Bạn đang xem bài viết Mắc Bệnh Thận Có Nên Ăn Táo? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Rate this post
Thận có 4 chức năng chính: giữ cân bằng dịch trong cơ thể; giữ cân bằng các chất khoáng mà cơ thể cần để duy trì hoạt động bình thường. Vậy mắc bệnh thận nên làm gì trong việc ăn uống. Có nên ăn táo hay không cùng tìm hiểu qua bài viết sau của ICondom.
Để điều trị cũng như kiểm soát tốt vấn đề suy giảm chức năng thận, bên cạnh những phương pháp theo tiêu chuẩn y tế, không ít chuyên gia khuyến khích người bệnh nên xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp để nâng cao hiệu quả điều trị.
Thành phần dinh dưỡng có trong táo?Táo là loại trái cây có hương vị rất thơm ngon, được nhiều người yêu thích. Tuy nhiên ít người biết rằng đây là loại trái cây rất tốt cho sức khoẻ nhiều đối tượng, nhiều lứa tuổi.
Các hoá thực vật trong táo làm cho loại quả này nuôi dưỡng tế bào thần kinh. Vỏ đỏ của táo chứa anthocyanin và thậm chí là một ít malvidin (một loại anthocyanidin), các sắc tố này chứa đặc tinh chống béo phì, và hợp chất làm tăng sức mạnh tiêu hoá.
Theo Healthline, trong 1 quả táo trung bình nặng tầm 186g có chứa 95 calo với thành phần chủ yếu bao gồm:
Carbs: 25 gram
Chất xơ: 4 gram
Vitamin C: 14% lượng tiêu thụ hàng ngày khuyến nghị (RDI)
Kali: 6% RDI
Vitamin K: 5% RDI
Man gan: 2%
Đồng: 4%
Mắc bệnh thận có nên ăn táoTheo các chuyên gia dinh dưỡng hàng đầu, táo là loại trái cây:
Giàu pectin: một loại chất xơ hòa tan hữu ích trong việc thuyên giảm cũng như duy trì mức cholesterol và đường huyết trong phạm vi cho phép.
Táo cũng hydrat hoá ở cấp độ tế bào sâu bên trong. Chúng cung cấp các khoáng chất vi lượng quý như mangan và molymden, cũng như chất điện giải và muối khoáng quan trọng giúp cơ thể bổ sung nước sau khi tập luyện hoặc căng thẳng dưới mọi hình thức.
Táo là chất rửa ruột cơ bản. Khi pectin từ một quả táo di chuyển qua ruột, nó sẽ thu thập và tống khứ khỏi cơ thể bạn các loại như vi khuẩn, virus, nấm men và nấm mốc. Nó cũng tập hợp, trục xuất chất đạm mắc kẹt lại và thối rữa cùng với cặn thừa lẩn lút trong túi ruột và nuôi dưỡng các vi khuẩn có hại như chúng tôi và c.dificile.
Những Trái Cây Là “Sát Thủ” Với Người Mắc Bệnh Thận
Những trái cây là “sát thủ” với người mắc bệnh thận
Nhiều trái cây rất bổ dưỡng, giàu vitamin, khoáng chất nhưng với người mắc bệnh thận, một số loại trái cây lại có thể trở thành ‘thuốc độc’, gây nguy hiểm cho sức khỏe, tính mạng.
Quả khế
Theo chuyên gia Vũ Thế Thành, người bình thường ăn khế thì không sao, nhưng những người bị suy thận, phải chạy thận nhân tạo có thể bị ngộ độc sau khi ăn khế, với các triệu chứng nấc cụt, nôn mửa, co giật, động kinh, tâm thần hoảng loạn… thì thủ phạm đã được xác nhận. Đó là do chất caramboxin có trong khế. Cơ chế gây ngộ độc chưa được làm rõ, do phát hiện còn quá mới, chỉ cách đây vài năm.
Caramboxin không được xem là chất phản dinh dưỡng mà đó là một độc chất thần kinh. Ngoài ra, trong khế cũng có hàm lượng acid oxalic khá cao so với các loại trái cây khác. Acid oxalic mới được xem là chất phản dinh dưỡng. Những người bị sạn thận không nên ăn khế quá nhiều, vì với hàm lượng cao oxalic như thế, sỏi thận dễ tái phát.
Quả quýt
Với người bình thường quýt là trái cây rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên khi bị suy thận các bạn cần hạn chế loại quả này, vì quýt giàu vitamin C, nó có khả năng làm chuyển hóa vitamin C thành oxalate không tốt cho thận.
Quả dứa
Với người bình thường dứa giúp cung cấp nhiều dưỡng chất cho cơ thể. Các bạn có thể ăn loại quả này giúp thanh nhiệt ngày hè, hỗ trợ chữa viêm xoang, viêm phế quả,… Nhưng khi bị suy thận bạn nên hạn chế quá. Vì dứa có nhiều bromelain làm hòa tan lượng hemaleucin và casein không tốt cho người bị suy thận.
Quả chuối
Chuối giúp bổ sung nhiều thành phần có lợi cho cơ thể như rotein, calci, kali, kẽm, vitamin (A, C, E, vitamin B11). Tuy nhiên Vì chuối có nhiều hàm lượng kali – thành phần này không tốt cho hoạt động của thận. Do vậy khi bị suy thận các bạn cần hạn chế loại quả này.
Ngoài ra những loại quả khác chứa nhiều hàm lượng kali các bạn cũng không nên ăn vì kali sẽ khiến tình trạng tổn thương của thận ngày càng nghiêm trọng.
Quả bơ
Hàm lượng kali cao trong bơ sẽ gây áp lực cho hoạt động của thận. Chính vì thế, khi được chẩn đoán hay có những dấu hiệu của bệnh thận thì tốt hơn hết là các bạn nên hạn chế tiêu thụ loại quả này. Còn những người khác có thể tự do ăn bơ bởi nó có chứa nhiều chất béo không bão hòa đơn rất có lợi cho tim mạch.
Dưa hấu
Tránh ăn dưa hấu vì giàu hàm lượng kali. Ở những người khỏe mạnh thì dưa hấu rất tốt nhưng những người mắc bệnh thận, suy thận có thể làm tăng rủi ro mắc bệnh tim mạch.
Quả lựu
Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiết niệu không nên ăn lựu mặc dù nó rất tốt cho nhóm người khỏe mạnh.
Theo chúng tôi
Táo Tàu Chữa Bệnh Gì Và Nên Dùng Táo Đen Hay Táo Đỏ?
Táo Tàu, đại táo, táo Bắc, táo đen, táo đỏ, hồng táo, hắc táo… thực chất là mấy loại và có thể chữa bệnh gì? Khi nào nên dùng loại nào?
Táo Tàu (táo Bắc, đại táo)
Nghe tên gọi, có lẽ bạn cũng đã đoán ra nguồn gốc của loại táo này rồi, phải không ạ?
Mặc dù táo Tàu được trồng ở nhiều nơi trên thế giới nhưng Trung Quốc lại là nước gắn liền với tên gọi của nó. Được biết, Trung Quốc là quê hương của các loại táo (với hơn 400 loại), trong đó nhiều loại cho sản lượng cao và chất lượng rất tốt.
Trong nhiều năm qua, phần lớn lượng táo Tàu ở Việt Nam đều được nhập từ Trung Quốc, vì vậy mà nó còn được gọi là táo Bắc. Thời gian gần đây, táo Tàu được nhập thêm từ nhiều nguồn khác như Hồng Kông, Hàn Quốc…
Gọi là táo Tàu, táo Bắc, đại táo, hồng táo, hắc táo, táo đen hay táo đỏ… thì cũng vậy, cũng đều để chỉ quả của loài thực vật có tên khoa học là Ziziphus jujuba, thuộc họ Táo (1).
Táo đen và táo đỏ, loại nào tốt?
Trong các thang thuốc Bắc, bạn thường thấy một vài quả táo có màu đen, to và nhăn nheo nhưng ăn vào thì rất ngọt.
Đây là loại táo Tàu đã qua sơ chế bằng cách hun khói và thường được tẩm thêm dược liệu (bằng cách cho vào thùng gỗ có gai rồi quay cho lủng lỗ, sau đó ngào đường cùng với rễ con, thân và lá cây địa hoàng) để tăng dược tính (7).
Chính vì vậy, loại này thường được dùng kèm trong các thang thuốc Bắc với công dụng điều hòa các vị thuốc. Nó được gọi là “táo đen”, tức “hắc táo” (“hắc” là màu đen). Lúc còn nhỏ, mình rất thích lục lọi các thang thuốc Bắc của mẹ để ăn vụng mấy quả này.
Còn một loại thứ hai mà bạn thường thấy trong sâm bổ lượng, chè thập cẩm và các loại nước mát khác là “táo đỏ”, tức “hồng táo” (“hồng” có nghĩa là màu đỏ).
Đó là những quả táo có lớp vỏ màu nâu đỏ và lớp thịt hơi ngả vàng, ăn vào thì mềm xốp và ngọt thơm. Nếu vào tiệm thuốc Bắc mua táo để nấu các món ăn vừa bổ dưỡng, vừa trị bệnh thì chắc chắn bạn sẽ được giới thiệu loại táo này!
Nói tóm lại, cả hai loại này đều được gọi là táo Tàu (hay đại táo, táo Bắc), chúng có tác dụng tương đương và đều có thể ăn chơi hoặc dùng làm thuốc. Tuy nhiên, so với táo đỏ thì táo đen có dược tính cao hơn nhưng lại hơi có mùi thuốc. Chính vì vậy, táo đen thường được dùng trong các thang thuốc Bắc còn táo đỏ thì chuyên dùng trong các món ăn tẩm bổ, chữa bệnh (thực dưỡng).
Táo Tàu, quả to hay quả nhỏ là tốt?
Táo Tàu, về kích cỡ thì có loại quả nhỏ như chúng ta thường thấy nhưng cũng có loại quả to và dài (gấp 3, 4 lần quả nhỏ). Loại quả to này có màu sẫm hơn, xốp mịn, mềm và thơm ngọt hơn.
Mặc dù hai loại này đều có tác dụng tương tự nhưng theo Đông y, loại quả to, có màu tím đỏ thì thịt sẽ dày hơn và là loại tốt hơn. Tuy nhiên, thông thường người ta vẫn dùng loại quả nhỏ để nấu nước ngọt, nấu sâm bổ lượng vì nó được bán phổ biến hơn, giá rẻ hơn (tầm 80 – 100 k) và cũng dễ dùng hơn.
Gợi ý: Theo kinh nghiệm thì táo đỏ Hàn Quốc thơm ngon, thịt mềm, quả to và hạt nhỏ hơn. Nếu có điều kiện, bạn nên mua loại này (mức giá thường dao động từ 120 – 180 k).
Táo Tàu, dùng quả tươi, quả sấy giòn hay quả khô mềm?
Về độ ngon để ăn chơi thì quả táo tươi là ngon nhất vì vừa giòn lại vừa ngọt. Tuy nhiên, về màu sắc thì quả tươi trông không mấy bắt mắt (nhìn giống như đã bị úng). Hơn nữa, nếu bạn ở xa vùng trồng thì cũng khó mua được quả tươi.
Kế đến là loại quả đã sấy giòn (hút chân không nữa thì càng tốt) vì nó ngọt phao và giòn rộp. Hơn nữa, táo sấy giòn còn có mùi thơm đặc trưng của quả sấy, rất hấp dẫn.
Với loại này, bạn nào thích ngọt thì ăn đến mấy mươi quả cũng không thấy ngán vì càng ăn càng thơm, càng ăn càng ghiền mặc dù lời khuyên dành cho mọi người là chỉ nên ăn dưới 15 quả mỗi ngày. Với táo Tàu sấy giòn, có những quả rất cứng, nhai vào nghe một cái “rụp” thì tưởng như đã rụng răng!
Cuối cùng là táo phơi khô hoặc sấy khô mềm, loại này phổ biến nhất và thường dùng làm thuốc hay nấu các món thực dưỡng. Hiển nhiên, táo Tàu ở dạng này thì mềm hơn hai dạng kia nên dễ ăn hơn, nhất là với những người lớn tuổi.
Táo Tàu (táo đen, táo đỏ) được dùng để chữa bệnh gì?
Bên cạnh đó, táo Tàu còn được biết đến là vị thuốc:
Điều hòa khí huyết.
Bồi bổ tỳ vị, giúp ăn ngon.
Nhuận phổi, điều trị ho.
Sinh tân dịch và điều hòa doanh vệ.
Tốt cho tim, điều trị thiếu máu.
Điều trị rối loạn thần kinh, dễ cáu gắt.
Giúp ngủ ngon và dễ đi vào giấc ngủ.
Điều trị tiêu hóa kém, tiêu chảy và kiết lỵ.
Điều hòa các vị thuốc khác trong cùng thang thuốc.
Bảo vệ gan (theo Tây y)…
Dùng táo Tàu như thế nào?
Cách dùng táo Tàu tiện lợi nhất là ăn không hoặc sắc lấy nước uống, liều lượng từ 6 – 15 g quả mỗi ngày (hoặc từ 5 – 10 quả).
Nếu không dùng thuốc sắc, bạn có thể lấy táo Tàu ngâm rượu uống, tuy nhiên, cách này ít được dùng và cũng có một số kiêng kị nhất định về đối tượng. Ngoài ra, bạn cũng có thể lấy táo Tàu móc bỏ hạt rồi lấy phần thịt làm thành dạng viên để uống (cách này thì tốn công hơn) (2) (3).
Trên thực tế, táo Tàu thường được kết hợp với nhãn nhục, kỷ tử hoặc các vị khác tùy tình trạng bệnh.
Thành phần dinh dưỡng trong táo Tàu, táo Tàu (đại táo) chứa bao nhiêu calo?
Trong 100 g quả táo Tàu tươi có 77, 86 g nước, 20, 23 g đường, còn lại là các chất đạm, chất béo, vitamin (A, B1, B2, B3, B6, C) và khoáng chất (Can xi, Sắt, Magie, Mangan, Phot pho, Ka li, Na tri, Kẽm…). Mức năng lượng trong 100 g quả tươi là 79 kcal.
Ở dạng khô, 100 g quả táo Tàu có mức năng lượng khá cao: 287 kcal, với 73, 6 g đường và 19, 7 g nước (theo Wikipedia) (4).
Các bài thuốc tham khảo
1. Điều trị giảm tiểu cầu trong công thức máu: lấy 30 g táo Tàu và nửa lá sen, sắc lấy nước uống (3).
2. Điều trị dị ứng, ngứa và nổi mẩn ngoài da: dùng 60 g táo Tàu và 60 g cam thảo, sắc lấy nước uống (3).
3. Điều trị cam tẩu mã ở trẻ em: lấy 1 quả táo Tàu và 6 g hoàng bá, đốt thành than rồi tán nhỏ, xát vào răng và chỗ lở loét (6).
Cần lưu ý gì khi dùng táo Tàu (táo đen, táo đỏ) chữa bệnh?
1. Kiêng kị: Có tài liệu cho rằng ăn táo Tàu cùng với hành sẽ tổn thương ngũ tạng và ăn táo Tàu với cá sẽ gây đau bụng, đau lưng. Vì vậy, tốt nhất là chúng ta nên tránh những sự kết hợp này (3).
2. Đối tượng cần tránh: Những người thấp nhiệt, khí trệ, bụng đầy trướng không nên dùng táo Tàu.(3) (5). Ngoài ra, những người đang bị nhiệt gây đau răng và đờm cũng không nên dùng (6).
3. Bảo quản: Táo Tàu dễ bị sâu mọt và các côn trùng phá hoại, vì vậy, cần chú ý trong lưu trữ.
4. Tham khảo ý kiến thầy thuốc trước khi dùng.
Facebook Cây hoa lá: https://www.facebook.com/cayhoalacom
Tư liệu tham khảo
Táo Tàu, https://vi.wikipedia.org/wiki/T%C3%A1o_t%C3%A0u , truy cập 23/11/2019.
Nhiều tác giả, Cây thuốc và động vật làm thuốc ở Việt Nam
, t1, NXB Khoa học và kỹ thuật, năm 2004, trang 730.
Phạm Thiệp – Lê Văn Thuần – Bùi Xuân Chương, Cây thuốc bài thuốc và biệt dược, NXB Y học, 2000, trang 84.
Jujube, https://en.wikipedia.org/wiki/Jujube , truy cập 23/11/2019.
Đại táo, http://baophuyen.com.vn/portals/0/quangcao/tracuudongduoc/TUDIEN/THUOC/DAITAO.HTM , truy cập 23/11/2019.
Đỗ Tất Lợi, Những cây thuốc và vị thuốc Việt Nam, trang 908.
Đại táo, https://thuocdantoc.vn/duoc-lieu/dai-tao, truy cập 23/11/2019.
Những Người Mắc Bệnh Tuyến Giáp Nên Và Không Nên Ăn Loại Thực Phẩm Gì?
NHỮNG NGƯỜI MẮC BỆNH TUYẾN GIÁP NÊN VÀ KHÔNG NÊN ĂN LOẠI THỰC PHẨM GÌ?
Lựa chọn thực phẩm thông minh, không những hỗ trợ quá trình điều trị mà còn giúp người mắc bệnh Tuyến giáp không bị bệnh nặng thêm.
Tuyến giáp là một tuyến nội tiết quan trọng và lớn nhất của cơ thể, nó điều khiển mọi hoạt động của cơ thể. Tuyến giáp trạng tiết ra kích thích tố thyroxine, thường gọi tắt T4. Nó cung cấp các chất cần thiết cho hoạt động và điều khiển hoạt động của mọi tế bào trong cơ thể, kiểm soát việc sử dụng năng lượng, điều hòa nhịp tim, duy trì thân nhiệt….
Việc điều trị các bệnh lý tuyến giáp rất khó khăn, đòi hỏi thời gian dài, chủ yếu là cân bằng lại hormon, đểTuyến giáp hoạt động được tốt nhất. Tuy nhiên người bệnh cũng cần phải có kiến thức nhất định về căn bệnh của mình để biết mình đang mắc bệnh suy giáp, cường giáp hay rối loạn tuyến giáp….. Từ đó có chế độ dinh dưỡng phù hợp để hỗ trợ cho quá trình điều trị, giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục và duy trì sức khỏe Tuyến giáp tốt nhất.
Iốt
Tuyến giáp của con người cần iốt để sản sinh ra các hormon cần thiết, có tác dụng cân bằng hormon Tuyến giáp, giảm sự hình thành u tuyến giáp. Nhưng không phải người nào cũng bổ sung đầy đủ iốt vào chế độ ăn của mình, nhất là những người sống ở vùng núi cao, những thực phẩm mà họ sử dụng hàng ngày rất ít iốt. Cách đơn giản nhất là hãy sử dụng muối có bổ sung iốt, lưu ý rằng những thực phẩm đóng gói, gia công thường không được bổ sung iốt. Hay bạn cũng có thể ăn các tảo, rong biển … rất giàu iốt.
Rau lá xanh
Rau bina, rau diếp và các loại rau lá xanh khác là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê và khoáng chất, đóng vai trò quan trọng trong quá trình trao đổi chất của cơ thể, đặc biệt là các hoạt động của Tuyến giáp. Những biểu hiện như mệt mỏi, đau cơ, hay những thay đổi trong nhịp tim có thể là dấu hiệu cho thấy bạn không nhận đủ magiê trong khẩu phần của mình.
Tuy nhiên đối với cây họ cải như bắp cải, củ cải, bông cải xanh, cải bẹ trắng…. người bị bệnh tuyến giáp cần đặc biệt lưu ý. Đối với người suy giáp nên tránh ăn củ cải, bông cải xanh vì loại thực phẩm này chứa isothiocyanates làm hạn chế việc hấp thu iốt, nhất là khi ăn sống. Khi chế biến các loại rau này tốt nhất nên trần hoặc luộc sơ sẽ giúp phân hủy isothiocyanates không tốt cho người bệnh tuyến giáp.
Các loại hạt
Hạt điều, hạnh nhân, hạt bí là nguồn thực phẩm tuyệt vời giàu magiê, tốt cho tuyến giáp. Các loại hạt sẽ cung cấp cho cơ thể protein thực vật, kẽm, đồng, vitamin E, và B giúp tuyến giáp hoạt động trơn tru.
Hải sản
Các loại hải sản như cá, tôm… là nguồn thực phẩm giàu iốt, kẽm, omega -3, vitamin B và selen rất tốt. Nếu bạn cần duy trì một tuyến giáp khỏe mạnh bạn cần ăn ít nhất 3 bữa cá một tuần. Nên chú ý sử dụng các sản phẩm cá được đánh bắt tự nhiên như cá hồi, cá bơn, cá tuyết….
Thực phẩm chế biến sẵn
Đây là loại thức ăn mà người bệnh về tuyến giáp cần tránh xa. Bởi trong các loại thực phẩm chế biến sẵn thường chứa đậu tương, calo rỗng hay chất phụ gia đều không tốt cho sức khỏe. Đặc biệt trong thực phẩm chế biến sẵn còn chứa hàm lượng chất béo cao, sẽ làm giảm việc sản xuất thyroxin của tuyến giáp, thậm chí giảm tác dụng của các thuốc điều trị suy giáp.
Các sản phẩm từ đậu nành
Một số hợp chất được tìm thấy trong các sản phẩm từ đậu nành như sữa đậu nành, đậu phụ có thể cản trở khả năng tạo hormon của tuyến giáp. Tuy nhiên nếu sử dụng các sản phẩm đậu nành đã lên men như tương miso hay tempeh lại rất tốt. Lý do là đậu nành làm giảm hấp thu iốt. Nếu mắc bệnh mất cân bằng hormon hoặc rối loạn tuyến giáp nên ăn ít hoặc không nên ăn đậu nành hoặc đậu phụ.
Thịt hữu cơ
Đây là loại thực phẩm rất nên được khuyến khích sử dụng vì trong quá trình chăn nuôi, nhà sản xuất không sử dụng hóa chất hay thuốc lên các động vật này, thịt của chúng rất sạch. Nhưng nếu ăn nội tạng động vật như thận, tim, gan, người bệnh tuyến giáp cần lưu ý. Trong nội tạng có rất nhiều axít lipoic, nếu cơ thể nhận được quá nhiều axít béo này có thể phá vỡ hoạt động của tuyến giáp. Axít lipoic còn có thể có ảnh hưởng đến nhiều loại thuốc tuyến giáp mà bạn đang sử dụng.
Thực phẩm gluten
Gluten là một protein được tìm thấy trong lúa mì, lúa mạch đen và lúa mạch, ảnh hưởng tới hệ tiêu hóa, cụ thể là ở đường ruột. Các sản phẩm chứa gluten thường là bánh mỳ, bánh quy, bánh ngọt, làm các món ăn chay…, có khoảng 10% dân số thế giới không dung nạp gluten, khi ăn các loại thực phẩm này gây đầy bụng, tiêu chảy, đau bụng…..Xu hướng tiêu dùng hiện đại đang chuyển sang các sản phẩm không gluten (gluten free), có lợi cho sức khỏe. Vì gluten gây ra phản ứng miễn dịch tự động, có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh cường giáp hoặc suy giáp. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng một chế độ ăn không có gluten có thể giúp ngăn ngừa các bệnh tuyến giáp.
Tránh ăn nhiều chất xơ và đường
Mặc dù chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa, nhưng nó ngăn cản sự hấp thu thuốc của cơ thể. Người bệnh cần hạn chế ăn nhưng cũng không nên loại bỏ hoàn toàn vì đây là thực phẩm cần thiết cho quá trình tiêu hóa.
Đường và các chất tạo ngọt cũng vậy. Khi tuyến giáp bị suy giảm chức năng, ảnh hưởng tới việc chuyển hóa đường thành năng lượng, gây tăng cân, ảnh hưởng hoạt động của tuyến giáp.
Thuốc tuyến giáp và thực phẩm
Có rất nhiều các loại thực phẩm ảnh hưởng đến hấp thu của thuốc điều trị tuyến giáp. Nó có thể làm cơ thể hấp thu quá nhanh hoặc quá chậm, người bệnh cần hỏi ý kiến bác sĩ thật kỹ để giúp tăng hiệu quả điều trị.
Không nên uống thuốc điều trị suy giáp với các thực phẩm giàu canxi như sữa, các chế phẩm của sữa hay uống cùng với thuốc canxi, nó sẽ làm giảm tác dụng của thuốc. Bác sĩ khuyên người bệnh nên uống sữa cách xa uống thuốc điều trị tuyến giáp.
Cà phê hoặc các thức uống có chứa caffein cũng làm giảm tác dụng của thuốc tuyến giáp vì nó kích thích hệ tiêu hóa, giảm khả năng hấp thụ của thuốc. Người bệnh tuyến giáp nên uống thuốc lúc đói, tốt nhất vào buổi sáng và có thể ăn sáng khoảng 1 tiếng sau đó.
Hải Yến
Cập nhật thông tin chi tiết về Mắc Bệnh Thận Có Nên Ăn Táo? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!