Bạn đang xem bài viết Nguy Cơ Sinh Non Và Băng Huyết Nguy Hiểm Nếu Mẹ Bầu Bị Dư Ối được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Không thể phủ nhận tầm quan trọng của nước ối với thai nhi trong bụng mẹ. Tuy nhiên, nhiều trường hợp mẹ bầu bị dư ối. Vậy ối nhiều có sao không? Triệu chứng và các dấu hiệu nhận biết? Nước ối nhiều phải làm sao?
Hiện tượng dư ối là gì?Dư ối (Polyhydramnios) là khi nước ối tích dẫn đến hiện tượng dư thừa. Nước ối bao quanh thai nhi với tác dụng bảo vệ khỏi sự nhiễm trùng và giúp con phát triển. Lượng nước ối sẽ tăng dần lên tới 1 lít ở tuần 37. Trong tuần 40 thì lượng nước ối giảm còn 0.5 lít. Và khi có sự mất cân bằng nào đó thì lượng nước ối tăng khiến thai phụ cảm thấy nặng nề hơn.
Bác sĩ sẽ chẩn đoán thai phụ dư ối qua siêu âm. Nếu mẹ có kết quả siêu âm với chỉ số nước ối (A.F.I: amniotic fluid index) 12-25cm là dư ối. Đa ối là chỉ số A.F.I lớn hơn 25 cm.
Nguyên nhân nào dẫn đến tình trạng mẹ bầu dư ối?
Một số bất thường về tiêu hóa nên thai nhi không nuốt nước ối
Mẹ bị bệnh tiểu đường thai kỳ
Suy tim
Hội chứng truyền máu song sinh hay nhiễm trùng bẩm sinh
Nuốt bất thường có thể do bất thường về nhiễm sắc thể hay gặp vấn đề về hệ thần kinh trung ương
Triệu chứng nhận biết bà bầu bị dư nước ốiMột số triệu chứng giúp mẹ bầu nhận biết có thể là đang dư ối bao gồm:
Số đo vòng bụng của thai phụ lớn hơn 100 cm, khó thở, đau hay căng bụng, khó khăn khi ăn uống và hô hấp
Bụng to hơn tuổi thai thực tế và rất khó để nghe nhịp tim
Tĩnh mạch có dấu hiệu bị giãn
Dư ối có sao không?Nhiều mẹ bầu rất lo lắng khi được bác sĩ chẩn đoán dư ối. Vậy dư ối có sao không? Dư ối xuất hiện càng sớm thì càng tăng nguy cơ gây ảnh hưởng cả hai mẹ con. Mẹ nên biết một số biến chứng có thể gặp phải khi dư ối như:
Lượng chất lỏng trong bụng quá cao nên có nguy cơ vỡ màng ối sớm
Mẹ sinh ngôi mông hay ngôi thai không thuận
Sa dây rốn
Bong nhau thai
Sự phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nhất là khung xương
Mẹ nên sinh mổ vì rủi ro rất lớn khi sinh thường với việc nhiễm trùng
Em bé sinh non và các chức năng, cơ quan chưa được hoàn thiện
Mẹ rất có thể bị cháy máu hay băng huyết khi mẹ đa ối
Trường hợp xấu nhất khi dư ối là thai bị chết lưu
Mẹ bầu cần đến thăm khám ngay khi xuất hiện các dấu hiệu như khó thở, tức bụng, bụng to, đau tức đột ngột
Nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao?Nước ối nhiều phải làm sao là câu hỏi nhận được sự quan tâm đặc biệt của các mẹ. Theo các bác sĩ, muốn xử lý được tình trạng dư ối thì cần phải làm rõ nguyên nhân. Từ đó, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị hợp lý.
Nếu bác sĩ không xác định được nguyên nhân và các diễn biến của hiện tượng dư ối thì mẹ cũng không quá lo lắng. Cách tốt nhất là mẹ bầu nên dành thời gian nghỉ ngơi, thư giãn. Nếu nguyên nhân dư ối là do lượng đường trong máu của mẹ vượt mức thì cần cắt giảm lượng đường trong khẩu phần ăn mỗi ngày.
Mẹ bầu cũng cần nhớ là đi khám định kỳ để phát hiện kịp thời và ngăn ngừa sớm biến chứng. Cụ thể, với mẹ dư ối nhẹ thì dùng thuốc lợi tiểu. Còn mẹ bầu dư ối rồi đa ối trong khi sắp tới ngày dự sinh thì thai phụ sẽ phải nhập viện để được theo dõi.
Vậy là mẹ đã trả lời được thắc mắc “dư ối có sao không”, “nhiều nước ối khi mang thai phải làm sao” rồi đúng không nào. Mẹ bầu nhớ thực hiện đúng để tránh nguy cơ gây nguy hiểm cho cả hai mẹ con.
Dư Ối Và Đa Ối Có Nguy Hiểm Không?
Dư ối và đa ối là tình trạng nước ối tăng lên nhiều hơn so với bình thường và nó có thể là dấu hiệu bệnh lý ở thai nhi hoặc bà mẹ.
Dư ối và đa ối là gì?Nước ối là dịch thể bao bọc xung quanh thai nhi, có vai trò như một lớp đệm bảo vệ thai khỏi các chấn động và là môi trường trao đổi chất giúp thai nhi phát triển.
Trường hợp lượng nước ối nhiều hơn so với bình thường gọi là dư ối và đa ối (dư ối là đa ối thể nhẹ), ít nước ối so với bình thường gọi là thiểu ối. Lượng nước ối có thể được đánh giá bằng biện pháp siêu âm, dựa trên chỉ số nước ối (AFI) chia thành các mức độ như sau:
Nguyên nhân do thaiDị tật làm giảm phản xạ nuốt của thai nhi bao gồm: hẹp thực quản, hẹp tá tràng, rối loạn thần kinh cơ, bất thường hệ thống thần kinh trung ương (thai vô sọ, khuyết tật ống thần kinh).
Bất thường ở thận thai nhi: nang thận, rối loạn chức năng thận, hội chứng Bartter.
Khuyết tật cấu trúc đường tiêu hóa (tắc ống thực quản hoặc ống tiêu hóa).
Bất thường nhiễm sắc thể thai nhi: hội chứng Down (trisomy 21), hội chứng Edward (trisomy 18).
Đa thai (8-10%): hội chứng truyền máu song thai (tỉ lệ mắc là 15% ở bà mẹ mang song thai) dẫn đến đa ối ở thai nhận máu. Đây là trường hợp tiên lượng xấu, thai thường sinh non và tử vong.
Nguyên nhân từ phía mẹ
U mạch máu màng đệm có thể gây suy tim thai nhi và dẫn đến tình trạng đa ối.
Nhiễm khuẩn: các bệnh lý viêm nội mạc tử cung hoặc gây thương tổn bánh rau do nhiễm khuẩn giang mai có thể gây hiện tượng đa ối.
Nhiễm virus: những loại virus có thể gây đa ối như rubella, cytomegalovirus và parvovirus B19.
Triệu chứng của dư ối và đa ối là gì?Đa ối làm tử cung to lên nhanh chóng và chèn ép lên các cơ quan nội tạng. Trường hợp đa ối cấp, thường xảy ra ở tuần 16 đến 20, bà mẹ có thể thấy bụng to lên nhanh, đau tức đột ngột, khó thở, không nằm xuống được mà phải ngồi, phù, mạch nhanh, có thể thiểu niệu. Trường hợp đa ối mãn, hoặc thể nhẹ có thể không có triệu chứng gì cả. Thay vào đó, đa ối thường được phát hiện trong đợt kiểm tra trước khi sinh, khi đo chiều cao tử cung – khoảng cách từ xương mu đến đỉnh tử cung, hoặc trong quá trình siêu âm xác định được chỉ số ối.
Bạn nên làm gì?Trong hầu hết các trường hợp dư ối nhẹ thì không có điều gì đáng lo ngại. Bác sĩ có thể sẽ dặn bạn thăm khám thường xuyên hơn và cho bạn uống một số loại thuốc lợi tiểu. Nếu xác định được nguyên nhân do nhiễm khuẩn, có thể điều trị bằng các kháng sinh an toàn cho thai nhi.
Nguyễn Viết Tiến – Đa ối – Bài giảng sản phụ khoa tập 2 – ĐH Y Hà Nội – 2006.
Hill L M, Breckle R, Thomas M L. et al. Polyhydramnios: Ultrasonically detected prevalence and neonatal outcome.Obstet Gynecol. 1987;69:21. [PubMed].
Hamza A, Herr D, Solomayeer E F et al. Polyhydramnios: Cause, Diagnosis and Therapy. 2013; 73(12): 1241-1246 [PubMed].
Harding R, Bocking A D, Sigger J N. et al. Composition and volume of fluid swallowed by fetal sheep.Q J Exp Physiol.1984;69:487. [PubMed].
Idris N, Wong S F, Thomae M. et al. Influence of polyhydramnios on perinatal outcome in pregestational diabetic pregnancies. Ultrasound Obstet Gynecol. 2010;36:338. [PubMed]
Bà Bầu Dư Ối Nên Ăn Gì ? Dư Ối Có Nguy Hiểm Không ? Dư Ối Có Khỏi K
Tình trạng thiếu hoặc thừa ối đều không tốt đối với thai nhi. Vậy khi bà bầu dư ối nên ăn gì và làm thế nào để cải thiện tình trạng này là câu hỏi được nhiều bà bầu quan tâm.
Vì sao bà bầu vị dư ối ?Nước ối là một khối lỏng bao quanh thai nhi ở trong tử cung của bà bầu gồm các thành phần như nước, chất khoáng, chất hữu cơ, nước tiểu của thai nhi…
Trong điều kiện bình thường, khỏe mạnh khối chất lỏng này có chức năng bảo vệ thai nhi được an toàn, tránh khỏi các va đập khi người mẹ di chuyển hay hoạt động hàng ngày, ngoài ra còn là một màng bảo vệ thai nhi khỏi những vi khuẩn từ bên ngoài, giúp thai nhi phát triển.
Chỉ số nước ối trung bình Bà bầu bị dư ối có biểu hiện gì ?Bằng mắt thường có thể nhận biết được bà bầu có dư ối hay không như vòng bụng to hơn bình thường tương ứng với tuổi của thai nhi, bà bầu đôi khi cảm thấy hơi khó thở, tức ngực, da bụng căng tròn.
1. Bị vỡ màng ối sớm:Do càng đến ngày sinh, thai nhi càng lớn, nước ối quá nhiều khiến cho màng ối bị mỏng có thể vỡ bất cứ lúc nào. Hiện tượng này nếu không được xử lý kịp thời sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe của thai nhi, nguy hiểm đến tính mạng của thai nhi.
2. Gây nguy hiểm với mẹ bầu sinh thường:Một số trường hợp dư ối được các bác sỹ sản khoa chỉ định sinh mổ để đảm bảo tính mạng của thai nhi và tránh các bệnh có thể xảy ra. Thông thường, trong ca chuyển dạ của bà bầu, khoảng 12-24 giờ trước khi sinh, bà bầu sẽ vỡ ối và co thắt để mở cổ tử cung và sau đó là chuyển dạ, sinh em bé, sổ nhau thai. Vì vậy, việc dư ối, đôi khi sẽ khiến quá trình này kéo dài hơn bình thường, khiến em bé bị ngạt hoặc sặc nước ối dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm.
3. Sinh ngôi ngược:Nhiều trường hợp mẹ bị đa ối dẫn tới sinh ngôi mông, đây là một trong những tư thế không phù hợp cho việc sinh thường, vì vậy, nếu gần ngày sinh nở, bác sỹ siêu âm phát hiện em bé chưa xoay ngôi thuận thì đa số sẽ được chỉ định sinh mổ để đảm bảo an toàn cho thai nhi.
4. Sinh non:Do sức nặng của thai nhi và khối lượng nước ối lớn, mẹ bầu dễ bị sinh non khi thai nhi chưa đủ tháng. Vì vậy, thông qua các xét nghiệm và kết quả siêu âm, bác sỹ sẽ chỉ định tiêm thuốc trưởng thành phổi đề phòng trường hợp bé bị sinh non.
Bà bầu bị dư ối nên ăn gì ?Bà bầu bị dư ối có thể đun nước râu ngô hoặc bông mã đề uống, mỗi ngày chỉ nên uống một cốc để lợi tiểu, giúp nước ối giảm đi. Nên uống điều độ, khi siêu âm thấy tình trạng nước ối ở mức bình thường thì nên dừng không uống hai loại nước này nữa.
2. Bà bầu cần hạn chế ăn mặn:Khi mang thai, nhiều bà bầu thường bị nhạt miệng, nên thích ăn mặn hơn bình thường, chưa kể đến việc thích ăn vặt, tình trạng ăn mặn sẽ khiến cơ thể bà bầu tích nước, khiến cho việc dư ối càng trở lên nghiêm trọng.
3. Không nên chọn những loại trái cây mọng nước:Một số hoa quả như cam, bưởi, dưa hấu chứa rất nhiều nước, vì vậy khi bà bầu dư ối nên hạn chế ăn các loại hoa quả này.
Cần duy trì chế độ ăn đầy đủ chất dinh dưỡng, không nên kiêng khem quá mức dễ dẫn tới thiếu hụt chất dinh dưỡng cho cả mẹ và thai nhi. Việc thiếu ối không phải do nguyên nhân từ ăn uống.
Vì vậy việc bà bầu dư ối cần sự tư vấn và lời khuyên của bác sỹ thông qua việc siêu âm và theo dõi thường xuyên hơn, thực hiện những chỉ định của bác sỹ sản khoa để kịp thời xử lý những biến chứng sản khoa có thể xảy ra.
Mẹ Bầu Bị Dư Nước Ối Có Nguy Hiểm Đến Thai Nhi Không? Bác Sĩ Trả Lời
Hiện tượng dư nước ối là gì?
Tai biến thai sản do nước ối như dư ối, thiếu ối được coi là tai biến nguy hiểm trong suốt thai kỳ. Chính vì vậy, mẹ bầu nên cảnh giác để nắm chắc tình trạng nước ối của mình. Thai nhi phát triển được bình thường trong bụng mẹ bởi túi nước ối bao quanh. Nước ối quyết định rất lớn đối với sự tồn tại và phát triển của thai nhi.
Bởi lẽ, nước ối có chức năng cung cấp dưỡng chất và không khí cho thai nhi, giúp bé tránh được sự chèn ép quá mức khi mẹ vận động hoặc va chạm nhẹ. Đồng thời, túi ối cũng giúp bảo vệ bé khỏi bị nhiễm khuẩn và nhiều chức năng quan trọng khác nữa.
Lượng nước ối của từng thai phụ cũng không giống nhau, tùy vào chiều cao, cân nặng, tình trạng sức khỏe và cũng tăng giảm tùy thuộc vào tuổi thai. Ở tuần thứ 37 lượng nước ối đạt đến mức cao nhất (khoảng 1000 – 1150 ml). Trong một số trường hợp, nước ối trong bụng mẹ quá ít (thiểu ối) hay quá nhiều (đa ối) đều tiềm ẩn những nguy hiểm đối với thai kỳ.
Trong khi hiện tượng thiểu ối dễ khiến trẻ bị thiếu oxy, bị ngạt thở thì đa ối lại dễ khiến trẻ bị suy thận và rối loạn chức năng của hệ xương. Chính vì vậy, thai phụ cần hiểu rõ dư ối là gì để có những cách phòng ngừa và điều trị kịp thời.
Nguyên nhân gây dư nước ối ở mẹ bầu
Tình trạng dư nước ối ở mẹ bầu có nhiều biểu hiện khác nhau và thường bắt nguồn từ nguyên nhân do căn bệnh tiểu đường thai kỳ. Theo thống kê, có khoảng 10% thai phụ bị dư lượng đường trong máu sẽ gây ra hiện tượng dư ối trong thai kỳ.
Đối với những mẹ bầu mang song thai hoặc đa thai, tình trạng dư ối cũng có thể xảy ra. Bởi lẽ, thông thường sự trao đổi chất giữa hai bào thai rất khó cân bằng được. Do đó, một bào thai có ít nước ối trong khi bào thai còn lại có nhiều nước ối hơn.
Bên cạnh đó, mẹ bầu có thể bị dư ối nguyên nhân do những bất thường ở bào thai, khi đó bé sẽ ngừng quá trình uống nước ối, từ đó dẫn tới hiện tượng dư nước ối. Tình trạng này sẽ xảy ra khi thai nhi trong bụng mẹ mắc phải các dị tật như: hở hàm ếch, hẹp môn vị,…
Mặt khác, còn một số yếu tố như: bé bị thiếu máu, nhiễm trùng bào thai, sự bất đồng nhóm máu giữa mẹ và bé,… cũng có thể khiến cho thai nhi bị gia tăng tình trạng dư ối. Tuy nhiên, phần lớn các trường hợp dư ối đều không tìm ra nguyên nhân.
Thai phụ bị dư nước ối có nguy hiểm không?Các nguyên nhân gây dư ối ở mẹ bao gồm: mẹ mắc tiểu đường, mang đa thai. Nếu mẹ mang bầu 2 em bé sinh đôi cùng trứng thì 2 bào thai này sẽ mắc hội chứng dẫn truyền và gây ra hiện tượng dư ối. Sự bất thường nhiễm sắc thể ở thai nhi như: hội chứng down hay nhiễm trùng các loại khuẩn lậu, giang mai cũng có thể khiến thai phụ bị dư ối.
Nhiều mẹ bầu băn khoăn không biết dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không. Câu trả lời là có. Các rối loạn trên sẽ khiến bé không thể nuốt nước ối vào được. Trong trường hợp dư ối nghiêm trọng, mẹ bầu cần nhập viện để được các bác sĩ có biện pháp rút bớt nước ối. Biện pháp này sẽ giúp giảm nguy cơ sinh non, ngôi thai ngược hoặc nhau thai bị bong non.
Tình huống xấu nhất đối với bà bầu bị dư ối là có thể gây ra tử vong cho thai nhi. Ngoài ra, tình trạng dư ối còn có thể gây ra một số vấn đề phổ biến khác, chẳng hạn như tăng nguy cơ sinh ngược, sinh mổ cho sản phụ. Bởi lẽ, nước ối nhiều quá cũng khiến trẻ khó xoay ngược đầu xuống phía dưới trong những tuần cuối thai kỳ.
Bên cạnh đó, hiện tượng dư ối cũng khiến tử cung của mẹ bị “đơ”, do đó sẽ tăng nguy cơ chảy máu âm đạo và nhiều biến chứng khác như sinh non, thai chết lưu. Chính vì vậy, mẹ bầu phải thường xuyên thăm khám, chẩn đoán chính xác tình trạng sức khỏe thai nhi để có biện pháp xử lý kịp thời.
Mẹ bầu bị dư nước ối phải làm sao?Hầu hết các vấn đề về dư ối, thiểu ối không có nguyên nhân chính từ chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu. Tuy nhiên, nếu thực hiện một chế độ ăn uống hợp lý, khoa học, mẹ bầu vẫn có thể cải thiện được tình hình dư ối.
Trước tiên, nếu có vấn đề về nước ối, mẹ bầu nên đến ngay các cơ sở y tế để được các bác sĩ sẽ siêu âm, chẩn đoán và đưa ra cách điều trị bệnh. Nếu chẳng may bị dư ối, ngoài việc hạn chế uống nhiều nước, mẹ bầu còn nên lưu ý khi chọn thực phẩm để ăn. Bởi lẽ, đồ ăn có chứa nhiều nước cũng làm cho tình trạng dư ối của mẹ càng trầm trọng hơn.
Tuy nhiên, mẹ bầu cũng cần đảm bảo số lượng protein và chất đạm trong chế độ ăn uống hằng ngày. Để có đủ chất dinh dưỡng, mẹ bầu nên ăn nhiều các loại hải sản và thịt động vật.
Bên cạnh đó, chị em cũng cần ăn nhiều rau xanh để bổ sung chất xơ, nhưng cần hạn chế các loại rau có chứa nhiều nước. Đặc biệt, không nên chế biến chúng thành canh hoặc xúp để ăn. Mẹ bầu cần hạn chế ăn trái cây mọng nước như cam quýt, bưởi, dưa hấu,… vì sẽ làm tăng lượng nước ối rất nhanh. Tốt nhất, mẹ nên thay thế bằng những loại hoa quả có chứa nhiều chất xơ và vitamin như: táo, lê, ổi, chuối, đu đủ,…
Mẹ bầu có nên uống nhiều nước khi bị dư ối không?Thông thường, hầu hết các mẹ bầu đều được các bác sĩ khuyên nên uống nhiều nước trong suốt quá trình mang thai. Vậy trong trường hợp mẹ bầu đang bị dư ối thì có nên tiếp tục uống nhiều nước không? Câu trả lời là không.
Trước hết, cần hiểu nước ối là chất lỏng được chuyển từ hệ tuần hoàn mẹ và thai nhi vào trong túi ối. Nếu mẹ ăn uống quá nhiều chất lỏng sẽ làm tăng lượng nước ối bao bọc xung quanh, gây nguy hại cho bé, tăng nguy cơ cao huyết áp và tiền sản giật ở mẹ.
Chính vì vậy, trong thai kỳ mẹ bầu không nên uống quá nhiều nước, đặc biệt là các mẹ đã được chẩn đoán dư ối. Tuy nhiên, không phải là “nhịn” uống nước mà mẹ bầu chỉ uống ít đi một chút. Bởi lẽ, thai nhi vẫn cần phải có một lượng nhất định cho bé phát triển bình thường.
Nếu mẹ bị dư ối, mỗi ngày vẫn cần khoảng 1,5 lít nước (lưu ý không uống quá 2 lít). Đồng thời, mẹ bầu tuyệt đối không ăn mặn vì muối có khả năng giữ nước sẽ làm tăng lượng nước ối trong cơ thể mẹ. Dĩ nhiên, ăn mặn sẽ khiến mẹ càng uống nhiều nước hơn. Nếu tình trạng dư ối nếu kéo dài mà không được điều tiết sẽ chuyển sang hiện tượng đa ối, lúc này cả mẹ và con sẽ phải đối mặt với nhiều rủi ro hơn.
Vì thế, nếu mới bị dư ối, mẹ bầu nên thực hiện chế độ ăn uống khoa học, hợp lý để cải thiện tình trạng này, tránh những biến chứng nguy hiểm. Đặc biệt, mẹ bầu cần thông báo với bác sĩ ngay nếu phát hiện dịch xanh hoặc vàng chảy ra bất thường ở âm đạo. Bởi lẽ, đây là dấu hiệu báo trước các biến chứng nghiêm trọng như thai nhi bị ngạt, bị chết lưu hoặc nguy cơ sinh non.
Cho dù mẹ bầu bị dư ối hay thiểu ối, yếu tố quan trọng nên được đặt lên hàng đầu đó là đảm bảo đủ dinh dưỡng cho mẹ và bé. Việc kiêng khem tốt về thực phẩm cũng không giúp cho mẹ bầu cải thiện vấn đề dư ối được bao nhiêu mà chỉ hạn chế tình trạng dư ối được một phần nhỏ mà thôi. Chính vì vậy, mẹ không nên kiêng khem thái quá, vì như vậy dễ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng cho cả hai mẹ con.
Chăm sóc sức khỏe thai phụ bị dư nước ối như thế nào?Như các chị em đều biết, hầu hết các vấn đề về thiếu ối hay dư ối không bắt nguồn từ chế độ ăn uống, nghỉ ngơi của người mẹ. Tình trạng này là do những bất thường trong quá trình nuốt nước ối và bài tiết của thai nhi mà ra. Tuy nhiên, nếu mẹ bầu chủ quan, việc ăn uống thiếu chất, không hợp lý, cơ thể bị căng thẳng, stress, nghỉ ngơi không đủ lại có thể khiến tình trạng dư ối trở nên nghiêm trọng hơn.
Để đề phòng các bất thường về nước ối, mẹ bầu cần đi thăm khám thường xuyên. Nếu được chẩn đoán có dấu hiệu thiểu ối, dư ối hay đa ối, mẹ bầu cần phải quan tâm nhiều hơn đến chế độ ăn uống, vận động và nghỉ ngơi hợp lý. Trong những trường hợp đặc biệt nghiêm trọng, các bác sĩ sẽ khuyên thai phụ nên nhập viện để được giám sát một cách kỹ lưỡng hơn.
Bên cạnh đó, mẹ cũng nên đi kiểm tra sức khỏe tổng thể định kỳ 6 tháng/ lần để xác định bệnh di truyền cho em bé (nếu có). Thông thường, hiện tượng dư ối rất khó xác định nguyên nhân. Nếu nguyên nhân là do một căn bệnh di truyền thì mẹ bầu cần nhập viện ngay lập tức để tiến hành các phương pháp điều trị cụ thể nhằm giữ cho thai nhi phát triển bình thường.
Trong thực tế, dư nước ối không phải là căn bệnh nghiêm trọng gây ảnh hưởng nhiều đến mẹ và bé. Nếu được quan tâm và can thiệp kịp thời, hiện tượng dư ối sẽ được giải quyết đơn giản bằng cách điều tiết cân bằng lượng nước ối trong cơ thể. Chính vì thế, mẹ bầu có chế độ dinh dưỡng khoa học, nghỉ ngơi hợp lý sẽ giúp cho thai nhi luôn khỏe mạnh cho đến khi chào đời.
http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/the-nao-la-du-oi-trong-thai-ky-cach-khac-phuc-hieu-qua-danh-cho-me-293217.html
https://www.conlatatca.vn/suc-khoe-dinh-duong/nuoc-rau-ngo-tuyet-pham-danh-cho-ba-bau-bi-du-oi-me-nen-tham-khao-68992.html
https://www.medicalnewstoday.com/articles/323232.php
Bà Bầu Dư Ối Có Nguy Hiểm Không? Cách Khắc Phục Tình Trạng Dư Ối Cuối Thai Kỳ
Có không ít các nguyên nhân dẫn đến dư ối khi mang thai nhưng chủ yếu là do mẹ đang mắc bệnh tiểu đường, bào thai song sinh, nhóm máu bất đồng hoặc thiếu máu ở bào thai. Bà bầu dư ối có nguy hiểm không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và cách chăm sóc thai nhi của mẹ trong giai đoạn này.
1. Bà bầu dư ối có nguy hiểm không?Trong vài ngày sau khi thụ thai, túi ối sẽ hình thành và chứa đầy chất lỏng. Lúc đầu, chất lỏng chủ yếu bao gồm nước, nhưng em bé sẽ truyền một lượng nhỏ nước tiểu vào đây từ khoảng 10 tuần của thai kỳ. Dung dịch màu trong suốt này có vai trò như một môi trường sống ổn định cho trẻ phát triển. Nước ối quá nhiều hay quá ít đều làm ảnh hưởng tiêu cực đến sự sống và phát triển của trẻ.
1.1. Dư ối là gì?Dư ối (polyhydramnios) là hiện nước nước ối quá nhiều so với tiêu chuẩn bình thường, tạo nên môi trường không ổn định cho trẻ phát triển từng ngày. Hầu hết các trường hợp dư ối là do sự tích tụ dung dịch lâu ngày ở nửa sau của thai kỳ và nếu dung tích vượt quá mức cho phép sẽ gây khó thở cho trẻ, sinh non hoặc các bệnh về não hay xương khớp. Nếu bạn được chẩn đoán mắc polyhydramnios thì cần được theo dõi cẩn thận suốt thai kỳ để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm.
Có không ít các nguyên nhân dẫn đến dư ối khi mang thai nhưng chủ yếu là do mẹ đang mắc bệnh tiểu đường, bào thai song sinh, nhóm máu bất đồng hoặc thiếu máu ở bào thai. Bên cạnh đó, việc bào thai bị rối loạn nhiễm sắc thể, trẻ ngừng uống nước ối, tắc ống thực quản…cũng là nguyên nhân khiến nước ối tăng lên đột biến, vượt qua mức độ cho phép. Dư ối có nguy hiểm không phụ thuộc phần lớn vào nguyên nhân và cách chăm sóc thai nhi của mẹ trong giai đoạn này.
1.3. Dấu hiệu bà bầu dư ốiCó rất nhiều dấu hiệu cho thấy tình trạng dư ối ở phụ nữ mang thai, tuy nhiên không phải tất cả bà mẹ đều phát hiện sớm để ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm. Một số dấu hiệu khá phổ biến bạn có thể dễ dàng nhận biết như bụng to hơn tuổi thai, khó nghe tim thai, bụng căng bóng, đau bụng, khó thở, ăn uống khó tiêu và tĩnh mạch giãn.
1.4. Dư ối có sao không?Dư ối có nguy hiểm không? Có chứ, nếu không được phát hiện kịp thời và khắc phục hiệu quả sẽ ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe thai nhi cũng như an toàn tính mạng của mẹ. Theo kiểm chứng y khoa thì thừa nước ối giai đoạn nặng có thể làm tăng nguy cơ sinh ngược, chảy máu âm đạo, sa dây rốn và sinh non.
Việc sinh non vào các giai đoạn bào thai còn yếu ớt có thể gây nguy hiểm đến tính mạng của cả mẹ và bé. Chính vì thế bạn cần ghi nhớ các dấu hiệu lâm sàng, theo dõi cơ thể sát sao để nhận biết sớm và nhanh chóng khắc phục triệt để.
1.5. Dư ối có ảnh hưởng đến thai nhi không?Vì nước ối tham gia trực tiếp vào quá trình hít thở cũng như trao đổi chất, canxi của trẻ nên dư nước ối có thể tác động tiêu cực đến sự phát triển của bé. Hậu quả là khiến thai nhi bị hạn chế tăng trưởng, sinh non khi các cơ quan chưa hoàn thiện hoặc thậm chí dẫn đến chết lưu. Các biến chứng vô cùng nguy hiểm nên việc phát hiện kịp thời giúp quá trình khắc phục nhanh hơn, mang lại khởi đầu tốt đẹp cho trẻ.
2. Làm thế nào xác định bà bầu dư ối hay khôngViệc chẩn đoán dư ối chủ yếu được thực hiện bằng cách siêu ẩm để trực tiếp đo lượng nước. Nếu dung tích này lớn hơn mức độ cho phép, tức chỉ số AFI vượt ngưỡng 25cm thì có nghĩa bạn đang nằm trong danh sách cần theo dõi đặc biệt. Bên cạnh việc xác định có mắc đa ối hay không thì bác sĩ sẽ tiến hành thêm các xét nghiệm khác để tìm ra nguyên nhân để ứng dụng biện pháp khắc phục hợp lý.
3. Cách khắc phục hiện tượng dư ối ở thai phụ 3.1. Mẹ bầu nghỉ ngơi nhiều hơnNghỉ ngơi đúng cách giúp cơ thể thư giãn, giảm các co thắt lên tử cung và lấy lại mực nước cân bằng cho bào thai. Tuy nhiên, phương pháp này chỉ có hiệu quả nếu chưa xác định chính xác nguyên nhân cũng như tình trạng không quá nghiêm trọng.
Bạn nên hạn chế tiếp xúc các môi trường ô nhiễm, loại bỏ stress, ngủ sớm và ngủ sâu để cơ thể được điều hòa và trao đổi chất tốt nhất. Nếu khả quan thì chỉ sau vòng 1 đến 2 tháng cân nặng của trẻ đã có dấu hiệu khác biệt, mực nước ối dâng cao, cơ thể mẹ khỏe khoắn và tràn đầy năng lượng.
3.2. Kiểm soát lượng đường trong cơ thểĐây là phương pháp hữu hiệu để khắc phục tình trạng dư ối khi mẹ bầu được chẩn đoán có lượng đường trong máu tăng cao. Bên cạnh việc hạn chế nạp đường vào cơ thể thì các mẹ cũng cần bổ sung thêm thực phẩm lành mạnh như rau củ quả tươi xanh, không chất bảo quản, cá, thịt nạc, sữa chua ít ngọt, gạo lứt và đậu nành để cung cấp đủ dưỡng chất cho con.
3.3. Theo dõi thường xuyên và kịp thời với bác sĩ chuyên khoa Bạn có quan tâm tới việc nuôi dạy con không? Đọc các bài báo chuyên đề và nhận câu trả lời tức thì trên app. Tải app Cộng đồng theAsianparent trên IOS hay Android ngay!Rỉ Ối Có Nguy Hiểm Không? Và 7 Lưu Ý Mẹ Bầu Nào Cũng Phải Biết
Rỉ ối có thể gặp ở tất cả các bà bầu. Có người bị rỉ ối vì những bệnh lý, tình trạng viêm nhiễm từ cơ thể mẹ. Nhưng cũng có phụ nữ mang thai dù không mắc phải bệnh gì cũng có dấu hiệu rỉ ối mà không xác định được nguyên nhân là do đâu. Vì ai cũng có khả năng bị rỉ nước ối nên hiện tượng khiến tất cả phải lo lắng. Nhiều mẹ bầu không biết tình trạng rỉ ối có nguy hiểm không hay thai nhi liệu còn phát triển bình thường dù nước ối vẫn rỉ ra hằng ngày. Nếu vậy, điều mẹ cần làm là gì ngay lúc này?
Dấu hiệu rỉ ối ở mẹ bầuRỉ ối thường xuất hiện dưới dạng các giọt nước nhỏ nhỏ giọt qua đường âm đạo. Tình trạng này thường không chảy ra ồ ạt vào lúc đầu mà chỉ ra với lượng rất nhỏ. Nhưng nó lại xảy ra liên tục trong thời gian dài. Vì hiện tượng rỉ ối khá giống với tình trạng són tiểu nên nếu không để ý kỹ, bà bầu có nhầm tưởng rằng chất lỏng làm ướt vùng kín đó là nước tiểu. Cho nên, các mẹ có thể dựa vào một số phương pháp để giúp bản thân phân biệt được đâu là nước ối bị rỉ, đâu là nước tiểu.
Có thể dựa theo màu sắc cùng mùi mà mẹ có thể nhận ra. Như nước tiểu thường sẽ có màu vàng và mùi khai còn nước ối sẽ không có màu và cũng không có mùi. Để dễ thấy điều này, mẹ có thể lót một miếng băng vệ sinh hoặc sau khi đã đi vệ sinh, mẹ hãy thử nín tiểu.
Nếu khi đang nín mà vẫn có chất lỏng chảy ra, vậy thì có thể kết luận thứ nước chảy ra lúc nãy là nước ối. Ngược lại thì sẽ là nước tiểu. Ngoài ra, mẹ cũng có thể dùng quỳ tím để phân biệt. Sau khi có một loại chất lỏng chảy ra, mẹ lấy quỳ tím đã mua sẵn từ trước cho vào để kiểm tra. Nếu quỳ tím chuyển xanh thì đó là nước ối còn không đổi màu thì đó là nước tiểu. Cách làm này mẹ có thể thử tại nhà hoặc đến bệnh viện đều được.
Mẹ bầu bị rỉ ối là do đâu?Một khi mẹ bầu bị mắc phải các bệnh viêm nhiễm phụ khoa, viêm màng ối, hở eo tử cung, có dấu hiệu ngôi thai bất thường, khung xương chậu bị hẹp thì đều có khả năng cao bị rò rỉ nước ối. Tuy nhiên, bên cạnh các trường hợp mẹ bầu gặp các vấn đề kể trên bị rỉ ối thì vẫn còn có nhiều phụ nữ mang thai vẫn có thể gặp tình trạng rỉ ối mà không tìm ra nguyên nhân. Chính điều này cho thấy rằng, chứng rỉ ối khi đang mang thai có thể xảy ra với bất kỳ ai. Do đó, mẹ bầu cần liên tục quan sát mọi sự thay đổi diễn ra trên cơ thể chính mình. Từ đó, kịp thời phát hiện ra dấu hiệu bất thường mà đi khám.
Rò rỉ nước ối có nguy hiểm không?Cũng như tử cung, nước ối đóng vai trò không kém phần quan trọng để bảo vệ, hỗ trợ thai nhi phát triển. Bạn có thể tưởng tượng thai nhi ở trong tử cung như một quả trứng vậy. Tử cung ở đây sẽ đóng vai trò như chiếc vỏ trứng. Vỏ trứng sẽ bao bọc lấy gà con ở bên trong từ khi nó chưa thành hình đến khi đã thành một con gà hoàn chỉnh. Tử cung cũng vậy, thai nhi cũng được tử cung ôm trọn lấy như một tấm bảo vệ khỏi các tác nhân gây hại từ bên ngoài.
Đối với nước ối, nó đóng vai trò làm màng môi trường cho thai nhi sống và phát triển. Giống như khi ta luộc quả trứng xong đem đi bóc vỏ. Lúc bóc vỏ, chắc chắn bạn sẽ thấy được lớp màng rất mỏng màu trắng bao quanh trứng, thường thì nó dính vào vỏ trứng nhiều hơn. Thai nhi trong tử cung cũng sẽ như vậy. Bao bên ngoài là tử cung, sau đó tới lớp màng môi trường là nước ối và cuối cùng là thai nhi.
Vai trò của nước ối trong này giúp bé tránh khỏi sự xâm nhập của các vi khuẩn gây bệnh. Bên cạnh đó, nước ối sẽ cung cấp nước cùng các dưỡng chất khác cho thai nhi đồng thời cũng giúp đào thải các chất thải ra ngoài. Cũng vì nước ối ảnh hưởng tới sự phát triển của thai nhi như vậy nên nếu tình trạng rỉ ối mà kéo dài có thể dẫn đến sự cạn ối và trẻ có thể bị chết lưu. Vì vậy, khi mẹ bầu có dấu hiệu rỉ ối khi chưa tới thời điểm sắp sinh thì đây có thể là báo hiệu nguy hiểm.
Hiện tượng rỉ ối xảy ra cho thấy rằng màng bảo vệ thai nhi đã bị vỡ. Những khi mẹ vận động cùng sự hoạt động của thành tử cung diễn ra, thai nhi có thể bị đụng vào tử cung. Khi đụng như vậy, dù có thể là va chạm nhẹ như chúng ta nghĩ nhưng với sự yếu ớt và chưa hoàn thiện cơ thể có thể khiến hệ cơ xương của bé ảnh hưởng và gây nên các khiếm khuyết trên cơ thể từ khi còn trong bụng mẹ.
Thêm vào đó, nếu không có nước ối, thai nhi sẽ không hấp thu được dưỡng chất và bị thiếu oxy dẫn đến kết quả suy thai hoặc thai chết lưu. Vì sự nguy hiểm của hiện tượng rò rỉ ối này nên mẹ phải luôn chú ý cơ thể. Nếu có tình trạng này xảy ra thì cần đi bệnh viện khám ngay để ngăn chặn sớm trước khi nó trở nên nghiêm trọng.
Màu sắc khi nước ối rỉ ra báo hiệu điều gì? Rỉ ối có chữa được không?
Chất lỏng có màu đỏ nâu: dấu hiệu này cho thấy trẻ đã tử vong
Chất lỏng có màu xanh đục và mùi hôi: có khả năng người mẹ đã bị nhiễm trùng ối
Chất lỏng có màu vàng sẫm: hiện tượng này báo hiệu mẹ bầu bị suy thai mãn tính (điều này có nghĩa trẻ đã bị thiếu oxy)
Chất lỏng có màu xanh rêu: mẹ đã bị suy thai trước đây
Chất lỏng có màu vàng xanh: có thể thai nhi đang trong tình trạng kém phát triển. Cũng có khả năng bà bầu bị tán huyết (giống với bệnh thiếu máu vì lượng hồng cầu không đủ).
Chất lỏng có màu hồng hoặc nâu: đây là dấu hiệu bà bầu sắp chuyển dạ sinh em bé.
Biểu hiện rỉ ối tuy rất nghiêm trọng nhưng nếu được phát hiện từ sớm thì thai nhi vẫn được an toàn. Chính vì vậy, nếu mẹ bầu không may bị rỉ ối thì người thân nên đưa mẹ đến bệnh viện khám, không nên để lâu. Việc rỉ ối cũng cho thấy màng ối đã bị mỏng đi nhiều so với trước nên nguy cơ vỡ ối có thể xảy ra bất cứ thời điểm nào khi mang thai. Vì thế nếu không đi khám ngay sau khi nhận thấy dấu hiệu rỉ ối, mẹ bầu và thai nhi đều sẽ gặp nguy hiểm.
Nếu bạn bị rỉ ối khi chưa tới tuần sinh thì bạn bắt buộc phải uống kháng sinh để ngăn nguy cơ nhiễm trùng ối. Thêm nữa, các công tác chuyển dịch và thuốc chống co bóp tử cung cũng sẽ được sử dụng để giúp ổn định túi ối. Còn nếu mẹ bầu bị rỉ ối khi đã mang thai được 37 tuần trở lên thì mẹ có thể sẽ phải sinh sớm để bé ra đời không gặp phải các biến chứng nguy hiểm.
Để tránh tình trạng vỡ ối có thể chuyển biến nặng, mẹ bầu sẽ phải dùng thêm thuốc kháng sinh theo chỉ định của bác sĩ
Bị rò rỉ nước ối phải làm sao?
Khi mà các mẹ thấy mình có những dấu hiệu như bị rò rỉ nước ối thì cần gặp bác sĩ để được thăm khám. Ở đây, các bác sĩ sẽ kiểm tra và hướng bạn những biện pháp khắc phục hiệu quả.
Với tình trạng rỉ ối, các bác sĩ có thể sẽ cho bạn dùng thuốc kháng sinh nhằm điều trị tình trạng viêm nhiễm. Thêm vào đó, thuốc chống co bóp tử cung hay giục sinh sớm cũng có thể được áp dụng nếu bác sĩ thấy điều đó là cần thiết với bạn.
Tuy nhiên, việc phòng ngừa vẫn là quan trọng hơn cả. Để có thể sớm nhận biết được tình trạng nguy hiểm này, mẹ bầu cần thực hiện khám thai và khám phụ khoa thường xuyên, theo đúng lịch của bác sĩ. Hơn nữa. các mẹ cũng cần tự mình theo dõi bản thân ngay tại nhà.
Vì hiện tượng rỉ ối cũng do một phần viêm nhiễm mà ra nên việc vệ sinh cơ thể sạch sẽ hằng ngày thật đúng cách rất cần thiết. Ngoài ra, trong giai đoạn mang thai không nên quan hệ tình dục, không ngâm mình trong nước khi tắm và không dùng băng vệ sinh để đảm bảo vùng kín không bị viêm nhiễm.
Nếu như khi bị rỉ ối mẹ thấy có màu xanh lục với lượng nhiều hơn bình thường thì mẹ cần đến bệnh viện hoặc cơ sở y tế một cách nhanh nhất. Vì hiện tượng này có khả năng trẻ đã đại tiện phân su trong dạ non nên nếu không có biện pháp can thiệp kịp thời, trẻ có thể bị biến chứng về đường hô hấp.
Hiện tượng rỉ ối là vấn đề mà các bà bầu không nên xem nhẹ bởi những hậu quả nó mang tới là vô cùng lớn. Khi bị rỉ ối trong thời gian dài mà mẹ không đi chữa trị thì thai nhi có thể mắc bệnh, khiếm khuyết và thậm chí là tử vong dù chưa kịp chào đời. Cũng vì thế, việc mẹ bầu quan tâm hơn tới sức khỏe cơ thể cùng mọi biến chuyển có thể xảy ra sẽ giúp mẹ ngăn ngừa được dấu hiệu rỉ ối gây nguy hiểm này.
Kết luận Rỉ Ối Bao Lâu Thì Cạn ? Và Những Lưu Ý Cho Mẹ Bầu Nguồn tham khảo
https://baomoi.com/ro-nuoc-oi-co-nguy-hiem-khong-va-ngan-ngua-bang-cach-nao/c/26923277.epi
http://voh.com.vn/tam-ly-suc-khoe/khi-mang-thai-bi-ri-oi-co-nguy-hiem-khong-289192.html
https://www.bellybelly.com.au/pregnancy/leaking-amniotic-fluid/
https://www.mayoclinic.org/diseases-conditions/amniotic-fluid-embolism/symptoms-causes/syc-20369324
Cập nhật thông tin chi tiết về Nguy Cơ Sinh Non Và Băng Huyết Nguy Hiểm Nếu Mẹ Bầu Bị Dư Ối trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!