Xu Hướng 12/2023 # Quy Trình Hiến Máu Nhân Đạo # Top 20 Xem Nhiều

Bạn đang xem bài viết Quy Trình Hiến Máu Nhân Đạo được cập nhật mới nhất tháng 12 năm 2023 trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Hiến máu nhân đạo không những không ảnh hưởng tới sức khỏe mà còn có một số tác dụng bất ngờ nếu người tham gia hiến máu thực hiện đúng quy trình mà các tình nguyện viên và nhân viên ý tế hướng dẫn.

1. Hiến máu nhân đạo là gì?

Hiến máu nhân đạo là việc tình nguyên cho máu của mình để dùng vào mục đích truyền máu hoặc chế tạo dược phẩm bằng quá trình phân đoạn (tách chiết các thành phần trong máu). Đây là hành động thể hiện sự sẻ chia của những người khỏe mạnh và giúp đỡ người bệnh đang cần máu để điều trị cũng như duy trì sự sống.

Máu là chế phẩm đặc biệt, cho tới nay vẫn chưa có chất nào có thể thay thế hoàn toàn của nó. Lượng máu hiến có thể là máu toàn phần hoặc các thành phần riêng biệt của máu như tiểu cầu. Theo WHO, nhu cầu sử dụng máu của Việt Nam vào khoảng 1.600.000 đơn vị máu. Mặc dù lượng máu hằng năm nhưng chúng ta vẫn chưa đáp ứng đủ số lượng.

Việc hiến máu nhân đạo không chỉ là việc làm hữu ích, san sẻ với cộng đồng mà còn là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân đối với cộng đồng, thể hiện sâu sắc đạo lý “thương người như thể thương thân” của dân tộc ta.

2. Điều kiện tham gia hiến máu nhân đạo 2.1. Trường hợp đủ điều kiện tham gia hiến máu nhân đạo

Tất cả mọi người từ 18-60 tuổi, tình nguyện tham gia hiến máu

Không bị nhiễm hoặc không có hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu.

Thời gian giữa 2 lần hiến máu tình nguyện là 12 tuần (84 ngày) đối với cả nam và nữ.

Có đầy đủ giấy tờ tùy thân, không bị truy cứu trách nhiệm hình sự

2.2. Đối tượng không nên tham gia hiến máu nhân đạo

Người đã nhiễm hoặc thực hiện hành vi có nguy cơ lây nhiễm HIV

Người nhiễm viên gan B, viêm gan C và các virus lây qua đường truyền máu

Người gặp các bệnh mạn tính như tim mạch, huyết áp, hô hấp, dạ dày…

Người đang phục hồi hoặc vừa phục hồi sau can thiệp phẫu thuật

Cụ thể sau khi điền vào phiếu đăng ký hiến máu sẽ có danh sách các câu hỏi trắc nghiệm về tình trạng sức khỏe trong thời gian gần nhất để các bác sĩ tiến hành sàng lọc.

3. Quy trình hiến máu nhân đạo 3.1. Đăng ký và Tư vấn sức khoẻ

Người hiến máu xuất trình giấy tờ tùy thân và nhận được một bản đăng ký, điền đầy đủ các thông tin cần thiết và ký tên.

Trong khi điền phiếu đăng ký người hiến máu có thể trao đổi bất cứ thắc mắc về vấn đề sức khỏe, hiến máu như thế nào với các nhân viên y tế và các bạn tuyên truyền viên.

Đảm bảo người hiến máu thật sự thoải mái và tự nguyện khi hiến máu đồng thời đã được tìm hiểu thông tin về hiến máu cũng như tình trạng sức khỏe bản thân.

2.2. Khám kiểm tra sức khỏe

– Nếu người hiến máu đảm bảo không có tiền sử mắc các bệnh mãn tính, không có bệnh về huyết áp, tim mạch, không có tiền sử dùng các chất kích thích thì tiếp theo bác sĩ sẽ khai thác các yếu tố nguy cơ dẫn đến các bệnh có thể lây nhiễm qua đường máu như:

Vấn đề quan hệ tình dục lành mạnh?

Trong thời gian gần đây có bị tai nạn không?

Có dẫm phải kim tiêm hoặc vật gì gây chảy máu không?

Vợ hoặc chồng có mắc các bệnh lây truyền qua đường máu không?

Có xăm hình trong vòng 6 tháng trở lại đây hay không?

– Người đăng ký hiến máu sẽ được lấy máu làm các xét nghiệm kiểm tra trước hiến máu, bao gồm:

Huyết sắc tố: hay còn gọi là Hemoglobin là thành phần quan trọng của hồng cầu, nhằm đảm bảo máu đủ chất lượng theo quy định để truyền cho người bệnh. Đạt tiêu chuẩn hiến máu khi lượng huyết sắc tố đạt trên 120gam/lít.

Xét nghiệm virus HIV, viêm gan B bằng kit xét nghiệm nhanh.

– Người hiến máu có thể lựa chọn tiến hành thêm các xét nghiệm khác tùy vào độ tuổi và tình trạng sức khỏe, cụ thể:

Đối với người trẻ, đặc biệt là ở tuổi sinh đẻ, nên chọn xét nghiệm đánh giá tình trạng sinh máu (hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu), hấp thu sắt, sàng lọc bệnh tan máu bẩm sinh…

Người hiến máu sau tuổi 35: lựa chọn các xét nghiệm sàng lọc tiểu đường, chuyển hóa đạm, mỡ, chức năng gan, thận, xét nghiệm chỉ số axit uric trong máu để phát hiện nguy cơ ,…

– Mục đích tiến hành các xét nghiệm

Đảm bảo chất lượng máu hiến tặng

Kiểm tra tình trạng sức khỏe

– Sau kiểm tra, các bác sỹ sẽ đọc kết quả và kiểm tra tổng thể một lần cuối cùng và kết luận người hiến máu đó có đủ điều kiện để cho máu không.

3.4. Hiến máu

– Người hiến máu sau khi được bác sĩ khẳng định đủ điều kiện hiến máu sẽ chờ để gọi tên vào bàn hiến máu.

– Tại đây người hiến máu sẽ được các nhân viên y tế hướng dẫn những điều cần chú ý trước, trong và sau khi lấy máu. Cần phối hợp tốt để việc lấy máu diễn ra nhanh và thuận lợi hơn.

– Mỗi người sẽ dành trung bình 5 phút cho việc hiến máu với lượng máu hiến mỗi lần là 250ml, 350ml hoặc 450ml (tùy theo thể trạng từng người và do bác sỹ chỉ định).

– Chỉ rời bàn lấy máu khi được sự cho phép của nhân viên y tế, nếu thấy bất cứ biểu hiện gì khác thường cần báo cho nhân viên y tế.

3.5. Nghỉ ngơi và nhận giấy chứng nhận sau hiến máu

– Sau hiến máu, người hiến máu sẽ nghỉ tại chỗ ít nhất 10 phút, được phục vụ ăn nhẹ và được khuyến cáo uống nhiều nước sau khi hiến máu. Người hiến máu sẽ được trao giấy xác nhận hiến máu và quà lưu niệm trước khi ra về.

4. Quyền lợi của người đăng ký tham gia hiến máu nhân đạo 4.1. Được khám và tư vấn sức khỏe

Được khám, tư vấn sức khoẻ, được kiểm tra các xét nghiệm: huyết sắc tố, viêm gan B ngay trước khi hiến máu.

4.2. Được bồi dưỡng trực tiếp

Theo Thông tư 20/2023/TT-BYT ngày 30 tháng 8 năm 2023 của Bộ Y tế, người hiến máu thành công sẽ được bồi dưỡng trực tiếp bằng một suất ăn nhẹ và tiền mặt trị giá:

Phục vụ ăn uống tại chỗ: 30.000 đồng.

Hỗ trợ chi phí đi lại: 50.000 đồng.

4.3. Được nhận quà tặng hoặc gói xét nghiệm

Lựa chọn nhận quà tặng bằng hiện vật hoặc bằng gói xét nghiệm có giá trị như sau:

Đối với hiến máu toàn phần tình nguyện:

– Một đơn vị máu thể tích 250 ml: 100.000 đồng;

– Một đơn vị máu thể tích 350 ml: 150.000 đồng;

– Một đơn vị máu thể tích 450 ml: 180.000 đồng.

Đối với hiến tiểu cần tình nguyện:

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ 250 đến 400 ml: 150.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 400 đến 500 ml: 200.000 đồng;

– Một đơn vị chế phẩm có thể tích từ trên 500 đến 650 ml: 250.000 đồng.

4.4. Nhận giấy chứng nhận hiến máu tình nguyện

Ngoài giá trị về mặt tôn vinh, giấy chứng nhận hiến máu có giá trị bồi hoàn máu, số lượng máu được bồi hoàn lại tối đa bằng lượng máu người hiến máu đã hiến. Giấy Chứng nhận này có giá trị tại các bệnh viện, các cơ sở y tế công lập trên toàn quốc.

4.5. Được xét nghiệm nhóm máu và các bệnh truyền nhiễm

Được xét nghiệm nhóm máu (hệ ABO và hệ Rh), xét nghiệm các virut lây qua đường truyền máu: HIV, viêm gan B, viêm gan C, giang mai và sốt rét. Kết quả xét nghiệm sẽ được thông báo cho người hiến máu qua tin nhắn.

5. Một số lưu ý trước và sau khi hiến máu 5.1. Trước hiến máu

Đêm trước hiến máu không nên thức quá khuya (ngủ ít nhất 6 tiếng).

Nên ăn nhẹ, không ăn các đồ ăn có nhiều đạm, nhiều mỡ.

Không uống rượu, bia.

Chuẩn bị tâm lý thực sự thoải mái.

Mang theo giấy tờ tùy thân khi đi hiến máu.

Uống nhiều nước

5.2. Sau hiến máu

Uống nhiều nước, chỉ rời điểm hiến máu khi thực sự thoải mái.

Giữ chế độ ăn uống, sinh hoạt bình thường; tăng cường sử dụng các chất dinh dưỡng bổ máu: thịt, gan, trứng, sữa, dùng thêm các thuốc bổ máu nếu có thể.

Trong 3 ngày sau hiến máu: Tránh các hoạt động đòi hỏi nhiều thể lực như: thi đấu thể thao, đá bóng, tập thể hình, leo trèo cao…; không thức quá khuya, không uống rượu bia.

Là công ty hoạt động trong lĩnh vực dược phẩm, Tâm Bình hiểu được tầm quan trọng của sức khỏe đối với người bệnh cũng như sự cần thiết của những chế phẩm máu. Chỉ cần một đơn vị máu, bạn đã có thể chia sẻ sự sống đối với người bệnh đồng thời kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình.

Với tấm lòng nhân ái vì cuộc sống của người bệnh và sức khỏe của cộng đồng, các CBNV của Dược phẩm Tâm Bình đi đầu trong phong trào hiến máu tình nguyện. Đây không chỉ là hành động ý nghĩa, giúp đỡ những người bệnh đang cần cần máu, mà còn lan tỏa tinh thần tương thân tương ái trong cộng đồng. Hiến máu tình nguyện là một trong những hoạt động ý nghĩa nằm trong chuỗi chương trình thiện nguyện được Tâm Bình tổ chức hằng năm. Mỗi giọt máu cho đi – một cuộc đời ở lại, đó là nghĩa cử cao đẹp mà cán bộ, nhân viên Tâm Bình luôn nhận thức sâu sắc; lan tỏa sự sẻ chia đến với cộng đồng.

Video đề xuất: XEM THÊM:

Tìm Hiểu Về Hiến Máu Nhân Đạo

1. Người hiến máu nhân đạo (HMNĐ) phải là người như thế nào?

a) Là người khỏe mạnh, không có tiền căn bệnh về máu, có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, cứu giúp người bệnh.

b) Là người hiểu biết về hiến máu, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.

c) Là người có trách nhiệm vận động thêm người khỏe mạnh đến hiến máu.

2. Yếu tố có ý nghĩa quyết định duy nhất trong việc tuyển chọn người hiến máu mới là gì?

Có mối quan hệ tốt giữa người vận động hiến máu với người hiến máu.

a) Giải tỏa những nỗi lo sợ (đau, ngất, mệt mỏi, kim tiêm, nhiễm siêu vi, mất máu…)

b) Truyền thông, giáo dục trước hết đối với những người dễ tiếp nhận kiến thức như: sinh viên, giáo viên, công nhân viên chức Nhà nước, lãnh đạo các ban ngành đoàn thể, Đảng và chính quyền, các chức sắc tôn giáo… Cung cấp cho họ đầy đủ thông tin về hiến máu nhân đạo.

c) Tạo được mối thân thiện với những người hiến máu để người hiến máu cảm thấy như là một thành viên của trung tâm sẵn sàng cho máu.

3. Y tế thế giới và Hiệp Hội Quốc Tế Chữ Thập Đỏ Trăng Lưỡi Liềm Đỏ đã lấy ngày 7/4 là ngày phát động an toàn máu, khẩu hiệu là: “An toàn máu bắt đầu từ tôi” có ý nghĩa gì?

“An toàn máu bắt đầu từ tôi” có ý nghĩa là : An toàn máu bắt đầu từ chúng ta.

a) Cán bộ vận động tuyên truyền HMNĐ phải là người hiểu rõ về hiến máu, có ý thức an toàn máu, họ chỉ vận động những đối tượng thật sự khỏe mạnh.

b) Bác sĩ là người trực tiếp khám tuyển chọn người cho máu, luôn luôn có ý thức an toàn máu, loại bỏ những trường hợp không khỏe mạnh, nghi ngờ có bệnh lây nhiễm theo đường máu trong khi khám sức khỏe tổng quát.

c) Y tá lấy máu cũng có ý thức về an toàn máu trong khi làm việc, báo ngay cho bác sĩ khi thấy có dấu hiệu nghi ngờ.

d) Quan trọng nhất là chính bản thân người hiến máu phải có ý thức về an toàn máu bởi vì chính bản thân người hiến máu mới biết mình có mắc bệnh gì từ trước đến nay hay không.

4. Ý nghĩa của chỉ tiêu về chất lượng trong Hiến máu nhân đạo và tỉ lệ bệnh cao nhất có thể chấp nhận được?

Trong phong trào hiến máu nhân đạo, máu được xét nghiệm sau khi hiến máu. Nếu tỉ lệ máu bệnh vượt quá tỷ lệ cho phép, chứng tỏ rằng: “An toàn máu bắt đầu từ tôi, từ chúng ta” (Người hiến máu, Người vận động, Bác sĩ, Y tá…) thực hiện sự tuyển chọn không hiệu quả và tốn kém phải do hủy máu, tiền xét nghiệm và túi dây máu phải bỏ ra, tỉ lệ bệnh cho phép là dưới 6 – 8% trên tổng số máu nhận được, thì mới đạt chỉ tiêu chất lượng trên giao.

5. Mục đích và điều kiện tham gia lực lượng hiến máu dự bị (HMDB)?

Mục đích thành lập lực lượng hiến máu dự bị là để cung cấp máu tốt cho các trường hợp mổ cấp cứu, mổ đột xuất, hỗ trợ cho người nghèo có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn khi ngân hàng máu bệnh viện không còn máu.

Điều kiện để vào lực lượng hiến máu dự bị là: nữ tuổi từ 18 – 45, cân nặng trên 45 kg; nam tuổi từ 18 – 50, cân nặng trên 50 kg; đã hiến máu nhân đạo từ 03 lần liên tiếp trở lên đều có kết quả xét nghiệm máu tốt và phải có số điện thoại để tiện cho việc liên lạc.

6. Vận động lại những người hiến máu cũ không bị bệnh so với những người hiến máu mới có những ưu điểm gì?

Vận động những người hiến máu cũ chắc chắn có 2 điều lợi:

– Dễ dàng vận động hơn vì họ đã có ý thức và kinh nghiệm về hiến máu.

– Tỉ lệ bệnh sẽ rất thấp, số lượng máu tốt sẽ được dùng nhiều hơn.

7. Làm thế nào để vận động lại người hiến máu cũ không bị bệnh?

Tạo mối quan hệ tốt giữa người vận động, Bác sĩ, Y tá, nhân viên, tuyên truyền viên, tình nguyện viên đối với người hiến máu, gây được lòng tin, tình cảm thân thiết đối với họ.

– Tổ chức sơ, tổng kết để động viên, biểu dương, khen thưởng thích đáng.

– Thông tin, tuyên truyền giáo dục nâng cao ý thức, kiến thức về hiến máu cho họ.

– Quan tâm đến sức khỏe của người hiến máu, có hỗ trợ giúp đỡ khi cần thiết.

8. Người vận động hiến máu cần tập trung vận động đối tượng nào hiến máu tốt nhất? Ai sẽ là người làm tốt nhất vai trò của người vận động Hiến máu nhân đạo?

a) Người vận động hiến máu cần tập trung các đối tượng sau: Thanh niên, Sinh viên, CBCNV, Giáo viên, những người có cuộc sống và việc làm ổn định.

b) Người vận động HMNĐ tốt là người từng hiến máu và hiến máu nhiều lần, đội viên HMDB, lãnh đạo các ban, ngành, đoàn thể, công ty, xí nghiệp, các vị Linh mục, các vị trụ trì các chùa.

9. Trong các bệnh lây truyền theo đường máu như: Sốt rét, giang mai, viêm gan siêu vi B, C, HIV, HTLV1 (yếu tố tiền ung thư máu), bệnh nào có tỉ lệ nhiễm cao nhất hiện nay ở những người hiến máu tại chúng tôi Hãy cho biết các đường lây chủ yếu của bệnh này? Phương pháp phòng tránh tốt nhất của bệnh này?

Trong 6 loại bệnh kể trên thì bệnh viêm gan siêu vi B có tỉ lệ nhiễm cao nhất. Để phòng tránh bệnh này cách tốt nhất là tiêm ngừa phòng bệnh viêm gan. Ba đường lây của viêm gan siêu vi B là: đường máu, đường tình dục, đường mẹ truyền sang con.

Nhóm máu phổ biến có nhiều là nhóm máu 0 (chiếm 49%). Nhóm máu hiếm là nhóm máu AB (chiếm 4-5%), riêng đối với trường hợp Rh thì nhóm Rh+ (Dương) chiếm 99,6% và nhóm máu hiếm là nhóm Rh- (Âm) (chiếm 0.4%). Như vậy cần tăng cường vận động nhóm máu AB và nhóm Rh- để giải quyết những trường hợp truyền máu khẩn cấp.

11. Mục đích hiến máu là gì?

– Hiến máu là tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa.

– Hiến máu là cho máu tốt, giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét… vì những người hiến máu là những người khỏe mạnh thực sự.

12. Nữ từ 42kg, Nam 45kg đi hiến máu có hại cho sức khỏe không?

Thường ở Nữ 43 kg có khoảng 3000 ml máu và Nam 45 kg có 3150 ml máu.

– Lượng máu hiến 250ml, so với lượng máu cơ thể của mỗi người không đáng là bao nhiêu, mỗi kg trọng lượng cơ thể, trung bình có 70 ml máu, nếu lấy 250ml máu của 3.000ml máu bằng 8% số lượng máu cơ thể, nên không ảnh hưởng đến sức khỏe.

– Lượng máu hiến mất đi được phục hồi nhanh sau 3 – 5 ngày. Máu được tái tạo lại là máu mới do cơ thể sinh ra, các thành phần trong máu được trẻ hóa, có sức đề kháng chống bệnh tật và tạo sự phấn chấn trong người, như vậy hiến máu làm cho cơ thể khỏe mạnh hơn.

13. Điều kiện hiến máu như thế nào?

Điều kiện quan trọng nhất là người hiến máu thực sự khỏe mạnh, trước đây không mắc bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải có: tuổi từ 18 đến 60 với nam, 18 đến 55 với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu.

14. Máu an toàn là gì?

Máu an toàn là máu được lấy từ người khỏe mạnh, đã được xét nghiệm, lưu trữ và được cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người bệnh.

Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, hãy cứu giúp những người bệnh không may mắn, họ đang chờ máu của bạn để được cứu sống.

Tình trạng thiếu máu càng trở nên trầm trọng vào các dịp:

– Nghỉ tết nguyên đán.

– Nghỉ hè.

Rất mong những người khỏe mạnh thu xếp thời gian để hiến máu và vận động người khác cùng hiến máu vào những dịp đặc biệt này.

15. Hiến máu có hại tới sức khỏe không?

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.

Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng: như vậy, một người 50kg có khoảng 3500ml máu, người 65kg có khoảng 4500ml.

Qua nghiên cứu và thực tế đã chứng minh, nếu bạn hiến dưới 1/10 máu trong cơ thể (từ 350 – 450ml) theo đúng hướng dẫn của thầy thuốc thì hoàn toàn không có hại cho sức khỏe.

16. Khi hiến máu có thể bị nhiễm bệnh không?

Kim dây lấy máu vô trùng, chỉ sử dụng một lần cho một người, vì vậy không thể lây bệnh cho người hiến máu.

17. Ngày mai tôi sẽ hiến máu, tôi nên chuẩn bị như thế nào?

Tối nay bạn không nên thức quá khuya.

Nên ăn nhẹ và không uống rượu, bia trước khi hiến máu.

Mang giấy CMND, đủ giấy tờ tùy thân và thẻ hiến máu khi đi hiến máu.

18. Máu của tôi sẽ được làm những xét nghiệm gì?

Tất cả những đơn vị máu thu được sẽ được kiểm tra nhóm máu (OAB-Rh), HIV, Virus viêm gan B, Virus viêm gan C, IgMHbC, Giang mai, Sốt rét, kháng thể bất thường, Virus tiền ung thư máu.

Bạn sẽ được thông báo kết quả, được giữ kín và được tư vấn (miễn phí) khi được phát hiện ra các bệnh nhiễm trùng nói trên.

19. Tôi đã từng hiến máu, tôi có thể tiếp tục hiến máu được không?

Nếu bạn thực sự khỏe mạnh, bạn có thể hiến máu nhắc lại nhiều lần.

Tuy nhiên cần đảm bảo thời gian tối thiểu giữa hai lần hiến máu là 3 tháng với nam và 4 tháng với nữ.

Hiến máu cứu người là nghĩa cử cao đẹp, thể hiện sự hiểu biết, lòng nhân ái và trách nhiệm của mỗi cá nhân với cộng đồng.

Máu của bạn có thể cứu được tính mạng người bệnh, mang lại niềm vui hạnh phúc cho gia đình họ.

‘Đồng Tính Nam Không Được Phép Hiến Máu Nhân Đạo!’

Trong thời gian gần đây, trên mạng xã hội xuất hiện nhiều dư luận trái chiều về thông tin trong một tờ rơi tuyên truyền hiến máu nhân đạo của Trung tâm hiến máu nhân đạo thuộc Hội chữ thập đỏ TP HCM.

Điều đáng chú ý là trong phần phụ lục 2 của tờ rơi có liệt kê người đồng tính nam vào danh sách không nên hiến máu. Việc này vô tình đã làm cộng đồng người đồng tính cảm thấy tổn thương, khi bị phân biệt đối xử cả trong hoạt động mang tính tình nguyện như thế này. Đồng thời nhiều người đặt ra câu hỏi liệu có phải Hội chữ thập đỏ đang xem đồng tính là bệnh có thể lây truyền nên không cho phép hiến máu?

Ngay lập tức, phóng viên chúng tôi đã có cuộc trao đổi cùng phó giám đốc Trung tâm hiến máu nhân đạo TP HCM để làm rõ sự việc.

Bác sĩ Phạm Văn Quân cho biết: “Chúng tôi làm tờ rơi tuyên truyền là dựa trên nội dung thông tư 26 của bộ y tế (TT26/2013/TT-BYT), tất cả những thông tin đưa ra đều mang tính chuyên môn và có kiểm định. Tuy nhiên, trong quá trình in ấn do thiếu sót nên phần nội dung có hơi sai lệch. Nội dung ban đầu là “người có quan hệ đồng tính”, tuy nhiên sau khi in thì thành “đồng tính luyến ái nam”, chúng tôi rất tiếc vì điều này và xin được phép đính chính lại”.

Theo ông Quân thì lý do người đồng tính bị đưa vào nhóm hạn chế hiến máu là vì quan hệ tình dục của họ không qua con đường chính thống như các cặp vợ chồng dị tính, nên dễ mắc phải các bệnh truyền nhiễm, đặc biệt là HIV.

Đồng thời, theo thống kê sơ bộ, người đồng tính nam chiếm tỉ lệ rất cao trong tổng số người nhiễm HIV tại Việt Nam, dù họ chỉ nằm trong khoảng 3% dân số cả nước.

“Máu là dùng để cứu người, nên để tránh trường hợp truyền cho người bệnh máu không an toàn, chúng tôi hạn chế một số nhóm người có nguy cơ cao tiềm ẩn bệnh nguy hiểm. Tuy nhiên ở đây chỉ là hạn chế, chứ không hề cấm, nên nếu các bạn cảm thấy mình khỏe mạnh, quan hệ tình dục an toàn thì hoàn toàn có thể đến hiến máu, chúng tôi rất hoan nghênh và thay mặt người bệnh cảm ơn vì điều đó” – Bác sĩ Quân chia sẻ.

Nhìn nhận khách quan, không vơ đũa cả nắm

Trên thế giới việc hạn chế người đồng tính hiến máu nhân đạo có thể không còn mấy lạ lẫm. Trước năm 1985, FDA (Cơ quan kiểm soát thuốc và thực phẩm) chưa đủ khả năng phát hiện HIV trong máu và do bị áp lực, cơ quan này quyết định cấm đàn ông đồng tính không được hiến máu vì mang nhiều nguy cơ lan truyền virus. Thế là nhiều quốc gia như Hoa Kỳ, Pháp, Đức, Thụy Sĩ, Na Uy, Đan Mạch….đến nay vẫn còn duy trì các điều luật cấm đàn ông đồng tính suốt đời không được hiến máu.

Thế nhưng, từ năm 2013 trở về sau, nhiều nước bắt đầu xem xét và dần dần nới lỏng về quy định này.

Ở Việt Nam, tại thông tư 26 năm 2013 của bộ y tế không có quy định nào cấm người có quan hệ đồng tính hiến máu nhân đạo, tuy nhiên tại Điều 14 của thông tư này không cho phép những người mắc các bệnh lây truyền qua đường máu và đường tình dục đăng ký hiến máu.

Bất kỳ ai cũng có quyền cứu sống người khác bằng máu của mình. Đồng thời khi cần, họ sẽ được tiếp nhận lại nhóm máu tương thích với bản thân và bằng với lượng máu đã hiến tặng.

Như vậy, việc một người thuộc giới tính nào, tên tuổi ra sao không ảnh hưởng đến việc tham gia công tác thiện nguyện. Trong hiến máu nhân đạo, không tồn tại người đồng tính hay người dị tính, chỉ có người hiến máu và người không hiến máu.

Hiến Máu Nhân Đạo Có Tốt Không,Có Hại Sức Khỏe Không?

Hiến máu nhân đạo các chỉ số máu có thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn sinh lý bình thường, không ảnh hưởng đến sức khỏe và còn có những lợi ích sau

Điều kiện để được hiến máu nhân đạo là gì?

Người phải khỏe mạnh, không có tiền căn bệnh về máu, có tinh thần nhân đạo, tự nguyện cứu giúp người bệnh. Là người có hiểu biết về hiến máu, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh. Là người có nghĩa vụ và trách nhiệm vận động thêm người khỏe mạnh cùng hiến máu.

Điều kiện quan trọng nhất là người thực sự khỏe mạnh, trước đó không mắc căn bệnh nguy hiểm nào. Ngoài ra, để được hiến máu, người hiến máu phải từ 18 đến 60 tuổi đối với nam, 18 đến 55 tuổi đối với nữ. Cân nặng trên 45kg với nam và trên 43kg với nữ. Mạch và huyết áp đều bình thường, không cao quá cũng không thấp quá. Người phụ nữ đang mang thai, có kinh, điều hòa kinh nguyệt, đang cho con bú không được hiến máu. Hiến máu là giúp tăng cường số lượng máu cung cấp cho các bệnh viện để cấp cứu, điều trị cho bệnh nhân khi cần thiết, ngoài ra còn để dự phòng thảm họa.

Hiến máu là cho máu tốt, máu an toàn được lấy từ người khỏe mạnh, được xét nghiệm sàng lọc nhằm giảm nguy cơ lây nhiễm bệnh qua đường truyền máu như nhiễm HIV/AIDS, siêu vi gan B, C, giang mai, sốt rét,… và lưu trữ bảo quản để cung cấp kịp thời, đầy đủ cho người bệnh. C sủi loại nào tốt nhất ?

Hiến máu nhân đạo có hại gì không?

Máu có nhiều thành phần, mỗi thành phần chỉ có đời sống nhất định và luôn được đổi mới hàng ngày.Lượng máu trong cơ thể mỗi con người khoảng 70ml/kg cân nặng, như vậy, một người 50kg có khoảng 3.500ml máu, người 65kg có khoảng 4.500ml.

Những lợi ích của việc hiến máu là:

– Giảm sắt: Trong các tế bào hồng cầu chứa 70% sắt trong cơ thể con người. Hầu hết mọi người có thừa sắt trong máu của mình, thừa nhiều có hại hơn lợi. Khi cho máu loại bỏ được một lượng sắt dư thừa tích lũy trong cơ thể.

Nếu trong máu vượt quá một lượng sắt nhất định có thể kích thích sự hình thành các gốc tự do trong cơ thể, gây ra thay đổi tế bào, phá vỡ chức năng tế bào bình thường và làm tăng nguy cơ một số bệnh mạn tính, như bệnh tim và ung thư. Điều này có nhiều khả năng trở thành chuyện đáng lo ngại cho nam giới lớn tuổi và phụ nữ sau mãn kinh.

Cơ thể của phụ nữ trong độ tuổi sinh nở tự loại bớt sắt thừa thông qua kinh nguyệt. Trung tâm Miller -Keystone tiến hành nghiên cứu dài hạn trên một triệu người ở Bắc Âu đã chỉ ra rằng những người hiến máu thường xuyên có nguy cơ mắc bệnh tim và ung thư thấp vì hiến máu là cách loại bỏ một số chất sắt dư thừa. Không cần lo lắng về việc mất quá nhiều sắt từ việc hiến máu vì mức độ sắt của bạn được kiểm tra mỗi lần trước khi cho máu, hoặc bằng cách kiểm tra nồng độ hemoglobin hoặc các tế bào hồng cầu của người cho.

– Bổ sung máu: Hiến máu sẽ giúp chức năng cơ thể của bạn hoạt động hiệu quả hơn bằng cách bổ sung thêm nguồn cấp máu thường xuyên. Thông thường, cơ thể con người thay thế máu trong vòng 48 giờ sau khi cho, và tất cả các tế bào hồng cầu mất đi sẽ hoàn toàn được thay thế trong vòng 4 – 8 tuần. Quá trình bổ sung có thể giúp cơ thể làm mới hệ thống và giữ cho cơ thể khỏe mạnh, cũng như làm việc hiệu quả hơn.

– Được kiểm tra sức khỏe

Bao giờ cũng được kiểm tra sức khỏe khi đến hiến máu như: cân nặng, đo huyết áp, đo nhịp tim và nhiệt độ. Đây cũng là dịp để đánh giá chức năng cơ thể hoạt động ra sao và nếu có bệnh thì phát hiện kịp thời. Nếu bạn đăng ký hiến máu thường xuyên như 2 tháng một lần, bạn sẽ có 6 lần kiểm tra sức khỏe trong một năm.

– Tình cảm: Khi cho máu bạn đã có niềm vui khi biết rằng không chỉ mình được cải thiện cuộc sống mà có khả năng cứu người khác.

– Lợi ích khác: Nhiều nghiên cứu cho thấy những ai thường xuyên hiến máu giảm nguy cơ phát triển bệnh tim và ung thư gan, phổi, ruột, dạ dày và cổ họng.

Hiến máu nhân đạo có mập lên không?

Chào Bác sĩ! Tôi thường tham gia hiến máu nhân đạo (khoảng 3-4 tháng 1 lần), mỗi lần 350-450 ml, đến nay đã được 5 lần. Tôi có nghe nói khi hiến máu cơ thể sẽ bị mập lên, có thật vậy không thưa Bác sĩ? Nếu hiến máu thường xuyên có ảnh hưởng gì đến sức khỏe không (Tôi 20 tuổi, nặng 69kg) Sau khi hiến máu nên ăn uống như thế nào là hợp lý? Có cần tránh những loại thức ăn gì không?

ThS. Nguyễn Kiên Cường-Y học Dự phòng-Viện Y học dự phòng Quân độ. Về vấn đề hiến máu nhân đạo có một số lưu ý như sau:

Một số người sau khi hiến máu nhân đạo họ có thể ăn nhiều hơn và ít vận động, điều này có thể khiến họ tăng cân.

Bạn không nên hiến máu nhiều quá 4 lần/ năm,

Mỗi lần cho máu tùy theo điều kiện sức khỏe có thể hiến máu từ 250 ml, 350 ml hoặc 450 ml.

Một số chú ý khi hiến máu để bảo vệ sức khỏe của mình:

Trước ngày hiến máu không thức quá khuya, nên ăn nhẹ và không uống rượu bia.

Trong khi hiến máu : Bình tĩnh, thoải mái

Sau khi hiến máu : Nằm nghỉ 15 phút

Trong 2 – 3 ngày đầu sau hiến máu cần nghỉ ngơi, sinh hoạt nhẹ nhàng, tránh gắng sức.

theo vietnamnet, alobacsi

tu khoa

hien mau nhan dao co hai suc khoe khong

loi ich viec hien mau nhan dao

hien mau nhan dao co map khong

lợi ích của việc hiến máu nhân đạo

có nên hiến máu nhân đạo không

lợi ích và tác hại của việc hiến máu

Có thế bạn quan tâm :

“Hiến Máu Nhân Đạo” Những Lợi Ích Mà Không Mấy Người Biết Đến

Theo các chuyên gia y tế đang công tác tại Trường Cao đẳng Y Dược Pasteur Hà Nội thì máu là một món quà vô giá mà cuộc sống mang lại cho mỗi chúng ta và rất nhiều người chưa biết rằng mỗi lấn bạn hiến máu sẽ giúp cứu sống 3 người và hiến máu nhân đạo không những chỉ có lợi ích với người nhận mà nó cũng vô cùng tốt với sức khỏe của người hiến.

“Hiến máu nhân đạo” những lợi ích mà không mấy người biết đến

Quy trình hiến máu nhân đạo cũng vô cùng khắt khe và nghiêm ngặt thì số lượng máu hiến tặng mới có thể sử dụng, quy trình đó bao gồm những bước sau: Hiến máu – Xét nghiệm sàng lọc – Tách cá thành phần máu – Bảo quản – Người bệnh. Trước khi hiến máu nhân đạo người hiến cần đảm bảo những tiêu chuẩn sức khỏe như sau:

Tiêu chuẩn sức khỏe mà người tham gia hiến máu nhân đạo cần đạt được

Theo những tin tức y tế mà chúng tôi cập nhật được thì trung bình lượng máu của cơ thể một người khỏe mạnh bình thường rơi vào khoảng 77ml/kg cân nặng đối với nam, 66ml/kg cân nặng đối với nữ. Như vậy, trung bình một người Việt Nam trưởng thành trung bình có khoảng từ 3, 5- 5 lít máu (bằng khoảng 1/13 trọng lượng của cơ thể).

Người tham gia hiến máu nhân đạo phải đạt các tiêu chuẩn sau nhằm đảm bảo sức khỏe của người hiến máu và người nhận:

Độ tuổi tham gia hiến máu nhân đạo: tất cả mọi người từ 18 – 55 tuổi đối với nữ, 18 – 60 tuổi đối với nam, có mang đầy đủ chứng minh thư nhân dân và những giấy tờ tùy thân khác.

Tinh thần của người tham gia hiến máu nhân đạo: người hiến máu nhân đạo phải là người có tinh thần nhân đạo, tự nguyện, không nhận tiền, quà bồi dưỡng, có ý thức về hiến máu an toàn cho người bệnh.

Hiến máu nhân đạo mang lại nhiều lợi ích cho sức khỏe cả người cho và người nhận

Không mắc các bệnh truyền nhiềm: người hiến máu nhân đạo không nhiễm hoặc không có các hành vi lây nhiễm HIV và các bệnh lây nhiễm qua đường truyền máu khác.

Số lượng máu hiến: lượng máu hiến không được vượt quá 1/10 lượng máu của cơ thể.

Khoảng cách giữa hai lần hiến máu tối thiểu là 84 ngày.

Những lợi ích mà hiến máu nhân đạo mang đến cho bạn

Người hiến máu nhân đạo sẽ được kiểm tra sức khỏe miễn phí

Điều này là điều hoàn toàn dễ hiểu vì bạn chỉ được hiến máu nhân đạo khi đủ điều kiện sức khỏe và đã có sự sàng lọc kỹ lưỡng. Trước mỗi lần hiến máu nhân đạo, bạn sẽ phải trải qua một loạt các hoạt động kiểm tra sức khỏe, đặc biệt các hoạt động kiểm tra sức khỏe này hoàn toàn miễn phí, do đó bạn cũng được kiểm tra sức khỏe của mình luôn và nhanh chóng phát hiện ra mình có bị mắc các bệnh truyền nhiễm nào hay không.

Do đó, hiến máu nhân đạo thường xuyên chính là một hình thức kiểm tra sức khỏe miễn phí, giúp bạn giữ gìn sức khỏe tốt hơn.

Mong rằng qua bài viết này, bạn đã hiểu hơn về quy trình hiến máu nhân đạo cũng như những tiêu chuẩn để bạn có thể tham gia hiến máu một cách an toàn, cũng như cái nhìn tổng quan hơn về những lợi ích mà việc hiến máu nhân đạo mang lại.

Thường Xuyên Hiến Máu Nhân Đạo Liệu Có Hại Cho Sức Khỏe Không?

Hiến máu là gì? Hiến máu đem lại nhiều lợi ích cho cơ thể (Ảnh: Internet)

Hiến máu là quá trình cho máu, cơ thể bạn sẽ bị rút đi một lượng máu nhất định và đảm bảo tình trạng sức khỏe cơ thể.

Để có đủ điều kiện hiến máu, người hiến cần đảm bảo được các tiêu chuẩn như máu không bị viêm nhiễm, cơ thể không mắc bệnh thiếu máu, cân nặng đủ 45kg, người khỏe mạnh, phải đủ 18 tuổi trở lên.

Đồng thời, những trường hợp như phụ nữ đang mang thai, đang trong chu kỳ kinh nguyệt, đang có con bú, người bị huyết áp cao thì không được hiến máu.

Việc cho máu, hiến máu là dùng máu tốt, không bị viêm nhiễm để đảm bảo cơ thể người tiếp nhận không bị phản ứng và bị lây bệnh.

Hiến máu, cho máu có bị sao không?

Sau khi hiến máu, chỉ số máu có sự thay đổi chút ít nhưng vẫn nằm trong giới hạn cơ thể chịu đựng được, không gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Chỉ có một số trường hợp nhỏ, sau khi hiến máu sẽ bị chóng mặt, say sẩm mặt mày và có thể ngất xỉu. Đây là hiện tượng cơ thể bị sốc do mất máu, chỉ cần tĩnh dưỡng lại là tình trạng cơ thể sẽ trở lại bình thường.

Việc cho máu không ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe của bạn (Ảnh: Internet) Hiến máu có tác dụng gì?

Đừng nghĩ rằng hiến máu, cho máu sẽ khiến cơ thể yếu đi. Ngược lại quá trình này còn đem lại nhiều lợi ích mà bạn không ngờ tới.

Có đến 70% trong hồng cầu là chất sắt. Tuy nhiên nếu lượng sắt dư thừa lại gây ra nhiều tác hại cho sức khỏe. Bởi vậy mà khi cho máu sẽ giúp loại bỏ được một sắt dư thừa ra ngoài.

Lợi ích tiếp theo chúng ta cần nói đến đó là việc cho máu giúp cơ thể sản sinh máu mới. Các tế bào hồng cầu sẽ mất đi và được thay thế bằng các tế bào khác, làm mới hệ thống, giúp cơ thể nhanh chóng bổ sung lại lượng máu đã mất và tốt cho sức khỏe.

Một số người sau khi hiến máu sẽ ăn nhiều hơn và ít vận động hơn, điều này sẽ giúp cơ thể tăng cân nhanh chóng.

Đồng thời, việc hiến máu còn giúp bạn kiểm tra được tình trạng sức khỏe của mình như huyết áp, nhịp tim, nhóm máu,… Từ đó có thể phát hiện bệnh tật kịp thời và điều trị tốt hơn. Nhiều cuộc nghiên cứu còn cho thấy, hiến máu đều đặn sẽ giúp giảm nguy cơ mắc các bệnh về tim mạch, ung thư gan, phổi, dạ dày,…

Những lưu ý khi hiến máu

Tuy hiến máu có nhiều lợi ích, tuy nhiên bạn không được lạm dụng, không được hiến quá nhiều lần trong năm vì sẽ ảnh hưởng đến tình trạng sức khỏe. Mỗi năm chỉ nên cho máu nhiều nhất 4 lần.

Cần chú ý nghỉ ngơi, ăn uống điều độ để cơ thể sớm lấy lại sức lực và trở lại trạng thái bình thường.

Cùng với đó, bạn cần thực hiện các lời khuyên của bác sĩ để khi hiến máu đảm bảo an toàn và nhanh chóng hơn.

Cập nhật thông tin chi tiết về Quy Trình Hiến Máu Nhân Đạo trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!