Bạn đang xem bài viết Kinh Nguyệt Có Màu Đen – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Màu sắc của máu kinh có thể là một tín hiệu quan trọng để đánh giá sức khỏe sinh sản của phụ nữ. Thông thường, máu kinh nguyệt có màu đỏ đậm, không đông đặc hay loãng như nước, nhưng nếu kinh nguyệt có màu đen thì có phải là một dấu hiệu bất thường.
Để tìm hiểu về điều này, các bạn có thể theo dõi thông tin được cung cấp trong bài viết sau đây.
Tại sao kinh nguyệt có màu đen?
Kinh nguyệt màu đen vào cuối kỳ “đèn đỏ”
Máu kinh có màu đen đôi khi không phải là một tình trạng báo động nguy hiểm. Máu kinh nguyệt có thể chuyển sang màu nâu hoặc đen giống như bã cà phê vào cuối những ngày “đèn đỏ”.
Điều này cũng sẽ xảy ra tương tự với những bà mẹ sau sinh. Dù mẹ sinh mổ hay sinh thường thì đều có sản dịch (giống với máu kinh) khoảng 2 – 6 tuần sau sinh. Vài ngày đầu tiên sản dịch sẽ có màu sẫm tương tự như kinh nguyệt, sau đó nó sẽ chuyển sang màu đỏ nâu hoặc đen, và cuối cùng là màu vàng trắng (do có chứa lượng lớn bạch cầu và mô màng vỏ bị hoại tử) giống như khí hư cho tới khi nó dừng hẳn.
Đây chỉ là tình trạng sinh lý bình thường, không có gì đáng lo ngại. Tất cả những gì bạn cần làm là để cho lượng máu kinh này đào thải một cách tự nhiên và chú ý hơn trong việc làm sạch vùng kín để tránh viêm nhiễm.
Kinh nguyệt màu đen do ít hoạt động
Lười vận động có thể là một trong những lý do khiến cho máu trong những ngày hành kinh có màu đen, thậm chí là có những cục máu đông nhỏ. Hiện tượng này xảy ra là bởi máu bị giữ lại trong tử cung lâu hơn bình thường, khi thoát ra ngoài nó sẽ bị oxy hóa và chuyển thành dạng màu tối hơn.
Do đó, trong những ngày “dụng râu” đừng cho rằng ngồi yên tại chỗ là tốt, hãy cứ vận động nhẹ nhàng để giúp cho máu kinh thoát ra dễ dàng và không bị ứ lại bên trong cơ thể. Bạn nên tập thể dục vừa sức để cải thiện tình trạng nói trên, nhất là với những chị em công sở thường phải ngồi làm việc tại chỗ trong thời gian dài.
Âm đạo bị mắc kẹt dị vật
Tampon mắc kẹt trong âm đạo rất có thể là một trong những nguyên nhân khiến kinh nguyệt có màu đen
Nếu âm đạo bị mắc kẹt bởi một dị vật nào đó chẳng hạn như bao cao su, sextoy hay tampon trong kỳ kinh nguyệt thì điều này cũng có thể khiến cho máu kinh chảy ra có màu đen và mùi rất hôi. Đây là một dấu hiệu của nhiễm trùng bạn cần phải lưu ý. Trong trường hợp này, bạn cần phải lấy các dị vật trong âm đạo ra, giúp cho dòng chảy của máu trở lại bình thường.
Nếu như bạn thấy có thêm các biểu hiện khác như là âm đạo bị sưng đỏ, ngứa ngáy vùng kín, khó đi tiểu hoặc sốt thì bạn nên tới bệnh viện để được hướng dẫn xử lý đúng cách.
Mắc bệnh phụ khoa
Một số bệnh phụ khoa có thể là nguyên nhân khiến cho kinh nguyệt bị rối loạn, thay đổi bất thường về lượng máu, tính chất và cả màu sắc của máu. Điển hình như một số bệnh lí phụ khoa sau:
Viêm lộ tuyến
Viêm cổ tử cung
Viêm vòi trứng
Viêm nội mạc tử cung
U xơ tử cung
Polyp tử cung
Ung thư cổ tử cung…
Nếu như bạn gặp phải các triệu chứng kèm theo như là:
Đau rát khi giao hợp hoặc đi tiểu
Chảy máu bất thường khi quan hệ tình dục
Vùng kín ngứa ngáy
Đau vùng chậu
Có thể bị sốt mà không phải do cảm lạnh
Thì bạn có thể đặt nghi vấn rằng bản thân có thể đang mắc một bệnh phụ khoa tiềm ẩn nào đó. Khi đó, bạn nên đi khám phụ khoa để kiểm tra rõ ràng tác nhân gây bệnh, cũng như có biện pháp điều trị kịp thời, nhằm tránh các biến chứng xấu xảy ra.
Cấu tạo tử cung bất thường
Một số phụ nữ gặp phải tình trạng cổ tử cung hẹp bẩm sinh hay cổ tử cung bị gẫy gập, thì đây cũng là nguyên nhân sẽ ảnh hưởng tới sự lưu thông máu trong những ngày “đèn đỏ”. Tử cung bị hẹp khiến máu lưu thông kém. Máu bị giữ lại nhiều hơn và khi thoát ra có thể chuyển thành màu đen. Nếu sự tắc nghẽn diễn ra nghiêm trọng, phụ nữ có thể bị rong kinh hoặc vô kinh.
Điều này còn có thể xảy ra khi phụ nữ già đi, cổ tử cung ngày càng thu hẹp lại khiến máu kinh nguyệt thoát ra khỏi cơ thể hạn chế hơn, máu có màu đen và còn có thể có mùi hôi.
Rối loạn nội tiết tố
Nội tiết tố mất cân bằng sẽ ảnh hưởng ít nhiều đến quá trình sản xuất các hormone nội tiết, đặc biệt là estrogen. Nồng độ estrogen thấp có thể làm ức chế quá trình lưu thông máu trước chu kỳ kinh nguyệt, lượng máu bị dồn đọng lại và có thể chuyển thành màu đen.
Một số lý do gây rối loạn nội tiết tố:
Stress, căng thẳng, áp lực công việc
Lạm dung thuốc tránh thai
Tác dụng phụ của thuốc kháng sinh
Chế độ ăn uống thiếu hợp lý, ăn kiêng quá đà
Tập thể dục với cường độ cao
Thay đổi môi trường sống…
Stress khiến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ bị rối loạn.
Kinh nguyệt màu đen điều trị như thế nào?
Kinh nguyệt màu đen có thể là một phần bình thường trong chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ, do đó các chị em không cần điều trị đặc biệt.
Tuy nhiên, khi kinh nguyệt có màu đen đi kèm với các triệu chứng bất thường khác như là:
Vòng kinh không đều, quá ngắn (dưới 21 ngày) hoặc quá dài (trên 35 ngày)
Trên 3 tháng không có kinh nguyệt
Lượng máu kinh quá ít (dưới 30ml/ kỳ kinh nguyệt) hoặc quá nhiều (trên 80ml/ kỳ kinh nguyệt)
Số ngày hành kinh quá dài (trên 7 ngày) hoặc quá ngắn (dưới 2 ngày)
Chảy máu bất thường trong kỳ kinh
Máu kinh loảng như nước, hoặc đông đặc, có nhiều cục máu đông
Đau bụng dữ dội, bị sốt cao, tụt huyết áp, rối loạn đại tiện,… trong những ngày hành kinh
Hoặc những dấu hiệu khác ngoài kì kinh như là:
Vùng kín thường xuyên ngứa ngáy, sưng đỏ
Khí hư tiết ra nhiều
Khí hư đổi màu bất thường như xanh, vàng hoặc nâu
Khí hư có mùi hôi
Đau rát mỗi khi tiểu tiện, quan hệ tình dục
Ra máu bất thường khi quan hệ tình dục
Nếu thấy một vài hoặc tất cả những biểu hiện này, bạn nên tới bác sĩ để kiểm tra. Rất có thể bạn đang mắc phải một bệnh tiềm ẩn nào đó gây ảnh hưởng tới kinh nguyệt.
Các bệnh lí phụ khoa tiến triển trong thời gian dài vừa ảnh hưởng tới chất lượng cuộc sống của phụ nữ mà còn ảnh hưởng tới thiên chức làm mẹ của các chị em. Nếu không được điều trị sớm, những căn bệnh này có thể gây ra vô sinh, hiếm muộn và nhiều mối nguy cho sức khỏe.
Thông thường bác sĩ sẽ điều trị kinh nguyệt màu đen dựa theo nguyên nhân được tìm ra. Nếu nguyên nhân được loại bỏ thì tình trạng kinh nguyệt màu đen sẽ chấm dứt.Chẳng hạn:
Trường hợp nữ giới bị kinh nguyệt màu đen do polyp cổ tử cung thì thông thường bác sĩ sẽ chỉ định một trong những thủ thuật thích hợp để loại bỏ polyp như là: áp lạnh, dao điện đốt chân, laser, xoắn polyp.
Trường hợp kinh nguyệt màu đen và bị rong kinh là do u xơ tử cung thì cũng cần phải can thiệp phẫu thuật để bóc tách u ra ngoài.
Trường hợp phụ nữ bị viêm vùng chậu cấp tính (bao gồm viêm cổ tử cung, viêm tử cung, viêm vòi trứng, viêm buồng trứng) thì có thể điều trị bằng kháng sinh chuyên biệt nhằm ức chế sự phát triển của vi khuẩn, cải thiện tình trạng viêm nhiễm. Nếu viêm vùng chậu chuyển sang giai đoạn mãn tính hoặc có biến chứng, xuất hiện các ổ áp xe, thì cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật. Ngoài ra, còn có thể điều trị kết hợp bằng vật lý trị liệu để tăng thêm hiệu quả tiêu viêm nhanh chóng.
Nếu kinh nguyệt màu đen là do rối loạn nội tiết tố thì cần cải thiện các yếu tố gây ra rối loạn kinh nguyệt như chế độ ăn uống, cân bằng tâm lý,…hoặc sử dụng thuốc điều chỉnh nội tiết tố.
Những điều cần chú ý để duy trì chu kỳ kinh nguyệt khỏe mạnh
Đề phòng ngừa rối loạn kinh nguyệt, các chị em nên chú ý hơn tới vấn đề vệ sinh vùng kín và các thói quen khác trong sinh hoạt hằng ngày. Cụ thể là:
1/ Vệ sinh vùng kín khoa học với dung dịch vệ sinh có độ pH phù hợp, không thụt rửa âm đạo.
2/ Khi đại tiểu tiện phải lau vùng kín sạch sẽ từ trước ra sau để tránh cho vi khuẩn lan ngược vào âm đạo gây viêm nhiễm.
3/ Trong những ngày đèn đỏ cần thường xuyên thay băng vệ sinh 4h/ lần, cuối chu kỳ thì nên sử dụng băng vệ sinh hằng ngày để đảm bảo thông thoáng.
4/ Không lạm dụng thuốc tránh thai.
5/ Không tùy tiện uống thuốc kháng sinh khi chưa có tư vấn của bác sĩ.
6/ Cân bằng giữa làm việc và nghỉ ngơi, dành thời gian thư giãn cho bản thân để tránh khỏi căng thẳng, mệt mỏi ảnh hưởng tới kinh nguyệt.
7/ Lựa chọn chế độ ăn đầy đủ dinh dưỡng, phát triển cân nặng phù hợp với chiều cao, vóc dáng. Tình trạng thừa cân hoặc quá gầy có thể tác động gây ảnh hưởng tới quá trình sản sinh hormone trong cơ thể.
8/ Luyện tập thể thao đều đặn để duy trì sức khỏe tổng thể. Tuy nhiên, không nên tập luyện quá sức.
Nếu thấy hiện tượng kinh nguyệt màu đen kéo dài nhiều tháng thì bạn nên chủ động tới phòng khám hoặc bệnh viện để được kiểm tra và điều trị.
Rối Loạn Kinh Nguyệt: Nguyên Nhân, Dấu Hiệu Và Cách Điều Trị
Rối loạn kinh nguyệt hay các triệu chứng khó chịu khi đến chu kỳ kinh là vấn đề mà bất cứ chị em phụ nữ nào cũng gặp phải. Rối loạn kinh nguyệt rất đa dạng, từ đau bụng kinh (thống kinh) đến kinh nhiều, kinh dày (đa kinh), kinh thưa, kinh ít (thiểu kinh, vô kinh).
Rối loạn kinh nguyệt là bệnh gì?
Chu kỳ kinh nguyệt thường mang lại một loạt các triệu chứng khó chịu. Hội chứng tiền kinh nguyệt, chẳng hạn như đau quặn bụng và mệt mỏi là các vấn đề phổ biến nhất , nhưng các triệu chứng thường mất đi khi chu kỳ bắt đầu. Tuy nhiên, các bất thường kinh nguyệt khác nghiêm trọng hơn cũng có thể xảy ra như kinh nguyệt quá nhiều hoặc quá ít, không có kinh.
Hãy nhớ rằng chu kỳ kinh nguyệt bình thường ở mỗi người là khác nhau. Một chu kỳ là bình thường với bạn nhưng có thể bất thường đối với người khác. Hãy gặp bác sĩ nếu bạn nhận thấy bất kỳ thay đổi đáng kể nào về chu kỳ kinh nguyệt.
Những dấu hiệu và triệu chứng của bệnh rối loạn kinh nguyệt là gì?
Các triệu chứng phổ biến của bệnh rối loạn kinh nguyệt là:
Hội chứng rối loạn tiền kinh nguyệt:
Tình trạng này xảy ra 1-2 tuần trước khi kỳ kinh bắt đầu. Một số phụ nữ trải qua một loạt các triệu chứng về thể chất và cảm xúc. Những người khác có thể trải qua một vài triệu chứng hoặc không có bất cứ triệu chứng nào. Tình trạng này có thể gây
đầy hơi
, cáu gắt,
đau lưng
, nhức đầu,
đau ngực
, nổi mụn, thèm ăn, mệt mỏi quá mức, phiền muộn, lo lắng, cảm giác căng thẳng, mất ngủ,
táo bón
, bệnh
tiêu chảy
, đau bụng nhẹ;
Rong kinh
:
Tình trạng này làm bạn chảy máu nhiều hơn bình thường. Chu kỳ kinh cũng có thể lâu hơn bình thường từ 5-7 ngày;
Vô kinh:
Trong một số trường hợp, phụ nữ có thể không có kinh điều này được gọi là
vô kinh
. Vô kinh nguyên phát là khi bạn không có chu kỳ kinh đầu tiên ở năm bạn 16 tuổi. Tình trạng này có thể do một vấn đề về tuyến yên, một khiếm khuyết bẩm sinh của hệ thống sinh sản nữ hoặc dậy thì chậm. Vô kinh thứ phát xảy ra khi chu kỳ kinh vốn có bị gián đoạn từ sáu tháng trở lên.
Bạn có thể gặp các triệu chứng khác không được đề cập. Nếu bạn có bất kỳ thắc mắc nào về các dấu hiệu bệnh, hãy tham khảo ý kiến bác sĩ.
Khi nào bạn cần phải gặp bác sĩ?
Nếu bạn có bất kỳ dấu hiệu hoặc triệu chứng nêu trên hoặc có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ của bạn. Cơ địa của mỗi người là khác nhau. Vì vậy hãy hỏi ý kiến bác sĩ để lựa chọn được phương án thích hợp nhất.
Nguyên nhân nào gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Có nhiều nguyên nhân gây ra bệnh rối loạn kinh nguyệt, bao gồm:
Mang thai hoặc cho con bú.
Trễ kinh có thể là một dấu hiệu mang thai. Sau khi mang thai, kinh nguyệt bị ngừng;
Rối loạn ăn uống, giảm cân hoặc tập thể dục quá mức.
Rối loạn ăn uống, chẳng hạn như chứng chán ăn, giảm cân và hoạt động thể chất quá mức có thể gây rối loạn kinh nguyệt;
Hội chứng buồng trứng đa nang.
Phụ nữ bị mắc chứng rối loạn hệ thống nội tiết này có tình trạng kinh nguyệt không đều và bạn có thể thấy được buồng trứng to chứa nhiều nang trứng khi siêu âm;
Suy buồng trứng sớm.
Suy buồng trứng sớm là chỉ tình trạng buồn trứng mất chức năng trước tuổi 40. Những phụ nữ mắc chứng suy buồng trứng sớm có thể có kinh nguyệt không đều hoặc không thường xuyên trong nhiều năm;
Bệnh viêm vùng chậu.
Tình trạng nhiễm trùng ở các cơ quan sinh sản gây chảy máu kinh nguyệt không đều;
U xơ tử cung.
U xơ tử cung là u lành không phải ung thư của tử cung, dẫn đến tình trạng kinh nguyệt quá nhiều và kéo dài.
Nguy cơ mắc phải bệnh
Những ai thường mắc phải bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Rối loạn kinh nguyệt rất phổ biến và những ai đã có kinh nguyệt đều có thể mắc phải bệnh này. Bạn có thể kiểm soát bệnh này bằng cách giảm thiểu các yếu tố nguy cơ. Hãy tham khảo bác sĩ để biết thêm thông tin chi tiết.
Những yếu tố nào làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Có rất nhiều yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh rối loạn kinh nguyệt, chẳng hạn như:
Tuổi:
Nữ giới bắt đầu có kinh nguyệt lúc 11 tuổi hoặc trẻ hơn có nguy cơ cao gặp phải các cơn đau nặng, chu kỳ kinh dài và nhiều hơn. Trẻ em gái mới dậy thì có thể bị vô kinh trước khi chu kỳ rụng trứng trở nên thường xuyên khi trưởng thành: Những phụ nữ mãn kinh cũng có thể bị lỡ kinh và thỉnh thoảng bị xuất huyết nặng;
Cân nặng.
Thừa cân hoặc thiếu cân có thể làm tăng nguy cơ đau bụng kinh và vô kinh;
Chu kỳ kinh nguyệt và lượng kinh:
Chu kỳ kinh nguyệt kéo dài và nhiều hơn có thể dẫn đến các cơn đau quặn bụng;
Tiền sử mang thai:
Những phụ nữ mang thai nhiều lần có nguy cơ cao bị rong kinh. Những phụ nữ chưa bao giờ sinh con có nguy cơ cao bị đau bụng kinh còn những người phụ nữ sinh con đầu lòng ở độ tuổi trẻ có nguy cơ thấp hơn;
Hút thuốc:
Hút thuốc có thể khiến cho rối loạn kinh nguyệt nghiêm trọng hơn;
Căng thẳng:
Căng thẳng về thể chất và tinh thần có thể ngăn chặn việc sản sinh ra các hormone luteinizing, dẫn đến vô kinh tạm thời
Điều trị rối loạn kinh nguyệt
Những thông tin được cung cấp không thể thay thế cho lời khuyên của các chuyên viên y tế. Hãy luôn tham khảo ý kiến bác sĩ.
Những kỹ thuật y tế nào được dùng để chẩn đoán bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Những ghi chú trong chu kỳ kinh, tần suất chu kỳ kinh và các triệu chứng mà bạn gặp phải có thể hỗ trợ chẩn đoán.
Bác sĩ cũng sẽ tiến hành kiểm tra vùng chậu, từ đó đánh giá cơ quan sinh sản và xác định xem cổ tử cung hoặc âm đạo có bị viêm hay không. Bên cạnh đó, bác sĩ sẽ tiến hành xét nghiệm Pap smear để loại trừ khả năng ung thư hoặc các tình trạng bệnh cơ bản khác.
Xét nghiệm máu có thể giúp xác định xem sự mất cân bằng nội tiết tố có gây ra các vấn đề kinh nguyệt hay không. Nếu bạn cho rằng mình đã có thai, bác sĩ hoặc y tá sẽ sẽ tiến hành xét nghiệm máu hoặc nước tiểu trong quá trình khám.
Các xét nghiệm khác có thể giúp chẩn đoán nguồn gốc các vấn đề kinh nguyệt của bạn bao gồm:
Sinh thiết nội mạc tử cung (phương pháp này trích xuất một mẫu mô từ nội mạc tử cung và gửi đi phân tích thêm);
Soi buồng tử cung (bác sĩ sẽ đưa một camera nhỏ vào tử cung để xem có bất kỳ điều gì bất thường không);
Siêu âm (thiết lập hình ảnh của tử cung).
Những phương pháp nào dùng để điều trị bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Đau bụng kinh có thể là do nội tiết tố hoặc do nguyên nhân khác bạn cũng có thể được chỉ định điều trị để giải quyết vấn đề, ví dụ như uống thuốc kháng sinh để điều trị bệnh viêm vùng chậu.
Những thói quen sinh hoạt nào giúp bạn hạn chế diễn tiến của bệnh rối loạn kinh nguyệt?
Bạn sẽ có thể kiểm soát bệnh này nếu áp dụng các biện pháp sau:
Các yếu tố ăn uống: Điều chỉnh chế độ ăn uống bắt đầu khoảng 14 ngày trước chu kỳ kinh có thể giúp bạn chỉ gặp một số rối loạn kinh nguyệt nhẹ. Chế độ ăn uống lành mạnh áp dụng cho tất cả mọi người bao gồm ăn nhiều ngũ cốc nguyên hạt, trái cây tươi và rau quả, tránh chất béo bão hòa và thức ăn nhanh. Hạn chế muối (natri) có thể giúp giảm đầy hơi. Hạn chế uống cà phê, đường và uống rượu cũng sẽ có ích;
Ngăn ngừa và điều trị bệnh thiếu máu;
Tập thể dục: Tập thể dục có thể giúp giảm đau bụng kinh;
Quan hệ tình dục: Cảm giác cực khoái có thể làm giảm mức độ nghiêm trọng của đau bụng kinh;
Chườm nóng: Lót một miếng đệm nóng vào vùng bụng hoặc ngâm mình trong một bồn tắm nước nóng, có thể giúp làm giảm đau bụng kinh;
Vệ sinh kinh nguyệ: Thay đổi băng vệ sinh từ 4-6 giờ. Bạn hãy tránh sử dụng băng vệ sinh có mùi thơm vì chất khử mùi có thể gây kích ứng vùng sinh dục. Bạn không nên thụt rửa âm đạo vì nó có thể tiêu diệt các vi khuẩn tự nhiên thường trú trong âm đạo mà chỉ cần tắm rửa thường xuyên để làm sạch.
Phụ nữ là một nửa của thế giới. Chăm sóc sức khỏe sinh sản cho phụ nữ là điều quan trọng để thể hiện sự yêu thương cũng như nâng niu dành cho phái đẹp. Các chị em phụ nữ hãy học cách yêu thương và tự bảo vệ mình, đừng ngại ngùng khi đi khám sức khỏe và khám phụ khoa thường xuyên định kỳ.
Các rối loạn về kinh nguyệt có thể được can thiệp chữa khỏi hoàn toàn hoặc cải thiện một phần khi được chẩn đoán đúng nguyên nhân và điều trị thích hợp. Đặc biệt các rối loạn kinh nguyệt là nguyên nhân của hiếm muộn hoặc vô sinh cần được chữa trị sớm khi phụ nữ còn trong độ tuổi sinh sản thì khả năng hồi phục sự thụ thai mới cao.
Nếu bạn có bất kỳ câu hỏi nào, xin vui lòng tham khảo ý kiến bác sĩ để được tư vấn phương pháp hỗ trợ điều trị tốt nhất.
Pacific Cross Việt Nam cung cấp các chương trình bảo hiểm sức khỏe và bảo hiểm du lịch phù hợp với từng yêu cầu và ngân sách của khách hàng. Cho dù là chương trình bảo hiểm cho cá nhân bạn, cho gia đình bạn hoặc doanh nghiệp của bạn, chúng tôi ở đây để đảm bảo rằng bạn nhận được sản phẩm bảo hiểm tốt nhất.
Nếu bạn chưa chắc chắn về chương trình bảo hiểm nào phù hợp với nhu cầu của mình, hãy sử dụng Chương trình Lựa Chọn Bảo Hiểm của chúng tôi hoặc liên hệ với chúng tôi để được tư vấn miễn phí qua email: inquiry@pacificcross.com.vn.
Nguồn tham khảo
http://umm.edu/health/medical/reports/articles/menstrual-disorders.
http://www.healthline.com/health/menstrual-problems#Overview1..
http://www.mayoclinic.org/healthy-lifestyle/womens-health/in-depth/menstrual-cycle/art-20047186?pg=1.
Trễ Kinh Nửa Tháng Có Sao Không, Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị
TRUNG TÂM TƯ VẤN SỨC KHỎE
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 028 3863 5512
Trễ kinh nửa tháng có sao không?
Nếu như bạn đã thử khá nhiều que mà kết quả vẫn là âm tính tương đương 1 vạch thì khá nhiều chức năng bạn không có thai. Hiện tượng trễ kinh chỉ là xuất phát từ những yếu tố tâm sinh lý khác mà thôi.
Mặc dù vậy, chị em có khả năng điều chỉnh vấn đề tâm lý và chờ thêm 5 – 7 ngày nữa nếu vẫn chưa thấy kinh thì buộc phải đi khám phụ khoa để bác sĩ điều chỉnh lại vòng kinh. Vì tình trạng trễ kinh có khả năng là biểu hiện nhận biết các căn bệnh phụ khoa nguy hiểm, nặng thêm có khả năng gây ra vô sinh.
Nguyên nhân gây nên trễ kinh nửa tháng ở nữ giới?
☛ Do chế độ ăn uống
Khi bị chán ăn hoặc ăn uống vô độ sẽ làm bạn bị giảm cân hay tăng cân khá nhanh. Luyện tập thể thao khá độ cũng làm cho chu kì kinh nguyệt của bạn bị thay đổi.
Hiện tượng này có thể khiến cho hormone trong cơ thể bạn mất đi sự cân bằng, làm cho giai đoạn rụng trứng diễn ra phiền phức.
☛ Sử dụng thuốc tránh thai
Tùy vào thể lực thể chất cũng như liều lượng xài thuốc tránh thai nữ giới có thể bị chậm kinh 1 tuần, chậm kinh 10 ngày hoặc lâu hơn 1 tháng, 2 tháng. Sử dụng thuốc tránh thai khẩn cấp là nguyên nhân gây chậm kinh nửa tháng.
Để nhận biết được trường hợp này thì phái đẹp nữ giới buộc phải quan sát, theo dõi kỳ kinh của bản thân xem có các triệu chứng bất thường như: máu kinh bị vón cục, máu kinh có mùi hôi hay màu sắc lạ, bị đau bụng dưới âm ỉ,…
☛ Bộ phận sinh dục có dị tật bẩm sinh, sẹo do nạo đình chỉ thai, phẫu thuật: Dẫn đến cản trở thời kỳ đẩy máu kinh ra bên cạnh, dẫn đến ứ đọng kinh, tắc kinh, trễ kinh ở phái đẹp.
Tình trạng trễ kinh có ảnh hưởng không nhỏ đến cuộc sống sinh hoạt, cơ địa sinh lý cũng như khả năng sinh sản của phái nữ phụ nữ. Tóm lại, khi bị trễ kinh khá nhiều tháng, phụ nữ bắt buộc sớm tìm đến các cơ sở y tế chuyên khoa để được khám bệnh, tìm ra nguyên do và có hướng khắc phục liền.
Phòng khám đa khoa tphcm là cơ sở y tế khám và chữa trị tình trạng trễ kinh thành công được rất nhiều phái đẹp lựa chọn tin tưởng. Với các điểm mạnh sau:
– Được đội ngũ y bác sĩ thai phụ khoa giàu kinh nghiệm, có tay nghề cao và giỏi trực tiếp khám và chẩn đoán.
– Hệ thống máy móc và thiết bị y khoa tiên tiến, được nhập từ một số nước có nền y học hiện đại như Mỹ, Hàn Quốc, Đài Loan,…Điều này sẽ hỗ trợ khám bệnh chính xác và chữa hiệu quả hơn.
– Có khả năng đặt hẹn khám trước thông qua hệ thống tư vấn online hay tổng đài của phòng khám chuyên khoa. Thông qua đó, bạn sẽ tiết kiệm được thời gian và khoản chi phí vận động.
– Mức giá khám phù hợp, được niêm yết đúng với quy định buộc phải bạn sẽ không nên rất sợ hãi về chi phí.
– Thời gian làm việc linh hoạt từ 8h00 tới 20h00 tất cả những ngày trong tuần kể cả lễ, Tết và chủ nhật.
– Hệ thống thông tin được bảo mật tuyệt đối.
(Được sở y tế cấp phép hoạt động)
Hotline tư vấn miễn phí: 028 3863 5512
14 Nguyên Nhân Kinh Nguyệt Đến Sớm Và Cách Khắc Phục
Thông thường, chu kỳ kinh nguyệt của các bạn nữ sẽ kéo dài khoảng 21 đến 39 ngày, số ngày có kinh nguyệt cũng ở khoảng 2-7 ngày. Tuy nhiên, nữ giới sẽ thỉnh thoảng trải qua những ngày kinh nguyệt đến sớm hơn và điều này hoàn toàn bình thường.
Thế nhưng, việc có kinh sớm liên tục có thể là dấu hiệu cho thấy sức khỏe của bạn đang gặp phải một số vấn nghiêm trọng. Vì vậy, bạn nên chủ động đi khám nếu nhận thấy kinh nguyệt đến sớm liên tục trong 3 tháng.
Những nguyên nhân khiến kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường
Hiện tượng kinh nguyệt đến sớm xảy ra do hai nhóm nguyên nhân chính: do sinh lý hoặc bệnh lý. Một số vấn đề sau đây có thể khiến bạn liên tục có kinh sớm hơn bình thường.
1. Dậy thì
Nữ giới khi bước vào giai đoạn tuổi dậy thì (8-13 tuổi) thì cơ quan sinh sản mới bắt đầu đi vào hoạt động và sản sinh ra nội tiết tố. Trong những năm đầu có kinh nguyệt, những hormone này hoạt động không ổn định nên có thể dẫn đến tình trạng kinh nguyệt thất thường, có thể đến sớm hoặc chậm hơn bình thường.
Tuy nhiên, tình trạng này thường không kéo dài và sẽ ổn định hơn khi bạn nữ bước vào độ tuổi trưởng thành.
2. Tiền mãn kinh
Tiền mãn kinh là giai đoạn chuyển sang mãn kinh, thường bắt đầu khi bạn ở độ tuổi 40-50 và sẽ kéo dài trong khoảng 4 năm.
Nồng độ hormone trong cơ thể dao động dữ dội trong thời gian này và phụ nữ tiền mãn kinh có thể không rụng trứng đều đặn mỗi tháng. Điều này sẽ khiến chu kỳ kinh nguyệt không đều, chu kỳ kinh nguyệt sẽ đến sớm hơn hoặc muộn hơn bình thường.
3. Tập thể dục với cường độ cao
Tập thể dục cường độ cao gây ảnh hưởng đến độ dài chu kỳ kinh nguyệt do các bài tập này đốt cháy nhiều năng lượng. Khi cơ thể không có đủ năng lượng, nó sẽ không sản xuất đủ lượng hormone sinh sản cần thiết để việc rụng trứng diễn ra bình thường .
Kinh nguyệt đến sớm, không đều hoặc mất kinh thường xảy ra khi bạn giảm cân nhanh chóng. Điển hình là việc áp dụng các chế độ ăn kiêng khắc nghiệt, phẫu thuật cắt dạ dày hoặc do rối loạn ăn uống.
Khi cơ thể ngừng nạp năng lượng thông qua ăn uống, nó sẽ dùng năng lượng dự trữ để dùng cho các chức năng sống thiết yếu hơn như thở, tuần hoàn. Cơ thể khi đó sẽ dừng việc sản xuất hormone sinh sản, làm kinh nguyệt rối loạn.
Bên cạnh đó, việc tăng cân đột ngột cũng có thể hormone điều tiết quá trình rụng trứng bị mất ổn định, làm sai lệch chu kỳ kinh nguyệt. Khi bạn tăng cân quá nhanh, kinh nguyệt có thể đến sớm hơn hoặc trễ kinh.
5. Căng thẳng khiến kinh nguyệt đến sớm
Căng thẳng quá độ có thể làm kinh nguyệt đến sớm hơn bình thường hoặc biến mất trong tháng đó. Do khi gặp căng thẳng, cơ thể sẽ ngay lập tức sản sinh ra hormone cortisol chống lại tình trạng này. Nhưng hormone cortisol lại đồng thời kích thích sản sinh estrogen, gây ảnh hưởng đến quá trình rụng trứng hàng tháng, khiến bạn có kinh sớm hơn.
6. Thay đổi lối sống
7. Dùng thuốc điều trị khiến kinh nguyệt đến sớm
Một số loại thuốc điều trị có thể gây ra tác dụng phụ ảnh hưởng đến kinh nguyệt, khiến kinh nguyệt đến sớm nếu sử dụng trong chu kỳ kinh nguyệt hoặc trước kỳ kinh vài ngày, điển hình là:
Thuốc an thần
Thuốc chống trầm cảm
Thuốc cao huyết áp
Thuốc chống đông máu…
Tất cả những loại thuốc trên đều có chất gây kích thích trứng, làm trứng rụng sớm. Điều này dẫn đến tình trạng có kinh sớm ở nữ giới.
8. Dùng biện pháp tránh thai nội tiết
Các hormone có trong thuốc tránh thai nội tiết sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến việc rụng trứng và chu kỳ kinh nguyệt. Khi dùng thuốc tránh thai, chu kỳ kinh nguyệt của bạn sẽ phụ thuộc vào thời điểm bạn bắt đầu uống thuốc. Nếu quên uống thuốc tránh thai, bạn sẽ gặp phải tình trạng chảy máu vùng kín do nồng độ hormone sụt giảm đột ngột.
9. Dùng thuốc tránh thai khẩn cấp
10. Mắc các bệnh nhiễm trùng vùng kín
Khi gặp phải tình trạng kinh nguyệt đến sớm 10-20 ngày thì rất có thể bạn đã mắc phải một số bệnh nhiễm trùng vùng kín như: viêm âm đạo, viêm cổ tử cung, các bệnh nấm sinh dục…
Các bệnh viêm phụ khoa có thể gây chảy máu ngoài chu kỳ kinh nguyệt. Kinh nguyệt khi có sẽ quá ít hoặc quá nhiều, màu sắc của máu kinh bất thường… Bên cạnh đó, cơ thể còn xuất hiện các triệu chứng khác như đau bụng, lượng huyết trắng tiết ra nhiều, màu sắc và tính chất của khí hư bất thường…
Mời bạn tìm hiểu thêm bài viết: 5 sai lầm trong ngày kinh nguyệt gây viêm nhiễm phụ khoa
11. Hội chứng buồng trứng đa nang
Hội chứng buồng trứng đa nang xảy ra ở những phụ nữ bị dư thừa hormone sinh dục nam (testosterone) trong khi lượng hormone sinh dục nữ (estrogen và progesterone) trong cơ thể không đủ. Điều này khiến sự rụng trứng trở nên bất thường hơn.
Một số biểu hiện khác của hội chứng buồng trứng đa nang: nổi mụn nhọt, khó duy trì cân nặng ổn định, khó thụ thai, lông phát triển nhiều ở các bộ phận như mép, chân tay…
12. Lạc nội mạc tử cung khiến kinh nguyệt đến sớm
Đặc biệt, những người bị lạc nội mạc tử cung cũng có thể gặp phải các triệu chứng khác như: đau bụng kinh dữ dội, buồn nôn, mệt mỏi, đau khi quan hệ tình dục và đau khi đi tiểu.
13. Không kiểm soát bệnh tiểu đường
Khi bệnh tiểu đường không được chẩn đoán hoặc kiểm soát tốt, lượng đường trong máu sẽ cao hơn bình thường. Một nghiên cứu đã phát hiện ra rằng, những phụ nữ mắc bệnh tiểu đường tuýp 2 thường có chu kỳ kinh nguyệt không đều.
Hormone tuyến giáp rất cần thiết cho một số chức năng của cơ thể, bao gồm sự trao đổi chất và chu kỳ kinh nguyệt. Các bệnh lý về tuyến giáp như cường giáp hay suy giáp đều gây ảnh hưởng đến việc sản sinh ra loại hormone này. Từ đó, lượng hormone được tạo ra có thể nhiều hơn hoặc ít hơn nhu cầu của cơ thể.
Thiếu hormone tuyến giáp sẽ gây ra tình trạng rong kinh, đa kinh, ngược lại, khi thừa hormone sẽ gây tình trạng ít kinh, vô kinh.
Khắc phục tình trạng kinh nguyệt đến sớm
Ngủ đủ 8 tiếng mỗi đêm: Ngủ không đủ giấc, thức khuya, giờ giấc thất thường có thể khiến bạn bị rối loạn kinh nguyệt. Nếu bạn phải làm ca đêm và ngủ ngày, hãy vận dụng mọi phương pháp để duy trì nhịp sinh học của bạn. Để giấc ngủ được trọn vẹn bằng cách ngủ trong không gian tối và yên tĩnh vào ban ngày.
Áp dụng chế độ ăn uống cân bằng, lành mạnh: Dinh dưỡng hợp lý là chìa khóa cho hệ sinh sản khỏe mạnh. Nếu không tiêu thụ đủ lượng calo, cơ thể bạn không có đủ năng lượng để sản xuất các hormone cần thiết giúp duy trì hoạt động và chức năng của cơ thể.
Đừng tập luyện quá sức. Khi bạn đốt cháy nhiều calo hơn mức bạn nạp vào, cơ thể sẽ không có năng lượng để sản xuất đầy đủ hormone sinh sản. Bạn cần cân nhắc bổ sung các thực phẩm giàu protein, có hàm lượng calo cao vào chế độ ăn uống của mình.
Tránh để đầu óc bị căng thẳng: Tâm lý căng thẳng có thể gây rối loạn chu kỳ kinh nguyệt. Nếu bạn đang phải bận tâm về cuộc sống gia đình hoặc công việc của mình, hãy dành thời gian để thư giãn bằng cách làm những điều bạn thích, điển hình là xem phim, đi dạo hoặc tập yoga.
Duy trì cân nặng khỏe mạnh: Béo phì hoặc suy dinh dưỡng có thể làm hormone sinh sản của bạn mất ổn định. Hãy bắt đầu luyện tập các bài thể dục phù hợp và xây dựng chế độ ăn lành mạnh để có được cân nặng và vóc dáng cân đối, khỏe mạnh.
Abnormal menstruation – my.clevelandclinic.org/health/diseases/14633-abnormal-menstruation-periods
Cập nhật thông tin chi tiết về Kinh Nguyệt Có Màu Đen – Nguyên Nhân Và Cách Điều Trị trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!