Bạn đang xem bài viết Nên Băng Bó Hay Để Vết Thương Hở Tiếp Xúc Với Không Khí? được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Tôi nhớ khi còn là một đứa trẻ, tôi thường được bảo rằng nên để vết thương được tiếp xúc với không khí trong lành, đặc biệt nếu đó là vết thương mới.Tôi không có kiến thức và cũng chẳng có nhu cầu tranh luận về quan niệm này, nên mặc nhiên đồng tình rằng việc để vết thương được hít thở chút không khí trong lành cũng là điều hợp lý. Điều thú vị là sau nhiều năm, tôi vẫn thấy nhiều người để vết thương tiếp xúc với không khí để có thể chữa lành nhanh hơn.
Nhưng, khi bạn đến bệnh viện với một vết thương mới, một trong những điều đầu tiên y tá làm là làm sạch vết thương và băng bó lại. Tại sao họ làm điều đó?
Nếu để một vết thương tiếp xúc với không khí sẽ rất tốt và thúc đẩy việc lành bệnh, thì tại sao các bác sĩ khuyên bạn nên che vết thương bằng băng gạc?
Vâng, hãy để tôi nói với bạn luôn rằng việc để một vết thương tiếp xúc với không khí giúp chữa bệnh nhanh hơn là một quan niệm sai lầm. Ngoại trừ các vết bầm hoặc các vết xước nhỏ, còn lại tốt nhất là luôn băng bó các vết thương.
Cơ thể con người là một bộ máy hoạt động khá thú vị và hiệu quả được tạo thành từ các bộ phận sinh học. Nó có các phương pháp khác nhau để xử lý từng loại chấn thương, một trong những cách phổ biến nhất mà cơ thể con người phản ứng với vết thương là hình thành vảy.
Quá trình hình thành vảy bắt đầu ngay khi bạn bị thương và vết thương bắt đầu chảy máu. Các tế bào máu đặc biệt gọi là tiểu cầu xử lý ngay sau khi chúng nhận thấy rằng có “sự xâm nhập” vào trong da của bạn. Những tiểu cầu dính lại với nhau như keo tại chỗ bị thương (như vết cắt, vết xước hoặc vết bầm) và tạo thành cục máu đông.
Cục máu đông này hoạt động như một chiếc băng bảo vệ sinh học trên vết thương và ngăn ngừa chảy máu thêm. Nếu phần bị thương của da (và cục máu đông) không được băng bó, cục máu đông khô và cứng lại, tạo thành vảy. Chúng ta thường có khuynh hướng nghĩ sự hình thành một vảy là dấu hiệu phục hồi.
Vảy là lớp bảo vệ tự nhiên của cơ thể để chống vi trùng, nhưng trên thực tế, đó không phải là cách tốt nhất để chữa lành vết thương. Vảy cản trở quá trình chữa bệnh bằng cách dựng lên một hàng rào tế bào chết. Tế bào da khỏe mạnh phải làm việc ở phía dưới các tế bào chết để tạo thành mô mới và hỗ trợ quá trình chữa bệnh.
Vậy hóa ra để một vết thương (ngoại trừ vết cắt nhỏ và vết xước, không có chảy máu) tiếp xúc với “không khí” luôn là một ý tưởng tồi. Việc băng bó vết thương sẽ luôn tốt hơn đặc biệt nếu đó là vết thương chảy máu.
Tại sao việc băng bó vết thương lại quan trọng?
Nếu một vết thương mới được băng bó, nó sẽ giữ cho các tế bào da không bị khô và hình thành vảy, điều này sẽ giảm thiểu nguy cơ để lại sẹo tại chỗ vết thương. Băng bó vết thương là điều rất tốt, giúp giữ ẩm, thúc đẩy chữa lành da tốt hơn.
Việc băng bó cũng làm giảm đáng kể nguy cơ nhiễm trùng, bởi nó ngăn vi trùng, bụi bẩn và nước tiếp xúc với vết thương. Đây là một điều tốt, bởi vì nếu vi trùng, bụi bẩn và những thứ không mong muốn khác tiếp xúc chỗ bị thương, bạn có thể bị nhiễm trùng.
Hơn nữa, vết thương hở không được bảo vệ khỏi những tổn thương khác sẽ khiến tình trạng tồi tệ hơn. Nói cách khác, nếu vết thương không được băng bó, vảy có thể bị trầy xước hoặc bị xé toạc và cũng có nguy cơ tái chấn thương.
Ngược lại việc băng bó giúp cho vết thương dễ chịu hơn. Nó cũng bảo vệ khỏi tái chấn thương.
Tóm tại tốt nhất cần băng bó cho vết thương của bạn, bởi điều này sẽ giúp bảo vệ chúng và thúc đẩy quá trình lành bệnh.
Cầm Máu Và Băng Bó Vết Thương
11/10/2019
Nguyên nhân và triệu chứng
Thường do vật sắc nhọn: dao, kéo… hoặc vật tỳ đè.
Có hai loại chảy máu:
-Chảy máu ngoài: có thể nhìn thấy được. Ví dụ: vết cắt ngoài da, gãy xương hở…
–Chảy máu trong: chảy máu bên trong cơ thể, khó phát hiện trong giai đoạn sớm.
Nguyên nhân thường do các vật thể tỳ đè gây nên: va đập, ngã… làm chảy máu nội tạng: chảy máu não, chảy máu trong ổ bụng…. cần phải theo dõi sát mạch, huyết áp, nhiệt độ, nhịp thở của bệnh nhân kết hợp với chẩn đoán hình ảnh (siêu âm, chiếu chụp…) để phát hiện chảy máu trong.
Các dấu hiệu lâm sàng thường gặp ở giai đoạn muộn, chảy máu nhiều:
+Da xanh, lạnh, ẩm ướt
+Khát nước nhiều
+Mạch nhanh, yếu
+Thở nhanh, nông
+Co cứng thành bụng, nạn nhân nằm tư thế bào thai (cuộn tròn)
+Đau đớn, khó chịu
+Buồn nôn và/hoặc nôn
+Chướng bụng
+Giảm tri giác
+Có dấu hiệu sốc( huyết áp hạ)
Xử trí
Xử trí khi chảy máu ngoài
Gọi xe cấp cứu/ sự trợ giúp của đội cấp cứu (nếu cần).
Rửa tay và đi găng (nếu có)
Bộc lộ vết thương – lấy bỏ các dị vật ở nông. Không được lấy bỏ các di vật cắm sâu vào vết thương.
Cầm máu bằng cách băng ép trực tiếp lên vết thương, sử dụng băng vải sạch.Nếu không thể áp dụng được phương pháp băng ép trực tiếp lên vết thương, băng ép xung quanh vết thương.
Gác chi bị thương cao hơn mức tim (nếu không có gãy xương kèm theo). Đặt nạn nhân nằm ở tư thế thoải mái, đầu thấp.
Dùng băng cuộn băng ép lên trên vết thương để cầm máu (có mảnh vải vô trùng đệm ở giữa).
Đối với vết thương có dị vật sâu, băng xung qụanh dị vật để cố định vết thương.
Nếu vết thương vẫn còn chảy máu, không được dùng thêm gạc đệm ở giữa nữa. Đánh giá lại và đặt miếng đệm mới ở vị trí chính xác để cầm máu.
Tiếp tục theo dõi đường thở và hô hấp của nạn nhân. Theo dõi chặt chẽ các dấu hiệu của sốc.
GHI NHỚ
Để cầm máu, cấp cứu viên phải.
Ép trực tiếp lên vết thương: Cấp cứu viên ép trực tiếp lên vết thương bằng băng (nếu có) hay vải sạch (ví dụ khăn tay, khăn tắm). Nếu không có, có thể yêu cầu nạn nhân ép chặt tay mình lên trên vùng chảy máu. Trong trường hợp bất khả kháng, cấp cứu viên sử dụng tay mình ép trực tiếp lên vùng chảy máu.
Ép xung quanh vết thương: áp dụng đối với các vết thương có dị vật sâu, khi ép trực tiếp không thể cầm máu được.
Sử dụng ga rô (một vòng chặt xung quanh cánh tay, hay đùi để cầm máu): kĩ thuật này ít khi được sử dụng vì nó có thể gây tổn thương dưới vùng ga rô.
Xử trí khi chảy máu trong
Nhanh chóng gọi xe cấp cứu/ sự trợ giúp y tế.
Đặt nạn nhân ở tư thế nghỉ hoàn toàn, chân cao (nếu bệnh nhân tỉnh : nằm ngửa; bệnh nhân bất tỉnh: nằm nghiêng).
Nới lỏng quần áo (xung quanh cổ, ngực và hông).
Ủ ấm nếu cần. Trấn an nạn nhân.
Chăm sóc các thương tích khác, tránh tổn thương thứ phát.
Theo dõi nạn nhân, ghi chép các chỉ số nhịp thở, mạch (xem đều hay không đều) và giao lại cho nhân viên y tế.
Trong khi chờ đợi cấp cứu y tế, không cho nạn nhân ăn, uống bất cứ thứ gì.
BĂNG BÓ VẾT THƯƠNG
Gồm hai kĩ thuật là băng che vết thương và băng ép vết thương.
Băng che
Băng che vết thương có tác dụng cầm máu, bảo vệ vết thương, ngăn ngừa nhiễm khuẩn và các tổn thương thứ phát.
Các bước xử trí:
Rửa tay trước và sau khi băng. Đi găng bảo hộ, dùng một lần (nếu có)
Tránh sờ trực tiếp vào vết thương. Không nên nói chuyện, hắt hơi, ho hướng vào vết thương.
Lau rửa, sát khuẩn vết thương bằng các dung dịch sát khuẩn trước khi băng. KHÔNG nên cố làm sạch các vết thương lớn cần phải có can thiệp y tế.
Băng phủ kín trực tiếp lên trên vết thương. Sử dụng loại băng vô trùng (nếu có) hay mảnh vải sạch đủ rộng (chiều rộng che được bên ngoài vết thương 2 cm)
Băng ép
Băng ép vết thương: quấn các vòng băng tạo ra một áp lực ép trực tiếp vết thương để cầm máu và che vết thương đồng thời có thể giúp cố định được nẹp, chi hoặc khớp, giảm sưng, phù nề.
Các bước xử trí:
Băng ép vết thương ở tư thế thoải mái, đặt thêm gạc đệm nếu băng qua nền xương
Nâng đỡ chi bị thương, băng kín và chặt vừa phải nhưng không quá chặt vì có thể hạn chế tuần hoàn
Luôn luôn kiểm tra tuần hoàn chi sau khi băng ép đề phòng băng quá chặt.
Dấu hiệu băng quá chặt
Ở dưới chỗ băng:
Xanh tím ngón tay hay ngón chân
Chân, tay xanh và lạnh
Ngứa, kích thích hay mất cảm giác ở chân, tay.
Không thể cử động ngón tay, ngón chân
KẾT LUẬN
Chảy máu do nhiều nguyên nhân (tai nạn sinh hoạt, tai nạn lao động, tai nạn giao thông) gây ra, khi có chảy máu việc cầm máu và băng ép vết thương đúng nạn nhân sẽ tránh được các nguy cơ suy tuần hoàn, sốc, nhiễm khuẩn… Khi có nghi ngờ chảy máu (chảy máu trong) cần phải theo dõi sát nạn nhân để phát hiện và xử trí kịp thời các dấu hiện của mất máu.
Tiến sĩ Lê Ngọc Duy
Trung tâm cấp cứu và chống độc nhi khoa
Băng Bó Vết Thương Khi Ngủ Liệu Có Tốt?
Trong cuộc sống không ít lần chúng ta bị những vết cắt, trầy xước, nếu được chăm sóc đúng cách vết thương sẽ mau lành và không để lại sẹo. Thông thường một vết thương thường khép miệng và có thể cắt chỉ trong khoảng từ 3-14 ngày, ở một vài vị trí có thể lâu hơn như da đầu, vùng cử động cọ xát nhiều như gối, khuỷu… nhưng quá trình lành vết thương sẽ vẫn kéo dài trong nhiều tháng.
Khi bị thương, hầu hết tất cả vết thương sẽ chảy máu, việc chảy máu này có tác dụng rửa sạch vết thương, nhưng chúng ta cũng không nên để mất quá nhiều máu sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe bản thân. Khi thấy vết thương chảy máu, chúng ta dùng áp lực đè lên vị trí vết thương để cầm máu bằng miếng vải sạch, gạc hay tờ giấy xốp trong 5-10 phút đến khi máu hết chảy. Nếu máu thấm ướt hết miếng gạc, bạn cũng không lấy ra mà tiếp tục dùng miếng gạc mới đè lên miếng cũ vì nếu lấy ra có thể làm vết thương chưa khô tiếp tục chảy máu nhiều hơn.
Một vết thương nhỏ thường tự cầm máu sau thời gian ngắn, nhưng vết thương ở đầu, mặt, miệng… có thể chảy nhiều máu hơn vì ở những vị trí nguy hiểm và là nơi có nhiều mạch máu hơn. Nếu vết thương ở tay hay chân bạn có thể nâng cao hơn vị trí của tim, làm giảm bớt tốc độ chảy máu. Nếu vết thương sắc gọn, nông có thể tự lành, thì chúng ta chỉ cần rửa sạch xung quanh vết thương bằng xà phòng, tránh để xà phòng chảy vào vết thương có thể gây kích ứng, sau đó băng lại bằng băng dính hay băng cá nhân để 3- 7 ngày là vết thương có thể khỏi hẳn.
Có nên băng vết thương khi đi ngủ?
Chúng ta mỗi khi bị thương, dù ở bất kỳ vị trí nào trên cơ thể thì đều cần phải được rửa sạch nhằm hạn chế nhiễm trùng sau đó mới được băng bó lại. Nếu vết thương có dịch, bạn nên thay băng mỗi ngày để vết thương được sạch sẽ, khô thoáng. Một số loại vết thương lớn, mất đi nhiều da nếu được phủ bằng gạc ẩm có vaseline hoặc dầu mù u sẽ giúp giảm sẹo và lành vết thương nhanh chóng.
Trên thực tế, nếu vết thương của bạn có mủ, mô chết thì nên thoa một ít pomade có pha loãng với kháng sinh, nó sẽ giúp vết thương mau lành và được khử trùng tốt hơn. Nếu miệng vết thương đã khép liền thì việc thoa pomade hoặc băng lại cũng không cần thiết nữa. Với những vết thương có mày thì nên để chúng tự bong ra, không nên cậy bởi điều đó sẽ khiến cho vết thương bị chảy máu, lâu lành hơn.
Việc băng vết thương khi ngủ cũng không thực sự cần thiết nếu như nó không quá nặng. Đối với một số vết thương nhẹ, chỉ cần sau khi xử lý đúng cách, bạn giữ vết thương cao hơn vị trí của tim vài ngày sẽ giúp vết thương mau lành, ít phù nề. Với những vết thương ở tay hoặc ở chân, tối ngủ chỉ cần bạn kê tay hoặc chân lên cái gối, nhằm hạn chế tác động mạnh vào vết thương giúp vết thương không đau nhức và nhanh lành hơn.
Với những vết thương nhẹ đã được xử lý an toàn, đúng cách thì bạn không nên băng vết thương khi ngủ, như vậy vết thương sẽ được khô thoáng hơn và mau lành. Nếu vết thương được băng gạc kín mít, ở trong môi trường ẩm thì vết thương sẽ lâu khô hơn và tiến độ lành bệnh cũng sẽ lâu hơn. Chỉ cần chúng ta tuân thủ nghiêm ngặt các quy trình làm sạch và băng bó vết thương là mọi thứ sẽ ổn. Với những vết thương nhẹ, việc băng bó kín mít còn khiến cho vết thương lâu lành hơn.
– Nếu chấn thương nặng hoặc vết thương sâu, cần khám bác sĩ, trong một số trường hợp có thể cần băng bó thích hợp và khâu vết thương.
– Nếu các vết cắt hoặc vết thương do đinh, dây đồng, mảnh kính …cần tiêm phòng uốn ván càng sớm càng tốt để phòng nhiễm trùng.
– Vết thương cũng có thể gây tích tụ mủ, làm tăng nguy cơ nhiễm trùng. Trong trường hợp này, tư vấn bác sĩ về cách sát trùng và dùng một miếng băng y tế để ngăn ngừa nhiễm trùng nặng hơn.
– Trong trường hợp bị bỏng, vết thương chảy máu nghiêm trọng, cần đi khám bác sĩ.
– Bác sĩ có thể kê kháng sinh đường uống trong trường hợp chấn thương nặng hoặc vết bầm tím. Nhưng tránh tự ý dùng vì chúng có thể không cần thiết trong mọi trường hợp.
Như vậy, để tránh những tác dụng xấu khiến vết thương lâu lành hơn, các bạn không nên băng vết thương khi ngủ, đối với những vết thương nhẹ. Nên cẩn trọng với những vết thương hở, tránh để nhiễm trùng và dịch mủ ở vết thương sẽ khiến vết thương lâu khỏi mà để lại sẹo xấu, đôi khi sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe bản thân. Vì vậy, khi bị thương các bạn nên biết cách sơ cứu cẩn thận nhất để vết thương mau lành.
Chăm Sóc Vết Thương Hở Nên Kiêng Gì?
Vết thương được chia thành hai loại là vết thương kín và vết thương hở. Vết thương hở là những chấn thương có thể thấy được bên ngoài như da bị rách, cắt hoặc đâm thủng… Các dấu hiệu thường thấy của vết thương hở là chảy máu, tấy đỏ hoặc sưng xung quanh vết thương. Người bệnh cũng có thể thấy đau hoặc khó chịu trên bề mặt da.
Các vết thương hở thường nhỏ và có thể chăm sóc tại nhà. Những vết thương lớn với tổn thương sâu, chảy máu nhiều nên đưa đến bệnh viện để xử lý.
Không nên vận động quá mạnh có thể gây rách miệng vết thương. Điều đó khiến cho vết thương nặng hơn và lâu lành.
Khi tắm, cần che vết thương cẩn thận, tránh để vết thương bị ngâm nước. Theo các nghiên cứu khoa học, nguy cơ nhiễm khuẩn do nước là rất cao, dễ khiến vết thương ngày càng thêm nặng.
Không nên ăn thịt gà và đồ nếp vì những thực phẩm này có thể gây mưng mủ. Khi ăn nhiều thịt gà hay đồ nếp, bạn có thể cảm thấy ngứa ngáy, khó chịu. Không chỉ vậy, khi vết thương phục hồi còn có nguy cơ để lại sẹo lồi. Vì vậy, cần đặc biệt tránh những thực phẩm này khi vết thương đang trong thời kì mọc da non.
Không ăn rau muống khi đang có vết thương hở vì có thể gây sẹo lồi.
Thịt bò nên hạn chế vì có thể để lại các vết sẹo thâm khi vết thương phục hồi.
Hải sản nhiều dinh dưỡng nhưng cũng nên hạn chế. Lí do vì đây là thực phẩm tanh và có thể gây dị ứng với người có vết thương hở.
Không dùng bàn tay chưa được vệ sinh sạch sẽ để đụng vào vết thương hở, vi khuẩn có thể từ đó xâm nhập vào vết thương.
Khi vết thương bắt đầu đóng vảy, không nên bóc lớp vảy này, tránh dẫn đến vết thương chảy máu, lâu lành và để lại sẹo.
Không nên tự mua, tự điều chế các loại thuốc dân gian lên vết thương hở. Những loại thuốc này nếu không rõ nguồn gốc và tác dụng có thể gây viêm và nhiễm trùng cho vết thương, từ đó khiến vết thương nặng hơn và khó kiểm soát.
Rửa tay sạch sẽ giúp loại bỏ nguy cơ vi khuẩn từ bàn tay xâm nhập vào vết thương. Trước khi chạm vào vết thương, nên rửa tay với xà phòng hoặc dung dịch sát khuẩn phù hợp. Để đảm bảo an toàn hơn, nên dùng găng tay y tế để tránh phải chạm vào dịch mủ từ miệng vết thương.
Loại bỏ bụi, các chất bẩn trên vết thương bằng nước muối sinh lý hoặc dung dịch sát khuẩn.
Dùng khăn sạch hoặc gạc sạch để lau nhẹ nhàng vết thương.
Dùng nhíp loại bỏ bụi bẩn hoặc mảnh vụn hoại tử. Nếu không loại bỏ được hết cần đến cơ sở y tế để được hỗ trợ.
Lưu ý: Nếu chấn thương do dị vật đâm sâu thì không nên rút ra vì có thể khiến máu chảy ồ ạt. Trường hợp này cần đến cơ sở y tế để được chăm sóc vết thương an toàn.
Bước 3: Sát khuẩn vết thương
Sát khuẩn đóng vai trò mấu chốt, quyết định khả năng phục hồi nhanh hay chậm của vết thương hở. Để vết thương hở lành nhanh, vết thương cần được sát trùng bằng dung dịch sát khuẩn phù hợp.
Không nên sử dụng các dung dịch chứa cồn, oxy già cho vết thương hở vì các dung dịch này có khả năng tiêu diệt vi khuẩn nhưng lại gây xót, làm tổn thương các tế bào hạt, nguyên bào sợi, tiêu diệt luôn cả các tế bào bạch cầu, tiểu cầu… khiến cho vết thương chậm lành hơn rất nhiều.
Lựa chọn của nhiều chuyên gia y tế hiện nay là dung dịch sát khuẩn Dizigone.
Sát khuẩn mạnh, tiêu diệt 100% vi khuẩn có hại tại vết thương.
Hiệu quả nhanh, giúp vết thương mau lành.
Không gây xót da, niêm mạc khi sử dụng
Không làm tổn thương mô hạt, không cản trở quá trình lành thương tự nhiên của cơ thể.
Cơ chế sát khuẩn an toàn, dùng được cho mọi đối tượng người bệnh.
Xịt/rửa vết thương 3-4 lần/ngày bằng dung dịch Dizigone.
Giữ dung dịch trên vết thương tối thiểu 30 giây, không cần rửa lại bằng nước.
Vết thương được dưỡng ẩm sẽ mau lành hơn vì được kích thích lên da non nhanh chóng. Để dưỡng ẩm cho vết thương, nên thoa một lượng Kem Dizigone Nano Bạc vừa đủ sau khi xịt rửa bằng dung dịch Dizigone. Với thành phần chính là nano bạc, kem Dizigone còn có tác dụng duy trì sát khuẩn kéo dài. Bên cạnh đó, các thành phần đến từ tự nhiên sẽ tạo môi trường ẩm phù hợp để đẩy nhanh tốc độ phục hồi tổn thương.
Vết thương sâu và rộng cần được băng bó lại để ngăn cản dị vật và vi khuẩn xâm nhập. Khi tiến hành băng vết thương, cần chú ý không băng quá chặt vì có thể làm cản trở lưu thông máu, gây đau, tức cho người bệnh. Băng gạc nên được thay hàng ngày để vệ sinh vết thương sạch sẽ.
Với những vết thương nhỏ, người bệnh không cần thiết phải băng lại. Vết thương thoáng khi sẽ mau lành hơn, đồng thời giảm bớt thời gian cần để chăm sóc hàng ngày.
4. Một số lưu ý khi chăm sóc vết thương hở tại nhà
Nghỉ ngơi đầy đủ, hạn chế áp lực để vết thương mau lành.
Nên để vết thương khô ráo, không dính nước trong ít nhất 5 ngày.
Chế độ dinh dưỡng cân bằng, đầy đủ, đảm bảo dinh dưỡng. Chú ý ăn các thực phẩm nhiều đạm như thịt, cá, các loại đậu. Những thực phẩm này sẽ hỗ trợ tạo tế bào mới, giúp vết thương nhanh lành.
Ăn các thực phẩm chứa sắt , acid folic, vitamin B12 để hỗ trợ cho việc tạo máu.
Nên ăn các thực phẩm giàu vitamin nhóm B. Nhóm thực phẩm này cũng giúp tái tạo tế bào mới.
Thực phẩm chứa vitamin nhóm C nên được cung cấp đủ để tăng sức đề kháng, hạn chế nhiễm trùng. Nhóm chất này cũng giúp tăng hấp thu chuyển hóa sắt cho cơ thể.
Cập nhật thông tin chi tiết về Nên Băng Bó Hay Để Vết Thương Hở Tiếp Xúc Với Không Khí? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!