Xu Hướng 6/2023 # Nấm Sò Với Đặc Điểm Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Sò Ngon Bổ Dưỡng # Top 15 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Nấm Sò Với Đặc Điểm Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Sò Ngon Bổ Dưỡng # Top 15 View

Bạn đang xem bài viết Nấm Sò Với Đặc Điểm Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Sò Ngon Bổ Dưỡng được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Nấm sò là gì? Đặc điểm tác dụng của nấm sò. Cách dùng nấm sò chế biến nấu nấm sò ngon tránh tác dụng phụ. Hình ảnh của nấm sò. Giá nấm sò bao nhiêu tiền 1kg?

Nấm sò (nấm bào ngư) là một loại nấm thuộc họ Pleurotaceae. Nấm sò được trồng đầu tiên ở Đức vào thế chiến thứ nhất, mãi sau mới trồng đại trà ra nhiều quốc gia khác.

Hiện nay, ở Việt Nam nấm sò được trồng rất phổ biến, với nhiều tên gọi khác nhau như: Nấm xòe, nấm tai lệch, nấm dai, nấm bào ngư…

Có 3 loại nấm sò khác nhau là sò trắng, sò nâu và sò tím. Các loại nấm sò chỉ khác nhau về màu sắc, còn giá trị dược liệu và dinh dưỡng gần như bằng nhau, đều có lợi cho sức khỏe con người. Hiện nay cả 3 loại nấm này đều được nuôi trồng và sử dụng rộng rãi.

Đặc điểm của nấm sò

Nấm bào ngư khi trưởng thành rất dễ nhận dạng. Phần tai nấm thường có dạng phễu lệch, xòe rộng từ 3 – 5cm, dày 3 – 5mm. Chân nấm cao 3 – 5cm, đường kính khoảng 1 – 2cm.

Nấm sò còn được chia làm hai nhóm: Nhóm chịu lạnh hình thành quả thể ở nhiệt độ từ 10 – 20 độ C và nhóm ưa nhiệt phát triển trong khoảng 25 – 30 độ C. Nấm sò thường mọc thành những cụm, từ 10 – 15 cây chung một gốc.

Nấm bào ngư có hệ lên men phân giải rất mạnh, giúp tổng hợp nhiều chất dinh dưỡng khác nhau (đường, bột, chất xơ…). Cấu trúc của nấm dạng sợi tơ mảnh, luồn sâu vào trong thân cây, mùn cưa, gỗ… để hấp thụ thức ăn. Nấm thường phát triển nhanh và có dinh dưỡng cao nếu được cung cấp những dưỡng chất cần thiết trong quá trình sống.

Ngoài những thành phần trên, nấm sò cần được cung cấp một lượng nước lớn lên đến 80%. Nấm không được cung cấp nước đầy đủ sẽ dẫn đến còi cọc, bị dai và cân nặng không đạt.

Nấm sò là loại thực phẩm có giá trị dinh dưỡng cao, bao gồm những dưỡng chất sau:

Protein: Chiếm tới 33 – 43%, có thể thay thế được lượng đạm từ thịt cá.

Vitamin B2, B12, B6, C…

Các axit amin tốt, có nguồn gốc từ thực vật.

Hàm lượng chất xơ khoảng 35%.

Chứa lượng protein cao, nấm bào ngư được ví như “thịt chay” và được sử dụng nhiều trong bữa ăn hàng ngày. Những chất có trong nấm được cơ thể chuyển hóa thành các năng lượng mới rất dễ dàng.

Nấm bào ngư phù hợp với những bệnh nhân bị gút, tiểu đường, mỡ máu, suy nhược cơ thể hoặc người ăn chay.

Xem them: Thông tin khoa học về nấm sò hay nấm Pleurotus ostreatus tại ScienceDirect và Mushroomexpert.

Theo nghiên cứu của nhiều chuyên gia Đông y và Tây y, trong nấm sò chứa nhiều chất có giá trị y dược cao. Bao gồm những chất sau đây:

Protid: Chiếm khoảng 4% trong nấm, chất này rất cần thiết cho quá trình chuyển hóa các chất dinh dưỡng trong cơ thể (đặc biệt là khoáng chất và vitamin).

Gluxit: Nấm bào ngư có 3,4% gluxit, chất này giúp giảm quá trình phân hủy protein và cung cấp một nguồn năng lượng quan trọng cho người dùng.

Vitamin C, vitamin PP có tác dụng thanh nhiệt, làm mát.

Axit folic: Giúp phòng ngừa các bệnh lý về thần kinh, đặc biệt tốt cho phụ nữ mang thai.

Các axit béo không no: Là chất béo trong thực vật, sử dụng nhiều không gây béo phì, giảm lượng cholesterol và điều hòa quá trình chuyển hóa năng lượng trong cơ thể.

Pleutorin: Có tác dụng rất tốt trong việc kháng khuẩn và ngăn chặn sự phát triển của các tế bào ung thư, giúp lưu thông máu hiệu quả.

Một số loại axit amin tốt như valin, glutamic, isoleucine…

Những giá trị dược tính của nấm bào ngư được y học đánh giá cao. Sử dụng nấm này hàng ngày giúp bạn đẩy lùi một số bệnh lý và sở hữu cơ thể khỏe mạnh.

Công dụng của nấm sò

Trong nấm sò chứa rất nhiều chất dinh dưỡng (đặc biệt là nấm sò màu xám), có tác dụng tuyệt vời trong kháng khuẩn và hỗ trợ bệnh nhân bị bệnh ung thư. Sử dụng nấm thường xuyên giúp làm chậm quá trình hình thành và phát triển của các tế bào ung thư.

Đối với bệnh nhân ung thư, nên sử dụng nấm sò 2 ngày 1 lần, mỗi lần dùng khoảng 150g. Có thể chế biến nấm thành món canh, súp, nấu cháo… hạn chế chiên, xào nấm vì khiến nấm ngấm nhiều dầu mỡ.

Các nhà nghiên cứu về dinh dưỡng đã chỉ ra: Nấm bào ngư có tác dụng giảm lượng đường và cholesterol trong máu tốt, đặc biệt ở người cao tuổi.

Đối với người muốn giảm lượng mỡ máu, nên sử dụng loại nấm này từ 3 – 6 lần 1 tuần. Khi dùng không nên chế biến nấm thành những món chiên, rán hoặc nhiều dầu mỡ.

Trong nấm sò có hàm lượng chất dinh dưỡng tốt, được các chuyên gia đánh giá cao. Đối với những người đang bị suy nhược cơ thể, sử dụng nấm sò sẽ giúp cải thiện tình trạng này.

Đặc biệt trong nấm sò xám chứa rất nhiều chất đạm, các loại vitamin, khoáng chất và đường bột rất phù hợp với những người gầy, ốm và có thể trạng cơ thể không tốt. Sử dụng nấm thường xuyên giúp bổ sung một nguồn năng lượng cần thiết cho cơ thể.

Nấm bào ngư màu xám được sử dụng nhiều trong đông y để hỗ trợ điều trị bệnh tiểu đường. Đối với bệnh nhân tiểu đường thì không dùng nấm này để nấu ăn hàng ngày, mà sử dụng nấm khô để sắc nước uống.

Bài dược đơn giản nhất cho bệnh tiểu đường với nấm sò xám là sử dụng 100 – 200g nấm khô, sắc với 2 lít nước uống hàng ngày.

Trong nấm bào ngư có chứa rất nhiều chất oxy hóa, vì vậy sử dụng sản phẩm giúp làm chậm quá trình oxy hóa trong cơ thể. Bạn nên sử dụng nấm 5 lần trong một tuần để mang lại hiệu quả tốt nhất.

Nấm vốn là một loại thực phẩm giàu chất xơ, tạo cảm giác no lâu cho người dùng. Sử dụng nấm thường xuyên sẽ giúp bạn không còn cảm giác thèm ăn, gia tăng lượng chất xơ và làm giảm chất béo trong cơ thể.

Nếu bạn muốn ăn nấm bào ngư để giảm béo thì có thể sử dụng vào bữa ăn hàng ngày. Nên làm các món canh hoặc xào khi dùng, tránh chế biến nấm thành các món nhiều dầu mỡ.

Ngoài những công dụng tuyệt vời trên, loại nấm này còn hỗ trợ điều trị một vài căn bệnh như: Điều hòa huyết áp, bệnh gút, các bệnh về đường ruột.

Nấm bào ngư mang lại rất nhiều công dụng tốt cho sức khỏe của chúng ta. Vì vậy, hiện nay loại nấm này đang được sử dụng tại rất nhiều nơi trên thế giới.

Đối với nấm sò tươi:

Chọn loại nấm bào ngư có màu sắc tươi mới, phần mũ và tai nấm không bị dập nát, có mùi thơm tự nhiên.

Chọn những cây nấm còn nguyên cả cụm, có lớp tơ mỏng ở phía trên chóp nấm. Không chọn mua những cây nấm có phần chóp bị nhăn hoặc bắt đầu thâm đen.

Khi sờ vào cây nấm bào ngư tươi phải thấy hơi xốp và khô, nếu thấy nấm mềm và ướt thì là loại để lâu và đã bị hỏng.

Chọn nấm loại vừa phải, không quá to hoặc quá nhỏ, thân nấm mập, ăn sẽ ngọt và ngon hơn. Cuống nấm phải rắn chắc, màu sắc đồng đều với nhau.

Tai nấm không bị rách, cả cụm mọc đều, sờ vào không thấy nhớt.

Đối với nấm khô:

Chọn loại nấm sò nguyên cây, màu sắc nâu nhạt, không bị gãy hoặc dập nát.

Chọn loại khô ráo, cầm nhẹ tay, hơi xốp và không có vết mốc trắng hoặc xanh.

Bảo quản nấm sò tươi:

Nấm sau khi thu hái nên sử dụng trong vòng 12 tiếng. Vì vậy, trước khi bảo quản nên cắt bỏ rễ và nhúng nấm vào nước sôi, sau đó rửa lại nấm bằng nước lạnh.

Bạn có thể cho nấm đã bỏ gốc vào chậu, sau đó đổ ngập nước và để vào ngăn mát tủ lạnh để bảo quản nấm khoảng 3 – 4 ngày.

Bảo quản nấm sò khô:

Phơi hoặc sấy nấm thật khô, đến mức cao nhất, rồi cho nấm vào túi bóng kính buộc kín và để nơi khô ráo.

Với hai cách bảo quản và chọn nấm này, bạn có thể sử dụng những cây nấm bào ngư ngon và dinh dưỡng mỗi ngày.

Cách sử dụng nấm sò hàng ngày

Để chế biến nấm sò ngon và giữ được hàm lượng dinh dưỡng tốt nhất, bạn nên làm theo một số gợi ý sau đây:

Tránh làm nấm bị dập, nát trong quá trình sơ chế, để nấm không bị ngấm nước và mất đi vị ngọt.

Phải cắt bỏ hoàn toàn phần gốc nấm trước khi sử dụng.

Trong nấm tươi chứa rất nhiều chất dễ gây ngộ độc thực phẩm. Vì vậy, bạn nên nấu thật kỹ nấm trước khi dùng.

Nên rửa nấm bằng nước ấm, rồi rửa lại bằng nước lạnh. Như vậy nấm sẽ dai và giòn hơn khi ăn.

Nấm sò là một loại thực phẩm không quá đắt nên được sử dụng thường xuyên trong bữa ăn hàng ngày. Loại nấm này có thể chế biến được nhiều món ăn ngon như xào, nấu, chiên, rán, lẩu… rất ngon và bổ dưỡng.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Nấm sò trắng hoặc tím: khoảng 500g

Sa tế

2 quả ớt chuông

3 nhánh xả

1 củ hành tím

Muối, hạt nêm, tiêu…

Cách chế biến:

Bước 1: Nấm bỏ gốc rồi ngâm với nước muối và rửa sạch. Sau đó vớt nấm ra rổ để ráo nước. Lưu ý không rửa quá kỹ sẽ làm nấm bị nát.

Bước 2: Băm nhỏ sả, ớt và hành tím. Ớt chuông thái lát vừa ăn hoặc kiểu hạt lựu.

Bước 3: Cho chảo lên bếp với một chút dầu ăn rồi đun nóng. Cho sả, ớt và hành băm vào phi cho thơm rồi cho ớt chuông đã thái vào xào đều tay.

Bước 4: Khi ớt chuông gần chín, cho nấm vào xào cùng rồi nêm nếm gia vị vừa ăn. Xào nấm cho chín đều, rồi tắt bếp.

Bạn chỉ cần bày món ăn ra đĩa và rắc thêm chút tiêu, rau mùi lên trên cho thơm là đã có một món ngon với nấm sò.

Chuẩn bị nguyên liệu:

Nấm sò trắng hoặc xám 200g

2 bìa đậu hũ non

Hành khô, hành lá, rau mùi

Muối, nước mắm, tiêu, đường và dầu hào

Cách chế biến:

Bước 1: Sơ chế nấm bằng cách bỏ gốc, ngâm qua nước muối loãng để nấm săn lại. Sau đó rửa sạch nấm với nước lạnh rồi xé nấm thành những sợi nhỏ, để ráo nước.

Bước 2: Đậu thái miếng vừa ăn rồi chiên vàng.

Bước 3: Hành lá và rau mùi rửa sạch, thái nhỏ. Hành khô bỏ vỏ rồi băm nhuyễn.

Bước 4: Cho dầu ăn vào chảo rồi đun nóng, phi hành khô đã băm cho thơm. Sau đó cho đậu đã chiên vàng vào đảo đều khoảng 4 phút.

Bước 5: Tiếp tục cho nấm vào chảo đảo đều tay với lửa lớn. Khi thấy nấm mềm thì nêm nếm gia vị vừa ăn. Cuối cùng cho thêm một chút dầu hào vào đảo thêm một chút rồi tắt bếp. Cho hành lá và rau mùi đã thái lên trên món ăn để tăng thêm phần hấp dẫn.

Ngoài những món ăn bổ dưỡng, bạn có thể làm trà nấm để sử dụng hàng ngày. Cách làm trà nấm như sau:

Chuẩn bị: 1kg nấm sò xám, bạn nên chọn loại nấm xám vì nó thơm và có giá trị dinh dưỡng cao hơn những loại còn lại.

Cách thực hiện:

Bước 1: Nấm sau khi mua về bạn bạn đem rửa sạch, bỏ gốc rồi ngâm sơ qua với nước muối khoảng 15 phút. Sau đó rửa sạch nấm với nước lạnh.

Bước 2: Sau khi sơ chế ta tiến hành phơi hoặc sấy nấm. Khi phơi nên lật đều các mặt để nấm khô đều, không bị ẩm mặt phía dưới.

Bước 3: Nấm phơi khoảng 4 – 5 nắng sẽ khô. Nấm phơi đạt chuẩn khi cầm nhẹ tay, khô ráo, giữ trên tay một lúc lâu không gây cảm giác ẩm ướt.

Bước 4: Mỗi ngày bạn lấy khoảng 10 – 15 tai nấm khô rửa sạch rồi cho vào nồi đun cùng 1,5 – 2 lít nước. Đun đến khi thấy nước ngả màu nâu, tai nấm nở hết và có mùi thơm của nấm là được. Bạn có thể để ở ngoài hoặc cho vào ngăn mát tủ lạnh để dùng hàng ngày.

Ngoài ra bạn có thể tìm mua nấm sò khô được bán sẵn trên thị trường về sắc nước uống. Nước nấm sò rất tốt cho những bệnh nhân tiểu đường, cao huyết áp hoặc người muốn giảm cân.

Giá nấm sò trên thị trường

Nấm bào ngư là một loại thực phẩm tốt, cách nuôi trồng lại dễ và thời gian thu hoạch ngắn. Bởi vậy giá thành loại thực phẩm này trên thị trường không cao như các loại nấm khác.

Hiện nay, nấm bào ngư đang được bán tại hệ thống siêu thị, các cửa hàng rau củ quả sạch với giá như sau:

Nấm sò trắng dao động trong khoảng 40.000 – 60.000 đồng/ 1kg.

Nấm sò xám dao động trong khoảng 60.000. – 80.000 đồng/ 1kg.

Nấm sò tím dao động trong khoảng 50.000 – 75.000 đồng/ 1 kg.

Giá nấm sò tại các chợ đầu mối dao động trong khoảng 30.000 – 50.000 đồng/ 1 kg.

Nếu vào dịp lễ tết thì giá thành của nấm bào ngư sẽ tăng thêm từ 10.000 – 20.000 đồng/ mỗi loại.

Để mua được sản phẩm nấm sò đảm bảo chất lượng, bạn nên chọn mua nấm tại hệ thống các cửa hàng rau sạch uy tín. Nên chú ý mua những sản phẩm có tem mác và ngày thu hái rõ ràng trên bao bì sản phẩm. Hạn chế mua các sản phẩm nấm không rõ nguồn gốc và nhìn không còn tươi mới.

Nấm Bạch Tuyết Đặc Điểm Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Bạch Tuyết Ngon

Nấm bạch tuyết là gì? Đặc điểm và tác dụng của nấm bạch tuyết. Cách dùng nấm bạch tuyết. Hình ảnh của nấm bạch tuyết.

Nấm bạch tuyết (Snow fungus Mushroom) là loại nấm vô cùng quen thuộc trong giỏ nguyên liệu nấu nướng của các bà nội trợ . Tuỳ theo mỗi vùng khác nhau mà người ta biết đến loại nấm này với những tên gọi khác nhau. Ngoài tên là nấm bạch tuyết, loại nấm này còn có tên gọi khác là nấm hải sản.

Nấm bạch tuyết có nguồn gốc từ Trung Quốc, sau đó nó được nhân giống và phát triển ở các vùng khác. Loại nấm này có vị tươi ngon, dễ ăn, dễ chế biến và cũng rất dễ tìm mua. Khi ăn, mùi vị của nó giống với vị hải sản nên đó chính là lí do nấm bạch tuyết còn được gọi với tên là nấm hải sản.

2. Đặc điểm của nấm bạch tuyết

Đúng như tên gọi của nó, nấm bạch tuyết rất dễ nhận biết dù có là lần đầu tiên nhìn thấy. Loại nấm này có màu trắng muốt từ thân cho đến mũ nấm. Thân nấm to mập, trông rất thích mắt. Tuy nhiên, dòng nấm bạch tuyết này còn có một loại màu nâu nhạt.

Nấm bạch tuyết thường mọc thành từng chùm, từng cụm với nhau. Thân nấm bạch tuyết khá ngắn, nó có độ dài chỉ khoảng từ 4cm – 8cm. Mũ nấm nhỏ, có thể có màu trắng hoặc nâu và bề mặt mũ có vân đá bên trên. Nấm bạch tuyết khá dày thịt, thịt nấm có độ dai xốp và mùi vị khá ngon, ngọt.

3. Ăn nấm bạch tuyết trong các bữa ăn hàng ngày có tác dụng gì?

Nấm bạch tuyết hay nấm hải sản là loại nấm dễ ăn và cũng rất dễ tìm. Vị của nó giống với vị của hải sản nên đối với những người thích ăn hải sản thì món nấm này chính xác là một món ăn vô cùng tuyệt vời.

Không chỉ thơm ngon vừa miệng, ăn nấm bạch tuyết sẽ mang lại nhiều lợi ích cho sức khoẻ. Công dụng của nấm bạch tuyết chủ yếu là để tăng sức đề kháng cho cơ thể. Bên cạnh đó, nấm bạch tuyết còn chứa một số dược tính có tác dụng rất tốt trong việc phòng ngừa và hỗ trợ chữa trị một số căn bệnh.

Protein chính là một thành phần dinh dưỡng quan trọng và rất cần thiết để duy trì sức khoẻ của con người. Mỗi ngày chúng ta cần phải bổ sung một lượng protein đủ để có thể duy trì sự sống và giúp cơ thể khoẻ mạnh hơn.

Ăn thực phẩm giàu protein sẽ giúp ổn định huyết áp, giảm căng thẳng, mệt mỏi. Ngoài ra, bổ sung protein đúng cách sẽ giúp cơ thể nhanh chóng hồi phục khi ốm, tăng cường chức năng của não và đặc biệt tốt cho những người đang trong quá trình giảm cân.

Vì thế, loại thực phẩm chứa nhiều protein và các axitamin có lợi cho sức khoẻ như nấm bạch tuyết luôn được rất nhiều người ưa chuộng. Ăn nấm bạch tuyết giúp cơ thể chúng ta bổ sung được lượng protein bị mất đi trong khi hoạt động, làm việc. Đồng thời, cung cấp các dưỡng chất khác có lợi cho cơ thể, giúp cơ thể khoẻ mạnh và tràn đầy sức sống.

Chất Beta glucan có trong nấm bạch tuyết rất tốt trong quá trình điều trị cũng như phòng ngừa bệnh ung thư. Loại hoạt chất này có tác dụng tiêu diệt các tế bào ung thư, ngăn chặn các tế bào khoẻ mạnh chuyển sang tế bào ung thư. Các hoạt chất trong nấm có khả năng làm chậm quá trình phát triển của các tế bào ung thư, kéo dài tuổi thọ cho bệnh nhân.

Ngoài ra, nấm có tác dụng giảm thiểu cholesterol trong máu, ngăn ngừa bệnh tim mạch, tiểu đường rất tốt. Đối với những người đang trong giai đoạn giảm cân thì nên sử dụng nấm bạch tuyết trong khẩu phần ăn hàng ngày. Nấm bạch tuyết cung cấp lượng protein ngang với thịt cá mà lại không gây tích tụ mỡ thừa, tăng cân.

Loại nấm này giúp thúc đẩy hệ miễn dịch trong cơ thể chúng ta phát triển khoẻ mạnh. Đặc biệt, nó còn hỗ trợ để hệ tiêu hoá hoạt động hiệu quả hơn.

4. Làm thế nào để chọn được nấm bạch tuyết ngon?

Để cho ra được một món ăn ngon thì việc chọn được nguyên liệu ngon vô cùng quan trọng. Các món làm từ nấm bạch tuyết đã trở nên vô cùng phổ biến và được ưa chuộng. Vì thế, để có thể chọn được loại nấm bạch tuyết ngon cũng cần có mẹo.

Đầu tiên, với nấm bạch tuyết tươi thì cần lưu ý không chọn những cây nấm bị dập nát hoặc hỏng. Màu trên cây nấm phải đều nhau và có mùi thơm đặc trưng của nấm. Nên chọn những cây nấm mà trên chóp của nó được bọc một lớp tơ mỏng, sờ vào có cảm giác mượt tay.

Còn với nấm bạch tuyết khô thì cần để ý xem có bị nấm mốc hay bị gãy không. Nếu nấm bị mốc hoặc gãy thì là loại không đạt tiêu chuẩn và không nên mua để ăn.

Hiện nay, nấm bạch tuyết được bán tràn lan trên thị trường rất nhiều. Việc trộn lẫn nấm giả, nấm không đảm bảo chất lượng vào bán là việc không còn quá xa lạ. Vì vậy, khi mua nấm bạch tuyết, ngoài việc biết cách chọn nấm ngon thì người mua cũng cần phải chọn cửa hàng uy tín, đảm bảo để mua. Không nên mua của những nơi không có thông tin cụ thể về nguồn gốc xuất xứ của sản phẩm. Tránh việc mua phải hàng kém chất lượng vừa mất tiền lại vừa tổn hại tới sức khoẻ

5. Bảo quản nấm bạch tuyết thế nào cho tốt?

Nấm bạch tuyết chứa một hàm lượng protein và axitamin rất tốt. Tuy nhiên, nếu không biết bảo quản nấm đúng cách thì các dưỡng chất có trong nấm sẽ bị mất đi, thậm chí là có thể chuyển hóa thành những chất độc hại cho cơ thể.

Sau khi thu hoạch, cần bọc kín nấm bằng giấy bọc thực phẩm và để vào ngăn mát tủ lạnh. Cách này có thể giữ nấm được từ 3- 5 ngày.

Khi mua nấm bạch tuyết về mà chưa sử dụng ngay thì nên ngâm vào nước muối loãng. Nước muối giúp khử trùng, giữ ẩm và giữ lại những khoáng chất có lợi trong nấm bạch tuyết.

Nấm bạch tuyết tươi có thể để được bên ngoài nhiệt độ bình thường tại những nơi thoáng mát. Đặc biệt lưu ý, khi để ngoài thì không được bọc nấm trong túi ni lông và thời gian bảo quản bên ngoài sẽ ngắn hơn khi để trong tủ lạnh. Với cách này, nấm bạch tuyết tươi có thể giữ được khoảng 8 – 12 giờ.

Để nấm đạt được chất lượng dinh dưỡng tốt nhất thì chúng ta nên sử dụng nấm ngay sau khi vừa mua về .

Nấm bạch tuyết khô có thể để lâu và dễ bảo quản hơn so với khi còn tươi. Có thể cho nấm vào túi ni lông và treo ở nơi thoáng mát. Trước khi ăn thì ngâm nấm trong nước sôi để nấm nở mềm ra rồi mới tiến hành sơ chế như bình thường.

6. Cách trồng nấm bạch tuyết

Nấm bạch tuyết là loại nấm khá dễ trồng và phát triển rất nhanh chóng, hoàn toàn phù hợp khi muốn nuôi trồng nấm tại nhà.

Nấm bạch tuyết phát triển tốt nhất vào thời gian mùa đông, đặc biệt là trong khoảng từ tháng 12 đến tháng 3 dương lịch hàng năm. Nhiệt độ trong khoảng thời gian này luôn duy trì ở mức từ 12-16 độ C. Vì thế, đây là nhiệt độ lý tưởng để nấm bạch tuyết có thể sinh trưởng và phát triển tốt nhất.

Hiện nay, do công nghệ vô cùng phát triển, người ta có thể trồng nấm bạch tuyết quanh năm trong nhà lạnh công nghiệp. Tuy nhiên, khi trồng trong nhà lạnh thì yêu cầu về không gian cũng khá quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của nấm.

Yêu cầu đầu tiên của phòng cấy nấm bạch tuyết là phải sạch sẽ, thoáng mát. Trước khi cấy phải thanh trùng phòng bằng các loại chất khử và quy trình theo yêu cầu.

Còn đối với phòng nuôi nấm, yêu cầu cũng phải thoáng và sạch. Đặc biệt cần bố trí không gian phù hợp như lối đi ở giữa cần vừa đủ để có thể đi lại dễ dàng khi chăm sóc hay vận chuyển. Giàn giá bố trí gọn gàng, nên làm giàn nhiều tầng để tăng diện tích sử dụng và tăng năng suất. Khoảng cách giữa các tầng của một giá tối thiểu là 50 – 60cm.

Cách xử lý nguyên liệu để nuôi trồng

Xử lý nguyên liệu mùn cưa và bông hạt

Nguyên liệu để nuôi trồng nấm bạch tuyết rất dễ kiếm vì nó đều là các chất thải từ nông nghiệp như mùn cưa, rơm rạ, bông phế loại,…

Mùn cưa mang đổ ra nền đất sạch sau đó tưới đều nước vôi trong lên bằng bình ô doa. Khi tưới cần chú ý đảo mùn cưa cho thấm đều. Tỉ lệ trộn tiêu chuẩn cho bịch trồng nấm là 1kg mùn cưa trộn cùng 1.2 lít nước vôi trong. Khi đã tưới đủ thì đảo cho đều thêm vài lần nữa mới đem ủ thành đống. Có thể che đậy bằng túi ni lông để mùn cưa không bị bay hơi nước nhiều trong quá trình ủ. Đồng thời quá trình này cũng giúp trương nở tế bào gỗ. Thời gian ủ tốt nhất là khoảng từ 2 – 4 ngày.

Cách xử lý bông hạt nhanh đó là ngâm nó với nước vôi trong rồi vắt nhẹ để bớt nước. Sau đó đem ủ thành đống và che phủ bằng túi ni lông hoặc bao tải dứa trong khoảng 24 – 36 giờ. Đặc biệt chú ý khi ủ bông hạt, đó là cần ủ trên kệ, có lỗ thông thoáng để nước từ bông chảy ra không bị đọng lại.

Trước khi trộn các nguyên liệu với nhau cần phải kiểm tra kĩ độ ẩm của cả hai. Kiểm tra bằng cách nắm thử một nắm nguyên liệu, không thấy nó bị vỡ ra hay rỉ nước ra tay là đạt yêu cầu. Nếu ủ quá khô thì cần cho thêm nước ở mức vừa đủ và ủ thêm 1 ngày nữa. Còn nếu nguyên liệu ướt quá thì cần trải ra để nó bay bớt hơi nước và khô lại.

Công thức trộn tiêu chuẩn là:

45% bông + 40% mùn cưa + 10% cám gạo + 3% cám ngô + 1% đường.

Cần trộn nhẹ cám gạo và cám ngô với nhau trước, sau đó mới rắc đều lên mùn cưa và bông. Nên dùng xẻng để đảo trộn cho đều và nhanh.

Cho nguyên liệu vào các túi ni lông chịu nhiệt cổ nhựa, có chun cao su và nắp đậy. Kích thước túi vào khoảng 19x38cm, mỗi túi có khối lượng là 0.8kg. Phải đem nguyên liệu để khử trùng bằng lò thủ công trong khoảng 10 – 12 giờ.

Dụng cụ nuôi cấy nấm bạch tuyết

Cần hộp cấy bằng gỗ, khay cấy, que cấy. Đồng thời chuẩn bị thêm cồn, đèn cồn, bông thấm cồn để vệ sinh.

Giống cấy cần khoảng 35-40 bịch. Lưu ý khi mua giống cấy là nấm bạch tuyết phải có màu đồng nhất, không bị mốc, bị chua. Ngoài ra cũng không chọn giống quá già hay quá non và phải có sợi mượt.

Sau khi cấy giống thì chuyển bịch vào phòng nuôi để ươm sợi. Trong thời gian nuôi sợi, tuyệt đối không được tưới nước. Bên cạnh đó, cần hạn chế vận chuyển bịch nhiều lần. Thời gian nuôi vào khoảng từ 70 – 80 ngày.

Khi kết thúc quá trình nuôi sợi, phải tháo bỏ cổ nút và nút bông. Để kích thích nấm phát triển, phải dùng thìa nhỏ hoặc tay để cào đi lớp giống mỏng trên bề mặt. Khi cào xong thì buộc lại miệng túi thành hình chiếc nơm. Đặt các túi nấm đã xử lý lên giàn trong phòng nuôi khoảng 4 – 5 ngày. Sau khi sợi nấm đã phục hồi lại mới chuyển tiếp sang phòng chăm sóc.

Nhiệt độ phòng ra quả thể phải đảm bảo từ 13 – 16 độ C. Mầm quả nhỏ li ti sẽ bắt đầu xuất hiện sau 15 – 20 ngày chăm sóc. Lưu ý cần tưới phun sương xung quanh và nền đều đặn hàng ngày.

Thời điểm thu hái thích hợp nhất là khi mũ quả thể hơi phẳng và sáng màu. Sau khi thu hái xong cần loại bỏ bịch hỏng và không đạt tiêu chuẩn. Trong 3 – 4 ngày đầu sau khi hái vẫn phải giữ nguyên độ ẩm trong khoảng 85 – 95%. Đến ngày thứ 5 mới bắt đầu tưới phun sương trực tiếp vào túi.

Thông thường, cứ cách tầm 20 ngày lại ra một đợt nấm mới. Mỗi túi nấm bạch tuyết có thể thu hái 2 lần. Năng suất mỗi đợt thu là cứ 100kg nguyên liệu khô có thể thu từ 30 – 35kg nấm bạch tuyết tươi.

7. Một số món ăn đơn giản, ngon miệng từ nấm bạch tuyết

Nguyên liệu cần có:

100g thịt băm.

100g cá thái lát.

200g giò sống.

4 cây sả.

Các loại gia vị bao gồm: hạt nêm, nước mắm, tỏi băm, tiêu, ớt bột, dầu ăn.

Cách chế biến:

Đầu tiên, cần đem nấm bạch tuyết sơ chế và rửa sạch rồi để cho ráo nước.

Thái khúc vừa ăn một phần nấm vừa rửa. Cho chút dầu vào chảo nóng rồi thả nấm vào đảo qua.

Phần nấm còn lại đem thái nhỏ để trộn cùng giò sống, thịt băm và cá thái lát. Nêm nếm gia vị cho vừa ăn rồi trộn đều.

Chia hỗn hợp đã trộn bên trên thành 4 phần rồi viên lại thành từng viên tròn.

Cây sả bóc lớp vỏ ngoài, rửa sạch và thái khúc khoảng 15cm. Vót xéo một bên của đầy cây sả rồi dung chúng như chiếc que để xiên qua 4 viên tròn bên trên. Hoặc có thể lấy phần hỗn hợp thịt cá trên trên và bọc lại thành từng viên tròn trên một đầu cây sả.

Cho các viên này vào chảo rán cho chín và vàng đều

Xếp viên ra đĩa cùng với nấm bạch tuyết đã xào. Có thể dùng thêm với nước tương hoặc tương ớt tuỳ vào sở thích ăn uống của mỗi người.

Nguyên liệu cần có:

2 bịch nấm bạch tuyết.

150g thịt bò.

20 lá lốt.

Tỏi bằm và các gia vị khác.

Cách chế biến:

Nấm bạch tuyết đem về loại bỏ phần gốc và phần bị hỏng rồi rửa sạch, sau đó ngâm thêm một lần với nước muối loãng. Nấm sau khi được ngâm sẽ mang đi cắt theo độ dài vừa ăn.

Thịt bò sau khi rửa sạch thì thái thành lát mỏng. Ướp thịt cùng chút đường, nước tương, bột nêm, dầu ăn, dầu mè. Lượng gia vị cho phải vừa đủ để không bị mặn quá hay nhạt quá.

Lá lốt đem rửa sạch, để cho ráo nước rồi cắt thành sợi nhỏ.

Cho tỏi băm vào chảo dầu đảo cho thơm rồi cho thịt bò đã ướp bên trên vào xào. Khi thịt bò xào đã săn lại thì bỏ nấm vào xào chung. Nên xào lửa lớn để thịt nhanh chín và không bị dai. Nêm nếm thêm gia vị nếu cần thiết. Khi thịt và nấm gần chín thì cho lá lốt vào đảo cùng, đợi một chút rồi tắt bếp.

Bày ra đĩa và thưởng thức cùng cơm nóng và các món ăn khác.

Nấm bạch tuyết phát triển trong môi trường sạch sẽ, quy trình nghiêm ngặt. Vì thế, không rửa nấm quá kĩ trong lúc chế biến. Nếu làm như vậy sẽ làm nấm ngấm nước, bị nhạt và mất đi giá trị dinh dưỡng của mình.

Nấm bạch tuyết rất nhanh chín vì thế không xào nấu dưới lửa nhỏ. Khi dùng lửa nhỏ sẽ làm nấm bị chảy nước, món ăn mất đi mùi vị, thẩm mỹ.

Hoạt chất trong nấm khi tác dụng với các loại xoong, nồi nhôm sẽ làm nấm bị ngả màu thâm đen. Tốt nhất vẫn nên sử dụng các loại nồi, chảo sứ hoặc những vật dụng không phải là nhôm để chế biến.

“Ăn chín uống sôi” là điều cần thiết khi sử dụng và chế biến món ăn. Do đó, khi chế biến nấm bạch tuyết cũng cần lưu ý, phải đun nấm cho chín hoàn toàn. Có như vậy mới đảm bảo vệ sinh và không sợ bị ảnh hưởng tới sức khoẻ của người sử dụng

Nấm Đông Cô Tác Dụng Của Nấm Đông Cô Trị Bệnh Cách Dùng Nấm Hương

Nấm đông cô thường mọc ở đâu? Hình ảnh cây nấm hương rừng tự nhiên tươi khô. Tác dụng của nấm đông cô trị bệnh gì? Cách dùng nấm đông cô và cách sơ chế, chế biến các món ăn từ nấm đông cô. Nấm đông cô có tốt không và tác hại của nấm hương? Giá các loại nấm đông cô bao nhiêu tiền 1kg và mua nấm đông cô ở đâu? Cách nhận biết nấm đông cô thật giả. Cách sử dụng nấm đông cô phát huy giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm hương.

Nấm đông cô là gì? Cây nấm đông cô có tên thường gọi là nấm hương. Ngoài ra, loại nấm này còn được gọi là nấm hương đàm hoặc bioóc hom. Đây là một loại lâm sản quý. Chúng có tên gọi như vật bởi nấm mang mùi hương rất thơm và đặc biệt. Đặc điểm của nấm đông cô như sau:

Nấm đông cô tiếng Anh là Lentinus (Berk.) Sing, Agaricus Rhinozerotis Berk.

Nấm hương thuộc họ nấm tán Polyporaceae (Pleurotaceae).

Nấm đông cô thường mọc ở tự nhiên, trong khu rừng ẩm mát.

Phân bố: các tỉnh miền núi cao (Lào Cai, Hà Giang, Lai Châu,…).

Bào tử nấm bay xa, thường bám vào gỗ sồi, cây côm, giẻ đỏ,…

Nấm hương ưa độ ẩm cao, nhiệt độ thấp, có ánh sáng khuếch tán.

Nấm đông cô tươi và khô đều được con người ưu tiên sử dụng.

Nấm hương tự nhiên có nhiều ứng dụng trong lĩnh vực ẩm thực và điều trị bệnh. Hình ảnh nấm đông cô hiện nay có thể tìm thấy trong các trang trại nuôi trồng. Một số đồng bào miền núi đã biết trồng nấm hương như Bắc Giang, Thái Nguyên, Tuyên Quang, Bắc Cạn. Đặc biệt, tại Sapa (Mộc Châu) đã thành lập trại để nghiên cứu nâm hương. Từ bào tử nấm hương hoang dại, trại đã phát triển giống nhanh. Đồng thời nghiên cứu các loại gỗ có thể dùng để trồng nấm trong điều kiện tự nhiên. Hàng năm, vùng đồng bằng nước ta có sức tiêu thụ gần 8.300kg nấm hương khô.

Màu sắc chính: nâu nhạt; khi chín thì chuyển thành nâu đậm.

Hình dáng: nấm đông cô trông giống cái ô, đường kính khoảng 4-10cm.

Nấm đông cô gồm 2 phần chính: chân nấm và mũ nấm (tai nấm).

Tai nấm hình bán cầu bẹp, kích thước thay đổi từ 3-25cm.

Mặt trên tai nấm màu nâu, bề mặt vảy nhỏ màu trắng.

Phía trên bề mặt có vân nứt rạn giống hoa văn.

Mặt dưới mũ nấm có nhiều bản mỏng xếp lại.

Chân nấm có hình trụ, dài khoảng 2-8cm, đường kính từ 0,5-1,2cm.

Thịt nấm đông cô có màu trắng.

Hình dáng nấm hương rất thân thuộc với mỗi chúng ta. Nhờ vào đặc điểm bên ngoài, mọi người có thể dễ dàng nhận ra cây nấm đông cô. Loài nấm này mọc hoang khá nhiều ở Việt Nam, Nhật Bản, Trung Quốc, Hàn Quốc. Tại Mỹ, mỗi khúc gỗ dùng để nuôi nấm hương có thể cho nấm ký sinh 3-7 năm.

Tác dụng của nấm đông cô là gì? Cây nấm đông cô được mệnh danh là vua của các loại nấm. Theo Đông y cổ truyền, nấm hương là vị thuốc bổ nhiều hương thơm, mang vị ngọt; công dụng bổ tỳ, ích khí, dưỡng huyết, giúp trường thọ. Lợi ích của nấm đông cô cũng được nhiều công trình nghiên cứu khoa học thực nghiệm và khẳng định. Cụ thể như sau:

Nấm đông cô có chức năng giúp ngăn ngừa cơ thể lão hoá.

Là “thực phẩm vàng” dành cho người thiếu máu.

Công dụng hỗ trợ trẻ phát triển, chống suy dinh dưỡng, băng huyết.

Tác dụng nấm hương ngăn ngừa sự xâm nhập của virus gây bệnh.

Hỗ trợ tăng cường và nâng cao sức đề kháng, miễn dịch cơ thể.

Kích thích hoạt động tế bào Lympho T và B.

Công dụng nấm hương giúp phòng ngừa bệnh ung thư hữu hiệu.

Lợi ích nấm đông cô bổ thận tráng dương, tăng cường sinh lý.

Hỗ trợ kích thích khả năng tiêu hoá trong cơ thể, trị ho.

Tác dụng tốt với người bị đau lưng, mỏi gối, ăn uống không ngon.

Nấm đông cô có tác dụng chống suy nhược, mệt mỏi và mất ngủ.

Công dụng giải độc gan, bảo vệ han hiệu quả nhờ ăn nấm hương.

Công dụng của nấm đông cô có được là nhờ giá trị thành phần dinh dưỡng từ nấm hương. Ngoài ra, nấm còn được dùng để bổ sung sắt cho cơ thể, trị chứng biếng ăn ở trẻ nhỏ,…

Giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm đông cô

Giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm đông cô ra sao? Nấm hương tươi và sấy khô đều chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Những chất này đem lại nhiều lợi ích tuyệt vời mà không ai ngờ đến.

Nấm đông cô vừa là thực phẩm ít calo giàu chất xơ, Vitamin B và một số khoáng chất. Ngoài ra, nấm còn có các hoạt chất như Polysaccharide, Terpenoid, Lipid, Sterol, 30 loại Enzyme, một số Amino Axit.

Protein: 12,5g

Chất béo: 1,6g.

Chất đường: 60g.

Canxi: 16mg.

Kali: 240mg.

Sắt: 3,9g.

Chất xơ: 12g.

Riboflavin: chiếm 11% RDI (Dietary Recommended Intake-RDI là liều lượng khuyến cáo).

Selen: chiếm 10% RDI.

Niacin: chiếm 11% RDI.

Đồng: chiếm 39% RDI.

Mangan: chiếm 9% RDI.

Kẽm: chiếm 8% RDI.

Folate: chiếm 6% RDI.

Vitamin B6: chiếm 7% RDI.

Vitamin B5: chiếm 33% RDI.

Vitamin D: chiếm 6% RDI.

Giá trị thành phần dinh dưỡng của nấm hương nổi bật nhất là Protein. Cây nấm đông cô là thực vật có chứa lượng Protein giàu có, ngang bằng với thịt; hơn xa bất kỳ loại rau nào khác. Lượng dưỡng chất này rất cần thiết cho nhu cầu thiết yếu của cơ thể con người. Do vậy, nấm hương là sự lựa chọn tuyệt vời; nhất là những đối tượng đang ăn chay hoặc có mong muốn giảm cân.

Nấm đông cô trị bệnh gì thì không hẳn ai cũng biết. Thông thường, mọi người chỉ chú ý đến công dụng chế biến nấm hương làm món ăn bổ dưỡng. Tuy nhiên ngoài lợi ích này, nấm hương còn có tác dụng trị bệnh rất đáng kể. Cụ thể như sau:

Kháng khuẩn, chống Oxy hoá, tác dụng tốt đối với hệ tim mạch.

Giúp cho xương chắc khoẻ, điều trị mụn trứng cá, cân bằng Hoocmone.

Trị bệnh viêm dạ dày, bệnh sởi, chứng giảm bạch cầu.

Chữa bệnh đau lưng mãn tính nhờ dược chất của nấm hương.

Công dụng nấm hương hỗ trợ giảm lượng Cholesterol trong máu.

Nấm đông cô giúp chữa bệnh cao huyết áp hiệu quả.

Nấm hương có công dụng trị bệnh xơ vừa động mạnh.

Ăn nấm hương giúp trị bệnh động mạch vành, xơ cứng động mạch.

Hữu hiệu trong điều trị bệnh đái tháo đường.

Hỗ trợ chữa trị bệnh ung thư nhờ nấm đông cô.

Ngăn chặn sự phát triển các khối u nhờ dược chất Polysaccharide, Acid Amin.

Giảm tỷ lệ kích thước khối u cổ tử cung rất hữu hiệu.

Tác dụng nấm đông cô chữa bệnh viêm gan.

Chữa bệnh men gan cao, làm giảm men gan.

Nấm hương hỗ trợ điều trị bệnh rất an toàn. Nhiều căn bệnh nan y, mãn tính đều được chuyên gia khuyến cáo nên sử dụng nấm đông cô. Do đó, mọi người có thể an tâm, tin tưởng và sử dụng loại nấm này.

Cách dùng nấm đông cô tốt cho sức khoẻ nên thực hiện như thế nào? Ngoài việc áp dụng cách nấu các món ăn từ nấm đông cô hàng ngày; mọi người có thể dùng nấm để làm bài thuốc trị bệnh. Một số cách làm nấm đông cô trong việc hỗ trợ tăng cường sức khoẻ, chữa bệnh như sau:

Bài thuốc phòng ngừa và điều trị ung thư từ nấm hương:

Nấm hương khô, hải sâm, mộc nhĩ, gừng, tỏi, các gia vị.

Đem các nguyên liệu rửa sạch, gừng thái chỉ, hải sâm thái miếng.

Xào qua hải sâm, sau đó cho mộc nhĩ và nấm đã sơ chế vào.

Đảo đều cho vừa chín, thêm gia vị gừng, tỏi đun thêm 2 phút.

Bài thuốc dùng để bổ thận tráng dương, trị yếu sinh lý:

Rửa sạch nấm hương và đem cắt bỏ phần chân.

Bồ dục lợn (cật) bổ đôi, ngâm 2 tiếng trong nước lạnh.

Loại bỏ hết gân trắng của bồ dục lợn rồi thái miếng.

Nên xào riêng bồ dục và lợn cho chín đều, sau đó trộn đều.

Bài thuốc từ nấm hương giúp giải độc, hạ men gan, bảo vệ gan:

Sử dụng 5 cây nấm hương to trung bình, đun với 1 lít nước.

Nấu sôi, để lửa nhỏ khoảng 40 phút.

Cho 2 miếng thịt gà đã làm sạch bỏ vào hầm 10-20 phút.

Thêm 1 thìa rượu và đun 2 phút để tăng hương vị.

Ăn liên tục 1 tuần, tỷ lệ 6-16g nấm khô/lần hoặc 90g nấm tươi/lần.

Cách sử dụng nấm đông cô không quá khó. Tuy nhiên cần lưu ý cách sơ chế và chế biến nấm đông cô để đảm bảo công dụng.

Cách chế biến nấm đông cô

Cách chế biến nấm đông cô cần đảm bảo yếu tố nào? Trong quá trình sử dụng nấm đông cô, mọi người thường không chú ý đến bước sơ chế. Thông thường, mọi người chỉ ngâm hoặc rửa nấm nhưng vô tình làm nấm bị mất chất. Do đó, cần phải chế biến nấm và giữ nguyên được dinh dưỡng trong nấm; tránh những độc tố có thể phát sinh trong quá trình sử dụng. Nên tham khảo một số điều như sau:

Cách chế biến nấm hương tươi:

Nên lựa chọn loại nấm có mùi thơm và không bị dập nát.

Lúc bẻ đôi nấm mà không có chất gì chảy ra là được.

Nếu có chất màu trắng sưa rỉ ra thì dừng sử dụng.

Rửa nấm thật nhanh, để ráo nước.

Không ngâm nấm lâu gây ngấm nước và mất chất.

Không làm dập nát nấm (sẽ dễ khiến nấm bị nhiễm vi khuẩn).

Tốt nhất nên loại bỏ sạch phần gốc nấm.

Phương pháp chế biến nấm hương khô:

Rửa sạch nấm trước khi ngâm.

Ngâm nấm hương khô khoảng 5-10 phút cho nở hết.

Chắt lấy phần nước đã ngâm để nấu canh hoặc hầm.

Phần nước này chứa nhiều dưỡng chất từ nấm tiết ra.

Phương pháp chế biến nấm hương cần đảm bảo thực hiện như các bước trên. Có như vậy, tác dụng của nấm đông cô đem lại mới phát huy được hết tác dụng vốn có. Đồng thời, giúp cho hương vị của món ăn được lưu lại, đậm đà hơn.

Các món ăn từ nấm đông cô là gì? Hiện nay, trong tủ bếp gia đình thường không thể thiếu nấm hương. Ngoài sử dụng làm món chính, nấm còn được bổ sung vào các món ăn khác để tăng hương vị.

Phương pháp làm món gà hầm nấm đông cô hạt sen:

Gà rửa sạch, chặt miếng vừa ăn, ướp cùng tỏi, nước mắm, gia vị.

Nấm đông cô rửa sạch, ngâm nước ấm, giữ lại cả phần nước.

Xào thịt gà cho săn lại, thêm nước nấm vào đun sôi 5 phút.

Cho hạt sen vào để ninh nhừ.

Bổ sung nấm, cà rốt, rau củ rồi nấu chín.

Cho ít bột năng để tạo độ sánh cho món canh hầm.

Cách làm món chân giò hầm nấm hương:

Rửa sạch chân giò, ướp hành khô, gia vị, bột quế.

Hầm chân giò nửa tiếng.

Cho nấm hương đã xào với hành khô vào, đun thêm nửa tiếng.

Nêm gia vị vừa ăn.

Những món ăn từ nấm hương ở trên là cơ bản và phổ biến. Ngoài ra, người dùng có thể chế biến thành các món ăn ngon khác; điển hình như nấm đông cô om gừng, cải thìa xào nấm hương, thịt heo băm nhồi nấm hương,…

Chế biến món ngon từ nấm đông cô

Nấm đông cô có tốt không? Nấm hương có nhiều lợi ích trong chế biến ẩm thực và hỗ trợ tăng cường điều trị bệnh. Do đó, đây là loại nấm rất tốt cho sức khoẻ con người. Tuy nhiên có khá nhiều người thắc mắc “nấm đông cô có độc không? Có thể khẳng định nấm hương rất lành tính, không chứa độc. Dù vậy trong một số trường hợp, sử dụng nấm hương sai cách dẫn đến tác hại không mong muốn. Cụ thể, dùng nấm đông cô quá liều lượng, hấp thụ nhiều nấm, dùng nấm giả,… có tác hại:

Tình trạng đau bụng hoặc buồn nôn do ăn quá nhiều nấm hương.

Bị dị ứng: ngứa rát, khó thở, phát ban,… tuỳ cơ địa từng người.

Sưng mặt gây ảnh hưởng đến da, mũi, họng do chất Lentinan trong nấm.

Tăng bạch cầu bất thường khi ăn quá 4g nấm/ngày, liên tục 10 ngày.

Gây nên nhiều triệu chứng rối loạn tiêu hoá đường ruột.

Bị ngộ độc nấm kém chất lượng, bảo quản sai cách gây mốc hỏng.

Nấm hương có tốt là khẳng định của các chuyên gia. Mặc dù vậy, mọi người cần phải chú ý cách sử dụng để tránh tác hại của nấm đông cô. Nếu nấm đã hư hỏng, quá hạn hoặc được ngâm chất bảo quản sẽ sinh ra chất độc hại. Cần bảo quản nấm trong tủ lạnh, tốt nhất là sử dụng nấm tươi.

Giá nấm đông cô bao nhiêu tiền 1kg?

Giá bán nấm hương tươi dao động trong khoảng 150.000-200.000 đồng/1kg tuỳ loại.

Giá mua nấm đông cô khô khoảng 300.000-450.000 đồng/1kg tuỳ nguồn gốc, loại nấm.

Nấm hương rừng khô thường có mức giá đắt, từ 400.000-500.000 đồng/1kg.

Các loại nấm hương cao cấp có kích thước lớn giá từ 800.000 đồng/1kg.

Nấm hương khô Đài Loan có giá bán dao động khoảng 1.500.000 đồng/1kg.

Nấm đông cô Nhật Bản có giá trên 8.500.000 đồng/1kg.

Giá nấm hương bao nhiêu tiền 1 cân đã được cập nhật ở trên. Qua đây có thể thấy mức giá mua bán nấm hương rất đa dạng. Trong đó, giá thành của loại nấm hương rừng thường cao hơn nấm nuôi trồng. Đặc biệt có loại nấm đông cô Nhật Bản được coi là loại “thần dược” xa xỉ; được nhiều người săn lùng bởi mong muốn hỗ trợ điều trị các loại bệnh hiệu quả. Tuy nhiên, giá trị kinh tế của nấm đông cô cao nên nhiều đối tượng đã làm giả nấm. Do vậy, cần biết cách nhận biết nấm đông cô thật giả, mua nấm đông cô ở nơi uy tín.

Cách nhận biết nấm đông cô thật giả

Cách nhận biết nấm đông cô thật giả ra sao? Thị trường nấm hương tại Việt Nam khá phức tạp. Vì lợi nhuận kinh tế mà nhiều tiểu thương bán nấm hương chất lượng kém, không rõ nguồn gốc; mà đa số là từ Trung Quốc chuyển về rồi thay nhãn mác, ghi nguồn hàng ở Việt Nam. Do vậy, cần tìm hiểu các mẹo phân biệt nấm hương thật giả mỗi khi mua hàng như sau:

Nấm hương thật:

Mũ nấm hương nhẵn mịn.

Thường không có sao hoặc rãnh, nếu có chỉ là nấm khô.

Chóp đỉnh của nấm màu nâu đen, nhat dần về phía biên.

Cuốn nếp thường có màu vàng nhạt.

Thịt mỏng, thớ không dày mịn, có độ dẻo, không giòn tan.

Thân nhỏ, mình dày và màu vàng nhạt bóng.

Khi ấn tay vào chóp mũ có ngửi được mùi thơm nhẹ.

Mặt trong mũ nấm màu vàng nhạt/trắng là không có hoá chất.

Cách phân biệt nấm đông cô giả:

Hay bị rút nước, tẩm thuốc nên nhiều rãnh chằng chịt trên mũ.

Thân nấm mập và to, dài, trông mướt mắt.

Mũ của nấm thường là màu nâu ngả vàng.

Dùng tay ấn vào mũ, thân nấm thấy mùi nồng gắt.

Phương pháp phân biệt nấm hương thật giả không quá khó. Khách hàng chỉ cần chú ý kỹ là có thể nhận biết được sản phẩm nấm đông cô chất lượng. Từ đó có lựa chọn sáng suốt khi mua hàng, tránh sử dụng phải nấm hương giả.

Mua nấm đông cô ở đâu tốt nhất trên thị trường? Chất lượng và giá thành nấm đông cô trên thị trường chưa thống nhất; các sản phẩm đã đóng gói, hút chân không cũng chưa chắc đảm bảo an toàn vệ sinh. Thậm chí nếu để ý kỹ có thể phát hiện nguồn gốc sản phẩm là “made in China”. Do đó, nên cẩn trọng khi mua những loại sản phẩm này. Để đảm bảo sức khoẻ, khách hàng cần lựa chọn địa điểm bán nấm đông cô chất lượng. Có thể tham khảo một số cơ sở trên thị trường như sau:

Đến các siêu thị uy tín: Vinmart, Cleverdfood,…

Các cửa hàng thực phẩm sạch: Ecomart, thực phẩm sạch Greenlife,…

Lưu ý khi chọn mua nấm đông cô rừng đảm bảo:

Chỉ mua khi biết chắc chắn là nấm hái từ rừng.

Kiểm tra kỹ để tránh mua phải loại nấm độc.

Không nên mua nấm đông cô ở khu chợ, cửa hàng thiếu uy tín.

Mua nấm hương ở những cơ sở uy tín, được cấp giấy phép kinh doanh sản phẩm; có đầy đủ giấy tờ xác minh nguồn gốc và đảm bảo chất lượng vệ sinh an toàn thực phẩm. Hiện nấm đông cô bán khá phổ biến ở siêu thị, cửa hàng thực phẩm sạch. Do đó, người sử dụng có thể dễ dàng mua nấm hương dùng hàng ngày.

Sò Bao Nhiêu Calo? Ăn Sò Có Béo Không?Cách Ăn Sò Cho Người Giảm Cân

100g Sò bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu của chuyên gia dinh dưỡng trong 100g sò điệp chứa 94kcal, lượng calo trong sò huyết là 71 kcal, sò lông chứa 51 kcal cùng hàm lượng dưỡng chất như sau:

Lượng calo có trong các loại sò(100g)

Ăn sò có béo không?

Sò có giá trị dinh dưỡng cao, hương vị thơm ngon, tuy nổi tiếng không kém gì hải sâm, bào ngư và được xếp vào danh sách ba loại hải sản quý nhất nhưng lại có giá bình dân. Bạn có thể thấy chúng xuất hiện trên các bàn ăn ca cấp một cách tươm tất và trong các quầy hàng chợ đêm một cách giản dị. Cho dù bạn khong phải là người có nhiều tiền nhưng vẫn có thể thưởng thức những món sò đầy bổ dưỡng một cách dễ dàng.

Mặc dù chứa hàm lượng dinh dưỡng cao nhưng hàm lượng calo chứa trong các loại sò chỉ từ 50 đến 100 kcal/100g thịt sò. Lượng calo này rất thấp để có thể khiến bạn bị dư thừa calo. Do vậy, nếu bạn có lo lắng vì sợ béo thì cũng hoàn toàn yên tâm thưởng thức các món ăn từ sò mà không sợ bị tăng cân. Không những thế sò chứa Delta cholesterol và methylene cholesterol, có thể làm giảm cholesterol huyết thanh, và đặc biệt thích hợp cho những người có cholesterol cao.

Chúng ta có thể chế biến sò dưới nhiều phương thức như hấp, xào me, nướng mỡ hành, nấu canh chua….Với mỗi một công thức chế biến đều sẽ mang lại những hương vị hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu bạn là người đang ăn kiêng giảm cân thì bạn nên thưởng thức những món sò được chế biến sao cho giảm thiểu tối đa lượng calo.

Bí quyết ăn sò mà không làm tăng lượng calo nạp vào cơ thể thì cách tốt nhất cho người giảm cân là ăn các món sò hấp hoặc nướng. Vì khi sò được hấp lên thì lượng calo mà nó đam lại cho cơ thể bạn rất ít khi mà 1 kg thịt sò mới cung cấp cho bạn khoảng 500-1000 kcal.

Ăn sò có tốt không?

1. Cải thiện sự thèm ăn của trẻ

Sò thơm ngon, có hương vị tinh tế, có tác dụng cải thiện sự thèm ăn của trẻ, thúc đẩy bữa ăn bình thường của trẻ, đảm bảo nhu cầu dinh dưỡng hàng ngày, giúp ích rất nhiều cho sự tăng trưởng và phát triển của trẻ.

2. Thúc đẩy phát triển trí não

Sò rất giàu các nguyên tố vi lượng như kẽm, sắt, selen,… có thể giúp thúc đẩy sự phát triển trí não của trẻ, cải thiện trí nhớ của trẻ và ngăn ngừa “lùn” hoặc chậm phát triển trí tuệ.

3. Thúc đẩy sự phát triển của xương

Sò cũng rất giàu canxi, canxi trong sò có thể thúc đẩy sự phát triển xương và răng của trẻ em, đồng thời có thể ngăn trẻ mọc răng ngắn và lung lay do thiếu canxi.

4. Cải thiện khả năng miễn dịch

Sò rất giàu protein, nhiều vitamin và khoáng chất, có thể thúc đẩy quá trình trao đổi chất của cơ thể và nâng cao khả năng miễn dịch của cơ thể, đặc biệt là kháng lại vi rút cúm.

5. Bảo vệ thị lực

Nguyên tố kẽm trong sò có thể thúc đẩy quá trình hấp thụ vitamin A, có thể ngăn ngừa chứng “quáng gà” do thiếu vitamin A, đóng vai trò quan trọng trong việc bảo vệ thị lực.

6. Giảm bớt những khó chịu khác nhau

Ăn cùng với lá hẹ có thể điều trị chứng khát nước, ho khan, khó chịu và tim nhiệt do thiếu âm; ăn thường xuyên cũng có thể có hiệu quả đối với bệnh bướu cổ, vàng da, tiểu ít, chướng bụng; viêm phế quản, Trẻ em bị bệnh dạ dày.

Những lưu ý khi ăn sò giảm cân

Không ăn với đồ lạnh

Không thể ăn với bia hoặc rượu vang đỏ

Ăn sò huyết và uống nhiều bia sẽ tạo ra quá nhiều axit uric gây bệnh gút. Quá nhiều axit uric sẽ lắng đọng trong khớp hoặc các mô mềm, gây viêm khớp và mô mềm.

Kiêng ăn đối với người bị bệnh ngoài da

Sở dĩ bệnh nhân mắc bệnh ngoài da không được ăn sò là do chất đạm có trong sò huyết sau khi xâm nhập vào cơ thể người có thể hoạt động như một chất gây dị ứng, gây ra các phản ứng dị ứng trên cơ thể như ngứa và nổi cục hoặc khiến bệnh da ban đầu tái phát. Vì vậy, các chuyên gia da liễu coi hải sản là một trong những nguyên nhân gây bệnh và yêu cầu người bệnh nhất định phải chống chỉ định.

Các bệnh dị ứng ngoài da do ăn sò hầu hết là dị ứng loại I, có thể gây co thắt cơ trơn, giãn mạch, tăng tính thấm, thoát mạch huyết tương, phù nề, tăng bạch cầu ái toan. Biểu hiện lâm sàng bao gồm các triệu chứng toàn thân như ngứa da, nổi mày đay, phù mạch, hay tái phát hoặc nặng thêm bệnh chàm trẻ em và chàm mãn tính.

Sò khi ăn cần được nấu chín

Sò chưa nấu chín chứa vi khuẩn, mầm bệnh chủ yếu là vi khuẩn Vibrio parahaemolyticus, … có khả năng chịu nhiệt tương đối mạnh và có thể bị tiêu diệt trên 80 ° C. Ngoài vi khuẩn trong nước, có thể có trứng ký sinh trùng, cũng như nhiễm vi khuẩn và vi rút từ quá trình chế biến.

Kết luận: Bài viết này đã giải đáp câu hỏi ăn sò có béo không và lượng calo chứa trong các loại sò thường gặp. Nếu bạn đang gặp vấn đề về cân nặng cần được trợ giúp hãy để được chuyên gia tư vấn chi tiết cách giảm cân hiệu quả chỉ trong 1 liệu trình với công nghệ giảm béo Max Burn Lipo.

Cập nhật thông tin chi tiết về Nấm Sò Với Đặc Điểm Tác Dụng Và Cách Dùng Nấm Sò Ngon Bổ Dưỡng trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!