Xu Hướng 6/2023 # Sai Lầm Nguy Hiểm Khi Cạo Trọc Đầu Trẻ Vào Mùa Hè # Top 10 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Sai Lầm Nguy Hiểm Khi Cạo Trọc Đầu Trẻ Vào Mùa Hè # Top 10 View

Bạn đang xem bài viết Sai Lầm Nguy Hiểm Khi Cạo Trọc Đầu Trẻ Vào Mùa Hè được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Mùa hè, thời tiết nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi nên các bậc cha mẹ thường có thói quen cạo trọc đầu trẻ với suy nghĩ bớt tóc sẽ giúp bé cảm thấy thoáng mát hơn. Tuy nhiên, kiểu tóc này lại thực sự không hề tốt chút nào cho trẻ em, đặc biệt là trẻ sơ sinh.

Mùa hè, thời tiết nóng, trẻ ra nhiều mồ hôi nên các bậc cha mẹ thường có thói quen cạo trọc đầu cho trẻ với suy nghĩ bớt tóc sẽ giúp bé cảm thấy thoáng mát hơn. Tuy nhiên, sự thật thì cạo trọc đầu cho trẻ mùa hè lại có nhiều tác hại hơn là lợi ích.

Wang Yuwei, giáo sư của Khoa Nhi, Bệnh viện Qilu, Đại học Sơn Đông cho biết, cạo trọc đầu mang lại rất nhiều nguy hiểm tiềm ẩn về sức khoẻ trẻ em.

Cạo trọc đầu trẻ làm mất tác dụng làm mát của tóc

Những ai nghĩ rằng mùa hè cạo đầu sẽ khiến trẻ cảm thấy mát mẻ hơn sẽ phải nghĩ lại. Thực tế hoàn toàn ngược lại. Tóc tự nó có khả năng giúp tản nhiệt, có chức năng điều khiển nhiệt độ cơ thể. Khi mẹ cạo đầu của trẻ, tác dụng bị suy yếu. Khi cạo trọc tóc của bé sẽ khiến nhiệt độ da đầu quá cao dẫn đến đột quỵ nhiệt.

Cạo trọc đầu trẻ gây cháy nắng, sốc nhiệt da đầu

Cạo tróc khiến da đầu của trẻ khi tiếp xúc với ánh nắng mặt trời dễ bị cháy nắng, ánh nắng chiếu vào khiến da đầu của trẻ bị mẫn cảm, ngứa và khó chịu, thậm chí gây tổn thương não.

Không phải ai cũng biết tóc có thể giúp điều chỉnh nhiệt độ của cơ thể, ngăn ngừa sự tiếp xúc của da đầu với ánh náng mặt trời. Khi cạo trọc tóc của bé sẽ khiến nhiệt độ da đầu quá cao dẫn đến say nắng, đột quỵ vì sốc nhiệt.

Hãy giữ vệ sinh cho tóc trẻ, đội nón cho trẻ khi đi ra đường. Bằng cách đó, bạn đã bảo vệ được đầu trẻ tránh cháy nắng, tránh sốc nhiệt.

Cạo trọc đầu trẻ có khả năng gây nhiễm trùng

Cạo đầu cho trẻ là không tốt, đặc biệt với những em bé dưới 6 tháng tuổi. Phần thóp thở của trẻ sơ sinh thời điểm này có thể chưa hoàn toàn khép kín. Mái tóc trẻ đóng vai trò như 1 lớp bảo vệ thóp thở. Nếu mẹ cạo trọc đầu cho bé, toàn bộ mảng da đầu non nớt sẽ lộ ra và rất không an toàn.

Làn da của bé mỏng hơn rất nhiều so với người lớn và thường chỉ dày khoảng 1 mm. Các lớp biểu bì, lớp trong suốt, lớp hạt rất mỏng, phát triển chưa hoàn chỉnh. Các chức năng bảo vệ kém, sức đề kháng kém với kích thích bên ngoài. Do đó rất dễ dàng bị tổn thương do dao cạo dẫn đến dễ bị nhiễm trùng.

Cạo trọc đầu trẻ khiến trẻ dễ bị côn trùng cắn

Trẻ có lớp da mỏng và thường là đối tượng ưa thích nhất của loài muỗi truyền bệnh sốt xuất huyết. Ngoài các vị trí trên cơ thể như tay chân, nếu da đầu, cổ, gáy bị lộ ra thì cũng là những vị trí dễ dàng bị muỗi tấn công. Do đó, nếu cạo trọc đầu trẻ thì bé cũng có nguy cơ bị muỗi đốt và gây bệnh như sốt xuất huyết. Ngoài ra, các loại côn trùng khác cũng có thể tấn công, như muỗi ba khoang. Chính vì vậy, bạn đừng lãng phí lớp tóc bảo vệ cho trẻ.

Cạo trọc đầu trẻ khiến tăng nguy cơ bị hói

Một điều đáng chú ý là nếu cạo trọc đầu trẻ, vi khuẩn có khả năng xâm nhập phá hủy nang tóc, gây kích ứng da đầu hoặc viêm nang lông. Việc này không chỉ ảnh hưởng tới sự phát triển tóc sau này mà còn khiến bé có nguy cơ cao bị hói. Vậy nên sẽ chẳng ngạc nhiên nếu trong nhà bố mẹ nhiều tóc mà vẫn có em bé bị ít tóc vì thói quen không tốt của cha mẹ…

Cạo đầu không làm cho tóc dày và dài hơn

Bác sĩ Nhi khoa tiết lộ rằng, tóc của bé dày và dài phụ thuộc vào yếu tố di truyền và dinh dưỡng trong thai kỳ. Tóc mọc dần dần trong khoảng thời gian 1 năm và dày hơn khi bé được 2 tuổi, cha mẹ không cần quá lo lắng về điều này.

Nếu tóc của bé có màu hoe vàng, mọc lưa thưa thì rất có thể bị suy dinh dưỡng, thiếu sắt, kẽm, protein, vitamin… mẹ nên chú ý theo dõi tình hình sức khỏe của bé.

Như vậy, thay vì cạo trọc đầu cho bé để bé có mái tóc dài, đen như suy nghĩ của nhiều mẹ. Bạn hãy cho bé đi khám dinh dưỡng và bổ sung ngay các dưỡng chất thiết yếu nếu thiếu.

Gợi ý một số giải pháp cho cha mẹ với mái tóc trẻ trong mùa hè

Với bé gái mẹ có thể chọn những phụ kiện kẹp tóc đáng yêu để cố định phần tóc, giúp bé thoải mái chơi đùa, chạy nhảy.

Đối với bé trai hãy chỉ cắt tóc ngắn một chút, khoảng 2-3cm là vừa phải.

Với trẻ trên 6 tháng tuổi, nếu lỡ cạo trọc đầu cho con mẹ hãy đảm bảo đội mũ hoặc che chắn cho bé trước khi ra ngoài và chờ khi tóc mọc lại thì không nên cạo trọc đầu trẻ nữa.

Chú ý giữ cho da đầu của bé khô thoáng, giảm sự kích ứng do mồ hôi tác động lên da.

Vệ sinh cho da đầu bé nhẹ nhàng mỗi khi tắm hàng ngày.

Những Sai Lầm Nguy Hiểm Khi Ăn Dứa Mà Bạn Nên Biết

Dứa là loại trái cây rất phổ biến vào mùa hè với nhiều dưỡng chất rất tốt cho sức khỏe. Tuy nhiên, sai lầm khi ăn dứa có thể dẫn đến những hậu quả nguy hiểm tới sức khỏe của bạn.

Ăn dứa khi đói

Trong dứa chứa các chất hữu cơ và bromelin, tác động mạnh vào niêm mạc dạ dày và ruột. Do đó, nếu ăn dứa khi đói sẽ khiến cơ thể nôn nao, khó chịu. Đặc biệt với những ai bị dạ dày ăn dứa có thể ảnh hưởng tới dạ dày.

Ăn dứa bị dập, nát

Cây dứa mọc thành bụi sát với mặt đất, vỏ xù xì nên thường là nơi trú ngụ của nhiều loại nấm. Nếu dứa bị dập nát, dịch bào thấm ra, nấm sẽ phát triển. Đây là điều kiện thuận lợi cho nấm xâm nhập sâu vào trong quả dứa, gây ngộ độc khi ăn dứa dập nát. Do đó, bạn chỉ nên ăn những quả dứa còn tươi nguyên và không bị dập nát.

Ăn dứa khi mang bầu

Dứa là loại quả có nhiều dưỡng chất, tuy nhiên nó lại không thích hợp với các bà bầu, đặc biệt là người mang thai 3 tháng đầu. Bởi trong dứa có chứa chất bromelain có tác dụng làm mềm tử cung, kích thích co bóp tử cung. Do đó, bà bầu ăn nhiều dứa có thể gây nguy hiểm cho thai nhi. Tuy nhiên, khi dứa được nấu chín thì chất bromelain sẽ bị mất đi. Tốt nhất mẹ bầu nên kiêng loại quả này trong giai đoạn đầu của thai kỳ, và ăn một lượng vừa phải ở giai đoạn tiếp theo.

Khi bị đau dạ dày

Trong quả dứa có nhiều axít hữu cơ và có một số enzyme có tác dụng làm tiêu protein, làm tăng viêm loét niêm mạc dạ dày. Vì vậy, dứa không có lợi cho người đau dạ dày.

Khi bị cao huyết áp

Chất serotonin (5-hydroxytryptamine, 5-HT) trong dứa có tác dụng làm co thắt huyết quản rất mạnh, gây hưng phấn thần kinh cao và có thể làm tăng huyết áp ở người bình thường. Vì vậy, những người bị tăng huyết áp nên tránh xa loại quả này.

Khi bị bệnh chảy máu

Các nghiên cứu đã chỉ ra rằng, những hợp chất trong dứa có tác dụng phân hủy fibrin chống tụ huyết. Vì thế, những người có bệnh chảy máu hoặc nguy cơ chảy máu, sốt xuất huyết, người có viết thương lớn… không nên ăn dứa.

Ăn dứa xanh

Ăn dứa chưa chín hoặc uống nước ép dứa chưa chín rất nguy hiểm. Lúc này, dứa vô cùng độc hại, rất dễ gây tiêu chảy nặng và nôn mửa. Ăn quá nhiều lõi dứa có thể khiến cho những búi chất xơ hình thành trong đường ruột.

Hướng Dẫn 7 Cách Chăm Sóc Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Hè

7 công việc chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè

Cách lựa chọn quần áo cho bé.

2. Cách chọn thực phẩm cho bé.

3. Cách tắm rửa, vệ sinh cho bé.

4. Vệ sinh rốn cho bé.

5. Cung cấp nhiệt độ môi trường phù hợp cho bé.

6. Tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng phương pháp tắm nắng an toàn.

7. Dùng tã gì cho các bé.

Cách mặc quần áo cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Các vị phụ huynh nên chọn cho các bé, trẻ sơ sinh các loại quần áo phù hợp với các tiêu chí sau:

Quần áo thoáng mát giúp bé thoải mái, dễ dàng cử động và thoáng khi giúp bé tránh tình trạng mồ hôi, bí khí và nổi nốt, mụn nhọt.

Chất liệu vải mềm mại giúp tránh trường hợp tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé.

Các chất liệu vải không bị xù lông để bé tránh nuốt phải các sợi lông cũng như hạn chế bám bẩn, bám bụi trên quần áo của bé.

Cách lựa chọn thực phẩm cho bé

Tuyệt đối không nên sử dụng các loại thực phẩm chiên, rán nhiều lần để tránh trường hợp bé bị rối loạn tiêu hóa và ảnh hưởng đến sức khỏe của bé. Ngoài ra, với việc ăn những món ăn dễ dàng tiêu hóa giúp cả gia đình sẽ ít gặp phải các tình trạng “hoán đổi giờ giấc sinh hoạt” hơn vì bé có được giấc ngủ ngon và sâu hơn, không gặp phải các tình trạng nóng, khó chịu về đêm.

Cách tắm rửa, vệ sinh cho bé

Việc tắm cho trẻ mùa hè là 1 trong những điều quan trọng trong cách chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè. Với mùa hè mồ hôi của trẻ ra nhiều và đặc biệt nguy cơ mắc các bệnh viêm da, nổi mụn nhọt rất có khả năng xảy ra nếu như không vệ sinh cho bé thường xuyên. Tuy nhiên, các vị phụ huynh chỉ nên tắm cho bé 1 ngày 1 lần, và có thể vệ sinh nhiều lần để đảm bảo sức khỏe.

Nhiệt độ nước lí tưởng để tắm cho bé là 37ºC tương đương với mức nhiệt khi bé còn trong bụng mẹ. Không cho bé tắm nước quá lạnh hoặc quá nóng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và làn da của bé. Sau khi tắm sử dụng khăn tắm lau khô cho bé và sử dụng khăn bông quấn quanh để ủ ấm cũng như điều hòa lại thân nhiệt cho bé.

Không nên sử dụng các loại xà bông có tính chất tẩy rửa cao dễ nguy hại đến làn da còn non nớt của bé. Kinh nghiệm về chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè là cần đặc biệt chú ý điều này.

Vệ sinh rốn cho bé

Mùa hè với nhiệt độ cao làm bé khó chịu, bên cạnh đó còn là mùa có nhiệt độ lí tưởng giúp vi khuẩn phát triển nhanh hơn và nguy hiểm hơn. Các bậc phụ huynh cần chú ý vệ sinh, lau chùi rốn cho bé bằng bông và cồn, ngoài ra các bé cần được thay bông gạc liên tục để giữ vệ sinh giúp vùng rốn nhạy cảm.

Cung cấp nhiệt độ môi trường phù hợp cho bé

Thời tiết mùa hè thường có nhiệt độ tương đối khắc nghiệt đối với trẻ sơ sinh. Nếu như thời tiết ngoài trời quá nắng nóng không phù hợp với các bé, bố mẹ nên sử dụng 1 số phương pháp làm mát, chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè phù hợp. Đặc biệt 2 phương pháp làm mát cho bé phổ biến nhất là sử dụng quạt và điều hòa. Tuy nhiên sử dụng thế nào để được coi là không lạm dụng và không gây ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ cũng là điều bố mẹ nên lưu tâm.

Cách sử dụng quạt cho trẻ em vào mùa hè

Đối với sử dụng quạt, tuyệt đối bố mẹ không nên cho quạt chiếu thẳng vào trẻ. Khi nhận luồng gió trực tiếp sẽ khiến trẻ dễ mắc phải các nguy cơ tiềm tàng như xáo trộn thân nhiệt của trẻ, viêm phổi, viêm đường hô hấp,…

Cách sử dụng điều hòa cho trẻ em vào mùa hè

Đối với sử dụng điều hòa, thân nhiệt của trẻ có mức tương đương với người lớn tuy nhiên khả năng điều chỉnh kém hơn. Bố mẹ nên điều chỉnh nhiệt độ vào khoảng 26 đến 27ºC để bé dễ thích nghi, không lựa chọn chế độ gió chỉ định thẳng vào bé vì khả năng viêm họng của trẻ sơ sinh là rất cao.Phụ huynh nên chọn 1 mức độ nhiệt độ cố định trong quá trình sử dụng. Đây cũng là một mẹo chăm sóc trẻ sơ sinh vào mùa hè cần biết.

Ngoài ra các vị phụ huynh có thể sử dụng thêm các dạng máy phun sương để duy trì độ ẩm trong phòng. Đặc biệt đối với mùa hè nóng nực, việc sử dụng máy phun sương giúp giảm nhiệt độ, bổ sung độ ẩm cho phòng điều hòa và làm không khí trở nên dễ chịu hơn.

Tăng cường hệ miễn dịch cho bé bằng phương pháp tắm nắng

Thời điểm nắng trong ngày mùa hè phù hợp nhất cho trẻ tắm nắng là:

Buổi sáng vào khoảng 7h30 đến 8h30 khi nắng mới lên (tùy thuộc vào địa điểm và thời tiết)

Buổi chiều từ 17h đến 17h30 khi nắng đã dịu bớt và nhiệt độ ngoài trời giảm.

Phù hợp nhất nên để trẻ tắm nắng không quá 15 phút. Đây là khoảng thời gian đủ để giúp trẻ có thể tích được lượng Vitamin D cần thiết. cũng như không làm tổn thương đến làn da nhạy cảm của bé.

Dùng tã gì cho các bé

Cách Thay Quấn Tã Đúng Cách Cho Trẻ Sơ Sinh Vào Mùa Hè

Cách quấn tã cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Vai trò của tã đối với trẻ em

Ít ai biết rằng tập tục quấn tã cho trẻ nhỏ đã bắt đầu từ 400 năm trước công nguyên. Hiện nay, việc quấn tã được coi là một phương pháp hữu hiệu để làm dịu tiếng khóc của bé, giúp bé ngủ sâu hơn, lâu hơn và ít thức giấc hơn. Bỉm và tã là những vật dụng hết sức quen thuộc đối với trẻ em sơ sinh. Xét về mặt lịch sử thì tã có trước bỉm. Tã là vật dụng được làm bằng miếng vải mềm có tác dụng thấm nước tiểu, phân khi bé đi vệ sinh. Tã vải có hình tam giác có ưu điểm là mềm, không sợ ảnh hưởng tới da của bé tuy nhiên lại thấm hút kém, phải thay liên tục. Nếu muốn xài tã thì phải chuẩn bị thật nhiều để thay liên tục ngoài ra muốn dùng tiếp ta còn phải giặt chúng nữa.

Ngày nay, với sự phát triển của công nghệ, các công ty đã cho ra đời bỉm với khả năng thấm thấu cao hơn tã và tiện lợi hơn tã. Bỉm là một từ để chỉ các sản phẩm trên thị trường có tác dụng thấm hút, mặc vào cho bé để giúp bé khô ráo, tránh bị ướt mỗi khi đi vệ sinh. Do có tính năng cao hơn, tiện lợi hơn lại được bày bán nhiều nên hầu như các gia đình ở Việt Nam không dùng tã nữa mà thay thế hoàn toàn bằng bỉm. Để tránh nhầm với bỉm, người ta hay gọi tã là tã vải.

Cách thay quấn tã đúng cách cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Thời tiết mùa hè ở Việt Nam khá nóng, do đó nhiều trẻ tỏ ra khó chịu khi phải mặc tã, bỉm. Và cũng vì thế nên việc thay quấn tã cho trẻ em vào mùa hè cũng khó hơn ngày bình thường. Làm thế nào để quấn tã cho con đúng cách trong khi bé rất nghịch ngợm, tỏ thái độ phản đối là điều không hề dễ dàng.

+ Cách thay tã đúng cách cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Trước tiến cần cho trẻ ở trạng thái tĩnh, tránh nghịch đùa, vận động nhiều.

Cho trẻ nằm tỉnh, nắm 2 chân trẻ và nhấc mông trẻ lên

Nhẹ nhàng nhưng dứt khoát tháo tã bẩn người trẻ ra.

Dùng khăn bông, khăn ướt hoặc giấy mềm lau nhẹ nhàng vùng kín, sau mông trẻ

Nếu miếng tã kia bị dơ bạn nên đặt trẻ sang chộ khác

Nhớ lau kĩ, sạch sẽ khi trẻ đi ngoài để đảm bảo không gây mùi khó chịu và nhiễm khuẩn.

+ Cách quấn tã đúng cách cho trẻ sơ sinh vào mùa hè

Sau khi đã tháo xong, các mẹ tiến hành mặc lại tã cho trẻ. Phải đảm bảo mông và háng của bé hoàn toàn khô.

Dùng phấn rôm phấn dành cho trẻ sơ dinh bôi xoa lên bàn tay rồi chà nhẹ lên các phần kín, lên da trẻ để da trẻ được bảo vệ.

Nếu là các bé trai, mẹ nên đợi chú chim bé nhỏ kia nằm, thun lại để bé không bị tiểu ngược lên trên.

Dùng miếng tã đặt nằm xuống giường, sau đó cho trẻ nằm lên miếng tã được được để sản, kéo miếng tã và dùng miếng dính dán lại ôm sát vào người trẻ.

Không nên ôm quá sát, chật chội khiến trẻ khó thở và không thông thoáng khiến trẻ khó chịu.

Cập nhật thông tin chi tiết về Sai Lầm Nguy Hiểm Khi Cạo Trọc Đầu Trẻ Vào Mùa Hè trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!