới 5,7% thì bạn có thể yên tâm về tình trạng sức khỏe của mình. Nếu HbA1c của bạn duy trì ở ngưỡng từ 5,7 cho đến 6,4% thì bạn nên lưu ý thực đơn của mình hơn vì có thể bạn đang ở giai đoạn tiền đái tháo đường. Bạn được chẩn đoán đái tháo đường nếu chỉ số này từ 6,5% trở lên.

5. Cần lưu ý gì khi xét nghiệm HbA1c

Trên thực tế bạn không cần phải quá lo lắng về quá trình chuẩn bị này. Rất nhiều người cho là phải nhịn ăn thì xét nghiệm mới cho kết quả chuẩn xác được. Thế nhưng bạn không cần phải làm vậy. Bạn không cần phải ngừng ăn hay kiêng ăn bất cứ thực phẩm nào. Ý nghĩa xét nghiệm HbA1c vẫn sẽ chuẩn xác dù thực hiện xét nghiệm vào bất kỳ thời điểm nào trong ngày, ngay cả khi bạn vừa kết thúc bữa ăn.

Vai Trò &Amp; Ý Nghĩa Của Hba1C Trong Lâm Sàng

21-02-2012

Huyết cầu tố, Hb, chỉ có trong tế bào hồng cầu. Nhiệm vụ chính của Hb là mang O2 từ phổi đến tế bào cơ thể và mang CO2 từ tế bào về phổi để thải ra ngoài. Trong khi lưu hành làm chức năng hô hấp có một tỷ lệ nhỏ Hb này sẽ gắn kết với glucose máu (glycate hóa) để tạo nên phân tử HbA1C (A1C, huyết cầu tố glycate hóa).

– Do đó, nồng độ HbA1C tỷ lệ thuận với nồng độ Glucose máu.

– Đo tỷ lệ % HbA1C cũng là cách đánh giá nồng độ Glucose máu.

2. HbA1C được chuyển hóa như thế nào?

– HbA1C thực chất cũng là một Hb đặc biệt, được glycated. Chuyển hóa (sinh tổng hợp và thoái biến) của HbA1C hoàn toàn như Hb bình thường.

– Hb tổng hợp đồng bộ với sự sinh và thoái hóa cùng lúc với sự chết đi của hồng cầu. Hồng cầu từ lúc sinh đến khi chết trung bình 100-120 ngày. HbA1C cũng thay đổi (renew) trong khoảng thời gian đó.

– Thường tỷ lệ %HbA1C được đo 2 tháng 1 lần.

3. Tiêu chí chẩn đoán đái tháo đường

Theo khuyến cáo của Hiệp hội ĐTĐ Hoa Kỳ (ADA) năm 2010, để chẩn đoán ĐTĐ chúng ta dựa vào 1 trong 4 tiêu chuẩn sau:

(1). HbA1c ≥ 6,5%. Xét nghiệm phải được làm ở labo sử dụng phương pháp chuẩn.

(2). Đường máu đói Go ≥ 7.0 mmol/ L ( ≥ 126 mg/dL). Đường máu đói Go đo khi đã nhịn không ăn ít nhất 8 giờ.

(3). Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp glucose G2 ≥ 11,1 mmol/L ( ≥ 200 mg/dL). Nghiệm pháp dung nạp glucose phải được thực hiện theo đúng mô hình của Tổ chức Y tế Thế giới WHO, sử dụng 75 gam glucose.

(4). Đường máu bất kỳ ≥ 11,1 mmol/L ( ≥200 mg/dL). Trên bệnh có triệu chứng của đái tháo đường cổ điển.

4. Tiêu chí tiền đái tháo đường (Prediabetes)

(1). HbA1c từ 5,7 đến 6,4 %

(2). Rối loạn glucose lúc đói, RLGMĐ ( impaired fasting glucose, IFG), Đường máu đói Go từ 5,6 – 6,9 mmol/L (100 – 125 mg/dL) và

(3). Rối loạn dung nạp glucose, RLDNG

(impaired glucose tolerance, IGT), Đường máu 2 giờ trong nghiệm pháp dung nạp, G2 đo trong mức từ 7,8 – 11 mmol/L (140 – 199 mg/dL).

5. Treatment of Diabetes Mellitus

– HbA1C thay đổi rất chậm, theo đời sống của hồng cầu (trung bình 2-3 tháng). Đo tỷ lệ HbA1C là cách tốt để theo dõi điều trị lâu dài cho bệnh nhân.

– HbA1C không thay đổi theo tình trạng “no, đói”, việc đo tỷ lệ HbA1C có thể tiến hành dễ dàng, thuận tiện, bất kỳ lúc nào bệnh nhân đến cơ sở y tế.

6. Những trường hợp đặc biệt

– Chẩn đoán phân biệt Hôn mê do dùng thuốc ĐTĐ quá liều với Hôn mê do hạ đường máu. – Chẩn đoán phân biệt Tăng đường máu cấp (ăn khuya quá nhiều, được chuyền glucose ưu trương…) với bệnh ĐTĐ thật sự.

– Phân biệt Hôn mê chấn thương → tăng đường máu do stress với Hôn mê tăng áp lực thẩm thấu của bệnh ĐTĐ.

Cập nhật thông tin chi tiết về Hba1C Có Ý Nghĩa Gì Trong Bệnh Tiểu Đường? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!