Sữa chua là thực phẩm không chỉ tươi ngon, thơm mát, là món yêu thích của nhiều người mà nó còn là thực phẩm vô cùng tốt cho sức khỏe, mang đến nhiều tác dụng chữa bệnh và kể cả trong công cuộc cải tiến sắc đẹp cho chị em phụ nữ. Tuy nhiên việc Ăn sữa chua mỗi ngày có tốt không, có mập không ? luôn là vấn đề thắc mắc được nhiều bạn đọc quan tâm. Để giúp mọi người gỡ bỏ nút thắc này, sau đây bài viết xin gởi đến bạn một số thông tin hữu ích, mời bạn cùng đón xem!
Sữa chua là sản phẩm từ sữa bò tươi hoặc sữa đặc ông thọ được pha theo công thức sữa tươi cho lên men với các vi khuẩn có lợi cho đường ruột. Sữa lên men thành sữa chua do vi khuẩn lactic và hiên tượng này gọi là lên men lactic. Sữa chua có vị sánh, sệt do vi khuẩn lactic đã biến dịch trong sữa thành dịch chứa nhiều axit lactic.
Sữa chua có giá trị dinh cao,chứa đầy đủ các thành phần dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể, gồm các khoáng chất như, vitamin C, D, canxi, kẽm, axit lactic và probiotic. Hàm lượng các chất có trong 180 gram sữa chua bao gồm:
Năng lượng: 100-150 kcal
Protein: ít nhất 8-10 gram
Chất béo: 3,5 gram
Đường: 20 gram hoặc ít hơn
Chất béo bão hòa: 2 gram
Canxi: ít nhất 20% lượng canxi cần thiết hàng ngày
Vitamin D: ít nhất 20% lượng vitamin D cần thiết hàng ngày
Những tác dụng tuyệt vời của sữa chua
Tác dụng sữa chua đối với sức khỏe:
– Cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột: Sữa chua có tác dụng hiệu quả trong việc cân bằng hệ vi khuẩn trong đường ruột, nhất là những trường hợp sử dụng thuốc kháng sinh không đúng cách. Bởi kháng sinh sẽ làm mất cân bằng hệ vi khuẩn trong ruột nên cơ thể rất dễ bị nhiễm bệnh. Đối với những người sử dụng thuốc kháng sinh nhiều nên bổ sung sữa chua trong thực đơn hằng ngày để có thể cung cấp thêm các vi khuẩn có lợi cho đường ruột, đồng thời tiêu diệt những vi khuẩn gây hại cho hệ tiêu hóa.
– Hỗ trợ, giảm các triệu chứng đường tiêu hóa: Sữa chua được biết đến là thực phẩm tốt cho đường ruột, bởi lượng khuẩn lactic trong sữa chua có tác dụng tích cực trong đường ruột và giúp khử hoạt tính của một số vi khuẩn, hóa chất gây hại đến dạ dày, đường ruột. Bên cạnh đó, khi lên men, trong sữa chua sản sinh enzym proteaza giúp hệ tiêu hoá của bạn khoẻ mạnh hơn rất nhiều. Nhờ đó mà những người thường xuyên ăn sữa chua sẽ giảm được các triệu chứng của bệnh viêm ruột, đau dạ dày, tiêu chảy, bị đầy hơi, táo bón và nhiều bệnh khác của đường tiêu hoá.
– Tăng cường sức đề kháng, hệ miễn dịch: Theo như nghiên cứu, cứ 100g sữa chua sẽ có 100Kcal, 3g chất đạm, rất nhiều loại vitamin, khoáng chất, kèm theo 125mg canxi. Hầu hết các chất này đều rất cần thiết cho cơ thể của mỗi người. Ngoài ra, với hàm lượng vitamin, chất khoáng dồi dào sẽ là bờ rào giúp cơ thể bảo vệ sự tấn công từ các vi khuẩn gây bệnh thông thường. Chính vì vậy, việc ăn sữa chua đúng cách sẽ giúp bạn ngăn ngừa được các bệnh về đường hô hấp, cảm cúm, viêm mũi dị ứng.
– Giảm lượng cholesterol và bảo vệ tim mạch: Cholesterol là một chất có trong máu và tế bào của mỗi người. Nó có khả năng tạo ra màng tế bào và các loại Hormone để phục vụ nhiều chức năng cần thiết của cơ thể. Nồng độ Cholesterol(HDL) trong máu thấp sẽ khiến chúng ta gia tăng nguy cơ bị mắc các bệnh về tim mạch. nếu nồng độ Cholesterol cao thì có thể sản sinh ra các LDL có hại, tạo thành các mảng xơ vữa trên nhiều bộ phận của cơ thể như não, mắt, thận và đặc biệt là tim. các khuẩn có trong sữa chua có khả năng phân huỷ được axit mật. Axit mật là một dịch tiêu hoá chứa Cholesterol, đẩy lượng Cholesterol dư thừa ra khỏi cơ thể, cân bằng giữa HDL tốt và LDL xấu, giúp hệ tim mạch và các bộ phận khác trong cơ thể luôn khoẻ mạnh.
– Ngăn ngừa cao huyết áp: trung bình khoảng 70% chúng ta tiêu thụ lượng muối trong cơ thể ít hơn hàm lượng muối hấp thụ, quá trình này diễn ra thường xuyên khiến xảy ra các bệnh suy thận, tim và cao huyết áp. Chỉ cần sử dụng sữa chua hàng ngày, kali có trong sữa chua sẽ giúp cơ thể loại bỏ muối dư thừa trong cơ thể của bạn.
– Chữa bệnh nấm candida: Khuẩn Lactobacillus acidophilus có trong loại sữa chua “sinh học” có thể khống chế bệnh nấm candida sinh dục. Trong một nghiên cứu trên 33 phụ nữ bị nấm âm đạo tái phát (bị nhiễm trùng từ 2-3 lần trong vòng 6 tháng), số lần tái phát bệnh giảm xuống rõ rệt ở những người ăn sữa chua.
Tác dụng của sữa chua đối với làm đẹp:
– Sữa chua làm trắng da: Đối với phụ nữ, sữa chua là “thần dược” trong công cuộc cải thiện sắc đẹp, đặc biệt với sữa chua không đường, có tác dụng hiệu quả trong việc cải thiện làn da ngăm, chai sạm. Chỉ cần 2 thìa cafe sữa chua với 2-3 giọt mật ong vào 2 chén nước. Khuấy đều rồi dùng nước này massage mặt trong 5 phút. Tiếp tục rửa lại bằng nước ấm và vỗ nhẹ lên mặt để da khô tự nhiên. Nếu thực hiện chăm chỉ và đều đặn mỗi sáng, với công dụng làm sạch sâu và xoa dịu làn da hiệu quả, chẳng bao lâu bạn sẽ có được làn da mịn màng như mơ.
– Sữa chua hỗ trợ trị mụn, mờ vết thâm: Sữa chua chứa nhiều thành phần vitamin C, và đặc biệt lượng vi khuẩn có lợi dồi dào. Chính vì vậy mà sữa chua có tác dụng tuyệt vời trong việc giảm mụn và làm mờ các vết thâm. Bạn chỉ việc trộn 1 hộp sữa chua cùng nước cốt của 1/2 quả chanh. Đắp hỗn hợp thu được lên da mặt hoặc những vùng bị mụn trong khoảng 15 phút rồi rửa sạch bằng nước mát. Bạn sẽ thấy vết mụn giảm sưng và mờ đi nhanh chóng.
– Mặt nạ chữa cháy nắng: Trong thời tiết nắng gắt thường khiến da mặt ta bị cháy nắng, đen sạm, chính vì vậy để chữa tình trạng này, các chị em không nên bỏ qua sữa chua, bởi sữa chua sẽ nhanh chóng cải thiện tình trạng này. Bạn chỉ cần trộn đều 1 thìa cafe sữa chua, 3 giọt tinh dầu olive cùng 1 thìa cafe mật ong. Bôi hỗn hợp này lên vùng da bị cháy nắng và để trong 15 phút. Chất kẽm có trong sữa chua sẽ dần thẩm thấu, làm mềm và dịu vùng da bị bỏng rát.
– Sữa tắm dưỡng thể, chống lão hóa: Trộn 10 thìa cafe sữa chua với 2 thìa cafe tinh dầu olive rồi thoa hỗn hợp này lên người, massage nhẹ nhàng và tắm sạch lại sau khoảng 15 phút. Chắc chắn bạn sẽ cảm nhận được vẻ mịn màng và trắng lên từng ngày của làn da.Các nếp nhăn sẽ dần được làm mờ và làn da mềm mịn của bạn sẽ nhanh chóng “quay trở lại” nếu bạn chăm chỉ thực hiện 2-3 lần/tuần.
Ăn sữa chua mỗi ngày có tốt không?
Xin thưa rằng, việc ăn sữa chua mỗi ngày chính là chiếc “chìa khóa vàng” để mang đến cho mọi người sức khỏe tốt, một sức sống căng tràn nhựa sống. Đặc biệt, sữa chua là thực phẩm tuyệt vời cho các chị em phụ nữ. Mặc dù ăn sữa chua mỗi ngày là rất tốt, nhưng bạn cần ăn với liều lượng vừa phải, bởi nếu ăn quá nhiều sẽ dẫn đến tình trạng:
– Khó tiêu: Nếu ăn quá nhiều sữa chua trong ngày sẽ dẫn đến tình trạng đau bụng, đầy hơi, buồn nôn hoặc tiêu chảy. – Dị ứng: Nếu bạn bị ứng với sữa hoặc sữa chua thì không nên dùng vì nó sẽ gây ra tình trạng khó thở, phát ban thậm chí là nôn mửa.
Và để sữa chua có thể hấp thu tốt vào cơ thể, thì bạn nên chọn những thời điểm tốt nhất trong ngày để ăn. Sữa chua ăn vào buổi tối sẽ cung cấp được lượng canxi lớn. Thời điểm này, dạ dày đã tiêu hóa được một phần thức ăn nên độ pH đạt tiêu chuẩn, là môi trường lý tưởng để các vi khuẩn có lợi trong sữa chua tồn tại.Nhưng chú ý, sau khi ăn nên tráng miệng vì nếu không, nó sẽ ảnh hưởng tới men răng, làm sâu răng. Đừng để quá đói mới ăn, chú ý ăn khi dạ dày vẫn còn cảm thấy có chứa lượng thức ăn nhất định.
Khác với việc uống sữa ông thọ hay sữa tươi bất kỳ thì Sữa chua được biết là thực phẩm giàu canxi, nó chính là một liều thuốc để giảm cân hiệu quả. Theo một số nghiên cứu cho thấy, những người bị béo phì đã giảm được 11% trọng lượng cơ thể trong vòng 24 tuần sau một thời gian kiên trì ăn 3 bữa sữa chua và các sản phẩm sữa ít béo hằng ngày. Trong khi đó, những người tẩy chay sản phẩm sữa và tuân theo chế độ kiêng cữ khắt khe lại chỉ giảm được 6,4%. Theo Zemel, canxi từ nguồn sữa có ảnh hưởng lên hoạt động của các tế bào mỡ, giúp chúng chuyển hóa thành năng lượng và đốt cháy hoàn toàn thay vì đọng lại trong cơ thể.
Những lưu ý khi ăn sữa chua bạn cần biết?
Sữa chua không hợp với: Nếu bạn ăn sữa chua cùng với những thực phẩm gia công từ thịt có hàm lượng chất béo cao như lạp sườn, xúc xích, thịt ướp muối thì rất có thể bạn sẽ gây hại cho sức khoẻ của mình. Đó là do axit sunphurơ H2S03 trong những loại thực phẩm này có thể kết hợp với amin trong sữa tạo nên chất gây ung thư.
Sữa chua có thể hâm nóng: Do sợ những vi khuẩn có lợi trong sữa chua bị phá huỷ khi gặp nhiệt độ cao nên nhiều người nhất định chỉ dùng sữa chua lạnh, song thực ra điều này không hoàn toàn chính xác. Việc hâm nóng sữa chua không những không ảnh hưởng đến giá trị dinh dưỡng của sữa mà còn làm tăng thêm hoạt tính của những vi khuẩn sữa, làm tăng tác dụng bảo vệ sức khoẻ của sữa.
Sữa chua và sữa chua dạng nước khác nhau: Sữa chua và sữa chua dạng nước rất hay được quy làm một nhưng thực ra đây là hai sản phẩm hoàn toàn khác nhau. Sữa chua là sữa bò nguyên chất trải qua quá trình lên men tạo thành nên về bản chất nó thuộc phạm trù sữa. Còn sữa chua dạng nước đơn thuần thuộc dòng sản phẩm giải khát.
Những người không nên ăn sữa chua: Trẻ em dưới một tuổi không nên dùng sữa chua. Người hay bị đau bụng đi ngoài, người mắc bệnh đường ruột cần phải thận trọng khi dùng sữa chua. Ngoài ra, bệnh nhân tiểu đường, xơ vữa động mạch, viêm túi mật và viêm tuỵ tốt nhất nên tránh loại sữa chua có đường và hàm lượng chất béo cao nếu không muốn bệnh tình ngày càng trầm trọng.