Xu Hướng 9/2023 # Mùa Xuân Có Hoa Quả Gì # Top 9 Xem Nhiều | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 9/2023 # Mùa Xuân Có Hoa Quả Gì # Top 9 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Mùa Xuân Có Hoa Quả Gì được cập nhật mới nhất tháng 9 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Khí trời mùa xuân dịu mát, trong lành là điều kiện thuận lợi cho bao loài cây, loài hoa đẹp.. Đua nhau đâm chồi, khoe sắc hoa rực rỡ. Với đặc điểm riêng của từng vùng miền, mà ở Việt Nam, ba miền Bắc, Trung, Nam sẽ có những loài hoa, quả báo hiệu mùa xuân đặc trưng cho mình.

Cứ mỗi độ xuân về, những loài hoa ấy bắt đầu đâm ra những chồi non, nụ hoa, lá mới vươn mình đón nắng xuân. Việc chọn những chậu hoa đẹp hay những cành hoa tươi để trưng trong lọ hoa cùng mâm ngũ quả là điều không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt. Mỗi loài hoa đều mang trên mình nhiều ý nghĩa hay, mang đến những điều tốt đẹp cho ngôi nhà.

Danh sách các loại quả đặc trưng của mùa Xuân Các loại hoa Tết ở miền Bắc

Đặc trưng chính đối với người miền Bắc vào những ngày xuân, hoa đào là một biểu tượng hoa tết đặc trưng mà bất cứ ai cũng đều biết rõ. Vào ngày tết, khí trời se lạnh, những cành đào nở rộ khoe sắc hồng đặc trưng khiến ai cũng đều mê mẩn trước vẻ đẹp dịu dàng, thanh khiết này.

Hoa đào được chọn làm hoa chơi tết của nhiều người, với 4 loại đào đang được phổ biến nhất hiện nay như: đào phai, bích đào, bạch đào và đào thất thốn. Mỗi loại mang những vẻ đẹp riêng và ý nghĩa phù hợp với phong thuỷ của từng nhà.

Sắc hồng của đào phai nhẹ nhàng, màu hồng phớt nhạt tạo nên vẻ đẹp tinh tế và thanh lịch. Mang ý nghĩa một mùa xuân nhẹ nhàng, ấm áp, đem đến tài lộc và may mắn đến cho gia chủ.

Đào phai thuộc loại đào kép, hoa được tạo thành từ nhiều cánh hoa xếp thành nhiều tầng, số lượng cánh hoa trên mỗi hoa đào lên đến 22 cánh. Khi hoa nở, có đường kính lớn khoảng 4 cm, tỷ lệ hoa nở trên một cành với xác suất rất cao, khoảng 90% nụ hoa đều cho ra những hoa đào đẹp, to.

Hơn nữa, loại đào này thường có sức sống rất tốt, khoẻ mạnh, khả năng chống chịu đối với các loại sâu bệnh hại tương đối tốt, nên thường được hiệu quả cao về mặt kinh tế.

Hoa đào bích rực rỡ hơn so với giống đào phai vì sắc hồng đậm của hoa rất nổi bật. Với sắc hoa rực rỡ, bích đào phù hợp được trang trí trong nhà, khi gia chủ muốn tăng thêm sự sang trọng, nổi bật cho căn nhà của mình.

Sắc hồng đậm của loài hoa này cũng giống như mong muốn mang đến một mùa xuân đậm tài, đậm lộc, không khí ngày xuân càng rộn ràng, nhộn nhịp hơn.

Hoa bích đào có kích thước nhỏ hơn so với giống đào phai, đường kính lớn nhất vào khoảng 3,5 cm. Ngoài màu hồng đậm, bích đào cũng rất nổi bật với sắc đỏ, với số lượng cánh hoa từ 20-22 cánh. Bích đào thường nở hoa với thời gian khoảng 16 ngày, tỷ lệ nở hoa trên một cành lên đến 95%, cao hơn so với giống đào phai.

Cũng giống như đào phai, đào bích có khả năng chống chịu lại các loại sâu bệnh hại tương đối tốt, sự sinh trưởng, phát triển khoẻ mạnh.

Bạch đào

Khác hẳn với những giống đào khác, bạch đào đặc trưng với màu hoa trắng, được xếp vào giống cây quý hiếm và rất khó trồng cũng chăm sóc. Chính vì thế, giống đào này có giá rất đắt, nếu may mắn được tặng nhánh đào này, thì gia chủ sẽ rất hãnh diện và tự hào.

Hoa bạch đào cho ra hoa có đường kính từ 3-3,5 cm, mỗi hoa có từ 18-20 cánh hoa xếp thành nhiều tầng lên nhau. Mặc dù có khả năng phát triển nhanh, chống lại bệnh hại, nhưng giống đào này không dễ trồng và chăm sóc.

Đào thất thốn còn có tên gọi khác là đào Tiến Vua, sở dĩ có tên gọi như thế vì tương truyền rằng, đây là loài hoa được tiến cống cho vua chúa ngày xưa và chỉ có vua chúa mới được chơi cảnh loài hoa này. Hơn nữa, loại giống này rất quý, vì thế cách chơi cảnh cũng vô cùng đặc biệt hơn so với những giống đào khác.

Mỗi đoạn thân trên cây chỉ dài bằng 7 đốt ngón tay, cây phân thành nhiều cành, mỗi cành thường có 7 hoa đào, cánh hoa to và dày cùng sắc đỏ tươi đặc trưng, phân bố đều từ thân cây đến các cành. Nụ hoa có màu đen sẫm, khi nở các cánh hoa xoè tròn đều, xếp thành nhiều lớp dày chồng xen kẽ lên nhau.

Nét đặc trưng khác của loại đào này chính là phần gốc cây, gốc đào thất thốn thường rất to và cao khoảng gần 1 mét. Gốc đào thất thốn càng đẹp càng mang về giá trị kinh tế cao.

Đào thất thốn có đặc tính khó trồng, nên giá của một gốc đào vào ngày tết thường rất đắt, chỉ thuê thôi. Nhưng một gốc đào thất thốn có thể lên đến 100 triệu/1 gốc.

Với nhu cầu chơi cây cảnh ngày tết như hiện nay, mỗi nhà vườn đều không ngừng lai tạo ra những giống đào mới. Phục vụ cho nhu cầu người dùng trong các tết cổ truyền, chẳng hạn như đào bonsai, đào cổ thụ,… mang lại những giá trị về mặt kinh tế tương đối cao.

Sau hoa đào, hoa thuỷ tiên cũng được ưa chuộng vào dịp tết. Về mặt phong thuỷ, quan niệm dân gian, hoa thuỷ tiên có tác dụng trừ khử âm khí. Loại bỏ tà ma, những thứ xấu xa, gây hại cho dương khí trong nhà. Hơn nữa, nếu hoa thuỷ tiên nở đúng vào đêm giao thừa, thời điểm chuyển sang Mồng một, thì ắc hẳn đó chính lộc tài may mắn rất quý giá.

Hương thơm của hoa thuỷ tiên khi kết hợp cùng các hương khác như hương trầm, cam canh, bưởi diễn,… sẽ mang đến cho gia đình nhiều phúc lộc cũng như sự thanh tịnh, thuần khiết.

Hoa mọc ở phần đầu của cành, ở chính giữa những cánh hoa trắng xếp đều xung quanh là một bao hoa hình loa kèn có màu vàng tươi, làm cho hoa thuỷ tiên nổi bật với vẻ đẹp rực rỡ.

Các loại hoa Tết ở miền Trung

Kiếm lan là tên gọi khác của hoa lay ơn, hay còn được gọi là hoa dơn, với hình dáng thẳng đẹp, có nhiều nụ hoa trên một cành và tươi lâu nên rất được ưa chuộng trong trang trí vào những ngày tết.

Hoa lay ơn có nhiều màu sắc khác nhau, về mặt phong thuỷ, hoa lay ơn có thể xua đuổi những điềm xấu, âm khí tà ma, mang lại cho gia đình những điều may mắn, tài vận.

Hơn nữa, với mỗi màu hoa khác nhau, hoa lay ơn lại biểu trưng cho những ý nghĩa riêng biệt như: hoa lay ơn đỏ mang tính biểu tượng cho một tình yêu say đắm, nồng nàn và chung thuỷ; hoa lay ơn trắng thể hiện tình cảm bạn bè bền chặt, cao cả; hoa lay ơn màu hồng thẫm thể hiện lòng biết ơn, sự kính trọng; hoa lay ơn vàng thể hiện lời xin lỗi chân thành;…

Hoa lay ơn có dạng hình phễu, chiếc nhị được gắn ở đáy hoa, mỗi hoa đều có 5 cánh dài mỏng, xếp chồng lên nhau. Trên cành, hoa lay ơn mọc cùng một phía với nhau, tạo thành một chuỗi hoa xếp dọc theo cành hoa.

Các loại Hoa Tết ở miền Nam

Mỗi năm vào độ giữa tháng chạp, nhà nhà lại bắt đầu tỉa hết phần lá mai già, chừa lại những búp hoa mới nhú. Để khi bắt đầu vào những ngày đầu năm mới, cành hoa mai rực rỡ với sắc vàng tươi, đan xen là những búp hoa xanh nõn.

Không chỉ riêng ở miền Nam, mà người miền Trung vẫn có hoa mai vàng đặc trưng cho ngày Tết. Chủ yếu là mai vàng năm cánh, hay còn gọi là mai rừng.

Với những kỹ thuật lai ghép, từ mai vàng năm cánh thuần chủng, nhà vường Việt Nam tạo nên nhiều giống mai với số lượng cánh nhiều hơn. Một số loài mai có thể kể đến như: mai chùm gửi, mai động, mai giảo, mai hương, mai liễu, mai nhọn, mai cà ná, mai tứ quý… ngoài ra, với từng vùng mỗi loại mai còn có những tên gọi khác nhau.

Ngoài sắc vàng đặc trưng, hoa mai vẫn có hoa màu trắng, gọi là bạch mai. Những cánh hoa trắng xếp đều xung quanh nhị hoa vàng. Bạch mai được xếp vào nhóm cây quý hiếm, đặc biệt khó trồng, chăm sóc và nhân giống.

Hoa mai chính là biểu tượng của sắc xuân khi bắt đầu vào thời điểm chuyển giao năm mới. Mang đến sự an lành và những điều may mắn. Theo dân gian, hoa mai năm cánh ứng với ngũ phúc, bao gồm : vui vẻ – hạnh vận – trường thọ- hanh thông – ân hoà. Hơn nữa, màu hoa vàng cũng tượng trưng sự hy vọng, giàu sang phú quý. Vì thế, những ngày Tết, nhà nhà luôn chuẩn bị một nhánh mai vàng trên bàn thờ tổ tiên cũng như những cây mai mai vàng nở rộ trước sân nhà.

Mai vàng có giá trị đặc biệt ở phần gốc, gốc cây càng đẹp, có hình dáng độc đáo, ý nghĩa, chẳng những mang lại về phong thuỷ tốt mà còn có giá trị cao về kinh tế, thu hút sự săn đón của những người thích chơi cây cảnh.

Dịp tết là dịp để trăm hoa đua nở, khoe sắc thắm, nên cả ba miền Bắc Trung Nam đều có vô vàn những loài hoa tết khác như hoa vạn thọ, hoa cúc, hoa đồng tiền, hoa lưu ly, hoa cát tường,…

Hoa vạn thọ là tên gọi quen thuộc của miền Nam, còn với miền Bắc được gọi là cúc vạn thọ. Với sắc vàng đặc trưng hay màu cam rực rỡ, những chậu vạn thọ gần như không thể thiếu đối với mỗi gia đình Việt mỗi dịp tết đến.

Vạn thọ mang ý nghĩa như tên gọi của nó, biểu trưng cho sự trường thọ, bền vững dài lâu. Cát tường như ý, điều mà mỗi người luôn mong muốn cho cả gia đình mình.

Trước đây, hoa cúc là một loài hoa đặc trưng vào mùa thu. Tuy nhiên hiện tại, loài hoa này được trồng quanh năm. Nhằm đáp ứng như cầu trang trí, cắm hoa trưng bày.

Đặc biệt vào ngày Tết, loài hoa cũng được mọi người ưa chuộng. Cắm hoa thờ tổ tiên hoặc trồng trong chậu đặt trước cửa nhà, sân vườn,…

Hoa cúc đa dạng về chủng loại với màu sắc, hình dáng, tên gọi khác nhau và mỗi loại lại có những ý nghĩa đặc trưng riêng biệt.

Một số loài hoa cúc hiện nay có thể kể đến như hoa cúc đồng tiền, hoa cúc vàng, hoa cúc trắng, cúc bất tử,…

Hoa cát tường mang vẻ đẹp nhẹ nhàng, thanh thoát, cánh hoa mỏng manh. Mềm mại tượng trưng cho sự trang trọng và quý phái.

Ngoài ý nghĩa biểu trưng cho sự may mắn, hoa cát tường còn là tiếng nói của một tình yêu nhẹ nhàng và sâu lắng, nhưng đầy tinh tế.

Hoa cát tường rất đa dạng về mặt màu sắc, từ những chùm hoa đơn sắc hồng, vàng. Tím, xanh bơ cho đến những chùm hoa trắng có viền tím hay viền hồng,… thu hút sự lựa chọn của nhiều người.

Mỗi năm Tết đến, một số nơi tất bật chuẩn bị cho mùa hoa Tết rực rỡ. Khiến cho không khí vui xuân càng thêm rộn ràng, náo nhiệt. Các khu chợ hoa, làng hoa, đường hoa được các nghệ nhân trang trí độc đáo từ hàng trăm loài hoa khác nhau phục vụ cho nhu cầu ngắm cảnh, sắm hoa Tết của người dân. Có thể kể đến một số nơi như Làng hoa Sa Đéc (Đồng Tháp). Làng hoa Đông Cương (Thanh Hoá), Làng Hoa Tây Lựu (Hà Nội),…

Vào những ngày tết, ngày xuân về, các gia đình Việt thường tất bật, đua nhau tìm mua các loại quả để trang trí tết. Đặc biệt dân gian truyền tai nhau chỉ mua một số loại quả đem lại may mắn như : Quả Mãng Cầu, Quả Dừ, Quả đu đủ, Quả xoài..

Ngoài ra một số quả của mùa xuân còn có như dưa Hấu, quả sung..

Hoa Anh Thảo (Primrose) Báo Tin Mùa Xuân Về

là loài hoa dại mọc nhiều ở các vùng ôn đới, có một đài hoa hình ống và năm cánh hoa màu vàng nghệ. Hoa Anh Thảo xuân nở, báo hiệu sự trở về của mùa xuân, khi những cơn gió lạnh và sương giá trắng xóa đã qua đi nhưng những ngày ấm áp tươi sáng của mùa hạ lại chưa đến

Hoa Anh thảo hay hoa Báo xuân (danh pháp khoa học: Primula) là một chi chứa khoảng 400-500 loài cây thân thảo mọc thấp trong họ Anh thảo (Primulaceae). Chúng bao gồm anh thảo Anh, tai gấu. Nhiều loài được trồng làm cây hoa cảnh. Chúng có nguồn gốc ở khu vực ôn đới Bắc bán cầu, kéo dài về phía nam tới các khu vực miền núi cao thuộc khu vực nhiệt đới như ở Ethiopia, Indonesia và New Guinea cũng như được tìm thấy ở khu vực ôn đới thuộc miền nam Nam Mỹ. Các tên gọi phổ biến trong tiếng Việt là anh thảo, báo xuân, ngọc trâm hoa, liên linh hoa.

Tên thường gọi của Hoa Anh thảo:

Một số loài của chi Primula đôi khi còn được gọi là thủy tiên hoa bó (polyanthus), dù chúng không có họ hàng gì với hoa thủy tiên thực sự (chi Narcissus).

Những loài anh thảo sống lâu năm nở hoa chủ yếu về mùa xuân; hoa của chúng có thể có màu tía, vàng, đỏ, hồng hay trắng. Nói chung, chúng ưa thích ánh sáng Mặt Trời đã lọc qua các tầng lá khác. Nhiều loài thích nghi với các khu vực có khí hậu miền núi cao.

Cả tên khoa học (Primula) lẫn tên gọi thông thường (báo xuân) đều có ý nghĩa là loài hoa nở đầu tiên về mùa xuân.

Ý nghĩa hoa Anh thảo:

Hoa Anh Thảo xuân nở, báo hiệu sự trở về của mùa xuân, khi những cơn gió lạnh và sương giá trắng xóa đã qua đi nhưng những ngày ấm áp tươi sáng của mùa hạ lại chưa đến. Do vậy, loài hoa này là biểu tượng ưu thế của sự duyên dáng và sắc đẹp tuổi trẻ, là đại diện cho lứa tuổi giữa trẻ con và thiếu nữ, tuổi dậy thì. Tên của nó bắt nguồn từ chữ Latin Prima Rosa, hoa đầu tiên trong mùa. Tuy vậy, cũng có một số quan niệm khác cho rằng hoa Anh Thảo còn có ý nghĩa là sự không kiên định, thiếu kiên nhẫn, thiếu tự tin, hay thay đổi. Còn với tâm hồn thi sĩ của Shakespeare, ông nhìn những đóa Ngọc Trâm bằng cái nhìn ảm đạm-khi trong một bài thơ-ông so sánh loài hoa này với những nàng thiếu nữ chết ở tuổi thanh xuân

Hoa anh thảo có một số nơi còn gọi là tiên hồng Ba Tư, cây hoa lật. Lá hình tim, màu lục thẫm, có ánh bạc ở giữa. Hoa màu hồng, đỏ, hồng, cam, tím, trắng… tuỳ giống. Cánh hoa trơn láng. Hoa mọc trên những cuống dài màu hồng nhạt, cánh hoa trông gần như bẻ gập xuống sát với cuống hoa.

Cách trồng và chăm sóc hoa Anh thảo:

Mùa ra hoa : mùa thu, mùa đông và đầu xuân. Hoa sống tới 4 – 6 tuần ở những nơi mát và kín gió. Cây trồng bằng hạt hoặc trồng thẳng bằng củ hành, lấp đất phủ một nửa củ. Gốc ở Trung Đông và Địa Trung Hải. Cây ưa nắng dịu và bóng râm; đất ẩm vừa, không giữ nước, nhiều mùn, trung tính hoặc hơi chua; cần thường xuyên ngắt bỏ lá úa và hoa tàn.

Hoa Anh thảo được trồng làm cảnh trong chậu, trong phòng ẩm, ngoài vườn, công viên… hoặc cũng tươi được lâu. Củ anh thảo có thể dùng xay bột làm bánh hoặc nuôi gia súc. Người ta quan niệm rằng hoa anh thảo mang ý nghĩa “nhút nhát, thiếu tự tin” vì nó chưa bao giờ hướng về phía Mặt Trời. Người xưa thì cho rằng trồng loài hoa này quanh nhà để tránh những điềm gở.

Từ khóa tìm kiếm nhiều nhất

Ý Nghĩa Của Mùa Xuân

Mùa xuân thiên nhiên chỉ đến một lần trong năm, nhưng trong ý nghĩa mùa Xuân là thời gian vui tươi hạnh phúc và tràn đầy sức sống mà mọi người được hưởng, thì ai cũng có những mùa Xuân, những ngày Xuân trong cuộc đời; mùa xuân ấy xuất hiện trong mọi thời gian và không gian tùy theo từng hoàn cảnh, từng tâm trạng khác nhau của lòng người. Có người than phiền cái oi ả nóng bức của mùa Hè, cái buồn bã lặng lẽ của mùa Thu, cái lạnh giá tàn tạ của mùa Đông. Nhưng nhiều người khác lại thỏa thích phơi mình trong ánh nắng chói chang của mùa Hè, hay vui mừng gặt hái những kết qủa trồng trọt. Biết bao nhiêu thơ văn đã ca tụng vẻ đẹp đủ màu của những lá mùa Thu nhẹ nhàng rơi trong gió mát. Mùa Đông tuy có lạnh, nhưng cái lạnh đó khiến mọi người thưởng thức được sự ấm áp của một gia đình xum họp bên lò sưởi. Làn tuyết phủ đều trên mọi vật làm nổi bật màu xanh biếc của rặng thông và tăng thêm vẻ rực rỡ của những ánh đèn muôn màu trong mùa Giáng Sinh…Không phải chỉ có mùa xuân là đẹp đẽ đáng ca ngợi, đáng thưởng thức. Xuân, Hạ, Thu, Đông là sự kết hợp trọn vẹn của thời tiết một năm trong trật tự kỳ diệu mà Thượng Đế thiết lập. Mỗi mùa đều có vẻ đẹp và lợi ích riêng, một sắc thái riêng, một thứ tự riêng. Mùa nào cũng đáng ca ngợi, đáng ưa chuộng, đáng thưởng thức. Mùa nào cũng bày tỏ quyền năng, tình yêu thương và sự vinh hiển của Đấng Tạo Hóa. Mùa nào cũng cần thiết co sự sinh tồn của nhân loại. Mỗi năm, mỗi mùa, mỗi ngày đều được điều khiển trong quyền năng, tình thương yêu và sự thành tín của Đức-Chúa-Trời. “Mỗi buổi sáng thì lại mới luôn, sự thành tín Ngài là lớn lắm” Ca Thương 3: 23. Hãy tận hưởng mọi cơ hội của thời gian trong sự biết ơn và ngợi khen Đấng Tạo Hóa.

Trong ý nghĩa mùa Xuân, chúng ta liên tưởng đến mùa Xuân mà Chúa Jesus Christ đã mang đến cho nhân loại. Ngài đến để những linh hồn khổ đau oằi oại dưới gánh nặng của tội lỗi. Ngài đến để đem sự sống mới dư dật cho những kẻ thuộc về Ngài. Ngài đến để đem bình an cho những kẻ khốn cùng, đem sự giải thoát cho những kẻ bị đoạ đày trong tội lỗi. Quyền năng của Ngài đã biến cải biết bao con người tội lỗi trở thành lương thiện, tội nhân trở thành thánh nhân và đưa kẻ đó đền điạ vị vinh hiển của tột cùng là được làm con cái Đức-Chúa-Trời: Nhưng hễ ai đã nhận Ngài, thì Ngài ban cho quyền phép trở nên con cái Đức Chúa Trời, là ban cho những kẻ tin danh Ngài Giăng 1: 12. Chính Chúa Jesus là mùa Xuân, là Chúa Xuân của vạn vật, và nhận loại. Sự hiện diện của Chúa Jesus như mùa Xuân bừng dậy trong lòng những kẻ tin nhận Ngài. Nỗi thống khổ nặng nề trong tội lỗi được vứt bỏ, bình an và hy vọng hiện ra trong vinh quang của của tình yêu Thiên Chúa. “Vậy, nếu ai ở trong Đấng Christ, thì nấy là người dựng nên mới; những sự cũ đã qua đi, nầy mọi sự đều trở nên mới. II Côrinhtô 5: 17. Đức tin là hy vọng trong sự cứu rỗi là nhịp cầu vững chắc cho bước chân Cơ-Đốc-Nhân vượt qua bao sóng gió, chông gai của cuộc đời để vui vẻ bước đi trên con đường hẹp của Chúa và tiến bước đến mục tiêu vinh hiển, hạnh phúc, vui thỏa đời đời trong nước Đức Chúa Trời là vương quốc của Chúa Xuân.

Tuy mùa Xuân đã tưng bừng hiện diện trong mọi nơi, nhưng cũng vẫn còn những chốn âm u, buồn tẻ và lạnh lẽo vì không đón tiếp Chúa Xuân. Thế gian vẫn đang tăm tối, tội lỗi vì còn những tấm lòng đóng kín với sự cứu rỗi của Đức-Chúa-Trời trong danh Cứu Chúa Jesus. Chúa Cứu Thế sẳn sàng bước vào những tấm lòng mở rộng để đem lại sự vui thỏa và phước hạnh đời đời cho những kẻ tin nhận Ngài. Hãy tận hưởng mùa Xuân của thiên nhiên, cùng những cơ hội vui thỏa hạnh phúc mà Thượng Đế ban cho cuộc sống. Cũng hãy tiếp nhận Cứu Chúa Jesus vào lòng để ý nghĩa của mùa Xuân được thể hiện trọn vẹn trong mỗi cuộc đời về phần thể xác lẫn tâm linh, trong hiện tại cũng như trong tương lai, trong cuộc sống dưới đất và trong vinh hiển đời đời nơi thiên đàng vĩnh cửu.

Khúc Văn Dầu Nguồn Mytnpa.org

Mùa Xuân Là Tết Trồng Cây…

09:18 10/02/2023 Cách đây 60 năm, Chủ tịch Hồ Chí Minh đã khai sinh ra một cái tết, trải qua thời gian, cái Tết ấy để lại nét đẹp đầy tính nhân văn với tên gọi “Tết trồng cây” gắn liền với Tết Nguyên đán truyền thống mỗi dịp xuân về.

Theo Bác, trồng cây ngoài ý nghĩa to lớn là để tạo môi trường tự nhiên và quang cảnh đất nước trở nên tươi đẹp hơn, thì còn ý nghĩa thiết thực nữa là để chuẩn bị lấy gỗ làm nhà ở cho nhân dân. Ngày 30-5-1959, với bút danh Trần Lực, đăng trên Báo Nhân dân số 1901, Bác đã viết bài: “Nông dân phải trồng cây chuẩn bị làm nhà ở”.

Trong đó Bác chỉ ra: “Muốn làm cửa nhà tốt, phải ra sức trồng cây, chúng ta chuẩn bị từ nay, dăm năm sau, sẽ bắt tay dựng nhà”. Tiếp đó, 28-11-1959, trên Báo Nhân dân số 2082, Chủ tịch Hồ Chí Minh viết bài “Tết trồng cây” và đề nghị tổ chức một ngày Tết trồng cây để thiết thực kỷ niệm ngày thành lập Đảng.

Trong bài viết, Bác nêu rõ, việc trồng cây là công việc “tốn kém ít mà ích lợi nhiều”, tất cả nhân dân miền Bắc mỗi người phụ trách trồng một hoặc vài ba cây và chăm sóc cho tốt. Tại thời điểm đó, Bác đã tính: “Ở miền Bắc có độ 14 triệu người, trong số đó độ 3 triệu là trẻ em thơ ấu, còn 11 triệu người từ tám tuổi trở lên đều có thể trồng cây…

Như vậy, mỗi Tết trồng được độ 15 triệu cây. Từ năm 1960 đến 1965, chúng ta sẽ có 90 triệu cây, vừa cây ăn quả, cây có hoa, vừa cây làm cột nhà. Và trong hai mươi năm, nước ta phong cảnh sẽ ngày càng tươi đẹp hơn, khí hậu điều hòa hơn, cây gỗ đầy đủ hơn. Điều đó sẽ góp phần quan trọng vào việc cải thiện đời sống của nhân dân ta”.

Cuối bài báo, Bác Hồ nhấn mạnh, Tết trồng cây “cũng là một cuộc thi đua dài hạn nhưng nhẹ nhàng mà tất cả mọi người – từ các cụ phụ lão đến các em nhi đồng đều có thể hăng hái tham gia”. “Mùa xuân là Tết trồng cây/Làm cho đất nước càng ngày càng Xuân”, kể từ năm 1959 đến nay, câu thơ đó của Bác Hồ đã thấm sâu vào tâm trí của hàng triệu trái tim người Việt Nam. Có thể nói 60 năm qua, “Tết trồng cây” đã thực sự trở thành mỹ tục, song hành cùng tết Nguyên đán truyền thống của dân tộc.

Còn nhớ “Tết trồng cây” đầu tiên, Chủ tịch Hồ Chí Minh cùng đồng bào Thủ đô đã trồng cây ở Công viên Hồ Bảy Mẫu (nay là Công viên Thống Nhất). Tại nơi đây, Bác đã tự tay cầm xẻng, xúc đất vun cho một cây đa nhỏ. Trồng cây xong, Bác nói chuyện thân mật với mọi người về lợi ích của việc trồng cây.

Người nói đại ý rằng, mấy năm trước nơi đây còn là bãi rác, nhờ có lao động của mọi người mà nay cây đã lên xanh tốt. Ngày nghỉ, các cô, các chú dẫn con cái ra đây hóng mát, xem hoa, ngắm cây vui chơi. Đây chính là vườn hoa của các cô, các chú. Vậy chúng ta phải lao động cho thật tốt, ta làm cho ta và cho con cháu đời sau.

Có thể nói, trong suốt chặng đường hoạt động cách mạng đầy khó khăn gian khổ, Bác Hồ luôn chú ý tìm kiếm, lựa chọn và tạo ra một môi trường cây xanh quanh nơi mình sống, làm việc. Bận trăm công nghìn việc, Người vẫn ý thức trong việc trồng cây, bảo vệ rừng và bảo vệ thiên nhiên, dựa vào thiên nhiên để xây dựng căn cứ địa lâu dài phục vụ cho công cuộc trường kỳ kháng chiến của dân tộc; coi thiên nhiên như một người bạn thân thiết.

Trở về Hà Nội sau ngày kháng chiến thành công, Bác đã sống và làm việc trong ngôi nhà sàn giản dị, hòa mình giữa vườn cây xanh mát, như để tìm cái ung dung tự tại, sự bình tĩnh thanh thản ứng xử với mọi biến cố phức tạp. Cũng từ đó Bác đã đưa ra nhiều quan điểm về môi trường, đặc biệt là vấn đề trồng cây góp phần bảo vệ sinh thái.

Bác dường như là một tinh tú sinh ra từ thiên nhiên, sống gần gũi với thiên nhiên. Nhiều tài liệu ghi lại rằng, ở thời điểm cách mạng gặp phải những thử thách khốc liệt nhất, nhưng ở con người Hồ Chủ tịch vẫn toát lên niềm lạc quan đến kỳ diệu. Mỗi lần cơ quan cách mạng chuyển đến địa điểm mới, Người căn dặn cán bộ phải chọn những nơi: “Trên có núi, dưới có sông, có đất ta trồng, có bãi ta vui”. Người thường trực tiếp bắt tay ngay vào việc cuốc đất trồng cây, coi đó như một cách tự nhiên để nuôi dưỡng tâm hồn, trí tuệ.

Tết Kỷ Dậu (1969), có lẽ linh cảm đây là cái Tết cuối cùng của mình, nên dù sức khỏe giảm sút nhiều, Bác Hồ vẫn đặt chương trình đi chúc Tết nhiều nơi và đi trồng cây. Sáng 16-2-1969 (tức ngày mồng 1 Tết Kỷ Dậu), Bác đi thăm bộ đội Quân chủng Phòng không – Không quân ở Bạch Mai và đến đồi trồng cây ở xã Vật Lại, huyện Ba Vì.

Nói chuyện và chúc Tết nhân dân địa phương, Bác nói: “Các cụ thì biết chuyện cũ, chuyện mới nhưng các cháu ngày nay chỉ biết chế độ dân chủ cộng hòa. Đất nước bây giờ là của ta, cho nên cần phải thi đua sản xuất giỏi, trồng cây giỏi”. Trong Di chúc lịch sử để lại cho toàn Đảng, toàn dân, Bác lại một lần nữa nhắc tới việc trồng cây: “…Ai đến thăm thì trồng một cây lưu niệm, trồng cây nào phải tốt cây ấy, lâu ngày thành rừng sẽ tốt cho phong cảnh và lợi cho nông nghiệp”.

60 năm qua, “Tết trồng cây” đã thực sự song hành cùng Tết Nguyên đán truyền thống của dân tộc. Và mỗi độ xuân về, tất cả chúng ta đều nhớ đến dấu ấn đặc biệt này, như được cùng Bác Hồ hòa quyện với thiên nhiên.

Gia Lê

tin bài cùng chuyên mục:

Mùa Xuân Là Tết Trồng Cây

Mùa xuân là Tết trồng cây

“Mùa xuân là Tết trồng cây, làm cho đất nước càng ngày càng xuân”. Thực hiện lời dạy của Chủ tịch Hồ Chí Minh, trong nhiều năm qua Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành nét đẹp truyền thống tốt đẹp của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các ngành, các cấp và Nhân dân ta, góp phần vào công cuộc xây xựng, phát triển đất nước.

Tổng Bí thư, Chủ tịch Nước Nguyễn Phú Trọng trồng cây lưu niệm tại Khu Di tích Hoàng Thành Thăng Long. Ảnh: TTXVN

Sáng 17-2 (tức mùng 6 tháng Giêng) tại Thủ đô Hà Nội, Tổng Bí thư, Chủ tịch nước Nguyễn Phú Trọng đã đến dâng hương tưởng niệm các bậc tiền nhân và trồng cây lưu niệm tại Khu di tích Hoàng thành Thăng Long. Đây cũng là hoạt động mở đầu cho phong trào “Tết trồng cây” Xuân Tân Sửu 2023 trên khắp cả nước.

Sáng 18-2 (tức mùng 7 tháng Giêng) Lễ phát động và ra quân trồng cây trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa cũng được tiến hành đồng loạt. Các đồng chí lãnh đạo tỉnh đã tham dự và chỉ đạo lễ phát động tại một số địa phương.

Ngay sau lễ phát động, hoạt động trồng cây đã diễn ra rộng khắp các địa phương trên địa bàn. Năm 2023, Thanh Hóa phấn đấu trồng khoảng 1,5 triệu cây trở lên, cao hơn 1,5 lần so với kết quả thực hiện năm 2023.

Đồng chí Đỗ Trọng Hưng, Ủy viên Trung ương Đảng, Bí thư Tỉnh ủy, Chủ tịch HĐND tỉnh, Trưởng đoàn ĐBQH tỉnh Thanh Hóa và các đồng chí lãnh đạo tỉnh, lãnh đạo TP Thanh Hóa trồng cây tại Đại lộ Nguyễn Hoàng, phường Đông Hải. Ảnh: Minh Hiếu

Lễ phát động cũng bắt đầu cho những hoạt động, hành động thiết thực nhằm cụ thể hóa Chỉ thị 45/CT-TTg của Thủ tướng Chính phủ, ngày 31-12-2023 về việc tổ chức phong trào “Tết trồng cây” và tăng cường công tác bảo vệ, phát triển rừng ngay từ đầu năm 2023. Từ đó cụ thể hóa sáng kiến “trồng 1 tỷ cây xanh trong 5 năm tới” của Thủ tướng Chính phủ phát động tại Kỳ họp lần thứ 10, Quốc hội khóa XIV và Nghị quyết số 178/NQ-CP ngày 12-12-2023 của Chính phủ.

Lễ phát động “Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ” tạo khí thế thi đua sôi nổi trong các cấp, các ngành, địa phương và các tầng lớp Nhân dân. Đó chính là lời hiệu triệu cũng đồng thời là nhắc nhở ấm áp để mỗi người, mỗi nhà cùng nhớ ơn Bác Hồ, cùng làm những việc ý nghĩa, có ích cho quê hương, đất nước.

Tết trồng cây đời đời nhớ ơn Bác Hồ đã trở thành nét đẹp truyền thống của dân tộc, khởi đầu cho các hành động bảo vệ rừng, trồng cây gây rừng hàng năm của các ngành, các cấp và Nhân dân ta.

Có thể nói, những năm qua, tỉnh Thanh Hóa đã có nhiều giải pháp đẩy mạnh phong trào trồng, chăm sóc, bảo vệ rừng, phòng cháy, chữa cháy rừng. Nhờ đó, phát huy hiệu quả tài nguyên đất rừng, tích cực phủ xanh đất trống, đồi núi trọc, cải thiện môi trường sinh thái; từng bước nâng cao thu nhập cho người dân gắn bó với rừng, tạo động lực cho kinh tế lâm nghiệp phát triển.

Để “Người người trồng cây, nhà nhà trồng cây, toàn dân trồng cây, trồng rừng” và gắn liền với phát triển kinh tế – xã hội, bảo vệ môi trường sinh thái… các ngành, đơn vị cần nâng cao hơn nữa công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của mọi tầng lớp Nhân dân về vai trò, tác dụng, giá trị của rừng, ý nghĩa của việc trồng cây, trồng rừng. Từ đó, mỗi cá nhân, tập thể chung sức, đồng lòng, tham gia trồng cây, trồng rừng, bảo vệ môi trường sinh thái, ứng phó với biến đổi khí hậu; hoàn thành thắng lợi kế hoạch trồng cây, trồng rừng gắn với chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển lâm nghiệp bền vững năm 2023 và giai đoạn 2023-2025.

Ngọc Huấn

Mùa Đông Có Quả Gì? Khám Phá Các Loại Quả Tốt Cho Sức Khỏe Mùa Lạnh

Mùa đông lạnh thường “hiếm hoi” hoa quả hơn so với mùa hè. Vậy nên nhiều người thắc mắc mùa đông có quả gì và nên ăn quả gì tốt cho sức khỏe trong mùa lạnh.

Mùa đông là mùa mà cơ thể con người cần được bổ sung thêm nhiều loại vitamin và khoáng chất để “chống chọi” lại với cái rét, đồng thời tăng cường sức để kháng để ngăn ngừa nhiều bệnh lý thường gặp trong mùa lạnh như cảm cúm, hắt hơi, sổ mũi, ho, viêm phổi, viêm đường hô hấp…

Mùa đông thường có hoa quả gì?

Như tất cả chúng ta đều biết, mùa hè là mùa của các loại trái cây, và mùa đông thường sẽ “hiếm hoi” các loại hoa quả hơn. Tuy nhiên, không phải vì thế mà chúng ta không có loại quả nào để ăn bổ sung dưỡng chất cho sức khỏe. Vậy, mùa đông thường có hoa quả gì? Câu trả lời có ngay sau đây.

Quả táo

Táo là loại quả phổ biến từ tháng 12 kéo dài sang đầu tháng 1. Tuy nhiên thì hiện nay, trên thị trường xuất hiện rất nhiều các loại táo nhập khẩu như táo đỏ, táo xanh, táo Fuji, táo Golden, táo Envy, táo Jazz, táo Pink Lady, táo Gala, táo Swee Tango, táo Braeburn… có giá thành, mức độ ngon ngọt, hương vị khác nhau.

Quả hồng giòn

Mùa đông thường có hoa quả gì? Hồng giòn là loại quả phổ biến trong mùa đông vì hợp với khí hậu lạnh, thường thấy nhiều từ cuối tháng 11 sang đầu tháng 12 hằng năm.

Hiện nay có hai loại hồng giòn ngon được rất nhiều người yêu chuộng là hồng trứng lốc và hồng đầu bằng.

Quả chuối

Nếu được hỏi mùa đông có quả gì thì mình khẳng định chuối là một loại quả rất đáng được quan tâm. Mặc dù chuối được bán quanh năm nhưng thường bán nhiều và ngon nhất vào cuối mùa thu, đầu mùa đông.

Một số loại chuối ngon để bạn lựa chọn là chuối ngự, chuối cau, chuối tiêu, chuối hột, chuối ngốp, chuối sứ, chuối bơm, chuối tiêu hồng, chuối lùn, chuối cau lửa, chuối già hương, chuối táo quạ hay chuối dạ bột.

Quả cam

Cam ở Việt Nam là loại quả đặc trưng được bán nhiều từ tháng 12 đến tháng 3.

Một số loại cam ngon như cam sành Hà Giang, cam Cao Phong (Hòa Bình), cam bù Hà Tĩnh, cam xoàn Lai Vung, cam Khê Mây Hà Tĩnh, cam sành Hàm Yên, cam canh Hưng Yên, cam Vinh…

Quả quýt

Mùa quýt ở nước ta thường bắt đầu vào tháng 10 âm lịch và cũng có thể bắt đầu sớm hơn tùy vào tình hình thời tiết mỗi năm.

Một số loại quýt ngon như quýt hồng, quýt đường, quýt thái, quýt Bắc Kạn.

Quả bưởi

Bưởi là một trong những loại quả mùa đông, là câu trả lời hoàn hảo cho câu hỏi mùa đông thường có hoa quả gì. Bưởi có nhiều vào tháng 12 tới tháng 1, là loại quả để được lâu, thậm chí càng để lâu càng ngọt nên được nhiều gia đình yêu chuộng

Một số loại bưởi ngon để bạn lựa chọn như bưởi Da xanh, bưởi Diễn, bưởi Năm Roi, bưởi Phúc Trạch, bưởi Đoan Hùng, bưởi Luận Văn, bưởi Tân Triều. Đặc biệt, cùi bưởi bạn có thể sử dụng để nấu chè bưởi tại nhà.

Quả khế

Nếu bạn vẫn thắc mắc mùa đông có quả gì thì khế là một loại quả dân dã của mùa đông, thường bắt đầu từ tháng 10 hay tháng 11 hằng năm.

Hiện nay có hai loại khế là khế ngọt và khế chua. Khế ngọt thường dùng để ăn trực tiếp, còn khế chua thì hay được sử dụng để nấu canh hơn.

Quả lựu

Quả lựu với màu hồng đỏ bắt mắt là một loại quả chín rộ vào mùa đông và mang lại rất nhiều giá trị dinh dưỡng cho sức khỏe của con người.

Quả Hồng đỏ

Bên cạnh hồng giòn thì quả hồng đỏ cũng xuất hiện nhiều vào mùa đông và được xem là loại quả rất tốt cho chị em phụ nữ với giá trị dinh dưỡng dồi dào.

Quả lê

Quả lê là câu trả lời không thể bỏ qua cho câu hỏi mùa đông thường có hoa quả gì. Với vị ngọt thanh, lê sẽ mang đến cho bạn trải nghiệm tuyệt vời khi ăn.

Ngoài việc ăn trực tiếp, lê còn có thể được dùng để xào chung với các thực phẩm khác hoặc ép nước uống rất ngon và bổ dưỡng.

Mía

Nhiều người lầm tưởng mía là thức quả của mùa hè bởi thường được ép lấy nước để làm thức uống giải khát trong những ngày hè oi ả. Tuy nhiên, mùa mía vốn dĩ là mùa đông, mùa của những ngày rét đến “cắt da cắt thịt”.

Quả nho

Mùa đông có quả gì? Nho là một trong những loại quả mùa đông được rất nhiều người yêu thích, đặc biệt là các em nhỏ.

Thức quả nhiều thịt, hạt nhỏ và có vị ngọt đậm đà cùng hương thơm đặc trưng này sẽ là sự lựa chọn hoàn hảo cho gia đình bạn nếu muốn tìm mua một thức quả dinh dưỡng cho cả nhà vào mùa đông.

Quả dâu tây Quả ổi

Ổi là một loại hoa quả dân dã, khá rẻ và phổ biến, đặc biệt là vào mùa đông. Ngoài việc cung cấp dưỡng chất, loại quả này còn được xem là một nguồn thực phẩm giúp giảm cân hiệu quả nữa.

Quả đu đủ

Là loại quả có vị ngọt, hương thơm đặc trưng, đu đủ là loại quả của mùa đông mà bất cứ chị em nào cũng không nên bỏ qua. Bởi đu đủ không chỉ có nhiều dưỡng chất tốt cho sức khỏe mà còn là thức quả giúp chị em làm đẹp da, hạn chế tình trạng nứt nẻ trong những ngày đông khô rét.

Giờ thì bạn đã biết câu trả lời cho câu hỏi mùa đông có quả gì và mùa đông thường có hoa quả gì rồi phải không nào?

Mùa đông có hoa quả gì tốt nhất cho sức khỏe Tại sao cần lựa chọn hoa quả để ăn trong mùa đông?

Chính vì vậy, các chuyên gia dinh dưỡng khuyến cáo người dân cần thường xuyên bổ sung các dưỡng chất tốt cho cơ thể trong mùa đông, đặc biệt là nước, vitamin, khoáng chất từ các loại trái cây như cam, lựu, hồng, táo, bưởi, nho…

Các dưỡng chất có trong hoa quả sẽ giúp bổ sung thêm nước cho cơ thể, ngăn ngừa các bệnh lý do thời tiết hanh khô, đồng thời tăng cường sức đề kháng, nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể đối với các mầm bệnh từ bên ngoài.

Các loại quả nên ăn thường xuyên trong mùa lạnh Quả táo và công dụng

– Táo chứa nhiều chất xơ hòa tan như phốt pho, carbohydrate giúp ngăn ngừa tình trạng táo bón, sỏi thận, đồng thời ổn định đường huyết hiệu quả.

– Nguồn vitamin C dồi dào trong quả táo không chỉ giúp ngăn ngừa lão hóa, nâng cao sức khỏe hệ tim mạch mà còn tăng cường khả năng miễn dịch, chống lại các bệnh lý đặc trưng của mùa đông.

– Táo là loại quả có khả năng giúp cơ thể giữ nhiệt rất tốt trong mùa lạnh.

– Hàm lượng elastin và collagen dồi dào trong quả táo sẽ giúp bảo vệ làn da của bạn, giúp da luôn mịn màng, trắng sáng mà không bị khô trong mùa đông khắc nghiệt.

Quả hồng và công dụng

Mùa đông có hoa quả gì? Như đã biết, quả hồng là loại quả đặc trưng của mùa đông mà bạn không nên bỏ quả. Loại quả này có tác dụng nâng cao sức đề kháng và giúp cơ thể bạn tránh được nhiều loại bệnh dịch thường xảy ra trong mùa đông.

Quả chuối và công dụng

Trong quá trình tìm hiểu mùa đông có quả gì thì NGON phát hiện được chuối là một trong những loại quả tốt nhất của mùa đông.

Với hàm lượng các dưỡng chất cao như kalo, đồng, mangan, chất xơ, vitamin B6, vitamin C, biotin… thì loại quả này cung cấp cho cơ thể nguồn dinh dưỡng lớn, đồng thời giúp ngăn chặn tổn thương tế bào, điều hòa huyết áp và có tác dụng ngăn ngừa một số bệnh lý nguy hiểm như tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch, hen suyễn, các vấn đề về tiêu hóa…

Quả cam và công dụng

Nhắc đến cam, ai cũng sẽ nghĩ ngay đến một nguồn vitamin C vô cùng dồi dào. Dưỡng chất này sẽ giúp bảo vệ cơ thể bạn trong suốt mùa đông nhờ một sức đề kháng khỏe mạnh.

Ngoài ra, cam còn mang lại nhiều tác dụng tuyệt vời khác như tăng cường thể lực, tăng cường sức khỏe thị lực, hỗ trợ tiêu hóa, kháng viêm, tránh cảm cúm, giảm nguy cơ bệnh tim mạch, chữa nhanh lành các vết thương, tốt cho da, ngăn ngừa lão hóa, ngăn ngừa rụng tóc, tốt cho trí não, hỗ trợ giảm cân và giúp bạn ăn ngon ngủ sâu kể cả trong những ngày rét “cắt da cắt thịt”.

Quả nho và công dụng

Mùa đông có quả gì? Mùa đông có hoa quả gì? Như có nói đến ở trên, nho là một loại quả phổ biến trong mùa đông mà các gia đình rất yêu thích, đặc biệt là các em nhỏ.

Nho được đánh giá là một trong những loại quả mùa đông vô cùng tốt cho sức khỏe bởi khả năng chống oxy hóa, tăng cường sức đề kháng chống lại sự xâm nhập của các loại vi rút, vi khuẩn gây hại.

Ngoài ra, quả nho với hoạt chất resveratrol cùng rất nhiều các dưỡng chất tuyệt vời khác còn có tác dụng bảo vệ thành mạch máu, giảm cholesterol, ngăn ngừa sự hình thành các gốc tự do, bảo vệ tế bào trong cơ thể cực kỳ hiệu quả nữa.

Ngoài việc tìm được câu trả lời cho câu hỏi mùa đông có hoa quả gì thì chắc hẳn bạn cũng đã biết được công dụng tuyệt vời của một số loại quả được đánh giá là rất tốt cho sức khỏe vào mùa đông. Tuy nhiên, bạn nên biết rằng bất cứ hoa quả nào cũng đều có lợi cả, vậy nên, đừng “kén cá chọn canh”, bạn hãy bổ sung cho gia đình mình bất cứ loại hoa quả đúng mùa nào có thể mua được hằng ngày.

Tạm kết

Cập nhật thông tin chi tiết về Mùa Xuân Có Hoa Quả Gì trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!