Ăn Chuối Tiêu Xanh Có Tốt Không / Top 9 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Đau Dạ Dày Có Nên Ăn Chuối Không, Ăn Chuối Tiêu Và Chuối Xanh Có Tốt?

Một trong những nguyên nhân gây nên tình trạng đau dạ dày chính là thói quen ăn uống không hợp lý. Do đó, việc thực hiện một chế độ ăn khoa học sẽ giúp cải thiện tình trạng bệnh đáng kể.

Để trả lời câu hỏi đau dạ dày có nên ăn chuối không, trước hết chúng ta cùng tìm hiểu về những thành phần, công dụng của loại trái cây này với sức khỏe con người.

Chuối là loại trái cây phổ biến, chứa nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và có thể hỗ trợ bảo vệ sức khỏe. Ăn chuối có thể giảm huyết áp, giảm nguy cơ ung thư, ngăn ngừa bệnh tiểu đường và hỗ trợ hệ thống tiêu hóa.

Trong chuối có hàm lượng chất xơ lớn, được xem như một loại thực phẩm “vàng” giúp hỗ trợ cải thiện các vấn đề về tiêu hóa. Theo các nghiên cứu, một quả chuối cỡ trung bình có thể cung cấp khoảng 10% chất xơ cần thiết cho một người khỏe mạnh bình thường.

Ngoài ra, lượng prebiotic dồi dào có vai trò kích thích sản sinh ra các lợi khuẩn. Vì vậy, sử dụng chuối thường xuyên có thể tăng cường lượng men vi sinh, cải thiện tình trạng bệnh, nhiễm vi khuẩn Hp và điều trị tình trạng tiêu chảy.

Bên cạnh việc ăn chuối trực tiếp, bạn cũng có thể chế biến chuối thành nhiều món ăn khác nhau để làm phong phú thực đơn cho gia đình.

Nhìn chung, chuối được xem là loại trái cây phù hợp cho bệnh nhân đau dạ dày và rối loạn tiêu hóa. Tuy nhiên, việc bổ sung chuối cần chú ý liều lượng cũng như thời gian để tránh làm cho tình trạng bệnh trở nên nghiêm trọng hơn.

Đau dạ dày ăn chuối tiêu được không?

Như đã phân tích ở trên, chuối là an toàn cho người bệnh dạ dày. Tuy nhiên, người bệnh nên hạn chế ăn chuối tiêu, đặc biệt là chuối tiêu xanh vì trong những loại thực phẩm này có chứa những hợp chất gây kích ứng cho hệ tiêu hóa và dạ dày. Để hạn chế những ảnh hưởng tới dạ dày, mỗi ngày bạn chỉ nên ăn từ 1 – 2 quả chuối tiêu chín sau bữa ăn.

Bên cạnh đó, nhiều người thường có thói quen ăn chuối tiêu cùng 1 ly sữa thay cho bữa sáng để bắt đầu một ngày với, nhưng điều đó không hề tốt cho những bệnh nhân đang có dấu hiệu của bệnh đau dạ dày. Hành động này diễn ra trong thời gian dài sẽ khiến cho dạ dày bị tổn thương, các vết loét ngày càng lớn, gây ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh.

Do đó, khi ăn chuối nếu cảm thấy những cơn đau bụng bất thường bạn nên đến gặp bác sĩ chuyên môn để được thăm khám và chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh.

Cách chữa đau dạ dày bằng chuối xanh

Chữa đau dạ dày với chuối tiêu xanh và mật ong

Chuẩn bị nguyên liệu: chuối tiêu xanh, mật ong

Cách thực hiện:

Tước vỏ chuối xanh, ngâm trong nước muối loãng để loại bớt nhựa

Thái mỏng, phơi khô, bảo quản trong lọ thủy tinh

Mỗi lần sử dụng lấy vài miếng chuối khô đem tán mịn, cho thêm mật ong vào trộn lẫn

Kiên trì dùng, bạn sẽ thấy hiệu quả sau khoảng 1 – 2 tháng

Cách chữa đau dạ dày với chuối tiêu xanh và các loại thảo mộc

Chuẩn bị nguyên liệu: chuối tiêu xanh, kim tiền thảo, rễ cỏ tranh, bông mã đề

Cách thực hiện

Chuối xanh tước bỏ vỏ, ngâm trong nước muối loãng để loại bớt nhựa

Rửa sạch các thảo mộc

Cho tất cả các nguyên liệu vào nồi đun sôi trong khoảng 10 phút

Lọc lấy nước cốt uống, loại bỏ bã

Có thể nấu nhiều nước và để tủ lạnh dùng dần, thay cho nước lọc sẽ đạt được hiệu quả điều trị.

Tuy nhiên, các phương pháp này chỉ mang đến tác dụng cho những người bị đau dạ dày trong giai đoạn đầu. Những người bệnh nặng cần có thời gian hồi phục lâu hơn, do đó, bạn nên đến gặp bác sĩ để được chẩn đoán và nhận phương pháp điều trị phù hợp nhất. Bên cạnh việc sử dụng phương pháp chữa dạ dày từ chuối tiêu, bạn cũng cần xây dựng và thực hiện chế độ ăn uống khoa học, thường xuyên luyện tập thể dục thể thao để tăng cường sức đề kháng cho cơ thể.

Đau dạ dày có nên ăn chuối tây không?

Chuối tây là loại chuối được khuyến cáo là loại chuối phù hợp nhất với bệnh nhân dạ dày. Bởi một số tác dụng tuyệt vời mà loại chuối này mang lại cho sức khỏe:

Vitamin K trong chuối có khả năng tăng cường hoạt động của hệ tiêu hóa, hỗ trợ điều trị đau dạ dày, kích thích dạ dày tăng cường sản sinh chất nhầy bảo vệ thành và niêm mạc dạ dày.

Hoạt chất pectic (một loại glucid) trong chuối có khả năng giảm kích ứng khó chịu lên đường tiêu hóa, giảm đau, đầy bụng khó tiêu.

Chất oxy hóa Delphinidin trong chuối có khả năng ngăn ngừa sự hình thành và phát triển của các gốc tự do trong cơ thể, hạn chế sự phát triển của khối u trong thời gian dài.

Chuối cũng có khả năng sản sinh lợi khuẩn bảo vệ cơ thể khỏi sự xâm nhập của vi khuẩn Hp – tác nhân chính gây nên bệnh.

Ăn Chuối Tiêu Có Béo Không? Nên Ăn Chuối Tiêu Thế Nào Đúng Cách?

Có rất nhiều loại chuối như chuối sáp, chuối ngự, chuối tây, chuối lùn, chuối tiêu… Trong đó, chuối tiêu là loại được nhiều người yêu thích hơn cả bởi những giá trị dinh dưỡng và lợi ích cho sức khỏe mà chuối tiêu mang lại. Tuy nhiên, việc giàu dinh dưỡng như vậy cũng là băn khoăn của nhiều người bởi họ chưa xác định được ăn chuối tiêu có béo không? Câu hỏi này cũng tương đồng với ăn chuối tây có béo không mà mình đã giải đáp trước đó.

Cũng giống như nhiều loại trái cây giàu dinh dưỡng khác, chuối tiêu cũng hoàn toàn có thể khiến cho tình trạng tăng cân béo phì trở nên mất kiểm soát. Tuy nhiên, đó là trong trường hợp sử dụng chuối tiêu quá nhiều, sử dụng không đúng cách.

Chuối tiêu là chuối gì?

Chuối tiêu là một loài cây thảo có chiều cao từ 5 đến 6m, sinh trưởng nhiều ở khu vực Đông Nam Á. Người Việt Nam còn có nhiều tên gọi khác dành cho chuối tiêu như chuối tiêu tử, chuối già, chuối bản tiêu, chuối ba thư…

Tinh bột

Protein

Chất béo

Đường tự nhiên

Các loại vitamin: Vitamin A, B11, C, E, ..

Các loại khoáng chất: canxi, photpho, kẽm..

Pectin – 1 glucid

Chất chống nhiễm trùng đường ruột

Những tác dụng của chuối tiêu

Trước khi tìm hiểu xem ăn chuối tiêu có béo không, hãy xem qua những tác dụng của chuối tiêu với sức khỏe con người:

Chuối tiêu giúp trị bệnh cao huyết áp

Để cân bằng lượng natri, kali và acid trong cơ thể, bệnh nhân mắc cao huyết áp có thể dùng mỗi ngày vài quả chuối tiêu. Những khoáng chất trong loại quả này giúp cho cơ tim hoạt động một cách điều độ, kiểm soát tốt tình trạng huyết áp. Ngoài ra, các khoáng chất kể trên còn tốt cho sức khỏe của hệ cơ bắp và hệ thần kinh.

Trong chuối tiêu có chứa một loại hoạt chất có thể kích thích não sản sinh ra các amin giúp tinh thần sảng khoái, giảm căng thẳng mệt mỏi, buồn phiền. Do vậy, những người mắc chứng trầm cảm được khuyên nên ăn thêm nhiều chuối tiêu để cải thiện bệnh trạng, trở nên phấn chấn hơn.

Bài thuốc dùng chuối tiêu hầm với một chút đường phèn để trị ho được dân gian lưu truyền và cho thấy hiệu quả rất tốt. Những hoạt chất có trong chuối tiêu giúp thông đờm, bổ phổi, giảm ngứa và giảm bớt các cơn ho.

Chuối tiêu có thể trị chứng tiểu ra máu, trị trĩ

Khả năng nhuận tràng do có nhiều chất xơ và các hợp chất bôi trơn đường ruột giúp cho tình trạng trĩ được cải thiện. Ngoài ra, chuối tiêu còn có khả năng làm giảm tình trạng tiểu ra máu.

Chất chống vi khuẩn và nấm trong vỏ chuối tiêu được cho là rất hiệu quả trong việc điều trị ngứa ngoài da.

Các chuyên gia cho rằng, chuối tiêu có khả năng làm giảm cholesterol xấu có hại cho cơ thể. Những bệnh như bệnh động mạch vành do sự tồn tại quá cao của cholesterol trong cơ thể có thể được ngăn ngừa bởi việc dùng chuối tiêu.

Bài thuốc dùng chuối tiêu để giảm cholesterol bằng cách: đem khoảng 50gr chuối tiêu rửa sạch, thái lát rồi đun lấy nước uống. Có thể dùng chuối tiêu tươi hoặc phơi khô đều được.

Uống nước chuối tiêu trong khoảng 10 đến 20 ngày để nhận thấy hiệu quả.

Chuối tiêu có nhiều vitamin, chất chống oxy hóa có lợi cho làn da. Dùng chuối tiêu chín đem thái thành lát mỏng, đắp lên da thay cho mặt nạ dưỡng da. Mỗi tuần làm từ 2 đến 3 lần để có được làn da mềm mịn, căng bóng.

Kết hợp đắp mặt nạ với thưởng thức chuối tiêu chín sẽ mang đến hiệu quả chăm sóc, làm đẹp da từ trong ra ngoài.

Ăn chuối tiêu có béo không?

Lượng tinh bột có trong chuối tiêu rất cao. Ăn chuối tiêu vì vậy mà vừa nhanh no, nên sẽ hạn chế việc dung nạp các chất khác vào cơ thể.

Mặt khác, chất xơ có trong chuối tiêu cũng rất nhiều. Ăn chuối tiêu sẽ no lâu và giảm cảm giác thèm ăn những món thưc phẩm có chứa nhiều năng lượng khác. Đồng thời, lượng xơ trong chuối còn giúp kích thích hệ tiêu hóa làm việc hiệu quả hơn, đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, góp phần đốt cháy lượng mỡ dư thừa.

Ăn chuối tiêu đúng cách

Để việc ăn chuối tiêu có thể đem lại những lợi ích tốt nhất cho sức khỏe và không gây tăng cân, béo phì, các bạn cần lưu ý một số điểm sau:

Không nên ăn chuối tiêu khi dạ dày đang đói: Kali và magie trong chuối tiêu có thể khiến cho cơ thể gặp phải các vấn đề khó chịu như chướng bụng, đầy hơi, mệt mỏi do rối loạn hệ tim mạch vì tăng kali. Tốt nhất nên ăn sau khi bụng đã được giải tỏa cơn đói.

Với những người không muốn bị tăng cân, béo phì thì nên sử dụng chuối tiêu trước bữa ăn nhưng trước đó cần phải lót dạ bằng một số đồ ăn nhẹ.

Do trong chuối có thành phần dễ gây buồn ngủ là serotonin, nên chúng ta không nên ăn chuối tiêu vào buổi sáng sau khi thức dậy. Nó có thể khiến cho chị em rơi vào tình trạng buồn ngủ, ảnh hưởng đến khả năng tập trung và chất lượng công việc.

Những chị em có tình trạng răng miệng không tốt như bị sâu răng, men răng kém…không nên ăn nhiều chuối tiêu. Nếu ăn thì cần phải ăn trước khi đánh răng.

Lượng đường cao của chuối tiêu cũng có thể khiến cho lượng đường trong máu tăng, không tốt cho những bệnh nhân đang điều trị tiểu đường.

Những người đang ở tình trạng thừa cân béo phì cũng không nên ăn chuối tiêu. Lượng dưỡng chất và calo có trong chuối tiêu có thể khiến cơ thể bị tích tụ thêm năng lượng dư thừa, khiến cân nặng lại tăng lên.

Với những người có sức khỏe bình thường, mỗi ngày cũng chỉ nên ăn khoảng 1 hoặc 2 quả chuối tiêu đã chín. Không nên ăn nhiều quá tránh việc dư thừa dưỡng chất cơ thể cần cho một ngày hoạt động.

Trẻ Nhỏ Không Ăn Được Chuối Tiêu ?

Chúng ta vẫn thường nghe các cụ già nhắc nhở con cháu, nhất là nhắc nhở các người mẹ trẻ là “Chớ có cho trẻ nhỏ ăn chuối tiêu, nếu không dễ bị tiêu chảy, đi lị đấy”. Lời khuyên này không phải gần đây mới có, mà nó đã có từ biết bao đời nay rồi. Vì sao lại có lời khuyên không đúng, nhưng lại truyền tụng từ đời này qua đời khác ở khắp mọi nơi như vậy? Đó là vì thời xưa, khoa học chưa phát triển, dân trí chưa được mở mang, điều kiện vệ sinh trong gia đình còn kém, vấn đề khử độc và giữ gìn vệ sinh bảo đảm vô trùng đối với đồ ăn thức uống còn bị hạn chế và rất không tốt, dẫn tới tình trạng nhiều trẻ nhỏ bị chết vì bệnh lị, bệnh tiêu chảy, các bệnh trúng độc thức ăn hoặc tiêu hóa không tốt. Trong khi đó, chuối tiêu là loại quả khi chín rất dễ nấu hoặc để sây sứt rất dễ bị các loại vi trùng xâm nhập và sinh sôi nảy nở. Nếu không chú ý cẩn thận, cho trẻ ăn những quả như thể rất dễ sinh các bệnh về đường ruột, từ đó dẫn tới hiểu lầm và quan niệm sai về chuối tiêu.

Thực tế chuối tiêu là một loại quả cực quí, nó vừa có thành phần tinh bột cao, khi chín sẽ chuyển biến thành đường levulose rất dễ được cơ thể hấp thu. Mặt khác, thành phần muối vô cơ và vitamin cũng rất phong phú. Chính vì vậy mà nó là loại quả đặc biệt được coi là loại thức ăn có hai ưu điểm nổi bật: vừa cung cấp chất đường như những loại lương thực giàu chất tinh bột nhất, lại vừa cung cấp vitamin và muối vô cơ như những loại quả có giá trị dinh dưỡng cao. Chuối tiêu là loại thức ăn rất tí tưởng đối với trẻ nhỏ, người ốm và người già.

Có người cho rằng “chuối tiêu khó tiêu hóa”, rồi “người đau dạ dày không nên ăn” v.v… Sự thực, bản thân chuối tiêu rất dễ tiêu hóa, người bị bệnh đau dạ dày ăn cũng rất tốt. Những thành phần đường trong chuối tiêu rất dễ lên men, nếu ăn quá nhiều, làm cho chuối tiêu và thức ăn lưu trệ trong dạ dày thời gian quá dài thì đúng là nó sẽ gây nên tiêu hóa không tốt, dễ sinh tiêu chảy; mặt khác, do trong chuối tiêu có chứa một chất gọi là 5- hydroxytryptamine, khi ăn quá nhiều chuối tiêu một lúc sẽ làm cho lượng lớn chất này vào trong cơ thể, làm rối loạn công năng của dạ dày và ruột, gầy nên bị tiêu chảy. Chỉ cần chú ý không nên ăn một lúc quá nhiều, nhất là phải hết sức tránh vừa mới ăn cơm xong đã lại ăn ngay nhiều chuối tiêu thì rất dễ xảy ra tình trạng như vậy. Hơn thế nữa, do chuối tiêu có nhiều thành phần đường và các thành phần dinh dưỡng khác cho nên các vi khuẩn rất dễ sinh sôi nảy nở ở những chỗ đã bị dập nát, chín nẫu. Như ta đã biết các vi khuẩn đường ruột rất dễ xâm nhập và sinh sôi nảy nở trong các thức ăn, đồ uống bảo quản thiếu vệ sinh, nhất là khi chuối đã bị biến chất, chứ nếu chuối chín tới, còn nguyên vẹn, sạch sẽ thì nó không có vi khuẩn gây bệnh. Chuối tiêu sở dĩ bị hiểu lầm là dễ gây nên bệnh ở đường ruột chính là vì có một số người ăn phải những chỗ chuối bị hư hỏng biến chất, chứ bản thân chuối tiêu không phải là nguyên nhân gây nên bệnh tiêu chảy và bệnh kiết lị, mà trái lại, nó còn có tác dụng cầm tiêu chảy nữa.

Hiện nay ở Mỹ, các bà mẹ đã bắt đầu thử nghiệm cho cả trẻ sơ sinh ăn chuối tiêu, qua thử nghiệm thấy có thể cho trẻ sơ sinh ăn ở mức độ hạn chế rất tốt. Còn khi trẻ đã được từ 4 tháng tuổi trở lên, cho trẻ ăn chuối tiêu sẽ rất yên tâm, không có vấn đề gì, mà ngược lại, rất tốt. Chỉ có điều là do công năng tiêu hóa và sức đề kháng của trẻ nhỏ còn yếu kém, cho nên khi cho chúng ăn chuối tiêu, cần phải chọn loại chuối tiêu hoàn hảo, tinh khiết nhất và cho ăn làm nhiều lần, mỗi lần ít một, như vậy rất tốt. Các chuyên gia y học Mỹ cũng phát hiện ra rằng thường xuyên ăn chuối tiêu có thể phòng được bệnh cao huyết áp, vì chuối tiêu có chứa nhiều loại vitamin, nhiều kali và magiê, hàm lượng natri lại thấp, không có chứa chất cholesterol, có nhiều đường thiên nhiên, cho nên là thức ăn rất tốt đối với những người bị bệnh cao huyết áp và bị các bệnh về tim mạch. Các nhà khoa học ở Cộng hòa liên bang Đức cũng đã phát hiện ra là ăn chuối tiêu có thể tạo nên một thành phần hóa học trong cơ thể, có tác dụng kích thích hệ thần kinh, đưa lại khoái cảm, vui tươi, tĩnh tại, làm giảm đau, an thần nữa.

Chính vì thế cho nên cần đả phá quan niệm cũ cho rằng “Không được cho trẻ nhỏ ăn chuối tiêu”. Chỉ cần giữ đúng nguyên tắc mấu chốt là cho trẻ nhỏ ăn loại chuối tiêu tốt, đảm bảo còn nguyên vẹn và cho ăn với lượng vừa phải. Cả hai nguyên tắc này đều cần thiết không những đối với trẻ nhỏ, những người ốm yếu, mà còn đối với cả những người lớn tuổi, khỏe mạnh nữa, bởi vì chính thành phần đường trong chuối tiêu cao, nên nếu ăn quá nhiều một lúc sẽ dễ làm cho người ta béo quá. Mặt khác, vì chuối tiêu có nhiều nguyên tố vi lượng kali và magiê, nếu lượng hấp thu quá nhiều chất này một lúc cũng sẽ làm mất cân đối theo tỉ lệ cần thiết giữa các chất natri, canxi, kali, magiê và sắt trong cơ thể, và như vậy cũng sẽ không có lợi đối với sức khỏe.

Chuối Tiêu Rất Tốt Nhưng Không Nên Ăn Liền 3 Quả

Chuối tiêu là loại trái cây cung cấp dinh dưỡng dồi dào cho cơ thể. Nghiên cứu của Đại học Warwick (Anh) và Đại học Naples (Ý) đã phát hiện ra rằng, mỗi ngày ăn ba quả chuối tiêu (nhưng không phải là ăn 3 quả cùng một lúc) thì có thể làm giảm nguy cơ bị đột quỵ. Ăn ba quả vào sáng, trưa và tối sẽ cung cấp đủ lượng kali và làm giảm 21% nguy cơ tắc động mạch não.

Các tác giả cũng cho biết: Tại rất nhiều nước hiện nay, lượng kali mà một người hấp thụ hàng ngày thấp hơn nhiều so với lượng khuyến cáo, ví dụ đề xuất cho người trưởng thành ở Anh là 3.500 milligram.

Nếu như mọi người ăn nhiều các loại thực phẩm giàu kali hơn đồng thời giảm lượng muối ăn thì số người chết trên toàn cầu hàng năm sẽ giảm 1.155.000 người.

Mọi người cần biết rằng, tỷ lệ chết do đột quỵ đứng thứ hai sau ung thư và bệnh tim, chỉ tính riêng tại Anh, mỗi ngày có 200 người chết do bị đột quỵ.

Mặc dù ăn chuối tiêu là rất tốt, nhưng nhất định phải ăn với lượng vừa phải. Một chuyên gia dinh dưỡng cho biết, không nên ăn 3 quả chuối tiêu một lúc, nguyên nhân chính là chuối tiêu có tính hàn, tì vị (lá lách và dạ dày) hư hàn, người đau dạ dày tiêu chảy nên ăn ít chuối. Mặt khác trong chuối tiêu có chứa nhiều ma-giê, nếu ăn nhiều chuối, sẽ sinh ra tác dụng ức chế hệ thống huyết mạch của tim, sẽ gây ra cảm giác tê tê, cơ bắp tê liệt và thậm chí cả các triệu chứng buồn ngủ, mệt mỏi, nếu như lúc này đang lái xe sẽ dễ gây ra tai nạn giao thông, cho nên những người hay lái xe cần đặc biệt chú ý.

Trường kỳ ăn chuối tiêu khi đói bụng sẽ rất có hại cho sức khỏe

Trường kỳ ăn chuối tiêu khi đói bụng không chỉ bất lợi cho sự tiết axit của dạ dày, mà còn có thể gây ra thiếu máu vì thiếu chất dinh dưỡng. Đối với những người bị viêm thận cấp tính và mãn tính, người bị suy thận mà nói cách giảm cân này là điều cấm kỵ, bởi vì trong chuối tiêu chứa khá nhiều muối kali, nếu tiêu thụ quá nhiều sẽ làm tăng gánh nặng của cho thận, làm chậm sự chuyển biến của bệnh, và có thể khiến cho bệnh tình càng xấu đi. Ngoài ra, chuối tiêu có chứa tinh bột và đường tương đối dồi dào, do đó, bệnh nhân tiểu đường nên chú ý đến lượng ăn để tránh bị tăng đường huyết.

Khi chuối chưa chín, da chuối là màu xanh lá cây, khi bóc lớp vỏ ăn sẽ thấy vị chát và rất khó nuốt. Chuối là loại trái cây nhiệt đới và cận nhiệt đới, để tạo điều kiện thuận lợi cho việc vận chuyển và bảo quản, khi chọn chuối người ta không thể chờ lúc chuối chín, mà sẽ chặt khi chúng vẫn đang còn vỏ xanh đậm. Vị chát này chính là đến từ một số lượng lớn các astringency tannic có trong chuối. Axit tannic có tác dụng kết tụ rất mạnh, có thể làm cho phân và nước tiểu kết thành một thể rắn dẫn tới bị táo bón. Điển hình nhất là người già và trẻ em, sau khi ăn chuối chưa chín, không những không giúp nhuận tràng mà còn có thể gây ra táo bón.

Trong kỳ kinh nguyệt mà ăn chuối tiêu sẽ dễ bị đau bụng

Hầu hết các chị em phụ nữ đều thích ăn chuối tiêu, bởi vì nó có hương vị đặc biệt và có tác dụng nhuận tràng. Nhưng các chuyên gia chỉ ra rằng trong kỳ kinh nguyệt, phụ nữ không nên ăn quá nhiều chuối tiêu, vì chuối tiêu thuộc về thức ăn lạnh, trong kỳ kinh nguyệt ăn quá nhiều món ăn lạnh, máu sẽ bị nhiệt độ kích thích, làm thay đổi sự lưu thông của máu, tạo thành cục máu đông, gây ra đau bụng kinh,

Mai Trà biên dịch