Bầu Nằm Ngửa Khi Ngủ Có Sao Không / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 6/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bà Bầu Không Nên Nằm Ngửa Khi Ngủ: Vì Sao?

Nhiều chuyên gia khuyến cáo phụ nữ mang thai không được phép ngủ với tư thế nằm ngửa. Vì tư thế nằm ngửa này có nhiều khả năng gây ra tình trạng ngủ không sâu giấc cũng như ảnh hưởng đến sự phát triển của bé trong bụng thậm chí đã có không ít trường hợp đột tử do nằm ngửa.

Trong lần mang thai đầu tiên, mẹ bầu có vô vàn thắc mắc trong đó có tư thế nằm ngủ khi mang thai. Thông thường, mẹ bầu hay nghe các mẹ bầu khác rỉ tai về việc tránh nằm ngửa khi mang thai bởi có khả năng khiến mẹ ngủ không ngon giấc mà lại ảnh hưởng không tốt đến thai nhi. Thực hư của việc này ra sao, mời các mẹ bầu cùng tìm hiểu thông qua bài viết bên dưới.

Nằm ngửa khi mang thai tốt hay không?

Sự thoải mái ngay trong lúc ngủ và sau khi tỉnh dậy là điều kiện tiên quyết giúp mẹ tìm ra tư thế ngủ lý tưởng nhất. Trong 2 tháng đầu của thai kỳ, do thai nhi còn nhỏ, bụng bầu của mẹ cũng chỉ mới phát triển nên mẹ bầu hoàn toàn có thể nằm ngủ với đủ mọi tư thế mẹ thích.

Từ tháng thứ 3 trở đi của thai kỳ, bụng mẹ ngày càng lớn dần do cổ tử cung phát triển ngày một to hơn cũng chính là thời điểm mà mẹ cảm thấy giấc ngủ khó đến hơn. Vào giai đoạn nhiều mối lo này, mẹ bầu bắt đầu phải tập dần những thói quen tốt để giấc ngủ không là một trong những mối bận tâm của mẹ. Tư thế ngủ của mẹ bầu lúc này là tư thế nằm nghiêng hoặc nghiêng sang trái hoặc nghiêng sang phải mà không có tư thế nằm ngửa.

Tư thế nằm ngửa là điều tối kỵ khi mẹ bầu đã bước sang tháng thứ 20 của thai kỳ. Bởi việc nằm ngửa sẽ khiến trọng lượng tử cung gây áp lực lên các tĩnh mạch làm cho máu từ phần dưới cơ thể khó lưu thông lên đến tim. Hậu quả kéo theo là hiện tượng chóng mặt do mẹ nằm ngửa trong một thời gian dài.

Mẹ bầu nằm ngửa ảnh hưởng tới thai nhi như thế nào?

Các chuyên gia cho biết tư thế nằm của mẹ bầu có ảnh hưởng ít nhiều đến sự phát triển của bé cưng trong bụng. Bởi tư thế nằm sẽ gây ra tác động đến dòng máu chảy cũng như quá trình chất dinh dưỡng lưu thông từ cơ thể mẹ đến nhau thai. Chính vì thế mà việc tìm ra tư thế nằm ngủ lý tưởng giúp mẹ ngủ ngon giấc, bé phát triển khỏe mạnh là điều vô cùng cần thiết với bất kỳ phụ nữ mang thai nào.

Nếu mẹ nằm ngửa thì trọng lượng và áp lực sẽ dồn nhiều lên bụng làm cho bụng bầu của mẹ bị kéo căng ra vô cùng mệt mỏi cho cả mẹ lẫn bé. Chưa kể áp lực từ tử cung lên tĩnh mạch khoang dưới sẽ gia tăng cản trở sự lưu thông máu xuống nửa thân dưới của mẹ bầu gây ra nhiều hệ quả khôn lường. Giảm lượng máu đổ về tim cũng như quá trình phát triển của thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng là những hậu quả gây ra do tư thế nằm ngửa mang lại cho các mẹ bầu.

Chưa kể, với những mẹ bầu có tiền sử bệnh cao huyết áp hay bị tiểu đường thai kỳ thì việc mẹ nằm ngủ với tư thế ngửa sẽ khiến chất dinh dưỡng cũng như oxy cung cấp cho thai nhi bị ảnh hưởng nghiêm trọng. Vậy nên, ngủ nghiêng về một phía sẽ là tư thế ngủ lý tưởng cho mọi mẹ bầu. Nhưng nằm nghiêng sang trái hay sang phải là tốt nhất?

Nằm nghiêng về phía bên trái tốt hơn cho sự phát triển của thai nhi vì có đến 80-90% mẹ bầu có tử cung nghiêng sang phải. Khi đó, nếu mẹ nằm nghiêng về phía bên phải khi ngủ thì việc vận chuyển oxy đến bé con trong bụng càng khó khăn hơn gấp bội.

Đặc biệt trong những tháng cuối của thai kỳ khi bụng bầu vượt mặt mà mẹ lại nằm nghiêng sang phải thì nguy cơ cao là thai nhi thiếu hụt oxy và các dưỡng chất thiết yếu là rất lớn.

Tư thế ngủ nghiêng trái là lý tưởng nhất khi mang thai

Mẹ có biết nguy cơ thai chết lưu gia tăng nếu mẹ bầu nằm ngửa trong suốt thai kỳ. Vì thế để phòng ngừa hết thảy các rủi ro có thể có do tư thế ngủ không tốt gây ra mẹ nên tập thói quen ngủ đúng tư thế: nằm nghiêng sang trái khi mang thai.

Việc nằm nghiêng bên trái vừa giúp mẹ cải thiện lưu lượng máu và các chất dinh dưỡng đến nhau thai thuận lợi vừa giúp thận loại bỏ hết các chất thải trong cơ thể hữu hiệu. Tình trạng phù nề chân khi mang thai cũng được hạn chế nhờ vào tư thế nằm nghiêng sang trái của mẹ bầu.

https://babaucanbiet com/ba-bau-khong-nen-nam-ngua-khi-ngu-vi-sao/

nằm ngửa khi mang bầu có tốt không

bà bầu không nên nằm ngửa

vi sao bau ko nen nam ngua

bà bầu tháng thứ 6 nằm ngửa có sao không

đau lưng khi nằm ngửa language:vi

bà bầu nằm như thế nào để tốt cho thai nhi và tim

bà bầu nằm ngửa

bà bầu nằm ngủ

bà bầu mà nằm bắt chân có sao không

Tại Sao Bà Bầu Không Được Nằm Ngửa

Các tư thế bà bầu không nên nằm là: nằm ngửa, nằm sấp và nghiêng bên phải khi mang bầu. Vì đây là các tư thế sẽ có hại cho sức khoẻ của mẹ lẫn thai nhi, nếu thai càng ngày càng lớn thì sẽ dẫn đến nhiều biến chứng không tốt hơn nữa.

Tư thế ngủ cho bà bầu

Benconmoingay.net sẽ chia sẻ với các mẹ bầu từng tư thế ngủ phù hợp nhất theo từng giai đoạn của Tam Cá Nguyệt như sau:

Tư thế ngủ trong kỳ Tam cá nguyệt thứ nhất thai kỳ

Mang thai 3 tháng đầu nên nằm tư thế nào khoẹ mẹ mà cũng an toàn cho thai nhi mới hình thành? Tình trạng căng tức ngực sẽ khiến bạn không thể nằm sấp còn khi bụng lớn lên thì nằm ngửa lại càng khó chịu.

Bà bầu có thể ngủ tùy ý với nhiều tư thế, nằm ngửa hay nằm nghiêng đều thích hợp do bào thai còn nhỏ và lực tác động lên cơ thể của mẹ là chưa đáng kể. Tuy hiên gợi ý của bác sĩ là bắt đầu từ bây giờ, hãy tạo thói quen nằm ngủ nghiêng về bên trái. Nằm nghiêng về bên này sẽ rất tốt cho sự phát triển của thai nhi vì các dưỡng chất trong máu sẽ được vận chuyển tới nhau thai dễ dàng. Nó cũng giúp thận hoạt động dễ dàng, đào thải các chất độc nhanh hơn, giảm nguy cơ phù thũng.

Tư thế ngủ trong kỳ Tam cá nguyệt thứ 2

Tư thế nằm khi mang thai 3 tháng giữa mẹ bầu có thể gác chân lên một chiếc gối để tạo cảm giác thay đổi tư thế khi nửa đêm. Để 1 chiếc gối ở dưới bắp chân và 1 cái ở sau lưng cũng sẽ làm tăng cảm giác thoải mái, dễ chịu. Nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Tư thế ngủ này khiến bà bầu thoải mái hơn và không gây áp lực lên bào thai như các tư thế nằm khác.

Tư thế ngủ trong giai đoạn tam cá nguyệt thứ 3

Tư thế nằm khi mang thai 3 tháng cuối, tử cung thường xoay về phía bên phải, vì vậy bà bầu nên nằm nghiêng trái để giảm bớt áp lực cho các động mạch và vùng xương chậu, đồng thời làm tăng quá trình lưu thông máu, cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Nếu hai chân bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể vừa nằm nghiêng trái vừa kê cao chân một chút sẽ giúp máu lưu thông, làm chân bớt phù nề. Bà bầu có thể mặc áo lót khi ngủ và mang 1 thắt lưng dành cho bà bầu khi ngủ để tăng cảm giác thoải mái. Mặc các trang phục rộng, thoáng khi đi ngủ. Các loại áo cotton sẽ rất thích hợp trong mùa hè. Còn mùa đông, có thể chọn các loại trang phục cotton pha len.

Khi bạn tăng cân trong những tháng cuối, nằm ngửa sẽ khiến toàn bộ trọng lượng thai nhi áp vào cột sống, đè lên ruột và các tĩnh mạch. Nằm ngửa lúc này cũng làm tăng nguy cơ đau lưng, bệnh trĩ và tiêu hóa kém, gây khó thở và cản trở tuần hoàn máu, thậm chí có thể làm giảm huyết áp. Trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực cho vùng bàng quang. Kết quả là bạn vào nhà vệ sinh thường xuyên hơn, khiến giấc ngủ cũng bị ảnh hưởng nhiều hơn.

Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không?

Bên phải cơ thể là nơi các tĩnh mạch chủ đi qua. Khi Bà bầu nằm nghiêng bên phải, trọng lượng của thai nhi sẽ gây áp lực lên các dây chằng và màng tử cung bị kéo căng, mạch máu cũng bị kéo căng, cản trở quá trình lưu thông máu cho thai nhi. Điều này khiến việc cung cấp máu cho em bé bị gián đoạn, khiến thai nhi thiếu dưỡng khí.

Khi nằm sấp khiến chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm, cơ thể sẽ thiếu oxy và cơ chế thải carbon dioxide cũng bị cản trở gây áp lực cho em bé trong bụng, từ đó dẫn đến tình trạng trẻ bị thiếu oxy.

Khi đi làm, vì mệt mỏi nên nhiều bà bầu hay có thói quen nằm gục xuống bàn để chợp mắt một chút. Tuy nhiên ít người biết rằng, tư thế ngủ này sẽ gây ra những ảnh hưởng không tốt cho sức khỏe của cả bà bầu và thai nhi trong bụng. Vì vậy các mẹ bầu làm văn phòng cần hết sức lưu ý, hãy tìm cho mình một chiếc gối đặt sau ghế để có thể ngả lưng mỗi khi mệt mỏi.

Bà bầu ngủ nhiều có tốt không?

Tạp chí Daily Mail (Anh) dẫn lời khuyến cáo của các nhà nghiên cứu: “Việc nghỉ ngơi đầy đủ là rất cần thiết trong quá trình mang thai, tuy nhiên chị em cũng đừng quên dành thời gian để vận động cơ thể. Trong đó, các hình thức hoạt động thể chất thích hợp và có lợi cho việc mang thai là yoga và bơi lội”.

Bên cạnh đó, nếu thai phụ nằm nhiều có thể làm tăng nguy cơ phát triển các cục huyết khối ở tĩnh mạch chân. Khi các cục huyết khối này di chuyển lên phổi sẽ gây thuyên tắc phổi, vô cùng nguy hiểm cho sức khỏe.

Ngoài ra, tình trạng thai phụ thiếu vận động cơ thể còn làm gia tăng mức đường huyết, vốn là tác nhân gây ra bệnh tiểu đường hoặc tiểu đường thai kỳ.

Tác giả nghiên cứu Anthony Scisscione thuộc Trung tâm Y Dalaware cho biết, khi thai phụ thiếu vận động cơ thể có thể gây ra tình trạng cứng cơ và dễ gãy xương.

Theo kết quả nghiên cứu được thực hiện bởi các nhà khoa học Trung tâm Y Các bà mẹ và Thai nhi Dalaware (Mỹ) cho thấy, tình trạng ngủ quá nhiều trong khi mang thai có thể gây nguy hiểm cho sức khỏe của cả bà mẹ lẫn thai nhi.

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm?

Các mẹ bầu nên phân biệt rõ tư thế ngồi xổm theo dân gian hay nói khác với tư thế ngồi được hướng dẫn trong các lớp tiền sản hoặc trong sách ” Cẩm nang cho bà mẹ mang thai “

Để giúp các mẹ bầu phân biệt rõ hãy đọc chia sẻ của một mẹ như sau ” Ừ, thì trong xách dạy là ngồi xổm, nhưng đó không phải là ngồi xổm mà các Mẹ nói đến đâu. Ngổi xổm mà các Mẹ đang bàn là ngồi “chồm hổm” á, 2 đùi sẽ ép về phía bụng. Còn ngồi xổm mà sách nói đó là dạng ngồi nhón trên chân, 2 đùi song song với mặt đất, tạo căng cơ đùi và dễ sinh, hihihi.. “

Tư thế ngồi xổm đúng cách cho bà bầu

Tập tư thế với ghế

Ngồi xổm thường xuyên được coi là bài tập thể dục toàn diện cho phụ nữ mang thai. Bởi nó liên kết làm dãn các cơ giúp bơm máu đến tim nhiều hơn khiến cơ thể được khỏe mạnh, làm săn chắc chân, mở rộng vùng háng thuận lợi cho sinh nở.

Mặc dù ngồi xổm khi mang thai có nhiều lợi ích tuy nhiên cũng cần tham khảo ý kiến của bác sỹ về các bài tập tránh yếu tố rủi ro. Điều quan trọng nhất đối với các bà bầu là cần cẩn thận.

Cung cấp nhiều oxy hơn cho thai nhi

Loại bỏ chứng thoát vị đĩa đệm

Tăng cường lực

Chỉ một hành động ngồi xổm trong khi mang thai là rất hữu ích đối với người phụ nữ. Nó giúp xây dựng lực trong ổ bụng. Nó cũng làm giảm áp lực lên tử cung và giúp có thể sinh tự nhiên một cách dễ dàng hơn. Ngoài ra, khi ngồi xổm khiến ống sinh được hoàn toàn mở rộng thêm, giúp tránh rách và bảo vệ xương chậu.

Tại sao bà bầu không được ngồi vắt chéo chân?

Nghiên cứu cho thấy, bắt chéo chân khi ngồi là nguyên nhân gây nên tình trạng đau lưng và đau cổ khi phải ngồi lâu. Do khi chân này bắt lên chân kia, hông sẽ xoắn lại và gây nên áp lực lên xương chậu, đồng thời làm ảnh hưởng đến hệ thống xương và cơ ở phần cổ, lưng giữa và lưng dưới. Thậm chí, nếu hành động này liên tục lặp lại có thể gây thoát vị đĩa đệm cột sống rất nguy hiểm. Ngoài ra, ngồi bắt chéo chân là còn là “thủ phạm” gây nên những vấn đề sức khỏe sau:

Suy giãn tĩnh mạch: Theo khuyến cáo của chuyên gia y tế, ngồi bắt chéo chân sẽ làm tăng áp lực lên những mạch máu dưới chân làm ngăn chặn dòng chảy của máu. Lâu dần sẽ làm suy yếu và ảnh hưởng đến các tĩnh mạch dưới chân, khiến máu có thể bị tích tụ lại dẫn đến tình trạng suy giãn tĩnh mạch.

Gây tăng huyết áp: Bạn có thể cảm thấy ngạc nhiên, nhưng theo các chuyên gia, ngồi gác chân này lên chân kia cũng có thể làm huyết áp tăng cao hơn bình thường. Nguyên nhân là do bình thường, cơ thể đã phải làm việc “vất vả” để bơm ngược máu từ chân trở về tim để quy trình tuần hoàn máu có thể diễn ra, và hành động ngồi bắt chéo chân của bạn sẽ khiến cho công việc này trở nên khó khăn hơn nữa. Mới đầu, bạn có thể không cảm thấy bất cứ triệu chứng nào khi huyết áp tăng lên, nhưng về lâu dài, đây có thể trở thành một căn bệnh mãn tính.

Từ khoá:

sách cẩm nang cho bà mẹ mang thai

Tại sao bà bầu không nên ngồi xổm

Tại sao bà bầu không được ngồi vắt chéo chân

Bà bầu nằm nghiêng bên phải có sao không

Tư thế ngủ cho bà bầu

Tại sao bà bầu không được nằm ngửa?

Bầu 6 Tháng Nằm Ngửa Có Sao Không? Mẹ Bầu Nào Cũng Nên Tìm Hiểu

Nhiều chị em chưa có kinh nghiệm hẳn sẽ thắc mắc không biết liệu mang bầu 6 tháng nằm ngửa có sao không? Hoặc tư thế nằm như thế nào là tốt cho thai nhi nhất. Hôm nay chúng tôi sẽ chia sẻ kinh nghiệm về vấn đề này cho chị em. Mời bạn theo dõi bài viết sau đây của chúng tôi để cập nhật thông tin.

Bầu 6 tháng nằm ngửa có sao không?

Khi mang thai 2 tháng đầu mẹ bầu có thể nằm ngủ ngửa nhưng từ tháng thứ 3 trở đi bạn không nên nằm ngủ ngửa vì sẽ gây ảnh hưởng thai nhi và cả sức khỏe của mẹ. Khi thai nhi càng lớn dần mẹ càng không nên nằm ngửa mà phải nằm nghiêng sang trái hoặc phải. Bởi vì những lí do như sau:

Khi thai nhi lớn dần mẹ nằm ngửa sẽ khiến trọng lượng và áp lực bị dồn đến bụng bầu khiến bụng bầu bị kéo căng ra gây ảnh hưởng không tốt cho thai nhi. Vả lại tư thế ngủ ngửa như vậy cũng khiến mẹ bầu không cảm thấy thoải mái khi ngủ.

Bên cạnh đó, nếu nằm ngủ ngửa toàn bộ trọng lượng của tử cung cũng đè lên cột sống và toàn bộ mạch máu chính về đường ruột. Áp lực này ảnh hưởng không nhỏ đến dòng máy chảy đến thai nhi và khiến cho mẹ khó thở. Nó còn làm ảnh hưởng đến các vấn đề tiêu hóa như ợ nóng, ợ chua và bệnh trĩ hoặc mẹ bầu có thể cảm thấy đau đầu, chóng mặt.

Nghiên cứu cho thấy rằng, bầu 6 tháng hoặc các tháng khác nếu nằm ngủ ngửa cũng dễ khiến thai nhi bị chết lưu. Bởi khi mẹ bầu nằm ngửa sẽ cản trở lượng máu chuyển đến em bé làm ảnh hưởng đến sự tăng trưởng, phát triển của em bé khiến bé dễ bị lưu thai.

Tư thế nằm ngủ theo giai đoạn tốt nhất cho bà bầu

Tư thế nằm ngủ vào 3 tháng đầu thai kỳ

Bà bầu vào giai đoạn 3 tháng đầu tốt nhất nên nằm ngủ nghiêng và có gối để đỡ áp lực. Nếu bạn nào có thói quen nằm sấp hoặc ôm gối ngủ thì nên từ bỏ vì sức khỏe của cả mẹ lẫn thai nhi. Tuy nhiên giai đoạn 3 tháng đầu này thai nhi còn quá nhỏ nên việc nằm ngửa cũng không gây ảnh hưởng quá nghiêm trọng, thỉnh thoảng mẹ bầu cũng có thể nằm ngửa được.

Tư thế nằm ngủ tốt nhất dành cho 3 tháng giữa thai kỳ

Giai đoạn 3 tháng giữa thai kỳ đặc biệt là bầu 6 tháng nếu nước ối quá nhiều hoặc mang song thai, bà bầu nên nằm nghiêng. Việc ngủ tư thế này giúp giấc ngủ của chị em được ngon hơn mà lại không gây áp lực lên bào thai. Thỉnh thoảng có thể kê chân lên gối mềm và nằm ngửa để tránh tình trạng cảm thấy phân chân nặng nề.

Tư thế nằm dành cho bà bầu giai đoạn cuối thai kỳ

Giai đoạn này tử cung thường xoay về bên phải, nếu bà bầu nằm nghiêng phải sẽ càng làm tăng áp lực lên các động mạch và vùng xương chậu. Điều này làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu và hạn chế cung cấp dưỡng chất cho thai nhi. Chính vì vậy tốt nhất mẹ bầu nên nằm ngiêng sang bên trái để tốt cho thai nhi hơn.

Nếu hai chân của chị mang bầu bị phù to hoặc các tĩnh mạch ở chân căng lên, bà bầu có thể kê cao chân một tí sẽ giúp máu được lưu thông tốt hơn và giảm đi hiện tượng phù nề. Nếu quá mỏi vì phải nằm môt bên bà bầu có thể chuyển sang nằm ngửa và nên thay đổi tư thế liên tục để không tạo áp lực lên thai nhi.

Tư thế nằm ngủ bà bầu cần tránh

Cần tránh nằm ngửa khi mang thai:

Ở 3 tháng giữa của thai kỳ bà bầu không nên nằm ngửa vì tư thế nằm này khiến làm tăng áp lực xuống phía sau của tử cung làm giảm lượng máu dồn đến động mạch chủ. Tử cung sẽ bị thiếu máu và gây ảnh hưởng trực tiếp đến việc hấp thụ các chất dinh dưỡng cũng như sự phát triển của bào thai trong bụng.

Bên cạnh đó, mẹ bầu nên lưu ý đến các loại nệm khi nằm. Nên lựa chọn loại nệm cứng bông ép có tác dụng nâng cao chất lượng giấc ngủ vào ban đêm hơn. Nó sẽ hạn chế làm ảnh hưởng đến cổ, lưng giúp mẹ bầu cảm thấy thoải mái hơn khi ngủ.

Nếu những cách trên không hiệu quả, mẹ bầu có thể thử với tư thế nửa nằm, nửa ngồi nhưng nằm nhiều hơn ngồi để tránh gây mỏi lưng và ê mông. Với tư thế ngủ này giúp làm giảm áp lực đè lên bụng và tim hơn so với tư thế nằm ngửa.

Không nên nằm sấp hoặc gục xuống bàn bởi khi nằm sấp các chức năng hô hấp của phổi sẽ bị giảm dẫn đến cơ thể bị thiếu oxy và cơ thể thải carbon dioxide cũng bị cản trở. Như vậy sẽ gây áp lực cho em bé trong bụng khiến bé bị thiếu oxy.

Chia sẻ của chuyên gia về tư thế nằm ngủ tốt nhất cho bà bầu

Các bác sĩ khuyên bà bầu 6 tháng hoặc giai đoạn khác của thai kỳ nên nằm nghiêng bên trái, chân trái duỗi, chân phải gấp lại. Đây là tư thế tốt nhất dành cho bà bầu, nó giúp tim hoạt động dễ dàng hơn, sức nặng của thai nhi không bị đè lên các tĩnh mạch vận chuyển máu từ chân về tim.

Tư thế ngủ này còn giúp em bé cử động tốt hơn, giảm sưng ở mắt cá chân và tay ở mẹ. Nếu mẹ muốn nằm nghiêng có thể đặt một chiếc gối phía trước chân để gác chân lên giúp bạn thoải mái hơn rất nhiều.

Nằm Ngửa Bụng Cứng Khi Mang Thai Là Bị Làm Sao, Có Nguy Hiểm Không?

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là bị làm sao, có nguy hiểm cho thai nhi không là thắc mắc của rất nhiều mẹ bầu. Đa phần các cơn gò khi nằm đều bình thường nhưng nếu có những cơn gò mạnh hơn và bất thường thì lại báo hiệu thai nhi đang gặp vấn đề.

Các cơn gò cứng bụng khi mang thai thường xuất hiện nhiều ở tam cá nguyệt thứ 2 khiến nhiều mẹ bầu cảm thấy lo lắng.

Bụng căng cứng khi mang thai là hiện tượng bình thường

Thông thường các cơn gò cứng bụng chỉ diễn ra chỉ khoảng 30 giây – 2 phút và thường xuất hiện từ tuần thứ 17, 18 trở đi. Đây là một trong những cơ chế làm việc của cổ tử cung để tập cho quá trình chuyển dạ sau này. Các cơn gò này thường không thấy đau và chỉ gây ra chút khó chịu cho mẹ bầu.

Có nhiều nguyên nhân gây nên các cơn gò, bụng căng cứng khi mang thai, có thể là do:

– Mẹ bầu làm việc vất vả, nghỉ ngơi không đủ

– Quan hệ tình dục cũng gây nên hiện tượng này

– Thai nhi đang lớn dần, phát triển dài ra nên gây nên hiện tượng này.

– Tử cung giãn to tạo áp lực lên cơ thể mẹ bầu.

Thông thường, ở các tháng thứ 4 trở đi khi thai lớn lên thì mẹ bầu sẽ bắt đầu nằm các tư thế nghiêng để em bé phát triển tốt hơn. Đa phần hạn chế các tư thế nằm sấp, nằm không thoải mái.

Nằm ngửa bụng cứng khi mang thai là bị làm sao?

Những cơn gò cứng bụng khi mang thai có thể do nhiều nguyên nhân như đã nói ở trên. Tuy nhiên, khi nằm ngửa các cơn gò này xuất hiện nhiều thì đây có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm nguy hiểm cho em bé.

Nếu nằm ngửa bụng cứng khi mang thai mà mẹ thay đổi tư thế các cơn gò cứng biến mất, bụng không còn căng cứng hoặc không có cảm giác đau thì đó là bình thường. Mẹ nên hạn chế tư thế này vì dễ khiến thai nhi không nhận đủ oxy.

Nhưng nếu nằm ngửa bụng căng cứng kèm theo các cơn đau, cơn gò thì đó có thể là dấu hiệu chuyển dạ sớm, dấu hiệu sinh non nguy hiểm. Khi thấy hiện tượng căng cứng bụng, cơn gò nhiều dù thay đổi tư thế cũng không giảm, đau dữ dội hơn, đau âm ỉ vùng bụng dưới và lưng, các cơn co thắt liên tục với cảm giác đau quặn ruột, càng dồn dập và tăng dần, đặc biệt là ra dịch nhầy âm đạo hoặc vỡ ối thì mẹ cần đi gặp bác sĩ ngay.

Nằm ngửa khi mang thai có nguy hiểm không?

Mặc dù nằm ngửa là một tư thế thuận tiện và các mẹ bầu đặc biệt yêu thích bởi khi mang thai mẹ thường hay bị đau lưng. Nhưng khi mang thai khoảng 20 tuần trở đi thì nằm ngửa lại không phải là tư thế tốt cho em bé.

Trọng lượng của em bé đã bắt đầu lớn lên, tử cung ở giai đoạn này có thể nén động mạch chủ và làm giảm lượng máu cung cấp cho em bé.

Vì vậy, nằm ngửa có thể gây nên ảnh hưởng làm giảm lượng máu cung cấp cho thai nhi, thai nhi, về lâu về dài có thể gây nên hiện tượng thiếu oxy cho thai, thai chết lưu. Vì vậy, bà bầu hãy hạn chế tư thế nằm ngủ này.

Mẹ bầu nên nằm nghiêng, nghiêng về bên trái sẽ tốt hơn, thai nhi nhận đủ oxy và phát triển tốt hơn. Ngoài ra, hãy đầu tư thêm các loại gối ngủ sẽ giúp mẹ bầu có được giấc ngủ êm ái hơn, giảm được các cơn đau lưng, khó chịu.

Việc nằm ngửa bụng cứng khi mang thai có thể là hiện tượng bình thường nhưng để tốt nhất cho em bé thì các mẹ nên hạn chế tư thế này. Đặc biệt, hãy tham khảo ý kiến của bác sĩ chuyên khoa nếu gặp phải các vấn đề tương tự.

Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nam-ngua-bung-cung-khi-mang-thai-la-bi-lam-sao-co-ngu… Nguồn: http://thoidaiplus.giadinh.net.vn/nam-ngua-bung-cung-khi-mang-thai-la-bi-lam-sao-co-nguy-hiem-khong-d243725.html

Theo Eva