Xu Hướng 6/2023 # Súc Miệng Nước Muối Chữa Viêm Họng – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia # Top 9 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 6/2023 # Súc Miệng Nước Muối Chữa Viêm Họng – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia # Top 9 View

Bạn đang xem bài viết Súc Miệng Nước Muối Chữa Viêm Họng – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Những lưu ý để viêm họng không tái phát trở lại

Súc miệng nước muối chữa viêm họng là một biện pháp điều trị đơn giản mà lành tính. Súc miệng mỗi ngày giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh. Tuy nhiên để đạt hiệu quả trị bệnh tốt nhất, người bệnh cần tuân theo một số lưu ý từ chuyên gia.

Tại sao súc miệng nước muối có thể chữa viêm họng?

Viêm họng là tình trạng niêm mạc họng bị một số nguyên nhân tác động dẫn đến tổn thương. Biểu hiện bệnh là cổ họng sưng, đau, rát, xuất hiện hạch,… khó khăn khi nhai nuốt.

Được biết, căn bệnh này là tình trạng bệnh rất dễ gặp, nhất là vào thời điểm giao mùa. Viêm họng gây nhiều khó chịu cho người bệnh trong sinh hoạt hàng ngày. Không những vậy, bệnh còn dễ bị biến chứng, khiến cơ thể mắc phải một số bệnh về hô hấp, phổi, tim mạch,…

Nước muối có công dụng sát khuẩn cao, vì vậy từ xưa đây được coi là phương pháp thông dụng để làm sạch cổ họng. Súc miệng nước muối giúp loại bỏ mảng bám trong răng miệng và vi khuẩn ở thành họng.

Cách súc miệng bằng nước muối chữa viêm họng tốt nhất

Bạn có thể sử dụng nước muối hạt và nước muối sinh lý để trị viêm họng.

Súc họng bằng nước muối hạt

Đây là biện pháp giúp giảm nhanh các triệu chứng bệnh viêm họng. Cách súc miệng bằng nước muối chữa viêm họng như sau:

Pha ½ thìa cà phê muối hạt với nước ấm.

Khuấy đều cho muối hòa tan hết vào nước.

Nhấp một ngụm nước, ngậm trong miệng và súc miệng khoảng 30 giây rồi nhổ bỏ.

Nhấp ngụm thứ hai và súc miệng sao cho tạo ra tiếng “khò khò”, sau đó nhổ ra.

Mỗi lần súc miệng 3 – 5 lần như vậy.

Lưu ý, nên áp dụng cách súc miệng này hàng ngày để loại bỏ vi khuẩn trong họng.

Viêm họng súc miệng bằng nước muối sinh lý

Ngoài cách dùng nước muối hạt chữa viêm họng, bạn cũng có thể sử dụng nước muối sinh lý giúp cải thiện tình trạng bệnh. Đây là cách súc miệng bằng nước muối tiện lợi, dễ thực hiện hơn khi dùng nước muối hạt.

Cách sử dụng như sau:

Ngậm một ngụm nhỏ nước muối sinh lý trong miệng.

Sau đó súc miệng nhiều lần rồi nhổ bỏ.

Thực hiện ngậm và súc miệng nhiều lần để đạt kết quả trị viêm họng tốt nhất.

Để súc miệng bằng nước muối chữa viêm họng mang lại kết quả tốt nhất, bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Súc miệng bằng nước muối, nên dùng nước lọc để làm sạch khoang miệng, cũng như tránh khô rát họng.

Mỗi ngày, bạn chỉ nên súc miệng 2 lần vào buổi sáng sớm và tối.

Không nên pha nước muối quá mặn, độ mặn cao cũng gây ra tổn thương cho cổ họng.

Cần phải nhổ bỏ nước muối sau mỗi lần súc miệng.

Không nên lạm dụng ngâm nước muối chữa viêm họng, vì muối có thể làm hỏng men răng.

Thực hư hiệu quả cách súc miệng nước muối chữa viêm họng

Nước muối ấm có khả năng điều trị viêm họng hiệu quả. Tuy nhiên trong mỗi trường hợp bệnh, biện pháp này có tác dụng điều trị khác nhau.

Nước muối chữa viêm họng cực kỳ hiệu quả đối với trường hợp viêm cấp tính. Có khả năng làm dịu nhanh các cơn ngứa rát do viêm. Loại bỏ vi khuẩn, ngăn tổn thương thêm vùng niêm mạc cổ họng.

Như vậy, người bệnh cần đặc biệt lưu ý, không phải khi nào dùng nước muối cũng trị khỏi viêm họng. Bạn có thể sử dụng nước muối ấm để làm sạch cổ họng và hỗ trợ điều trị bệnh.

Những lưu ý để viêm họng không tái phát trở lại

Những lưu ý khi chữa viêm họng để bệnh không biến chứng hoặc tái phát trở lại:

Nên súc miệng hàng ngày để vệ sinh vùng họng, cũng như giảm triệu chứng viêm.

Tạo thói quen đeo khẩu trang khi ra ngoài để ngăn ngừa các tác nhân gây bệnh như: khói bụi, hơi hóa chất, gió lạnh,…

Kết hợp với chế độ ăn uống hợp lý: Nên ăn các thực phẩm tốt cho cổ họng: Rau xanh, thực phẩm chứa vitamin C, mật ong, đồ mềm,…. Cần kiêng những thực phẩm dễ tổn thương cho niêm mạc họng: Rượu, cà phê, đồ cay, đồ lạnh,…

Uống đủ nước mỗi ngày cũng góp phần giảm nhanh các triệu chứng viêm họng.

Giữ gìn sức khỏe, tập thể dụng hàng ngày để nâng cao sức đề kháng cho cơ thể.

Súc miệng nước muối tình trạng viêm họng không thuyên giảm cần sử dụng các phương pháp điều trị khác.

Súc miệng nước muối chữa viêm họng là phương pháp đơn giản, phù hợp với tình trạng viêm cấp tính. Đối với viêm họng mãn tính hay trường hợp nặng hơn, có thể sử dụng cùng với thuốc điều trị để trị khỏi bệnh hoàn toàn.

Ngậm Nước Muối Chữa Viêm Họng Cần Lưu Ý!

Thứ Tư, 26-09-2018

Ngậm nước muối chữa viêm họng vẫn thường được các chuyên gia khuyên người bệnh nên thực hiện tại nhà. Thế nhưng có không ít trường hợp “tá hỏa” vì nhận ra càng ngậm càng bệnh, thậm chí là vết thương lở loét, đau nhức. Vậy sự thật về việc ngậm nước muối chữa viêm họng là gì? Đâu là những tác hại “khôn lường” khi áp dụng nước muối súc miệng sai cách?

Ngậm nước muối chữa viêm họng có thật sự tốt?

Rất nhiều nghiên cứu đã chứng minh công dụng của nước muối đối với lợi ích sức khỏe. Theo các thống kê trên, những người thường xuyên sử dụng nước muối sẽ ít mắc phải các bệnh về đường hô hấp. Đồng thời, răng lợi của những người súc miệng với nước muối sẽ chắc khỏe, sáng bóng hơn thông thường rất nhiều.

Theo đó, nhiều kết quả đưa ra đã khẳng định muối chính là “món quà tự nhiên” dành cho con người. Muối – cụ thể là nước muối sẽ hỗ trợ rất nhiều trong việc tăng cường sức đề kháng, diệt khuẩn và làm sạch các ổ viêm mà không gây ra bất kì phản ứng phụ nào với người dùng.

Muối là một dạng khoáng chất có thể cung cấp chất điện giải cho cơ thể. Trong quá trình này, muối giúp giảm bớt sự mệt mỏi, giúp nâng cao việc trao đổi chất và sản sinh kháng thể chống lại nhiều loại bệnh tật. Đồng thời, muối có khả năng làm se dịu vết thương, khiến vết thương khô nhanh và diệt trừ triệt để các khuẩn dịch gây đau đớn, viêm hôi ở người bệnh.

Với các bệnh về tai mũi họng, đặc biệt là bệnh viêm họng cấp tính, viêm amidan mãn tính,… việc ngậm nước muối chữa viêm họng là điều không thể thiếu nếu muốn nhanh chóng khỏi bệnh. Các vi khuẩn lưu trú ở thành họng sẽ được nước muối cuốn trôi, giảm bớt cảm giác ngứa ngáy và sưng tấy ở khu vực nhiễm bệnh.

Những lưu ý cần phải nhớ khi áp dụng cách ngậm nước muối chữa viêm họng an toàn

Như đã nói từ đầu, có không ít trường hợp những người cũng sử dụng nước muối để súc miệng nhưng lại “kêu trời” vì bệnh mãi chẳng khỏi. Dù rằng muối rất tốt cho sức khỏe nhưng không phải cứ dùng “đại” là được. Khi thực hiện mẹo ngậm nước muối chữa viêm họng, bạn cần phải đặc biệt lưu ý ở một số điểm sau:

Không phải nhiều là tốt: Nhiều người vẫn còn quan niệm nước muối càng mặn sẽ càng diệt được nhiều vi khuẩn (đặc biệt ở những người tự pha nước muối tại nhà). Tuy nhiên thực tế cho biết, nước muối mặn chắc chắn sẽ “gây hại” cho cơ thể hơn là mang lại các lợi ích. Muối mặn sẽ làm tích tụ iot dư thừa trong cơ thể, gây ra các bệnh lý về tim mạch, huyết áp, bướu cổ, u giáp,…

Bên cạnh đó, nước muối quá mặn sẽ “bào mòn” các tế bào mẫn cảm trong khoang miệng, dẫn đến việc tổn thương niêm mạc họng, thậm chí là đau rát nướu, tê buốt chân răng,… Hơn nữa, có không ít trường hợp vết thương càng thêm lở loét, vi khuẩn dễ dàng xâm nhập gây ra nhiễm khuẩn, khiến tình trạng bệnh nặng hơn.

Sai cách – bệnh nặng càng thêm nặng: Ngậm nước muối chữa viêm họng cũng cần thực hiện theo một trình tự nhất định để điều trị và chăm sóc cổ họng đúng cách. Có không ít người “vội vàng” súc nước muối thì nghĩ rằng “đã xong”. Trong vô tình, những vi khuẩn trú ngụ không được làm sạch triệt để sẽ nhanh chóng “manh nha và sinh sôi trở lại”.

Đừng coi muối là “thần dược”: ngậm nước muối chỉ là một biện pháp hỗ trợ thúc đẩy quá trình lành bệnh cũng như phòng ngừa các bệnh hô hấp tái phát của cơ thể. Nước muối không thể trị triêt để nguồn gốc bệnh ( đây là việc của các loại thuốc kháng sinh, thuốc chữa viêm họng,…) Từ đó, hãy chắc chắn bạn đã kết hợp việc ngậm nước muối chữa viêm họng cùng các phương pháp điều trị khoa học khác.

Đừng dùng chung nếu muốn khỏi bệnh nhanh: Theo thói quen của nhiều người, việc sử dụng cùng một bình nước muối cho cả nhà là điều vô cùng “hiển nhiên”. Thế nhưng theo các bác sĩ, việc giữ vệ sinh khi sử dụng cũng là một điều cực kì quan trọng. Không nên dùng chung bàn chải, ly cốc, khăn lau, thậm chí là nước muối,… để đảm bảo không xảy ra tình trạng bệnh lý lây lan.

Vậy nên thực hiện cách chữa viêm họng bằng nước muối như thế nào?

Người bệnh khi gặp các vấn đề răng miệng, hầu họng ( thậm chí là viêm mũi, viêm xoang) đều có thể dùng nước muối để hỗ trợ điều trị và phòng ngừa. Với nguyên lí càng đơn giản càng tốt, việc cần làm lúc này chính là sử dụng nước muối “rửa sạch” các vết thương ổ dịch. Tại những vùng không thể dùng tay “chạm vào” như thành họng, người bệnh sẽ áp dụng cách ngậm nước muối, súc miệng, khò nước muối,… để thanh tẩy chỗ viêm nhiễm hiệu quả hơn.

Bạn có thể trực tiếp pha nước muối hoặc chọn mua loại nước muối sinh lý 0,9% có bán tại các quầy thuốc, bệnh viện trên toàn quốc.

Nếu lựa chọn tự pha tại nhà, bạn nên pha nước muối theo tỷ lệ: 1 thìa muối + 200ml nước ấm, khuấy đều và súc miệng.

Bước 1: cần làm sạch khoang miệng bằng bàn chải và kem đánh răng dịu nhẹ

Bước 2: Súc miệng bằng nước muối đã pha, ngậm khoảng 30s.

Bước 3: Tiếp tục ngậm nước muối chữa viêm họng bằng cách ngửa cổ ra sau, để nước muối chạm vào thành họng thì dùng hơi đẩy nước muối ra ngoài ( miệng tạo ra âm thanh “khò khò” là thành công).

Bước 4: Thực hiện 2-3 lần và súc miệng lại bằng nước sạch để kết thúc.

Mỗi ngày nên áp dụng cách ngậm nước muối 3-4 lần để tình trạng viêm họng nhanh chóng thuyên giảm.

Ngoài ra, trong trường hợp viêm họng nặng, viêm họng mãn tính, … có thể thực hiện súc miệng với nước muối cách 4 tiếng/lần để tăng thêm hiệu quả.

Với những thông tin bài viết vừa cung cấp về việc ngậm nước muối chữa viêm họng, hi vọng bạn sẽ “nắm chắc” cách sử dụng “món quà thiên nhiên – muối” để chữa trị cũng như bảo vệ sức khỏe của bản thân. Hãy thường xuyên dùng nước muối để rửa mắt, mũi, miệng ngay cả khi không nhiễm bệnh để ngăn chặn các loại bệnh lý một cách hiệu quả.

An Tư

Súc Miệng Bằng Nước Muối Có Làm Trắng Răng Không?

Nước muối là dung dịch được nhiều người sử dụng để chăm sóc và ngăn ngừa các bệnh lý về răng miệng. Vậy thường xuyên súc miệng bằng nước muối có làm trắng răng không? Hệ Thống Nha Khoa Hải Âu sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc này qua bài viết sau đây.

Tác dụng của nước muối đối với răng miệng

Theo các bác sĩ chuyên khoa, việc súc miệng bằng nước muối ấm mỗi ngày là cách bảo vệ răng miệng tốt nhất. Thành phần của nước muối sẽ giúp bạn ngăn ngừa và điều trị các bệnh lý như: viêm lợi, sâu răng, viêm họng, hôi miệng,… Ngoài ra, nước muối cũng rất an toàn với sức khỏe con người, giúp hạn chế tình trạng chảy máu chân răng, cho răng chắc khỏe hơn.

Súc miệng bằng nước muối có làm trắng răng?

Với tính khử khuẩn cao, nước muối sẽ giúp loại bỏ cặn bẩn bám trên răng một cách hiệu quả. Bên cạnh việc ngăn ngừa sâu răng, thói quen súc miệng bằng nước muối còn giúp hàm răng của bạn sáng và sạch hơn. Bạn có thể thực hiện theo những hướng dẫn sau đây:

+ Súc miệng: Tốt nhất, bạn nên súc miệng bằng nước muối loãng hoặc là nước muối sinh lý. Dung dịch này đã được pha chế với nồng độ phù hợp, không gây bất cứ ảnh hưởng gì cho sức khỏe của bạn nên có thể yên tâm dùng hàng ngày.

+ Chải răng bằng muối: Việc chải răng bằng muối sẽ giúp làm sạch bề mặt răng, giúp răng trở nên sáng hơn. Bạn nên dùng loại muối mịn và dễ tan, không dùng loại muối hạt to và cứng. Khi chải răng bằng muối, bạn nhớ phải thực hiện nhẹ nhàng để không gây ảnh hưởng đến men răng.

Lưu ý khi súc miệng bằng nước muối

+ Sau khi súc miệng bằng nước muối, bạn nhớ súc miệng lại bằng nước lọc để làm sạch khoang miệng.

+ Nước muối sinh lý có nồng độ 0,9 % là phù hợp nhất với cơ thể, bạn không nên súc miệng bằng nước muối quá mặn hoặc quá nhạt.

+ Bạn nên mua nước muối sinh lý tại những quầy thuốc để đảm bảo an toàn. Nếu bạn muốn tự pha, bạn hãy đun sôi 1 lít nước rồi để nguội, sau đó pha với 9g muối để có nồng độ 0,9 %.

+ Tuyệt đối không bỏ trực tiếp muối hạt vào trong miệng. Vì muối quá mặn sẽ làm tổn thương tế bào niêm mạc họng, lâu dài còn gây thừa muối trong cơ thể.

Như vậy, việc súc miệng bằng nước muối hàng ngày có thể giúp răng miệng của bạn trở nên sạch sẽ hơn, đồng thời ngăn ngừa nhiều bệnh lý. Tuy nhiên, hiệu quả làm trắng răng thì rất thấp. Nếu bạn muốn sở hữu một hàm răng trắng sáng và loại bỏ hết các vết ố vàng, bạn có thể lựa chọn phương pháp tẩy trắng răng tại Hệ Thống Nha Khoa Hải Âu.

Có Nên Đi Nặn Mụn Không? Lời Khuyên Từ Chuyên Gia Da Liễu

Để giải đáp vấn đề có nên đi nặn mụn không, trước hết, bạn cần nắm được cơ chế hình thành mụn và các dạng mụn hay gặp nhất trên làn da của mình.

Mụn hình thành chủ yếu là do sự rối loạn của tuyến bã nhờn. Khi tuyến bã nhờn hoạt động quá mức, lượng dầu nhờn tiết ra quá nhiều, kết hợp thêm các yếu tố như da chết dẫn tới bít tắc nang lông. Lỗ chân lông bít tắc tạo điều kiện do vi khuẩn gây mụn (P.Acnes) xâm nhập dẫn tới tình trạng viêm nang lông, sưng tấy và mụn xuất hiện.

Một số loại mụn thường gặp trên da bao gồm:

Mụn đầu trắng: Phần cồi mụn có màu trắng, kích thước nhỏ.

Mụn đầu đen: Mụn đầu trắng khi gặp môi trường ngoài, ánh nắng mặt trời, bị oxy hóa sẽ chuyển thành mụn đầu đen.

Mụn cám: Các nốt mụn li ti mọc riêng lẻ hoặc theo khu vực khiến da sần sùi.

Mụn ẩn: Mụn nằm sâu dưới da, nhìn bằng mắt thường khó phát hiện nhưng sờ tay vào thấy có cảm giác sần sùi, cộm dưới da.

Mụn bọc: Mụn có kích thước to, cứng và viêm, thường sưng đỏ và gây cảm giác đau nhức.

Mụn mủ: Thường không thấy nhân, bên trong mụn là phần mủ viêm và ăn sâu dưới da, dễ lây lan tình trạng viêm nếu không xử lý đúng cách.

Mụn u nang, mụn mạch lươn: Thuộc thể mụn nặng nhất trong các loại mụn: Thường mọc theo chùm, nhiều nốt mụn tập trung ở một khu vực và lây lan sang các vùng da lành lặn, mủ viêm ăn sâu trong lớp biểu bì da và rất khó điều trị.

Có nên đi spa nặn mụn không?

Nặn mụn thực chất là quá trình tác động lực trực tiếp vào nốt mụn để lấy nhân mụn và loại bỏ, khiến da hồi phục trở lại. Vì vậy, nhiều người thường tự ý nặn mụn với mong muốn sớm “đánh bay” mụn. Tuy nhiên, việc tự nặn mụn tiềm ẩn nguy cơ:

Không lấy hết nhân mụn ra ngoài, nhân mụn còn sót lại trong nang lông sẽ gây viêm nhiễm nặng hơn.

Kỹ thuật không đúng cách khiến da bị tổn thương, trầy xước cả vùng da bên cạnh.

Nguy cơ sẹo rỗ, sẹo thâm sâu do nặn quá mạnh, không biết xử lý khéo léo.

Khâu vệ sinh, sát khuẩn không được thực hiện cẩn thận dẫn tới mụn bị viêm.

Từ đây, bạn có thể tự trả lời cho câu hỏi: Có nên đi spa nặn mụn? Việc tự ý nặn mụn là không nên, bạn cần sự hỗ trợ của các chuyên viên da liễu có kỹ năng chuyên nghiệp. Khi đó, tìm đến các trung tâm da liễu hoặc spa uy tín để nặn mụn là điều cần thiết.

Những loại mụn nào nên nặn và không nên nặn?

Không phải loại mụn nào cũng được nặn, nếu bạn tự ý nặn mụn, bạn sẽ khó mà phân biệt được các loại mụn này nếu không có kiến thức chuyên sâu về da. Ngược lại, các chuyên gia da liễu sẽ chẩn đoán và quyết định nặn hoặc không nặn các nốt mụn trên làn da của bạn.

Mụn trứng cá dạng u nang, mạch lươn: Loại mụn này thuộc mức độ nghiêm trọng, mủ viêm ăn sâu trong da nên việc nặn rất có thể khiến da bị rỗ, không thể chữa lành.

Mụn đang sưng tấy: Đa phần các loại mụn như mụn bọc, mụn cục đang sưng tấy sẽ được chỉ định không nặn vì dễ gây tổn thương da và đau đớn cho người bị mụn. Bạn cần chờ đến khi mụn gom cồi mụn mới có thể tiến hành nặn.

Mụn thịt: Khác với mụn trứng cá thông thường, mụn thịt không phải do dầu nhờn, bụi bẩn và vi khuẩn nên việc cố nặn sẽ làm tổn thương da.

Mụn đinh râu: Là loại mụn độc, việc nặn không đúng cách dễ dẫn tới nhiễm trùng máu, rất nguy hiểm.

Với các loại mụn sau, đa phần các spa sẽ không nặn:

Ngoài ra, một số loại mụn khác cũng được bác sĩ chỉ định không nặn. Vì vậy, để quyết định nặn mụn hay không, bạn nhất định cần đến các trung tâm da liễu uy tín để được tư vấn, đảm bảo an toàn cho da.

Quá trình nặn mụn ở spa như thế nào?

Ngoài thắc mắc về việc có nên đi nặn mụn không, nhiều người chưa nắm rõ về liệu trình nặn mụn ở spa sẽ thực hiện như thế nào, có đảm bảo không? Tùy thuộc vào spa cụ thể mà các bước sẽ khác nhau nhưng quy trình chung sẽ là:

Làm sạch da bằng các phương pháp dịu nhẹ, có thể là rửa bằng nước muối sinh lý trong vài ngày đầu.

Sát khuẩn và bôi thuốc để hỗ trợ hồi phục da (do spa/trung tâm da liễu kê thuốc).

Chống nắng kỹ cho da.

Hạn chế hoặc tốt nhất là không trang điểm sau nặn mụn.

Ăn uống lành mạnh, ngủ nghỉ khoa học để da nhanh hồi phục.

Chăm sóc da sau nặn mụn như thế nào?

Sau khi nặn mụn ở spa, bạn sẽ được hướng dẫn và lưu ý một số vấn đề để chăm sóc da, cụ thể:

Cập nhật thông tin chi tiết về Súc Miệng Nước Muối Chữa Viêm Họng – Lời Khuyên Từ Chuyên Gia trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!