Khoai lang là một loại thực vật thân bò với các rễ củ lớn chứa nhiều chất dinh dưỡng mà đặt biệt là hàm lượng tin bột dồi dào. Củ khoai lang có thể dùng làm thực phẩm và lá non của dây khoi cũng được sử dụng như một loại rau sạch ăn được. Củ khoai lang có thể coa màu trắng hoặc đỏ tùy vào mỗi giống khác nhau.
Khoai lang thuộc họ thân thảo dạng dây leo sống lâu năm có tên khoa học là Ipomoea batatas thuộc loại cây nông nghiệp có lá mọc so le, hình trái tim. Khoai lang có nguồn gốc từ khu vực miền nhiệt đới châu Mỹ và ngày nay khoai lang cũng đã được trồng nhiều ở hầu hết tất cả các nước làm nông nghiệp, trong nó có Việt Nam.
Ở Việt Nam khoai lang được trồng nhiều ở các vùng quê và điều kiện sinh sống cần nhiều chất dinh dưỡng, mục đích chính của khoai lang vẫn là phục vụ cho ngành chăn nuôi. Và củ khoai lang đôi khi có thể dùng làm thức ăn cho con người, bởi củ khoai lang chứa rất nhiều chất dinh dưỡng mà hoàn toàn không chứa hàm lượng chất béo và chủ yếu là nước, cabonhydrate, protein, hữu cơ, đường, tinh bột, chất xơ, và các vitamin như Vitamin C, A, Beta caroten, cùng các khoáng chất như kali, kẽm, sắt, can xi…
Ăn khoai lang có tác dụng gì
Ăn khoai lang tốt cho người bị tiểu đường
Bệnh tiểu đường có thể gây ra do sự ăn uống hằng ngày của tất cả chúng ta và quá trình đó làm tích tụ đường trong máu và làm tăng lượng insulin trong cơ thể. Khoai lang có chứa hàm lượng tinh bột dồi dào và hàm lượng đường nhất định nên vì thế mà nhiều người vẫn luôn lầm tưởng rằng ăn khoai lang cũng sẽ có nguy cơ gây bệnh tiểu đường. Nhưng thực tế không phải vậy, đây là loại thực phẩm được cho là rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường bởi vì khoai lang có chứa nhiều carotenoics và lượng carotenoics này được cho là có khả năng làm kháng insulin hiệu quả và là chiếc “chìa khóa’ để giải phóng lượng đường tồn đọng trong máu ra ngoài tế bào để nuôi dưỡng tế bào.
Ăn khoai lang tăng hệ miễn dịch và tốt cho xương
Khoai lang là thực phẩm chứa nhiều tinh bột và lượng vitamin C dồi dào sẽ giúp tăng cường hệ miễn dịch cho cơ thể chống lại các triệu chứng cảm lạnh và virus cúm. Ngoài ra trong khoai lang còn chứa vitamin B6 và các chất kháng viêm sẽ giúp các vết thương nhanh lành hơn và sản xuất ra lượng collagen cần thiết để nuôi dưỡng vết thương cũng như bảo vệ tốt cho làn da
Khoai lang còn được biết đến với tác dụng cung cấp các khoáng chất cần thiết như sắt, kẽm, kali, can xi giúp xương chắc khỏe hơn, tăng cưng bảo vệ hệ tim mạch, thần kinh, giảm stress cho cơ thể và tác dụng phòng ngừa một số tác nhân gây ung thư nguy hiểm…
Như các bạn đã biết đến cà rốt là nguồn cung cấp chất sắt và hàm lượng beta caroten rất nhiều cho cơ thể. Khoai lang cũng vậy, cũng chứa hàm lượng beta caroten dồi dào như cà rốt và chất sắt có phần nhiều hơn, vì vậy ăn khoai lang thường xuyên sẽ giúp thúc đẩy cơ thể sản xuất ra hồng cầu, bạch cầu, bổ sung chất sắt cho nhiều người bị chứng thiếu máu do thiếu sắt, và tăng cường hệ miễn dịch và chuyển hóa tốt các protein.
Ăn khoai lang ngăn ngừa táo bón
Ăn khoai lang giúp đẹp da
Là một trong những tác dụng hiệu quả mà rất nhiều chị em phụ nữ mong muốn đó là tác dụng lmf đẹp da. Bởi vì trong khoai lang không chỉ chứa nhiều dinh dưỡng có lợi cho sức khỏe mà khoai lang còn chứa thành phần chất beta caroten sẽ phát hy tác dụng tăng cường sức khỏe cho đôi mắt và bảo vệ làn da. Loại trừ những tác nhân gây ung thư da và kiềm hãm sự phát triển của sắc tố melanin là một trong những nguyên nhân gây ra nám da.
Nên ăn bao nhiêu khoai lang mỗi ngày
Ăn khoai lang có mập không
Là loại thực phẩm quen thuộc với đời sống chúng ta vì chúng rất nhiều chất dinh dưỡng chính vì vậy mà nhiều người vẫn lo lắng liệu rằng ăn khoai lang có mập không. Tuy nhiên trên thực tế khoai lang là một trong những thực phẩm có khả năng giảm cân rất hiệu quả bởi vì trong khoai lang có chứa hàm lượng tinh bột vừa phải nhưng lại giàu chất xơ nên khi ăn khoai lang sẽ làm cho cơ thể bạn no lâu hơn, khoai lang cũng lầ nguồn cung cấp vitamin đã đủ cung cấp cho cơ thể làm hạn chế các cơn thèm ăn từ đó hỗ trợ tố cho quá trình giảm cân của rất nhiều chị em
Những lưu ý khi ăn khoai lang
Không nên ăn khoai lang quá nhiều vào buổi tối, vì ăn khoai lang nhiều vào bổi tối sẽ khiến cơ thể gặp phải những vấn đề về dạ dày, cụ thể là chứng trào ngược axit dạ dày hay tình trạng đầy bụng không tiêu, ảnh hưởng đến giấc ngủ.
Không nên ăn khoai lang khi bụng đói: mặc dù là thực phẩm giàu chất dinh dưỡng nhưng chúng ta cần biết rõ và không nên ăn khoai lang vào lúc đói sẽ gây nên tình trạng tăng tiết dịch dà dày gây nóng rột, ợ chua, chướng bụng. Chắc chắn rằng nhiều người trong chúng ta đã gặp phải những trường hợp như thế này rồi nhỉ.
Không ăn khoai lang mọc mần và có dấu hiệu hư hỏng: Không riêng gì khoai tây mọc mần mới gây ngộ độc mà khoai lang cũng vậy, bạn cần tuyệt đối không nên sử dụng củ khoai lang đã mọc mần và những củ khoai lang đã có dấu hiệu hư thối vì khi ăn phải những củ khoai lang như vậy rất dễ gây nên ngộ độc, cần hết sức lưu ý.
Giới thiệu tổng hợp bao nhiêu baonhieu.net