Bị Chó Nhà Cắn Nhẹ Có Sao Không / Top 11 # Xem Nhiều Nhất & Mới Nhất 3/2023 # Top View | Thanhlongicc.edu.vn

Bị Chó Cắn Trầy Da, Cào Xước Nhẹ Có Sao Không?

Chó là vật nuôi hay tấn công người. Ở các khu vực dân cư, chó nhà thi thoảng bất ngờ tấn công khách đến thăm hoặc đi qua đường. Khi bị chó cắn, ai cũng hoang mang lo lắng về cách sơ cứu, xử lý vết thương, tiêm phòng dại…

Nếu bị chó cắn, bạn cần chú ý những điều sau đây:

Tuyệt đối không buộc miếng vải xung quanh vết thương. Nếu bị chó cắn, nên nhớ luôn giữ vết thương hở.

– Rửa vết thương với nước và dung dịch diệt khuẩn. Nếu nhà có rượu, có thể dùng rượu làm sạch vết thương vì rượu được xem là một chất khử trùng. Khâu này rất quan trọng bởi nó rửa sạch vết thương, loại bỏ nước bọt của chó và bụi bặm bám vào vết thương. Tốt nhất là dùng oxy già hoặc betadine, iodine làm sạch vết thương.

– Tham khảo ý kiến bác sĩ trong vòng 24 giờ về việc có cần tiêm thuốc chống nhiễm trùng hay không.

– Tùy thuộc vào mức độ nghiêm trọng của vết cắn, vết cào, bác sĩ chuyên khoa sẽ đưa ra phương pháp điều trị phù hợp, uống thuốc, bôi thuốc hoặc tiêm vắc xin phòng dại.

– Trong hầu hết các trường hợp, bác sĩ tránh khâu vết thương, trừ khi vết thương đó ở trên mặt hoặc ảnh hưởng đến các cơ quan khác. Nếu vết thương hở quá lớn, rất có thể bác sĩ sẽ phải khâu giúp bạn.

Bị có cắn phải tiêm phòng không?

Khi bị chó cắn, rất có thể bạn phải tiêm phòng 1 trong 2 loại vắc xin sau:

– Với vết trầy xước nhỏ, tiêm phòng uốn ván là phương pháp hiệu quả nhất trong điều trị, dù cho vết cắn nhẹ hay sâu.

– Với vết thương có chảy máu, bạn cần theo dõi chó trong vòng 14 ngày để quyết định có tiêm phòng dại hay không:

+ Đối với các vết cắn gần khu vực đầu, cổ, bộ phận sinh dục hoặc cắn khi đang ở trong khu vực có dịch chó dại, bạn cần tiêm phòng dại càng sớm càng tốt.

+ Đối với các vết cắn ít nghiêm trọng hơn và ở trong khu vực không có dịch, nếu trong vòng 14 ngày đầu mà chó khoẻ mạnh thì bạn không cần phải tiêm phòng dại. Ngược lại, nếu chó bỏ đi đâu mất hoặc có biểu hiệm ốm thì bạn cần phải tiêm phòng dại.

Tiêm phòng dại là biện pháp có ảnh hưởng tới sức khoẻ và tốn kém. Tuy nhiên, đây là biện pháp an toàn nhất để giúp bạn tránh nguy cơ phát bệnh dại.

Vì Sao Có Người Hay Bị Chó Cắn?

“Ví dụ, mới thứ ba tuần trước thôi, tôi đang vội xuống phố vì muộn giờ hẹn ăn trưa. Vừa đi qua một phụ nữ đang dắt con chó béc-giê thì con chó này bỗng lao tới cắn chân tôi”, chàng trai trong độ tuổi 20 tiếp tục than phiền với tiến sĩ Stanley Coren, giáo sư khoa Tâm lý Đại học British Columbia (Canada). “May mắn, vết thương không quá tệ, chỉ chảy máu một chút. Người phụ nữ xin lỗi, nói rằng đã nuôi con chó này hai năm rưỡi và nó chưa từng hung dữ như vậy với ai cho đến lúc gặp tôi”.

Trong lúc lắng nghe vị khách trẻ, tiến sĩ Stanley Coren quan sát ngôn ngữ cơ thể của anh ta. Chuyên gia tâm lý nhận thấy chàng trai vừa nói chuyện vừa tự xoa má và vuốt tóc. Anh này cũng chớp mắt nhiều hơn người bình thường, hay bặm môi, nắm chặt tay, liên tục đổ người từ bên này sang bên kia. Đó đều là những dấu hiệu không lời của sự lo âu, căng thẳng và điều khiến tiến sĩ Coren thắc mắc là tại sao chúng cùng lúc xuất hiện ở chàng trai.

“Nhiều nhà tâm lý học lâm sàng tin rằng nếu một cá nhân biểu hiện quá nhiều hành vi gắn với cảm xúc trong thời gian dài, đó có thể là đặc điểm tính cách của họ chứ không đơn thuần là phản ứng với tình huống tức thời”, tiến sĩ Coren lý giải. “Ý tưởng lóe lên trong đầu tôi lúc đó là anh ta không lo lắng vì sợ chó cắn mà có thể đang gặp vấn đề tâm lý”.

Tiến sĩ Coren cho rằng kết luận của ông một phần đến từ nghiên cứu đăng trên Tạp chí Dịch tễ học và Sức khỏe Cộng đồng. Nghiên cứu do nhóm chuyên gia từ Đại học Liverpool tiến hành, đứng đầu là nhà dịch tễ học Carri Westgarth, nhằm mục đích tìm hiểu hiện tượng bị chó cắn có phổ biến hay không và những đặc điểm nào khiến con người thường xuyên hoặc ít bị cắn.

Từ dữ liệu do gần 700 người dân ở Cheshire (Anh) cung cấp, nhóm nghiên cứu nhận thấy bị chó cắn không phải là hiện tượng phổ biến, tỷ lệ chỉ khoảng 19 vụ trên 1.000 người mỗi năm và rất ít trong số này cần can thiệp y tế. Thông thường, con chó tấn công không quen biết người bị cắn.

Theo tiến sĩ Coren, một người có tâm lý bất ổn hay được mô tả là bị bao quanh bởi sự bất an, nỗi sợ, tự ti và lo lắng. Các nghiên cứu gần đây cũng chỉ ra người tâm lý bất ổn hay gặp các vấn đề về sức khỏe tâm thần nặng hơn những người khác, từ lạm dụng chất gây nghiện đến rối loạn lo âu. Về mặt thể chất, họ có nguy cơ cao bị hen suyễn, bệnh tim mạch, hội chứng ruột kích thích.

Nhóm nghiên cứu từ Đại học Liverpool chưa giải thích được vì sao người tâm lý bất ổn lại hay bị chó cắn. Tiến sĩ Coren thì cho rằng sự lo lắng, bất an của nhóm đối tượng này khiến cơ thể họ phát ra các pheromones (phân tử mùi có ý nghĩa sinh học). “Một số pheromones giúp chó bình tĩnh hơn những không loại trừ khả năng cũng có những pheromones khiến loài vật này hung hăng hơn”, ông phân tích.

Bên cạnh đó, người tâm lý bất ổn cũng có thể có một số hành vi khiến chó chú ý họ hơn. Khi lo lắng, con người sẽ biểu hiện ra bên ngoài, giống như chàng trai tìm đến tiến sĩ Coren và chó là bậc thầy về đọc ngôn ngữ cơ thể.

Chưa kể, cảm xúc có thể lây lan. Nhìn một người đang bất an và sợ hãi, chúng ta dễ bị khó chịu theo. “Có khả năng chó cũng cảm nhận được điều tương tự và sự khó chịu ấy khiến chúng tấn công”, tiến sĩ Coren nói. “Những người tâm lý bất ổn trở thành mục tiêu bị cắn chỉ vì họ khiến những con chó ở gần không thoải mái”.

Thu Nguyệt (Theo Psychology Today)

Bị 2 Con Chó Nhà Cắn Có Cần Tiêm Chích Không ? Part 1

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

2 con chó cắn thì chưa cần chích đâu, đi kiếm thêm 7 con nữa cho chúng cắn, cho chẵn 10 rồi chích cũng chưa muộn.

ĐI CHÍCH NGAY ĐI, HỎI HỎI CL.

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Khuyên thớt nên đi chích ngừa. Bệnh dại k có thuốc chữa đâu, thời kỳ ủ bệnh k có dấu hiệu rõ ràng, đến khi phát tác thì đã muộn. Chích cho an tâm còn làm ăn nữa.

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Đã xử lý vết thương vs nước xà phòng chưa? Chó đã được tiêm phòng chưa, nếu chưa thì để lại theo dõi. Nếu muốn thì có thể tiêm huyết thanh trong vòng 72h , nếu không thì theo dõi trong vòng 10 ngày chó có biểu hiện lạ thì đi tiêm vaccin.

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Theo mình thím nên đem con chó đi chích xem nó có sao k, lỡ thím bệnh lây nó sao :chaymau:

Được gửi từ iPhone 6s – vozForums

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Chó nào cũng có mầm bệnh dại hết, đúng lúc thì nó phát bệnh, đi tiêm đi

Dm chó nhà ô mà nó cũng cắn ơi nũa à 🙁

Được gửi từ mặt trăng – vozForums

M nghe nói chó dại cắn thì 100% là dẹo. Nên bác đừng tiêm làm gì cho hại người. Nếu vẫn bình thường thì là không sao rồi

Được gửi từ iPhone 7 Plus – vozForums

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Chích choác làm gì. Biết đâu chung ta lại có Phan Thị Bitch Hằng thứ 2 thì sao????

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Re: Bị 2 con chó nhà cắn có cần tiêm chích không ?

Đừng chích, chích xong ngu như vịt ra đấy. Chó nhà chứ phải chó điên đâu mà sợ. Mình bị con dog vàng cắt trúng mặt mà cũng k chích nè, sau đó con cho sống thêm đc 10 năm nữa

Mẹ Bầu Bị Chó Nghi Dại Cắn Tiêm Phòng Có Sao Không?

Vừa qua, chị Nguyễn Thị T., ở huyện Nghi Lộc, tỉnh Nghệ An, đang mang thai ở tuần thứ 32, phải nhập viện cấp cứu. Sau 1 ngày nhập viện, chị T. lên cơn dại với nhiều triệu chứng như: Sốt, mệt mỏi, chảy nhiều dãi, không nuốt được nước bọt, triệu chứng sợ nước, sợ gió, xuất hiện cơn co thắt hầu họng… Thai phụ được mổ để cứu em bé trong bụng. Hiện bé khá yếu, đang được chăm sóc đặc biệt. Còn chị T. đã tử vong.

Trước đó, khi mang thai được gần 3 tháng, chị T. đang trông lán trại thì bỗng nhiên có một con chó hoang nhảy vào cắn đàn dê, chị T. ra đuổi và bị chó cắn. Bị chó lạ cắn, chị T. hơi lo nhưng vì vết thương khô và lành ngay nên chị chủ quan nghĩ không vấn đề gì. Mấy ngày sau, chị T. ốm, được người nhà đưa đi viện khám. Tại đây, các bác sĩ tiến hành lấy mẫu xét nghiệm. Kết quả cho thấy chị T. có virus bệnh dại và các triệu chứng bệnh đã phát tác giai đoạn cuối.

Không có chống chị định tiêm vaccine phòng dại với thai phụ

Trường hợp, chị Nguyễn Thị H., sinh năm 1985, ở Thanh Hóa, đang mang thai, bị chó của gia đình cắn nhưng không đi tiêm phòng dại nên đã tử vong. Trước đó, con chó đã có biểu hiện bất thường khi đuổi cắn 7 người. Ngay sau khi bị chó cắn, 6 người đã đi tiêm phòng nên đã khỏi bệnh. Chị H. là chủ nhà nên chủ quan không đi tiêm, vì cho rằng chó nhà mới đẻ nên hung dữ. Sau đó, chị H. có biểu hiện co giật, sùi bọt mép và tử vong.

Chưa có nghiên cứu vaccine dại tác động xấu đến thai nhi

Y học đã khẳng định, bệnh nhân mắc bệnh dại khi đã lên cơn đều dẫn đến tử vong. Đó là lý do vì sao khi đã bị súc vật dại cắn hoặc tiếp xúc với virus dại, người bị cắn phải tiêm vaccine phòng dại và huyết thanh kháng dại càng sớm càng có hiệu quả.

TS Nguyễn Nhật Cảm, Giám đốc Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội, cho biết, với thai phụ bị bệnh dại, cả mẹ và con đều có nguy cơ tử vong. Do đó, khi bị súc vật hay chó dại cắn, người trong cuộc phải tiêm phòng, dù ở bất kỳ giai đoạn nào trong thai kỳ. Vaccine dại thế hệ mới hiện chưa có nghiên cứu cho thấy ảnh hưởng đến thai nhi.

“Trước đây, nhiều người lo lắng tiêm vaccine ngừa dại có thể dẫn đến các biến chứng thần kinh, di chứng của những biến chứng này có thể ảnh hưởng đến trí nhớ. Nhưng hiện nay, vaccine phòng dại được sản xuất theo công nghệ hiện đại, an toàn. Ngay tại Trung tâm Y tế Dự phòng Hà Nội đang sử dụng 2 loại vaccine dại của Pháp và Ấn Độ, đều là vaccine dại được sản xuất trên công nghệ nuôi cấy tế bào.Đây là công nghệ tiên tiến nhất hiện nay. Ưu điểm của loại vaccine này là có hiệu quả phòng bệnh cao, ít gây biến chứng.

Khi phụ nữ có thai bị chó cắn, không có chống chỉ định tiêm vaccine phòng dại. Nếu phụ nữ mang thai mà phải tiêm vaccine phòng dại thì không ảnh hưởng đến thai nhi”, TS Cảm cho hay.

TS Nguyễn Nhật Cảm khuyến cáo, tất cả người không may bị súc vật nói chung, chó nói riêng cắn đều phải đến các cơ sở y tế khám, tư vấn và điều trị dự phòng. Điều trị dự phòng ở đây là vết cắn có thể nhiễm trùng, uốn ván, bị dại… Không kể vật cắn mình nghi dại hay không đều phải đến cơ sơ y tế để khám, cán bộ y tế kiểm tra xem vùng dịch tễ nơi nạn nhân sinh sống có dịch hay không, súc vật đã tiêm phòng hay chưa, vết cắn sâu hay nông… thì mới có hướng điều trị.

PGS.TS Trần Đắc Phu, Cục trưởng Cục Y tế Dự phòng (Bộ Y tế), khuyến cáo, người dân cần chủ động thực hiện biện pháp phòng, chống bệnh dại như: Tiêm phòng cho chó, mèo đầy đủ; chó nuôi phải xích, nhốt, khi ra đường phải mang rọ mõm; không nên đùa nghịch, chọc phá các con vật nuôi. Khi bị chó, mèo cắn, cần rửa vết thương dưới vòi nước ngay lập tức với xà phòng, rửa sạch vết thương với cồn 70%, hạn chế làm dập vết thương, không băng kín vết thương. Sau đó, đến ngay trung tâm y tế gần nhất để được tư vấn và tiêm phòng dại kịp thời. Đặc biệt, tuyệt đối không tự chữa hoặc nhờ thầy lang khám chữa khi bị chó dại cắn.

Bệnh dại có nguy cơ bùng phát trong mùa hè, vì nắng nóng, khiến chó và mèo dễ mắc dại và tấn công người. Vaccine dại được dùng phổ biến là vaccine Verorab của Pháp với hai đường tiêm (tiêm bắp 140.000 – 150.000 đồng/mũi x 5 mũi và tiêm trong da 35.000 đồng/mũi x 8).