Bạn đang xem bài viết Những Điều Cần Biết Về Nhổ Răng Hàm Số 7 được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.
Răng số 7 là một trong những răng đóng vai trò quan trọng nhất đối với chức năng ăn nhai của cung hàm, do đó, việc có nên nhổ răng hàm số 7 hay không luôn là vấn đề cần cân nhắc thật kĩ trước khi quyết định.
1.Răng hàm số 7 – Khi nào nên nhổ?
Nhổ răng trong những trường hợp điều trị bệnh lý răng miệng hay làm thẩm mỹ cho răng luôn là phương án được chỉ định cuối cùng, vì cố gắng tối đa bảo tồn răng thật cho bệnh nhân luôn là nguyên tắc hàng đầu trong nha khoa. Đặc biệt là với răng hàm số 7 – răng có vai trò quan trọng trong việc nghiền nát thức ăn, tạo ra lực nhai của toàn hàm thì nguyên tắc bảo tồn răng lại càng trở nên quan trọng.
Nhổ răng hàm số 7 không hề gây nguy hiểm đối với sức khỏe
Tuy nhiên với một số trường hợp răng số 7 bị tổn thương quá nặng, việc bảo tồn không thể thực hiện được nữa thì cần phải chỉ định nhổ để không ảnh hưởng đến các răng xung quanh nó, cụ thể là:
– Răng sâu quá nặng, xâm lấn vào buồng tủy, răng bị lung lay không thể điều trị do bị viêm nha chu.
– Răng bị viêm nhiễm quá mức, gây áp xe xương ổ răng hoặc răng bị vỡ mẻ hầu hết phần thân răng, chỉ còn phần chân răng trong xương hàm thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
2.Nhổ răng hàm số 7 có nguy hiểm không?
Khi bắt buộc phải nhổ răng hàm, bạn cũng không cần phải quá lo lắng vì với những công nghệ nhổ răng hiện đại như hiện nay, thì việc nhổ răng số 7 cũng như những răng hàm khác đều không gây ra bất cứ nguy hiểm nào đối với sức khỏe của bệnh nhân.
Một số bệnh nhân gặp phải các bệnh lý như: Rối loạn chức năng máu, bệnh cao huyết áp, bệnh tiểu đường… cần thông báo cho bác sĩ về tình trạng cụ thể của mình để các bác sĩ có thể đánh giá, cân nhắc thật kĩ trước khi đưa ra quyết định rằng có nên nhổ răng hay không.
Sau khi răng số 7 bị nhổ, sẽ tạo ra một khoảng trống trên cung hàm, và việc ăn nhai chắc chắn sẽ bị nhiều ảnh hưởng. Do đó, lựa chọn một phương pháp phục hình, nhằm tạo ra một chiếc răng giả vừa có chức năng, vừa đáp ứng được yêu cầu về thẩm mỹ là điều vô cùng quan trọng. Và trong trường hợp này, cấy ghép implant là giải pháp duy nhất, hoàn hảo.
Giá nhổ răng hàm bao nhiêu tiền và có nguy hiểm gì không? Nguyên nhân và cách xử lý tình trạng đau răng hàm Những trường hợp cần phải nhổ răng hàm
Nhổ Răng Khôn: Những Điều Cần Biết
Nhổ răng khôn là một quá trình phẫu thuật được thực hiện bởi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng để nhổ một hoặc nhiều răng khôn của bạn. Răng khôn là bốn răng vĩnh viễn mọc sau cùng ở độ tuổi trưởng thành, nằm ở góc trong cùng của hàm trên và hàm dưới. Răng khôn còn gọi là răng hàm thứ ba, là răng mọc cuối cùng ở độ tuổi vị thành niên hoặc ở độ tuổi 20 và có thể cần phải được nhổ bỏ dựa trên khuyến cáo của nha sĩ.
Tổng Quan Về Răng Khôn
Răng khôn, thường được gọi là răng hàm thứ ba, thường mọc trước tuổi 25 và chúng được gọi là răng khôn vì chúng mọc ở độ tuổi trưởng thành. Đối với một số người, răng khôn không hề gây ảnh hưởng đến sức khỏe răng miệng của họ, bởi chúng “đến và đi nhẹ nhàng như một cơn gió”, không hề gây đau đớn; nhưng đối với những người khác, mọc răng khôn có thể trở thành một vấn đề nếu răng không mọc chồng chéo trong miệng của bạn, mọc sai vị trí hoặc mọc ngầm. Theo Hiệp Hội Nha Khoa Hoa Kỳ, khi răng khôn mọc, nha sĩ của bạn thường sẽ kiểm tra những yếu tố sau đây:
Răng khôn mọc không đúng vị trí có thể khiến thức ăn bị mắc ở răng. Tình trạng này tạo điều kiện thuận lợi cho vi khuẩn gây sâu răng phát triển.
Răng khôn không mọc đúng vị trí có thể gây khó khăn cho việc sử dụng chỉ nha khoa để vệ sinh răng khôn và các răng hàm bên cạnh.
Răng khôn chỉ mọc một phần có thể tạo điều kiện cho vi khuẩn xâm nhập vào nướu và gây ra tình trạng viêm nhiễm. Tình trạng này cũng có thể dẫn đến đau hàm, sưng và cứng hàm.
Nếu răng khôn không có đủ không gian để mọc, sẽ xảy ra hiện tượng mọc chồng chéo hoặc sẽ gây tổn thương cho những răng bên cạnh.
Răng khôn mọc ngầm có thể dẫn đến sự hình thành của u nang ở trên hoặc gần răng mọc ngầm. Tình trạng này có thể dẫn đến nguy cơ làm hỏng chân răng của các răng bên cạnh hoặc phá hủy xương hỗ trợ răng của bạn.
Làm Thế Nào Để Biết Tôi Cần Nhổ Răng Khôn?
Những chiếc răng khỏe mạnh bên cạnh răng khôn có thể bị tổn thương
Nguy cơ răng mọc ngầm
Nguy cơ viêm nhiễm răng
Hình thành u nang hoặc khối u
Nhổ bỏ răng khôn mọc ngầm giúp giảm nguy cơ mắc các vấn đề về răng miệng trong tương lai, và những bệnh nhân lựa chọn nhổ răng khôn hiếm khi gặp các biến chứng nghiêm trọng. Mặc dù khó có thể dự đoán các vấn đề gặp phải trong tương lai, nhưng lý do để thực hiện nhổ răng khôn thay vì giữ chúng lại trong miệng là để giúp chúng ta có một hàm răng chắc khỏe hơn trong tương lai:
Răng khôn không có các triệu chứng trên vẫn có thể chứa các nguy cơ gây bệnh.
Nếu không có đủ không gian cho răng khôn mọc, thường rất khó để tiếp cận cũng như làm sạch răng khôn đúng cách.
Các biến chứng nghiêm trọng của răng khôn ít xảy ra ở người trẻ tuổi.
Người lớn tuổi có thể gặp khó khăn với việc phẫu thuật và biến chứng hậu phẫu thuật.
Rủi Ro Của Việc Nhổ Răng Khôn Là Gì?
Mặc dù hầu hết các ca nhổ răng khôn không dẫn đến các biến chứng lâu dài, nhưng một số vấn đề có thể xảy ra sau quá trình phẫu thuật như là:
Ổ răng bị khô là tình trạng cục máu đông hậu phẫu thuật bị bật ra khỏi vết thương phẫu thuật (trong ổ răng) và khiến xương nằm bên dưới bị lộ ra ngoài. Ổ răng bị khô có thể gây đau đớn và làm chậm quá trình hồi phục sau phẫu thuật.
Các hạt thức ăn bị mắc kẹt hoặc vi khuẩn gây nhiễm trùng trong ổ răng.
Các vấn đề về xoang do viêm nhiễm.
Xương hàm dưới yếu đi.
Tổn thương thần kinh ở môi dưới, lưỡi hoặc cằm.
Tôi Nên Chuẩn Bị Những Gì Cho Phẫu Thuật Nhổ Răng Khôn?
Cần phải nhổ bao nhiêu răng khôn?
Khi phẫu thuật, loại gây mê nào sẽ được sử dụng?
Quá trình phẫu thuật răng khôn phức tạp hoặc chuyên sâu như thế nào?
Thời gian ước tính của quá trình phẫu thuật là bao lâu?
Trong quá trình phẫu thuật, các răng xung quanh có bị tổn thương hay không?
Dây thần kinh có khả năng bị tổn thương hay không?
Bạn có cần phải điều trị nha khoa hậu phẫu không?
Thời gian trung bình để hồi phục và quay trở lại hoạt động thường ngày sau phẫu thuật là bao lâu?
Mặc dù nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn có thể không có câu trả lời đầy đủ cho tất cả những câu hỏi này, nhưng họ cũng sẽ chuẩn bị phần nào để trả lời cho những câu hỏi này. Nhổ răng khôn là một quy trình phẫu thuật khá tiêu chuẩn, vì vậy ngay cả khi các bác sĩ không có câu trả lời chính xác, thì họ vẫn có thể đưa ra những hướng dẫn cơ bản.
Chuẩn Bị Cho Ca Phẫu Thuật
Bệnh nhân nhổ răng khôn thường hiếm khi phải ở lại qua đêm; đối với hầu hết các ca phẫu thuật, bệnh nhân được ở ngoại trú, có nghĩa là bạn có thể về nhà cùng ngày hôm đó. Nhân viên phòng khám răng mà bạn thực hiện ca phẫu thuật sẽ thông báo cho bạn về những gì bạn nên làm trước và sau khi phẫu thuật và có thể trả lời bất kỳ câu hỏi nào khác về quy trình phẫu thuật.
Trước ngày phẫu thuật, hãy nhờ người thân hoặc bạn bè đưa bạn đến phòng khám và đưa bạn về nhà sau khi phẫu thuật. Bạn nên biết cần phải đến phòng khám sớm như thế nào và biết cần phải hạn chế những thực phẩm nào vào đêm hôm trước (tức là, bạn sẽ cần phải nhịn ăn hay không? Nếu cần, thì bạn cần nhịn ăn khi nào và trong bao lâu?). Nếu bạn đang sử dụng bất kỳ loại thuốc kê đơn hoặc thuốc không kê đơn nào, hãy kiểm tra xem liệu có thể sử dụng các loại thuốc này trước khi phẫu thuật hay không.
Có được câu trả lời cho tất cả những câu hỏi này sẽ đảm bảo bạn có một ca phẫu thuật và phục hồi sau phẫu thuật suôn sẻ.
Kinh Nghiệm Phẫu Thuật – Trước Khi Phẫu Thuật
Có ba loại gây mê, và tùy thuộc vào bản chất quy trình phẫu thuật của bạn và mức độ thoải mái của bạn, mà bạn sẽ được gây mê bằng một trong ba cách sau:
Gây Tê Cục Bộ
Gây tê cục bộ được thực hiện bằng cách tiêm tại vị trí nhổ răng. Trước khi tiêm để gây tê, nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn sẽ sử dụng một chất gây tê. Bạn vẫn sẽ tỉnh táo khi thực hiện biện pháp gây tê này, và mặc dù bạn sẽ cảm thấy có một chút áp lực và chuyển động trong miệng, nhưng bạn sẽ không thấy một chút đau đớn nào.
Gây Mê An Thần
Đối với những người không sợ kim tiêm, gây mê an thần được tiêm qua đường truyền tĩnh mạch (IV) trực tiếp vào một trong các tĩnh mạch ở cánh tay của bạn. Loại thuốc an thần này khiến bạn mất ý thức trong suốt quá trình phẫu thuật, có nghĩa là bạn sẽ chìm trong giấc ngủ trong khi các bác sĩ phẫu thuật làm việc và bạn sẽ không cảm thấy đau đớn trong suốt quá trình phẫu thuật. Bác sĩ phẫu thuật của bạn cũng sẽ làm tê nướu của bạn bằng một hợp chất gây tê hoặc gây mê cục bộ.
Gây Mê Toàn Thân
Nếu bạn không thích dùng kim tiêm, thì biện pháp gây mê toàn thân có thể sẽ phù hợp với bạn vì bác sĩ sẽ cho bạn hít thuốc mê thay vì phải tiêm qua tĩnh mạch. Giống như gây mê an thần, bạn sẽ chìm vào giấc ngủ trong suốt quá trình phẫu thuật và lượng hấp thụ thuốc, nhịp thở, nhiệt độ cơ thể, nhịp tim và huyết áp của bạn đều được theo dõi bởi đội ngũ phẫu thuật.
Kinh Nghiệm Phẫu Thuật – Trong Quá Trình Phẫu Thuật
Nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật răng miệng của bạn sẽ rạch một đường trong nướu, tạo ra các vạt để làm lộ phần răng và vùng xương bên dưới. Bất kỳ xương nào chặn việc tiếp cận vào răng sẽ được loại bỏ trước khi nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật miệng chia răng ra thành các phần, điều này giúp cho việc nhổ răng trở nên dễ dàng hơn.
Nha sĩ sẽ nhổ răng và dọn sạch mọi mảnh vụn còn sót lại xung quanh mép nướu hoặc xung quanh xương. Sau đó, vết thương sẽ được khâu lại. Tiếp đó, nha sĩ sẽ đặt miếng gạc lên vị trí nhổ răng để cầm máu và giúp đông máu.
Kinh Nghiệm Phẫu Thuật – Hậu Phẫu
Sau khi phẫu thuật xong, bạn sẽ được đưa đến phòng hồi sức để thuốc mê hết tác dụng, trừ khi bạn chọn gây tê cục bộ, điều đó có nghĩa là bạn có thể sẽ phục hồi ngay ở trên ghế phẫu thuật.
Nên:
Làm theo chỉ dẫn của bác sĩ về hồi sức. Bởi vì bạn đang có một vết thương trong miệng, nên điều quan trọng là bạn phải tuân theo các khuyến nghị của nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật để giúp miệng của bạn lành nhanh hơn và không có biến chứng hậu phẫu.
Sau phẫu thuật, hãy dành thời gian để nghỉ ngơi. Bạn có thể quay lại lịch trình bình thường vào ngày hôm sau, nhưng hãy duy trì hoạt động tốn nhiều sức lực ở mức tối thiểu khoảng một tuần trong khi vết thương do phẫu thuật của bạn đang dần lành lại.
Ăn thức ăn mềm trong một hoặc hai ngày sau phẫu thuật. Nước sốt táo và sữa chua sẽ giúp bạn có đủ chất dinh dưỡng và bạn có thể dễ dàng nuốt chúng từ miệng mà không làm ảnh hưởng đến các vị trí nhổ răng.
Dùng thuốc không kê toa có chứa acetaminophen nếu bạn bị đau sau khi phẫu thuật. Nếu cơn đau vẫn tiếp tục, hãy liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn và họ có thể kê cho bạn một liều thuốc mạnh hơn. Sử dụng túi chườm đá lên má cũng có thể giúp giảm đau nhẹ.
Súc miệng bằng nước muối ấm (khoảng 250ml nước với 1/2 muỗng cà phê muối ăn) sau mỗi bữa ăn và cứ sau vài giờ trong vòng một tuần. Bạn có thể bắt đầu chải răng lại sau một hoặc hai ngày đầu tiên, nhưng hãy cẩn thận khi tiếp cận gần chỗ được phẫu thuật.
Không nên:
Uống đồ uống có đường, cafein, có ga hoặc có cồn trong vài ngày đầu sau phẫu thuật. Thay vào đó, hãy uống nhiều nước và không nên dùng ống hút vì hành động hút có thể vô tình đánh bật cục máu đông khỏi vết thương, từ đó làm chậm quá trình hồi phục.
Ăn thức ăn quá dai hoặc quá cay, hoặc thức ăn dễ bị mắc kẹt giữa các răng.
Nhổ nước bọt dưới bất kỳ hình thức cũng có thể đánh bật cục máu đông. Nếu bạn nghĩ rằng gạc trên vị trí nhổ răng cần phải được thay thường xuyên, hãy tham khảo ý kiến nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn. Sưng và bầm tím hậu phẫu là hiện tượng bình thường, nhưng tình trạng này sẽ được cải thiện trong vòng một vài ngày bằng cách sử dụng một túi nước đá.
Chải răng, khạc nhổ hoặc sử dụng nước súc miệng trong ngày đầu tiên hoặc ngày tiếp theo.
Không hút thuốc hoặc nhai các sản phẩm thuốc lá. Tiêu thụ bất kỳ sản phẩm nào từ thuốc lá sau khi phẫu thuật răng miệng có thể làm chậm quá trình hồi phục vết thương và có thể làm tăng nguy cơ xảy ra biến chứng hoặc nhiễm trùng.
Nếu bạn có các mũi khâu thì đừng lo bởi chúng có khả năng tự phục hồi, và sẽ biến mất trong một vài tuần. Nếu vết khâu của bạn cần phải được tháo chỉ, bạn rất có thể phải xếp lịch hẹn với nha sĩ để tiến hành tháo chỉ.
Khi Nào Nên Gọi Nha Sĩ Hoặc Bác Sĩ Phẫu Thuật Của Bạn
Nếu bạn gặp phải những dấu hiệu hoặc triệu chứng này sau khi phẫu thuật, hãy liên hệ với nha sĩ hoặc bác sĩ phẫu thuật của bạn ngay lập tức vì chúng có thể là dấu hiệu của chứng khô ổ răng, viêm nhiễm, tổn thương dây thần kinh hoặc các biến chứng nghiêm trọng khác:
Sau vài ngày sưng tấy không thuyên giảm
Sốt nhẹ
Thuốc giảm đau được kê toa nhưng không có hiệu quả giảm đau
Nước súc miệng không rửa trôi được mảng bám hoặc dư vị còn sót lại
Các ổ răng có mủ tụ lại bên trong hoặc rỉ ra từ vết thương
Mất cảm giác hoặc tê kéo dài
Kết Quả
Bạn có thể không cần phải tái khám sau khi nhổ răng khôn trừ khi có biến chứng xảy ra, nhưng bạn cũng có thể gặp các vấn đề dai dẳng khác (như đau nhức, sưng, tê, chảy máu), chúng có thể là dấu hiệu của viêm nhiễm hoặc tổn thương dây thần kinh, hoặc bạn cần phải tháo chỉ (vì chúng không phải là chỉ khâu tự tiêu).
Những Điều Cần Biết Về Răng Sứ Zirconia
Tìm hiểu về răng sứ Zirconia là gì?? Ưu điểm của răng toàn sứ Zirconia?? Địa điểm bọc răng sứ Zirconia an toàn, lành tính, chất lượng tại Nha Khoa Tâm Việt quận Gò Váp Tp. HCM
BỌC RĂNG SỨ ZIRCONIA CÓ TỐT KHÔNG?? CÓ MẤY LOẠI?? SỰ KHÁC BIỆT LÀ GÌ??
Nhiều người dùng băn khoăn về liệu răng sứ Zirconia có tốt không khi phục hình răng thẩm mỹ. Tại sao loại răng toàn sứ này lại được số đông khách hàng ưa chuộng như thế. Có mấy loại răng sứ Zirconia tất cả và nên lựa chọn loại răng nào tốt nhất. Bài viết sau sẽ giải đáp toàn bộ vấn đề cho bạn.
BỌC RĂNG SỨ ZIRCONIA CÓ TỐT KHÔNG??
ƯU ĐIỂM CỦA RĂNG TOÀN SỨ ZIRCONIA
– Bảng màu răng sứ Zirconia trong nha khoa có tới 7 màu khác nhau, có thể đáp ứng nhu cầu đa dạng. Vì vậy, răng toàn sứ Zirconia có tính thẩm mỹ cao Nếu chỉ nhìn bằng mắt thường sẽ khó phân biệt được đây là răng giả. – Không gây đen viền nướu. Nhờ độ trơ hóa học cao, răng toàn sứ Zirconia không đen chân răng vùng giáp với lợi Chất liệu sứ 100% cũng tạo cảm giác thật hơn so với các loại răng sứ kim loại.
– Tương thích cao với cơ thể. Không gây biến chứng, viêm lợi, hôi miệng.. – Có thể làm được những cầu răng dài và phức tạp – Thích hợp cho mọi loại răng – Độ cứng chắc cao, chế tác tinh xảo nên có thể khít sát với cùi răng cao. – Không cần mài răng nhiều – Thời gian sử dụng lâu dài lên đến 10 năm.
TUỔI THỌ CỦA RĂNG SỨ ZIRCONIA
Như trên đã nói, tuổi thọ trung bình của răng toàn sứ zirconia là 10 năm. Tuy nhiên, trong điều kiện chăm sóc tốt, được vệ sinh hàng ngày, răng sứ zirconia có thể sử dụng lâu dài đến trên 15 năm. Việc này có thể giúp bạn tiết kiệm được một khoảng chi phí không nhỏ cho việc chăm sóc răng miệng.
TÌM HIỂU VỀ RĂNG SỨ ZIRCONIA LÀ GÌ??
Zirconia là một oxit của kim loại Zirconium. Đây là một loại vật liệu được sử dụng nhiều trong các ngành công nghiệp kỹ thuật cao như: làm vỏ tàu con thoi, phanh xe hơi.. do có độ cứng, khả năng kháng mòn do ma sát cao, chịu nhiệt cao và có độ trơ hóa học tốt. Răng sứ làm từ Zirconium hay còn gọi là răng toàn sứ Zirconia là một loại răng toàn sứ cao cấp, cấu tạo gồm 2 lớp: Phía trong là khung sường chịu lực có độ cứng cao, bóng đẹp và tương thích với cơ thể người. Bên ngoài là một lớp sứ tạo màu có thể thay đổi cho phù hợp với răng gốc. Răng toàn sứ Zirconia sản xuất bằng công nghệ CAD/CAM được nung ở nhiệt độ cao lên đến 1300 độ C nên có độ cứng chắc gấp nhiều lần răng thường
RĂNG SỨ ZIRCONIA CỦA NƯỚC NÀO??
Răng sứ Zirconia có xuất sứ từ nhiều nước khác nhau, từ Anh, Đức cho tới Mỹ, Trung Quốc… Tuy nhiên, răng sứ Zirconia Đức mang tới chất lượng thẩm mỹ cũng như khả năng ăn nhai tốt nhất. Phần sườn răng sứ được thiết kế trên vi tính và được cắt trên máy cắt CAD/CAM từ phôi sứ chính hãng, đảm bảo chính xác về kích thước cũng như đảm bảo chất lượng của răng sứ đối với sức khỏe răng miệng. Để có thể phân biệt răng sứ chính hãng thương hiệu Zirconia, quý khách hàng có thể tham khảo một số dấu hiệu như:
CÁCH PHÂN BIỆT RĂNG SỨ ZIRCONIA
Với đa dạng chủng loại như vậy, nhiều khách hàng sẽ thắc mắc làm thế nào để phân biệt răng sứ nào là chính hãng của Đức. Để nhận biết đúng được loại răng chính hãng, hãy chú ý những điển sau: – Răng sứ chính hãng của Đức có thể bảo hành, trên thể có mã số hoặc QR code để bạn có thể kiểm tra nguồn gốc xuất xứ bất cứ lúc nào. – Răng sứ Zirconia có độ bền chắc cao, răng có màu trắng đục, bề mặt răng trong và bóng, thấu quang tốt. – Thời hạn sử dụng lên đến 10 năm.
BỌC RĂNG SỨ ZIRCONIA THEO QUY TRÌNH HIỆN ĐẠI TẠI
NHA KHOA TÂM VIỆT
Bước 1
: Bác sĩ tiến hành thăm khám, vệ sinh răng miệng Đầu tiên, bác sĩ sẽ tư vấn, thăm khám và kiểm tra kỹ lưỡng răng miệng của khách hàng. Sau đó tiến hành chụp X quang kỹ thuật số để biết chính xác tình trạng khiếm khuyết và đưa ra hướng điều trị thích hợp.
Bước 2
: Tiến hành lấy dấu mẫu hàm bằng công nghệ Scan 3D Khi xác định số lượng răng cần thực hiện phục hình và biết được khiếm khuyết răng bác sĩ tiến hành mài chỉnh răng, lấy dấu mẫu hàm bằng công nghệ scan 3D rồi chuyển cho Labo. Màu răng sẽ được chọn sao cho phù hợp với những răng còn lại và theo sở thích của khách hàng, đảm bảo mang lại kết quả thẩm mỹ tối ưu nhất. Dữ liệu về chiếc răng của khách hàng được đưa vào máy tính chính xác dưới dạng 3 chiều. Kỹ thuật viên tiến hành thiết kế phục hình bằng công nghệ CAD/CAM 3D tiên tiến bậc nhất.
Bước 3
: Tiến hành bọc răng sứ Đây chính là khâu quan trọng nhất, các bác sĩ thực hiện cẩn thận và chi tiết theo đúng kỹ thuật, đảm bảo sao cho răng sứ toàn sứ Zirconia được bọc hoàn hảo về tính thẩm mỹ, an toàn, độ bền vững lẫn chức năng ăn nhai.
Bước 4
: Bác sĩ sẽ kiểm tra và kết quả thúc quá trình bọc răng sứ Sau khi hoàn tất, bác sĩ sẽ thử khớp cắn, khả năng nhai, kiểm tra những khả năng gây đau nếu có, kiểm tra độ chịu lực, sự cân bằng giữa các răng sau bọc răng sứ Zirconia cũng rất cần thiết để đảm bảo kết quả trọn vẹn.
TẠI SAO NÊN CHỌN RĂNG TOÀN SỨ CAO CẤP ZIRCONIA??
Răng toàn sứ cao cấp HI- Zirconia là dòng răng sứ toàn sứ (răng không kim loại) được nghiên cứu và gia công độc quyền tại
Nha Khoa Tâm Việt
. Bằng cách sử dụng phôi sứ ZrO2 (Zirconium Oxide) là thành phần chính, và thay đổi một số thành phần của vật liệu sứ với dạng Y – TZP ZrO2, mang đến sự thay đổi về cơ cấu lý – hóa của răng sứ, tạo ra một bước ngoặt mới tối ưu hơn dành cho dòng răng sứ toàn sứ hiện đại này.
TẠI SAO NÊN CHỌN RĂNG TOÀN SỨ CAO CẤP HI – ZIRCONIA??
KHÔNG LÀM MÒN RĂNG ĐỐI DIỆN:
KHÔNG CẦN MÀI RĂNG NHIỀU:
Với mục đích bảo tồn mô răng thật tối đa nhất nên sẽ không gây đau nhức hay ê buốt gì trong suốt quá trình thực hiện làm răng sứ.
TÍNH THẨM MỸ VƯỢT TRỘI:
Tính thẩm mỹ vượt trội với độ trong mờ cao, độ phản quang hoàn hảo, có thể điều tiết được màu sắc của phôi sứ sao cho giống hệt với răng thật tự nhiên. Với sự thay đổi của thành phần bột sứ với dạng Y – TZP ZrO2 sẽ làm cho mật độ hạt sứ trong răng sẽ nhỏ, không bị cặn lắng, tạo sự láng mịn thẩm mỹ trên bề mặt răng sứ.
AN TOÀN, LÀNH TÍNH VỚI CƠ THỂ:
Vì là chất liệu sứ nguyên chất từ ZrO2 (một loại nguyên liệu quý hiếm và được sử dụng rộng rãi trong ngành Y khoa) nên răng sứ HI – Zirconia rất an toàn và lành tính với cơ thể, tuyệt đối không gây ra bất kỳ sự dị ứng hoặc kích ứng nào với mô nướu của người sử dụng.
TÍNH BỀN CHẮC, ỔN ĐỊNH CAO:
Sự phát triển đột phá về thành phần mới trong phôi sứ tạo ra đáp ứng được yêu cầu về tính bền chắc do được duy trì đến nhiệt độ kết tinh cần thiết. Bằng cách duy trì ở nhiệt độ kết tinh 1500 độ C sẽ tạo ra sự liên kết chặt chẽ làm cho răng sứ HI – Zirconia chắc chắn gấp nhiều lần răng thật, đảm bảo tính ổn định, tồn tại lâu dài và giúp bạn thoải ái ăn nhai tất cả những thực phẩm yêu thích.
KHẢ NĂNG BỀN MÀU, CHỐNG BÁM:
Dòng sứ HI – Zirconia này còn có khả năng chống bám cao, hơn cả răng thật dưới tác động của môi trường mà thức ăn tạo ra, thậm chí không bị ố vàng hay ngấm màu ngay cả khi hút thuốc lá, uống trà, cafe… vẫn giữ được vẻ đẹp của răng sứ như khi vừa mới phục hình.
KHÔNG GÂY HIỆN TƯỢNG ĐEN VIỀN NƯỚU:
Răng sứ HI – Zirconia là dòng răng toàn sứ, không pha lẫn bất kỳ hợp kim loại nào nên sẽ không gây ra hiện tượng oxy hóa làm đen viền nướu giống như răng sứ kim loại thông thường.
KHÔNG CẦN ĐẮP SỨ:
Với phôi sứ đa lớp sẽ giúp cho việc đúc răng sứ được thực hiện liên tục mà không phải thông qua thao tác đắp sứ phức tạp như kỹ thuật thông thường.
ĐƯỢC CHẾ TÁC TRÊN CÔNG NGHỆ CAD/CAM
Được chế tác theo công nghệ thiết kế và sản xuất CAD/CAM hiện đại, thời gian thiết kế được rút ngắn tối đa và tính thẩm mỹ trong việc phục hình được tối ưu nhất.
BẢNG GIÁ DỊCH VỤ NHA KHOA UY TÍN GÒ VẤP :http://www.nhakhoatamviet.com Đăng ký khám tại Phòng khám nha khoa Tâm Việt tại http://www.nhakhoatamviet.com
Địa chỉ: 366 Quang Trung, Phường 10, Quận Gò Vấp, Hồ Chí Minh
Email: nhakhoatamviet366@gmail.com
Điện thoại: 028.66 753 538 – 0941 818 149
Facebook.com/nhakhoatamviet.366
Nhổ Răng Số 7 Hàm Dưới Nguy Hiểm Không ?
Bảo tồn răng là nguyên tắc đầu tiên trong điều trị nha khoa, đặc biệt là đối với răng hàm – răng đóng vai trò nghiền nát thức ăn chính. Thiếu đi răng hàm số 7 cũng có nghĩa lực nhai của hàm răng giảm đi đáng kể. Chính vì lẽ đó mà nha sỹ khi thăm khám cho bạn chỉ định không nhất thiết phải nhổ. Chỉ khi nào răng bị viêm nhiễm quá mức gây áp xe xương ổ răng hoặc răng bị vỡ mẻ hầu hết phần thân răng, chỉ còn phần chân răng trong xương hàm thì nha sỹ sẽ chỉ định nhổ bỏ.
Trường hợp sâu răng nặng xâm lấn vào buồng tủy, răng lung lay khi viêm nha chu không những không thực hiện được nhiệm vụ ăn nhai tốt nhất mà còn có nhiều nguy cơ làm nảy sinh những bệnh lý khác nhau cho răng và cho các răng kế cận. Nếu không nhổ và không được nhổ kịp thời, ổ nhiễm trùng này có thể lan rộng và gây ra biến chứng nguy hiểm cho sức khỏe răng miệng. Nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không?
►http://caygheprangimplant.org/cuoi-ho-loi-lam-giam-tham-my-khuon-mat/ Khi bắt buộc phải nhổ răng hàm, thì với kỹ thuật của nha khoa hiện đại ngày nay, không chỉ răng số 7 hàm dưới mà đối với bất cứ răng nào cũng đều không gây tổn hại và nguy hiểm đối với sức khỏe của bệnh nhân. Trước khi nhổ răng hàm, nha sỹ cần thăm khám kỹ lưỡng, chụp X-quang để xác định chính xác được vị trí, tình trạng của răng. Thao tác này sẽ đảm bảo an toàn cao nhất trong điều trị răng mà bác sỹ ở một trung tâm nha khoa uy tín không thể bỏ qua.
Phương pháp nhổ răng cũ thường sử dụng kìm và nạy nha khoa tác động khá mạnh vào nướu nên sẽ gây đau nhức cũng như chảy máu khá nhiều và sự phục hồi sau khi nhổ răng cũng diễn ra khá chậm. Hiện nay, với kỹ thuật nhổ răng bằng công nghệ gây tê hiện đại thì kết quả nhổ răng số 7 hàm dưới rất an toàn và không đau cũng như hạn chế chảy máu tối đa.
Kỹ thuật gây tê hiện đại tân tiến hơn nhổ răng bằng máy siêu âm, hiện nay đã được áp dụng tại Nha khoa và đều cho những kết quả thành công, đem đến niềm tin cho khách hàng. Hiện chưa ghi nhận bất kỳ biến chứng nào khi bệnh nhân nhổ răng hàm dưới tại nên bạn không phải băn khoăn quá nhiều về nhổ răng số 7 hàm dưới có nguy hiểm không?Giải pháp nào phục hình răng sau khi nhổ răng số 7?
Răng hàm số 7 đóng vai trò quan trong trong ăn nhai, do đó việc mất răng sẽ gây nên những khó khăn nhất định trong ăn uống. Về cơ bản, việc phục hình cho răng số 7 bằng cầu răng là không khả thì do cần phải mài cùi răng hai bên để làm trụ đỡ cho cầu răng trong khi răng kế bên răng số 7 là răng số 8 hoàn toàn không đảm bảo cho việc làm giá đỡ bởi nó luôn tiềm ẩn nhiều biến chứng, thêm vào đó răng hàm sẽ ít khi được chỉ định mài bởi về lâu dài thì việc mài răng sẽ có tác động đáng kể đến sức khỏe răng miệng sau này.
Lời khuyên tốt nhất trong trường hợp nhổ răng an toàn chính là cấy ghép implant. Trụ titan sẽ được cấy trực tiếp thay thế cho răng thật sẽ đảm bảo cho phục hình răng bền chắc nhất và hạn chế được tình trạng tiêu xương do suy giảm mật độ xương gây nên.
Thực hiện ghép răng implant so với làm cầu răng không tác động, xâm lấn đến cấu trúc của răng nên về cơ bản duy trì được độ bền chắc rất cao trong một thời gian dài, đặc biệt là khi được thực hiện với công nghệ cấy ghép implant 4S mới nhất của Pháp hiện nay.
Cập nhật thông tin chi tiết về Những Điều Cần Biết Về Nhổ Răng Hàm Số 7 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!