Xu Hướng 9/2023 # Khạc Đờm Nhiều Có Tốt Không? Hướng Dẫn Cách Khạc Đờm Ra Ngoài Hiệu Quả # Top 11 Xem Nhiều | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Khạc Đờm Nhiều Có Tốt Không? Hướng Dẫn Cách Khạc Đờm Ra Ngoài Hiệu Quả # Top 11 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Khạc Đờm Nhiều Có Tốt Không? Hướng Dẫn Cách Khạc Đờm Ra Ngoài Hiệu Quả được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Có nên khạc đờm không?

Thông thường, trong cổ họng của mỗi người đều chứa một lượng đờm và nhày nhất định. Tuy nhiên lượng đờm này nhìn chung khá ít. Việc khạc đờm sẽ làm thoát ra ngoài các chất tiết, chất nhày ở cổ họng. Tuy nhiên, khạc đờm ở người bình thường và khạc đờm ở người bệnh là hai vấn đề hoàn toàn khác nhau.

Ở những người bình thường, đờm được khạc ra chủ yếu là những chất nhày, có thành phần chủ yếu là nước, muối và các kháng thể được thiết kế tạo ra nhằm giữ và diệt khuẩn cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng của bạn. Đờm này bạn không nhất thiết phải khạc ra, hoặc có thể khạc ra nếu nó nhiều hơn bình thường, hoặc nếu không bạn có thể nuốt xuống.

Còn ở những người bệnh, lượng đờm tiết ra sẽ nhiều hơn, bao gồm cả lượng đờm dư thừa dày và đặc, nó có chứa những vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp, cho mũi họng của bạn hoặc các sản phẩm bệnh lý nằm trong đường thở dưới nắp thanh môn. Vì thế, việc khạc đờm là rất cần thiết để tống lượng đờm đó ra khỏi cơ thể. Tuy nhiên, nếu bạn lỡ nuốt đờm hoặc đờm tự chảy xuống cổ họng bạn thì cũng không cần quá quá lo lắng. Vì khi nuốt đờm xuống, axit dạ dày và hệ tiêu hóa sẽ phần nào loại bỏ đờm và các chất có hại trong đờm.

Tìm hiểu: Ho có đờm lâu ngày không khỏi là bệnh gì? Làm thế nào để xử lý dứt điểm?

Khạc đờm nhiều có tốt không?

Tuy nhiên, nếu chỉ vì thói quen và bạn là một người khỏe mạnh thì việc khạc đờm nhiều là điều không nên. Nó sẽ vô tình khiến bạn mất đi một lượng nhày có ích cho sức khỏe, cho hệ hô hấp của bạn. Chưa kể khạc quá nhiều lần sẽ khiến cho đường mũi họng của bạn trở nên khô rát và từ đó dễ khiến cho niêm mạc mũi tổn thương và mất đi độ ẩm cần thiết.

Tìm hiểu thêm: Có đờm ở cổ họng là bệnh gì? Làm cách nào để trị đờm ở cổ họng?

Hướng dẫn cách khạc đờm ra ngoài hiệu quả

Bước 1: Đầu tiên, bạn nên ngậm miệng lại và dùng mũi hít không khí vào mũi để kéo đờm thừa xuống cổ họng. Không nên hít quá mạnh vì lực hít mạnh có thể khiến bạn nuốt đờm xuống.

Bước 2: Uốn cong lưỡi thành hình chữ U và đưa không khí cùng dịch nhày, đờm ra phía trước bằng cách sử dụng cơ mặt sau cổ họng của bạn.

Bước 3: Khi đờm đã xuống miệng, bạn hãy nhổ nó vào bồn rửa mặt hoặc xuống bồn cầu.

Chỉ với những bước đơn giản bạn đã có thể dễ dàng khạc đờm ra khỏi cổ họng của mình. Đối với những người bệnh, có thể áp dụng cách này 5-7 lần mỗi ngày tùy vào từng mức độ nhiều ít của lượng đờm hoặc mức độ nặng nhẹ của bệnh. Và cần chắc chắn rằng bạn không nhai bất cứ thứ gì trong khi khạc, nếu không bạn có thể hút thức ăn xuống khí quản và gây nguy hiểm.

Một số lưu ý khi khạc đờm hiệu quả

Tìm hiểu nguyên nhân gây tăng tiết đờm của bạn. Điều đầu tiên trước khi sử dụng bất kỳ một phương pháp tiêu đờm nào đó chính là tìm hiểu nguyên nhân của việc tăng tiết đờm của bạn là gì? Tùy vào từng loại nguyên nhân bệnh lý, mức độ của bệnh đó mà bạn có thể khạc đờm theo tần suất và số lần nhất định.

Uống nước đầy đủ mỗi ngày nếu muốn khạc đờm. Nước sẽ làm cho loãng đờm, khiến cho đờm không bị vón cục lại hoặc tạo thành những sợi đờm dài dai và khó khạc.

Bổ sung nước trái cây. Uống thêm các loại nước trái cây cũng giúp bù lượng vitamin cũng như muối khoáng và đồng thời cũng giúp loãng đàm.

Sinh hoạt trong môi trường không quá nóng và quá lạnh. nhiệt độ và độ ẩm phù hợp là khoảng từ 27o C tới 30o C và độ ẩm thì nước ta khá là tốt nếu nhiệt độ không quá cao hoặc quá thấp.

Vận động nhiều hàng ngày. Khi mắc các bệnh nhiều đờm, bạn không nên nằm quá nhiều, thay vào đó hãy đi lại, vận động nhiều hơn. Thời gian cần vận động mỗi ngày từ 30 phút trở lên (nếu đi bộ) tùy từng người, không nên gắng sức quá mức.

Sử dụng đúng các thuốc bác sỹ cho để điều trị phù hợp. Nếu sử dụng thêm thuốc thì cần phải hỏi ý kiến bác sỹ.

Sử dụng các động tác vật lý hỗ trợ long đờm. Các động tác vật lý trị liệu như vỗ lưng, vỗ ngực, rung bằng tay, hít thở sâu, ho khạc đàm chủ động… cũng giúp đàm bong ra khỏi đường thở dễ dàng và dễ khạc ra ngoài.

Sử dụng máy hút mũi đờm. Máy hút mũi đờm là một dụng cụ giúp lấy đờm rất hiệu quả, đặc biệt là với đối tượng trẻ nhỏ không thể tự khạc ra đờm. Máy sử dụng cơ chế bơm, hút chuyên biệt nhẹ nhàng lấy đi lượng đờm và vi khuẩn gây tắc nghẽn đường thở, đem lại sự thông thoáng cho mũi họng, giúp tiêu đờm, long đờm nhanh chóng, hiệu quả.

Hy vọng, sau bài viết này, bạn đã có câu trả lời cho câu hỏi có nên khạc đờm nhiều không cũng như biết cách khạc nhổ đờm như thế nào là đúng cách, hiệu quả và văn minh, mang đến những lợi ích thực sự.

Hướng Dẫn Cách Khạc Đờm Ra Khỏi Cổ Đơn Giản, Hiệu Quả

Thực chất, đờm là chất nhầy được tiết ra từ các tế bào ở đường hô hấp dưới. Với lượng vừa đủ, đờm có vai trò rất quan trọng trong việc ngăn chặn các vật lạ đi sâu xuống đường hô hấp dưới.

Đờm thường tự tiêu trong khoảng vài ngày. Tuy nhiên, tiết ra quá nhiều đờm hoặc đờm tích tụ nhiều có thể gây khó chịu cho khổ chủ, tiềm ẩn nhiều rủi ro và có thể là triệu chứng của một bệnh nào đó. Quá nhiều đờm, đờm có màu sắc lạ (xanh, vàng, đỏ, nâu…) có thể là dấu hiệu của:

Trong những trường hợp này, khạc đờm có thể mang lại nhiều lợi ích.

Khạc là phản ứng tự nhiên giúp đẩy đờm tích tụ trong cổ họng ra ngoài, giúp thông thoáng đường thở, loại bỏ vi khuẩn, virus và các chất gây dị ứng ra khỏi cơ thể. Theo các chuyên gia y tế, khạc đờm nhiều tốt hơn nuốt đờm.

Đờm chứa nhiều mầm bệnh, nếu vô ý hoặc cố ý nuốt đờm xuống dạ dày, những mầm bệnh này có thể sống sót trong dạ dày và gây rắc rối. Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả

Điển hình như nuốt đờm khi bị bệnh lao. Vi khuẩn lao tích tụ trong đờm khi bị nuốt xuống dạ dày, có thể thông qua đường tiêu hóa để gây ra lao ở các cơ quan khác, như: Lao thận, lao gan, lao mô não…

Nhiều người có thói quen khạc đờm nơi công cộng, gây mất vệ sinh và mỹ quan. Thói quen xấu này cũng ảnh hưởng không nhỏ tới sức khỏe. Khạc quá nhiều đờm có thể khiến mũi họng khô rát, dễ bị kích thích.

Những người hay khạc đờm có nguy cơ bị khô miệng, viêm họng, chảy máu cam hơn những người không có thói quen này. Trong trường hợp đờm có chứa mầm bệnh, việc khạc nhổ bừa bãi sẽ phát tán chúng ra bên ngoài, tăng nguy cơ lây nhiễm nhiều bệnh.

Tóm lại, tùy vào mức độ đờm trong cổ họng hoặc tình trạng bệnh, bạn không nên khạc quá 5 – 7 lần mỗi ngày. Nên nhớ rằng, điều trị bệnh từ căn nguyên mới là quan trọng nhất.

Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản cho người lớn

Trước khi tiến hành khạc đờm, bạn không nên ăn no. Vì điều này có thể gây nôn, trớ. Đồng thời, không nên ngậm bất cứ đồ vật hay thức ăn nào trong miệng, tránh nuốt nhầm.

Nên tiến hành khạc đờm vào bồn rửa. Rửa sạch tay và bồn rửa bằng xà phòng sau khi khạc. Nếu khạc vào khăn giấy, bạn nên vứt khăn giấy vào thùng rác và rửa tay sạch sẽ. Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả

Khạc đờm tự nhiên

Ngậm miệng lại, hít thở từ từ bằng mũi để kéo đờm từ mũi xuống họng. Không nên hít quá mạnh, vì điều này có thể khiến bạn nuốt đờm xuống.

Uốn cong lưỡi theo hình chữ U để đẩy dịch nhầy và không khí di chuyển về trước bằng cách dùng cơ mặt sau cổ họng.

Khi cảm thấy đờm trong cổ họng đã lên miệng, ban hãy cúi đầu xuống một chút và nhổ đờm ra ngoài.

Ho

Ngoài khạc đờm, ho cũng có thể kích thích cổ họng và loại bỏ đờm hiệu quả.

Cách thực hiện:

Hít thở sâu.

Giữ hơi thở trong 2 – 3 giây.

Sử dụng cơ bụng để đẩy mạnh không khí ra ngoài. Tránh ho mạnh, bạn chỉ nên ho ở mức độ nhẹ. Dạng ho tống đờm này giống như khi hắng giọng, nhưng mạnh hơn một chút.

Kiểu ho này ít gây mệt mỏi và không gây hại cho đường thở.

Kỹ thuật ho Huff

Kỹ thuật ho Huff (huff cough) thường được áp dụng cho các bệnh nhân bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Bạn cũng có thể thực hành nó để tống đờm ra khỏi cổ họng. Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả

Các bước thực hiện:

Ngồi thoải mái, đầu hơi nghiêng.

Hít vào một hơi thật sâu thông qua miệng.

Dùng cơ bụng để thổi không khí ra ngoài trong 3 hơi thở.

Lúc này âm thanh phát ra giống tiếng “ha, ha, ha”.

Tương tự như khi bạn đang hà hơi vào gương.

Bạn cũng có thể co cơ ở bụng và ho 3 tiếng nhỏ và ngắn.

Điều này sẽ giúp đẩy đờm lên cao hơn trong đường thở, giúp chúng dễ dàng bị khạc ra ngoài hơn trong lần ho cuối cùng.

Cuối cùng, cố ho một cái thật mạnh. Nếu làm đúng, đờm sẽ long ra.

Kỹ thuật ho Huff rất dễ thực hiện và không gây mệt mỏi như cách ho thông thường.

Kỹ thuật thở

Một số phương pháp thông khí có thể giúp loại bỏ đờm hiệu quả, đặc biệt đối với tình trạng đờm tích tụ quá nhiều và lâu ngày.

Bạn có thể áp dụng 2 kỹ thuật thở:

Thở chúm môi: Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Chỉ cần ngồi thoải mái, thả lỏng cổ và vai rồi hít thở bằng mũi, hít thở chậm. Môi chúm lại như huýt sáo, thở chậm bằng miệng. Thời gian thở ra gấp hơn 2 lần thời gian hít vào.

Thở cơ hoành: Giúp làm thông khí ở phổi kém, tăng cường hiệu quả hô hấp và tiết kiệm năng lượng. Để thực hiện kỹ thuật này, hãy nằm xuống, đặt tay lên bụng, hít vào chậm bằng mũi sao cho bụng phình lên, ngực không di chuyển. Hóp bụng của bạn lại và thở hết ra bằng miệng. Thời gian thở ra chậm gấp đôi thời gian hít vào. Tay đặt trên bụng có cảm giác bụng lõm xuống.

Một số mẹo giúp loại bỏ đờm

Để làm loãng đờm và giúp khạc đờm dễ dàng hơn, bạn cũng có thể áp dụng một số mẹo sau:

Uống nhiều nước ấm: Ngoài nước lọc, bạn nên tăng cường nạp các loại chất lỏng bổ dưỡng khác, như nước hầm xương, soup gà, trà thảo dược, nước ép trái cây…

Hít thở không khí ấm, ẩm: Dùng máy tạo độ ẩm, máy phun sương, xông hơi bằng nước nóng hoặc tắm nước nóng… có thể cải thiện tình trạng tắc nghẽn đường thở.

Nước muối: Súc miệng, súc họng và rửa mũi bằng nước muối sinh lý mỗi ngày là chiến lược ngăn ngừa, điều trị các bệnh đường hô hấp hiệu quả.

Thực phẩm và thảo dược: Quả mọng, nhân sâm, ổi, cúc dại echinacea, cam thảo và lựu có thể giúp điều trị cúm và cảm lạnh, đây là 2 nguyên nhân phổ biến gây đờm.

Tinh dầu: Các loại tinh dầu, như húng quế, vỏ quế, khuynh diệp, bạc hà, tràm trà, xạ hương… đã được khoa học chứng minh là giúp tiêu đờm hiệu quả.

Thực phẩm chức năng: Bổ sung 600mg N-acetyl-L-cysteine (NAC) có khả năng làm loãng đờm, giảm tần suất và mức độ nghiêm trọng của ho.

Mật ong: Pha mật ong với nước ấm và uống mỗi sáng. Ngoài ra, có thể kết hợp mật ong với các gia vị, thảo dược khác để tiêu đờm nhanh, như gừng, tỏi, cam thảo,…

Tập thể dục điều độ: Hoạt động thể chất đều đặn mỗi ngày cũng có thể kích thích cơn ho để loại bỏ đờm. Tuy nhiên, nên lắng nghe cơ thể để điều chỉnh mức độ hoạt động cho phù hợp.

Gối cao khi ngủ: Điều này giúp giảm đờm tích tụ. Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả

Cách khạc đờm ra khỏi cổ an toàn cho trẻ nhỏ

Những trẻ lớn có thể áp dụng các cách khạc đờm ra khỏi cổ như người lớn. Tuy nhiên, ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, khạc đờm theo cách thông thường có thể quá khó hoặc không an toàn.

Vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm dựa vào đặc tính vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, theo nhịp thở để làm long đờm. Cha mẹ không nên tự ý vỗ rung long đờm tại nhà cho trẻ. Kỹ thuật này chỉ nên được thực hiện bởi bác sĩ và các kỹ thuật viên được đào tạo chuyên môn sâu.

Các bước thực hiện vỗ rung long đờm cho trẻ:

Thông mũi họng

Hỉ mũi

Chặn gốc lưỡi

Kỹ thuật tăng luồng khí thở ra AFE

Ngoài ra, cha mẹ có thể vỗ lưng nhẹ nhàng để giúp lưu thông tuần hoàn máu của phổi, hỗ trợ long đờm hiệu quả. Nên thực hiện vào buổi sáng, ngay sau khi trẻ ngủ dậy. Phương pháp này cũng áp dụng cho trẻ sau khi khí dung.

Cách làm:

Cho trẻ nằm nghiêng một bên hoặc ngồi, đầu hơi cúi về phía trước. Cha mẹ cũng có thể để bé ở tư thế bế vác, cho mặt trẻ úp vào vai và ngực mình.

Khum bàn tay lại, 5 ngón tay khép chặt để tạo thành một khoảng trống không khí.

Dùng lực cổ tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ, tạo thành tiếp bộp, bộp. Vỗ từ dưới vỗ lên (từ ngang lưng trở lên).

Vỗ khoảng 10 – 15 phút.

Sau khi vỗ rung, trẻ có thể ho nhiều, nôn ra đờm. Cha mẹ nên chú ý màu sắc và độ loãng của đờm. Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả

Hút mũi

Với những bé dưới 2 tuổi, không biết cách khạc đờm ra khỏi cổ, cha mẹ nên hút mũi cho bé. Hướng dẫn cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản, hiệu quả

Nên hút mũi cho bé trong các trường hợp sau:

Bé thở khò khè, khó thở, không có khả năng tự xì mũi hoặc khạc đờm.

Bé mắc các bệnh đường hô hấp gây khó khăn khi thở và ăn uống.

Bé ho có đờm màu vành, xanh lá cây, đờm đặc…

Trong bệnh viện, bệnh nhi bị viêm phổi hoặc hoặc viêm tiểu phế quản có thể được loại đờm bằng máy hút đờm. Tuy nhiên, máy này phải được thực hiện bởi nhân viên y tế có chuyên môn để ngăn ngừa tổn thương niêm mạc do lực hút quá mạnh. Cha mẹ không được tự ý sử dụng máy hút đờm.

Tuy vậy, cha mẹ có thể tự hút mũi cho con tại nhà bằng các dụng cụ hỗ trợ, như:

Dụng cụ hút mũi dạng chữ U: Giá thành phải chăng, điều chỉnh lực hút dễ dàng. Tuy nhiên, mất nhiều bước thực hiện và tiềm ẩn nguy cơ lây bệnh đường hô hấp từ người hút sang trẻ.

Dụng cụ hút thủ công ống bầu cao su: Dễ sử dụng và giá thành phải chăng. Nhưng khó vệ sinh, dịch mũi có thể ứ đọng trong bóng hút khiến nấm mốc, vi khuẩn sinh sôi.

Máy hút mũi chạy bằng pin hoặc điện: Tiện lợi, dễ vệ sinh. Tuy nhiên, giá thành khá cao và không điều chỉnh được lực hút.

Sau khi hút mũi cho bé, cha mẹ nên vệ sinh mũi và miệng của bé bằng nước muối sinh lý.

Không nên hút mũi cho trẻ quá 2 – 3 lần mỗi ngày. Sau 3 ngày hút mũi, nếu không thấy hiệu quả, nên cho bé đi khám chuyên khoa ngay.

Cha mẹ cũng có thể tận dụng những nguyên liệu tự nhiên để làm loãng đờm, tiêu đờm hoặc giúp con khạc đờm dễ hơn.

Rau cải cúc: Rửa sạch một nắm rau cải cúc, để ráo nước rồi xắt nhỏ. Cho rau vào bát, thêm đường phèn và đun cách thủy khoảng 15 phút. Cho bé uống nước cốt (có thể ăn cả cái đối với bé đã ăn thô tốt), ngày 2 – 3 lần. Cách này chỉ nên áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi.

Đường nâu: Cho 1 miếng đường nâu, 2 – 3 tép tỏi đập dập và vài lát gừng vào trong nồi. Thêm lượng nước vừa đủ vào nồi và đun cho tới sôi trên lửa nhỏ. Chắt lấy nước, để nguội và cho bé uống 1 lần mỗi ngày. Cách này chỉ nên áp dụng cho bé trên 6 tháng tuổi.

Quất xanh: Rửa sạch 2 – 3 quả quất xanh bằng nước muối loãng rồi cắt làm đôi. Cho mật ong và quất vào bát, chưng cách thủy trong 15 – 20 phút. Chắt lấy nước, cho trẻ uống 1 thìa cà phê nước cốt, 3 lần mỗi ngày. Cách này chỉ nên áp dụng cho bé trên 1 tuổi.

Húng chanh: Rửa sạch 1 nắm lá húng chanh bằng nước muối loãng rồi thái nhỏ. Cho đường phèn và lá húng chanh (hoặc mật ong) vào bát, chưng cách thủy trong 15 – 20 phút. Cho trẻ uống nước chắt từ hỗn hợp này 2 lần mỗi ngày. Cách này có thể áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Củ cải và lê tươi: Ép củ cải trắng và lê tươi (tỷ lệ như nhau) để lấy nước ép. Đun nước ép cho tới khi sôi thì để lửa nhỏ, đun tiếp tới khi hỗn hợp quánh lại. Thêm đường phèn và vài nhánh gừng vào, khuấy đều, đun tiếp cho tới khi sôi. Cho bé uống 1 thìa cà phê nước cốt pha với nước ấm. Cách này có thể áp dụng cho trẻ dưới 1 tuổi.

Có thể thấy rằng hiểu biết về cách khạc đờm ra khỏi cổ đúng đắn giúp mỗi người ứng phó tốt hơn khi bị đờm tích tụ. Hơn nữa, không phải cứ bị đờm là phải dùng thuốc. Tuy vậy, nếu thấy đờm quá nhiều, gây khó thở, kèm theo sốt cao, đau họng, ho dữ dội… nên đi khám ngay để được chẩn đoán, điều trị kịp thời.

Thông tin bổ ích:

Ho có đờm – Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và điều trị

Top 5 thuốc trị ho khan tốt nhất hiện nay – Có giá, cách dùng

Cách Khạc Đờm Ra Khỏi Cổ Đơn Giản, An Toàn, Hiệu Quả

Thông thường, trong cổ họng của mỗi người đều chứa một lượng đờm và chất nhầy nhất định, nhưng nhìn chung là khá ít. Việc khạc đờm sẽ làm các chất tiết, chất nhầy ở cổ họng bị thoát ra ngoài. Tuy nhiên, khạc đờm ở người bình thường và những người có bệnh lý là hoàn toàn khác nhau.

Ở người bình thường, đờm chủ yếu là những chất nhầy, có thành phần là nước, muối, các kháng thể cùng các vi sinh vật trong mũi và cổ họng. Chính vì thế, bạn không nhất thiết phải khạc ra, hoặc có thể khạc ra nếu nó nhiều hơn bình thường, còn nếu không, bạn có thể nuốt xuống.

Trái lại, ở người đang mắc các bệnh về đường hô hấp, lượng đờm tiết ra nhiều hơn, đồng thời chứa nhiều loại vi khuẩn gây hại cho đường hô hấp cũng như mũi họng, ảnh hưởng đến đường thở cũng như việc ăn, uống, nuốt và nói của người bệnh. Do đó, người bệnh cần phải thực hiện thao tác khạc đờm để đẩy chúng ra khỏi cơ thể, làm thông đường hô hấp, loại bỏ vi khuẩn, vi rút và các tác nhân có hại.

Cách khạc đờm ra khỏi cổ đơn giản cho người lớn

Người bệnh khép miệng lại, hít thở chậm không khí vào mũi để đờm di chuyển xuống cổ họng. Lưu ý, bạn không nên hít quá mạnh dẫn đến nuốt đờm.

Dùng cơ mặt phía sau cổ họng để uốn lưỡi thành hình chữ U nhằm đưa không khí cùng dịch nhầy, đờm ra phía trước.

Khi cảm thấy họng đã chứa đầy đờm. Người bệnh cúi xuống, khạc đờm ra ngoài.

Người bệnh hít thở sâu rồi giữ hơi thở ổn định trong khoảng 2 – 3 giây.

Tiếp theo, hóp bụng, đồng thời ho nhẹ đủ để cho đờm có thể thoát ra ngoài. Chú ý không ho mạnh, tránh tình trạng bị rát họng sau khi thực hiện thao tác khạc đờm.

Kỹ thuật ho Huff

Kỹ thuật ho Huff (huff cough) là cách khạc đờm ra khỏi cổ hữu hiệu được áp dụng phổ biến trong trường hợp bị viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD). Người bệnh có thể thực hiện theo các bước sau:

Ngồi ở tư thế thoải mái nhất, đầu hơi nghiêng.

Hít một hơi thật sâu.

Dùng cơ bụng thổi không khí ra ngoài với 3 hơi thở hoặc co cơ bụng lại để ho 3 tiếng nhỏ và ngắn. Việc này làm cho đờm được đẩy lên cao trong đường thở, khiến chúng dễ dàng bị tống ra ngoài trong lần ho cuối.

Ho một cái thật mạnh, nếu đúng, đờm sẽ long ra.

Kỹ thuật thở

Phương pháp thứ nhất: Thở chúm môi

Giúp cho đường thở không bị xẹp lại khi thở ra nên khí thoát ra ngoài dễ dàng hơn

Bệnh nhân ngồi thoải mái, thả lỏng cổ vai-gáy.

Hít vào chậm bằng mũi.

Hai môi chúm lại như huýt sáo. Sau đó thở ra chậm rãi bằng miệng. Tốc độ thở ra nhanh gấp hai lần tốc độ hít vào.

Phương pháp 2: Thở cơ hoành

Bệnh nhân nằm xuống mặt phẳng, hai tay đặt lên bụng.

Hít vào chậm bằng mũi sao cho bụng phình lên.

Hóp bụng lại và thở hết ra bằng miệng, một tay ấn nhẹ vào bụng. Thở ra chậm hơn 2 lần so với khi hít vào.

Một số mẹo giúp loại bỏ đờm

Mẹo 1: Xông hơi

Xông hơi là một trong những phương pháp tiêu đờm đơn giản và hiệu quả.

Bạn có thể tự xông hơi trị đờm ở nhà bằng cách tắm xông hơi toàn thân bằng việc tắm nước nóng và ở lại trong phòng tắm khoảng 10 phút để đờm và dịch nhầy loãng ra. Hoặc bạn chỉ cần chuẩn bị một bát nước sôi lớn (có thể cho vài giọt tinh dầu bạn yêu thích), rồi chùm khăn khô lên đầu và xông trong khoảng 10 phút. Cách này cũng sẽ giúp bạn tiêu đờm nhanh chóng.

Mẹo 2: Nước muối

Nước muối không chỉ là bài thuốc hữu hiệu trong việc chữa chứng ho có đờm mà còn tiêu đờm hiệu quả. Nước muối có tác dụng làm dịu cảm giác khô và ngứa rát cổ họng, đồng thời tiêu diệt các vi khuẩn và sát trùng đường hô hấp. Việc bạn cần làm là chuẩn bị một cốc nước ấm, hòa thêm một thìa muối tinh dùng súc miệng hàng ngày. Sau một thời gian, đờm sẽ tự tiêu biến.

Mẹo 3: Chanh

Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, có tác dụng tiêu diệt các loại vi khuẩn gây đờm nhanh chóng. Bạn có thể thực hiện bài thuốc đơn giản sau đây để điều trị đờm: pha nước cốt chanh với 1 thìa mật ong trong cốc nước ấm, uống nhiều lần trong ngày cho tới khi đờm được loại bỏ hoàn toàn. Ngoài bạn, bạn cũng có thể cắt chanh thành lát mỏng, cho thêm vài hạt muối rồi dùng để ngậm. Biện pháp này không chỉ đánh tan đờm mà còn có tác dụng chữa ho hiệu quả.

Mẹo 4: Gừng

Gừng là một loại thuốc có tác dụng thông mũi, chống lại các loại vi khuẩn, vi rút gây nhiễm trùng và viêm họng tốt. Không những vậy, gừng còn có tác dụng long đờm, giúp bạn thở dễ dàng hơn. Bạn nên kết hợp một ly nước đun sôi và vài lát gừng tươi, có thể thêm một chút mật ong để uống nhiều lần trong ngày. Hoặc sử dụng gừng tươi trong các bữa ăn hàng ngày cũng là một trong những cách tiêu đờm trong cổ họng nhanh chóng và hiệu quả.

Mẹo 5: Củ nghệ

Trong nghệ có chứa một số thành phần có tính sát trùng cao, có thể loại bỏ vi khuẩn,vi rút gây đờm, cải thiện hệ thống miễn dịch cho cơ thể. Cách sử dụng nghệ trong điều trị đờm là uống một cốc sữa nóng và một thìa cà phê bột nghệ vào mỗi buổi sáng sau khi thức dậy và buổi tối trước khi đi ngủ. Một cách khác là hòa ½ muỗng cà phê bột nghệ với một ly nước, uống 2-3 lần mỗi ngày. Hoặc bạn cũng có thể thêm một chút muối tinh. dùng để uống và súc miệng đều được.

Mẹo 6: Mật ong

Mật ong có vị ngọt và tính chống nấm, kháng khuẩn, kháng vi rút khá cao nên thường được sử dụng để tiêu đờm, làm dịu ngứa rát cổ họng, tăng cường hệ miễn dịch. Để sử dụng mật ong trị đờm, bạn có thể thực hiện theo cách sau: Trộn một muỗng canh mật ong với một nhúm bột hạt tiêu đen hoặc trắng, uống hai lần mỗi ngày. Ngoài ra, bạn có thể pha nước ấm và mật ong để uống mỗi ngày cũng cho kết quả rất tốt.

Mẹo 7: Súp gà/canh gà/cháo gà

Súp, canh hay cháo gà là một món ăn ngon và phù hợp với tất cả mọi người, đặc biệt là những người bị ho có đờm. Bất cứ khi nào bị đờm hoặc đau họng, bạn có thể ăn súp gà hay canh gà, cháo gà 2-3 lần mỗi ngày để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Cách khạc đờm ra khỏi cổ an toàn cho trẻ nhỏ Vỗ rung long đờm

Vỗ rung long đờm là phương pháp vật lý, dựa vào đặc tính vật lý của chất khí để làm thay đổi áp suất trong đường dẫn khí, giúp cải thiện đường hô hấp, đào thải các chất bài tiết, đờm nhớt ra khỏi cổ họng.

Các bước thực hiện:

Bước 1: Đặt trẻ đúng tư thế để thực vỗ rung long đờm

Có 4 tư thế đặt trẻ thông dụng để thực hiện vỗ rung long đờm

Tư thế nằm nghiêng một bên.

Tư thế ngồi trước.

Tư thế úp người trẻ lên lòng bàn tay (trẻ dưới 2 tháng tuổi).

Tư thế mẹ bế vác trẻ lên vai.

Bước 2: Xác định vị trí vỗ

Phụ huynh thực hiện vỗ từ vùng phổi trẻ từ dưới vỗ lên nhằm dẫn lưu đờm lên trên miệng, hỏng. Có thể ước lượng vị trí phổi của trẻ là khoảng ngang lưng trở lên.

Bước 3: Tạo tư thế tay

Khum bàn tay lại tạo thành khoảng trống không khí, lưu ý không để bàn tay thẳng để vỗ vì sẽ làm cho trẻ đau.

Bước 4: Dùng lực cổ tay vỗ nhẹ nhàng vào lưng trẻ tạo thành tiếng “bộp bộp”, lồng ngực của trẻ rung lên theo nhịp vỗ. Nếu làm đúng kỹ thuật thì trẻ sẽ không bị đau mà còn có cảm giác thoải mái. Lặp đi lặp lại động tác trong khoảng 10-15 phút.

Để quá trình vỗ rung long đờm đạt hiệu quả tốt nhất và đảm bảo an toàn cho bé, cha mẹ cần tìm hiểu kỹ phương pháp trước khi thực hiện. Thời điểm thích hợp nhất để vỗ rung long đờm cho trẻ là vào lúc sáng sớm khi trẻ ngủ dậy bởi lượng đờm sau một đêm sẽ ứ đọng nhiều hơn và lúc đó trẻ chưa ăn sáng, hẹn chế nôn trớ thức ăn. Trước và sau khi vỗ rung long đờm, bố mẹ cần hút sạch đờm dãi ra khỏi mũi họng của trẻ.

Đối với trẻ sơ sinh và những trẻ dưới 2 tuổi chưa biết cách hỉ mũi hoặc ho khạc nhổ, thì hút mũi chính là phương pháp vô cùng hữu hiệu để loại bỏ đờm ra khỏi cổ họng.

Cách thực hiện như sau: Trước tiên, phụ huynh nhỏ một ít nước muối sinh lý (0,9%) vào hai bên mũi của bé giúp làm ẩm chất nhầy bên trong mũi. Tiếp theo, đặt bé nằm trên gối hoặc ngồi nghiêng sang 1 bên. Tay bóp nhẹ bóng của dụng cụ hút, sau đó đưa đầu hút vào một bên mũi của bé. Phụ huynh lưu ý phải làm thật nhẹ nhàng và quan sát phản ứng của trẻ, tránh hút quá mạnh hoặc quá sâu làm tổn thương niêm mạc mũi của trẻ. Sau đó, dùng ngón tay đè nhẹ cánh mũi bên còn lại, từ từ thả bóng của dụng cụ hút ra. Bỏ đờm trong ống hút đi và tiếp tục thực hiện với bên mũi còn lại. Thực hiện khoảng 2 – 3 lần mỗi ngày.

Một số mẹo dân gian giúp loại bỏ đờm cho trẻ

Dùng mật ong, gừng, quất trị đờm: rửa sạch 2 – 3 quả quất, cắt theo chiều ngang và giữ nguyên hạt. Tiếp theo, trộn quất cùng với 1 thìa mật ong và vài lát gừng thái sợi. Bỏ hỗn hợp trên vào bát, đem hấp cách thủy khoảng 30 phút. Để nguội, cho bé uống ngày 4 – 5 lần, mỗi lần 1 muỗng. Nên hâm nóng lại trước khi uống nếu nguội.

Lá hẹ, hạt chanh và hoa đu đủ đực: rửa sạch một nắm lá hẹ rồi đem ngâm với nước muối loãng. Vớt ra cho hẹ ráo nước, sau đó cắt ngắn bằng đốt ngón tay. Chuẩn bị 15g hoa đu đủ đực rửa sạch, để ráo nước và giã nát. Tiếp theo, đập dập 10 – 20g hạt chanh rồi trộn tất cả các nguyên liệu trên cùng một ít đường phèn trong bát, và hấp cách thủy 30 phút. Chia ra uống 2 – 3 lần mỗi ngày.

Cập nhật mới nhất vào ngày 7 Tháng Tám, 2023 bởi admin

Khạc Đờm Ra Khỏi Cổ Đúng Cách!

Đờm là một dạng chất nhầy do hệ thống hô hấp sản xuất ra. Trong đờm gồm có chất nhầy, hồng cầu, bạch cầu mủ… được tống ra khỏi cơ thể từ đường hô hấp dưới (khí quản và phế quản). Nguyên nhân gây đờm trong cổ họng phải kể đến như:

Dị ứng: Đây là một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ra tình trạng ứ đờm trong cổ họng. Do người bệnh bị dị ứng do tiếp xúc quá nhiều khói bụi, thuốc lá, các loại phấn hoa…

Nhiễm trùng: Đờm được sinh ra là giúp kháng lại viêm, giúp cơ thể chống lại vi khuẩn , virus gây bệnh. Tuy nhiên, nếu cơ thể sản sinh ra quá nhiều đờm thì đó là một dấu hiệu của sự nhiễm trùng.

Yếu tố sinh lý: Khi chức năng sinh lý của mũi và họng suy yếu sẽ khiến đờm tắc nghẽn tại mũi và cổ họng. Hơn nữa, đờm có thể bị tắc nghẽn do bệnh vách ngăn bị lệch sẽ làm trệch đường lưu thông của đờm và gây tắc nghẽn.

Môi trường ô nhiễm: Khói thuốc lá, moi trường khói bụi ô nhiễm ảnh hưởng trực tiếp tới sức khỏe, đến hô hấp của con người. Hút thuốc lá lâu ngày có thể gây viêm màng nhầy và tăng sản xuất đờm trong mũi và cổ họng. Khói bụi , khói thuốc sẽ trở nên trầm trọng hơn nếu bạn không biết cách bảo vệ sức khỏe, hệ hô hấp của mình.

Do virus: Khi mắc các bệnh virus như sởi, ho gà, thủy đậu,… cũng có thể dẫn tới sản sinh ra nhiều đờm.

Phản ứng với một số thực phẩm: Các thực phẩm được chế biến từ sữa, trứng, ngũ cốc,… có thể khiến cho tình trạng nghiêm trọng hơn, nhiều đờm, gây khó thở.

Đờm ứ đọng trong cổ họng lâu ngày dễ tạo thành ổ khuẩn và là nguyên nhân gây ra các căn bệnh viêm đường hô hấp như: viêm họng, viêm amidan, viêm thanh quản, viêm xoang mũi, viêm phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD), bệnh lao phổi…

Thậm chí, nếu bị đờm trong họng mãi không khỏi có thể dẫn tới nguy cơ mắc các căn bệnh ung thư phổi, ung thư vòm họng,…

Đờm và dịch nhầy cũng có thể gây nguy hiểm, đặc biệt là khiến chúng ta rất khó thở.

Cách khạc đờm ra khỏi cổ họng đúng cách Làm loãng đờm

Người bệnh nên uống nhiều nước hoặc cần thiết có thể truyền dịch cho người bệnh sẽ giúp đờm, dịch nhầy loãng ra và dễ bật ra khi khạc đờm.

Sử dụng khi dung: natriclorua 0,9% hoặc 5 – 10ml nước muối bão hoà.( Bác sĩ sẽ chỉ định khí dung bao nhiêu lần/ ngày)

Có thể bác sĩ sẽ kê thêm thuốc loãng đờm cho người bệnh. Một số thuốc như: Carbocystein, ambrosol, N. acetylcystein, bromhexin.

Tuy nhiên không phải bệnh nhân nhiều đờm là có thể sử dụng những biện pháp trên, còn tùy thuộc vào tình trạng bệnh, bệnh gì mà có thể được bác sĩ chỉ định. Chính vì vậy với những bệnh nhân mắc áp xe phổi, giãn phế quản cần kết hợp thêm biện pháp: Vỗ rung long đờm.

Vỗ rung long đờm

Bổ sung đủ nướcgiúp loãng đờm và thông thoáng cổ họng

Cho người bệnh nằm ở tư thế dẫn lưu, đó là tư thế: Nằm nghiêng 1 bên, ngồi hơi cúi phía trước

Khum bàn tay lại vỗ đều trên thành ngực sao cho những cạnh bàn tay tiếp xúc với thành ngực, tiếng vỗ phát ra bộp, bộp

Thực hiện vỗ liên tục để áp lực dương dội đều được vào lồng ngực, từ đó giúp long đờm.

Thời gian thực hiện vỗ rung từ 15 – 30 phút.

Nếu người bệnh có sức chịu đựng kém, thể trạng yếu thì thời gian vỗ rung ban đầu ngắn sau đó tăng dần lên. Thực hiện 3 lần/ngày vào buổi sáng, chiều, tối.

Kết thúc quá trình vỗ rung, người bệnh sẽ ho sâu rồi khạc đờm.

Cần thực hiện khám lâm sàng, chụp X – quang phổi, chụp cắt lớp vi tính trước khi thực hiện dẫn lưu tư thế và vỗ rung.

Lưu ý:

Cách khạc đờm ra khỏi cổ dễ dàng nhất

Sau khi thực hiện những cách làm loãng đờm như trên, người bệnh có thể muốn ho, hoặc vướng đờm ở họng và dễ dàng tống khứ đờm ra khỏi cổ họng. Tuy nhiên người bệnh cần khạc đờm đúng cách để tống đờm ra khỏi cổ họng và không ảnh hưởng tới cổ họng:

Bước 1: Khi đờm lên, bạn cần ngậm miệng lại rồi hít không khí vào mũi. Động tác này được sử dụng nhằm kéo đờm,nhầy mũi thừa từ mũi xuống cổ họng giúp lưỡi tống ra ngoài để loại bỏ đờm trong mũi. Tuy nhiên, nếu đờm để qúa lâu và quá nhiều trong cổ họng rồi thì không cần thực hiện động tác này.

Bước 2: Tiếp đó bạn cần uốn cong lưỡi thành hình chữ U. Đưa không khí và nước bọt ra phía trước bằng việc sử dụng các cơ mặt sau cổ họng.

Bước 3: Khi đờm đã xuống đến miệng thì nhổ bỏ đờm.

Khi cố gắng thực hiện khạc đờm, bạn không nên nhai bất cứ thứ gì trong miệng. Bởi nếu bạn nhai đồ ăn thì thức ăn có thể sẽ bị hút xuống khi quản, khi đó bắt buộc phải phẫu thuật để gắp thức ăn ra.

Lưu ý:

Biện pháp kết hợp khạc đờm ra cổ họng dễ dàng

Súc miệng bằng nước muối 3 lần mỗi ngày

Đảm bảo dung nạp được lượng nước đủ cho cơ thể: tối thiểu 2 lít nước mõi ngày, điều này giúp làm loãng đờm nhầy trong cổ họng giúp bạn khạc đờm ra một cách dễ dàng hơn.

Hít hơi nước nóng để giảm tắc nghẽn xoang và lỗ mũi. Hít hơi nước nóng trước khi đi ngủ và sau khi thức dậy vào buổi sáng, mỗi lần 10 phút. Hoặc khi nắm nên tắm nước nóng và nhỏ thêm vài giọt tinh dầu xả chanh. Có thể lặp lại trong ngày tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của tắc nghẽn.

Chú ý chế đọ dinh dưỡng để tăng cường sức khỏe, tăng sức đề kháng

Hỉ mũi và khạc nhẹ nhàng sau khi bạn thức dậy vào buổi sáng giúp tống xuất chất nhầy trong mũi và họng ra khỏi cơ thể.

Nếu tăng tiết dịch nhầy do căng thẳng nghiêm trọng, cần giảm stress bằng các biện pháp như thiền và tập yoga.

Nếu bạn cảm thấy tình trạng đờm và chất nhầy quá nhiều khiến bít tắc đường thở, thở mệt và khó bạn nên đi khám bác sĩ để xác định nguyên nhân gây bệnh.

Không nên ăn quá mặn vì không có lợi cho sức khỏe và không có lợi cho loãng đàm, ăn với chế độ đủ muối khoáng.

Cần tránh các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ chiên và thực phẩm từ sữa, vì chúng thúc đẩy sự hình thành chất nhầy.

Không nên uống các nước mát làm kích thích tiểu nhiều vì như vậy sẽ làm mất nước nhiều hơn, trà và cà phê cũng không nên dùng do tác dụng làm lợi tiểu.

Không dùng các thuốc giảm ho vì sẽ làm giảm khả năng bài tiết đàm ra ngoài.

Màu sắc của đờm chuẩn đoán bệnh như thế nào?

Đờm có màu trong suốt: Có thể bạn mắc bệnh về gì dị ứng bởi dị ứng thường dễ kích hoạt màng nhầy để tạo ra histamine và làm cho tế bào sản sinh ra nhiều đờm hơn

Đờm có màu xanh lá cây hoặc màu vàng: Có thể bạn đang bị nhiễm virus bởi màu sắc của đờm vàng hoặc xanh được tạo ra bởi một loại enzyme sản xuất bởi bạch cầu đang chống lại sự nhiễm trùng.

Đờm có màu đỏ (màu máu): Không khí xung quanh bạn đang quá khô

Đờm có máu tiết lộ tình trạng sức khỏe của bạn đang gặp nguy hiểm

Khi bạn khạc đờm thấy đờm lẫn máu quá nhiều lần, không chỉ vậy bạn đã và đang hút thuốc, tiếp xúc với môi trường khói bụi, khói thuốc quá nhiều, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa để được bác sĩ khám và đọc kết quả tình trạng bệnh.

Nếu bạn vẫn bị đờm nhiều sau hơn một tuần, rất có thể tình trạng lây nhiễm virus đã trở thành một bệnh nhiễm trùng do vi khuẩn, vậy nên tốt nhất hãy khi khám bác sĩ để được chẩn đoán và điều trị kịp thời.

Giải pháp từ thảo dược giúp giảm đờm nhầy, viêm họng với Heviho

Chú ý:

Heviho là một trong những giải pháp đã được nhiên cứu bởi Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam. Heviho được kết hợp từ các thành phần từ thảo dược tự nhiên: Sâm đại hành, Xạ can, Xuyên bối mẫu, Cát cánh, Mạch môn an toàn cho sức khỏe, không có tác dụng phụ như thuốc kháng sinh. Đây là nghiên cứu đầu tiên tìm ra ra tác dụng và ứng dụng hoạt chất S3-Elebosin từ Sâm đại hành trong việc chống viêm, kháng khuẩn, sử dụng trong hỗ trợ điều trị viêm đường hô hấp.

Sản phẩm Heviho vừa giải quyết được triệu chứng một cách nhanh chóng, vừa có khả năng tác động vào gốc rễ quá trình gây viêm. Từ đó giúp giảm viêm đường hô hấp với những triệu chứng: Đau rát cổ họng, đờm mũi, nghẹt mũi, khó thở… Hiện nay Heviho được bào chế dưới 2 dạng: viên uống dành cho người lớn, siro dành cho trẻ em, giúp cho hệ hô hấp cùa cả gia đình khỏe mạnh!

Người bị viêm họng cấp, viêm họng mạn tính (viêm họng hạt), viêm amidan, viêm V.A, viêm thanh quản, viêm thanh quản cấp và mạn tính.

Người thường xuyên bị đau rát họng, ngứa họng, ho khan, ho có đờm dài ngày.

Theo khuyến cáo của Viện Hàn lâm, trường hợp người lớn bị viêm đường hô hấp mạn tính (ho đờm dai dẳng, viêm họng tái đi tái lại, họng dễ bị kích ứng…) nên dùng Heviho đủ liệu trình 2-3 tháng sẽ giúp phục hồi niêm mạc họng, ngăn ngừa tái phát rất tốt.

Viên uống Heviho dùng tốt cho các trường hợp:

Trẻ nhỏ và người lớn bị cảm, ho gió, ho khan, ho có đờm, ho khi thay đổi thời tiết.

Người hay bị đau rát họng, ngứa họng, viêm họng.

Trẻ mắc viêm V.A, viêm amidan cấp và mạn tính.

Siro Heviho dùng tốt cho những trường hợp: BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng viên uống Heviho cho người lớn BẤM VÀO ĐÂY để tìm nhà thuốc bán chính hãng Siro Heviho cho trẻ nhỏ

Bà Bầu Khạc Đờm Ra Máu Có Sao Không?

   Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không là thắc mắc của rất nhiều người. Tình trạng này phổ biến khi thời tiết trở lạnh và thường là biểu hiện của các loại bệnh về đường hô hấp. Để đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé, bạn nên sớm đi thăm khám để khắc phục hiện tượng hiệu quả.

Bà bầu khạc đờm ra máu có sao không?

  Lúc phụ nữ đang mang bầu thường rất dễ xảy ra các biểu hiện ho, đặc trưng là ho có đờm. Bởi hệ miễn dịch bị giảm sút trầm trọng trong quá trình có thai nên làm cho các bà mẹ thường mắc phải những bệnh về hô hấp.

  Lúc ban đầu, các mẹ bầu chỉ gặp biểu hiện ho, đau họng bình thường mặc dù vậy qua một thời gian, bệnh trở nặng hơn và gây nên ho, khạc đờm ra máu. Vậy bà bầu khạc đờm ra máu có sao không? Đây chính là biểu hiện của một số bệnh lý, các bà bầu tuyệt đối không chủ quan.

  Tình trạng bà bầu khạc đờm ra máu là một dấu hiệu cảnh báo đường hô hấp đang bị tổn thương nặng bởi các lý do dẫn đến. Đờm lẫn trong máu vốn là một hiện tượng khác thường, dù không còn có bất cứ biểu hiện nào xảy ra kèm với nó.

  Các sản phụ gặp phải vấn đề này nên tới bệnh viện để xét nghiệm cũng như tìm ra nguyên nhân, bởi lẽ khạc đờm ra máu nếu kéo dài có khả năng tác động nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ và bé.

  Chị em mang thai khạc đờm ra máu là biểu hiện hiểm nguy. Nếu như chỉ dựa trên vào dấu hiệu này thì chưa đủ cơ sở để kết luận là mẹ bầu đang gặp phải vấn đề gì. bởi lẽ, ho kèm theo khạc đờm chảy máu có thể là dấu hiệu của một số chứng bệnh sau đây.

  Viêm thanh quản là bệnh lý về đường hô hấp khá thường thấy ở mọi lứa tuổi, gồm cả các bà bầu cũng có khả năng mắc phải căn bệnh này. Các mẹ bầu thường xuyên làm việc trong môi trường cần nói chuyện nhiều hay tiếp xúc với không khí ô nhiễm kéo dài có khả năng khiến niêm mạc của thanh quản bị tổn thương. Từ đấy dẫn đến tình trạng mất giọng, ho, khạc đờm khi đang mang thai.

   Dấu hiệu của bệnh:

  ♦ Đau họng;

  ♦ Khàn giọng;

  ♦ Mất giọng;

  ♦ Sốt nhẹ;

  ♦ Ho dai dẳng, ho có đờm, khạc đờm ra máu.

  ➥ Viêm phế quản

  Viêm nhiễm phế quản là một bệnh nằm trong số 10 loại viêm nhiễm hay gặp nhất. Do đó, tình trạng chị em mang thai bị viêm phế quản không phải là ít gặp.

  Các chất nhầy tích tụ chứa vi khuẩn Streptococcus hay Pneumococcus, virus cúm hay Parainfluenza,… là các tác nhân gây nên viêm phế quản cho bà bầu. Các mầm bệnh này có khả năng xuất phát từ môi trường khói bụi, thai phụ hít phải quá nhiều khói thuốc lá, thai phụ tiếp xúc với người bị viêm nhiễm phế quản sẽ có nguy cơ nhiễm phải một số dòng vi khuẩn gây bệnh được truyền thông qua nước bọt, đờm hay qua không khí do ho, hắt hơi,…

Bà bầu khạc đờm ra máu do mắc phải các bệnh về đường hô hấp

  Triệu chứng của bệnh:

  ♦ Ho khan, ho có đờm, khạc đờm ra máu.

  ♦ Đau họng, khó thở.

  ♦ Nhiệt độ cơ thể tăng nhẹ nhưng vẫn ổn định.

  ♦ Thai phụ cảm thấy buồn ngủ, yếu đuối và cáu kỉnh.

  ♦ Giảm sự thèm ăn.

  ♦ Dịch nhầy nhiều ở mũi, đờm có mủ.

  ➥ Viêm amidan

  Một trong những tình trạng khiến bà bầu khạc đờm ra máu phổ biến là do viêm amidan. Theo các nhà nghiên cứu, trong 3 tháng đầu của thai kỳ, phái nữ có thể dễ mắc bệnh viêm amidan bởi nội tiết tố thay đổi quá nhiều.

  Bệnh làm cho sức đề kháng của người mẹ suy yếu, tạo môi trường cho những vi khuẩn, virus có hại tiến công vào cơ thể. Đây là bệnh lý không hề đơn giản, có thể gây biến chứng rất khó lường nếu như không phát hiện ra và điều trị liền.

  Triệu chứng của bệnh:

  ♦ Họng đau, nóng rát, có cảm giác khô, tương đối khó chịu.

  ♦ Ho liên tục kéo dài, ho có đờm, khạc đờm ra máu.

  ♦ Khó nuốt, khi nuốt có cảm giác đau.

  ♦ Họng đỏ và sưng tấy, hốc có mủ trắng.

  ♦ Hơi thở nặng mùi.

  ♦ Tắt mũi, nghẹt mũi, rất khó thở.

  ➥ Viêm phổi

  Viêm phổi là một bệnh nhiễm khuẩn dẫn đến viêm các phế nang và mô kẽ ở một hoặc 2 bên phổi. Bình thường, bệnh viêm phổi có thể chữa trị tại nhà và thường sẽ khỏi sau 2 – 3 tuần. Nhưng, tình trạng này nghiêm trọng hơn đối với các bà bầu. viêm phổi trong giai đoạn này nếu không sớm điều trị có thể ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của cả mẹ bầu cũng như thai nhi, làm tăng tỉ lệ gây ra những biến chứng trong thai kỳ khá nguy hiểm.

  Triệu chứng của bệnh:

  ♦ Ho thường có đờm (đờm có màu vàng xanh hoặc có khả năng lẫn trong máu).

  ♦ Hơi thở nhanh.

  ♦ Sốt cao.

  ♦ Ớn lạnh.

  ♦ Cảm thấy rất mệt và yếu.

  ♦ Đau ngực, tình trạng tồi tệ hơn khi hít vào hoặc ho.

  ♦ Tiêu chảy.

Bà bầu khạc đờm ra máu không tốt cho cả mẹ và thai nhi

  ➥ Lao phổi

  Lao phổi là một trong các bệnh có nguy cơ gây nên tử vong cao trong cộng đồng. Vi khuẩn lao dễ lây lan và có khả năng gây nên dịch bệnh trên diện rộng. Có nhiều rủi ro có khả năng xảy ra nếu như chị em mang thai mắc chứng bệnh này. Đây là chứng bệnh mà những bà bầu có nguy cơ mắc cao hơn so với người thông thường bởi các yếu tố như thay đổi nội tiết tố progesterone, oestrogen và sự xuất hiện nhau thai làm cho cơ thể có nhiều thay đổi. Từ đó, kéo theo sự thay đổi của những tổ chức phổi, tạo môi trường cho vi khuẩn lao phát triển nhanh hơn.

  Triệu chứng của bệnh:

  ♦ Ho có đờm, khạc đờm ra máu.

  ♦ Sốt.

  ♦ Biếng ăn.

  ♦ Đau ngực.

  ♦ Mệt mỏi.

  ♦ Đổ mồ hôi về đêm.

Bà bầu khạc đờm ra máu phải làm sao?

  Khạc đờm chảy máu ở sản phụ ảnh hưởng khá nhiều đến vòm họng, do đây là vị trí đặc biệt cũng như là nơi giao nhau giữa đường ăn với đường thở. Vì vậy, yêu cầu đặt ra là phải xác định tác nhân dẫn tới hiện tượng này để sớm có biện pháp khắc phục hợp lý. Khạc đờm ra máu là một dấu hiệu bệnh lý, mặc dù vậy không thể xác định được chuẩn xác căn bệnh mà các bà bầu đang mắc phải là gì. Điều này nhất thiết phải thông qua những kiểm tra chuyên môn thì mới có kết luận đúng.

  Theo đấy, bà bầu khạc đờm ra máu thường rất lo âu về hiện tượng của mình và không biết bản thân đang mắc phải bệnh gì và có hiểm nguy không. Để có được câu trả lời thỏa đáng, thì tốt hơn hết là bạn nên tới gặp bác sĩ để kiểm tra sức khỏe.

  Các bác sĩ sẽ làm xét nghiệm rồi dựa trên kết quả để đưa ra hướng khắc phục bệnh cho bạn trước lúc nó phát triển thành biến chứng nguy hiểm hơn. Người bệnh cần mô tả với các bác sĩ triệu chứng lâm sàng như màu đờm, tần suất khạc đờm, màu máu lẫn trong đờm,… Sau đó, bà bầu có khả năng sẽ phải tiến hành những phương pháp chụp phim xoang mũi, họng, nội soi, kiểm tra máu,…

  Nếu bạn đang mang thai và gặp các vấn đề bất thường như khạc đờm ra máu, hãy trao đổi trực tiếp với các chuyên gia để được tư vấn hướng xử trí phù hợp qua KHUNG BÊN DƯỚI.

Viêm Họng Khạc Đờm Ra Máu Mời Bạn Đọc Xem Qua

Họng luôn được ví như cửa ngõ của cơ thể, đây là nơi giao nhau của đường thở và đường ăn, có tiếp xúc nhiều với vi khuẩn và virus. Bởi vậy, thật khó để biết chính xác nguyên nhân gây viêm họng viêm họng khạc đờm ra máu. Tuy nhiên theo một số nghiên cứu chỉ ra rằng, hầu hết những nguyên nhân gây tổn thương họng và hình thành bệnh lý là do:

Tổn thương đường hô hấp dưới: Người mắc các bệnh lý như viêm phổi, lao phổi,… cũng khiến cơ thể khạc đờm ra máu.

Do chứng rối loạn đông máu hoặc trào ngược dạ dày, xuất huyết dạ dày: Khi axit dạ dày bị trào ngược lên thực quản sẽ gây tình trạng buồn nôn, đau họng và kích thích sự bào mòn niêm mạc họng gây tình trạng chảy máu do mạch máu bị vỡ.

Cơ quan hô hấp bị tổn thương do viêm họng kéo dài: Mạch máu tại niêm mạc họng bị kích thích quá mức có thể vỡ ra, hòa cùng với đờm có sẵn trong cổ họng. Khi người bệnh ho để tống đờm ra ngoài, máu đọng sẽ theo ra cùng gây nên tình trạng khạc ra máu.

Lưu ý: Tùy theo lượng máu ít hay nhiều quan sát được mà người bệnh có thể dự đoán mức độ tổn thương của họng là ít hay nhiều, có nghiêm trọng hay không. Ngoài ra, tổn thương ở họng còn có thể gây ra bởi viêm xoang, viêm mũi dị ứng gây ra,…

Viêm họng khạc đờm ra máu

Có nhiều nguyên nhân gây viêm họng khạc đờm ra máu, tuy nhiên dù bất kể nguyên nhân nào, chúng cũng là một dấu hiệu cảnh báo về việc sức khỏe cá nhân bạn đang không tốt và cần được theo dõi thường xuyên trước những dấu hiệu bất thường của bệnh.

Triệu chứng viêm họng khạc đờm ra máu

Khi bị viêm họng khạc đờm ra máu, người bệnh cũng gặp thêm một số biểu hiện đi kèm như:

Khàn tiếng: Ho, đau rát họng, khàn tiếng là những biểu hiện rất phổ biến của người bệnh khi bị viêm họng. Nếu cảm nhận tình trạng này ngày càng trở nặng và kéo dài lâu mặc dù đã áp dụng phương pháp điều trị thì đây rất có thể là biểu hiện của ung thư vòm họng.

Sốt cao, đau đầu, nổi hạch: Ở giai đoạn viêm họng nặng, bệnh nhân thường cảm nhận những cơn sốt cao kèm đau đầu, có thể nổi một số hạch bạch huyết do viêm nhiễm. Tuy nhiên nếu sốt cao, đau đầu và nổi hạch dưới hàm lâu khỏi, người bệnh nên đi khám để phòng ngừa dấu hiệu của ung thư.

Viêm sưng họng: Khi vi khuẩn, virus xâm nhập và tích tụ cổ họng, chúng có thể là tổ và hoạt động mạnh mẽ gây nên viêm khoang họng, viêm amidan và dẫn đến tình trạng cổ họng sưng to, đỏ tấy, đau rát họng, khó thở,…

Chảy nước mũi, viêm tai: Tai mũi họng thường có sự liên kết với nhau, bởi vậy khi họng bị đau, viêm dẫn đến tình trạng tai và mũi cũng gặp vấn đề như hắt hơi, sổ mũi, ù tai,…

Viêm họng khạc đờm ra máu có nguy hiểm không?

Nếu hiện tượng khạc đờm ra máu là do bệnh viêm họng thông thường thì bệnh nhân không cần quá lo lắng, bệnh có thể tự khỏi sau một thời gian khi bệnh viêm họng được kiểm soát.

Ho khạc đờm ra máu đỏ tươi thì đây có thể là dấu hiệu của bệnh lao phổi hoặc lao màng phổi.

Nếu máu có biểu hiện dạng đờm bọt và có màu nâu đen thì có thể đây là dấu hiệu cảnh báo bệnh phổi tắc nghẽn hoặc phù phổi cấp.

Đối với viêm phổi nhẹ, viêm nhiễm đường hô hấp khi khạc đờm có màu trong suốt hoặc trắng nhạt hơi dính có kèm máu.

Trường hợp nguy hiểm nhất khi khạc đờm mà thấy máu bắn thành từng tia nhỏ, cảm nhận cổ họng khó nuốt, sốt, sưng hạch,… bệnh nhân cần đi khám gấp phòng ngừa ung thư.

Lưu ý: Viêm họng khạc đờm có máu có thể là triệu chứng của ung thư phổi, ung thư vòm họng. Tuy nhiên, tình trạng này xảy ra đến 80% là ở người bị ung thư vòm họng và triệu chứng này xuất hiện thường ở giai đoạn bệnh đã di căn. Bởi vậy, khi xuất hiện những triệu chứng này người bệnh cần hết sức lưu ý và cảnh giác, đặc biệt là những người có tiền sử gia đình có người thân đã từng mắc bệnh này.

Điều trị và phòng ngừa viêm họng khạc đờm ra máu

Nếu những trường hợp viêm họng gây tình trạng khạc đờm ra máu là do nguyên nhân viêm nhiễm về đường hô hấp như viêm họng, viêm xoang, viêm mũi dị ứng, viêm tai giữa,… gây ra, người bệnh có thể sử dụng thuốc Tây y (thuốc kháng sinh, giảm đau, tiêu đờm); thuốc Đông y hoặc mẹo chữa tại nhà từ dân gian để chữa trị. Việc điều trị cần tham khảo tư vấn của chuyên gia để được chỉ định phác đồ điều trị phù hợp và đúng cách nhất.

Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần kết hợp song song với quá trình điều trị những biện pháp phòng ngừa sau đây:

Đối với tình trạng viêm họng khạc đờm ra máu kéo dài trên 3 tuần, bệnh nhân cảm nhận ho nhiều, đau buốt họng, nóng sốt, xung huyết dưới da,… thì nên đến ngay các cơ sở y tế uy tín để được kiểm tra sức khỏe, từ đó bác sĩ có thể chẩn đoán được chính xác nguyên nhân và mức độ bệnh, xây dựng phác đồ điều trị kịp thời.

Viêm họng khạc đờm ra máu là một hiện tượng rất nguy hiểm và là dấu hiệu của nhiều bệnh lý đặc biệt là ung thư. Do đó để có thể xác định chính xác bệnh tình cũng như ngăn ngừa bệnh tiến triển nặng và di căn sang những bộ phận khác trên cơ thể, bệnh nhân nên thăm khám sớm và có hướng điều trị bệnh thích hợp, tránh biến chứng đáng tiếc xảy ra.

Viêm họng hạt có mủ có nguy hiểm không? Uống thuốc gì điều trị?

Viêm họng uống thuốc gì? Thuốc điều trị viêm họng nào tốt

Cập nhật thông tin chi tiết về Khạc Đờm Nhiều Có Tốt Không? Hướng Dẫn Cách Khạc Đờm Ra Ngoài Hiệu Quả trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!