Ăn Măng Tre Tươi Có Tốt Không / Top 12 Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 9/2023 # Top Trend | Thanhlongicc.edu.vn

Măng Tre Bao Nhiêu Calo? Ăn Măng Tre Có Tốt Không?

Măng tre là phần cây non hoặc mầm của cây tre, được thu hoạch trước khi măng phát triển được 2 tuần, khi đó măng tre cao khoảng 30 cm. Măng tre được coi là một loài cỏ cao lớn nhất trong hệ sinh thái.

Đối với người Việt Nam nói riêng và Châu á nói chung, măng tre là một trong những loài cây hữu ích nhất thế giới. Với hương vị nhạt nhưng rất tươi và giòn, măng tre được ưa chuộng từ Trung Quốc, Thái Lan tới Ấn Độ, Nepal,…

Có thể bạn chưa biết, măng tre đã được công nhận và xuất hiện trong sử sách của nhà Đường từ những năm 618 trước Công nguyên – 907 sau Công Nguyên. Điều này cho thấy, măng tre từ lâu đã rất nổi tiếng và được con người trọng dụng.

+ Thành phần dinh dưỡng của măng tre

Một trang tạp chí toàn diện về khoa học và an toàn thực phẩm đã khẳng định, măng tre là một loại thực vật đến từ thiên nhiên rất giàu protein, chất khoáng, chất xơ… Nhưng đặc biệt ít đường và chất béo.

Theo đó, măng tre chứa tới 8g chất xơ/ 100g, hàm lượng protein trong măng tre cũng không hề “kém cạnh”, khi chứa tới 2,5 g protein/ 100g. Chưa kể, các chuyên gia nghiên cứu đã tìm thấy 17 loại axit amin và 2 loại axit amin bán thiết yếu trong protein của măng tre.

Thêm vào đó, măng tre chỉ chứa khoảng 2,5 g đường, ít hơn lượng đường có trong một số loại hoa quả và trái cây chúng ta ăn hàng ngày. Như đã nhắc tới bên trên, măng tre chứa rất ít chất béo, bao gồm chất béo bão hòa và không bão hòa – chất béo cần thiết, giúp cơ thể kiểm soát lượng cholesterol xấu trong cơ thể.

Chưa hết, măng tre tuy chỉ một loại cỏ đến từ thiên nhiên, nhưng bên trong măng chứa rất nhiều vitamin, từ vitamin A, E, B (B6, B1, B2, B3,…). Cùng hàng loạt khoáng chất thiết yếu cho cơ thể như canxi, magie, kali, kẽm, đồng,…

+ Măng tre bao nhiêu calo?

Dựa vào những thông tin chúng ta vừa phân tích bên trên, có thể thấy măng tre là một loại thực phẩm có nguồn gốc thực vật nhưng cực kỳ giàu dinh dưỡng. Vậy rốt cuộc, măng tre bao nhiêu calo?

Theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng tại Viện dinh dưỡng Quốc gia, trong 100g măng tre tươi sẽ chứa khoảng 20 kcal. Lượng carbohydrate cũng tương đối thấp, chỉ khoảng 4 g mà thôi.

Ăn măng tre có béo không?

Nếu các bạn còn đang băn khoăn ăn măng tre có béo không? Thì đừng quá lo lắng, bởi theo nghiên cứu từ chuyên gia dinh dưỡng, măng tre sẽ sự lựa chọn không thể lý tưởng hơn đối với những bạn bị thừa cân, đang xây dựng kế hoạch giảm cân lành mạnh, an toàn nhưng hiệu quả cao.

Dựa vào những thông tin phân tích trong câu hỏi măng tre bao nhiêu calo? Dễ thấy, măng tre chứa rất ít calo nhưng đặc biệt giàu chất xơ. Do đó, ăn măng tre sẽ giúp bạn no nhanh, no lâu hơn sau khi ăn, giúp bạn hạn chế cảm giác thèm ăn, ăn vặt hiệu quả.

Trong một nghiên cứu thú vị của tờ báo Dinh dưỡng tại Nhật Bản năm 2011, khoảng 250 chị em nữ giới sau 20 tháng áp dụng chế độ ăn kiêng với măng tre đã cho ra kết quả vô cùng bất ngờ. Theo đó, cứ 1g chất xơ trong măng tre sẽ giảm khoảng 0,25% lượng mỡ thừa trong cơ thể.

Bên cạnh đó, măng tre chứa rất ít đường, tỷ lệ carbohydrate cũng không đáng kể. Kết hợp với hàm lượng vitamin, chất xơ và chất khoáng có tác dụng giảm cân, tốt cho hệ tiêu hóa. Ăn măng tre sẽ giúp bạn thúc đẩy quá trình hấp thụ dinh dưỡng và đào thải năng lượng dư thừa ra khỏi cơ thể. Đồng thời, phòng ngừa nguy cơ mắc bệnh táo bón, chướng bụng,..

Tóm lại, bạn không cần lo lắng việc ăn măng tre sẽ gây tăng cân hay béo phì. Ăn măng tre đúng cách sẽ rất tốt cho cơ thể, bổ sung dưỡng chất đồng thời hỗ trợ giảm cân hiệu quả.

Tác dụng của măng tre đối với sức khỏe

Ngoài công dụng giảm cân giữ dáng, những tác dụng của măng tre đối với sức khỏe con người là gì? Mời bạn đọc cùng tham khảo ngay sau đây.

Bởi măng tre chứa nhiều chất xơ và chất chống oxy hóa, do đó khi ăn sẽ hỗ trợ cơ thể giảm hàm lượng cholesterol hiệu quả. Các chuyên gia dinh dưỡng đã nghiên cứu và chứng minh, lượng cholesterol toàn phần và LDL cholesterol sẽ giảm đi đáng kể nếu bạn ăn măng tren với liều lượng vừa đủ trong 6 ngày. Từ đó, hỗ trợ và cải thiện sức khỏe tim mạch luôn ổn định và khỏe mạnh.

Măng là loại thực vật rất giàu chất chống oxy hóa và flavonoid. Không chỉ chống lại quá trình oxy hóa, các chất này còn có công dụng giảm stress, giảm viêm, tiêu sưng. Đặc biệt là phòng ngừa một số căn bệnh nguy hiểm như bệnh tim, ung thư, đái tháo đường,…

Bởi vậy, măng tre sẽ giúp chúng ta bảo vệ sức khỏe, ngăn chặn sự tấn công từ các tế bào gốc nhờ các chất chống oxy hóa.

Công dụng cân bằng, kiểm soát huyết áp, là một trong những tác dụng của măng tre đối với sức khỏe không thể bỏ qua. Nhờ kali – khoáng chất quan trọng, có tác dụng điều hòa, cân bằng nước và điện giải, duy trì hoạt động chức năng tim mạch, cơ bắp,…

Như đã phân tích bên trên, chất xơ trong măng tre vô cùng dồi dào, lên tới 8g/ 100g măng tươi. Ngoài công dụng giảm cân, chất xơ rất tốt cho hệ tiêu hóa. Đối với những người bị táo bón, ăn măng sẽ giúp bạn cải thiện tình trạng này rất tốt.

Ngoài ra, chất xơ trong măng tre còn giúp con người phòng tránh và hỗ trợ điều trị một số vấn đề về tiêu hóa, ví dụ như bệnh trĩ, viêm loét dạ dày,…

Trong măng tre chứa phytonutrients – hợp chất có nguồn gốc từ thực vật, được tổng hợp từ 25.000 chất dinh dưỡng và hoạt động giống như một chất chống oxy hóa mạnh. Bảo vệ sức khỏe khỏi những gốc tự do gây bệnh ung thư. Chưa kể, một dạng chất diệp lục đã được tìm thấy trong măng tre, có khả năng ngăn chặn tế bào đột biến.

Vitamin E là một trong những chất dinh dưỡng nổi tiếng với công dụng làm đẹp, tốt cho da. Vitamin E là một chất chống oxy hóa, có khả năng bảo vệ làn da khỏi những tổn thương, làm chậm quá trình lão hóa da. Bởi vậy, để có một làn da khỏe mạnh, măng tre là thực phẩm không thể thiếu trong chế độ dinh dưỡng của mọi chị em.

Như đã phân tích trong phần măng tre bao nhiêu calo? Có thể thấy, măng tre là một loài thực vật vô cùng giàu khoáng chất, từ magie, kali, photpho… Đặc biệt trong đó là canxi – một loại khoáng chất quan trọng trong cơ thể con người.

Canxi chiếm tới 99% trong xương, răng, móng tay của con người. Vì vậy, măng tre sẽ cung cấp canxi và ngăn ngừa tình trạng loãng xương rất tốt.

Với những người bị bệnh thiếu máu, sắt chính là khoáng chất cần bổ sung ngay lúc này. Trong măng tre chứa hàm lượng chất sắt tương đối ổn định, sẽ giúp bạn hình thành các tế bào hồng cầu, ngăn ngừa thiếu máu và hỗ trợ quá trình vận chuyển oxy đi khắp cơ thể.

Ngoài những tác dụng kể trên, măng tây còn được chứng minh có khả năng điều trị ngộ độc, chữa lành vết thương, ngăn ngừa bệnh tiểu đường,…

Những ai không nên ăn măng tre?

Mặc dù măng tre rất tốt và mang lại nhiều lợi ích đối với sức khỏe con người. Tuy nhiên, nghiên cứu từ nhiều chuyên gia dinh dưỡng đã chỉ ra, trong măng tre có chứa một loại chất nguy hiểm với sức khỏe con người, đó là cyanide.

Khi đi vào cơ thể, cyanide khi kết hợp với dịch tiêu hóa trong dạ dày sẽ tạo ra axit xyanhydric. Nếu cơ thể bạn không thể chịu được chất độc này, chúng sẽ tự động được đẩy ra bên ngoài. Sau đó, chúng có thể khiến bạn gặp phải tình trạng buồn nôn, đau bụng, đau đầu,… Thậm chí, bị ngộ độc giống với hiện tượng ngộ độc sắn.

Điều này không hề tốt đối với những chị em phụ nữ đang mang bầu, bởi thai nhi sẽ trực tiếp bị ảnh hưởng. Ngoài ra, măng tây sẽ không dành cho những đối tượng sau đây.

Tuy trong quá trình chế biến măng tre, chất độc cyanide đã được giảm xuống mức thấp nhất và không còn là mối lo ngại đối với tính mạng con người. Nhưng lượng cyanide còn lại trong măng, vẫn có thể gây hại dạ dày, khiến vết lở loét dạ dày nghiêm trọng hơn.

Người bị gout nên cẩn trọng khi ăn măng tre, do hàm lượng axit uric có thể bị tăng trong máu, khiến bệnh tình trở nên trầm trọng hơn. Không chỉ măng tre, những người bị gout cũng nên hạn chế ăn măng tây, măng trúc,… Để bảo vệ sức khỏe của bản thân.

Chất canxi trong măng tây không có lợi cho những người bị suy thận và bệnh thận mãn tính. Bệnh thận ngoài vi khuẩn streptococcus gây nên, thì cao huyết áp, đái tháo đường cũng là một yếu tố gây tổn thương thận.

Do vậy, những người bị thận nên cân nhắc và hạn chế hơn khi ăn măng tre. Ngoài ra, những đứa trẻ đang trong giai đoạn phát triển cũng không nên ăn loại thực phẩm này. Để hạn chế nguy cơ thiếu hụt canxi, kẽm, kìm hãm sự phát triển của trẻ do chất axit oxalic trong măng tre gây ra.

Ngày sửa: 29-01-2023

Ăn Măng Nhiều Có Tốt Không? Ăn Măng Tươi Có Tác Dụng Gì ?

Là loại thực phẩm được ưa chuộng chế biến thành nhiều món ăn ngon bổ dưỡng vậy ăn măng nhiều có tốt không? Ăn mang tươi có tác dụng gì ? Tất cả những thắc mắc này sẽ được giải đáp ngay trong bài viết sau đây.

Ăn măng nhiều có tốt không

Các chuyên gia về dinh dưỡng đã cho biết rằng ăn măng giúp đem lại sức khỏe tốt cho con người nếu biết sử dụng đúng cách. Nhưng nếu không biết sử dụng đúng đắn sẽ vô tình khiến măng trở thành con dao 2 lưỡi gây hại đến cơ thể. Hàm lượng độc tố có trong măng là nguyên nhân mà mọi người không nên ăn quá nhiều. Tuy rằng có thể loại bỏ được độc tố bằng cách ngâm rồi đem luộc, vắt kỹ nước nhưng cũng không nên quá lạm dụng thực phẩm này.

Ăn măng tươi có tác dụng gì

Tốt cho tim mạch : Ăn măng rất tốt cho tim vì có rất nhiều những chất dinh dưỡng như selen, kali. Măng không có nhiều carbohydrate và đường nên đối với tim mạch thì không hề gây hại. Lượng chất xơ có trong măng lại rất cao giúp cho việc loại bỏ cholesterol có hại ra khỏi cơ thể nhanh chóng hiệu quả hơn, làm giảm đi nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch.

Phòng chống ung thư hiệu quả : Ăn măng giúp cho cơ thể được cung cấp các chất chống oxy hóa, phytosterol tự nhiên vì thế mà làm giảm đi nguy cơ mắc bệnh ung thư. Hàm lượng chất chống oxy hóa càng cao trong măng có tác dụng loại bỏ đi các gốc tự do có hại gây nên bệnh ung thư, còn phytosterol làm các khối u không tăng trưởng và gây hại được.

Hỗ trợ giảm cân hiệu quả : Hàm lượng chất xơ có trong măng là rất lớn, vì thế nên rất giúp ích cho việc tiêu hóa. Măng không có quá nhiều calo nên ăn măng giúp hỗ trợ giảm cân hiệu quả với những ai ít vận động.

Tăng cường hệ miễn dịch : Cơ thể rất cần được cung cấp các khoáng chất và vitamin mà trong măng lại có rất nhiều. Ăn măng giúp cơ thể được bổ sung dưỡng chất, tăng cường hệ miễn dịch tốt hơn giúp cơ thể hoạt động khỏe mạnh.

Lưu ý khi ăn măng để có lợi nhất cho sức khỏe

Để loại bỏ chất độc này thì cách tốt nhất là đem măng đi luộc kỹ, thay nhiều lần nước, ngâm măng trong nước đủ thời gian trước khi sử dụng, như vậy giúp loại bỏ chất độc trong măng.

Nhiều người thường đem măng ngâm với dấm để ăn hàng ngày. Tuy nhiên cần chú ý đến thời gian ngâm không nên quá ngắn, cần ngâm đủ thời gian để các chất độc bị loại trừ hết. Nếu chưa đủ thời gian ngâm mà đã ăn thì vẫn có khả năng bị ngộ độc.

Không phải ai cũng ăn măng được, có rất nhiều người được khuyến cáo rằng không nên ăn măng vì có thể khiến phản tác dụng. Với những người có tiền sử bị mắc bệnh đau dạ dày thì măng là món ăn cần tránh vì acid cyanhyric trong măng có thể gây hại cho dạ dày, khiến bệnh trở nặng hơn.

Phụ nữ mang thai không nên ăn măng, nhất là trong giai đoạn 3 tháng đầu thai kỳ. Măng có nhiều chất xơ vậy nên có thể dẫn đến no lâu, đầy hơi, không muốn ăn thêm thực phẩm dinh dưỡng nào khác. Đặc biệt là nếu như không cẩn thận thì có thể bị ngộ độc, sẽ gây hại cho cả mẹ và thai nhi. Vậy nên bà bầu thì không nên ăn măng, nếu quá muốn ăn măng thì cần sơ chế, luộc thật kỹ, luộc thật nhiều lần, mở vung khi luộc để độc tố bay đi hết.

Trang chủ : http://zzzazzz.com/

Từ hay tìm kiếm:

ăn măng có những tác dụng gì

ăn măng tươi có độc không

mang dang co tac dung gi

măng tuoi an có tốt không

Mang Thai Có Được Ăn Măng Tươi Không? Bà Bầu Ăn Măng Cần Lưu Ý Những Điều Gì?

Khi mang thai có được ăn măng tươi không?

Măng là một thực phẩm khá phổ biến trong bữa ăn hàng ngày của nhiều gia đình, được các chị em rất yêu thích. Ngoài nước và hàm lượng chất xơ dồi dào, trong măng còn có chứa protein, các loại vitamin, khoáng chất khác như canxi, sắt, kali và phốt pho. Đặc biệt, hàm lượng kali trong măng khá cao, lại ít đường và chất béo sẽ có tác dụng giảm viêm, cải thiện sức khỏe của các tế bào và giảm nguy cơ đột quỵ

Lý giải về vấn đề này, Bác sĩ dinh dưỡng cho biết, măng, đặc biệt là măng tươi có chứa nhiều độc tố, đặc biệt là glucozit sinh acid xyanhydric. Khi gặp men tiêu hóa trong dạ dày, gặp chất chua, glucozit bị thủy phân và giải phóng acid xyanhydric (HCN). Chính acid này gây ra hiện tượng ngộ độc măng.

Các triệu chứng ngộ độc măng thường thấy như đau đầu, nôn ói, khó thở, tụt huyết áp…, thậm chí nhiều trường hợp có thể gây tử vong.

Không chỉ thế, báo khám phá còn cho biết, độc tố cyanide trong măng tươi còn tác động lên chuỗi hô hấp làm bất hoạt các enzym sắt, khiến người ăn bị thiếu oxy, gây ra tình trạng thiếu máu.

Chính vì vậy, dù vẫn chưa có công trình nghiên cứu nào kết luận mẹ bầu ăn măng sẽ khiến thai nhi nhiễm độc. Nhưng các chuyên gia vẫn khuyến cáo, bà bầu nên hạn chế ăn măng, đặc biệt là măng tươi khi mang thai để đảm bảo an toàn cho sức khỏe của cả thai phụ và em bé.

Mách mẹ 6 bí quyết giúp khử độc tố trong măng tươi khi nấu đảm bảo an toàn tốt nhất

Tuy được sử dụng phổ biến như một loại rau xanh nhưng măng lại có tính độc do chứa nhiều chất glycocid, là chất có khả năng biến đổi thành acid cyanhydric gây độc hại cho cơ thể khi sử dụng. Những người ăn phải măng độc thường có triệu chứng nhức đầu, chóng mặt, buồn nôn, rối loạn hô hấp, khó thở…

Để đảm bảo an toàn khi sử dụng măng tươi, chúng ta có thể áp dụng những cách khử độc sau đây:

1. Cách 1

Trước khi sấy hoặc phơi măng khô nên ngâm qua nước muối, lúc sử dụng để chế biến thành các món ăn nên chần lại bằng nước nóng hoặc luộc lại càng tốt. Muối măng chua cũng là một biện pháp là giảm tính độc của măng.

2. Cách 2

Với các loại măng độc, măng đắng nên ngâm bằng nước vôi trong; luộc bỏ vài lượt để bỏ bớt những nước đầu cho tới khi thấy nước trong rồi mới đem chế biến. Trong khi luộc, nấu nên mở vung cho chất độc bay hơi.

3. Cách 3

Măng tươi để cả vỏ rồi xếp gọn vào trong nồi. Cho thêm vài trái ớt đã bỏ hạt, cho nước gạo vào ngập gần hết măng. Đun lửa vừa, khi thử thấy măng mềm thì tắt lửa. Chờ măng nguội, vớt ra lột vỏ, rồi xả lại vài lần bằng nước sạch. Măng sẽ không còn vị đắng, bạn có thể đem chế biến món ăn.

4. Cách 4

Măng hái về bóc vỏ, cắt thành từng lát nhỏ, bỏ thêm nắm lá rau ngót rồi cho vào nồi luộc qua một lần. Khi măng đã chín, nhấc xuống chắt hết nước nóng đi, rồi đổ nước lạnh vào, vớt bỏ lá rau ngót và xả lại với nước lạnh một lần nữa là có thể đem chế biến món ăn.

5. Cách 5

Măng tươi hái về bóc vỏ, bỏ vào nồi nước luộc. Luộc đi luộc lại khoảng 2-3 lần. Sau đó mang ra ngâm nước gạo trong vòng 2 ngày là ăn được (thay nước gạo thường xuyên trong ngày 2 lần/ngày). Hoặc luộc nhiều lần qua nước sôi rồi xả lại bằng nước sạch. Đến khi nào măng mềm nghĩa là chất đắng cũng đi hết, lúc đó mới đem chế biến món ăn.

6. Cách 6

Bóc hết bẹ lá (vỏ măng), rửa sạch đất cát rồi tùy theo từng loại măng độc nhiều hay ít, măng thường hay măng đắng mà có cách xử lý khác nhau. Có thể cắt thành lát mỏng hoặc xé nhỏ thành sợi đem ngâm vào nước sạch qua đêm cho bớt độc rồi rửa lại trước khi chế biến thành các món ăn.

Chia sẻ kinh nghiệm ăn măng tươi khi mang thai của các bà mẹ trẻ hiện nay

Mẹ bé Lala: Mẹ bé Mimi:

Đúng là măng độc đấy, bà bầu nên ăn ít thôi, lâu lâu ăn không sao (như sáng nay em vừa ăn bún măng ngan, lâu không ăn thấy ngon dã man, mà đặc biệt sau sinh mới phải kiêng tuyệt đối thì phải, chứ có bầu nếu thích thì cứ ăn, nhưng vừa phải thôi là okie mà, ăn gì cũng phải đắn đo quá, nên ăn ko, ăn có hại gì ko…thì mệt lắm hic hic

Mẹ bé Sóc:

Khi mang thai ăn măng nhớ luộc kĩ, mở vung là bay bớt Cyanua là được các mẹ ạ, em thậm chí còn luộc 2 lần, mỗi lần sôi mở vung chúng tôi vẫn ăn như điên nè.

Một vài lưu ý khi bà bầu ăn măng cần phải ghi nhớ để tránh ngộ độc thực phẩm

1. Để ăn măng an toàn, bà bầu nên mua măng về, rửa nhiều lần với nước sạch, ngâm muối, sau đó là luộc kỹ khoảng 3 lần mới nên ăn. Chú ý, trong khi luộc măng, mở vung để độc tố bay đi. Cách chế biến này cũng giảm đáng kể độc tố.

3. Trong quá trình luộc măng, nên thường xuyên mở nắp để độc tố bay đi. Đặc biệt, không nên sử dụng lại nước luộc măng, vì đa số chất độc thường đọng lại trong nước.

4. Nói chung, để an toàn cho sự phát triển của cả thai phụ và thai nhi, bà bầu không nên ăn măng thường xuyên, chỉ nên ăn khoảng 2 bữa mỗi tháng, mỗi bữa khoảng 200 – 300 gam. Bởi, các trường hợp bà bầu bị ngộ độc măng thường là do ăn món này quá nhiều.

Giống Măng Tre Bát Độ

Cây giống Măng tre bát độ, có tác dụng tăng cường tiêu hóa, phá đờm, nhuận phổi, giảm béo phì, ăn thường xuyên còn có tác dụng phòng huyết áp cao. Các loại măng “Mạnh Tông”, “Lồ ô”, đặc biệt là măng “Bát Độ”, ngoài việc dùng tươi như một loại rau, còn có thể chế biến đóng hộp (măng củ, măng lát, măng sợi…) đông lạnh, sấy khô, muối chua… rất được thị trường Trung Quốc, Hồng Kông, Đài Loan, Hàn Quốc, Nhật… ưa thích, có nhu cầu tiêu thụ hàng chục ngàn tấn mỗi năm. Tre Bát Độ sinh trưởng trong điều kiện nhiệt độ trung bình năm từ 18 đến 26oC, và có thể chịu nhiệt độ tối đa 34-36oC; lượng mưa từ 1400 đến 3000mm/năm, số giờ nắng từ 1300-1600 giờ/năm hoặc cao hơn. Tre Bát Độ không đòi hỏi cao về đất trồng. Đất đồng bằng, đồi dốc, chân núi thấp đều có thể trồng được. Ưu điểm nổi bật của giống tre này là chịu hạn tốt. Sau khi trồng 2 năm thì tre cho măng; năng suất cao nhất có thể đạt 135 tấn/ha, thấp nhất là 90 tấn/ha. Thời gian thu hoạch có thể kéo dài 15 đến 20 năm, thời gian thu hoạch trong năm có thể kéo dài từ tháng 6 đến tháng 12.

Tiêu Chuẩn Chọn Giống:

Cây giống tre Bát Độ và Điềm Trúc được lấy từ vườn nhân giống riêng. Mỗi mống (gốc) đem trồng để lấy măng có độ dài từ 20 – 30cm, đường kính thân 3- 6cm, ở gốc có một ít rễ.Thời Vụ và Mật Độ Trồng: Trồng vào tháng 2-3 và 4 dương lịch hàng năm, thời điểm bón phân vào tháng 5,6 tháng 7,8 Với khoảng cách 3x3m thì mật độ khoảng 1.100 cây/ha. Đào hố trồng 0,7×0,7×0,3m, bón lót phân chuồng 15 đến 25 kg/hố. Trộn đều với đất trước khi đặt cây giống xuống hố.Làm Đất Và Đào Hố Trồng: Tre Bát Độ và Điềm Trúc không đòi hỏi cao về đất trồng: Thích hợp nhất là đất đồng bằng, đất sung quanh hồ ao, ven sông suối, tầng đất dầy, xốp. Tre Bát Độ và Điềm Trúc chịu được hạn, nên đối với đất đồi núi thấp có độ cao từ 300 – 400m, thậm chí 500m cũng có thể trồng được, tuy nhiên không nên trồng tre Bát Độ và Điềm Trúc ở nơi qúa cao và qúa dốc. Hố đào với kích thước 60cm x 60cm x 60cm, cự ly trồng 4m x 5m tương đương với mật độ 500 – 600 cây/ha.Phân Bón Lót: Bón lót khoảng 15kg phân truồng hoai

Kỹ Thuật Trồng Cây Măng Bát Độ:

Bón lót khoảng 15kg phân truồng hoai cho một hố, sau đó phủ trên phân 1 lớp đất bột và đặt hom giống theo chiều nước chảy để trồng. Sau đó tưới nước vào gốc và phủ kín gốc để giữ ẩm chống khô kiệt, hạn chế cỏ dại.Kỹ Thuật Chăm Sóc Cây Măng Bát Độ:7.1 – Kỹ thuật chăm sóc định kỳ: Tưới nước: cần cung cấp đủ nước cho cây nhất là trong mùa khô, khi trái đang lớn và lúc quả sắp chín. Phòng trừ cỏ dại: Phủ gốc chè bằng cỏ, rác, cây phân xanh… để hạn chế cỏ dại; xới phá váng sau mỗi trận mưa to. Làm cỏ vụ xuân tháng 1-2 và vụ thu tháng 8-9, xới sạch toàn bộ diện tích một lần/vụ; một năm xới gốc 2-3 lần.7.2 – Kỹ thuật Cắt tỉa, tạo hình: Dùng đất, mùn hữu cơ phủ gốc tre, dày 0,2 đến 0,3m. Làm sạch cỏ và xới đất quanh gốc cho tơi xốp (3-4 lần/năm). Khi cây ra chồi măng chỉ để 2-4 chồi ở mỗi hốc. Sang năm thứ 2 chỉ để không quá 8 chồi măng ở mỗi hốc.7.3 – Kỹ thuật Bón phân Cho Cây Măng Bát Độ: Có thể dùng tất cả các loại phân, nhưng tốt nhất vẫn là phân chuồng (20 đến 35 tấn/ha), bón vào mùa đông xuân. Các loại phân có hiệu quả nhanh như urê, NPK, nên bón vào mùa mưa, sau khi làm cỏ, xới đất; mỗi gốc tre bón 0,1 đến 0,25kg. Không thả trâu, bò vào vườn tre lấy măng.Phòng Trừ Sâu Bệnh Cho Cây Măng Bát Độ: + Không được thả trâu, bò, lợn vào rừng tre mới trồng. + Sâu bệnh chủ yếu là: Sâu Voi và bệnh thối măng. Phòng trừ: Sâu Voi thường hoạt động và đẻ trứng vào lúc 9 – 12 giờ và từ 15 đến tối, trong thời gian này nên bắt sâu để diệt. Khi ấu trùng chuyển hoá thành sâu thì dùng thuốc Dipterex 90% pha loãng 1/500 để phun. Bệnh thối măng: Phải dùng thuốc Promidi pha loãng 1/500 phun định kỳ 7 ngày 1 lần để phòng bệnh.Thu Hoạch và Bảo Quản: Khi măng bắt đầu nhú khỏi mặt đất. Thời kỳ đầu mùa mưa, măng mọc chậm thì 5 đến 7 ngày thu hoạch một lần; tháng 8 đến 10, măng mọc rộ, 3 đến 5 ngày thu hoạch 1 lần. Tốt nhất là thu hoạch măng vào buổi sáng. Cuốc bới đất quanh gốc rồi dùng dao cắt măng. Chú ý, khi thu hoạch măng không làm hư hại gốc tre. Làm xong vun đất lên gốc tre như cũ. Từ năm thứ 4 đến năm thứ 6 tre phát triển rất mạnh. Thời kỳ này ta chỉ lấy măng, không để cây con. Đến năm thứ 6 thì để 3 đến 4 cây măng mới mọc, thay cho cây tre mẹ, cắt bỏ các cây mẹ già cỗi vào cuối mùa mưa. Các năm thứ 7-8-9 vườn tre chỉ lấy măng, đến năm thứ 10 thì để lại mỗi gốc 3 đến 4 cây con và đào bỏ gốc cây mẹ. Sau năm thứ 10, mỗi khóm tre chỉ để 8 đến 10 cây mẹ và cứ cách 4 năm thì chặt bỏ 3 đến 4 cây mẹ, để 3 đến 4 cây con mới. Đào bỏ gốc tre già thì năm nào cũng có măng thu hoạch.

#mănggiống, #câytre, #giốngmăngtrebátđộ Nhà khách công vụ, học viện nông nghiệp Việt Nam, Trâu Quỳ, Gia Lâm, HN 0985.70.89.81 – 0974.36.68.69 Tags: Giống măng tre bát độ, cung cấp giống măng tre bát độ, phân phối giống măng tre bát độ, Giống măng tre bát độ giá rẻ, Giống măng tre bát độ giá tốt, bảng báo giá giống măng tre bát độ, mua giống măng tre bát độ ở đâu, cách chọn giống măng tre bát độ, cách trồng giống măng tre bát độ, phòng bệnh giống măng tre bát độ….

Tác Dụng Của Măng Khô, Măng Nứa Khô, Măng Tre Khô

Măng khô là măng tươi được sơ chế rồi đem phơi khô. Nó không chỉ để tích trữ mà măng khô còn đem đến hương vị mới khác hoàn toàn với măng tươi. Nhiều người cho rằng ăn măng không có chất gì. Tuy nhiên theo nghiên cứu khoa học gần đây thì măng chứa rất nhiều dinh dưỡng có tác dụng rất tốt cho sức khỏe.

Măng khô là măng tươi được sơ chế rồi đem phơi khô. Nó không chỉ để tích trữ mà măng khô còn đem đến hương vị mới khác hoàn toàn với măng tươi.

Ở Việt Nam măng khô thường được dùng để nấu các món canh trong các bữa cỗ, tiệc và không thể thiếu vào dịp tết của mỗi gia đình.

Măng khô mang lại nhiều tác dụng tốt cho sức khỏe hơn mọi người vẫn nghĩ.

Theo dinh dưỡng học cổ truyền, măng vị ngọt hơi đắng, tính hơi hàn, có công dụng hóa đàm hạ khí, thanh nhiệt trừ phiền, tiêu thực giả độc, thông lợi nhị tiện, thường được dùng để làm thức ăn và làm thuốc cho những người bị cảm mạo phong nhiệt, ho do phế nhiệt có nhiều đờm vàng, phù thũng do viêm thận, do suy tim và thiểu dưỡng, sởi và thủy đậu ở trẻ em, sốt cao phiền khát, ăn uống chậm tiêu, tiểu tiện bất lợi, đại tiện không thông…

Măng là mầm non của tre nứa…, được gọi bằng nhiều tên khác nhau như duẩn, mao duẩn, trúc duẩn, trúc nha… Đối với nhiều nước ở phương Đông, măng là một trong những loại thực phẩm thông dụng. Ở nước ta, măng cũng là một nguyên liệu được dùng để chế biến nhiều món ăn được mọi người ưa thích. Thật khó có thể nghĩ rằng trên mâm cỗ những ngày Lễ Tết lại thiếu món canh măng.

Có nhiều loại măng khác nhau: Tuỳ theo nguồn gốc có măng tre, măng vầu, măng nứa, măng giang…; tuỳ theo hàm lượng nước chứa trong thành phần có măng khô, măng tươi; tuỳ theo cách chế biến có măng luộc, măng xào, măng hầm, măng chua, măng ớt…

Trước đây, có quan niệm cho rằng măng là một trong những đồ ăn vô bổ, thậm chí không ít người nghĩ rằng ăn nhiều măng sẽ “hại máu”. Nhưng, kỳ thực đây là một trong những loại thực phẩm rất có giá trị, nhất là trong thời buổi hiện nay khi người ta nhiều khi quá ham đồ béo bổ, tinh chế mà bỏ quên các thực phẩm có nhiều chất xơ.

Kết quả nghiên cứu hiện đại cho thấy, măng có chứa khá nhiều thành phần dinh dưỡng. Theo các tài liệu của Trung Quốc, cứ mỗi 100g măng có chứa 4,1g protid (protid chứa trong măng có tới 16 loại acid amin), 0,1g lipid, 5,7g glucid, 22mg Ca, 56mg Photpho, 0,1g Fe, 0,08mg caroten, 0,08 mg vitamin B1, 0,08mg vitamin B2, 0,6mg vitamin B3, 1,0mg vitamin C.

Ngoài ra, trong măng còn chứa khá nhiều Mg và rất giàu chất xơ. Với hàm lượng chất béo, chất đường rất thấp và giàu chất xơ, măng là loại thực phẩm có tác dụng thúc đẩy nhu động ruột, trợ giúp tiêu hóa, phòng chống có hiệu quả tình trạng béo phì, vữa xơ động mạch, cao huyết áp, bệnh táo bón, bệnh ung thư đại tràng và ung thư vú.

Một số nghiên cứu gần đây cho thấy, với hàm lượng Mg khá phong phú và một loại đường đa có trong thành phần, măng có khả năng nhất định trong việc phòng ung, kháng ung và được coi là một trong những thực phẩm chống ung thư.

Còn ăn măng đã được luộc kỹ do đã loại hết HCN nên không xảy ra ngộ độc.Nếu dùng dạng khô hay muối chua thì rất an toàn, vì acid loại bỏ gần như hoàn toàn.

Măng các loại đều có tỷ lệ chất xơ (cellulose) rất cao nên có tác dụng nhuận trường và có tác dụng làm hạ hàm lượng cholesterol trong máu. Vì vậy ở những bệnh nhân có hàm lượng cholesterol trong máu cao thường ăn măng, vì đây cũng là một biện pháp giảm cân và hạ cholesterol hiệu quả.

Tác dụng nổi bật của măng khô

Giúp giảm cân

Măng tre là thực phẩm tốt nhất nếu bạn đang muốn giảm cân. Măng rất giàu chất xơ, giúp thỏa mãn cơn đói. Măng cũng chứa lượng đường và calo không đáng kể. Với tỷ lệ carbohydrate thấp hơn so với các thực phẩm giàu chất xơ khác, măng làthực phẩm giúp giảm cân lý tưởng.

Kiểm soát cholesterol

Măng tre làm giảm lượng cholesterol xấu nhờ chứa lượng chất béo và calo không đáng kể, nhiều chất xơ. Chất xơ giúp giảm lượng cholesterol xấu.

Tốt cho tim

Măng nhiều chất dinh dưỡng thiết yếu và khoáng chất như selen, kali có lợi cho tim. Thêm vào đó, với lượng carbohydrate và đường thấp, măng trở thành thực phẩm lý tưởng giúp phòng các bệnh tim mạch. Măng tre rất giàu chất xơ, giúp đào thải cholesterol xấu ra khỏi cơ thể. Việc đào thải cholesterol dư thừa giúp thanh lọc động mạch và làm giảm nguy cơ mắc bệnh tim.

Chống ung thư

Măng tre giàu chất chống oxy hóa, giúp loại bỏ các gốc tự do và chất phytosterol tự nhiên, góp phần chống ung thư. Chất chống oxy hóa có thể loại bỏ các gốc tự do gây ung thư, trong khi phytosterol tự nhiên trong măng giúp ức chế sự tăng trưởng và đột biến của các khối u.

Tăng cường miễn dịch

Măng chứa nhiều vitamin và khoáng chất cần thiết cho các hoạt động trơn tru của cơ thể. Măng tre giúp nâng cao khả năng miễn dịch. Sự hiện diện của các vitamin thiết yếu như vitamin A, C, E, và B giúp tăng cường chức năng miễn dịch.

Chống viêm

Măng tre cũng thể hiện đặc tính chống viêm hiệu quả. Măng làm giảm đau, viêm cũng như chữa lành vết loét. Măng có thể luộc lên rồi ăn hoặc ép lấy nước và bôi trực tiếp lên vết thương để giảm viêm.

Tốt cho người ăn kiêng

Măng chứa lượng lớn chất xơ, không chỉ làm giảm lượng cholesterol và cải thiện sức khỏe tim mạch mà còn duy trì hoạt động của đường ruột. Trên thực tế, măng là một món ăn lý tưởng nếu bạn đang ăn kiêng để giảm cân. Trong thời đại của lối sống ít vận động, thực phẩm giàu chất xơ mà ít ca lo như măng là sự lựa chọn hoàn hảo.

Chữa các vấn đề hô hấp

Măng tre rất hiệu quả trong chữa trị các vấn đề về hô hấp và rối loạn như khó thở, hen suyễn, viêm phế quản. Do có đặc tính chống viêm, măng cũng giúp chữa bệnh viêm đường hô hấp. Bạn có thể luộc măng và thêm một chút mật ong để làm long đờm một cách hiệu quả.

Chữa vấn đề dạ dày

Măng tre rất giàu chất xơ, giúp làm mềm phân, chữa trị táo bón. Măng cũng chứa các chất khác giúp trị các vấn đề đường ruột và các vấn đề dạ dày.

Kháng khuẩn

Cuối cùng, măng tre có đặc tính kháng khuẩn và kháng virus. Đặc tính này khiến măng là một phương thuốc tuyệt vời cho các bệnh do vi khuẩn và virus.

Các bài thuốc chữa bệnh từ măng khô

Chữa ho do đàm nhiệt, lồng ngực đầy tức khó chịu

Măng tươi mới nhú 60g, luộc chín, thái miếng rồi đem xào với gừng tươi thái chỉ và dầu vừng, chế đủ gia vị, ăn nóng.

Chữa chứng táo bón do nhiệt, phân cứng và khó đi

Măng tươi 60g, luộc chín, thái miếng, đem ninh với 100g gạo tẻ thành cháo, chế đủ gia vị, chia ăn vài lần trong ngày.

Chữa mụn nhọt, đầu đinh

Măng mới nhú ra khỏi mặt đất 20g, bồ công anh 10g, gừng tươi 5g, tất cả rửa sạch, thái vụn, sắc với 2 bát nước lấy 1 bát, chia uống 2 lần trong ngày.

Chữa ho do phong nhiệt

Măng tre 20g, chua me đất 20g, rễ dâu (cạo vỏ, tẩm mật, sao vàng) 10g, gừng tươi 8g. Tất cả rửa sạch, giã nát, thêm một chút đường hoặc mật ong, hấp cơm rồi cho uống.

Chữa hen phế quản

Măng tre 40g, ốc sên 2 con (loại có vỏ to, màu vàng nâu, miệng không có vảy); ốc đem đập vỏ, bỏ nội tạng chỉ lấy thịt, sát với phèn chua, rửa sạch cho hết nhớt, nướng vàng, cho vào nồi đun lấy nước đặc ; măng tre giã nát ép lấy nước rồi hòa với nước ốc cho uống, dùng liên tục cho đến khi bệnh ổn định.

Chữa sởi, thủy đậu giai đoạn đầu ở trẻ em, táo bón ở người lớn

Măng tươi, cá diếc, gừng tươi, hạt tiêu lượng vừa đủ và một chút rượu vang. Cá diếc làm sạch, măng rửa sạch thái miếng, gừng tươi thái chỉ, tất cả cho vào nồi đun chín, chế thêm gia vị, chia ăn vài lần.

Bồi bổ sức khỏe

Măng khô 50g, hải sâm 150g, tôm nõn 20g, rượu vang, đường trắng và gia vị vừa đủ. Tôm nõn ngâm trong rượu hòa với nước cho nở, hải sâm thái nhỏ quân cờ, măng khô thái nhỏ vụn. Đun mỡ trong nồi cho nóng già, cho hành và gừng đập giập vào phi thơm, cho tiếp tôm nõn, măng khô, đổ nước vào đun sôi, cho hải sâm vào đun thêm 10 phút, đổ dầu vừng nóng và hành đã phi thơm lên là được. Là món ăn rất giàu protein và khoáng chất, lượng mỡ và cholesterol thấp, được dùng để bồi bổ cho người già và người mới ốm dậy.

Cách sử dụng măng khô

Sau khi ngâm xong, cho măng vào rổ, để măng ráo nước thì cho vào nồi nước và tiếp tục đun sôi cho đến khi măng mềm hoàn toàn. Nên để nồi măng sôi trong ít nhất một giờ với lửa trung bình. Sau đó, tiếp tục gạn hết phần nước đã đun, cho thêm nước mới và đun trong khoảng một tiếng nữa để măng mềm đều. Trong quá trình đun, nếu thấy nồi măng cạn nước, phải châm thêm nước vào sao cho măng luôn phải ngập trong nước.

Khi măng đã chín mềm, vớt măng ra, cho vào rổ để ráo nước và đợi đến khi măng nguội hoàn toàn thì xé măng thành từng sợi mỏng, tiếp tục rửa lại bằng nước sạch. Lúc này, phần măng khô đã sẵn sàng cho việc chế biến các món ăn.

Ngoài ra, nếu không sử dụng hết lượng măng khô đã luộc chín, bạn có thể cho chúng vào túi có khóa kéo vào bảo quản trong tủ lạnh. Thời hạn sử dụng măng khô trong trường hợp này là một tuần nếu để ở ngăn mát và khoảng hơn một tháng nếu cho vào ngăn đá.

Một số món ăn chế biến từ măng khô: Thịt kho măng khô, bún măng khô, chân giò heo nấu măng khô, miến gà măng khô…

Lưu ý:

– Măng khô các bạn nên ngâm ít nhất 4-5 tiếng cho măng nở hết để khi nấu măng sẽ nhanh mềm hơn

– Móng giò bạn phải nhớ làm sạch trước khi đem nấu

– Khi ninh xương và móng giò bạn lưu ý nếu có bọt phải phải vớt hết bọt ra để nước canh được trong, không bị vẩn đục và nước dùng có mùi thơm. Nếu muốn nước dùng thơm hơn nữa thì bạn có thể cho thêm một mẩu quế nhỏ.

– Cách chọn móng giò ngon: Các bạn nên mua chân sau, nhỏ xương nhiều thịt, bì lại mỏng. Khi chọn móng giò bạn nên chọn những chân thịt chắc khoogn bèo nhèo, nặng khảng 500-600. Bạn chú ý tránh mua chân giò to, lợn gầy, khi nấu sẽ lâu chín và thịt ăn không.

– Cách chọn măng khô ngon: Bạn nên chọn mua những loại măng có màu vàng hơi nâu, còn lưu giữ mùi hương đặc trưng là măng mới. Măng khô chọn măng búp vàng đều không có xơ là măng non. Măng khô thường có 4 loại: măng trúc, măng nứa, măng vầu, măng lưỡi lợn.

Măng trúc nhỏ và nhọn đầu ăn giòn, ngọt. Măng nứa và măng vầu mềm hơn. Ba loại măng này thường được dùng để xào hoặc nấu canh.

Măng lưỡi lợn là loại măng củ, bổ miếng và được sấy khô, khi nấu xắt miếng hình lưỡi lợn và thường được hầm với thịt heo, chân giò trong các bữa cỗ.