Xu Hướng 3/2023 # Thêm Một Phụ Huynh Vinschool Quyết Định Ra Đi # Top 4 View | Thanhlongicc.edu.vn

Xu Hướng 3/2023 # Thêm Một Phụ Huynh Vinschool Quyết Định Ra Đi # Top 4 View

Bạn đang xem bài viết Thêm Một Phụ Huynh Vinschool Quyết Định Ra Đi được cập nhật mới nhất trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng những thông tin mà chúng tôi đã chia sẻ là hữu ích với bạn. Nếu nội dung hay, ý nghĩa bạn hãy chia sẻ với bạn bè của mình và luôn theo dõi, ủng hộ chúng tôi để cập nhật những thông tin mới nhất.

Bài viết trên Facebook của bạn Yen Tran:

CHÚNG TA CÒN LẠI GÌ SAU CƠN BÃO

Tính đến thời điểm hiện tại, dù bị phụ huynh phản đối kịch liệt, mạng xã hội dậy sóng, uy tín bị sứt mẻ nghiêm trọng trong cộng đồng nhưng những người đứng đầu Vinschool vẫn không hề xuống thang hay có giải pháp đối thoại với phụ huynh để đi đến đồng thuận. Thôi thì mình cũng chẳng có khả năng, cũng chẳng dỗi hơi mà lo anh Vin anh ý sập hay sau vụ này anh ý bị mất uy tín ra sao! Thực ra cảnh giới cao nhất của sự chán ghét chính là câm lặng. Trong tình huống này mình chọn giải pháp câm lặng!

Ngay từ đầu mình đã xác định cuộc đấu tranh của phụ huynh sẽ không thể lay chuyển Vin. Thế nhưng, gia đình mình vẫn lên tiếng, chỉ đơn giản vì đấy là điều cần phải làm. Chúng ta sống trong cái xã hội nhiễu nhương này, chẳng lẽ chỉ biết “khu trú” lợi ích cá nhân, lo “ấm thân phì gia” mà có thể an toàn sao? Ngày hôm nay sự việc này xảy ra với các phụ huynh Vinschool, ko chắc ngày mai sẽ không xảy ra ở trường của con bạn! Khi cái xấu lấn át cái tốt, chúng ta biết trốn đi đâu? Fighting for what is right is really worth it!

Mình biết những người ko có con học ở Vinschool sẽ nhìn sự việc theo những cách nhìn khác. Họ có thể tránh được tâm lý bốc đồng, thiếu khách quan do không bị ảnh hưởng, nhưng mặt khác, họ cũng sẽ không thể nào hiểu được những uất ức, dằn vặt, khó khăn mà các phụ huynh Vinschool phải trải qua. Nói như anh Giáp Văn Dương là vô cùng chính xác: “trên thực tế, việc nói không, đặc biệt là khi đã đi nửa đường cùng nhau, là không hề dễ dàng. Tiếp tục hay dừng lại là câu chuyện nhiều nước mắt và dằn vặt, mà chỉ ai trong cuộc mới hiểu được. Chọn trường cho con, không chỉ đơn thuần là do học phí, mà còn là sự an toàn, sự thuận tiện gần nhà, văn hóa học đường, tình cảm với thầy cô và bạn bè đã có. Đó là cảm xúc, là kỷ niệm, là giá trị, là một quãng đời mà con đã đi qua… Nó chính là một phần của con mình hiện thời, nên thay đổi đồng nghĩa với đập bỏ để làm lại từ đầu”.

Đúng là vậy, đối diện và giải thích cho con thế nào đây khi con mới học hai tháng đã phải chuyển trường? Lý do đưa ra là gì để tránh ảnh hưởng đến những kỷ niệm đẹp đẽ của con về ngôi trường đầu tiên? Rồi thì ko cho con học Vins nữa thì sẽ học ở đâu? Chuyển sang công hay tư? Đi được đâu khi ở quãng thời gian lỡ dở thế này? Triết lý, định hướng giáo dục hướng cho con của mỗi nhà bị thay đổi ra sao? Tất cả đều là những câu hỏi vô cùng hóc búa mà nếu bạn ko phải người trong cuộc, xin đừng phán xét hồ đồ vì cảm giác của người trong cuộc nó khác lắm!

Trở lại với gia đình mình, sau rất nhiều suy nghĩ, cân nhắc, đấu tranh tâm lý, mình đã quyết định chuyển trường cho con. Dù vô cùng phẫn nộ nhưng thẳng thắn mà nói, việc “thoát ra” khỏi vòng cương tỏa hay sức hấp dẫn của Vin là điều không dễ dàng. Nhà mình ở trong Times nên việc cho con đi học gần trường là ưu điểm đầu tiên của Vinschool mà mình phải đấu tranh tâm lý rất lớn. Gì thì gì mình vẫn vô cùng thích cái viên cảnh hai chị em đi học gần nhau trong khu để tiện đưa đón, chiều con có thể đi bộ về nhà, tiết kiệm thời gian cho việc nghỉ ngơi và vui chơi. Tiếp đến là cơ sở vật chất và chương trình học hiện tại của Vins với việc tăng cường tiếng Anh và các môn kỹ năng sống, khách quan mà nói thì mình cũng đang khá hài lòng. Con đã quen với guồng và nếp học đó nên mình cũng ko muốn thay đổi. Nó cũng phù hợp với triết lý giáo dục mà mình tâm đắc và theo đuổi: “học để trở thành người tự do”. Đối với riêng gia đình mình, hai ưu thế trên của Vins là không thể chối bỏ. Chưa kể là trước đây, mình gần như hoàn toàn không có kế hoạch B cho việc học của con, vẫn định bụng cho hai đứa học hết cấp 1 của Vins rồi tùy điều kiện tài chính sẽ tính tiếp. Chính vì thế, mình gần như “mù” thông tin về các trường khác, ở cả hệ thống công lập lẫn dân lập. Vì thiếu thông tin nên mình đã rất lo ngại là nếu rời Vins thì con mình sẽ học ở đâu, với mức học phí nhà mình có thể chấp nhận được trong khi vẫn theo đuổi được triết lý giáo dục của mình. Vấn đề triết lý giáo dục mới chính là cuộc đấu tranh lớn nhất của mình khi chọn trường cho con, chứ không phải là cuộc chiến có ở lại Vins hay không. Thế nhưng, sau khi đọc bài của anh Dương thì mình đã hoàn toàn thức tỉnh. Xin được trích lại nguyên văn lời anh Dương:

“Chất lượng giáo dục phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, trong đó, các yếu tố hữu hình, định lượng được chỉ là một phần của chất lượng giáo dục, thậm chí là một phần nhỏ. Đó chỉ là điều kiện cần, không phải điều kiện đủ. Cơ sở vật chất, nội dung chương trình, thậm chí kiến thức chuyên môn của các thầy cô, các yếu tố tĩnh, có tính cách làm nền, chứ không phải là sự sống động, sự thăng hoa hay vẻ đẹp của giáo dục. Trong giáo dục, sự yêu thương, sự tôn trọng, sự tử tế, đạo đức và sự gương mẫu, niềm đam mê học hỏi, khát vọng vươn lên… là những yếu tố đóng vai trò quyết định. Những yếu tố này nằm ngoài cơ sở vật chất, nằm ngoài nội dung chương trình, nằm ngoài cả kiến thức chuyên môn hẹp của các giáo viên. Những yếu tố này không thể đo được bằng tiền, cũng không định lượng được bằng các con số, mà chỉ có thể cảm nhận được”.

Những dòng trên chính là câu trả lời rõ ràng nhất cho những câu hỏi then chốt mà mình đã tự hỏi bản thân trong suốt một tháng qua, đồng thời chính thức cắt bỏ những sợi dây vấn vương cuối cùng của mình với Vinschool. Những lời anh Dương nói không mới, cũng không xa lạ vì mình cũng đã luôn tâm niệm như thế. Thế nhưng đôi khi những thứ hào nhoáng, sự tiện lợi đã khiến mình mất đi cái “mỏ neo” đó. Vì thế mà mình hoang mang, rối bời. Với gia đình mình, dù xác định công hay tư thì mình vẫn luôn đồng hành với con. Mình không bao giờ tin tưởng cũng như phó thác hoàn toàn việc giáo dục con mình cho trường học (dù là quốc tế hay nơi ươm mầm tinh hoa gì gì đó). Chỉ có điều mình vẫn tham lam, muốn ngoài giáo dục gia đình, con mình sẽ được hưởng thêm càng nhiều càng tốt môi trường tích cực của trường học, nhất là việc đó vẫn nằm trong khả năng tài chính của mình. Thế nhưng, câu chuyện ở đây không hẳn chỉ là tiền! Mình luôn tâm niệm giáo dục con để trở thành người tự do: tự do trong suy nghĩ, tự do trong tư tưởng, tự do trong lựa chọn vậy mà là một người mẹ, mình ko thể làm gương cho con sao? Đồng ý là vẻ ngoài của Vins là vô cùng hấp dẫn nhưng lớp sơn bóng bẩy đó không tuyệt vời đến mức để mình phải đánh đổi quyền được lên tiếng trước những bất cập của trường. Cái giá của tự do nó không rẻ rúng đến mức đấy! Có những lúc muốn vấn vương Vin, mình tự “ru ngủ” mình rằng: “ đây chỉ là hành xử của những người đứng đầu thôi còn thì môi trường học tập, thầy cô vẫn đang đối xử tốt với con mình, hay là vì lợi ích ngắn hạn của con, mình cứ bơ đi, tiếp tục tin Vin lần nữa”. Thế nhưng mình nhanh chóng nhận ra rằng đó là một niềm tin ngây thơ và rủi ro. Khi những người đứng đầu đã không làm được những gì họ cam kết ban đầu, cả hệ thống dưới họ, dù muốn hay không, sớm muộn cũng sẽ bị cuốn vào guồng quay đó. Trong cuộc đấu tranh này, mình nhận thức rất rõ là mình đang phẫn nộ với những lãnh đạo của Vins chứ không phải các thầy cô giáo cũng như nhân viên phục vụ trong trường. Nhưng cứ xem cái cách mà Vins đang đối xử với khách hàng thì có thể thấy những người làm cho Vins chắc cũng không dễ dàng gì!

Và khi ta không có được những thứ mà ta đã từng yêu thì hãy học cách yêu những gì ta sắp có. Thay đổi luôn tốt, cánh cửa này đóng lại sẽ có một cánh cửa khác mở ra. Tối qua mình cũng đã nói chuyện với con gái về chuyện chuyển trường. Bản tính con hướng nội, còn nhiều nhút nhát nhưng bù lại con là một người cực kỳ hiểu lý lẽ, thấy đúng là làm theo chứ không hề mè nheo hay vòi vĩnh. Đó là điều mình luôn tự hào về con! Chuyển trường đồng nghĩa với việc con phải đi học xa hơn, mẹ phải thêm nhiệm vụ đưa đón nhưng mình xem đó là một cơ hội để gần gũi, trò chuyện, khơi gợi về cuộc sống nhiều hơn cho con (vừa hay mình rất khá khoản này!). Những ngày hè oi bức, những chiều mưa tầm tã, những sáng mùa đông rét cắt da cắt thịt… có thể sẽ rất vất vả cho hai mẹ con nhưng đấy chẳng phải là cơ hội rất tốt để hòa mình vào với thiên nhiên hay sao? Đường phố có bụi bặm, tắc đường, ngập lụt đôi khi sẽ khiến chúng ta bực bội, chán nản nhưng đấy chính là cuộc sống thực, là cơ hội không thể tuyệt vời hơn để con quan sát, rèn luyện kỹ năng sống và tư duy giải quyết vấn đề. Mẹ tin rằng không có thầy cô nào, dù tinh hoa đến mấy, có thể hiểu được con hơn mẹ; không có một chương trình IB, Cambridge, chuẩn CIS hay kỹ năng sống thế kỷ 21 nào có thể dạy cho ta tốt hơn chính những trải nghiệm mà ta có trong đời sống thực. Đối với mẹ mà nói, một vệt nắng cuối chiều, một áng mây hồng rực, một tiếng chim líu lo, một bông hoa bừng nở… mới chính là thứ giúp cứu rỗi mẹ trong những lúc yếu lòng nhất chứ không phải những bằng cấp này nọ, khả năng nói tiếng Anh lưu loát hay phẩm chất công dân toàn cầu nọ kia.

Còn thì với những lãnh đạo của Vinschool ư, khi niềm tin đã vỡ vụn, cố nhặt lại làm gì tóe máu xước da???

Tác giả: Yen Tran

Tâm sự cảm động của một phụ huynh Vinschool đã cho con nghỉ học

“Học Mầm Non Vinschool Như Thế Nào?” Cảm Nhận Từ Phụ Huynh

Trích dẫn:

HỌC MẦM NON VINSHOOL NHƯ THẾ NÀO?🥰

1. HỌC PHÍ VINHSHOOL NHƯ THẾ NÀO?

Mầm non Vinshool có 3 hệ: Cơ bản/ Tăng cường tiếng anh/ Nâng cao theo thứ tự phí từ thấp đến cao.

Tại Royal City không có hệ cơ bản nên em chọn hệ tăng cường tiếng anh cho con

Một năm lớp Kai sẽ có 3 kì học: học hè/ kì 1 /kì 2.

Phụ huynh có 2 sự lựa chọn đóng phí:

+ Đóng làm 2 lần: Lần 1 là kì hè và kì 1, lần 2 là kì 2

+ Đóng 1 lần: đóng cả năm luôn

Học phí của Vin bao gồm phí đóng đầu năm + học phí + phí bán trú ( tức là tiền ăn bữa sáng + trưa + 2 bữa phụ)

Tổng số học phí chia ra 12 tháng thì trung bình là 5.8tr/ tháng

Học Phí của Vin không bao gồm tiền ngoại khóa. Như Kai nhà em năm rồi có 3 đợt ngoại khóa, tổng chi phí là 700k ( nếu bố mẹ không đăng kí cho con đi thì không cần đóng khoản này. Con đi lớp bình thường, vẫn có cô giáo trông tại lớp)

2. CHƯƠNG TRÌNH HỌC CỦA CON NHƯ THẾ NÀO?

– Đây là chương trình song ngữ nên mỗi ngày con sẽ học 1 tiết tiết anh. 1 tuần con học xen lẫn giữa giáo viên nước ngoài và giáo viên Việt Nam. Vì lớp Kai còn bé nên các con hát và chơi trong giờ tiếng anh là chủ yếu ( E có dự giờ 1 buổi nên em cảm nhận được)

– Trong một kì sẽ có một vài chương trình phụ huynh được tham gia với con. Ví dụ như chương trình kể chuyện cho con trên lớp, tham dự giờ học tiếng anh, gói bánh chưng cùng con…

– Các ngày lễ lớn như Tết Nguyên Đán nhà trường có tổ chức trò chơi dân gian/ hội chợ/ bán sách… cũng khá hay và các con đi tham quan cũng rất thích.

Nhìn chung, bản thân em cảm nhận chương trình học của các bạn lớp nhỏ khá thú vị. Một ngày con được học và chơi kết hợp. Có nhiều chương trình bố mẹ tham gia cùng con.

3. VIỆC ĂN UỐNG CỦA CÁC CON

– Mỗi ngày các bố sẽ được báo sẽ lịch ăn/ thực đơn của các con hàng ngày. Ở Vin sẽ là ăn sáng + bữa phụ sáng+ ăn trưa + bữa phụ chiều nên buổi sáng nhà em khá nhàn.

– Riêng ngày thứ 6, bữa trưa sẽ là Buffet

– Các cô sẽ nhận xét việc ăn uống của con hàng ngày cho bố mẹ trên app để bố mẹ tiện theo dõi. Bố mẹ có thể note lại những điểm bố mẹ muốn cô để ý hơn đến việc ăn của con và các cô sẽ phàn hồi lại

– Lớp mầm non sẽ đón con vào 7h30 là sớm nhất. Các cô đến sớm từ 7h15p để dọn vệ sinh lớp học và chuẩn bị đồ dùng cho các con. Bố mẹ có thể đưa con đến sớm hơn nhưng các cô không khuyến khích vì con đến quá sớm sẽ bụi.

– Con sẽ được đón từ 16h – 17h30p. Quá giờ trên, phí là 50k/tiếng đón muộn.

– Người đến đón các con phải là người nhà được đăng kí từ trước ( tối đa là 3 người ví dụ như bố mẹ hoặc ông bà). Nếu có người khác đến đón bố mẹ nhắn tin báo với cô và gửi ảnh chụp CMt để xác nhận.

5. CẢM NGHĨ VỀ GIÁO VIÊN NHƯ THẾ NÀO?

– Mỗi lớp của Kai có tối đa 24-25 bạn với 3 cô giáo chủ nhiệm. Riêng em thấy các cô lớp Kai đều xinh, trẻ và thương các con lắm.

– Tiêu chí của em khi các con đi học mầm non là con thích đi học, ở lớp chơi vui vẻ với thầy cô và các bạn. Giờ ăn con ăn ngon miệng hết suất. Kai nhà em thì em thấy học ở đây các tiêu chí trên khá ổn. Con rất quý các cô ngày nào đi ngủ cũng nhắc tên 3 cô giáo chủ nhiệm xong mới ngủ được.

6. ĐIỂM CHƯA HÀI LÒNG

– Vì không gian chung của R5 Royal City khá chật nên các con khi được ra ngoài chơi cũng loanh quanh ở sảnh tầng 1 và thi thoảng lắm mới được ra sân nên lúc đầu em cũng phân vân lắm nhưng do em làm tại Royal nên vẫn ưu tiên việc tiện lợi để dễ dàng đưa đón con

Ø KẾT LUẬN:

Qua hơn 1 kì cho Kai học tại Vin bản thân em cảm thấy khá hài lòng về nhà trường, cô giáo và sự tiến bộ của con. Như e nói ban đầu tiêu chí quan trọng nhất mà em đặt ra là con thích đi học, ăn chơi ngủ tốt và yêu các cô nên em cảm thấy ổn.

Các bác có ý định cho con học Vin thì bài viết này là một ví dụ tham khảo.

Em cũng đính kèm ảnh để các bác dễ hình dung.

Với trường nào cũng thế, cũng có ý kiến khen chê, quan trọng nhất là các bác đưa ra tiêu chí ưu tiên và chọn trường đáp ứng được các tiêu chí đó.

Khi Nào Thì Phụ Nữ Nên Quyết Định Ly Hôn Chồng?

Trong đời sống hôn nhân, việc giận hờn cãi vã là chuyện ai cũng gặp phải. Tuy nhiên không phải cứ cãi vã là sẽ dẫn đến ly hôn. Thế nên cần phải tỉnh táo nhận định có nên dừng lại hay tiếp tục. Cùng bài viết giải đáp thắc mắc khi nào nên ly hôn chồng.

6+ dấu hiệu nhận biết khi nào nên ly hôn

1. Người chồng vô trách nhiệm với gia đình

Một người chồng vô trách nhiệm sẽ chẳng có gì đáng để người phụ nữ phải níu kéo.

Người đàn ông là trụ cột chính của gia đình, khi đó cuộc sống mới thực sự êm ấm. Nếu như người chồng vô trách nhiệm với gia đình thì nên ly hôn sớm sẽ tốt hơn. Vô trách nhiệm với gia đình như không quan tâm tới vợ con, không lo lắng cho tương lai gia đình, chỉ thỏa mãn ham muốn bản thân.

Khi sống cùng với những người không có trách nhiệm thì không thể nương nhờ được. Sẽ không thể cùng nhau xây dựng hạnh phúc gia đình. Bất kỳ người vợ hay chồng vô trách nhiệm đều nên tính đến chuyện ly hôn.

Luôn đổ lỗi cho nhau cũng là một biểu hiện của sự vô trách nhiệm. Mọi thất bại hay khó khăn mắc phải đều đổ lỗi cho vợ thì khoảng cách giữa hai người sẽ ngày càng xa cuộc sống sẽ khó hạnh phúc. Với những người như vậy thì bạn cũng sẽ tự có câu trả lời cho câu hỏi khi nào nên ly hôn chồng.

2. Thường xuyên cãi vã cau có vì những chuyện nhỏ nhặt

Chỉ vì những chuyện nhỏ nhặt mà cả hai thường xuyên cãi nhau thì nghĩa là không hợp nhau.

Người chồng luôn cảm thấy không vừa mắt với tất cả những việc làm của vợ. Khi đó là dấu hiệu của việc mất dần tình cảm. Dù chuyện có nhỏ nhặt đến mấy cũng khiến ông chồng cau có nóng giận. Khoảng thời gian này thường xảy ra khoảng 4 năm sau khi kết hôn. Lúc này cả hai đã hiểu rõ những tật xấu của nhau, cặp vợ chồng nào thông cảm cho nhau bỏ qua những chuyện nhỏ nhặt mới tiếp tục xây dựng hạnh phúc được.

Khi nào thì nên ly hôn chồng? Nếu như luôn cãi vã vì những chuyện nhỏ nhặt thì chính những việc đó sẽ âm ĩ dần dần là đứt tình cảm vợ chồng. Đôi khi điều này còn tệ hại hơn việc phạm phải những lỗi lầm lớn. Bởi nó làm cho đời sống tinh thần của cả hai không được thoải mái, mệt mỏi không thể có tiếng nói chung. Sống cùng nhau mà không thể mang đến hạnh phúc thì nên giải thoát cho nhau.

3. Coi trọng bạn bè nhưng không coi trọng vợ

Với một ông chồng chỉ biết coi trọng bạn bè mà không coi trọng vợ thì tốt nhất là nên ly hôn.

Với bất kỳ ai bạn bè đều rất quan trọng. Tuy nhiên nếu coi trọng bạn bè hơn cả vợ của mình thì không nên sống chung với người đó nữa. Biểu hiện của việc này là đặt bạn bè lên trước những công việc của gia đình. Bạn bè luôn là thứ ưu tiên số một hơn cả vợ. Việc không đánh giá cao đối phương cũng là biểu hiện của việc này. Khi đó chồng sẽ luôn có cách nhìn coi thường vợ. Những dấu hiệu đó mách bạn nên kết thúc cuộc hôn nhân này sớm.

4. Hay lừa dối, không thủy chung

Xã hội hiện đại ngày nay mọi cuộc hôn nhân đều xuất phát tự nguyện. Nó được dựng xây trên cơ sở của tình yêu. Khi nào nên ly thân và khi nào nên ly dị? Khi mà tình yêu đã không còn, người đàn ông cũng không coi trọng nghĩa vợ chồng. Họ thích đam mê những thú vui bên ngoài mà không chăm lo cho vợ con nữa thì không nên gìn giữ hạnh phúc này.

5. Ông chồng có khuynh hướng bạo lực

Xã hội hiện đại không có chỗ cho bạo lực, do vậy bất cứ ông chồng nào có xu hướng bạo lực đều không nên tiếc nuối. Bạo lực sẽ khiến cho hạnh phúc gia đình tan nát. Một người chồng nát rượu thường hay đánh đập vợ con thì không nên chung sống. Khi chồng mình thường hay dùng vũ lực để dạy vợ con thì người đó không coi trọng vợ, do vậy ly hôn là cần thiết.

6. Hết tình nghĩa vợ chồng

Một cuộc hôn nhân thì hạnh phúc sẽ cần có sự vun vén, yêu thương, chăm sóc từ cả hai phía. Nếu người vợ phải hy sinh vì gia đình, trong khi chồng lại dửng dưng ngoài cuộc. Bạn cần biết tình yêu phải đi đôi tình cảm vợ chồng thì mới có thể duy trì được hạnh phúc. Cuộc hôn nhân chỉ là sự cố gắng của người vợ sẽ mãi mãi không thể trọn vẹn. Khi nào nên quyết định ly hôn? Câu trả lời giản đơn là khi đã cạn tình, cạn nghĩa vợ chồng.

7. Nên ly hôn khi nào? – Khi đã ly thân lâu năm

Khi hạnh phúc không còn, hai người quyết định sống riêng để cho nhau không gian riêng. Tình cảm cạn kiệt, không muốn nhìn thấy nhau, không muốn gặp nhau thì tiêp tục để làm gì? Cứ mãi như vậy khác gì khối ung nhọt trên cơ thể đâu? Thay vào đó hãy ra quyết định giải thoát cho nhau đi.

Cách bỏ chồng nhanh nhất

Khi ông chồng có những dấu hiệu như vậy mà chị em không biết khi nào nên ly hôn chồng thì có thể nhờ thầy Pá Vi. Thầy Pá Vi từng giúp nhiều chị em ly hôn một cách dứt khoát để có hạnh phúc mới. Nhiều ông chồng đối xử không tốt với vợ nhưng lại không cho vợ ly hôn muốn hành hạ vợ. Thầy Pá Vi đã giúp người vợ làm bùa ghét để vợ chồng có thể ly hôn một cách êm thấm. Cách làm này rất hiệu quả giúp giải thoát cho chị em đi tìm hạnh phúc mới. Đồng thời đã qua kiểm chứng thực tế nhiều năm qua.

“Bùa chia tay từ thầy Pá vi hoàn toàn lành tính, kết quả trọn vẹn ai đi đường đó. Song lại không ảnh hưởng tới cả hai, ly hôn nhẹ nhàng nhất.”

Kết luận: Tóm lại hạnh phúc gia đình không dễ gì có được. Nếu chị em gặp những người chồng tốt thì sẽ được hạnh phúc. Ngược lại thì chị em phải tỉnh táo để nhận định được khi nào nên ly hôn chồng. Bài viết trên đã cung cấp những thông tin bổ ích cho các bạn, giúp chị em biết được khi nào nên ly hôn chồng. Khi muốn ly hôn thì nên liên hệ trực tiếp thầy Pá vi để có cách tốt nhất ly hôn:

Zalo – Viber – WhatsApp – Điện thoại: 0918.334.190 (tuyệt đối không gọi- chỉ nhắn tin)Mail: cuasotinhyeu255@gmail.comFacebook: https://www.facebook.com/buayeupavi

9 Lý Do Phụ Huynh, Học Sinh Lựa Chọn Trường Thpt Fpt

1. Trường học an toàn

Với mô hình nội trú, chương trình đào tạo có định hướng và đề cao sự phát triển toàn diện, hệ thống quản lý chặt chẽ, trường THPT FPT sẽ giải quyết được những lo lắng này của phụ huynh về việc học tập và sinh hoạt của con em mình. Bên cạnh đó, an ninh đảm bảo tại trường giúp các em tránh các tai nạn giao thông và tệ nạn xã hội bên ngoài.

3. Liên hệ chặt chẽ gia đình – nhà trường

Hệ thống internet, SMS, đường dây nóng với giám thị v.v… sẽ là cầu nối gắn kết cha mẹ – nhà trường để cùng phối hợp giáo dục và hỗ trợ các em.

Hệ thống CNTT hiện đại cũng giúp quá trình liên hệ thông tin giữa gia đình và nhà trường được diễn ra chặt chẽ.

Ngoài việc đáp ứng những yêu cầu đầu ra cơ bản nhất của hệ thống giáo dục Việt Nam, tạo điều kiện tốt nhất để học sinh có thể tiếp tục theo học các chương trình đại học Việt Nam, Trường THPT FPT cũng sẽ là lựa chọn hoàn toàn phù hợp đối với các gia đình có định hướng cho con đi du học, hay theo học các chương trình giáo dục đại học. Nhà trường đặc biệt chú trọng dạy ngoại ngữ, công nghệ thông tin, kỹ năng tư duy, kỹ năng học tập – phương tiện để các em tự tin bước vào môi trường học tập tại nước ngoài.

4. Định hướng nghề nghiệp sớm

Một trong những lo lắng lớn nhất của các bậc phụ huynh là định hướng như thế nào cho con cái về nghề nghiệp tương lai. Do thiếu định hướng, nhiều học sinh thiếu thông tin, không ý thức được đam mê, sở thích cũng như xu hướng nghề nghiệp của bản thân. Đây là nguyên nhân đẩy không ít bạn trẻ đến “bi kịch” chọn nhầm trường, làm trái ngành nghề.

Tại Trường THPT FPT, bắt đầu từ năm lớp 10, học sinh sẽ được tiếp cận với kỹ năng triển khai dự án thông qua môn học “Project”. Các năm lớp 11-12, học sinh sẽ được triển khai các dự án tìm hiểu nhiều ngành nghề khác nhau trong xã hội, kết hợp với các chương trình tham quan, sinh hoạt, nói chuyện chuyên đề. Bên cạnh đó là hệ thống CLB sở thích đặc biệt được xây dựng, nhằm giúp các em học sinh phát hiện và nuôi dưỡng đam mê, khả năng của bản thân, từ đó tự định hướng được nghề nghiệp cho mình.

Tất cả những thông tin được bồi đắp trong suốt quá trình học này sẽ giúp các em có khả năng tiếp cận và lựa chọn nghề nghiệp phù hợp với bản thân, giảm thiểu những bi kịch chọn nhầm trường, chọn sai ngành, và sau này là làm trái nghề, gây lãng phí lớn cho gia đình, xã hội.

5. Phương pháp giáo dục tiên tiến – rèn luyện tính tự lập

Đồng thời các em được định hướng phát triển toàn diện, thông qua chương trình phát triển cá nhân với các lớp học kỹ năng mềm, kỹ năng làm việc nhóm, kỹ năng quản lý thời gian, cách ứng xử giao tiếp trong cuộc sống …, các hoạt động ngoại khoá, thể thao, nghệ thuật phong phú.

Môi trường nội trú cũng là điều kiện lý tưởng để học sinh rèn luyện tính tự lập và khả năng hòa đồng tập thể, từ đó sớm trưởng thành và chững chạc hơn trong cuộc sống, sẵn sàng cho những giai đoạn du học hay ở xa gia đình sau này.

6. Cơ sở vật chất hiện đại

Cơ sở vật chất đầy đủ, trang thiết bị hiện đại của Trường THPT FPT sẽ đảm bảo một môi trường học tập chất lượng, thân thiện cho học sinh.

ĐỐI VỚI HỌC SINH

7. Môi trường phát triển toàn diện – Trở thành công dân toàn cầu trong tương lai

Ở trường THPT FPT, kỹ năng mềm được đưa vào các hoạt động ngoại khóa cũng như được giảng dạy như một môn học chính. Nhờ đó, học sinh sẽ được làm quen và rèn luyện tư duy phản biện, tinh thần tự chủ, tích cực, sự năng động, kỹ năng mềm, khả năng thích nghi với môi trường… Đây là những bước đà quan trọng cho các em tiến đến thành công.

8. Môi trường học vui vẻ, nhiều trải nghiệm

“Học qua trải nghiệm” sẽ là một phương pháp được áp dụng triệt để tại trường THPT FPT. Theo đó, học sinh sẽ được tạo điều kiện để tham gia nhiều hoạt động, các câu lạc bộ từ văn hoá, nghệ thuật, thể thao, giải trí… hay tham gia vào những câu lạc bộ sở thích. Bầu không khí vui tươi, sôi nổi này sẽ là động lực giúp học sinh học tập thoải mái, phát triển về cả thể chất và tinh thần và cũng là cơ hội giúp học sinh khám phá bản thân và trở nên năng động hơn.

9. Trưởng thành hơn trong cuộc sống

Môi trường học tập của trường THPT FPT sẽ mở ra nhiều cơ hội để mỗi học sinh được trải nghiệm và trưởng thành hơn. Với thời gian biểu học nội trú 5 ngày/tuần, các em sẽ gần như được tự chủ hoàn toàn cuộc sống riêng tư của mình, tự giải quyết những vấn đề cá nhân. Đây sẽ là môi trường tốt để học sinh rèn luyện khả năng tự lập và từ đó sớm trưởng thành và chững chạc hơn trong cuộc sống. Nếu cần, bất cứ lúc nào các em cũng có thể chủ động xin tư vấn, trợ giúp từ các thầy cô quản nhiệm cũng như thầy cô chủ nhiệm.

Học sinh được lựa chọn một số môn học, các hoạt động ngoại khóa hay CLB sở thích phù hợp theo khả năng và nguyện vọng của mình. Những hoạt động phong phú trong trong trường chính là nhân tố đánh thức những đam mê, sở thích, khả năng tiềm ẩn trong mỗi học sinh.

TRƯỜNG THPT FPT TUYỂN SINH NĂM HỌC 2021 – 2022

Chỉ tiêu (dự kiến): 750 học sinh

Phương thức tuyển sinh: Xét học bạ bậc THCS hoặc Xét điểm thi vào 10 do Sở GD&ĐT địa phương tổ chức.

Địa chỉ: Khuôn viên Trường Đại học FPT, Khu CNC Hoà Lạc, Thạch Hoà, Thạch Thất, Hà Nội.

Hotline: (024) 7300 6800

Email: thpt@fpt.edu.vn

Fanpage: https://www.facebook.com/THPTFPT

Cập nhật thông tin chi tiết về Thêm Một Phụ Huynh Vinschool Quyết Định Ra Đi trên website Thanhlongicc.edu.vn. Hy vọng nội dung bài viết sẽ đáp ứng được nhu cầu của bạn, chúng tôi sẽ thường xuyên cập nhật mới nội dung để bạn nhận được thông tin nhanh chóng và chính xác nhất. Chúc bạn một ngày tốt lành!