Bạn đang xem bài viết Khi Nào Cần Bổ Sung Sữa Bầu Để Mẹ Bầu Tránh Tăng Cân Qua Nhanh được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Bên cạnh chế độ ăn uống hàng ngày, các mẹ bầu cũng nên bổ sung thêm cho mình nguồn dinh dưỡng từ sữa bầu. Đặc biệt, với những mẹ bị nghén, không ăn được nhiều thì việc sử dụng sữa bầu để bù lại năng lượng và dưỡng chất lại càng trở nên hữu ích hơn.
Mẹ uống sữa bầu đều đặn trong suốt thai kỳ, em bé khi sinh ra không những có cân nặng, chiều cao, chu vi vòng đầu và các chỉ số cơ thể đạt chuẩn mà nền tảng sức khỏe cũng như sức đề kháng của bé cũng tốt hơn. Tất cả những điều đó đồng nghĩa với việc em bé của mẹ sẽ tăng trưởng, phát triển cả về thể chất cũng như trí tuệ vượt trội trong tương lai.
Meiji Mama Milk
Canxi: hỗ trợ sự phát triển hệ xương và răng cho bé, giúp bé chào đời đạt chiều cao, cân nặng đúng chuẩn theo biểu đồ tăng trưởng của WHO.
Axit folic: giúp giảm nguy cơ dị tật ống thần kinh ngay trong giai đoạn đầu khi thai nhi hình thành.
Sắt: thành phần cấu tạo hemoglobin có trong hồng cầu, giúp vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.
Kẽm: chất dinh dưỡng không thể thiếu cho sự tăng trưởng và phát triển. Nếu thiếu hụt có thể gây viêm da, rối loạn vị giác, tiêu chảy mạn tính, suy giảm chức năng miễn dịch.
DHA: cấu tạo nên tế bào não và võng mạc. Giúp bé phát triển trí não tối ưu nhất.
I-ốt: rất cần thiết cho sự phát triển và hoàn thiện não bộ của thai nhi.
Sữa bầu Meiji không chỉ tập trung vào hỗ trợ tăng cường sức khỏe cho mẹ mà còn được đánh giá cao nhờ việc cung cấp lượng dinh dưỡng lớn cho thai nhi trong suốt giai đoạn trong bụng mẹ, giúp cân bằng dinh dưỡng và đảm bảo một cách tốt nhất sự hoàn thiện các cơ quan và phát triển toàn diện của trẻ ở những giai đoạn ban đầu.
Bạn cần biết:
Mẹ cần biết
Bổ Sung Thừa Sắt Khi Mang Thai Mẹ Bầu Gặp Hậu Quả Khôn Lường
Triệu chứng thừa sắt ở mẹ bầu
Mẹ bầu cần lưu ý các dấu hiệu cảnh báo thừa sắt như sau:
Buồn nôn, nôn, đau bụng, tiêu chảy, khó chịu.
Chảy máu, đi tiểu ra máu, hạ huyết áp.
Vàng da, suy gan.
Khó thở, thở nhanh, nhịp tim nhanh.
Lơ mơ, nhầm lẫn.
Nguyên nhân dẫn tới mẹ bầu bị dư thừa sắt
Có nhiều nguyên nhân để dẫn tới tình trạng cơ thể thừa, không hấp thụ sắt, tuy nhiên có hai nguyên nhân sau là chủ yếu:
Mẹ bầu bổ sung quá liều: việc thừa sắt của mẹ bầu thường là kết quả của việc uống quá liều lượng sắt cho phép. Tình trạng này diễn ra do kê đơn tùy tiện của bác sĩ và bổ sung sắt tùy tiện của mẹ bầu. Theo giám đốc bệnh viện phụ sản Hà Nội, hiện nay tình trạng bác sĩ kê đơn cho tất cả các thai phụ, từ người mới có thai hay đã mang thai ở cuối thai kỳ, thậm chí cả ở phụ nữ sau sinh đều được kê đơn thuốc giống hệt nhau đang khá phổ biến. Đơn thuốc thông thường được kê gồm 1 viên sắt/ngày, việc kê này rất tùy tiện, vì ở mỗi giai đoạn của thai kỳ, cũng như trước và sau sinh mẹ bầu cần lượng dinh dưỡng cũng như hàm lượng sắt là khác nhau.
Ở một số trường hợp, việc quá tải sắt cũng do nguyên nhân yếu tố di truyền, hay được truyền máu với số lượng lớn.
Sắt cũng giống như chì, thủy ngân, nhôm, mangan nếu bị tích lũy sẽ không thể bài tiết. Vì thế, khi sắt được bổ sung nhiều hơn lượng cần thiết, rất khó để loại bỏ ra khỏi cơ thể. Phần lớn lượng sắt dư thừa được dự trữ trong gan ở dạng phức hợp sắt protein là ferritin, gây nên những hậu quả như:
Ảnh hưởng tới em bé: Hậu quả đầu tiên nếu mẹ để tình trạng dư thừa sắt diễn ra đó là ảnh hưởng trực tiếp tới thai nhi. Khiến cho thai nhi phát triển khó khăn do quá trình tạo máu bị cản trở, bởi lượng sắt tự do trong máu nhiều. Bé dễ bị sinh non và khi sinh thì dễ gặp nhiều trường hợp nguy hiểm phát sinh.
Tiểu đường thai kỳ: lượng sắt dư thừa tích trong tuyến tụy và gây nên tình trạng rối loạn tiến trình sản xuất insulin, khiến lượng đường trong máu của mẹ bầu tăng, làm tăng nguy cơ mắc bệnh tiểu đường thai kỳ. Căn bệnh này khiến cho thai nhi khi sinh ra hay bị vàng da, hệ hô hấp khó hoàn thiện, chưa kể tới việc bà bầu sẽ có nguy cơ sinh non.
Gây nên tình trạng ngộ độc: khi mẹ bầu bổ sung quá nhiều sắt không cần thiết sẽ đối mặt với nguy cơ bị ngộ độc. Nếu gặp những triệu chứng như buồn nôn, đau bụng, người xanh xao, tim đập nhanh, mẹ bầu bị sốt ,… mẹ cần lập tức tới bệnh viện để kiểm tra, vì rất có thể mẹ đang có nguy cơ bị ngộ độc sắt vì bổ sung quá liều lượng cho phép.
Ảnh hưởng gan: sắt dư thừa trong cơ thể tạo áp lực đến gan, làm thúc đẩy quá trình oxy hóa mô gan, tổn thương nội tạng và tạo sẹo tại gan. Đây là yếu tố tăng nguy cơ ung thư gan hoặc suy gan.
Sức khỏe kém, ảnh hưởng tâm lý: việc thừa sắt sẽ khiến cơ thể mẹ bầu mệt mỏi, suy nhược, từ đó ảnh hưởng tới tâm lý khiến mẹ bầu lúc nào cũng thấy căng thẳng, ức chế, uể oải, chán nản, chán ăn, tâm lý thất thường,…
Nguy cơ mắc viêm khớp tăng: mẹ bầu thừa sắt cũng sẽ dẫn tới bệnh viêm khớp do chất này làm tổn thương các mô, phá hủy lớp bao phủ xương nên dẫn tới tình trạng đau lưng, nhức mỏi chân,… trong thời gian mang thai.
Nếu phát hiện mình có dấu hiệu bị dư thừa sắt lập tức mẹ phải:
Ngưng uống viên sắt ngay.
Ăn nhiều chất xơ, rau củ quả vì chất xơ trong rau củ quả sẽ giúp giảm hấp thụ sắt.
Sử dụng các thực phẩm có tác dụng lợi tiểu như rau má, nước râu ngô để nhanh chóng đào thải sắt ra ngoài.
Nếu có các triệu chứng nghiêm trọng cần tới ngay các cơ sở y tế, bệnh viện để có thể xét nghiệm chẩn đoán và điều trị kịp thời.
Mẹ cần biết
Những tác hại trên đã trả lời cho câu hỏi “Thừa sắt khi mang thai có sao không?”. Chính vì thế mẹ cần phải thận trọng trong giai đoạn thai kỳ, không đượctự ý uống thuốc và bổ sung sắt. Việc bổ sung sắt là rất cần thiết, nhưng cần phải hợp lý và theo đơn của bác sĩ chuyên khoa sản. Bên cạnh đó, mẹ cần để ý tới các dấu hiệu khi thừa sắt để kịp thời thăm khám và chủ động kiểm soát.
Chúc mẹ và bé có một thai kỳ phát triển thuận lợi!
Bà Bầu Bổ Sung Dha Thế Nào Để Sinh Con Khỏe Mạnh, Thông Minh?
Bà bầu bổ sung DHA thế nào để sinh con khỏe mạnh, thông minh?
DHA là thành phần quan trọng trong việc phát triển não bộ, thị giác cho bé. Nếu được cung cấp DHA đầy đủ ngay từ trong bụng mẹ, bé sinh ra có chỉ số thông minh cao hơn, khả năng tập trung tốt hơn. Ngược lại, nếu thiết hụt DHA, trẻ có thể bị chậm phát triển trí tuệ, kém thông minh, suy giảm miễn dịch. Vậy mẹ bầu bổ sung DHA thế nào để con sinh ra khỏe mạnh và thông minh? Tại sao DHA lại rất quan trọng đối với thai nhi?
DHA (axit Docosahexaenoic) cùng với EPA (axit Eicosapentaneoic) là các axit béo thuộc nhóm Omega 3 có vai trò quan trọng trong việc phát triển trí não cho trẻ. DHA chiếm tới 60% trọng lượng trong võng mạc và là thành phần chính trong chất xám của bộ não, ảnh hưởng đến sự hình thành và phát triển thần kinh, trí não, thị giác và tim mạch của trẻ nhỏ. Vì vậy, để bé yêu có đủ lượng DHA cần thiết để phát triển, mẹ bầu cần bổ sung đầy đủ DHA qua thực phẩm ăn hàng ngày hoặc thuốc bổ sung DHA cho bà bầu.
Theo các nhà khoa học, nếu mẹ bổ sung đầy đủ DHA khi mang thai, con sinh ra sẽ phát triển thần kinh vận động tốt hơn, chỉ số IQ cao hơn, thị lực tốt và tăng khả năng tập trung trong học tập.
Bên cạnh đó, việc bổ sung DHA trong thai kỳ của người mẹ sẽ giúp thai nhi tăng cân ổn định, làm giảm nguy cơ sinh non và tình trạng trẻ sinh ra thiếu cân. Ngoài ra, việc bổ sung đầy đủ nhu cầu DHA sẽ giúp kích thích phát triển thị giác của thai nhi. Theo một vài nghiên cứu chỉ ra rằng, nếu bổ sung DHA đầy đủ, trẻ sẽ có thị lực cao hơn so với những bạn cùng tuổi không được bổ sung hoặc không bổ sung đủ nhu cầu DHA cần thiết.
Thiếu hụt DHA sẽ ảnh hưởng đến trí thông minh, khả năng đọc, ghi nhớ và các hành vi của trẻ. Trẻ dễ mắc chứng giảm sút trí nhớ, chậm phát triển so với các bạn đồng trang lứa.
DHA cũng có vai trò quan trọng với sức khỏe mẹ bầu, bà bầu được bổ sung đủ DHA giúp phòng tránh tiền sản giật, tiểu đường thai kỳ, trầm cảm sau sinh, loãng xương, bệnh tim mạch và các vấn đề về mãn kinh.
Khi nào mẹ bầu cần bổ sung DHA?
Nhiều người lầm tưởng rằng: trí tuệ và não bộ của con được hình thành và hoàn thiện sau khi bé chào đời, nhưng đó là một quan điểm sai lầm vì trí tuệ và não bộ của con được hình thành ngay từ trong bụng mẹ. Trong đó, giai đoạn quan trọng quyết định sự thông minh của bé là giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ và khoảng thời gian mà não bộ thai nhi phát triển mạnh nhất là giai đoạn 3 tháng cuối. Do vậy việc bổ sung DHA cho mẹ bầu trong suốt quá trình mang thai, đặc biệt trong giai đoạn 3 tháng đầu và 3 tháng cuối thai kỳ là vô cùng quan trọng, điều này giúp thai nhi phát triển toàn diện về trí tuệ và não bộ.
Bổ sung DHA cho bà bầu bằng cách nào?
Có nhiều cách để mẹ bầu bổ sung DHA, giúp con sinh ra khỏe mạnh và thông minh. Bạn có thể bổ sung DHA bằng các loại thực phẩm giàu DHA và kết hợp cùng các loại viên uống, thuốc bổ sung DHA cho bà bầu.
+ Cá: Cá hồi, cá ngừ, cá mòi, cá chép… chứa nhiều DHA và an toàn cho sức khỏe cả mẹ bầu lẫn thai nhi. Cá biển tốt cho sự phát triển thông minh của bé nhưng chuyên gia dinh dưỡng khuyên mẹ bầu chỉ nên ăn với lượng vừa phải, ví dụ như cá hồi nên ăn 300g/tuần là tốt nhất.
+ Trứng gà: Lòng đỏ trứng gà chứa nhiều DHA, choline có lợi cho não bộ của bé. Trong khi đó, lòng trắng trứng protein, sắt, axit folic cần thiết cho sự phát triển của bé yêu. Để đảm bảo an toàn và hấp thu chất dinh dưỡng tốt nhất, mẹ nên ăn trứng đã chín hoàn toàn và tốt nhất là trứng luộc để đảm bảo hấp thu các chất dinh dưỡng tối ưu nhất.
+ Các loại hạt: Hạt óc chó, hạnh nhân, lạc, hạt điều… rất giàu DHA tốt cho trí não và mắt bé. Đây là thực phẩm không thể thiếu trong thai kỳ để mẹ khỏe, bé thông minh. Ngoài giàu DHA, trong các loại hạt này còn chứa nhiều chất xơ giúp giải quyết thêm vấn đề táo bón trong thai kỳ.
+ Rau xanh: Súp lơ xanh, súp lơ trắng, bắp cải, rau chân vịt, bí ngô, cải xoăn, cải xoong cũng là nguồn cung cấp DHA phong phú cho mẹ bầu. Và mẹ bầu cần lựa chọn nguồn rau sạch để đảm bảo sức khỏe.
+ Sữa: Sữa bầu sẽ giúp mẹ bầu bổ sung DHA để con yêu được cung cấp đầy đủ dưỡng chất. Nếu sữa bầu khó uống, mẹ có thể thay thế bằng sữa tươi tiệt trùng, váng sữa, sữa đậu nành.
+ Viên uống bổ sung DHA: Hàm lượng DHA thông qua các bữa ăn của bà bầu chỉ đáp ứng được một phần nhu cầu thai nhi cần và không bổ sung đủ lượng DHA cần thiết. Vì thế, để đáp ứng đủ nhu cầu DHA cần thiết, các mẹ bầu có thể sử dụng viên bổ sung DHA hoặc viên uống tổng hợp bổ sung DHA cho bà bầu, giúp con yêu được cung cấp đầy đủ DHA và phát triển trí não toàn diện.
Các lưu ý khi dùng chế phẩm bổ sung DHA cho bà bầu
Mẹ bầu cần phải chú ý những điều sau đây khi bổ sung DHA trong suốt quá trình thai kỳ để tránh các tác dụng không mong muốn có thể xảy ra:
Không dùng các chế phẩm này cùng với cà phê, trà vì sẽ làm giảm hiệu quả bổ sung DHA.
Tuân thủ đúng liều lượng
TPCN viên bổ sung PreIQ giúp bổ sung các vitamin và khoáng chất cần thiết nhằm đáp ứng nhu cầu tăng cao cho phụ nữ trước, trong quá trình mang thai và sau sinh:
Giúp giảm thiểu các nguy cơ dị tật, nhất là dị tật ống thần kinh của thai nhi;
Hỗ trợ phát triển não bộ, mắt, hệ miễn dịch ở thai nhi và trẻ nhỏ;
Giúp hình thành hệ xương chắc khỏe cho trẻ, phòng chống loãng xương cho mẹ;
Giúp giảm nguy cơ sinh non và nhẹ cân ở trẻ.
Thông tin chi tiết vui lòng truy cập tại đây hoặc gọi hotline 19006436 để được tư vấn trực tiếp.
Số GPQC: 1831/2015/XNQC-ATTP Sản xuất & chịu trách nhiệm về sản phẩm: Công ty Cổ phần Dược phẩm Gia Nguyễn. Địa chỉ: Đường YP6, KCN Yên Phong, Đông Phong, Yên Phong, Bắc Ninh Sản phẩm này không phải là thuốc và không có tác dụng thay thế thuốc chữa bệnh.
Giá: 199.000đ/lọ 30 viên
Thanh toán khi nhận hàng
Bổ Sung Canxi Cho Bà Bầu Và Những Điều Đặc Biệt Cần Lưu Ý
Khi mang thai vì sao cần bổ sung canxi?
Khi có thai, nhu cầu canxi tăng lên: Trong 3 tháng đầu, nhu cầu là 800mg, 3 tháng giữa là 1.000mg, 3 tháng cuối và khi nuôi con bú là 1.500mg vì thai càng lớn thì xương thai nhi càng phát triển.
Người có thai thiếu canxi có thể thấy mệt mỏi, đau nhức bắp cơ, tê chân, đau lưng, đau khớp, răng lung lay, chuột rút, nặng hơn nữa thì lên cơn co giật do hạ canxi huyết quá mức mà biểu hiện đặc trưng là co giật các cơ mặt và chi trên với bàn tay co rúm. Đối với thai thiếu canxi sẽ dẫn đến suy dinh dưỡng ngay khi còn trong bụng mẹ, bị còi xương bẩm sinh, biến dạng các xương gây dị hình, lùn thấp…
Thiếu canxi, bà bầu dễ tăng huyếp áp. Gần đây, qua thực nghiệm và lâm sàng cho thấy nếu mang thai đến tuần thứ 15, bắt đầu cho uống mỗi ngày 2g canxi thì huyết áp giữ được mức thấp hơn trung bình trong suốt thai kỳ. Nếu mỗi ngày chỉ dùng 1g thì sau tuần mang thai thứ 24, phụ nữ mang thai được bổ sung canxi đó không khác gì người không được bổ sung, huyết áp tăng lên dần, có khả năng gây ra các triệu chứng của bệnh tăng huyết áp thai kỳ.
Ngoài ra, việc bổ sung canxi có thể giảm tính nhạy cảm trong mạch máu, ức chế sự phản ứng của cơ trơn mạch máu đối với vật chất nâng áp lực trong cơ thể. Do đó, canxi có thể phòng ngừa chứng tăng huyết áp ở phụ nữ mang thai.
Bà bầu nên lựa chọn thực phẩm nào để bổ sung canxi?
Canxi là một thành phần có sẵn trong các thực phẩm chúng ta ăn uống hằng ngày hoặc uống sữa bầu. Nhưng không phải thực phẩm nào cũng bổ sung Canxi bạn có thể tham khảo một số thức ăn động vật sau đây chứa nhiều canxi hơn cả: cua đồng (5.040mg%, tức là có 5.040mg canxi trong 100g cua); tôm đồng (1.120mg%); sữa bột (939mg%), sữa bò và dê tươi (147mg%).
– Còn trong các loại thức ăn thực vật thì : vừng (1.200mg%), rau cần (325mg%), cà rốt (323mg%) sữa bột đậu nành (224mg%)…
– Mặc dù các thức ăn đó nhiều Canxi như vậy nhưng không phải ăn vào bao nhiêu canxi thì cơ thể chúng ta hấp thu được hết mà nó còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tùy theo loại thức ăn, ví dụ sữa bò có lượng canxi cao hơn trong sữa mẹ nhưng lại khó được hấp thu hơn. Hay tùy cơ thể mỗi người, tùy thành phần của photpho và vitamin D mà sự hấp thu canxi nhiều hay ít.
– Ở phụ nữ trưởng thành lượng hấp thu và chuyển hóa canxi còn phụ thuộc hormon estrogen của buồng trứng vì thế ở người mãn kinh, do buồng trứng không hoạt động, estrogen thiếu hụt làm tăng tình trạng loãng xương. Chính vì vậy việc ăn uống đầy đủ với thức ăn đa dạng, nhiều rau, củ, quả, không kiêng khem vô lý và chọn lựa thức ăn có nhiều canxi cho bà mẹ mang thai là điều cần thiết, tránh được tình trạng thiếu canxi cho cả mẹ và thai.
– Ngoài ăn uống hàng ngày bạn có thể cung cấp canxi cho cơ thể bằng các loại thuốc có canxi nhưng tất cả phải theo sự hướng dẫn của bác sĩ.
3 tháng đầu thai kỳ: Trong thời kỳ đầu mang thai, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 50mg canxi mỗi ngày. Như vậy, trong 3 tháng đầu, các thai phụ cần khoảng 800mg canxi. Mẹ bầu nên uống 1-2 cốc sữa mỗi ngày sẽ đủ với nhu cầu canxi cơ thể cần trong giai đoạn này.
3 tháng giữa thai kỳ: Đây là giai đoạn các bà bầu cần phải được cung cấp canxi nhiều hơn. Mỗi ngày, bên cạnh việc chú ý bổ sung các thực phẩm có chứa canxi, các bác sĩ sản khoa khuyên thai phụ nên tắm nắng, ánh nắng có thể thúc đẩy sự tổng hợp vitamin D và nâng cao tỷ lệ hấp thu canxi. Ngoài ra, việc vận động có thể nâng cao khả năng hoạt động của xương và khớp, cải thiện tình trạng của xương.
Việc bổ sung canxi cho bà bầu không nên chậm quá 20 tuần của thai kỳ bởi đây là giai đoạn hình thành xương của thai nhi trong bụng. Thời kỳ này, thai phụ cần phải được cung cấp khoảng 1200mg canxi.
3 tháng cuối thai kỳ: 3 tháng cuối của thai kỳ là giai đoạn xương của trẻ bắt đầu được ổn định và mỗi ngày, người mẹ cần phải được cung cấp từ 600 đến 1500mg canxi. Như vậy, lượng canxi sẽ đảm bảo cho sự phát triển toàn diện của cả bản thân người mẹ và thai nhi trong bụng.
Một số lưu ý cần biết khi bổ sung canxi cho bà bầu
Canxi mặc dù rất tốt nhưng cái gì cũng vậy, nếu nhiều quá cũng không tốt vì nếu bổ sung dư thừa canxi thì lượng canxi thừa bị đào thải qua nước tiểu có thể gây sỏi tiết niệu hay canxi hóa động mạch. Với những thai phụ được bác sĩ chỉ định uống bổ sung canxi thì nên lưu ý:- Khi bổ sung viên nang canxi, tốt nhất uống sau bữa sáng (hoặc bữa trưa) 1 tiếng đồng hồ (sau bữa sáng là tốt hơn cả). Tránh uống canxi vào buổi tối (đặc biệt không uống trước giờ đi ngủ) vì có thể gây sỏi thận hoặc cản trở giấc ngủ
– Khi chọn dùng thuốc Canxi cho người có thai bạn cũng nên chú ý người có thai không có bệnh lý gì thì dùng thuốc có canxi loại nào cũng được, nhưng đối với người có thai bị tăng huyết áp, tiền sản giật có chế độ hạn chế muối natri thì cần thận trọng khi dùng các loại thuốc canxi có lẫn natri; người có thai mắc tiểu đường cần thận trọng với các thuốc có hàm lượng đường trong đó.
Trường hợp phải dùng thuốc lâu dài thì không nên dùng thuốc canxi có gốc lactate vì khi chuyển hóa trong cơ thể sẽ sinh ra nhiều acid lactic gây mệt mỏi và nếu phải uống với liều lượng nhiều, nên chia thành nhiều bữa nhỏ trong ngày, bởi vì mỗi lần uống cơ thể chỉ có khả năng hấp thu khoảng 500mg canxi một lúc.
– Một lưu ý nhỏ nữa đó là bạn nên chọn loại canxi không chứa chì vì có một số nhãn hiệu viên bổ sung canxi có thể chứa hàm lượng nhỏ chì nhưng cũng đủ gây hại cho thai và không bổ sung canxi cùng lúc với những thực phẩm có chứa oxalate như chocolate, trà (cả trà thảo dược), dâu tây, nước ép hoa quả… vì thực phẩm chứa oxalate khi kết hợp với canxi sẽ làm giảm hấp thu.
Cập nhật thông tin chi tiết về Khi Nào Cần Bổ Sung Sữa Bầu Để Mẹ Bầu Tránh Tăng Cân Qua Nhanh trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!