Bạn đang xem bài viết Người Công Giáo Có Được Phép Ăn Đồ Cúng Không? được cập nhật mới nhất tháng 10 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
(Giải đáp của Đức Giám mục Phêrô Nguyễn Văn Khảm): Thưa cha, xin cha giải thích cho con về việc “ăn đồ cúng”.Con là người Công giáo nhưng bên chồng là dân ngoại. Chồng con theo Đạo khi lập gia đình. Em gái chồng là người chuyên xem bói toán. Người đến xem bói thường mang theo trái cây để cúng, mà con cũng đã có ăn.
Vả lại mùa này là mùa bên dân ngoại cúng nhiều lắm, và con có ăn những của đó. Con là người Công giáo và hàng ngày con rước Mình Máu Thánh Chúa, mà con lại ăn những của đó thì con có xúc phạm đến Đền thờ Thiên Chúa trong người của con không?
Trả lời:Xin chị hãy đọc đoạn Kinh Thánh 1 Cr 10, 14-22 mà Thánh Phaolô viết về tiệc cúng như sau:
“Anh em thân mến, hãy xa lá nh việc thờ ngẫu tượng. Tôi nói với anh em như nói với những người khôn ngoan hiểu biết; anh em hãy tự mình suy xét điều tôi nói.
Khi ta nâng chén chúc tụng mà cảm tạThiên Chúa, há chẳng phải là dự phần vào Máu Đức Ki-tô ư? Và khi ta cùng bẻ Bá nh Thánh, đó chẳng phải là dự phần vào Thân Thể Người sao?
Bởi vì chỉ có một tấm Bá nh, và tất cảchúng ta chia sẻ cùng một Bá nh ấy, nên tuy nhiều người, chúng ta cũng chỉ là một thân thể. Anh em hãy coi Ít-ra-en xét theo huyết thống. Những ai ăn tế phẩm, há chẳng phải là những kẻ được chia lộc bàn thờ sao?
Thế nghĩa là gì? Thịt cúng là gì? Ngẫu tượng là gì? Tuy nhiên, đồ cúng là cúng cho ma quỷ, chứ không phải cho Thiên Chúa; mà tôi không muốn anh em hiệp thông với ma quỷ.
Anh em không thể vừa uống chén của Chúa, vừa uống chén của ma quỷ được; anh em không thể vừa ăn ở bàn tiệc của Chúa, vừa ăn ở bàn tiệc của ma quỷ được. Hay là ta muốn làm cho Chúa phải ghen tương? Chẳng lẽ ta mạnh sức hơn Người sao?”
Ở đây Thánh Phaolô nói cho ta tại sao không nên ăn đồ cúng. Là bởi vì, khi người ta dâng đồ cúng, thì không phải dâng cho Chúa, mà dâng cho ma quỷ hay cho thần linh nào đó mà họ tin tưởng. Và khi đã dâng cho quỷ thần nào đó, thì của cúng đó thuộc về quỷ thần. Khi mình ăn của đã dâng cho quỷ thần đó, là mình hiệp thông, là ăn vào bàn tiệc của ma quỷ.
Thánh Phaolô nói tiếp: 1Cr 10,23-30
“Được phép làm mọi sự”; nhưng không phải mọi sự đều có ích. “Được phép làm mọi sự”; nhưng không phải mọi sự đều có tính cách xây dựng.
Đừng ai tìm ích lợi cho riêng mình, nhưng hãy tìm ích lợi cho người khác. Tất cả những gì bán ngoài chợ, anh em cứ việc ăn, không cần phải đặt vấn đề lương tâm, bởi vì trái đất và muôn vật muôn loài trên trái đất đều là của Chúa.
Nếu có người ngoại nào mời anh em và anh em muốn đi, thì cứ ăn tất cả những gì người ta dọn cho anh em, không cần phải đặt vấn đề lương tâm. Nhưng nếu có người bảo: “Đây là của cúng”, thì anh em đừng ăn, vì người ấy -kẻ đã báo trước cho anh em- và vì vấn đề lương tâm.
Tôi không có ý nói lương tâm của anh em, nhưng lương tâm của người khác, bởi vì chẳng lẽ quyền tự do của tôi lại bị lương tâm kẻ khác xét xử? Nếu tôi vừa tham dự, vừa tạ ơn Thiên Chúa, tại sao tôi lại bị khiển trách vì của ăn mà tôi tạ ơn Thiên Chúa đã ban cho?
Nếu chúng ta là người có Đức tin mạnh mẽ, chúng ta nói của cúng thì kệ của cúng. Tôi có tin vào quỷ thần mà người ta tin đâu? Cho nên tôi ăn của cúng thì có sao đâu? Đức tin mạnh mẽ thì chẳng sao cả. Nhưng người khác không hẳn đã có Đức Tin mạnh mẽ như vậy. Và vì chuyện mình ăn uống, có thể làm cho Đức Tin của người ta bị lung lay. Mình làm một điều mà lương tâm mình ngay thẳng trước mặt Chúa, không thấy có tội lỗi gì, nhưng việc mình làm có thể gây gương xấu cho người khác.
Ví dụ có 1 ông Linh mục còn trẻ, đẹp trai. Giả như vì hoàn cảnh nào đó, ông ấy chở 1 cô gái trẻ nào đó. Lương tâm ông ấy ngay thẳng trước mặt Chúa. Nhưng hình ảnh ấy có thể gây scandal, gây hiểu lầm cho người khác. Linh mục không chỉ giữ cho mình mà còn phải giữ cho người khác. Vậy Linh mục không nên làm như vậy.
Đó là 2 lý do Người Công giáo không được ăn đồ cúng.
+Gm Phêrô Nguyễn Văn Khảm
Có những chuyện “được làm” nhưng “không nên làm” vì có thể gây hiểu lầm cho người khác.
https://www.youtube.com/watch?v=iw8ML2hJY30
Có Nên Ăn Đồ Cúng Không?
CÓ NÊN ĂN ĐỒ CÚNG KHÔNG?
Ngày đăng: 28-12-2023
nguyên tắc cái đồ cúng: muốn ăn thì phải hâm lại để cho cái lực âm nó mất đi và nó phát ra cái lực dương, ăn âm cái công đức nó không sáng được, vì thế giới này: công đức là cái thứ vật tư nó nằm bên kia mà vô đây anh phải bôi âm vô thì nó mới tồn tại được.
Trích chuẩn hóa thiền tông câu 17 ngày 28/06/2023
Con tu theo pháp môn thiền tông mà hiện tại con đang sống trong một gia đình bên Nội tu đạo thánh tức đạo thiên chúa bên ngoại tu theo đạo thần vậy con phải làm sao để hài hòa với cả đôi bên gia đình như vậy con tu theo pháp môn thiền tông khi bố mẹ con lâm chung thì con phải làm như thế nào để mọi người trong gia đình làm theo mong thầy chỉ dạy giúp con?
+ Bây giờ gia đình nếu mà mình điều khiển được gia đình thì được, còn không thì thôi không cách nào làm theo ý con, giờ mẹ mình tu theo thiên chúa thì cứ hành lễ theo đúng đạo thiên chúa bên Nội, bên ngoại mà đạo thần thì cứ y theo thần, cái thiền tông tuyệt đối không có rủ ai hết – và không mời ai – mà không giúp ai được.
Có giúp là: khi còn sống thì con để quyển sách giáo lý để đó đi ba (mẹ) thấy đọc nó hay ủa đâu vậy ba mẹ thích không con chỉ cho thì được ba (mẹ) đồng ý mới theo được nha, mẹ ba con thích coi – muốn theo thì theo còn không thì thôi, vì thế giới này là thế giới của vị thần và vị thánh mà bây giờ mình đừng có xen vô chuyện của ổng. Mình đạo thiền tông là đạo giải thoát đi ra ngoài cái quy luật nhân quả này, người ta tu đạo Thánh thì người ta thành thánh – còn người ta tu đạo Thần thì người ta thành Thần, người ta muốn thành Thánh thành Thần con kêu người ta giải thoát làm sao người ta chịu.
Thành ra mình giúp người ta âm thầm đừng cho biết thì được, còn giúp mà tính cách: ta đây ta giỏi hơn là nó đập chết luôn, mà cái này mình không về được Phật giới luôn, do ông thần đó ông nói là sai quy luật nhân quả ông bôi có bao nhiêu công đức ông bôi hết luôn, bởi vì thế giới này: thần là thực thi nhân quả thánh là lừa người ta, mình phải hiểu cái thế giới này nó là vậy, còn con không hiểu cái thế giới này con đưa vô cái thiền tông này con chịu không nỗi đâu, thì nó phá vỡ thế giới này, bởi vì vậy dòng thiền tông phải đợi con người ta văn minh thì mới nói được còn chưa văn minh nói không được không ai chịu.
Con tu theo thiền tông khi bên Ngoại con cúng bái con có nên làm theo không nếu làm theo thì con phải làm như thế nào mong thầy chỉ giúp con ạ?
+ Mình là con cháu thì người ta làm cái gì phụ làm, nhưng mà tuyệt đối mình làm mình ăn thì nên ăn trước đi, mình làm cái gì đừng có cho người ta biết.
Thí dụ: con phụ một chút xíu ăn cổ con ăn sớm đi rồi con đặt chuyện ra nói: tôi có gì đó tôi ra trước, mình né một cách khôn ngoan đừng cho người ta biết.
+ Bởi vì nguyên tắc cái đồ cúng: muốn ăn thì phải hâm lại để cho cái lực âm nó mất đi và nó phát ra cái lực dương, ăn âm cái công đức nó không sáng được, vì thế giới này: công đức là cái thứ vật tư nó nằm bên kia mà vô đây anh phải bôi âm vô thì nó mới tồn tại được.
Vì thế mà con phải khôn khéo cái chỗ này đừng cho ai biết.
Chuẩn hoá thiền tông 28/6/2023
Đồ Cúng Cô Hồn Có Ăn Được Không? Tại Sao?
Cúng cô hồn là ngày cúng xá tội vong nhân được thực hiện vào tháng 7 âm lịch hằng năm. Lễ cúng này nhằm mục đích bố thí, cúng dường cho những vong linh vất vưởng, không thân nhân, không người cúng kiếng.
1. Đồ cúng cô hồn có ăn được không?Mâm cúng cô hồn thường được chuẩn bị các lẽ vật mặn và ngọt.
Các lễ vật mặn bao gồm: cơm, xôi, thịt, cháo loãng, mì,..
Các lễ vật ngọt bao gồm: bánh, kẹo, trái cây, hoa quả, bim bim,…
Việc chuẩn bị những lễ vật trên còn tùy thuộc vào gia chủ
Cô hồn là những vong hồn lang thang bên ngoài nên mâm cúng cô hồn thường được đặt ở ngoài trời, việc đặt mâm cúng ngoài trời họ mới nhận được lễ vật.
Vị trí đặt mâm cúng có gia đình thường đặt lên bàn, có gia đình thường đặt ngay sát mặt đất. Trong khi đó, các đồ khi cúng không được bọc kín mà phải phơi bày ra bên ngoài. Hơn nữa thời gian cúng rất lâu, thường phải đợi tàn hết nhang thì mới xong nên không tránh khỏi những cơn gió lùa làm bay tàn nhang vào các đồ cúng và rất nhiều các loại côn trùng như ruồi, muỗi, nhặng thường bay đến và bu vào.
Những điều kể trên sẽ làm cho đồ ăn bị nhiễm khuẩn và không còn được sạch sẽ. Nếu chúng ta ăn vào sẽ ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe đặc biệt là hệ tiêu hóa, dễ bị sự tấn công của các vi khuẩn gây ra các bệnh như tiêu chảy, nhiễm khuẩn đường ruột,…Ngoài ra, để ngoài trời lâu có khả năng sẽ bị ôi thiu sẽ không còn ăn được ngon.
Bởi những lí do trên mà nhiều người ngại ăn những thức ăn sau khi cúng cô hồn.
Việc ăn đồ cúng cô hồn còn tùy thuộc vào mỗi gia đình. Nếu ăn thì nên nấu lại để đảm bảo sức khỏe cho cả gia đình. Đối với các đồ ăn đã được bọc kín trong túi thì cứ yên tâm sử dụng vì không có vi khuẩn sâm nhập và cũng có thể để được trong thời gian dài mà không sợ hỏng, mốc.
Khi cúng xong mà không ăn thì có thể đi biếu cho hàng xóm, người ăn xin. Theo phong tục nếu bỏ sẽ rất lãng phí và mang tội đối với bề trên.
Ở những vùng quê thì phong tục giật đồ không còn xa lạ đối với người dân trong lễ cúng cô hồn. Có nghĩa là khi cúng xong sẽ không mang vào nhà mà để lại ngoài sân, gọi tất cả mọi người trong gia đình hay những người ở gia đình khác sẽ đến và giành giật mâm cúng này. Chủ nhà sẽ là người rải bánh kẹo cho mọi người giật.
Càng nhiều người đến giật sẽ càng tốt và mang nhiều may mắn cho gia chủ. Vì coi như các cô hồn đã ăn hết và mình đã mua chuộc được họ, để các cô hồn không quấy phá nữa.
Tóm lại, chúng ta hoàn toàn có thể ăn đồ cúng cô hồn được, nhưng phải đảm bảo được vệ sinh tránh tình trạng trúng thực cho những thành viên trong gia đình. Có rất nhiều người có tư tưởng khi cúng xong phải ăn để tránh mang tội với bề trên nhưng với những đồ cúng đã nhiễm bẩn có thể mang bệnh vào người thì chúng ta không nên ăn đồ cúng cô hồn đó để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.
2. Nên cúng cô hồn vào thời gian nào?Với người Việt chúng ta, cúng cô hồn là nghi lễ truyền thống, được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác. Theo quan niệm của người xưa rằm tháng bảy (âm lịch) là tháng của người âm, là kỳ mở cửa ngục để những oan hồn được trở về trần gian. Do đó có thể cúng cô hồn từ ngày mùng 01 đến ngày 15 tháng 7 âm lịch, hoặc có nơi kéo dài trong hết tháng 7.
Thời gian cúng sẽ không bắt buộc phải cúng vào ngày nào mà tùy vào sự sắp xếp của gia chủ. Một số nơi thường cúng cô hồn vào ngày mùng 1 đến mùng 7. Còn theo lịch vạn niên năm 2023 thì nên cúng vào các ngày hoàng đạo từ mùng 1 đến ngày 14. Các ngày tốt nhất là mùng 7, 8, 12, 14 âm lịch.
Ngày 15 thì có lễ vu lan báo hiếu với ý nghĩa là cầu siêu để báo hiếu cho tiên tổ. Nếu chọn ngày này để cúng cô hồn thì cần phải cúng Phật vào ngày này, thần linh và gia tiên xong mới cúng cô hồn vào trước 12h trưa.
Theo các chuyên gia nghiên cứu về lĩnh vực tâm linh, phong thủy thì lễ cúng các cô hồn lang thang, không nơi nương tựa hay chịu nhiều oan khuất trong xã hội nên được thực hiện vào buổi chiều tối.
Sở dĩ như vậy vì theo quan niệm dân gian, ban ngày có ánh sáng mặt trời, lúc đó ánh nắng rất mạnh trong khi các cô hồn vừa từ địa ngục lên còn rất yếu. Nếu cúng vào ban ngày thì các cô hồn sẽ không dám lên để đón nhận những vật phẩm cúng bố thí của các gia đình vì họ sợ ánh sáng, sợ ánh nắng lên.
Theo thuyết ngũ hành là âm thịnh dương suy, bóng tối dần hiện lên sẽ giúp các vong hồn không nơi nương tựa tụ lại để xá tội vong nhân, cũng vào thời gian vào buổi chiều này thì các cô hồn sẽ dễ dàng nhận được đồ cúng. Thông thường khung giờ lý tưởng nhất là từ 17h đến 19h.
Ngược lại nếu cúng vào khoảng thời gian ban ngày, thời điểm này có ánh sáng mặt trời gay gắt. Trong khi đó các cô hồn vừa từ địa ngục lên rất yếu ớt. Nếu chúng ta cúng vào ban ngày thì các cô hồn cũng không dám lên để nhận đồ cúng. Nếu tiếp xúc với ánh sáng thì sẽ bị hồn siêu phách tán. Do đó bạn cũng không nên cúng vong hồn vào buổi sáng.
Nên cúng cô hồn vào thời gian nào?
3. Đồ cúng cô hồn gồm những gì?Cháo loãng được coi là món không thể thiếu khi cúng rằm tháng 7. Theo thuyết nhà Phật, những linh hồn bị đày đọa phải mang một thực quản nhỏ hẹp chỉ có thể ăn cháo loãng chứ không thể nuốt được thức ăn thông thường. Tuy nhiên, không ít gia đình đã vô tình bỏ qua đồ cúng quan trọng này.
Trong lễ xá tội vong nhân, các gia chủ thường vẩy cháo, rắc gạo, muối để bố thí thức ăn khắp 4 phương 8 hướng nhằm tứ tán các cô hồn. Không nên chuẩn bị các loại thức ăn như gà, thịt,..để phát tán vì dân gian cho rằng các cô hồn sẽ khó siêu thoát hơn do còn vương vấn trần gian không thể siêu thoát. Sau khi cúng xong, nên đốt vàng mã ngay tại chỗ để các cô hồn nhận và đi ngay, không lẩn quẩn quấy nhiễu gia chủ.
Đối với các thai nhi bị mẹ bỏ rơi thì người ta thường dùng đồ cúng như bỏng ngô, các loại bim bim, các loại sữa hộp, các loại kẹo bánh, khoai lang, sắn luộc, ngô luộc,…. Những đồ này thuộc thực phẩm khô, được bọc trong túi nên không mất đi sự sạch sẽ.
Sau khi cúng xong có thể ăn, hoặc đem phân phát cho mọi người cùng ăn. Đối với mâm lễ này thì chúng ta hoàn toàn có thể ăn được. Nhưng các đồ cúng cô hồn này để ở ngoài dĩa thì sau khi cúng xong cũng không nên ăn đồ cúng này vì không còn sạch sẽ nữa. Nếu ăn sẽ không đảm bảo cho sức khỏe.
4. Những điều cần lưu ý khi làm lễ cúng cô hồn tại nhà
Thời gian tốt để cúng cô hồn là thời điểm nhiều trẻ em tụ tập vui chơi, do đó không nên cho trẻ tập trung tại các khu vực làm lễ cúng. Tránh tình trạng các vong hồn không nơi nương tựa quấy phá.
Những người đang mang thai, những người già có sức khỏe yếu cũng không nên đến khu vực này. Vì khi làm lễ cúng tàn nhang rất độc, nếu hít phải liên tục có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Do đó thì 2 đối tượng này cũng yếu bóng vía nên dễ bị cô hồn trêu trọc.
Không nên đứng ngay cửa ra vào vì sẽ chắn lối đi của cô hồn, cô hồn không có đường vào để hưởng thụ lễ vật đồ cúng cô hồn.
Rải gạo muối ngoài sân và bắt đầu đốt vàng mã khi đã cúng xong là đã hoàn thành nghi thức cúng tháng 7 xá tội vong nhân.
Tùy vào mỗi nhà, mỗi vùng, mọi người sẽ không đem đồ cúng vào nhà, vì lẽ đó nên có tục giật cô hồn hay gia chủ cũng có thể bố thí cho người nghèo. Những kiêng kị đó sẽ tránh việc vong quấy phá.
Những thông tin trên sẽ giúp mọi người hiểu hơn về đồ cúng cô hồn có ăn được không? Hi vọng sẽ giúp ích được nhiều cho mọi người khi làm lễ cúng cô hồn. Mọi thắc mắc vui lòng liên hệ Đồ Cúng Gia Tiên để được giải đáp kịp thời.
Có Nên Ăn Đồ Cúng Vong Không?
Vậy cúng trai đàn chẩn tế, Mông Sơn Thí Thực, cúng vong ở chùa khác nhau như thế nào? Ở những lễ cúng này con thấy trưng bày ra rất nhiều đồ ăn đủ thứ loại, đủ các loại bánh nước, nhiều vô số kể, sau khi cúng xong lại quăng rải khắp nơi như vậy có lãng phí không? Có người bảo đó là đồ cúng cô hồn, không được ăn, họ đã vọc vào rồi, ăn vào sẽ bị cô hồn theo, vậy có đúng không? Con nghe nói là những người xuất gia các đồ cúng này là không được ăn vì là bất tịnh nhưng nếu ở chùa cúng hàng ngày thì chẳng lẽ sẽ bỏ đi hết sao? Phật tử tại gia có nên tổ chức những lễ cúng này không để có hiệu quả? Con xin cảm ơn thầy.
Trước nhất chúng ta tìm hiểu về ý nghĩa trai đàn chân tế? Trai đàn là lễ hội cúng chay, chẩn tế là thí, cấp phát, phát chẩn gạo, thức ăn… giúp người đói. Trong đạo Phật, lập đàn chẩn tế là một nghi thức cúng, để bố thí thức ăn cho cô hồn. Trai đàn chẩn tế còn là lễ hội “làm chay” bố thí cấp phát lương thực giúp cho người qua cơn bức ngặt đói khát, không còn thiếu thốn, ban phát thí thực cho cô hồn hưởng thọ, được no.
Trai đàn chẩn tế còn gọi là “trai đàn thủy lục” là một pháp hội cúng chay và cầu siêu cho những vong hồn người chết không có ai thờ tự, không có nơi nương tựa, đang sống vất vưỡng ở dưới nước và ở trên cạn.
Trai đàn chẩn tế còn gọi là trai đàn bạt độ. “Bạt” có nghĩa là nhổ lên, nhổ tận gốc rễ phiền não tham sân si, làm cho thế giới nhẹ nhàng thanh thản. “Độ” có nghĩa là vượt qua, thoát khỏi những chướng duyên mê si tăm tối, những sự việc xảy ra rắc rối hàng ngày, hằng giờ, hằng tâm niệm. Nhổ bật gốc rễ của lòng tham để vượt qua các nẻo luân hồi, đấy là mục đích chính của đạo Phật..
Giáo lý Phật dạy thì nhiều, gồm tam tạng thánh điển, như nấc thang từ thấp lên cao, từ giáo lý dạy cho Cư sĩ cho đến giáo lý dạy cho hàng xuất gia, từ tiểu thừa lên đại thừa, những giáo lý cao siêu đó, cuối cùng được đúc kết: “chỉ có một vị duy nhất là vị ly tham, vị giải thoát trần tục, xả bỏ vị kỷ, ích kỷ cá nhân mà sống chua, chia sẻ cùng cộng đồng…”
Các bậc Tổ sư xưa, trong đó có các bậc Thiền sư tu đắc đạo, các bậc Đại sư dạy tu niệm Phật, các bậc Pháp sư dạy niệm chú. Việc chủ yếu của ba nhà Phật học nầy là chế tác đấy đủ pháp môn tu, trong đó có tự lực và tha lực và cuối cùng Ngài Bất Động pháp sư. Ngài tu ở núi Mông Sơn, thời nhà Tống hoằng truyền phối hợp tự lực và tha lực gom thành một mối thành bài kinh gọi là Mông Sơn Thí Thực. Trong bài Mông Sơn có dạy niệm Kinh, niệm Phật, niệm chú, tạo thành một uy lực dũng mãnh đánh tan những tham sân si, những nghiệp lực của chúng sanh vạn lọai.
Trai đàn chẩn tế còn gọi là trai đàn bạt độ. “Bạt” có nghĩa là nhổ lên, nhổ tận gốc rễ phiền não tham sân si, làm cho thế giới nhẹ nhàng thanh thản. “Độ” có nghĩa là vượt qua, thoát khỏi những chướng duyên mê si tăm tối, những sự việc xảy ra rắc rối hàng ngày, hằng giờ, hằng tâm niệm.
Theo Ngài Đạo An (314-385), danh Tăng thế kỷ thứ IV thời Đông Tấn, hiện nay thuộc tỉnh Hồ Bắc, Trung Quốc thì tập tục cúng chẩn tế cho người chết không phải là tập tục của Phật giáo. Chỉ đến thế kỷ thứ VI, vua Lương Võ Đế (464-549) mộng thấy một vị Thần Tăng bảo rằng: “Bốn loại quần linh trong sáu đường bị khổ vô lượng, sao chẳng lập đàn Thuỷ lục mà phổ tế. Trong các công đức, đó chính là công đức lớn vậy. ” Vua Lương Vũ Đế hỏi các sa môn, thảy đều không biết, riêng ngài Chí Công khuyên vua rộng tìm kinh luận ắt có nhân duyên. Vua bèn sưu tầm kinh bối diệp để ở điện Pháp Vân, sớm tối giở đọc. Y theo việc ngài A Nan gặp Diện Nhiên quỷ vương, vua thiết lập ý nghĩa bình đẳng hộc thực, chế tác nghi văn, ba năm mới xong, rồi cử hành Thủy lục trai đàn ở chùa Kim Sơn, thuộc Trấn Giang, Giang Tô, Trung Quốc ngày nay
Thời đại nhà Đường (618 – 907), đến nhà Tống (960-1279) bên Trung Hoa, mỗi đàn có một hay nhiều trai chủ đóng góp, cùng chung thực hiện.
Tại Việt Nam, sách Phật ” Thiền uyển tập anh“: Tăng thống Huệ Sinh (-1064) đời vua Lý Thánh Tông (1023 – 1072), có để lại tác phẩm ” Pháp Sự Trai Nghi” nói đến nghi thức chẩn tế.
Đến thế kỷ thứ XVIII sau khi chiến thắng quân Thanh vua Quang Trung (1753 – 1792), vua Gia Long (8/2/1762 – 3/2/1820) sau khi thống nhất sơn hà, đổi tên nước là Việt Nam, lên ngôi đem triều đình và trăm họ gom về một mối. Nhà vua liền tổ chức trai đàn bạt độ “tạo cho không khí chết chóc, cảnh tàn sát lẫn nhau” sự điêu tàn “khí chết” không còn quây quần bên triều đình dòng họ Nguyễn Phúc sau thời chiến.
Vào năm Giáp ngọ, Chúa Nguyễn Phúc Chu (1675-1725) cho tổ chức trai đàn tại chùa Linh mụ cầu cho quốc thái dân an, cho các quân lính tử trận được siêu thoát. Và vào những năm đầu thập niên 70, do chiến tranh gây ra nhiều cảnh chết chóc hãi hùng, khoa nghi chẩn tế được thực hiện rất nhiều, nhất là tại Huế. Hầu như tháng nào ở đây cũng có ít nhất một đàn.
Năm 1961 (Tân Sửu) tại Tổ Đình Linh Sơn, núi Bồng Lai, Đức Tôn sư Thiện Phước – Nhựt Ý cũng tổ chức lễ cầu an cầu siêu, trai đàn bạt độ 7 ngày. Cầu nguyện anh linh chiến sĩ, anh linh liệt sĩ, các chư vị, chư thần, trăm quan thần cựu hy sinh vì đại nghĩa, các vong hồn yểu tử, kẻ chết sông người chết suối, tại nạn trên không, dưới biển. Lễ chẩn tế rất quy mô có cả 4.000 tín đồ Phật tử tham dự ghi danh cầu nguyện, các đàn của các tự viện chùa Linh Sơn, Nhứt Nguyên bửu tự, chùa Phổ Hiền, chùa Phước Thiện An ở dưới thế cũng đăng sơn, rước các vong linh, thập lọai cô hồn câu hội nghe kinh, thọ hưởng phước lạc.
Tháng 7 năm Nhâm Dần (1962) Linh Sơn cổ tự do Hòa thượng Thích Hồng Quang làm Trụ trì, gần chân núi Bồng Lai, hiện nay từ năm 2000 do Sư cô Thích nữ Hiếu Hạnh làm Trụ trì. Lúc bấy giờ Hòa thượng tổ chức trai đàn bạt độ cầu siêu thập lọai cô hồn có khoảng 800 người tham dự, lúc bấy giờ Sư cũng tham dự làm công quả chuyển lương thực cho chùa.
Một cuộc thí thực bao giờ cũng tốn kém, Phật tử phải sắm sanh bánh nếp, bánh cấp, bánh cúng, bánh tét, bánh ngọt, các lọai giấy vãng sanh, giấy tiền, giấy vàng bạc, tất cá các lọai bánh ngọt được sắp xếp lên đến hàng chục nia, các lọai trái cây xẻ sẵn, muối gạo, tiền xu, tiền đồng, tiền bạc cắc, tiền giấy được đổi thành tiền nhỏ được đặt vào các nia trống, tất cả đều được sắp xếp đặt lên giàn dựng thật cao khoảng 12 mét.
Đến 12 giờ trưa ngày 14 tháng 7 năm đó, chư vị Pháp Sư, chư sơn thiền đức, chư Tăng đều lên trên giàn tác pháp, tụng kinh Mông sơn cho đến 15 giờ hồi hướng, đổ giàn. Dùng từ đổ giàn tức là xả lưỡi ông tiêu, thí các lọai bánh, tiền, trái cây đã cúng và được làm phép mở miệng cho các cô hồn ngạ quỷ đến nhận phần thọ thực, ăn uống.
Người dương chủ yếu là trẻ em, thay mặt các gia đình người lớn đến xin lưỡi ông tiêu, xin bánh, nói là xin, chứ thật ra rất nhiều những hình ảnh chỉ là chụp giựt, ai giỏi thì lấy được nhiều, ai dở yếu hơn thì lấy được ít. Quan niệm của các vị là đem của thí nầy về nhà ăn sẽ hết bệnh, khỏi bị tà ma quấy nhiễu. Đây là truyền thống thí thực có từ thời nhà Đường, nhà Tống do chư Tăng bên Trung Hoa thực hiện.
Truyền thống chẩn tế trai đàn bạt độ vẫn còn giữ truyền thống tại chân núi Bồng Lai, Tổ Đình Linh Sơn (Bà Rịa Vũng Tàu), các nơi khác trong tông phong Tịnh Độ Non Bồng còn tác pháp như chùa Thiền Tịnh (Dakao 1964), Long Sơn cổ tự (Bình Dương), Quan Âm Tu Viện (Đồng Nai), Nhứt Nguyên Bửu Tự (Bình Dương), chùa Phước Thiện An (Tp.Hồ Chí Minh), chùa Phước Ân (Long An), chùa Phước An (Gò Công, Tiền Giang) hằng năm đều có cúng trai đàn bạt độ. Năm 1971, 1972 hai năm liền Đức Tôn sư tổ chức lễ trai đàn bạt độ cầu nguyện cho những người chết vì chiến tranh, mỗi lễ trai đàn tổ chức 7 ngày, mỗi ngày có khoảng 5.000 lượt tín đồ Phật tử khắp nơi về tham dự, ghi danh cúng kiếng cầu nguyện chư vong linh.
Cúng trai đàn chẩn tế có tâm vóc quy mô, quy tụ nhiều gia đình gọi là đại lễ. Cúng vong là nghi lễ các tự viện xưa cũng như nay cúng hàng ngày, hoặc ở gia đình có nhu cầu cúng kiếng, chỉ thỉnh một vị Thầy để chủ trì lễ cúng vong theo nghi thức Tiểu Mông Sơn.
Cúng vong còn là nghi lễ cúng kiếng cầu siêu cho vong linh người thân vừa qua đời, cúng thất, tuần chung thất, cúng 100 ngày, cúng giáp năm, cúng mãn khó, cúng kỵ giỗ theo nghi thức cúng cửu huyền.
Cúng trai đàn chẩn tế xong các gia đình rất vui mừng vì đã làm được việc phước thí lớn lao. Việc tổ chức trai đàn có 2 ý nghĩa chánh:
Một là, giúp các gia đình Phật tử có dịp gặp nhau, làm việc phước thí theo tâm nguyện của ông bà, của gia đình. Việc cúng kiếngg đem lại lợi ích, đoàn kết hòa hợp trong các giới Phật tử, tuy là Phật tử nhưng ít gặp nhau, nay được gặp lại trong lễ cúng trai đàn làm việc bố thí, sinh khí đạo đức sanh khởi, mọi gia đình an vui, an cư lạc nghiệp.
Hai là tạo cho tâm Phật tử ngày càng được rộng lòng từ, biết thương yêu muôn loài vạn vật, muốn thấy nó sống, không muôn thấy nó chết. Việc trai đàn bạt độ, giúp cho Phật tử mở rộng tầm nhìn ngòai thế giới chúng ta đang ở còn có rất nhiều thế giới khác, thế giới vô hình, hai hình, có chân, không chân, nhiều chân, những chúng sanh khổ đau rất cần đến chúng ta. Người Phật tử tập lần xả bỏ những vị kỷ, những ích kỷ cá nhân, những pháp bất thiện như ích kỷ, cá nhân, hung bạo, dữ dằn lần lượt sẽ không còn, mọi người thương yêu nhau tạo cho tình nghĩa xóm làng được nhân rộng, hận thù tiêu tan, sự an lành luôn xuất hiện như trong thế giới nhà Phật.
Ba là, Đạo Phật tiếp nhận Phật sự trai đàn chẩn tế từ các vua chú thời nhà Đường, nhà Tống, đem đạo vào đời, gần gũi quần chúng, đạo đức tăng trưởng, giúp cho mọi người gần gũi nhau hơn, xóm làng an cư lạc nghiệp.
II. Người tu không ăn đồ cúng vong, cúng cửu huyền?
Nói chung là “người con Phật”, đây là sự tín ngưỡng có phần sâu sắc: “mọi người đều nghĩ có người bên kia thế giới, có cuộc sống bên kia thế giới, nên khi cúng kiếng cho chư vị bên đó, người cúng nghĩ rằng: mọi người bên kia thế giới đã “hưởng rồi”, trong dương gian thường nói là “hưởng mùi vị”, hay “hưởng hơi”, xúc thực. Do đó còn gì để mọi người bên đây ăn uống, nên nói không ăn là vậy.
Đứng về mặt đạo đức, người “dương thế”, mắt thịt phàm phu không ăn đồ cúng vì thức ăn đó không phải dành cho người “dương thế”, mà dành cho người bên kia thế giới được cúng. Đây cũng là một trong các lễ của nghi lễ cúng kiếng.
Nói thế thôi, chứ trong nhà của mỗi người Việt Nam nhà nào cũng có làm lễ giỗ, kỷ niệm những người đã khuất, gọi là cửu huyền thất tổ, những người được cúng giỗ đều được thờ chung với bàn thờ cửu huyền. Người Việt rất quan trọng lễ kỵ giỗ, thường là làm trâu, bò, làm heo, nhiều gà vịt để sau khi cúng ông bà xong, đãi bà con, xóm giềng. Làm gì thì làm, ngày cúng giỗ ông bà, mọi người không sợ tốn hao tiền của, nghĩa là gia chủ sẽ đem hết tấm lòng tốt của mình mà đãi khách, cho đến buổi chiều thức ăn không còn, gia quyến phải ăn thịt “xà bần”, tức là đồ ăn dư cũng không sao.
Chư Tăng Ni không thọ dụng đồ cúng vong, cúng cửu huyền. Lý do chư Tăng Ni thuộc bậc thọ Thiên Nhơn cúng, bậc Ứng cúng, tức là người được cung cấp dưỡng nuôi, cúng dường. Muốn dâng cúng chư Tăng Ni người cúng hết sức cung kính mà lễ bái dâng cúng dường phẩm vật, thức ăn. Do vậy đồ cúng vong, cúng cửu huyền rồi không bao giờ đem dâng cho chư Tăng Ni, đó là do lòng thành kính bổn phận, có truyền thống lâu đời của Phật tử, nên có câu:
Tín chủ cúng dường Phật Pháp TăngChứng minh công đức nhờ Tam bảoChú tâm nguyện độ thiện duyên nầyTín chủ đời đời thêm phước báo.Sở cầu sở ỳ đều thành tựuTín nhớ hạnh y nguyện trở vềNay mới gieo nhơn nhơn chánh giácSau nầy chứng quả quả bồ đề.
Tại các chùa hằng ngày đều có lễ cúng vong, một là cúng thí thực, nhà Sư tụng Tiểu Mông Sơn thí gạo muối, nước sau thời công phu chiều (thí muối gạo, nước trước chánh điện), hai là cúng vong (những vị mới qua đời) nơi nhà cửu huyền. Tất cả những thức ăn cúng tại nhà cửu huyền, mỗi món một ít, sau khi cúng xong, do thời gian cúng lâu quá, thức ăn nguội lạnh, nên đem hấp lại cho nóng và đơm thêm thức ăn mới vào, dành đãi cho tín đồ Phật tử và mọi người cùng ăn rất quý và trọng thị.
Riêng chư Tăng hoặc chư Ni khi thọ thực, bắt buộc phải cúng quả đường dâng cúng lên Phật và cập Tăng, thọ thực tại trai đường, do đó chư Tăng Ni không bao giờ gặp thức ăn cúng vong, cúng cửu huyền. Lý do không ăn đồ cúng là vậy.
Do nền nếp sinh họat của giáo đoàn và các tự viện, tịnh xá như trên, nên không có câu nói: ” người xuất gia không ăn đồ cúng.” Chúng ta cũng không nên gán ghép cho người xuất gia thành ngữ ” chư Tăng Ni không ăn đồ cúng “, một câu nói có thể làm mất tinh thần lục hòa, chưa thật sự tôn kính chư tôn đức Tăng già và giáo đoàn của Phật.
* “Người Công Giáo Có Được Gia Nhập Đảng Cộng Sản Không ?”
Vietcatholic.net mới đây đã đăng bài viết của Gioan Lê Quang Vinh có tên: “NGƯỜI CÔNG GIÁO CÓ ĐƯỢC GIA NHẬP ĐẢNG CỘNG SẢN KHÔNG ?”.
Người Công giáo trở thành đạo Công giáo là cách nhập thế tốt nhất (Nguồn: FB).
Và để trả lời cho câu hỏi này, trang tin số 1 về đạo Công giáo Việt Nam đã đáp câu hỏi đó như sau: ” Khi nghe tin hội cựu chủng sinh một giáo phận nọ có anh đại diện là một đảng viên đảng cộng sản, thì tôi thấy cũng bình thường, vì đó là quyền tự do của họ. Thế nhưng khi tôi suy nghĩ lại và khi trao đổi với các anh em, thì phải nói thật là nhiều người thấy băn khoăn, lo lắng.
Chủ tịch Hồ Chí Minh đã từng nói: “Học thuyết của Khổng Tử có ưu điểm của nó là sự tu dưỡng đạo đức cá nhân.
Tôn giáo Giêsu có ưu điểm của nó là lòng nhân ái cao cả.
Chủ nghĩa Mác có ưu điểm của nó là phương pháp làm việc biện chứng.
Chủ nghĩa Tôn Dật Tiên có ưu điểm của nó, chính sách của nó phù hợp với điều kiện nước ta.
Khổng Tử, Giêsu, Mác, Tôn Dật Tiên chẳng có những ưu điểm chung đó sao? Họ đều muốn mưu hạnh phúc cho mọi người, mưu phúc lợi cho xã hội. Nếu hôm nay họ còn sống trên cõi đời này, nếu họ hợp lại một chỗ, tôi tin rằng họ nhất định chung sống với nhau rất hoàn mỹ như những người bạn thân thiết.
Tôi cố gắng làm người học trò nhỏ của các vị ấy”.
Trích dẫn ra điều này, Mõ muốn nói rằng: không có lí gì khi những vị sáng lập đảng cộng sản công nhận giáo thuyết tốt đẹp của các tôn giáo mà các tôn giáo không làm điều ngược lại.
Việc không ít người từ chối vào đảng cộng sản hay một vài người từ bỏ đảng cộng sản để trở thành một tín hữu nhiệt thành của đạo công giáo (như trường hợp Nguyễn Hoàng Đức, từng là một sỹ quan An ninh) chưa thể nói lên điều gì. Dẫu biết, đảng cộng sản nói chung đã, đang có những khiếm khuyết có tính cục bộ nhưng không có nghĩa là nó không tiến bộ, mâu thuẫn với phần còn lại của thế giới. Quan trọng là họ đang biết vận động, thay đổi phù hợp với thời cuộc để tồn tại. Nó cũng giống như cái cách bản thân đạo Công giáo đã dám cách tân mình trước xu hướng li khai của đạo Tin lành và chính thống giáo.
Chính vậy, những ai đang chủ trương, ra sức ngăn cản người Công giáo nhập đảng cộng sản, trở thành một đảng viên là điều không nên, cho thấy họ không hiểu gì về đảng cộng sản và chính cả tôn giáo của mình.
Người Công Giáo Có Được Gia Nhập Đảng Cộng Sản Không ?
Theo Đạo có được vào Đảng không?
Chuyện tham gia một đảng phái nào là quyền chính trị của mỗi công dân. Nhưng khi anh là người Công Giáo mà gia nhập đảng cộng sản, một đảng phủ nhận Thiên Chúa, thì có hai khả năng: một là anh không còn tin Chúa nữa nhưng vẫn cố gắng chứng minh mình theo Đạo vì lý do gì đó, hai là anh đánh lừa tổ chức đảng. Cả hai đều không tốt.
Có một bác sĩ cũng là cựu chủng sinh, hiện là phó giám đốc một bệnh viện lớn. Khi anh được đề nghị gia nhập đảng để làm phó Nội Khoa của bệnh viện, anh từ chối thẳng và nói: “Tôi là người Công Giáo, không vào đảng được. Nếu phải vào đảng để lên chức thì tôi thà bỏ bệnh viện về mở phòng mạch riêng”. Cuối cùng họ để anh làm phó khoa. Sau đó họ bổ nhiệm anh làm trưởng Nội Khoa và rồi phó giám đốc bệnh viện cũng với lời đề nghị đó và anh cũng trả lời y như thế.
Mới đây một bác sĩ khác ở Đồng nai cũng được đề cử làm trưởng trạm xá với điều kiện vô đảng cộng sản, anh cũng từ chối và nói rõ: “Tôi là người Công Giáo”.
Một người Công Giáo có khả năng và sống trung thực, không thể vào đảng cộng sản, vì hai ý thức hệ và niềm tin trái ngược nhau. Chúa Giêsu nói: “Không ai làm tôi hai chủ”. Nhiều người Công Giáo vào đảng và nói: “Mình giả vờ thế chứ có toàn tâm toàn ý với đảng đâu?” Nói thế là anh tự chối bỏ đức tin dù là giả vờ, và khi anh đánh lừa tổ chức đảng, anh cũng không phải là người tốt.
Hiện tại Giáo Hội vì nhiều lý do chưa có văn bản chính thức về vấn đề này và các vị chủ chăn cũng tế nhị ít khi góp ý rõ ràng. Nhưng Đức Giáo Hoàng Piô XII vào năm 1949 đã ra Sắc Luật tuyên bố phạt tuyệt thông cho tất cả những người Công Giáo nào hợp tác với các tổ chức Cộng Sản. Sắc Luật nghiêm khắc này chỉ là để thi hành một Thông Điệp đã có từ năm 1937, với tên là “Divini Redemptoris” (Của Đấng Cứu Thế Thần Linh). Nên nhớ văn bản này vẫn còn hiệu lực và cho đến nay không có bất cứ văn bản nào của Giáo Hội phủ nhận hay giải thích khác về điều này.
Cho dù Giáo Hội không nói rõ đi nữa, thì cứ xét về đạo lý, người Công Giáo không thể tham gia bất cứ tổ chức nào phủ nhận hay chống đối Thiên Chúa, dù là giả vờ để kiếm địa vị, bảo vệ chỗ đứng như anh cựu chủng sinh vừa được nói đến.
Chúng ta thử lấy một ví dụ. Cha mẹ chúng ta là người tốt. Nhưng có một nhóm chống đối, lên án cha mẹ chúng ta, mời chúng ta tham gia vào nhóm đó. Nếu chúng ta là con có hiếu với cha mẹ, chúng ta có nên tham gia không? Câu trả lời có lẽ ai cũng biết rõ rồi.
Là người công dân trong một đất nước, người ta có thể đóng góp xây dựng đất nước bằng nhiều cách, nhưng nếu cố gắng bảo vệ công việc mình làm bằng những cách nịnh bợ, tâng bốc thì chỉ làm hại cho chính mình, gây gương xấu cho nhiều người
Gioan Lê Quang Vinh
Nguồn: vietcatholic.net
Cập nhật thông tin chi tiết về Người Công Giáo Có Được Phép Ăn Đồ Cúng Không? trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!